“MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NGÒI
TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ”.
Vũ Xuân Thanh
Giáo viên Địa lí - THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bắt đầu từ năm 2010, Bộ GD - ĐT, Vụ Giáo dục trung học đã hướng dẫn
triển khai dạy học và kiểm tra đánh giá theo chương trình chuyên sâu trường
THPT chuyên nhằm thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học và nội
dung dạy học môn Địa lí cho trường THPT chuyên; thống nhất nội dung bồi
dưỡng HSG cấp THPT. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo viên trong
việc phát hiện và bồi dưỡng HSG môn Địa lí.
Sông ngòi, rộng hơn nữa là toàn bộ lớp nước trên bề mặt Trái Đất (thủy
quyển) là một trong năm quyển thành phần tạo nên lớp vỏ địa lí. Sông ngòi có
vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống sinh vật
nói riêng và các thành phần tự nhiên khác nói chung. Đối với đời sống và hoạt
động của con người, số lượng và chất lượng nước sông ngòi lại càng quan trọng.
Mỗi khu vực trên Trái Đất (cả Việt Nam), theo thời gian và không gian có
sự thay đổi và khác biệt về tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông, nguyên nhân
là do sự tác động của một loạt các nhân tố: tự nhiên, hoạt động sản xuất kinh tế
xã hội của con người,... Hiện nay, các tài liệu về sông ngòi nói chung không
nhiều, đặc biệt, chưa có một tài liệu chuyên sâu, chuẩn để phục vụ công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi khu vực và quốc gia. Do đó, để hỗ trợ và trao đổi kinh
nghiệm với các trường bạn về nội dung này trong bồi dưỡng thi HSG môn Địa
lí, tôi chọn đề tài “Một số câu hỏi, bài tập liên quan đến sông ngòi trong bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp hệ thống kiến thức về sông ngòi trên Trái đất phục vụ cho bồi
dưỡng học sinh giỏi một cách chính xác và khoa học.
- Đưa ra một số dạng câu hỏi, bài tập thường gặp trong các kỳ thi học sinh
giỏi môn Địa lí.
- Liên hệ những vấn đề trong thực tế hiện nay liên quan đến chất lượng
môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, từ đó nâng cao nhận thức
và ý thức trong bảo vệ môi trường đảm bảo cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng hệ thống kiến thức về yếu tố sông ngòi: khái niệm sông ngòi,
lưu vực sông, hệ thống sông, mặt cắt ngang của sông,....
- Đưa ra một số câu hỏi, bài tập và hướng dẫn học sinh tư duy, trả lời các
câu hỏi nhanh và hiệu quả.
IV. PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
1. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa
lí lớp 10 nâng cao (có liên hệ Việt Nam), mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài
liệu khác có liên quan và nội dung đề thi học sinh giỏi những năm gần đây.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí.
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh lớp chuyên và học sinh tham
gia thi học sinh giỏi các cấp.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Sông ngòi
Trong lớp vỏ địa lí, sông ngòi là một thành phần chủ yếu của quá trình
tuần hoàn và trao đổi vật chất và năng lượng một cách cụ thể. Ngoài ra, sông
ngòi lại có một số lượng lớn và trải rộng trên khắp các lục địa nên tạo điều kiện
thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Thời Cổ đại, con người quan niệm sông ngòi là nước; về sau, để phân biệt
với các đối tượng khác trên lục địa, người ta gọi sông là nước chảy. Thời gian
gần đây, định nghĩa sông ngòi chính xác dần lên. Một số khái niệm thường sử
dụng:
“Sông ngòi là những dải trũng có độ dốc một chiều, trong đó nước chảy
thường xuyên theo trọng lực”.
“Sông ngòi là những dòng chảy thường xuyên”.
“Sông ngòi là tổng thể của những dòng chảy thường xuyên”.
2. Hệ thống sông ngòi
Các dòng chảy trong một phạm vi nào đó họp thành một hệ thống, gọi là
hệ thống sông ngòi.
Trong mỗi hệ thống, dòng chảy lớn nhất gọi là dòng chính; các dòng chảy
nhỏ hơn chảy vào chính gọi là phụ lưu. Mỗi hệ thống thường có nhiều phụ lưu
và người ta tiến hành phân cấp theo nhiều phương pháp khác nhau. Các phụ lưu
thường tồn tại ở thượng và trung lưu.
Ngược lại, phần hạ lưu lại có những dòng chảy chia bớt nước cho dòng
chính gọi là chi lưu. Người ta cũng tiến hành phân cấp các chi lưu. Số lượng chi
lưu bao giờ cũng ít hơn các phụ lưu.
3. Hình dạng lưới sông
Là sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi lưu. Hình dạng lưới
sông ảnh hưởng nhất định đến quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ trên sông.
Có 3 dạng lưới sông cơ bản: lông chim, song song và nan quạt. Trong 3 dạng
trên, dạng nan quạt thường có lũ lớn, đột ngột, có thể gây lụt lội cho hạ lưu
(sông Hồng, sông Thái Bình,…).
Các hệ thống sông ngòi thường tách biệt nhau, đôi khi có sự kết hợp với
nhau, nhất là khu vực hạ lưu tạo thành mạng lưới sông ngòi. Sự phát triển của hệ
thống sông ngòi, nhất là chiều dài dòng chảy, thường được biểu thị qua mật độ
sông ngòi.
4. Lưu vực sông ngòi
Lưu vực sông là một phạm vi nhất định của bề mặt lục địa tập trung nước
để cung cấp nước cho sông. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi chủ yếu là từ
bề mặt đất, phần khác do nước ngầm. Vì vậy, lưu vực sông gồm 2 bộ phận: lưu
vực mặt và lưu vực ngầm. Do đó, lưu vực sông là một thể tích nhưng thường
được hiểu đơn giản là một diện tích.
Ranh giới của các lưu vực sông khác nhau gọi là đường phân thuỷ.
Lưu vực sông có tác dụng quan trọng trong điều hoà dòng chảy sông ngòi.
Kích thước lưu vực có ảnh hưởng trực tiếp tới lưu lượng dòng chảy, lưu vực
sông càng lớn, lưu lượng nước sẽ lớn theo và người lại. Diện tích lưu vực cũng
ảnh hưởng tới chế độ nước do tác dụng điều tiết tự nhiên. Các lưu vực lớn
thường bao gồm nhiề thành phần tự nhiên khác nhau nên có tác dụng điều hoà
dòng chảy hơn trong khi các lưu vực nhỏ thường mang những đặc trưng riêng
biệt.
Hình dạng lưu vực cũng có tác dụng nhất định đến quá trình tập trung
nước và đặc điểm lũ. Nhìn chung, lưu vực sông nhỏ và dài, tương ứng với dạng
lưới sông hình lông chim thường sản sinh lũ bộ phận hoặc lũ đơn; lưu vực sông
dạng tròn, tương ứng dạng lưới sông hình nan quạt thường gây lũ toàn phần
hoặc lũ kép, kéo dài và có thể xảy ra ngập lụt ở hạ lưu.
5. Lòng sông
Là bộ phận thấp nhất của thung lũng trong đó có nước nước chảy thường
xuyên. Do lượng nước sông thay đổi thường xuyên nên kích thước lòng sông
cũng thay đổi theo. Lòng sông ứng với lượng nước nhỏ nhất về mùa cạn gọi là
lòng nhỏ hay lòng sông dốc; lòng mở rộng ứng với lượng nước lớn nhất trong
mùa lũ gọi là lòng lớn hay lòng cả. Lòng sông ứng với lượng nước bình thường
nào đó gọi là lòng sông hoạt động hay lòng sông thường xuyên.
Hình dạng mặt bằng của lòng sông cũng khá phức tạp. Lòng sông rất ít
khi thẳng mà thường uốn khúc quanh co, nguyên nhân có thể do địa chất hoặc
địa mạo, song chủ yếu là do quy luật chuyển động của nước trong sông.
6. Mặt cắt ngang sông
Mặt cắt ngang sông (tiết diện ngang) là phần của mặt phẳng thẳng góc với
dòng chảy, giới hạn bởi đáy, hai bờ và mặt nước sông. Mặt cắt ngang cũng như
lòng sông, không cố định mà luôn thay đổi theo lượng nước trong sông. Do đó,
tương ứng với mặt nước ta có các mặt cắt ngang sông: cực tiểu, cực đại, trung
bình hay tức thời nào đó.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG
Sông ngòi thường xuyên có nước chảy, do đó, sông ngòi thường xuyên
được cung cấp nước. Nguồn nước cung cấp cho sông khá phức tạp, chủ yếu là
các điều kiện khí tượng, thuỷ văn,… song quá trình này lại thông qua bề mặt lưu
vực, tức là các điều kiện tự nhiên khác cũng như hoạt động kinh tế của xã hội
loài người.
1. Các nhân tố tự nhiên
Trong tổng thể địa lí tự nhiên của lưu vực, sông ngòi có tác dụng tích cực
tới các thành phần khác, song các yếu tố này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới dòng
chảy sông ngòi.
a. Nhóm nhân tố khí tượng - thuỷ văn
Đây là nhóm nhân tố quan trọng nhất vì có tác dụng quyết định tới số
lượng và chế độ nước trong sông.
Nhân tố khí tượng giữ vai trò rất lớn lao. Trong khí tượng, lượng nước rơi
có ảnh hưởng lớn nhất. Những nơi có lượng nước rơi phong phú, lượng dòng
chảy sẽ lớn; ngược lại, những nơi có lượng nước rơi nghèo nàn thì dòng chảy sẽ
giảm đi; đặc biệt tại các miền khí hậu khô hạn, sông ngòi sẽ trải qua một thời
gian cạn kiệt dài trong năm (ued, takyr).
Chế độ mưa ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông. Những khu vực
có chế độ mưa điều hoà như xích đạo, ôn đới hải dương,… chế độ nước sông
cũng điều hoà. Tại các miền khí hậu gió mùa, chế độ nước sông cũng phân làm
2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Những nơi có chế độ mưa thất thường, chế
độ nước sông cũng thất thường theo.
Nước rơi cung cấp nước cho sông ngòi còn bốc hơi lại làm giảm lượng
nước trong sông, tức là có tác động tiêu cực tới dòng chảy. Hiện tượng bốc thoát
hơi xảy ra trên bề mặt đất ẩm và cả trong rừng cây.
Nhân tố thuỷ văn cũng có ảnh hưởng nhất định đến dòng chảy. Trước hết
là vai trò của hồ, đầm. Hồ, đầm có thể là nguồn cung cấp nước cho sông (Ngũ
hồ đối với sông Lô-răng; La-đô-ga đối với sông Nê-va,…) đồng thời, hồ, đầm
cũng có thể trao đổi nước với sông (hồ Ba Bể với sông Năng; Biển Hồ (Cam-puchia với sông Cửu Long,…). Do có quan hệ thuỷ văn với sông ngòi nên hồ, đầm
có tác dụng điều tiết lớn.
b. Nhóm nhân tố lưu vực
- Địa hình giữ vai trò quan trọng nhất trong nhóm nhân tố bề mặt. Địa
hình có thể ảnh hưởng tới dòng chảy nước qua nhiều yếu tố: độ dốc lưu vực làm
tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ,… mật độ và độ chia cắt có thể làm
tăng lượng dòng chảy, tác dụng điều tiết nước tự nhiên của khu vực. Tuy nhiên,
tác động mạnh mẽ hơn cả vẫn là độ cao và hướng sườn.
- Thực vật (rừng cây) ảnh hưởng khá lớn, đa dạng và phức tạp. Trước hết,
tán cây rừng có thể chặn lại một phần nước mưa để làm ướt lá, cành và thân cây
rồi bốc hơi ngay tại đó. Rêu, địa y khô cũng thấm một lượng nước mưa nhất
định. Rễ cây làm tăng lượng nước ngấm tới 2,5 lần so với vùng đồi núi trọc.
Rừng cây cũng làm giảm nhiệt độ trong rừng khoảng 2 - 30C so với bên ngoài
và do đó, có thể làm giảm lượng bốc hơi trong rừng tới 2 - 5 lần so với khu vực
không có rừng. Về mặt điều tiết dòng chảy, rừng cây bao giờ cũng có tác dụng
tích cực, tương tự như một số hồ nước tự nhiên trong khu vực.
2. Nhân tố con người
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không ngừng tiến hành
sản xuất nên luôn luôn tác động đến môi trường địa lí, trong đó đặc biệt là sông
ngòi. Con người sử dụng nước sông phục vụ mục đích sinh hoạt, cung cấp nước
cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Vai trò của con người ngày càng lớn do
dân số và nhu cầu về nước ngày càng tăng. Các tác động này có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp đối với sông ngòi.
- Hoạt động thuỷ lợi có tác động trực tiếp đến sông ngòi. Trong các biện
pháp thuỷ lợi, việc xây dựng các hệ thống thuỷ nông để lấy nước tưới cho nông
nghiệp là quan trọng. Đồng thời, trên nhiều dòng sông, con người đã xây dựng
nhiều hồ chứa để khai thác nguồn thuỷ năng, điều tiết dòng chảy.
- Hoạt động lâm nghiệp được coi là biện pháp gián tiếp đối với sông ngòi.
Trong quá trình mở rộng phạm vi sản xuất và khai thác rừng, con người có thể
chặt phá bừa bãi làm giảm diện tích rừng, song ngược lại cũng có thể trồng rừng
khi cần thiết.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Tại sao có sự khác biệt về tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông?
TRẢ LỜI
1. Nguyên nhân khác nhau của tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông
a. Tốc độ dòng chảy
Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc:
- Độ dốc lòng sông (độ chênh mặt nước) càng lớn thì tốc độ dòng chảy
càng lớn.
+ Các sông ở khu vực miền núi có độ dốc lớn nên tốc độ nước chảy
nhanh hơn so với nước sông ở đồng bằng.
+ Phần hạ lưu các con sông thường có địa hình bằng phẳng, độ dốc
nhỏ nên lòng sông mở rộng, tốc độ nước chảy chậm hơn phần sông
ở khu vực đồi núi.
- Chiều rộng lòng sông: khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn khúc sông
rộng. Thực tế ngay mặt cắt ngang của sông tốc độ chảy cũng không đồng nhất
do ảnh hưởng của đặc điểm địa mạo đáy sông, chướng ngại vật,…
b. Chế độ nước sông
* Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Khu vực địa hình thấp và vùng vĩ độ thấp chế độ nước sông phụ thuộc
chủ yếu vào chế độ mưa:
+ Xích đạo lượng mưa lớn quanh năm → sông nhiều nước quanh
năm.
+ Nhiệt đới gió mùa: mùa lũ trùng với mùa mưa; mùa cạn trùng với
mùa khô. VD: sông Hồng mùa lũ (tháng 6 đến tháng 10) gần trung
khớp với mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10).
- KV địa hình cao và vùng vĩ độ cao chế độ nước sông còn phụ thuộc vào
lượng băng tuyết tan (nhiệt độ tăng), do vậy mùa lũ vào xuân hạ. Ví dụ: sông Ôbi, Lê-na, I-ê-nit-xây
- Khu vực đá thấm nước (khu vực đá vôi) nước ngầm có vai trò đáng kể
trong điều hòa chế độ nước sông.
* Địa thế, thực vật và hồ đầm
- Địa thế: Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước sông, cụ thể: Khu
vực miền núi nước sông lên nhanh, rút nhanh; khu vực đồng bằng nước lên
chậm, rút chậm.
- Thực vật có vai trò lớn trong điều hòa chế độ dòng chảy: nơi có thảm
TV có tác dụng giữ lại một phần nước mưa, đồng thời tạo điều kiện cho nước
thấm xuống đất → giảm lưu lượng nước trên bề mặt → điều hòa chế độ dòng
chảy của sông.
- Hồ, đầm có tác dụng điều hòa nước sông rõ rệt: Mùa lũ nước sông được
giữ lại trong các hồ, đầm; mùa cạn nước từ các hồ, đầm chảy ra sông.
Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa chế độ nước sông và chế độ mưa.
TRẢ LỜI
- Chế độ mưa quy định chế độ nước sông:
+ Ở đới nóng, địa hình thấp của vùng ôn đới; nguồn cung cấp nước
chính cho sông là nước mưa nên chế độ nước sông của nơi nào phụ
thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa của nơi đó.
+ Tổng lượng mưa có sự phân hóa theo không gian nên tổng lượng
nước phân hóa theo không gian
• Xích đạo, ôn đới có lượng mưa trung bình năm lớn nên sông có
tổng lượng nước lớn VD: Sông Amadon
• Chí tuyến lượng mưa trung bình năm khá ít nên sông có tổng
lượng nước nhỏ: Sông ở các hoang mạc.
+ Chế độ mưa phân hóa theo mùa nên chế độ nước phân hóa theo
mùa:
• Xích đạo: mưa quanh năm, chế độ nước không phân mùa. VD:
Sông A-ma-dôn,…
• Cận xích đạo đến vùng ôn đới ấm: chế độ mưa phân mùa nên
chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mưa: mùa mưa trùng với
mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn của sông ngòi
+ Chế độ mưa thất thường làm chế độ nước sông cũng thất thường
- Chế độ nước sông ảnh hưởng nhất định đến chế độ mưa thông qua việc
cung cấp hơi nước cho quá trình bốc hơi, đây cũng chính là nguyên nhân gây
mưa cho các địa điểm nằm sâu trong lục địa không có gió biển thổi đến.
Câu 3. So sánh sự khác biệt giữa sông ngòi ở miền núi và sông ngòi ở miền
đồng bằng. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó.
TRẢ LỜI
1. Sự khác biệt
- Về độ rộng lòng sông và tốc độ dòng chảy:
+ Sông ngòi miền núi có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh
và nước chảy mạnh hơn.
+ Sông ngòi khu vực đồng bằng có lòng sông rộng và độ dốc nhỏ
hơn, uốn khúc quanh co và nước chảy chậm hơn.
- Về sự thay đổi chế độ nước: Nước sông khu vực miền núi lên, xuống
nhanh hơn nước sông khu vực đồng bằng.
- Quá trình ngoại lực đặc trưng: Sông ngòi miền núi có quá trình xâm
thực xảy ra mạnh trong khi sông ngòi khu vực đồng bằng lại là quá trình bồi tụ.
2. Nguyên nhân
- Do đặc điểm của địa hình: miền núi địa hình cao, độ dốc lớn trong khi
khu vực đồng bằng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.
- Do đặc điểm địa chất: đất đá miền núi rắn, chắc, khó thấm nước còn khu
vực đồng bằng đất đai vụn bở, dễ thấm nước.
- Do chế độ mưa và nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở các miền địa
hình đó khác nhau
- Do chiều rộng, độ dốc của lòng sông & lớp phủ thực vật ở hai miền đó
khác nhau.
Câu 4. Tại sao ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Nam Bắc thường có vùng đầm lầy ở cửa sông ?
TRẢ LỜI
Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Nam - Bắc và
thường có vùng đầm lầy ở cửa sông do:
- Do đặc điểm khí hậu nên các sông ở đới khí hậu ôn hòa xảy ra hiện
tượng đóng băng vào mùa đông (góc nhập xạ và nhiệt độ giảm).
- Vào mùa xuân, băng ở phía thượng nguồn (phía Nam) tan trước do nhiệt
độ tăng đã cung cấp lượng nước lớn cho sông.
- Phần hạ lưu (phía Bắc) băng chưa kịp tan nên đã tạo thành đê chắn
nước, nước tràn sang hai bên và làm ngập vùng cửa sông, hình thành nên các
vùng đầm lầy ở cửa sông.
Câu 5. Trình bày và giải thích đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
TRẢ LỜI
1. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
a. Đặc điểm
- Nước ta có 2.360 con sông có chiều dài trên 10 km.
- Dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông.
- Phần lớn sông ngòi nước ta là sông nhỏ, ngắn và dốc.
- Những sông lớn chiếm tỉ lệ nhỏ và thường bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ
nước ta, chỉ có phần trung lưu và hạ lưu là chảy trên địa phận nước ta: sông
Hồng, sông Cửu Long.
- Mật độ sông ngòi dày đặc, nhất là vùng cửa sông Hồng và cửa sông Cửu
Long.
b. Nguyên nhân
Nước ta có lượng mưa lớn trên địa hình phần lớn là đồi núi và bị cắt xẻ
mạnh, sườn dốc lớn. Điều đó dẫn đến mạng lưới sông ngòi dày đặc. Do lãnh thổ
hẹp ngang nên phần lớn sông đều ngắn, dốc và bắt nguồn từ vùng đồi núi phía
tây đổ ra các đồng bằng ven biển phía đông.
2. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
a. Đặc điểm
- Mưa nhiều mang lại lượng dòng chảy lớn, thêm vào đó sông ngòi nước
ta còn nhận được một lượng nước lớn từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ:
+ Tổng lượng nước trung bình năm là 839 tỉ m 3 (trong đó nước mặt là
639 tỉ m3, nước ngầm là 200 tỉ m3). Lượng nước phát sinh trong
lãnh thổ Việt Nam là 338 tỉ m 3 (chiếm 40,3%); phần từ bên ngoài
chảy vào là 501 tỉ m3 (chiếm 59,7%).
+ Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Sông Mê
Công có lưu lượng nước là 508 tỉ m 3/năm, chiếm 60,5% lưu lượng
nước của toàn lãnh thổ; sông Hồng là 120 tỉ m 3/năm, chiếm 14,3%
toàn quốc; lưu lượng nước của các sông còn lại chỉ chiếm 25,2%.
- Sông ngòi giàu phù sa: tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu
tấn trong đó sông Hồng là 120 triệu tấn (khoảng 60%), sông Cửu Long là 70
triệu tấn (35%),…
b. Nguyên nhân
- Sông ngòi nước ta nhiều nước do có lượng mưa lớn, hơn nữa nước ta lại
nhận được một lượng nước lớn bên ngoài lãnh thổ.
- Hệ số bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn là hệ quả của quá trình xâm
thực mạnh ở khu vực đồi núi.
3. Chế độ nước thất thường (thuỷ chế theo mùa)
a. Đặc điểm
- Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mùa của khí hậu: mùa lũ tương
ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô. Lượng nước mùa lũ các
sông trung bình chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm. Thời gian mùa lũ
khác nhau thể hiện cụ thể qua biểu đồ lưu lượng nước trung bình của sông
Hồng, sông Đà Rằng và sông Mê Công.
+ Sông ngòi Bắc Bộ (sông Hồng) mùa lũ vào mùa hạ, cao nhất vào
tháng 8.
+ Sông ngòi Trung Bộ (sông Đà Rằng) mùa lũ tập trung vào cuối năm
từ tháng 9 đến tháng 12.
+ Sông ngòi Nam Bộ (sông Mê Công) có thời gian lũ vào mùa hạ
nhưng đỉnh lũ vào tháng 9, tháng 10.
- Tính chất thất thường của chế độ mưa cũng quy định tính chất thất
thường của chế độ dòng chảy. Có năm mưa rất lớn, lũ lớn gây vỡ đê, ngập lụt ở
nhiều nơi nhưng có năm lại ít mưa, sông ít nước, gây hạn. Có năm lũ về sớm, có
năm lũ về muộn,… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
b. Nguyên nhân
- Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa, chế độ mưa thay đổi nên chế
độ nước sông thay đổi theo mùa. Mùa mưa cũng là mùa trên các sông, mùa khô
là mùa cạn của sông ngòi.
- Tính thất thường trong chế độ mưa quy định tính thất thường trong chế
độ nước sông.
- Chế độ lũ và thời gian lũ ở các sông ngoài ảnh hưởng của chế độ mưa
còn chịu sự chi phối của hình thái mạng lưới sông ngòi.
- Các hệ thống sông lớn là hợp lưu của nhiều sông nên khi mưa to lũ lên
nhanh, rút chậm, diện tích bị ngập lớn.
4. Đại bộ phận sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng tây bắc - đông nam và
tất cả các sông đều đổ ra Biển Đông
- Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ tây bắc xuống đông
nam nên phần lớn sông ngòi Việt Nam chảy theo hướng tây bắc - đông nam:
+ Miền Bắc: sông chảy, sông Đà, sông Hồng,…
+ Miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Đà Rằng,…
+ Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu,…
- Ngoài hệ thống sông Kỳ Cùng - Bằng Giang ở Lạng Sơn, Cao Bằng là
thượng lưu của sông Tây Giang (Trung Quốc) và các sông Xê Xan, Xrê Pốk là
các phụ lưu quan trọng của sông Mê K ông không chảy theo hướng tây bắc đông nam.
- Tất cả các sông trên lãnh thổ nước ta đều đổ ra Biển Đông (trừ sông Kỳ
Cùng - Bằng Giang chảy sang Trung Quốc).
Câu 6. So sánh sự khác nhau cơ bản của 3 miền thủy văn Bắc Bộ, Trung Bộ
và Tây Nguyên - Nam Bộ.
TRẢ LỜI
1. Ranh giới 3 miền thủy văn
- Miền thủy văn Bắc Bộ: phía Bắc sông Cả.
- Miền thủy văn Trung Bộ: từ Vinh (Nghệ An) đến Cam Ranh (Bắc
Khánh Hòa).
- Miền thủy văn Nam Bộ - Tây Nguyên: gồm toàn bộ các hệ thống sông
thuộc Tây Nguyên, Nam Bộ và duyên hải Trung Bộ từ Khánh Hòa đến Bình
Thuận.
2. Sự khác biệt
- Về đặc điểm hình thái mạng lưới sông:
+ Sông ngòi Bắc bộ:
• Có nhiều lưu vực lớn, sông dài và hợp lưu của nhiều dòng chảy.
Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm 21,1% diện tích lưu
vực các hệ thống sông).
• Hướng chảy chủ yếu là tây bắc - đông nam. Một số nhánh sông
chảy giữa các cánh cung núi quy tụ về đỉnh tam giác đồng bằng
sông Hồng.
+ Sông ngòi Trung Bộ:
• Sông nhỏ, ngắn, dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ và độc lập.
• Hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam, một số sông có hướng tây
- đông.
+ Sông ngòi Nam Bộ:
• Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có hai hệ thống sông lớn là hệ
thống sông Mê công (21,4% diện tích lưu vực các hệ thống
sông) và hệ thống sông Đồng Nai (11,27%).
• Hướng chảy: nhiều hướng, chủ yếu là hướng tây bắc - đông
nam, có nhiều sông đổ ra biển, nhiều sông là phụ lưu của sông
Mê Công (các sông khu vực Tây Nguyên).
- Về đặc điểm lượng nước:
+ Sông ngòi Bắc Bộ có lượng nước phng phú (lưu lượng dòng chảy
trung bình sông Hồng tại trạm Hà Nội đạt 2.705,75 m 3/s), lượng
dòng chảy tiếp nhận bên ngoài lãnh thổ nhiều.
+ Sông ngòi Trung Bộ: phần lớn lưu vực nằm trên lãnh thổ nước ta,
lưu lượng nhỏ hơn so với sông ngòi Bắc Bộ và Nam Bộ (lưu lượng
nước trung bình sông Đà Rằng tại trạm Củng Sơn chỉ đạt 272,7
m3/s, bằng 1/10 sông Hồng).
+ Sông ngòi Nam Bộ: lượng nước tiếp nhận bên ngoài lãnh thổ rất
lớn, đặc biệt là sông Cửu Long (lưu lượng nước trung bình của
sông Cửu Long đạt 14.891 m3/s, gấp 5,5 lần sông Hồng).
- Về đặc điểm chế độ dòng chảy:
+ Sông ngòi Bắc Bộ chế độ nước thất thường, mùa lũ kéo dài 5 tháng,
cao nhất là tháng 8, lũ tập trung nhanh và kéo dài do các sông ở đây
có dạng nan quạt.
+ Sông ngòi Trung Bộ lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi có
mưa và bão lớn, mùa lũ ngắn, tập trung vào cuối năm, từ tháng 9
đến tháng 12.
+ Sông ngòi Nam Bộ chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông
ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ. Lũ vào mùa hạ - thu, đỉnh lũ vào tháng
9, tháng 10, tháng kiệt vào tháng 3, tháng 4.
Câu 7.
a. Trình bày đặc điểm hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Mê Công.
b. Vì sao chế độ nước sông Mê Công điều hòa hơn chế độ nước sông
Hồng ?
TRẢ LỜI
1. Đặc điểm hệ thống sông Hồng và sông Mê Công
Đặc điểm
Sông Hồng
Sông Mê Công
1.126 km
556 km
Hơn 4.800
220 - 250 km
Diện tích lưu vực
Diện tích lưu vực trên
lãnh thổ Việt Nam
143.700 km2
72.700 km2
795.000 km2
71.000 km2
Tổng lượng nước (tỉ
m3/năm)
- Mùa cạn (%)
- Mùa lũ (%)
120
507
25
75
20
80
Chiều dài
Chảy qua Việt Nam
Mùa lũ (tháng)
Các phụ lưu ở Việt Nam
Các cửa sông chính
6 - 10
7 - 11
Sông Đà, sông Lô
Sông Tiền, sông Hậu
Ba Lạt, Trà Lí, Đáy
Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm
Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu,
Định An, Tranh Đề, Bát Xắc
2. Chế độ nước sông Mê Công điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng do:
- Đặc điểm:
+ Dòng sông dài: sông Mê Công dài hơn 4.800 km, đoạn chảy qua
Việt Nam (sông Cửu Long) dài khoảng 220 - 250 km.
+ Hình thái mạng lưới sông dạng lông chim, mạng lưới kênh rạch
chằng chịt.
+ Diện tích lưu vực (là diện tích bề mặt lục địa cung cấp nước cho
từng con sông hoặc hệ thống sông, gồm cả nước chảy trên bề mặt
và nước ngầm) lớn (khoảng 800 nghìn km2).
+ Độ dốc bình quân nhỏ.
- Vai trò điều tiết của Biển Hồ (Hồ Tôn-lê-sap - Hồ tự nhiên lớn nhất
Đông Nam Á - diện tích từ 2.700 km 2 - 16.000 km2 và độ sâu từ 1 - 9 m tùy
thuộc theo mùa).
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và
giải thích đặc điểm chế độ nước hệ thống sông Hồng.
TRẢ LỜI
Quan sát biểu đồ lưu lượng nước trung bình các tháng trong năm của sông
Hồng ta thấy:
- Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình năm lớn, đạt 2.705,75 m3/s.
Nguyên nhân:
+ Sông Hồng có diện tích lưu vực lớn
+ Phần lớn diện tích lưu vực sông Hồng có lượng mưa lớn.
- Sự phân mùa của chế độ thủy văn:
+ Mùa lũ (xác định dựa vào các tháng có lưu lượng trung bình lớn
hơn lưu lượng trung bình năm): từ tháng 6 đến tháng 10 với lưu
lượng trung bình đạt 4.770 m3/s, đỉnh lũ là tháng 8 với lưu lượng
trung bình đạt 6.660 m3/s.
+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 với lưu lượng trung bình đạt
1.231,29 m3/s, tháng kiệt nhất là tháng 3 với lưu lượng trung bình
chỉ đạt 765 m3/s.
+ Chênh lệch lượng dòng chảy giữa hai mùa khá lớn: trung bình lưu
lượng nước trong mùa lũ gấp 3,9 lần mùa cạn; tháng lũ lớn nhất gấp
8,7 lần mùa cạn.
+ Nguyên nhân là do sông Hồng chịu tác động của chế độ mưa ở lưu
vực. Lượng nước cung cấp chính cho sông Hồng là nước mưa và
mùa mưa ở lưu vực diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 nên mùa lũ
cũng diễn ra vào khoảng thời gian tương tự. Mùa cạn của sông diễn
ra trùng với thời kì ít mưa ở Bắc Bộ.
- Đặc điểm lũ lên nhanh, xuống chậm do nguyên nhân:
+ Sông Hồng có nhiều phụ lưu lớn, gây lũ lớn, có khả năng gây vỡ
đê, đe dọa cả vùng đồng bằng rộng lớn.
+ Sông có dạng nan quạt nên lũ tập trung về dòng chính (lũ hạ lưu
sông Hồng do 3 dòng sông tạo nên: sông Đà 41 - 46%; sông Lô 20
- 34%; sông Thao 15 - 23%).
+ Hình thái lưu vực sông Hồng dốc nhiều ở thượng nguồn, dốc ít ở hạ
nguồn, lũ sông Hồng lên nhanh nhưng xuống chậm. Rừng đầu
nguồn lại bị chặt phá hạn chê khả năng giữ nước trong mùa lũ.
+ Khi đổ ra biển chỉ có 3 cửa sông nên khả năng thoát lũ chậm.
Câu 9. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và
giải thích đặc điểm chế độ nước hệ thống sông Mê Công.
TRẢ LỜI
- Lưu lượng sông Cửu Long lớn hơn lưu lượng nước của sông Hồng đạt
14.891 m3/s (gấp 5,5 lần sông Hồng). Nguyên nhân do diện tích lưu vực sông
Mê Công (phần Việt Nam) lớn hơn diện tích lưu vực sông Hồng.
- Sự phân mùa: tương tự như sông Hồng, thủy chế sông Cửu Long cũng
khá đơn giản gồm một mùa lũ và một mùa cạn.
+ Mùa lũ kéo dài 6 tháng (từ tháng 7 đến tháng 12) với tổng lượng
nước đạt 141.790 m3/s, chiếm gần 80% lưu lượng cả năm, tháng
đỉnh lũ chậm hơn sông Hồng (tháng 10 với lưu lượng trung bình
đạt 29.000 m3/s - chiếm 16,2% lưu lượng cả năm).
+ Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6 với lưu lượng chỉ bằng 20% lượng
mưa cả năm. Tháng kiệt nhất là tháng 3 với lưu lượng chỉ đạt 1.570
m3/s (chỉ chiếm 0,9% lưu lượng cả năm).
+ Sự chênh lệch dòng chảy giữa hai mùa cao hơn sông Hồng. Trung
bình lưu lượng trong mùa lũ gấp 4 lần, tháng đỉnh lũ cao hơn gấp
18,5 lần tháng kiệt nhất.
+ Nguyên nhân do sông chảy trong vùng khí hậu gió mùa với một
mùa mưa và mùa khô rõ rệt nên chế độ nước sông cũng phân thành
mùa lũ và mùa cạn. Thời gian mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn
trùng với mùa khô nhưng do mùa khô ở miền Nam sâu sắc hơn
miền Bắc nên sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa cao hơn.
- Đặc điểm lũ: lên chậm xuống chậm do nguyên nhân:
+ Lưu vực sông Mê Công (phần Việt Nam) có dạng lông chim, diện
tích lớn, độ dốc đồng bằng nhỏ. Đặc biệt là do tác dụng điều hòa
dòng chảy của Biển Hồ (Campuchia). Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng
11, lũ lên chậm và xuống chậm.
+ Khi sông Mê Công đổ ra biển lại chia ra làm 9 cửa nên nước thoát
nhanh.
+ Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch dày đặc có tác dụng
phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm hệ thống sông
Ba (sông Đà Rằng).
TRẢ LỜI
- Hệ thống sông Ba là một hệ thống sông khá lớn và chảy hoàn toàn trong
lãnh thổ Việt Nam.
- Tỉ lệ diện tích lưu vực sông Ba chiếm 4,19% tổng diện tích lưu vực các
hệ thống sông chảy trên lãnh thổ nước ta.
- Sông bắt nguồn từ sườn núi Kon Ka Kinh (1.760 m) và Ngọc Rô - phía
Đông núi Kon Ka Kinh (1.549 m).
- Hướng chảy: đoạn đầu chảy theo hướng Bắc - Nam cho đến Ayunpa
(cửa phụ lưu sông Ayun) sông chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam cho đến
Củng Sơn (cửa sông Hinh) sông lại chảy theo hướng Tây - Đông để đổ ra biển ở
cửa Diệt (Tuy Hòa).
- Hệ thống sông Ba khá phát triển với nhiều phụ lưu, trong đó có những
phụ lưu quan trọng như sông Ayun, sông Hinh,…
- Sông Ba chảy phần lớn ở phía Tây Trường Sơn Nam, chỉ hạ lưu mới
chuyển sang sườn Đông.
- Độ dốc của lòng sông khá lớn do sông chảy chủ yếu qua vùng địa hình
dãy Trường Sơn Nam với sườn dốc chênh vênh.
- Lưu lượng trung bình năm đạt 272,75 m3/s/tháng.
- Chế độ nước sông Ba có sự khác biệt giữa phần thượng lưu và trung lưu
với phần hạ lưu do sông chảy trong hai vùng khí hậu có chế độ mưa khác nhau.
Căn cứ vào biểu đồ lưu lượng nước trung bình tại sông Ba (trạm Củng Sơn)
thuộc phần hạ lưu có thể thấy chế độ nước của sông Ba khá phức tạp, mang tính
chất của sông ngòi miền Nam Trung Bộ, tức là có thêm lũ Tiểu mãn (vào tháng
6) do những cơn mưa đầu mùa hạ ở phía Tây Trường Sơn Nam. Mùa lũ chính
ngắn và xảy ra muộn (từ tháng 9 đến tháng 12) với lượng nước rất lớn với đạt
tới 2.315 m3/s, chiếm 70,7% lưu lượng nước cả năm. Tháng đỉnh lũ là tháng 11
với lưu lượng trung bình đạt 935 m3/s chiếm 28,6% tổng lượng nước cả năm.
Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 đến tháng 8 với lưu lượng nước chỉ đạt 958 m3/s,
chiếm 29,3% lượng nước cả năm. Tháng kiệt nhất là tháng 4, lưu lượng nước chỉ
đạt 45 m3/s (chỉ bằng 1,37 % cả năm), điều đó cho thấy mùa khô ở đây rất khắc
nghiệt.
- Đặc điểm lũ lên nhanh, rút nhanh, đỉnh lũ tương đối cao do sông có
nhiều phụ lưu, phần hạ lưu có cửa sông rất rộng.
- Về lượng phù sa cũng giống như các sông khác thuộc khu vực Trung
Bộ, sông Ba không nhiều phù sa do độ dốc lòng sông lớn. Mùa cạn hầu hết lòng
sông bị cát lấp đầy, khô nước.
- Giá trị kinh tế của sông: do chảy trên miền địa hình dốc nên tổng giá trị
về thủy điện (nhà máy thủy điện sông Hinh có công suất dưới 1.000 MW đã
được xây dựng). Ngoài ra sông cũng góp phần bồi đắp nên đồng bằng Tuy Hòa
(Phú Yên).
Câu 11. Cho bảng số liệu:
LƯỢNG MƯA VÀ LƯU LƯỢNG NƯỚC THEO CÁC THÁNG TRONG NĂM CỦA
LƯU VỰC SÔNG HỒNG (TRẠM YSƠN TÂY)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa
(mm)
19,5
25,5
34,5
104,2
222
262,8
315,7
335,2
271,9
170,1
59,9
17,8
Lưu lượng
(m3/s)
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746
Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ của lưu vực sông
Hồng.
TRẢ LỜI
- Mùa mưa ở lưu vực sông Hồng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (những
tháng này có lượng mưa lớn hơn 1/12 lượng mưa cả năm). Trong đó tháng mưa
nhiều nhất là tháng 8 (335,2 mm); mưa ít nhất là tháng 12 (17,8 mm).
- Mùa lũ lưu vực sông Hồng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 (những
tháng này có lưu lượng dòng chảy lớn hơn 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm).
Tháng có lưu lượng dòng chảy cao nhất là tháng 8 (9246 m 3/s); tháng có lưu
lượng dòng chảy thấp nhất là tháng 3 (914 m3/s).
→ Mùa lũ và mùa mưa của lưu vực sông Hồng tương đối trùng hợp, tuy
nhiên, mùa lũ đến châm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích vai trò của các nhân tố tạo nên sự phân hóa sông ngòi của
nước ta.
2. Nêu giá trị kinh tế của các dòng chảy sông trên lãnh thổ Việt Nam.
TRẢ LỜI
1. Các nhân tố tạo nên sự phân hóa của sông ngòi Việt Nam
Sự phân hóa sông ngòi là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:
cấu trúc địa chất - địa hình, khí hậu, thực vật, hồ đầm:
- Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố
như hướng, độ dốc, đặc điểm hình thái:
+ Điạ hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nên sông ngòi nước ta
phần lớn chảy qua địa hình miền núi.
+ Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hướng chính là
Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.
+ Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại nên trên cùng một dòng
sông có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh sông đào
lòng dữ dội (lấy ví dụ sông chảy trên cao nguyên xếp tầng như sông
Đa Đưng và sông Đa Nhim). Trong vùng núi có cả các sông trẻ
đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp đồng thời có cả các thung
lũng có bãi bồi, thềm đất.
+ Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng
chảy sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu
xuống hạ lưu.
- Địa chất: tính chất thấm nước của nham thạch, của lớp vỏ phong hóa,
tính chất dễ hòa tan của đá vôi có ảnh hưởng đến hình thái lưu vực và đặc điểm
thủy chế của sông.
+ Sông chảy qua vùng đá diệp thạch thường có thung lũng sông rộng,
thoải và đối xứng còn khi chảy qua vùng đá kết tinh thì thung lũng
hẹp và sâu. Sông tại vùng đá vôi có sườn cao, vách đứng.
+ Sông chảy qua vùng đá rắn thường lắm thác ghềnh. Ví dụ Thác Bà
trên sông Chảy, thác Pông Gua trên sông Đa Nhim.
+ Ở vùng đá vôi, mật độ sông ngòi thấp nhất dưới 0,5 km/km 2, đồng
thời lượng dòng chảy mặt giảm đi rõ rệt. Vùng đá badan có lớp
phong hóa dầy, khả năng thấm nước lớn làm giảm dòng chảy mặt,
mật độ sông suối cũng thưa, dưới 0,5 km/km2.
- Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ nước sông: do nguồn cung cấp
nước của sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước phụ thuộc
hoàn toàn vào sự phân bố lượng mưa trng năm. Nhìn chung sông có lũ lớn vào
mùa mưa và cạn vào mùa khô, nhưng do lượng mưa ở các vùng khác nhau nên
thời gian lũ ở các sông cũng không giống nhau. Đồng thời do sự phân hóa sâu
sắc giữa mùa mưa và mùa khô nên có sự chênh lệch lượng nước giữa mùa lũ và
mùa cạn, tháng lũ và tháng kiệt. Ví dụ:
+ Song Hồng thuộc miền thủy văn Bắc Bộ có mùa lũ (xác định dựa
vào tháng có lưu lượng trung bình lớn hơn lưu lượng trung bình
năm) từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng trung bình đạt 4.770 m 3/s,
tháng đỉnh lũ là tháng 8 (lưu lượng trung bình đạt 6.660 m 3/s). Mùa
cạn diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 với lưu lượng trung bình chỉ đạt
1.231,29 m3/s, tháng kiệt là tháng 3, lưu lựng trung bình chỉ đạt 765
m3/s.
+ Sông Đà Rằng thuộc miền thủy văn Trung bộ có mùa lũ từ tháng 9
đến tháng 12, lưu lượng trung bình đạt 2.565 m 3/s, đỉnh lũ là thngs
11 (lưu lượng nước trung bình đạt 855 m 3/2). Mùa cạn từ tháng 1
đến tháng 8 với lưu lượng nước trugn bình chỉ đạt 119 m 3/s, tháng
kiệt là tháng 4 với lưu lượng chỉ đạt 45 m3/s.
+ Sông Cửu Long thuộc miền thủy văn Nam Bộ có mùa lũ từ tháng 7
đến tháng 12, lưu lượng nước trung bình đạt 20.255 m 3/s, chiếm
gần 80% lưu lượng cả năm, đỉnh lũ là tháng 10 với lưu lượng trung
bình đạt 29.000 m3/s. Mùa cạn diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6 với
lưu lượng nước trung bình chỉ bằng 20% lưu lượng nước cả năm.
Tháng kiệt nhất là tháng 3 với lưu lượng chỉ đạt 1.570 m3/s.
- Các nhân tố khác như thực vật, hồ đầm có tác dụng điều hòa dòng chảy.
Thủy chế sông Cửu Long điều hòa hơn sông Hồng do tác dụng điều hòa dòng
chảy của Biển Hồ (Campuchia).
2. Giá trị kinh tế của các dòng sông
- Sông ngòi bồi đắp tạo nên các đồng bằng. Đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cửu Long là 2 đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta do phù sa sông
Hồng và phù sa sông Cửu Long bồi đắp/ Đây đồng thời cũng là 2 vùng trọng
điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả
nước.
- Sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú đảm bảo cung cấp nước ngọt
ch sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất lúa nước.
- Sông ngòi có giá trị thủy lợi lớn như tưới nước vào mùa khô, tiêu nước
trong mùa mưa cho các đồng bằng. Kết hợp với mạng lưới kênh rạch, sông ngòi
còn có tác dụng thau chua rửa mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Với nguồn lợi thủy sản phong phú, sông ngòi tạo điều kiện cho ngành
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh.
- Ngoài ra ở các vùng đồng bằng lớn, sông ngòi còn rất có giá trị về giao
thông (hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình tỏa đi khắp đồng bằng
sông Hồng, song Tiền, sông Hậu và mạng lưới kênh rạch chằng chịt tỏa đi khắp
Đồng bằng sông Cửu Long).
- Ở miền núi sông ngòi có giá trị về thủy điện, lớn nhất là hệ thống sông
Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.
Tuy nhiên, sự phân mùa sâu sắc của chế độ nước sông cũng gây khó khăn
lớn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt (hiện tượng lũ lụt trong mùa lũ, hiện
tượng thiếu nước trong mùa khô).
KẾT LUẬN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠT ĐƯỢC
- Cung cấp hệ thống kiến thức chính xác và khoa học về sông ngòi trên
Trái Đất và Việt Nam phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
- Đưa ra các câu hỏi, bài tập và có hướng dẫn trả lời chi tiết hoặc hướng
dẫn trả lời cho từng ví dụ.
- Trong quá trình giảng dạy, lồng ghép những vấn đề thời sự hiện nay liên
quan đến nguồn nước trên thế giới và Việt Nam nhằm nâng cao ý thức của học
sinh trong giữ gìn và bảo vệ môi trường nước phục vụ đời sống và hoạt động sản
xuất của con người.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
* Đối với giáo viên
- Giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở các lớp chuyên, đặc biệt là các giáo
viên trực tiếp ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí, cần tạo mọi điều kiện về thời gian
ở trên lớp để cung cấp và giúp học sinh hiểu kiến thức về sông ngòi trên Trái
Đất một cách hệ thống, đầy đủ.
- Giáo viên cần có liên hệ cụ thể đến thực tiễn sông ngòi ở Việt Nam ở
từng phần kiến thức.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tư duy tổng hợp các mảng kiến
thức, đồng thời so sánh, liên hệ đến các thành phần tự nhiên khác để hiểu vai trò,
vị trí của yếu tố sông ngòi (thủy quyển) trong lớp vỏ Địa lí.
* Đối với học sinh, trong quá trình học tập cần phải biết vận dụng kiến
thức trên cơ sở các dạng bài đã tổng hợp một cách linh hoạt, tránh rập khuôn và
phải chú ý vào yêu cầu của câu hỏi.