Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.29 KB, 63 trang )

LUANVAN

PHAN TICII HOAT DONC KINH DOANH CUA
NGAN HANG THUONG MAI XUTIT NIL.AJ

KHAII VIET NAM CHI NHANH CAN THO


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

MỤC LỤC
MỤC LỤC .........................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU BẢNG..............................................................4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...............................................................................5
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................5

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................5
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................6
12.2 Mục tiêu cụ thể .....................................................................................6

1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................6
1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................6
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ...........................................................................6


1.3.3 Nội dung ..............................................................................................6

1.4

LƯỢC KHÀO TÀI LIỆU.........................................................................6

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................9
2.1

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..........................................................................9
2.1.1 Khát quát về Ngân hàng thương mại ....................................................9
2.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại.............................................9
2.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại......................................9
2.1.1.3 Các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại ..............................10
2.1.2 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại11
2.1.2.1 Mục đích và ý nghĩa.................................................................11
2.1.2.2 Đối tượng phân tích..................................................................12
2.1.3 Các chỉ số phân tích tín dụng..............................................................12
2.1.3.1 Các chỉ số phân tích tín dụng....................................................12
2.1.3.2 Các chỉ số phân tích lợi nhuận..................................................13
2.1.3.3 Các chỉ số đo lường rủi ro ........................................................14
2.1.4 Các khái niệm khác ............................................................................15

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

1

MSSV: 4061713



Luận văn tốt nghiệp

2.2

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................16
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................16
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối.............................................16
2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối kết cấu ...............................17

CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................18
3.1

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT

NHẬP KHẨU VIỆT NAM ...............................................................................18
3.2

KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XUẦT

NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ.......................................19
3.2.1 Sự hình thành và phát triển.................................................................19
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ:.....................................................................19
3.2.2.1 Chức năng:...............................................................................19
3.2.2.2 Nhiệm vụ: ................................................................................20
3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh.......................................................22

3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức .........................................................................22
3.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ..............................23
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ......................................................................26
4.1

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI EXIMBANK CẦN THƠ ..26
4.1.1 Dịch vụ thanh toán .............................................................................26
4.1.2 Kinh doanh ngoại vàng và ngoại tệ.....................................................29
4.1.3 Dịch vụ thu phí thẻ ATM ...................................................................33

4.2

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

EXIMBANK CẦN THƠ...................................................................................35
4.2.1 Doanh thu ..........................................................................................35
4.2.2 Chi phí ...............................................................................................39

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

2

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang


4.2.3 Lợi nhuận...........................................................................................43
4.3

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......................45
4.3.1 Tình hình huy động vốn .....................................................................45
4.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ...........................46
4.3.2.1 Chỉ số phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ...........................46
4.3.2.2 Chỉ số phân tích lợi nhuận........................................................50
4.3.2.3 Các chỉ số đo lường rủi ro ........................................................52

CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ...........55
5.1

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA EXIMBANK CẦN

THƠ……… ......................................................................................................55
5.1.1 Thuận lợi............................................................................................55
5.1.2 Khó khăn............................................................................................56
5.2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA EXIMBANK CẦN THƠ...........................................................56
5.2.1 Đẩy mạnh tình hình huy động vốn......................................................56
5.2.2 Giải pháp cho hoạt động tín dụng.......................................................57
5.2.3 Giải pháp cho hoạt động dịch vụ ........................................................58
5.2.4 Giải pháp cho hoạt động marketing....................................................58

5.2.5 Giải pháp về quản lý và nguồn nhân sự ..............................................58
5.2.6 Các phương hướng đề ra ....................................................................59
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN ...............................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................62

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

3

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU BẢNG

Bảng 1: Bảng báo cáo thanh toán quốc tế của Eximbank Cần Thơ…………….28
Bảng 2: Bảng báo cáo kinh doanh ngoại tệ của Eximbank Cần Thơ …………..30
Bảng 3: Bảng báo cáo kinh doanh vàng của Eximbank Cần Thơ……….. …….31
Bảng 4: Bảng báo cáo hoạt động thẻ của Eximbank Cần Thơ …………………33
Bảng 5: Bảng tổng doanh thu của Eximbank Cần Thơ……………………........35
Bảng 6: Bảng tổng chi phí của Eximbank Cần Thơ…………………….............39
Bảng 7: Bảng tổng lợi nhuận của Eximbank Cần Thơ…………………….........43
Bảng 8: Bảng tình hình huy động vốn của Eximbank Cần Thơ ………………..45
Bảng 9: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Eximbank Cần
Thơ..…………………………………………………………………………….46
Bảng 10: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ
………………………………………………………………………………..…50

Bảng 11: Bảng chỉ số đo lường rủi ro…………………………………………..52
Hình 1: Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng…………………………………………..23
Hình 2: Tổng doanh thu…………………………………………………...........36
Hình 3: Tổng chi phí…………………………………………………………....40
Hình 4: Tổng lợi nhuận…………………………………………………………44

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

4

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với những khó khăn thách thức rất lớn cho hoạt động ngân hàng trước bối

cảnh tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu từ năm 2008, thì hệ thống ngân hàng cũng đã dần dần ổn định trở lại và có
những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là việc huy động vốn và cho vay. Chúng ta
muốn phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải đầu tư, mà muốn đầu tư thì cần phải
có vốn. Vì vậy cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống các ngân hàng

thương mại ở Việt Nam cũng phát triển mạnh trên cả mặt qui mô, số lượng và
chất lượng.
Ngân hàng Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
(Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), Chi nhánh Cần Thơ
gọi tắt là Vietnam Eximbank Cần Thơ nằm tại trung tâm một thành phố trực
thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Đồng bằng Sông Cửu
Long có tốc độ tăng trưởng khá cao; là chi nhánh Ngân hàng được đánh giá hoạt
động kinh doanh có hiệu quả liên tục nhiều năm. Hoạt động Ngân hàng luôn bám
sát định hướng kinh doanh của Hội đồng quản trị trụ sở chính, đồng thời bám sát
chủ trương, chính sách và các chương trình kinh tế trọng điểm của thành phố, tập
trung đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay thì
ngân hàng đều gặp những thách thức bên ngoài lẫn bên trong. Yếu tố quyết định
năng lực của ngân hàng mạnh hay yếu là qua kết quả hoạt động kinh doanh của
nó. Để điều chỉnh kết quả kinh doanh đã qua là không thể, nhưng dựa trên những
đánh giá, phân tích đó để thiết lập kế hoạch trong tương lai, tìm ra hướng đi phù
hợp hơn, giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển. Từ
những lý do đó mà tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

5

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang


Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần
Thơ” để nghiên cứu.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ

phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2007 – 2009.
12.2
-

Mục tiêu cụ thể

Phân tích tình hình hoạt động của Eximbank Cần Thơ 3 năm giai đoạn

2007 – 2009.
-

Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ trong

kinh doanh 3 năm giai đoạn 2007 – 2009.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Eximbank

Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh tại Eximbank Cần

Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài phân tích số liệu 3 năm gần nhất giai đoạn 2007 – 2009 nhằm đảm
bảo tính thực tế.
1.3.3 Nội dung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Cần Thơ chủ yếu
qua một số chỉ tiêu: tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận, rủi ro tài
chính, các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh…
1.4 LƯỢC KHÀO TÀI LIỆU
§ Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Hậu Giang – Luận văn tốt nghiệp – SVTH: Phạm Thanh Trúc –
Lớp TC-TD – K29 – GVHD: Ths.Bùi Văn Trịnh

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

6

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

-

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

Nội dung: Phân tích hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt

động dịch vụ; tìm hiểu nguyên nhân tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng.

-

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt

đối và số tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn.
Sử dụng các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng như: tỷ lệ tổng dư nợ trên
tổng vốn huy động, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn, vòng quay tín dụng, hệ
số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn; các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
như doanh thu, chi phí, lợi nhuận; các chỉ tiêu về rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro
lãi suất, rủi ro thanh khoản…
§ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng đầu tư và phát triển
Vĩnh Long – Luận văn tốt nghiệp – SVTH: Nguyễn Phước Ngon – Lớp TC-TD
K29 – GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu.
-

Nội dung: Phân tích hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh chung của

ngân hàng theo các chỉ số tài chính. Qua đó, đưa ra giải pháp, kiến nghị cụ thể.
-

Phương pháp cụ thể: số liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp xử lý

phân tích bằng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và tương đối.
Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng như vòng quay tín dụng,
hệ số thu nợ, tỷ lệ dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn; các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh: hệ số thu nhập lãi, hệ số doanh lợi, hệ số sử dụng tài sản, hệ số
thanh khoản…
§ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Bảo Việt Vĩnh
Long – Luận văn tốt nghiệp – SVTH: Lý Thúy An – Lớp Kế toán – K30 –
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa.

-

Nội dung: Phân tích thực trạng, hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3

năm. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty. Qua
đó đánh giá một số chỉ tiêu tài chính để thấy được hiệu quả kinh doanh của công
ty. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

7

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

-

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp so sánh bằng phương số

tuyệt đối và số tương đối.
Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích tình hình tài
chính của công ty theo các chỉ số như tỷ số thanh toán, các tỷ số hiệu quả hoạt
động, các tỷ số quản trị nợ…
§ Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Xuất
Nhập Khẩu Chi nhánh Cần Thơ – Luận văn tốt nghiệp – SVTH: Lê Thị Thu Hà –

Lớp QTKD – K28 – GVHD: Nguyễn Thị Hồng Liễu.
-

Nội dung: Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn. Dựa vào các

chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng vốn để đánh giá tình hình huy động và sử dụng
vốn của Ngân hàng. Đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao
hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn.
-

Phương pháp nghiên cứu: Những thông tin, dữ liệu sau khi đã thu thập

được sẽ tiến hành thống kê, tính toán và lấy chênh lệch qua các kỳ để so sánh
theo phương pháp số tương đối, số tuyệt đối... để đánh giá và làm rõ vấn đề cần
nghiên cứu.
Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn như: tỷ
lệ % từng khoản nguồn vốn, tỷ lệ % tiền gửi, tỷ lệ vốn tự có/từng khoản tài sản;
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: hệ số thu nợ, vòng quay vốn, nợ quá
hạn…
Cũng như các luận văn trước, để phân tích hoạt động kinh doanh của
NHTM, tôi sẽ phân tích phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh như
các hoạt động tín dụng của ngân hàng như tình hình nguồn vốn, tình hình cho
vay tại ngân hàng…, đánh giá theo các chỉ tiêu đánh giá đo lường kết quả hoạt
động kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương
đối để phân tích.

–Ÿ—

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên


8

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khát quát về Ngân hàng thương mại
2.1.1.1

Khái niệm Ngân hàng Thương mại [3, tr.5]

Ngân hàng Thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với nền sản
xuất hàng hóa, nó kinh doanh loại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ”. Thực chất
thì các NHTM kinh doanh “quyền sử dụng vốn”. Nghĩa là NHTM nhận tiền gửi
của công chúng, của các tổ chức kinh tế, xã hội, và sử dụng số tiền đó để cho vay
và làm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả lại
vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thỏa thuận.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2003 thì hoạt động ngân hàng được
xác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh toán.
2.1.1.2


Chức năng của Ngân hàng Thương mại [1, tr.150]

§ Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính.
Đây là chức năng đặc trưng của NHTM, nó có ý nghĩa quan trọng trong
việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. NHTM huy động vốn tạm thời nhàn
rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư,… và sử
dụng vốn này để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
§ Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán và quản lý các
phương tiện thanh toán
Với tư cách là thủ quỹ của các doanh nghiệp đã tạo điều kiện để ngân
hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng.
§ Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có
điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp,

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

9

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

nên có thể thực hiện thêm một số dịch vụ khác kèm theo: tư vấn tài chính, đầu tư,
giữ hộ giấy tờ, chứng khoán… để được hưởng hoa hồng, sẽ tiết kiệm được chi
phí, vứa đạt hiệu quả cao.
§ Ngân hàng thương mại “tạo ra” bút tệ

Quá trình tạo ra tiền của NHTM được thực hiện nhờ vào hoạt động tín
dụng và nhờ vào việc các NHTM hoạt động trong cùng một hệ thống. Tiền ở đây
chính là bút tệ. Bút tệ chỉ được tạo ra thông qua hoạt động tín dụng giữa các ngân
hàng.
2.1.1.3

Các nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại [1, tr.152]

2.1.1.3.1 Nghiệp vụ tạo vốn: là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn
hoạt động của ngân hàng
-

Vốn tự có và quỹ ngân hàng: là vốn điều lệ khi mới thành lập, mức vốn

này phải lớn hơn mức vốn tối thiểu do Nhà nước quy định.
-

Tiền gửi của khách hàng: vốn tiền gửi là nguồn vốn chủ yếu của ngân

hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM.
-

Nguồn vốn đi vay: vay bằng hình thức phát hành kì phiếu, trái phiếu,…,

nhận chiết khấu, tái chiết khấu, vốn vay của các ngân hàng nước ngoài.
-

Nguồn vốn tiếp nhận: được các tổ chức trong và ngòi nước, ngân sách nhà

nước ủy thác cho vay trung và dài hạn thuộc kế hoạch xây dựng cơ bản, các

chương trình dự án.
-

Các nguồn vốn khác: phát sinh trong quá trình hoạt động như làm đại lý,

dịch vụ thanh toán, làm trung gian thanh toán…
2.1.1.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn: nghiệp vụ sử dụng vốn đã hình
thành
§ Thiết lập dự trữ: nhằm để lại quỹ một số tiền theo một tỷ lệ nhất định, để
đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân ngân
hàng. Bao gồm các khoản:
-

Tiền mặt tại quỹ

-

Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

10

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang


-

Tiền gửi của NHTM tại các tồ chức tín dụng và các NHTM khác.

-

Tiền đầu tư vào các chứng có giá.

§

Nghiệp vụ tính dụng: nghiệp vụ này của NHTM sử dụng phần lớn nguồn

vốn hoạt động của Nhà nước. Bao gồm:
-

Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá khác.

-

Nghiệp vụ tín dụng thế chấp.

-

Nghiệp vụ tín dụng ứng trước vào tài khoản.

-

Nghiệp vụ tín dụng thuê mua và tín dụng đầu tư.

§ Nhiệp vụ tín dụng tiêu dùng: đây là hình thức cho vay để mua hàng tiêu

dùng.
§ Nghiệp vụ đầu tư: trong doanh nghiệp này, ngân hàng thực hiện kinh
doanh kiếm lãi như các doanh nghiệp như:
-

Đầu tư chứng khoán.

-

Hùn vốn liên doanh.
2.1.1.3.3 Nghiệp vụ trung gian – nghiệp vụ kinh doanh: là nghiệp

vụ thực hiện theo ủy nhiệm của khách hàng được hưởng hoa hồng như:
-

Chuyển tiền

-

Thu hộ

-

Ủy thác

-

Mua bán hộ

-


Kinh doanh vàng, bạc, đá quý để kiếm lời

-

Làm tư vấn về tiền tệ, tài chính
2.1.2 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

thương mại [2, tr.26]
2.1.2.1 Mục đích và ý nghĩa
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc phân chia một cách lô-gíc
các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh ra thành những yếu tố
cấu thành và xem xét những yếu tố này trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau, thông qua các lý thuyết kinh tế, các phương pháp kỹ thuật phù hợp, đối

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

11

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

chiếu với các yếu tố môi trường kinh doanh nội, ngoại vi của doanh nghiệp.
NHTM cũng là một doanh nghiệp, vì vậy nhận định về hoạt động của một
NHTM trong quá khứ và hiện tại là thực sự cần thiết.
2.1.2.2 Đối tượng phân tích

Là kết quả và quá trình hoạt động kinh doanh có kế hoạch của các
NHTM, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc ngoài các NHTM, ảnh hưởng
đến hoạt động của NHTM đó.
2.1.3 Các chỉ số phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Các chỉ số phân tích tình hình tín dụng
a) Hệ số thu nợ
Doanh số cho vay
H1 =
Doanh số thu nợ

Phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, cũng như khả năng trả nợ
của khách hàng. Tỷ số này càng cao càng tốt vì nó phản ánh chất lượng tín dụng
của ngân hàng.
b) Dư nợ / Tổng vốn huy động

Dư nợ
H2 =
Tổng vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động,
thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để cho vay. Chỉ tiêu
này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì chứng
tỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng là thấp; ngược lại, chỉ tiêu này quá nhỏ
chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

12

MSSV: 4061713



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

c) Dư nợ / Tổng nguồn vốn
Dư nợ
H3 =
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Chỉ tiêu
này càng cao thì hoạt động của ngân hàng càng ổn định
d) Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
H4 =
Tổng dư nợ
Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại. Chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.
e) Vòng quay tín dụng
Hệ số thu nợ
H3 =
Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay hay phản ánh tốc
độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng
2.1.3.2 Các chỉ số phân tích lợi nhuận
v Hệ số chênh lệch thu nhập lãi: thể hiện khoản thu nhập thu được từ hoạt
động tín dụng so với tổng tài sản sinh lời của ngân hàng.

Thu nhập lãi suất – chi phí lãi suất
Hệ số chênh lệch thu nhập lãi =

Tài sản sinh lợi

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

13

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

v Hệ số doanh lợi: thể hiện khoản thu nhập thực thu so với tổng doanh thu
của ngân hàng
Lợi nhuận ròng
Hệ số doanh lợi =
Doanh thu
v Hệ số sử dụng tài sản: đo lường sự luân chuyển của tổng tài sản có, đánh
giá hiệu quả sử dụng tài sản có của ngân hàng.
Doanh thu
Hệ số sử dụng tài sản =
Tổng tài sản

v Hệ số lợi nhuận (ROA): phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử
dụng tài chính và những nghiệp vụ thực sự đem lại lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Hệ số lợi nhuận =
(ROA)


Tổng tài sản

2.1.3.3 Các chỉ số đo lường rủi ro
v Hệ số thanh khoản: chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho
người gửi tiền, rút ra và sự gia tăng cho vay vốn nguồn lực thật sự hoặc tiềm
năng trong thanh toán. Tỷ số thanh khoản càng cao thì cho thấy ngân hàng càng
có rủi ro và lợi nhuận thấp.
Tài sản thanh khoản - Vay ngắn hạn
Hệ số thanh khoản =
Tổng nguồn vốn huy động

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

14

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

v Hệ số rủi ro lãi suất: phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận.
Nếu một ngân hàng có tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của ngân hàng sẽ thấp
hơn nếu lãi suất giảm và cao hơn nếu lãi suất tăng.
Tài sản nhạy cảm lãi suất
Hệ số rủi ro lãi suất =
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

v Rủi ro tín dụng: chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng,

đồng thời là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng
nào có chỉ tiêu thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao và
rủi ro tín dụng thấp.
Nợ xấu
Rủi ro tín dụng =
Tổng dư nợ

2.1.4 Các khái niệm khác
ü Chi phí: là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao
gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm, chi phí tổ chức tiêu thụ sản phẩm và
những khoản thuế phải nộp cho nhà nước. [1, tr.139]
ü Doanh thu: kết thúc quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thu được một
khoản tiền nhất định, đó là doanh thu. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số
tiền mà doanh nghiệp thu được như đầu tư kinh doanh trong một thời gian nhất
định. [1, tr.140]
ü Lợi nhuận: là kết quả cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ
tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi
nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động đ?a l?i. [1, tr.141]

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

15

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Hồ Lê Thu Trang

ü Tín dụng: là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ
có mối quan hệ với nhau thông qua vận động giá trị tín dụng được biểu hiện dưới
hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Quá trình vận động đó được biểu hiện qua các
giai đọan: vay vốn, sử dụng vốn tín dụng và hoàn trả vốn tín dụng. [1, tr.49]
ü Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng của NH là rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc
cả gốc lẫn lãi trên chứng khoán và các khoản cho vay sẽ không nhận được như
đã hứa. [3, tr.20]
ü Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần
thiết để thanh toán cho người gởi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn
thực sự hoặc tiềm năng trong thanh toán. Vốn cho vay là một nhu cầu về thanh
khoản và nguồn vốn huy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh
khoản, mối quan hệ này cho thấy rủi ro thanh khoản của NH. [3, tr.19]
ü Rủi ro lãi suất: Rủi ro lãi suất của NH có liên quan đến sự thay đổi trong
thu nhập tài sản và nợ phải trả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất. Để đo
lường rủi ro này ta so sánh giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất với nợ phải trả nhạy
cảm với lãi suất [3, tr.19]
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu tại Eximbank Cần Thơ qua 3 năm giai đoạn 2007-2009
về tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các số liệu liên
quan đến các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động, rủi ro tài chính.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh sự biến động của các dãy số qua các năm.
- Phân tích số liệu và đánh giá số liệu với số tương đối, số tuyệt đối và sử
dụng các biểu bảng, đồ thị để phân tích.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác. Số tuyệt đối thể hiện quy
mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa

điểm cụ thể.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

16

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối kết cấu
Số tương đối kết cấu biểu hiện mối quan hệ giữa tỉ trọng và mức độ
đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu
kinh tế nào đó. Số này cho thấy, vị trí vai trò của từng bộ phận trong tổng thể.
Mức độ đạt được của bộ phận
Số tương đối kết cấu =

x 100%
Mức độ đạt được của tổng thể

–Ÿ—

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

17

MSSV: 4061713



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất nhập khẩu Việt Nam được thành
lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam
Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu
tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày
06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NHGP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ
đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều
lệ của Eximbank đạt 8.800 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng.
Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong
khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ
Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha
Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và
TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia

trên thế giới.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

18

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

3.2

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN

XUẦT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Sự hình thành và phát triển
Cần thơ là một thành phố trọng điểm và trung tâm kinh tế của vùng đồng
bằng sông Cửu Long có đến 13 tỉnh thành. Vốn nằm trong vùng tương đối ưu ái
về thiên nhiên nên thành phố Cần Thơ đã được đầu tư rất nhiều như: sân bay Cần
Thơ, cảng biển, khu chế xuất Trà Nóc cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học
kỹ thuật từ các trường đại học trong vùng và hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối
hoàn chỉnh.
Nắm bắt được tình hình đó, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ được thành lập ngày 28/03/1995 theo “Giấy chấp nhận mở
chi nhánh ở trong nước thuộc ngân hàng thương mại cổ phần” số 0024/GCT của
Đặng Thanh Bình vụ trưởng Vụ Các Định Chế Tài Chính, với tên gọi tắt là
Eximbank Cần Thơ. Đây là chi nhánh thứ ba sau chi nhánh Hà Nội và chi nhánh

Đà Nẵng.
Trụ sở giao dịch của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ đặt tại số 08 – Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
Năm 2003, chi nhánh cấp 2 Cái Khế trực thuộc ngân hàng TMCP xuất
nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ được thành lập và đặt tại số 8/9/16
đường Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Nhưng hiện nay chi
nhánh đã chuyển sang chi nhánh cấp 1.
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ:
3.2.2.1 Chức năng:
Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là một
ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện cung cấp dịch vụ
của một ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện đúng các mức lãi suất cho vay,
các tỷ lệ hoa hoa hồng, tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

19

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam và quy định của ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
3.2.2.2 Nhiệm vụ:

Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ chịu
trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình, chịu trách nhiệm về
vật chất đối với khách hàng của mình đồng thời ngân hàng TMCP xuất nhập
khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ phải giữ bí mật về số liệu hoạt động của
khách hàng trừ trường hợp có yêu cầu văn bản của cơ quan pháp luật theo pháp
luật. Các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Nhận các loại tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, ký quỹ bằng VNĐ và ngoại
tệ:
Thực hiện các hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết
kiệm hỗn hợp (khai trương ngày 21/04/2003) với các mức lãi suất hấp dẫn, linh
hoạt. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của ngân hàng nhà
nước Việt Nam.
- Cho vay ngắn – trung – dài hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng:
Thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với hình thức có bảo
đảm hoặc tín chấp cho các thành phần kinh tế, cá nhân với các điều kiện thuận
lợi và lãi suất cho vay hấp dẫn.
Cho vay hợp vốn với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác đối với
các dự án lớn.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa,
dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống SWIFT
Hiện nay, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung, chi
nhánh Cần Thơ nói riêng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần
đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán tiền tệ trong nước và quốc tế.
Đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hàng hóa và xuất
nhập khẩu.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

20


MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

Đồng thời ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
vừa liên kết với hơn 640 ngân hàng 65 quốc gia trên thế giới, ngân hàng thực
hiện nhanh chóng, chi phí thấp, an toàn với các hình thức thanh toán bằng thẻ tín
dụng (L/C), nhờ thu (D/A, D/P), TT, OP, Cheque, thẻ tín dụng quốc tế. Phát
hành thẻ bảo lãnh trong và ngoài nước. Thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong và
ngoài nước,…
- Kinh doanh ngoại tệ:
Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ thực hiện
các hoạt động kinh doanh ngoại tệ như: mua bán các loại ngoại tệ với các cá
nhân và doanh nghiệp, thực hiện nghiệp vụ giao ngay (Sport) về tiền tệ, nghiệp
vụ hoán đổi về tiền tệ (Swap), nghiệp vụ kỳ hạn về tiền tệ (Forward) và nghiệp
vụ quyền lực chọn về tiền tệ (Option). Đối với nghiệp vụ Option, ngân hàng
TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam
thực hiện nghiệp vụ này, mặc dù mới đưa dịch vụ vào khai thác từ tháng 02 năm
2003, nhưng đã thu hút nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tham gia nghiệp này nhằm tránh rủi ro về tỷ giá.
- Dịch vụ trọn gói phục vụ du học sinh:
Thực hiện các dịch vụ tư vấn du học sinh, những thủ tục chứng minh tài
chính cho du học sinh, phát hành Bankdraft, cho vay du học chọn gói.
Phối hợp cùng các công ty tư vấn du học tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới
thiệu về các cơ hội du học tại các nước có nền giáo dục phát triển cho các học
sinh, sinh viên.
Hỗ trợ các du học sinh về mặt tài chính như: cho vay với lãi suất ưu đãi,

phát hành thẻ tín dụng MasterCard/Visa dưới dạng tín chấp hay ký quỹ với các
mức phí sử dụng thấp.
- Phát hành và thanh toán các loại thẻ ngân hàng:
+ Phát hành thẻ Eximbank MasterCard, Eximbank Visa, thẻ thanh toán
Eximbank.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

21

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

+ Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, các loại thẻ quốc tế MasterCars,
Visa.
+ Cung cấp dịch vụ ATM.
+ Cung cấp các loại dịch vụ thanh toán cho các nhà hàng, khách sạn,
công ty du lịch, bệnh viện,…
- Cung cấp dịch vụ kiểm ngân, thu và chi:
+ Thực hiện các dịch vụ kiểm ngân theo yêu cầu của khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán tiền thủ tục xuất cảnh (I.O.M) cho
các cá nhân xuất cảnh, dịch vụ chi trả kiều hối, …
- Dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư:
Thực hiện dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư miễn phí nhằm giúp các nhà
đầu tư có thêm thông tin trong việc quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả.
Cung cấp các thông tin có liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính nhằm

cập nhật cho các nhà đầu tư trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh
3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức nhân sự ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và có hiệu quả, gồm có: Ban giám
đốc và 07 phòng ban chức năng, tất cả điều sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám
đốc. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban và quyền hạn, trách nhiệm của
Ban Giám đốc được ban hành theo quy định số 45/EIB - Cần Thơ ngày
01/03/1995 của Tổng Giám đốc Việt Nam Eximbank.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

22

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC

P. THANH TOÁN
QUỐC TẾ

P. GIÁM ĐỐC


P. KD TỔNG
HỢP

PHÒNG
TÍN
DỤNG

P. DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG

CÁC
PHÒNG
GIAO
DỊCH
TRỰC
THUỘC

PHÒNG
HÀNH
CHÁNH
NHÂN
SỰ

P. NGÂN QUỸ

TỔ
THẨM
ĐỊNH

Hình 1. Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng

Nguồn: Phòng hành chánh nhân sự ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ.

3.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
v Ban Giám đốc:
Gồm có Giám đốc và hai Phó giám đốc với nhiệm vụ:
- Giám đốc:
+ Đại diện pháp nhân của chi nhánh ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu
Việt Nam tại Cần Thơ.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu
tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội Đồng Quản Trị và
Tổng Giám đốc.
+ Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch
kinh doanh.

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

23

MSSV: 4061713


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Hồ Lê Thu Trang

+ Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ
của chi nhánh.
+ Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của chi nhánh.
+ Quyết định đầu tư cho vay, bão lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc

ủy quyền.
+ Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ trong phạm vi hoạt động của chi
nhánh.
+ Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh.
+ Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ
nhiệm vụ của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam.
- Phó Giám đốc
+ Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.
+ Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về
chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
+ Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được
phân công.
+ Điều hành mọi công tác của chi nhánh lúc vắng mặt có sự ủy quyền
chính thức của Giám đốc.
v Phòng hành chính
- Có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến tổ chức,
bố trí, sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban cho phù hợp.
+ Quản lý tiền lương và thực hiện nộp các khoản bảo hiểm cho cán bộ
công nhân viên.
+ Bố trí sắp xếp trật nhật, công tác hậu cần thực hiện việc tuần tra canh
gác bảo đảm an toàn cho tài sản của ngân hàng và của khách hàng đến giao dịch.
+ Bố trí lịch công tác cho ngân hàng,…
v Phòng tín dụng
- Có chức năng và nhiệm vụ như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

24


MSSV: 4061713


×