Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

RÈN LUYỆN kĩ NĂNG NGHỊ LUẬN về vấn đề xã hội đặt RA TRONG tác PHẨM văn học CHO học SINH THPT CHUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.28 KB, 38 trang )

THỤ
TỔ NGỮ VĂN
**********************

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ
HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
CHO HỌC SINH THPT CHUYÊN

1


MỤC LỤC

PHẦN
Phần
thứ
nhất
Phần thứ hai
Chương 1:

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU

TRANG
3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Cở sở lí luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu
Các giải pháp, biện pháp thực hiện.


2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về tầm

6
6
14
14

quan trọng của kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội rút ra
Chương 2:

Chương 3:

trong tác phẩm văn học
2.2. Rèn kĩ năng Đọc- hiểu văn học
2.3. Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội

15
17

rút ra trong tác phẩm văn học
2.4. Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn khi làm kiểu bài

23

nghị luận về vấn đề xã hội rút ra trong tác phẩm văn học
2.5 Xây dựng ngân hàng đề và đáp án cho kiểu bài nghị

25

luận về vấn đề xã hội rút ra trong tác phẩm văn học

Thực nghiệm sư phạm

32

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

35

Phần thứ ba:

Phần thứ nhất:

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2


1.1. Nghị luận xã hội là kiểu bài không thể thiếu trong các đề thi chọn học sinh giỏi, đề
thi tốt nghiệp THPT và đề thi đại học nhiều năm gần đây. Trong kiểu bài này, dạng đề
nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là mới mẻ và gây nhiều
khó khăn hơn cả cho học sinh khi làm bài. Dù đã có những đề mẫu về kiểu bài này trong
sách giáo khoa THPT, nhưng chưa có một bài học cụ thể nào về phương pháp giải quyết
kiểu bài này được biên soạn, các tài liệu tham khảo về kiểu bài này cũng còn rất hạn chế.
1.2. Yêu cầu phải nâng cao hiệu quả đào tạo học sinh thi tốt nghiệp THPTQG, thi học
sinh giỏi Quốc gia và đại học của trường THPT chuyên ngày càng cấp thiết. Môn Ngữ
văn có mặt trong cả hai khối thi C, D và liên quan trực tiếp đến tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và đại
học của toàn trường. Năm 2014, đề thi tốt nghiệp THPT đã ra kiểu bài này. Trong đề thi
chọn học sinh giỏi của các kì thi khu vực và quốc gia, kiểu bài nghị luận về vấn đề xã
hội đặt ra trong tác phẩm văn học xuất hiện ngày càng nhiều. Bởi vậy, rèn kĩ năng nghị

luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là một trong những biện pháp quan
trọng, cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn tại trường THPT
chuyên Hoàng Văn Thụ.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Nâng cao chất lượng giáo dục môn Ngữ văn ở các lớp chuyên văn nói riêng (trong
các kì thi chọn học sinh giỏi) và các lớp khác trong toàn trường THPT chuyên Hoàng
Văn Thụ (Trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và Đại học)
2.2. Cung cấp tư liệu tham khảo giúp cho giáo viên và học sinh THPT nói chung có thể
dạy và học tốt hơn văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Từ đó,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Ngữ văn nói chung.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình học tập môn Ngữ văn của học sinh chuyên văn,
địa, anh, pháp, nga, trung, cận chuyên xã hội ở trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ

3


3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực làm kiểu bài
văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cho học sinh THPT
chuyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học: Nếu áp dụng các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho giáo
viên và học sinh về tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học; Rèn kĩ năng Đọc- hiểu văn bản văn học; Chú trọng rèn kĩ năng làm
kiểu bài nghị luận nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học theo các
dạng bài cụ thể; Xây dựng ngân hàng đề và đáp án cho kiểu bài nghị luận nghị luận về
vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học theo từng dạng; Tổ chức thi thử, kiểm tra
và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm thì kĩ năng làm kiểu bài nghị luận nghị luận về vấn
đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học của học sinh sẽ tăng lên, chất lượng giáo dục
môn Ngữ văn cũng vì thế mà nâng cao.

6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Cơ sở nghiên cứu: Lí luận về kiểu bài văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói
riêng, đặc biệt thực tiễn dạy học văn tại các lớp chuyên văn và chuyên ngữ ở trường
THPT chuyên Hoàng Văn Thụ.
- Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận về vấn đề xã hội đặt
ra trong tác phẩm văn học cho học sinh học môn Ngữ Văn ở trường THPT chuyên
Hoàng Văn Thụ.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu một số tài liệu về nghị luận văn học, về rèn kĩ năng làm văn nghị
luận văn học và nghị luận xã hội.

4


- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo nhằm
hệ thống những vấn đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học đặt ra
trong chương trình THPT.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp thực nghiệm giáo dục
Thử nghiệm các phương pháp nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận về vấn đề xã
hội đặt ra trong tác phẩm văn học cho học sinh nhằm kiểm nghiệm giả thuyết của đề tài,
tính khả thi của hệ thống đề đã xây dựng.
7.2.2. Phương pháp thống kê giáo dục
Kiểm tra hiệu quả thực tế của các phương pháp đề ra qua kết quả làm bài nghị
luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học của học sinh trong suốt quá trình
học.
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm công tác ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ

văn của học sinh trong nhà trường.

5


Phần thứ hai:
QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cở sở lí luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu
1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Như đã trình bày ở phần trên, kiểu bài nghị luận xã hội đã được đưa vào giảng dạy
trong chương trình giáo dục phổ thông nhiều năm nay. Trong kiểu bài này, xu hướng ra
đề thường xoay quanh một vấn đề về tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
Sách giáo khoa THCS đã có những bài học khá kĩ về từng dạng đề này. Chương trình
sách giáo khoa THPT tiếp tục đi sâu rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội thông qua
các bài viết trong suốt cả năm học. Tuy nhiên, số tiết dành cho việc rèn kĩ năng làm văn
nghị luận xã hội là chưa nhiều, các kĩ năng được nhắc đến còn rất chung chung.
Trong những năm gần đây, các tài liệu tham khảo được biên soạn bám sát chương
trình, mục tiêu giáo dục phổ thông ngày càng nhiều. Kiểu bài nghị luận xã hội khi mới
xuất hiện còn gây nhiều khó khăn cho giáo viên và học sinh giờ đây đã trở nên quen
thuộc hơn. Nhiều cuốn sách ra đời đi sâu vào việc ra đề, giải quyết các đề văn nghị luận
xã hội từ lập ý đến hoàn chỉnh thành bài viết đã giúp ích rất nhiều cho giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy và học. Có thể kể đến cuộc thi ra đề nghị luận xã hội của báo
Văn học và tuổi trẻ - một cuộc thi thu hút được rất đông đảo giáo viên trong cả nước
tham gia. Nhiều đề nghị luận xã hội được ra một cách thú vị, mới mẻ đã trở thành tư liệu
tham khảo quý giá.
Tuy đã có nhiều tài liệu được nghiên cứu về việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã
hội, nhưng các tài liệu này mới chỉ đi sâu vào hai dạng đề cụ thể là nghị luận về một tư
tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Trong khi đó, ngoài hai dạng trên,
trong văn nghị luận xã hội còn có dạng đề nghị luận về một vấn đề đời sống đặt ra trong
tác phẩm văn học. Khác với hai dạng nêu trên, dạng đề này cùng lúc vừa kiểm tra hiểu

biết về đời sống của học sinh vừa kiểm tra cả kĩ năng đọc hiểu văn bản. Nhiều học sinh
chưa quen với cách ra đề này nên dễ nhầm lẫn với kiểu bài nghị luận văn học thông
6


thường. Thực tế, sách giáo khoa THPT đã có một số đề nghị luận xã hội về dạng bài này,
chẳng hạn:
Đề 1. Triết lí vê việc đỗ, trượt trong thi cử của thân phụ Đặng Huy Trứ (văn bản Cha tôi
trong Ngữ văn 11 Nâng cao) gợi cho anh chị suy nghĩ gì về việc thi cử của bản thân?
Đề 2. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật Trương
Ba nói: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn”.
Câu nói trên để lại cho anh (chị) những suy nghĩ gì?
Đề 3. Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, nghĩ về danh và thực trong xã hội
chúng ta ngày nay.
Đề 4. Bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin và những suy nghĩ của anh (chị) về một tình yêu
tuyệt đẹp.
Song, ngoài một số đề văn tham khảo, phương pháp, kĩ năng làm kiểu bài này
chưa được cụ thể hóa. Bấy lâu nay, việc rèn kĩ năng làm dạng bài này hoàn toàn nhờ vào
kinh nghiệm của bản thân giáo viên giảng dạy. Bởi vậy, để nâng cao năng lực làm văn
nghị luận xã hội cho học sinh rất cần có một chuyên đề nghiên cứu cụ thể để rèn kĩ năng
làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
2. Cơ sở lý lí luận của vấn đề cần nghiên cứu
2.1. Phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học:
Giáo sư Trần Đình Sử trong một bài viết nhiều tâm huyết đã khẳng định “Đọc
hiểu văn bản – một khâu đột phá trong quá trình dạy và học văn hiện nay”. Theo giáo sư
“Dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng đọc để học sinh có thể đọc – hiểu
bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận các giá trị văn học, trực
tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình
thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh

năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ. Do đó hiểu bản chất môn văn là môn dạy đọc
văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc
dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh.” Lấy người học làm
7


trung tâm, các phương pháp đổi mới giáo dục đã được tiến hành trong nhiều năm gần
đây. Theo đó, đọc hiểu văn bản không chỉ giới hạn trong các văn bản văn học mà được
mở rộng hơn, bao gồm tất cả các văn bản khoa học xã hội và khoa học tự nhiên mà
chúng ta bắt gặp trong đời sống.
Cũng theo giáo sư Trần Đình Sử “ Bản thân việc đọc đã có nhiều mức độ từ đọc
thông, đọc thuộc, không vấp váp về ngữ âm, nghĩa từ, biết ngừng giọng đúng chỗ là một
trình độ. Bước hai là đọc kỹ, đọc sâu để biết được cách hành văn, sắp xếp ý, dụng ý
trong dùng từ, ngắt câu, chơi chữ lại là một trình độ khác. Bước thứ ba là đọc hiểu cái
thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc là một mức rất cao. Nhưng đọc văn là để
cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo
và đọc sử dụng là khâu cao nhất. Người đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước
chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả. Đó đã là đọc sáng
tạo. Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó bắt đầu từ hiểu từ, hiểu
câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới nói chuyện hiểu
sáng tạo. Muốn hiểu đúng đầu tiên phải tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn, tính liên kết,
đích của văn bản. Cắt xén, suy diễn, xuyên tạc có ý thức hay không có ý thức đối với ý
kiến người khác là căn bệnh thường gặp trên báo chí trong phê bình. Đó cũng là lỗi do
nhà trường không chú trọng dạy học trò cách đọc và kỹ năng đọc một cách đúng đắn,
khoa học và có đạo đức. Để dạy đọc cho tốt người thầy phải nghiên cứu quá trình đọc,
tâm lý đọc, điều kiện đọc, phân suất chúng ra thành từng cấp độ và đặt trọng tâm rèn
luyện các cấp độ ấy từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp mới tạo cho một chương
trình dạy đọc văn có tính khoa học, thoát khỏi cách học đọc thuần túy tự phát, phó mặc
cho kinh nghiệm, thói quen dẫn dắt như hiện nay.”
Thiết nghĩ, kĩ năng đọc – hiểu văn bản không chỉ quan trọng đối với việc nâng cao

kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học, nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn, mà còn
chính là chiếc chìa khóa để học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra từ tác phẩm
văn học. Có kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt, hiểu thấu tác phẩm, người đọc mới có thể suy

8


ngẫm về những bức thông điệp ẩn chứa nhiều bài học về lẽ sống sâu sắc mà các nhà văn
gửi gắm.
2.2. Các kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học nói chung và nghị luận xã hội nói
riêng.
Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác
về một vấn đề nào đó. Yêu cầu bài văn nghị luận: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải
mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. Những thao tác chính của
văn nghị luận đã được chú trọng rèn luyện trong sách giáo khoa THPT là: giải thích,
chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… Trong văn nghị luận có hai dạng:
Dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nghị luận văn học là một dạng nghị luận
mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn
học,… Còn nghị luận xã hội lại hướng đến những vấn đề của đời sống đang đặt ra cấp
thiết, đòi hỏi phải được giải quyết. Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học được xác
định gồm 4 bước:
+ Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Hoàn thiện bài viết
+ Sửa chữa
Các bước làm bài này ứng với cả hai kiểu bài nghị luận văn học và nghị luận xã
hội.
Riêng đối với văn nghị luận xã hội, mỗi dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí hay
hiện tượng đời sống đều có những mô hình ý khái quát riêng. Dạng đề về tư tưởng đạo lí
đòi hỏi học sinh cần phải có kĩ năng giải thích, chứng minh, bình luận để làm sáng tỏ

vấn đề, thuyết phục người đọc tin tưởng, làm theo những bài học được đúc rút từ vấn đề
nghị luận. Dạng bài về hiện tượng đời sống lại đòi hỏi học sinh làm rõ: Thực trạng –
Nguyên nhân- Hậu quả- Giải pháp xoay quanh hiện tượng được đưa ra bàn luận. Các kĩ
năng này được hướng dẫn khá chi tiết qua các bài làm văn trong chương trình phổ thông.

9


Nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng đề khó trong
chương trình THPT. Không chỉ đòi hỏi học sinh bàn luận được về vấn đề xã hội được
đặt ra như thông thường, dạng đề này đòi hỏi năng lực đọc hiểu của học sinh ở mức độ
vận dụng cao. Đề bài thường xoay quanh hai dạng chính: nghị luận về vấn đề xã hội đặt
ra trong các tác phẩm được học ở chương trình giáo dục phổ thông; hoặc nghị luận về
một vấn đề xã hội ẩn trong một văn bản thơ hoặc truyện ngoài chương trình. Đề nghị
luận được vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm đã học yêu cầu học sinh phải nắm
chắc tác phẩm từ nội dung đến hình thức, có những cảm nhận sâu sắc về những vấn đề
đặt ra, biết liên hệ đến cuộc sống thực tại,… Đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong
văn bản văn học ngoài chương trình sách giáo khoa còn khó hơn nhiều, bởi trước hết
học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu văn bản để nhận diện đúng – trúng vấn đề nổi bật mà
văn bản hướng đến. Trong khoảng thời gian không dài (chỉ khoảng 60 phút) không phải
học sinh nào cũng đủ năng lực để đọc – hiểu một tác phẩm, nhận ra đúng vấn đề xã hội
được gửi gắm, chứ chưa nói đến khả năng nghị luận sâu sắc về vấn đề đặt ra.
1.3. Thực tiễn vấn đề rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm
văn học.
1.3.1. Thực tiễn vấn đề rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học cho học sinh THPT
Trong chương trình Ngữ văn THPT, mặc dù nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm
văn học là kiểu bài quan trọng, thể hiện năng lực vận dụng cao của người học song thực tế
lại chưa có bài học cụ thể nào hướng dẫn học sinh một cách bài bản theo từng bước. Bấy
lâu nay, việc rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học chủ

yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên và sự nỗ lực của cá nhân học sinh.
Với dung lượng 2/6 bài kiểm tra là nghị luận xã hội trong suốt năm học, trong đó
không phải cả hai bài viết đều là nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, thực sự
giáo viên và học sinh không có nhiều thời gian rèn năng lực giải quyết kiểu bài này. Bởi
thế, nhiều học sinh khi phải làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
10


đều lúng túng, không biết cách giải quyết và kết quả không cao. Trong kì thi tốt nghiệp
THPT năm 2014, khi dạng đề nghị luận xã hội kết hợp cả kiến thức đọc hiểu văn bản và
kiến thức đời sống được ra số lượng bài viết đạt điểm khá, giỏi của tỉnh Hòa Bình rất hạn
chế. Đa số học sinh đều lúng túng và trong quá trình làm bài dễ thiên về nghị luận văn
học, phần nghị luận xã hội được viết rất ngắn gọn, chung chung. Trong các cuộc thi chọn
học sinh giỏi khối trung học phổ thông của tỉnh Hòa Bình, ngay cả các em học sinh giỏi
của các trường cũng gặp khó khăn khi bắt gặp kiểu đề này. Các em thường trình bày rất
lan man, thiếu trọng tâm, thậm chí thiên về phân tích tác phẩm theo hướng đọc hiểu văn
bản chứ không phải đang làm bài nghị luận xã hội...
Không thể phủ nhận nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là
một dạng đề hay, thú vị, hấp dẫn trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn ở nhà trường phổ
thông. Tuy nhiên, rõ ràng sự thiếu thốn các tài liệu nghiên cứu tìm tòi về rèn kĩ năng làm
kiểu bài này đang khiến giáo viên và học sinh chưa đạt được hiệu quả dạy và học như
mong muốn. Việc trao đổi phương pháp rèn kĩ năng làm kiểu bài này thực sự là một việc
làm thiết thực giữa các giáo viên dạy ngữ văn nói chung, đặc biệt trong công tác bồi
dưỡng đối tượng học sinh giỏi.
1.3.2 Thực trạng của việc rèn kĩ năng làm kiểu bài kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra
trong tác phẩm văn học cho học sinh THPT chuyên
Do đặc thù của trường THPT chuyên, trường THPPT chuyên Hoàng Văn Thụ có
nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham dự kì thi học sinh giỏi quốc
gia, đạo tạo nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà. Để thực hiện được
nhiệm vụ cao cả ấy, ban giám hiệu nhà trường luôn nêu cao tinh thần đổi mới phương

pháp giảng dạy ở từng bộ môn cụ thể.
Nhiều năm gần đây các giáo viên tổ Ngữ Văn của trường THPT chuyên Hoàng
Văn Thụ luôn nỗ lực đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy và học. Một trong
những nỗ lực ấy chính là chú trọng rèn kĩ năng làm kiểu bài kiểu bài nghị luận xã hội
đặt ra trong tác phẩm văn học cho học sinh. Đây là một kiểu bài khó trong làm văn đòi
hỏi cả thầy và trò đều phải là những người có kiến thức chắc, sâu rộng, có kĩ năng nhuần
11


nhuyễn, có tư duy phản biện, nắm chắc các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh,
bình luận,... và năng lực cảm thụ văn học.
Về phía đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, trường THPT chuyên Hoàng
Văn Thụ có 16 giáo viên trong đó có 9 giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (Thạc
sỹ) và 7 giáo viên đạt chuẩn (Đại học), 01 Giáo viên làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo công
tác chuyên môn (Hiệu phó phụ trách chuyên môn). Đây chính là điều kiện thuận lợi để
có thể nâng cao kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
cho học sinh.
Về phía học sinh: đối tượng cần rèn luyện kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học ở trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ gồm học sinh các lớp chuyên
Văn, Địa, Anh, Pháp, Nga, Trung, Cận chuyên xã hội ở cả ba khối lớp 10,11,12 (khoảng
hơn 600 học sinh) và quan trọng nhất là đối tượng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Với một
số lượng học sinh khá lớn, chúng tôi vừa có môi trường, vừa có điều kiện rèn luyện kĩ
năng làm kiểu bài kiểu bài kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học trên
diện rộng. Ngoài ra trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ trong một năm tham gia vào
rất nhiều kì thi như: HSG cấp Tỉnh, HSG Quốc Gia, Đại học và cao đẳng, Trại Hè Hùng
Vương, Duyên Hải đồng bằng Bắc Bộ; các đề tài bồi dưỡng cho học sinh người dân tộc
Thiểu số đều có sự xuất hiện với tần xuất lớn kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học. Những cuộc thi này vừa là điều kiện để giáo viên và học sinh được trao
đổi, cọ sát về cách làm đề, ra đề đồng thời cũng đánh giá được kết quả, chất lượng của
đề tài. Đặc biệt, hoạt động thi thử đại học dành cho khối 12 định kì 3 lần trong năm học

chính là điều kiện thuận lợi để chúng tôi kiểm chứng, điều chỉnh những nghiên cứu của
mình.
- Về điều kiện cơ sở vật chất: Trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, hiện đại đáp
ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Hàng năm luôn được
các cấp các ngành quan tâm, tạo điều kiện để nâng cấp và bổ sung các trang thiết bị hiện
đại như máy chiếu, laptop, phòng học chuyên dụng để học ngoại ngữ, phòng thí
nghiệm…
12


- Về phía phụ huynh học sinh: do là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, là nơi tập
trung học sinh- là con em các dân tộc của tỉnh nhà nên nhà trường luôn nhận được sự
quan tâm, đồng thuận từ phía phụ huynh học sinh. Thường xuyên có sự phối hợp giáo
dục từ các phía : gia đình- nhà trường- xã hội.
Những điều kiện thuận lợi cơ bản trên đây là những nhân tố hết sức quan trọng để
việc giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đạt
kết quả cao.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc nâng cao kĩ năng làm làm kiểu bài kiểu bài
nghị luận văn học dạng đề trích dẫn nhận định vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định:
- Do xu hướng hiện nay về việc lựa chọn ngành nghề: các trường kinh tế, kĩ thuật,
tài chính thường có sức hút mạnh mẽ nên tâm lí chung của một số phụ huynh và học
sinh là coi trọng các môn Tự nhiên như Toán, Lí, Hóa mà coi nhẹ các môn xã hội như
Văn, Sử, Địa.
- Thực tế đội ngũ giáo viên bộ môn Ngữ văn còn ít so với số lượng khối, lớp
trong trường, mỗi giáo viên vẫn phải đảm nhiệm số tiết tương đối lớn bởi vậy thời gian
dành để nghiên cứu khoa học còn hạn hẹp. Hơn nữa giáo viên trẻ chiếm trên ½ số lượng
giáo viên bộ môn, mặc dù có kiến thức và nhiệt huyết cũng như sự nhạy bén với khoa
học, công nghệ nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế.
- Với việc phân chia thành các lớp chuyên để học chuyên sâu vào từng bộ môn
hoặc khối thi nên vẫn còn tình trạng một số học sinh các lớp không chuyên và xa chuyên

với bộ môn Văn ít quan tâm, ít có thời gian đầu tư cho môn học. Và đây là một dạng đề
khó, những học sinh có lực học Trung bình thường cảm thấy khó khăn khi giải quyết
dạng đề này.
- Mặc dù có sự trang bị, nâng cấp thường xuyên song các trang thiết bị đặc biệt là
các trang thiết bị hiện đại vẫn chưa đủ để đáp ứng thực tế học tập và giảng dạy.

13


Chương 2: Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của kiểu bài
Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Khi kiểu bài nghị luận xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong các đề
kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, thì phần lớn giáo viên và học sinh chỉ quan tâm đến hai
dạng đề cơ bản, xuất hiện nhiều đó là nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng
đời sống. Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng đã được đưa vào chương
trình, song do mới chỉ xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi nên các lớp học chương trình
tự nhiên thường bỏ qua. Tư tưởng không coi trọng dạng đề này chính là một trong
những nguyên nhân khiến cho kết quả làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2014 của học
sinh tỉnh Hòa Bình chưa được tốt. Ý thức rõ tầm quan trọng của kiểu bài này trong kiểm
tra đánh giáBan giám hiệu, Tổ chuyên môn trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã
không ngừng nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của kiểu
bài này qua rất nhiều hình thức:
-Tổ chuyên môn chỉ đạo việc viết phân phối chương trình buổi chiều và nâng cao
cho các lớp Văn, Địa và khối chuyên ngữ, cận chuyên xã hội bắt buộc phải có tối thiểu
3/32 buổi rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học ở khối
lớp 10 và 11, riêng khối 12 kiểu bài này được rèn thường xuyên, liên tục khi bước vào
quá trình ôn luyện, chữa đề.
- Tổ chuyên môn tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên dạy môn Ngữ
văn để phổ biến, trao đổi kinh nghiệm hay trong việc rèn luyện kĩ năng làm kiểu bài luận

xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
-Tổ chuyên môn yêu cầu xây dựng ngân hàng đề và đáp án trong đó có một số
lượng lớn các đề về kiểu bài luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
14


- Giáo viên nâng cao ý thức về tầm quan trọng của dạng đề nghị luận nghị luận
văn học dạng trích dẫn nhận định trước hết và thiết thực bằng việc khảo sát tần suất xuất
hiện của dạng đề này trong đề thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi khu vực và quốc gia.
- Giáo viên còn nâng cao ý thức cho học sinh bằng việc ra những đề kiểm tra sử
dụng kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học để kiểm tra, đánh giá trình
độ của học sinh.
Khi cả giáo viên và học sinh đều ý thức rõ tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận
xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học hoạt động dạy và học văn nghị luận xã hội sẽ ngày
càng hiệu quả hơn.
2.2. Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học qua
việc rèn kĩ năng Đọc- hiểu văn bản văn học.
Như đã trình bày ở trên, nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
thường có hai dạng cơ bản: nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm đã học hoặc
nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm ngoài chương trình. Cả hai dạng này
đều đòi hỏi kĩ năng đọc – hiểu văn bản ở người học. Có kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt,
học sinh sẽ đủ năng lực cảm thụ tác phẩm, hiểu thấu bức thông điệp được nhà văn, nhà
thơ gửi gắm, từ đó có đủ năng lực để nghị luận về những vấn đề xã hội đặt ra.
Để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh, giáo viên cần chú trọng đến rèn
luyện các phương pháp đọc hiểu văn bản. Trong chương trình sách giáo khoa THPT, bài
đọc hiểu văn bản văn học được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 10. Tuy nhiên, do hạn chế
về thời lượng giảng dạy (2 tiết) nên nội dung bài học này thường không được khắc sâu
trong nhận thức người học. Vì không nắm chắc các phương pháp đọc hiểu nên học sinh
gặp nhiều lúng túng khi phải tự mình cảm thụ tác phẩm. Bởi thế, muốn nâng cao năng
lực làm văn nghị luận xã hội cho học sinh cần trang bị đầy đủ lí thuyết đọc hiểu, tăng

khả năng vận dụng cho học sinh qua việc lồng ghép vào các bài đọc hiểu văn học. Biến
mỗi giờ học đọc – hiểu văn bản thành thời gian rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu cho học
sinh, hướng dẫn học sinh tự mình lĩnh hội tri thức chính là thách thức đối với người giáo
viên dạy văn. Thông qua những câu hỏi gợi mở, giáo viên hướng dẫn học sinh tự mình
15


chiếm lĩnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Từ những bài đọc – hiểu trong chương
trình được thầy cô hướng dẫn, các phương pháp đọc – hiểu sẽ dần dần vào tư duy của
học sinh, để khi bắt gặp một văn bản hoàn toàn mới, học sinh có thể chủ động tự mình
khám phá.
Ngoài việc chú trọng dạy kĩ lí thuyết về các phương pháp đọc hiểu văn bản, rèn kĩ
năng đọc hiểu qua các bài học cụ thể, giáo viên cần lồng ghép vào các bài đọc hiểu văn
bản những kiến thức xã hội có liên quan đến nội dung bài học. Mỗi tác phẩm văn học
đều ẩn chứa những bức thông điệp đầy ý nghĩa mà chủ thể sáng tạo gửi gắm. Những bức
thông điệp ấy không đi ra ngoài những vấn đề nổi bật trong đời sống xã hội, con người.
Dù là tác phẩm văn học dân gian hay văn học viết, mỗi văn bản đều góp phần mở mang
tri thức, góp phần hình thành nhân cách cho người học. Trong mỗi bài đọc – hiểu ở lớp
giáo viên cần giúp học sinh nhận diện, khắc sâu những vấn đề nghị luận xã hội có liên
quan. Chẳng hạn, khi dạy truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu Thủy, sau
khi hướng dẫn học sinh khám phá hình tượng các nhân vật, giáo viên cần đặt ra những
câu hỏi khuyến khích tư duy nghị luận của học sinh. Từ sai lầm của vua An Dương
Vương em rút ra được bài học gì trong việc bảo vệ và phát triển đất nước? Từ bi kịch
của Mị Châu em rút ra bài học gì về mối quan hệ cá nhân và dân tộc? Hoặc sau khi
hướng dẫn đọc hiểu xong bài Tiến sĩ giấy, giáo viên có thể đặt ra vấn đề cái danh cái
thực trong đời sống hôm nay?Trong quá trình đọc hiểu bài ”Chiếc thuyền ngoài xa” giáo
viên cần liên hệ đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội hiện tại, đặc biệt là nhấn
mạnh đến nạn bạo hành gia đình....
2.3. Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
2.3.1. Rèn kĩ năng chung cho kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

* Trước hết cần nắm được đặc điểm và cấu trúc của dạng đề:
Đặc điểm của dạng đề này đó là yêu cầu từ một tác phẩm văn học rút ra vấn đề xã
hội và nghị luận về vấn đề đó. Tác phẩm văn học chỉ là cái cớ, là tiền đề, là điểm xuất
phát để rút ra vấn đề xã hội cần bàn luận. Không đi sâu phân tích tác phẩm văn học đó
16


mà nội dung nghị luận chủ yếu của bài làm là vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm văn
học.
* Cấu trúc của dạng đề này thường được ra dưới hai hình thức sau:
- Dạng 1: Từ một tác phẩm đã học, đề yêu cầu người viết bàn luận một ý nghĩa xã
hội nào đó. Ví dụ: Từ bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, anh (chị) hãy viết một bài văn
nghị luận bàn về bài học: Sống cần có nghĩa, có tình, thủy chung trọn vẹn.
Ví dụ: Từ bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy, nhớ và nghĩ về những kỉ niệm tuổi
thơ.
- Dạng 2: Từ một tác phẩm văn học chưa được học (có thể là một bài thơ, một
đoạn thơ hay một câu chuyện nhỏ) từ đó yêu cầu người viết bàn luận về ý nghĩa xã hội
đặt ra trong đó.
Ví dụ: Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu viết:
Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Từ đoạn thơ trên, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận bàn về cách sống
của con người trong xã hội.
Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót
nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay

làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!
* Cần nắm chắc yêu cần cần đạt của dạng đề nghị luận xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học.
17


Do đây là kiểu bài nghị luận xã hội nên yêu cầu cần đạt là phải đề xuất
được ý kiến để bàn luận về vấn đề xã hội được rút ra từ trong tác phẩm văn
học.Vấn đề xã hội đó có khi được nêu lên trong đề bài, có khi lại do người viết
phải tự suy nghĩ để rút ra vấn đề xã hội ẩn chứa trong tác phẩm. Bởi thế, để đạt
được yêu cầu chủ yếu trên đây thì vấn đề xã hội được rút ra để bàn luận phải đúng
với nội dung tư tưởng tác phẩm. Nếu vấn đề xã hội được rút ra mà không đúng
với tác phẩm văn học thì nội dung bàn luận không có giá trị gì. Với dạng đề này,
người viết cần vừa biết nghị luận vừa có năng lực cảm thụ trước một tác phẩm
văn học. Những yêu cầu cụ thể về nội dung và cách viết của dạng đề này có thể cụ
thể hóa như sau:
- Nội dung: Cần rút ra đúng vấn đề nghị luận đặt ra từ yêu cầu đề bài;
Tiến hành bàn luận về vấn đề xã hội đó trong con mắt nhìn của con
người hôm nay; Có thể mở rộng ý nghĩa của vấn đề, bày tỏ thái độ, nêu
giải pháp, rút ra bài học.
- Về cách viết: Chọn lập luận phù hợp; Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc,…; Có thể kết hợp các thao tác nghị luận
như so sánh vấn đề đặt ra trong tác phẩm với vấn đề xã hội đó trong con
mắt của con người hôm nay.
- Về tư liệu: Chủ yếu sử dụng lí lẽ và dẫn chứng từ cuộc sống xã hội; Cần
biết chọn lọc các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện, tránh nói quá nhiều về
tác phẩm văn học, tránh sa đà, đi sâu phân tích tác phẩm không cần
thiết, không phục vụ cho nội dung cần nghị luận.

* Mô hình ý khái quát của dạng bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học.
Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn nghị luận xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Dàn ý khái quát của kiểu bài
này như sau:
* MỎ BÀI:
18


-Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề nghị luận
*THÂN BÀI:
1. Giới thiệu và phân tích khái quát tác phẩm
- Giới thiệu tác phẩm khái quát (tác giả, hoàn cảnh ra đời, vị trí, ý nghĩa,…)
- Phân tích khái quát tác phẩm
 Rút ra vấn đề xã hội cần nghị luận
2. Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm : Tùy thuộc vào vấn đề nghị
luận là tư tưởng đạo lí hay hiện tượng xã hội mà triển khai ý.(Nếu là vấn đề tư
tưởng đạo lí nên triển khai ý theo hướng: Giải thích – Phân tích, chứng minh,
bình luận; Nếu là hiện tượng đời sống nên triển khai theo hướng: Thực trạng –
Nguyên nhân- Hậu quả- Giải pháp)
*KẾT BÀI: Chốt lại vấn đề
Lưu ý: Phần thân bài bao giờ cũng phải trải qua hai bước cơ bản nêu trên. Ở phần
giới thiệu và phân tích khái quát tác phẩm cần nhớ tuyệt đối không được kể lể lan man,
phân tích quá sâu nội dung, nghệ thuật của văn bản. Trọng tâm đề bài là nghị luận về
vẫn đề xã hội được rút ra, do đó khi phân tích chỉ nên dừng ở việc khám phá nội dung tư
tưởng của tác phẩm. Nếu phân tích quá sâu, bình quá kĩ về nội dung, nghệ thuật của văn
bản bài viết sẽ bị lạc đề sang nghị luận văn học.
2.3.2. Rèn kĩ năng cho từng dạng đề nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
a. Đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học

Tác phẩm đã học là những văn bản trong chương trình sách giáo khoa, học sinh đã
được thầy cô hướng dẫn đọc hiểu. Các lớp giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của
những văn bản này đã được hình thành đầy đủ, rõ ràng, khoa học qua các giờ đọc hiểu ở
lớp. Bởi vậy, khi giải quyết dạng đề này người viết cần thể hiện sự chủ động, nắm vững
các vấn đề liên quan đến tác phẩm qua cách tóm lược, phân tích, giới thiệu khái quát về
văn bản, từ đó nêu bật vấn đề xã hội cần nghị luận. Những thông tin học sinh đưa ra
19


không phải là tất cả những hiểu biết về tác phẩm mà cần được chọn lọc, cân nhắc kĩ
lưỡng. Chẳng hạn, khi giải quyết đề bài: Từ thân phận người đàn bà làng chài trong
“Chiếc thuyền ngoài xa”, anh (chị) có suy nghĩ gì về nạn bạo hành gia đình trong xã hội
hiện nay. Người viết cần tỉnh táo chọn lọc những thông tin cần thiết trong hình tượng
người đàn bà. Việc trình bày tất cả nội dung hình tượng từ ngoại hình, hành động, phẩm
chất là không nên và chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian làm bài. Với yêu cầu của
đề này, người viết chỉ cần nhấn mạnh vào thân phận tội nghiệp đáng thương của người
đàn bà và chi tiết người đàn bà bị chồng bạo hành dã man, từ đó suy nghĩ về hiện tượng
bạo hành gia đình trong xã hội hiện tại. Hay khi nghị luận về vấn đề lí tưởng sống của
thanh niên qua bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, người viết không cần phân tích chi tiết từng
khổ thơ, từng hình ảnh, từng biện pháp nghệ thuật được nêu trong văn bản. Đề bài yêu
cầu nghị luận về lẽ sống nên người viết chỉ cần nêu khái quát hoàn cảnh ra đời, sau niềm
hạnh phúc sung sướng vô bờ chính là những nhận thức sâu sắc về lẽ sống của chàng
thanh niên 18 tuổi: Sống là tự nguyện gắn kết cuộc đời của cá nhân mình với những con
người lao khổ, là yêu thương, sẻ chia và tranh đấu hết mình vì hạnh phúc của quần
chúng lao động. Từ lẽ sống sâu sắc ấy, người viết sẽ liên hệ đến lẽ sống của thanh niên
hiện tại, chỉ ra yêu cầu của việc sống cần có lí tưởng, lí tưởng ấy phải cao đẹp, mục đích
của lí tưởng không phải là vì cá nhân mà vì cộng đồng, vì những con người khốn khổ.
Cũng vì là tác phẩm đã được học nên học sinh cần diễn đạt thật chắc chắn, chính
xác, cô đọng những thông tin liên quan đến giá trị nội dung của tác phẩm. Cách diễn đạt
phải thể hiện được sự hiểu biết, tự tin về đối tượng và phải thể hiện được cả cảm xúc

chân thành, sâu sắc. Những thông tin thừa được trình bày thiếu xúc cảm sẽ làm giảm sức
thuyết phục của bài viết.
Khi nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm người viết phải thể
hiện được quan điểm cá nhân, có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghị luận. Những dẫn
chứng được lựa chọn để chứng minh cần đa dạng, phong phú, nên lấy từ đời sống để
tăng sức thuyết phục, tránh lấy lại tác phẩm đã xuất hiện trong đề.
b. Đề nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học ngoài chương trình
20


Tác phẩm ngoài chương trình tức là tác phẩm học sinh chưa được đọc hiểu trước
đó. Dạng đề này trước hết đòi hỏi kĩ năng đọc hiểu văn bản ở học sinh. Nếu không có
khả năng đọc hiểu, học sinh không thể nhận diện đúng, trúng vấn đề xã hội cần nghị
luận từ tác phẩm. Thao tác đọc – hiểu cần thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn
nhưng phải đảm bảo hiểu đúng giá trị tư tưởng của văn bản.
Tùy vào từng thể loại thơ hay truyện ngắn mà người viết có những cách thức đọc
– hiểu riêng. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học dựa theo đặc trưng thể loại cần được
giáo viên hướng dẫn đầy đủ, kĩ lưỡng cho học sinh. Nếu là văn bản thơ, người đọc cần
chú ý đến hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật nổi bật để từ đó cảm nhận được giá trị
nội dung tư tưởng của tác phẩm – tiếng lòng mà thi sĩ gửi gắm. Chẳng hạn, khi giải
quyết đề bài: Đọc bài thơ sau:
Quán hàng phù thủy
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có ! ”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
“Anh muốn gì ? ”

“Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn… ”
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán! ”
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong cuộc sống của
mỗi chúng ta?
Để giải quyết được đề văn này, trước hết học sinnh cần đọc kĩ bài thơ và cảm
nhận được khái quát nội dung của bài. Đây là một bài thơ có kết cấu như một câu
21


chuyện nhỏ kể về cuộc đối thoại giữa phù thủy – nhân vật thường xuất hiện trong các
câu chuyện cổ tích, là người có sức mạnh vạn năng và tôi – một con người bình thường
đang khát khao hạnh phúc trong tình yêu, sự bình yên, tình bạn. Những tưởng yêu cầu
của tôi sẽ được phù thủy đáp ứng dễ dàng bằng việc giơ đũa thần lên và hô biến, nhưng
câu trả lời của phù thủy lại khiến người đọc thực sự ngỡ ngàng: Hàng chúng tôi chỉ bán
cây non/ Còn quả chín anh phải trồng không bán! Hai câu thơ cuối chính là chìa khóa
mở bức thông điệp đầy ý nghĩa mà tác giả bài thơ muốn gửi gắm đến người đọc. Quả
chín là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn - những giá trị tinh
thần cao quý mà con người luôn khao khát, song để có được những giá trị ấy con người
cần phải vun trồng, xây đắp mỗi ngày. Không thể trông chờ những giá trị tinh thần cao
quý do người khác mang đến hay dùng tiền bạc để mua lại, con người phải tự mình tạo
dựng. Những giá trị tốt đẹp chỉ được hình thành và bền vững nhờ sự nỗ lực vun đắp của
con người.
Nếu là một văn bản truyện ngắn (Thường rất ngắn ngọn và ý nghĩa), người đọc
cần vận dụng những hiểu biết về thể loại tự sự để đọc – hiểu văn bản hiệu quả. Người
đọc cần quan tâm đến tình huống truyện, đến hệ thống nhân vật, chú ý đến cách kết cấu
tác phẩm, đặc biệt là những chi tiết kết thúc. Chẳng hạn, khi giải quyết đề văn sau: Đọc
câu chuyện sau và viết một bài văn nghị luận về một bài học mà anh (chị) rút ra được :
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:

- Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô
cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng
vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang
tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn
nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!

22


Muốn hiểu đúng câu chuyện này, người đọc cần chú ý đến tình huống truyện một
chàng trai đang gặp khó khăn trong cuộc sống đến gặp một nhà sư – người có tri thức
uyên thâm được mọi người kính trọng để xin một lời khuyên bổ ích. Nhà sư không
khuyên giải trực tiếp mà đặt chàng trai vào tình huống thực hiện hành động cầm 1 cái
tách , sau đó nhà sư rót nước trà nóng vào, chàng trai không buông tay khi bị nóng quá
mà chuyền từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội rồi uống và cảm thấy rất ngon.
Tách trà khi nóng là hình ảnh biểu trưng cho khó khăn, mệt mỏi chàng tri gặp phải.
Hành động chuyền tay tách trà nóng và vẫn giữ lấy nó không buông thể hiện sự nỗ lực
tìm ra cách thức vượt qua khó khăn. Tách trà nguội rất ngon là biểu trưng cho thành
công con người nhận được sau khi vượt qua khó khăn. Câu nói của nhà sư đã khép lại
câu chuyện và mở ra một bài học về lẽ sống: Trước khó khăn, trước nỗi đau hãy nghĩ
cách vượt qua nó, nếu buông xuôi thành công, hạnh phúc không bao giờ đến với con
người…
Sau khi đã phân tích khái quát tác phẩm và chỉ ra vấn đề nghị luận người viết phải
tập trung làm sáng tỏ vấn đề. Lúc này, tùy vào vấn đề là nghị luận về tư tưởng đạo lí hay
một hiện tượng xã hội mà người viết triển khai bố cục ý phù hợp. Cần xây dựng bố cụ ý
hợp lí, chặt chẽ, khoa học, dẫn chứng chứng minh phải tiêu biểu, toàn diện. Cần có phần
liên hệ bản thân thật sâu sắc và cảm xúc để tăng tính thuyết phục cũng như khả năng

cuốn hút của bài viết.
2.4. Rèn kĩ năng diễn đạt, hành văn khi làm bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học
*Rèn kĩ năng viết đoạn:
Nâng cao năng lực diễn đạt, hành văn chính là yêu cầu quan trọng để nâng cao
chất lượng bài viết của học sinh. Với dạng đề nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn
học giáo viên cần cho học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn tương ứng với các phần quan
trọng trong đề bài. Thường có 3 loại đoạn văn cơ bản:
- Đoạn văn giải thích
- Đoạn văn phân tích, chứng minh
23


- Đoạn văn bình luận
Từng đoạn văn lại có cách diễn đạt đặc trưng. Chẳng hạn, đoạn văn giải thích chủ
yếu sử dụng kiểu câu có cấu trúc định nghĩa, giảng giải. Câu văn ở đoạn văn này cần
được diễn đạt trong sáng, giản dị, dễ hiểu. Các từ khóa được cắt nghĩa phải được sâu
chuỗi lại để rút ra ý nghĩa của toàn nhận định. Tránh sử dụng những từ ngữ cầu kì,
những câu văn rườm rà, khó hiểu. Còn đoạn văn ở phần phân tích chứng minh lại đòi
hỏi năng lực diễn đạt linh hoạt hơn. Cùng một lúc người viết phải thể hiện được năng
lực lập luận chặt chẽ, khả năng cảm thụ dẫn chứng tinh tế, văn phong phải cảm xúc,...
Để kĩ năng viết đoạn văn tốt hơn, học sinh cầm chăm chỉ luyện viết nhiều để giáo viên
sửa lỗi, cố gắng đoạn văn sau khắc phục được hết lỗi đoạn văn trước, cuối cùng là
hướng tới phấn đấu viết đoạn văn hay, bay bổng.
* Rèn năng lực liên kết ý:
Ngoài rèn kĩ năng viết đoạn, với dạng đề nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm
văn học, giáo viên còn cần rèn cho học sinh năng lực liên kết các ý trong bài. Những câu
chuyển ý ở từng phần đóng vai trò quan trọng để sâu chuỗi nội dung bài văn, tránh rời
rạc, không tập trung thể hiện yêu cầu đề bài. Chẳng hạn giữa hai phần giới thiệu, phân
tích khái quát về tác phẩm và phần nghị luận về vấn đề xã hội được rút ra cần có những

câu dẫn dắt chuyển ý, liên kết giữa hai phần. Ngay trong phần nghị luận về vấn đề xã
hội rút ra cũng cần chú ý liên kết chặt chẽ các luận điểm được nghị luận.
*Rèn các thao tác lập luận
Một bài văn nghị luận xã hội thành công được tạo nên nhờ sự vận dụng khéo léo,
linh hoạt các thao tác lập luận. Thường xuyên rèn luyện các thao tác giải thích, phân
tích, chứng minh, bình luận, so sánh là việc làm cần thiết đối với học sinh.

2.5. Xây dựng ngân hàng đề và đáp án cho kiểu bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác
phẩm văn học

24


Xây dựng ngân hàng đề và đáp án làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học
sinh cũng là một biện pháp cần thiết để rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội đặt ra trong
tác phẩm văn học cho học sinh. Trong giới hạn thời gian của đề tài nghiên cứu này
chúng tôi bước đầu mới chỉ thống kê được một số đề thi tiêu biểu thường dành cho thi
tốt nghiệp THPT QG, thi chọn học sinh giỏi khu vực và Quốc gia.

STT
Nội dung đề
1
Từ bài ca dao “Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn tháng
nạn…”, anh (chị) có suy nghĩ gì về sự lạc quan của con ngýời trong cuộc
2

sống.
Từ hình tượng nhân vật Rama trong sử thi “Ramayana”, anh (chị) hãy viết
một bài văn nghị luận bàn về danh dự và bổn phận của con người trong cuộc


3

sống.
Viết một bài vãn nghị luận bàn về lí týởng sống của con ngýời sau khi học

4

xong sử thi “Ðãm Sãn”.
Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong “Truyện Kiều” và quan niệm

5

của anh (chị) về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
Từ bài thơ “Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết

6

một bài văn nghị luận bàn về danh và thực trong cuộc sống hôm nay.
Từ tình yêu Kinh Bắc của Hoàng Cầm trong “Bên kia sông Đuống”, bàn về

7

tình yêu quê hương đất nước.
Từ nghịch cảnh của nhân vật Trýõng Ba trong trích ðoạn “Hồn Trýõng ba da
hàng thịt” (Lýu Quang Vũ), bàn về nỗi ðau khổ của những con ngýời sống

8

không ðýợc là chính mình.
Từ khát vọng của người phụ nữ trong “Sóng” của Xuân Quỳnh, nghĩ về sự

thủy chung son sắc trong tình yêu.

9

Ông lão trong Ông già và biển cả của Hê-minh-uê gợi cho anh (chị) suy

10

nghĩ gì về niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
Từ tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, anh (chị) hãy viết một bàn văn

11

nghị luận về vấn đề bạo lực gia đình.
Từ cuộc đời của nhân vật Xô–cô-lốp (Số phận con người –M. Sô-lô-khốp),
25


×