Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Biên soạn nội dung giảng dạy sông ngòi (10) trong bồi dưỡng thi HSGQG môn địa lý ở trường THPT chuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.1 KB, 22 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHUVỰC DUYÊN HẢI
VÀ ĐỒNG BẰNG BẮCBỘ

HỘI THẢO KHOA HỌC, LẦN THỨ VIII
MÔN ĐỊA LÝ
CHUYÊN ĐỀ:
Biên soạn nội dung giảng dạy sông ngòi (10)
trong bồi dưỡng thi HSGQG môn Địa lý
ở trường THPT Chuyên
Tác giả : Nhóm giáo viên Chuyên Địa
Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hóa, tháng 8 năm 2015

1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
- Ở trường THPT Chuyên nội dung chương trình chuyên bao gồm: chương trình
nâng cao và chương trình chuyên sâu. Theo phân phối chương trình, số tiết dạy
chính khóa trong tuần của Giáo viên ở trường THPT Chuyên là 150% số tiết của
chương trình nâng cao, trong đó 50% dành cho nội dung chương trình chuyên sâu.
- Bồi dưỡng HSGQG ở trường THPT Chuyên còn gặp nhiều khó khăn.
+ Thời lượng của chương trình ít so với nội dung kiến thức cần lĩnh hội.
Nội dung sông ngòi (10) là một trong những nội dung quan trọng của Địa lý tự
nhiên đại cương, theo phân phối chương trình Bài 20 “ Một số nhân tố ảnh hưởng
tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất” chỉ thực
hiện trong thời gian 1,5 tiết. Nhưng trong cấu trúc đề thi HSGQG, nội dung sông
ngòi (10) có thể vận dụng để làm tốt câu I, câu III, câu IV. Như vậy thời lượng của
chương trình rất ít so với nội dung kiến thức cần lĩnh hội phần tự nhiên đại cương,


sẽ gây khó khăn khi vận dụng học phần Địa lý tự nhiên Việt Nam.
+ Xuất phát từ thực tế nhiều địa phương không có chuyên Địa hoặc có nhưng sĩ số
lớp ít, do chất lượng đầu vào thấp, khả năng tư duy hạn chế,… gây khó khăn khi
lĩnh hội kiến thức Tự nhiên đại cương vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến
thức về Tự nhiên Việt Nam.
+ Hiện nay rất ít các tài liệu tham khảo để bồi dưỡng HSG về nội dung Sông ngòi.
- Bồi dưỡng HSGQG môn Địa lý cần phải rèn luyện cả 3 phương diện:
+ Kiến thức vững vàng, chính xác, khoa học.
+ Thành thạo các kĩ năng địa lý, tư duy địa lý phải linh hoạt, sâu sắc, có khả năng
sáng tạo.
+ Có khả năng vận dụng kiến thức Địa lý vào thực tế.
- Trong quá trình bồi dưỡng HSG cần:
+ Củng cố kiến thức cơ bản được học trong chương trình chính khóa, nhấn mạnh
các kiến thức trọng tâm.
+ Soạn chuyên đề chuyên sâu để nâng cao, mở rộng kiến thức. Tuy nhiên kiến thức
chuyên sâu vẫn nằm trong nội dung chuyên đề, tránh quá tải nếu không học sinh sẽ
khó lĩnh hội kiến thức và lúng túng khi vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi.
2


+ Học sinh cần làm nhiều bài tập ở các cấp độ khác nhau, các dạng bài tập khác
nhau để khắc sâu kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu.
- Đề đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo bồi dưỡng HSGQG môn Địa lý rất cần
thiết phải đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
“ Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi,
kiểm tra, đánh giá theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện,..”
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Biên soạn nội dung giảng dạy sông
ngòi (10) trong bồi dưỡng thi HSGQG môn Địa lý ở trường THPT Chuyên”
2. Mục đích của đề tài.
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu theo chuẩn kiến thức của

Bộ giáo dục và đào tạo về nội dung sông ngòi (10) là cơ sở để lĩnh hội tốt kiến thức
cơ bản và kiến thức chuyên sâu về nội dung sông ngòi (12) phục vụ cho việc bồi
dưỡng HSGQG môn Địa lý.
- Luyện tập câu hỏi và bài tập về nội dung Sông ngòi có hệ thống từ khái quát đến
cụ thể, từ dễ đến khó, vận dụng kiến thức giải quyết tốt các dạng câu hỏi, thành
thạo các kĩ năng Địa lý (kĩ năng sử dụng, khai thác bản đồ, Atlat, phân tích bảng số
liệu, kĩ năng tính toán,..). Đồng thời giúp Giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh ở
các cấp độ khác nhau.
- Đề tài bao gồm kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu và các câu hỏi - bài tập có
liên quan đến nội dung sông ngòi, hy vọng sẽ bổ sung thêm tài liệu để Học sinh và
Giáo viên ở trường THPT Chuyên tham khảo, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và bồi dưỡng HSGQG môn Địa lý.
- Hiện tại, chất lượng chuyên môn của Giáo viên chuyên không đồng đều do còn
chênh lệch về tuổi nghề, kinh nghiệm giảng dạy,.. Do đó, thông qua đổi mới nội
dung giảng dạy, biên soạn chuyên đề chuyên sâu sẽ góp phần nâng cao năng lực
của đội ngũ giáo viên chuyên.
- Đổi mới nội dung giảng dạy, biên soạn chuyên đề chuyên sâu đòi hỏi rất công
phu, phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của các Giáo viên trong nhóm chuyên, vì
vậy sẽ đổi mới sinh hoạt chuyên môn không còn là sinh hoạt hành chính như trước
đây.

3


B. NỘI DUNG
I. Kiến thức cơ bản chương trình nâng cao: nội dung sông ngòi (10)
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của một con sông.
- Độ dốc lòng sông: Độ chênh của mặt nước càng nhiều, tốc độ dòng chảy càng
lớn.
- Chiều rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm tùy thuộc bề ngang của
lòng sông hẹp hay rộng.

2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông: phân biệt được
mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một con sông.
- Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
+ Ở miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn cung cấp
nước cho sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ
mưa.
+ Ở miền ôn đới lạnh và những miền núi cao, nguồn nước cung cấp cho sông ngòi
là băng tuyết tan nên sông nhiều nước vào mùa xuân.
+ Ở những vùng đất, đá thấm nhiều nước, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc
điều hòa chế độ nước của sông.
- Địa thế, thực vật và hồ đầm.
+ Độ dốc của địa hình làm tăng tốc độ dòng chảy, quá trình tập trung lũ khiến nước
dâng nhanh.
+ Thực vật có tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, làm giảm lũ lụt.
+ Hồ đầm cũng có tác dụng điều hòa nước sông: khi nước sông lên, một phần chảy
vào hồ đầm, khi nước sông xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho sông đỡ
cạn.
3. Một số sông lớn trên Trái Đất.
- Phân loại sông theo nguồn tiếp nước:
+ Nước ngầm và mưa.
+ Tuyết và băng tan.
+ Nước ngầm và mưa + Tuyết và băng tan.

4


- Đặc điểm một số sông lớn trên Trái Đất: Sông Nin, sông Amadôn, sông Iênitxây
(nơi bắt nguồn, chiều dài, diện tích lưu vực, nguồn cung cấp nước chính).
II. Biên soạn chương trình chuyên sâu: Nội dung sông ngòi (10)
1. Phân tích được mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác (địa

hình, địa chất, khí hậu, thực vật, đất)
* Địa hình:
- Cấu trúc địa hình (hướng núi, độ cao, độ dốc, đặc điểm hình thái) ảnh hưởng đến
sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng chảy của sông ngòi, đặc trưng hình
thái của lưu vực sông như mật độ, diện tích lưu vực, chiều dài và độ dốc của sông.
- Sông ngòi cũng tác động trở lại địa hình, làm địa hình bị chia cắt mạnh mẽ.
* Địa chất:
- Quy định hướng chảy và ảnh hưởng đến mật độ, diện tích lưu vực, chiều dài, tốc
độ dòng chảy và thủy chế của sông.
* Khí hậu:
Đặc trưng về thủy chế như lưu lượng toàn phần, dòng chảy mặt, nhịp điệu dòng
chảy trong năm do lượng mưa và chế độ mưa mùa quy định,.. vì thế có thể ví “
Sông ngòi là hàm số của khí hậu”
* Thực vật:
- Thực vật điều hòa chế độ nước sông.
- Sông ngòi cũng tác động trở lại giới sinh vật: nơi nào lượng dòng chảy mặt và
nước ngầm phong phú thì sinh vật phát triển với thành phần loài phong phú, đa
dạng. Ngược lại.
* Đất: Sông ngòi vận chuyển phù sa từ thượng lưu, trung lưu về hạ lưu với hệ số
bào mòn lớn nên đất đai ở vùng thượng và trung lưu dễ bị xói mòn, rửa trôi, kém
dinh dưỡng. Ở vùng đồng bằng là quá trình bồi tụ phù sa, đất giàu dinh dưỡng.
2. Một số khái niệm về nội dung sông ngòi (10)
2.1.Định nghĩa sông ngòi
Hiểu biết về sông ngòi khá phức tạp và trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.
Thời Cổ đại, người ta thường quan niệm sông ngòi là nước; về sau, để phân biệt
với các đối tượng khác trên lục địa, người ta gọi sông ngòi là “nước chảy”. Gần
đây, định nghĩa về sông ngòi mới chính xác dần lên. Trước hết “Sông ngòi là
5



những dải trũng có độ dốc một chiều trong đó nước chảy thường xuyên theo trọng
lực”. Sau đó là “Sông ngòi là những dòng chảy thường xuyên”. Cuối cùng, để biểu
thị cho các thành phần khác nhau của dòng chảy, có thể nói “Sông ngòi là tổng thể
của các dòng chảy thường xuyên”.
2.2. Hình thái sông ngòi.
Khi nghiên cứu về sông ngòi, người ta thường chú ý tới các đặc trưng thuỷ
văn vì đó là các yếu tố cơ bản. Tuy vậy, các đặc trưng hình thái cũng có ảnh hưởng
nhất định đến lượng dòng chảy cũng như chế độ nước sông. Do đó, để có hiểu biết
toàn diện về sông ngòi, không thể bỏ qua các đặc trưng về hình thái sông.
* Hệ thống sông ngòi: (phụ lục I)
- Nước rơi từ khí quyển hay nước tuyết và băng tan sau một thời gian chảy tràn trên
mặt đất dốc sẽ tập trung thành dòng chảy. Các dòng chảy nhỏ chảy vào các dòng
chảy lớn hơn… rồi cuối cùng đổ vào một dòng chảy lớn nhất để tiêu nước vào một
đối tượng nhận nước nào đó: hồ đầm, biển và đại dương. Các dòng chảy trong
phạm vi nào đó họp thành một hệ thống sông ngòi.
- Dòng chính, phụ lưu, chi lưu:
+ Trong mỗi hệ thống, dòng chảy lớn nhất được gọi là dòng chính.
+ Các dòng chảy nhỏ hơn chảy vào dòng chính gọi là các phụ lưu. Mỗi hệ thống
sông thường có nhiều phụ lưu và người ta đã tiến hành phân cấp theo các phương
pháp khác nhau. Ngày nay, theo phương pháp mới, dòng chảy nào chỉ nhận được
nước chảy tràn và nước suối gọi là phụ lưu cấp 1. Phụ lưu cấp 1 này đổ vào dòng
chảy nào, dòng chảy đó gọi là phụ lưu cấp 2… Cứ như vậy cho đến phụ lưu cuối
cùng là dòng chảy đổ trực tiếp vào dòng chính. Các phụ lưu thường tồn tại ở
thượng và trung lưu. + Chi lưu: ở phía hạ lưu lại có những dòng chảy chia bớt nước
cho dòng chính gọi là chi lưu. Đối với các chi lưu, người ta cũng tiến hành phân
cấp. Dòng chảy nào trực tiếp chảy ra từ dòng chính gọi là chi lưu cấp 1, dòng chảy
nào từ chi lưu cấp 1 chảy ra gọi là chi lưu cấp 2… và cứ như vậy cho tới chi lưu
cuối cùng. Số lượng chi lưu bao giờ cũng ít hơn các phụ lưu. Trong hệ thống sông
Hồng: sông Hồng là dòng chính; các sông: Đà, Lô, Chảy ,… là các phụ lưu; các
sông: Đáy, Trà Lí, Ninh Cơ,… là các chi lưu.

* Hình dạng lưới sông (phụ lục II)
- Là sự kết hợp của dòng chính, các phụ lưu và các chi lưu. Hình dạng lưới sông có
ảnh hưởng nhất định đến quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ trên sông.
6


- Có 3 dạng lưới sông cơ bản là: lông chim, song song và nan quạt.
- Mạng lưới sông ngòi: các hệ thống sông ngòi thường tách biệt nhau, song cũng có
khi kết hợp với nhau, nhất là ở phía hạ lưu để tạo thành một mạng lưới sông ngòi.
* Lưu vực sông ngòi:
- Lưu vực sông: Một phạm vi nhất định của bề mặt lục địa tập trung nước để cung
cấp cho sông ngòi là lưu vực sông. Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi chủ yếu là
từ bề mặt đất và một phần khác là do nước dưới đất.
- Đường phân thuỷ: Ranh giới của các lưu vực sông khác nhau là đường phân thuỷ.
Tại các lưu vực cũng tồn tại các đường phân thuỷ khác nhau: đường phân thuỷ mặt
và đường phân thuỷ ngầm. Hai đường phân thuỷ này có khi không trùng nhau; song
cũng như lưu vực mặt, đường phân thuỷ mặt cũng được lấy làm cơ sở. Đường phân
thuỷ mặt có thể được xác định dễ dàng theo các đường đỉnh núi, còn ở đồng bằng
công việc này khó khăn hơn nhiều.
- Lòng sông: Là bộ phận thấp nhất của thung lũng trong đó có nước chảy thường
xuyên (theo A-pô-lôp). Do lượng nước trong sông luôn thay đổi nên kích thước của
lòng sông cũng thay đổi theo. Lòng sông ứng với lượng nước nhỏ nhất về mùa cạn
gọi là lòngnhỏ hay lòng sông gốc; còn lòng mở rộng ứng với lượng nước lớn nhất
trong mùa lũ gọi là lòng lớn hay lòng cả. Lòng sông ứng với lượng nước bình
thường nào đó gọi là lòng sông hoạt động hay lòng thường xuyên.
2.3. Trắc diện của sông (phụ lục III)
* Trắc diện ngang của sông: là diện tích mặt cắt ngang của sông vuông góc với
dòng chảy tại một điểm đo nhất định trên dòng sông. Diện tích này có giới hạn
bằng địa hình đáy sông và mặt nước sông tại thời điểm đo. Ở khu vực thượng lưu,
trắc diện ngang của sông thường hẹp và có hình chữ V, còn ở khu vực hạ lưu trắc

diện ngang của sông thường mở rộng và có hình chữ U. Trắc diện sông thường bất
đối xứng giữa hai bờ do cấu tạo của địa hình đáy sông và do động lực của dòng
chảy.
* Trắc diện dọc của sông: là đường nối liền các điểm sâu nhất của dòng sông từ
thượng nguồn của dòng chính tới cửa sông. Ở khu vực thượng lưu, sông có trắc
diện dọc, dốc đứng vì có độ chênh lệch lớn trên một khoảng cách ngắn. Ở khu vực
trung lưu, trắc diện dọc của sông đã thoải dần. Ở khu vực hạ lưu, trắc diện dọc của
sông gần như ngang bằng vì độ chênh lệch rất nhỏ trên một khoảng cách lớn tới
cửa sông.
2.4. Các dòng chảy sông ngòi.
7


Trong các đặc trưng của sông ngòi, quan trọng nhất là các đặc trưng thuỷ văn.
Các đặc trưng này được thể hiện qua các dòng chảy sông ngòi: nước, bùn cát, ion,
… Trong các dòng chảy này, dòng chảy nước là quan trọng nhất, quy định sự tồn
tại và phát triển của sông ngòi.
2.5. Phân loại sông ngòi.
Phân loại sông theo các phương pháp và chỉ tiêu khác nhau. Một số phương pháp
cơ bản như sau:
- Phân loại sông theo dòng nước: Theo cách phân loại của Vôi-i-ê-kôp:
+ Sông ngòi có nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan
+ Sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp
- Phân loại sông theo các dòng chảy khác:
+ Phân loại sông theo dòng cát bùn
+ Phân loại sông theo dòng ion
3. Liên hệ với thực tiễn để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Thiếu hụt tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam (Phụ lục
IV)
* Tình trạng thiếu hụt tài nguyên nước.

- Tài nguyên nước của nước ta rất phong phú tuy nhiên sự phân phối nước không
đều trong năm và giữa các vùng khiến cho nhiều vùng luôn thiếu nước, đặc biệt
trong mùa khô.
+ Đồng bằng sông Cửu Long tập trung tới 61% nguồn tài nguyên nước của car
nước, nhưng chỉ chiếm 22% dân số toàn quốc. Lượng nước bình quân theo đầu
người của các vùng còn lại thấp hơn lượng nước bình quân chung của toàn cầu.
+ Vùng Bình Thuận luôn trong tình trạng khan hiếm nước, nhu cầu nước vượt quá
khả năng cung cấp 1,5 lần.
+ Tình trạng thiếu hụt nước trong mùa nước kiệt chiếm diện rộng hơn và nghiêm
trọng hơn như ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong tình trạng chung của các nước đang phát triển, lượng nước dùng cho nông
nghiệp ở nước ta chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nhu cầu nước sử dụng. Nhu cầu nước
cho công nghiệp, cho sinh hoạt và dịch vụ chưa nhiều, so với mức bình quân toàn

8


cầu còn thấp hơn nhiều. Tuy thế, tỉ lệ các gia đình có nước sạch theo tiêu chuẩn của
Tổ chức Y tế thế giới ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 20-40% tùy vùng.
* Ô nhiễm môi trường nước
- Hầu hết nước thải công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông chưa qua xử lý. Hàng
năm, hoạt động công nghiệp thải trên 300 ngàn tấn các chất độc hại vào môi
trường. Khu công nghiệp Biên Hòa- TPHCM có lượng nước thải hằng ngày là 500
ngàn m3. Tại Hà Nội, hàng ngày có khoảng 300 m3 nước thải đổ vào sông, hồ.
- Trong hoạt động nông nghiệp, lượng thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hóa học,
dư thừa cũng là nguồn gây ô nhiễm nhiều vùng chứa nước ở nông thôn.
4. Luyện tập câu hỏi và bài tập liên quan đến nội dung Sông ngòi trong cấu trúc
đề thi HSGQG môn Địa lý.
Sau khi được trang bị kiến thức- kỹ năng, việc luyện tập theo chuẩn kiến thức - kỹ
năng chuyên sâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua luyện tập học sinh nắm

vững kiến thức hơn, thành thạo kỹ năng và tư duy địa lý. Việc luyện tập phải được
tiến hành thường xuyên có thể khẳng định luyện tập là một trong những bước quyết
định đến năng lực chuyên môn của học sinh.
4.1. Vận dụng kiến thức chuẩn, kiến thức chuyên sâu luyện tập câu hỏi & bài
tập nội dung “ Địa lý tự nhiên đại cương”
Để làm tốt các câu hỏi sau, Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản và kiến thức
chuyên sâu.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông: Độ dốc lòng sông, chiều
rộng lòng sông.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:
+ Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
+ Địa thế, thực vật và hồ đầm.
- Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác như: địa hình, khí
hậu, đất,..
Câu 1:
a. Tại sao tốc độ dòng chảy của một con sông lại không đồng nhất trên chiều dài
của một dòng sông, không đồng nhất ngay cả trên mặt cắt ngang của dòng
sông?
b. Tại sao chế độ nước sông có sự khác nhau?
9


Gợi ý:
a. Tốc độ dòng chảy của một con sông lại không đồng nhất trên chiều dài của một
dòng sông, không đồng nhất ngay cả trên mặt cắt ngang của dòng sông vì:
Tốc độ dòng chảy của sông chịu tác động của các nhân tố khác nhau; mỗi nhân tố
này lại khác nhau trên chiều dài của một dòng sông.
- Quãng sông nào có độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng
lớn và ngược lại.
- Ở khúc sông rộng, nước chảy chậm; đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.

b. Chế độ nước sông có sự khác nhau vì:
- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau: Chế độ mưa, băng
tuyết và nước ngầm; địa thế, thực vật và hồ, đầm.
- Mỗi nhân tố tác động ở các nơi khác nhau thì khác nhau:
+ Chế độ mưa: Ở vùng khí hậu khô nóng hoặc những nơi đia hình thấp của khí hậu
ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi
phụ thuộc vào chế độ mưa của nơi đó. Nếu có chế độ mưa theo mùa thì có chế độ
nước theo mùa; mưa quanh năm thì nước sông đầy quanh năm.
+ Băng, tuyết: Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng
tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được
tiếp nước nên mùa xuân là mùa lũ.
+ Nước ngầm: Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể
trong việc điều hòa chế độ nước sông.
+ Địa thế: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng. Sau mỗi trận mưa
to, nước dồn về các sông suối.
+ Thực vật: Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước khá lớn được giữ lại ở tán
cây, phần còn lại khi xuống tới mặt đất một phần bị lớp thảm mục giữ lại, một
phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch nước ngầm,
điều hòa dòng chảy cho sông ngòi giảm lũ lụt.
+ Hồ, đầm: Hồ, đầm nối với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước
sông lên, một phần chảy vào hồ, đầm. Khi nước xuống, nước ở hồ, đầm lại chảy ra
làm cho sông đỡ cạn.
- Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến chế độ nước sông khác nhau ở mỗi nơi.
Ví dụ, ở miền núi nếu lớp phủ thực vật bị phá trụi, thì nước mưa tập trung về sông
10


nhanh hơn, nước sông đột ngột dâng lên cao hơn; nơi có lớp phủ thực vật tốt thì
nước ngầm phong phú hơn.
Câu 2: Vì sao hạ lưu sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc nhưng vẫn nhiều

nước?
Gợi ý:
Hạ lưu sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc nhưng vẫn nhiều nước vì:
- Sông Nin bắt nguồn từ Hồ Victoria ở khu vực Xích đạo có mưa quanh năm, nên
lưu lượng khá lớn.
- Tới Khắc Tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận
Xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn (mùa lũ lên tới 90.000m3/s).
- Do vậy, đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và
không nhận được phụ lưu nào, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh,
đến gần biển lưu lượng nước giảm nhiều, nhưng ở Cai rô lưu lượng nước mùa cạn
vẫn còn lớn khoảng 700m3/s.
Câu 3:
a.Vì sao sông Amadôn có lưu lượng nước lớn và đầy nước quanh năm?
b. Vì sao sông Iênitxây về mùa xuân thường có lũ lớn?
Gợi ý:
a. Sông Amadôn có lưu lượng nước lớn và đầy nước quanh năm vì:
Sông có diện tích lưu vực lớn nhất Thế giới, nằm trong khu vực Xích đạo, mưa rào
quanh năm, sông lại có tới 500 phụ lưu nằm hai bên đường Xích đạo nên mùa nào
lòng sông cũng đầy nước và có lưu lượng trung bình lớn nhất Thế giới (220000
m3/s)
b. Sông Iênitxây về mùa xuân thường có lũ lớn:
- Vì sông Iênitxây chảy ở khu vực khí hậu ôn đới lạnh, mùa đông dài, nước đóng
băng, mùa xuân đến băng tan nên nước lớn thường gây ra lụt.
- Do sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn
xuống trung và hạ lưu. Trong lúc đó ở hạ lưu băng chưa tan nên đã chắn dòng nước
lại, tràn lênh láng ra hai bên bờ gây lụt lớn.
Câu 4: Mạng lưới sông ngòi trên trái đất biểu hiện tính địa đới như thế nào ?
Gợi ý :
11



- Khái niệm quy luật địa đới
- Chế độ nước sông phản ánh tính địa đới thông qua nguồn cung cấp nước.
+ Ở Xích đạo sông đầy nước quanh năm, phản ảnh đúng chế độ mưa quanh năm ở
Xích đạo.
+ Ở vành đai nhiệt đới có 1 mùa khô và một mùa mưa nên sông ngòi có chế độ
nước
một mùa cạn, một mùa lũ phù hợp với chế độ mưa.
+ Ở vùng cận nhiệt đới tính chất địa đới phản ánh đầy đủ ở rìa Tây các lục địa như:
ở rìa Tây lục địa Âu -Á, sông có chế độ nước đủ 4 kiểu theo nguồn cung cấp
nước.
+ Ở ôn đới vào mùa đông sông kiệt nước ở các vùng băng giá, vào mùa hạ có lũ do
băng tuyết tan.
+ Ở các vành đai thuộc các vĩ độ cận cực nước gần như ở thể rắn quanh năm.
4.2. Vận dụng kiến thức cơ bản - kiến thức chuyên sâu luyện tập câu hỏi & bài
tập nội dung “Địa lý tự nhiên Việt Nam”.
Để làm tốt câu hỏi này, học sinh cần linh hoạt vận dụng kiến thức cơ bản và chuyên
sâu đã được học lấp đầy vào từng tiêu chí theo dàn bài như sau:
Ví dụ 1: Phân tích đặc điểm của 1 hệ thống sông
- Nơi bắt nguồn, nơi đổ ra
- Chiều dài sông.
- Diện tích lưu vực, hình dạng lưới sông.
- Hướng chảy của sông.
- Nguồn cung cấp nước cho sông (mưa, nước ngầm,..)
- Hình thái sông (độ dốc lòng sông, dòng chính, chi lưu, phụ lưu)
- Chế độ dòng chảy.
+ Tổng lượng nước, lưu lượng nước trung bình
+ Sự phân mùa (lũ, cạn)
+ Đặc điểm lũ.
- Lượng phù sa.

- Giá trị kinh tế.

12


Ví dụ 2: Rèn luyện kĩ năng tính toán khi phân tích một bảng số liệu, nhận xét về
thủy chế của một con sông.
- Mùa lũ (thời gian, tổng lưu lượng, đỉnh lũ)
+ Thời gian: Từ tháng nào đến tháng nào? Kéo dài bao nhiêu tháng? (mùa lũ gồm
các tháng đều có lưu lượng dòng chảy ≥ 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm)
+ Lưu lượng nước mùa lũ chiếm ? % lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Lưu lượng tháng cao nhất ? gấp? lần tháng thấp nhất.
- Mùa cạn (thời gian, tổng lưu lượng, tháng có lưu lượng nước thấp nhất)
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải
thích những điểm khác nhau về thủy chế sông ngòi của 3 hệ thống sông: HTS
Hồng, HTS Cửu Long và các sông vùng duyên hải miền Trung.
Gợi ý:
1. Những điểm khác nhau về thủy chế sông ngòi của 3 hệ thống sông
a. Hệ thống sông Hồng.
- Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, lưu lượng mùa lũ gấp 4 lần mùa cạn.
- Lũ lên nhanh và đột ngột, rút chậm. Chế độ nước thất thường, phức tạp.
b. Hệ thống sông Cửu Long.
- Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
- Nước sông điều hòa không phức tạp, lũ lên chậm, rút chậm.
c. Các sông vùng duyên hải miền Trung.
- Mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm từ tháng 9 đến tháng 12.
- Lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa vào bão lớn.
2. Giải thích nguyên nhân: do sự khác biệt về diện tích lưu vực, chiều dài sông, độ
dốc lòng sông, hình thái mạng lưới sông, lớp phủ thực vật, địa chất, hồ đầm, biến
trình mưa trong lưu vực sông.

a. Hệ thống sông Hồng.
- Diện tích lưu vực sông Hồng tuy nhỏ hơn diện tích lưu vực sông Cửu Long nhưng
phần lớn lưu vực chảy trên lãnh thổ việt nam vì thế mức tập trung nước mưa lớn
- Lưu vực sông Hồng có dạng hình nan quạt, khi lũ xảy ra thường có sự phối hợp
của dòng chính với các phụ lưu, gây lũ lớn, có khả năng vỡ đê uy hiếp cả vùng
13


đồng bằng rộng lớn (lũ hạ lưu sông Hồng do ba dòng sông tạo nên: sông Đà , sông
Lô, sông Thao)
- Hình thái lưu vực sông Hồng dốc nhiều ở thượng nguồn, dốc ít ở hạ nguồn, lũ
sông Hồng lên nhanh nhưng xuống chậm. Rừng đầu nguồn lại bị chặt phá, hạn chế
khả năng giữ nước trong mùa mưa lũ
- Khi đổ ra biển chỉ có ba cửa sông nên khả năng thoát lũ chậm hơn so với sông
Cửu Long.
b. Hệ thống sông Cửu Long.
- Diện tích sông Cửu Long lớn hơn diện tích lưu vực sông Hồng và chỉ có 15%
diện tích lưu vực ở trên lãnh thổ Việt nam vì thế mức độ tập trung lượng nước mưa
giảm.
- Lưu vực sông Cửu Long có dạng hình lông chim, diện tích lớn, độ dốc nhỏ. Đặc
biệt là do tác dụng điều hòa nước của hồ Tonle Xap. Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng
11, lũ lên chậm và xuống chậm.
- Khi sông Cửu Long đổ ra biển lại chia làm 9 cửa sông khiến cho nước lũ thoát
nhanh
- Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch dày đặc có tác dụng phân lũ nhanh
sang các khu vực xung quanh.
c. Các sông vùng duyên hải miền Trung.
- Sông ngòi thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ, độc lập.
- Mùa lũ trùng với mùa mưa khi có sự xuất hiện dải hội tụ nhiệt đới, bão thường
xuất hiện cùng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc… gây mưa to, nước thượng

nguồn đổ về, thủy triều sóng biển dâng lên làm phức tạp chế độ nước sông.
Câu 2: Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy phân tích vai trò
của các nhân tố tạo nên sự phân hóa sông ngòi của nước ta.
Gợi ý
Sự phân hóa sông ngòi là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: cấu trúc địa
chất- địa hình, khí hậu, thực vật, hồ đầm:
- Địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi thông qua nhiều yếu tố như hướng
núi, độ dốc, đặc điểm hình thái.
+ Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nên sông ngòi nước ta phần lớn chảy
qua địa hình miền núi
14


+ Theo hướng cấu trúc địa hình, sông ngòi nước ta có hai hướng chính là Tây BắcĐông Nam và hướng vòng cung.
+ Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại nên trên cùng một dòng sông có khúc
chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh sông đào lòng dữ dội . Trong vùng núi, có
cả các sông trẻ đang đào lòng dữ dội, thung lũng hẹp đồng thời có cả các thung
lũng già có bãi bồi, thềm đất.
+ Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng và miền núi nên dòng chảy sông ngòi
có sự thay đổi đột ngột khi chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu
- Địa chất: tính chất thấm nước của nham thạch, của lớp vỏ phong hóa, tính chất dễ
hòa tan của đá vôi có ảnh hưởng đến hình thái lưu vực và đặc điểm thủy chế của
sông.
+ Sông chảy qua các vùng đá diệp thạch thường có thung lũng rộng, thoải và đối
xứng còn khi chảy qua các vùng đá kết tinh thì thung lũng hẹp và sâu. Sông tại
vùng đá vôi có sườn cao, vách đứng.
+ Sông chảy qua vùng đá rắn thường lắm thác ghềnh.
+ Ở vùng đá vôi, mật độ sông ngòi thấp nhất dưới 0,5km/km 2, đồng thời lượng
dòng chảy mặt giảm rõ rệt. Vùng đá ba dan có lớp vỏ phong hóa dày, khả năng
thấm nước lớn làm giàm dòng chảy mặt, mật độ sông suối cũng thưa.

- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nước sông.
Do nguồn cung cấp nước của sông ngòi nước ta chủ yếu là nước mưa nên chế độ
nước sông phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân bố lượng mưa trong năm. Nhìn chung
sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô, nhưng do mùa mưa các vùng
khác nhau nên thời gian lũ của các con sông cũng không giống nhau. Đồng thời do
sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô nên có sự chênh lệch lượng nước
giữa mùa lũ và mùa cạn, tháng lũ và tháng kiệt.
- Các nhân tố khác như thực vật, hồ đầm có tác dụng điều hòa dòng chảy.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
Lưu lượng nước trung bình trên sông Thu Bồn và sông Đồng Nai (Đơn vị: m3/s)
Tháng
Thu
Bồn

1

2

20
2

115

3

4

5

75,1 58,2 91,4


6

7

8

9

10

12
0

88,
6

69,6

151

519

11

12

954 448
15



Đồng
Nai

10
3

66,2 48,4 59,8 127

417 751

1345 1317 1279 594 239

So sánh và giải thích đặc điểm thủy chế sông Thu Bồn và sông Đồng Nai
Gợi ý
- Tổng lượng nước sông Đồng Nai lớn hơn sông Thu Bồn (lưu lượng nước trung
bình năm của sông thu Bồn là 240 m3/s, sông Đồng Nai là 532m3/s.
Nguyên nhân: Sông Đồng Nai có tổng diện tích lưu vực lớn (chiếm 11,27% diện
tích lưu vực các hệ thống sông, sông Thu Bồn chỉ có 3,12%), có nhiều phụ lưu và
dài hơn.
- Chế độ nước cả 2 sông đều phân mùa lũ- cạn rõ rệt do khí hậu phân mùa mưakhô. Tuy nhiên, sự phân chia mùa lũ và mùa cạn của 2 sông này rất khác nhau
+ Sông Thu Bồn:
• Mùa lũ:
Có mùa lũ chính ngắn và muộn, xảy ra vào thu-đông (từ tháng 10 đến tháng 12)
Lưu lượng nước rất lớn 1921m3/s, chiếm 66,4% lưu lượng nước cả năm,
Tháng đỉnh lũ là tháng 11 (954m3/s ) chiếm 33% lưu lượng cả năm.
Ngoài ra, còn có lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng 6, tháng 7.
• Mùa cạn:
Kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9.
Tháng kiệt nhất là tháng 4 (58m3/s) chỉ bằng 2% lưu lượng năm.

+ Sông Đồng Nai:
• Mùa lũ:
Mùa lũ vào hạ-thu (tháng 7 đến tháng 11)
Lưu lượng nước 5286 m3/s ( chiếm 86,6% cả năm )
Tháng đỉnh lũ là tháng 8 (1345m3/s ) chiếm 22% lượng nước cả năm.
• Mùa cạn:
Kéo dài 7 tháng (12-6) với lượng nước chỉ chiếm 13,4% tổng lượng cả năm.
Tháng kiệt nhất là tháng 3 (48,4m3/s) chiếm 0,8% tổng lượng cả năm.
Nguyên nhân: do lưu vực mỗi sông nằm trong 2 vùng khí hậu có chế độ mưa khác
nhau.
- Sông Thu Bồn thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ có mùa mưa từ tháng 8 đến
tháng 12 với 3 tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng 9,10,11.
- Sông Đồng Nai có thượng nguồn thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên, hạ lưu thuộc
vùng khí hậu Nam Bộ đều có mưa vào mùa hạ ( tháng 5 đến tháng 10)
16


- Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn, giữa lưu lượng nước cực
đại và cực tiểu
+ Sông Đồng Nai lớn hơn nhiều (6,4 lần, 27 lần)
+ Sông Thu Bồn (1,6 lần, 16,4 lần)
Nguyên nhân: do sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô của Tây Nguyên và
Nam Bộ sâu sắc hơn vùng Nam trung Bộ.

17


C. KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng của đề tài.
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nội dung Sông ngòi (10) chương trình nâng cao

+ Các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông: Độ dốc lòng sông, chiều
rộng lòng sông.
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:
• Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
• Địa thế, thực vật và hồ đầm.
- Biên soạn nội dung sông ngòi (10) chương trình chuyên sâu.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa
hình, khí hậu,..)
+ Một số khái niệm: Sông ngòi, hệ thống sông ngòi, dòng chính, phụ lưu, chi lưu,
hình dạng lưới sông, lưu vực sông ngòi)
- Liên hệ với thực tế: thiếu hụt tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước ở Việt
Nam.
- Vận dụng kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu luyện tập các câu hỏi và bài
tập liên quan đến nội dung sông ngòi (10,12) trong cấu trúc đề thi HSGQG môn
Địa lý. Đề tài đã đưa ra các câu hỏi - bài tập và có gợi ý trả lời chi tiết cho từng ví
dụ.
2. Đề xuất.
- Giáo viên chuyên, nhóm chuyên tăng cường biên soạn chuyên đề chuyên sâu theo
hướng dẫn của Bộ. Có thêm một số vấn đề khó, mới không nằm trong nội dung
SGK nhưng có tác dụng bổ sung, mở rộng kiến thức giúp các em rèn luyện năng
lực nhận thức độc lập, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu chuyên đề nhằm đạt hiệu
quả cao trong các kì thi HSG.
- Tăng cường trao đổi chuyên môn với các trường THPT Chuyên. Nhà trường tạo
điều kiện được mời các Giáo sư, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm về tư vấn giúp
đỡ nhóm chuyên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên.
- Giáo viên cần phát huy phương pháp nghiên cứu, làm việc theo nhóm, giao đề tài
cho nhóm có giám sát thời gian, tiến độ thực hiện và tổng kết đánh giá theo từng
chuyên đề nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của học sinh.
18



- Tăng cường các tài liệu dạy học chuyên đề chuyên sâu: ngoài chương trình và
SGK, cần khai thác các tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên đề, các trang web chuyên
đề, chuyên ngành.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định.
Chúng tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung,.. của các đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn và có tác dụng tích cực đối với giáo viên và học sinh trong quá trình
bồi dưỡng HSGQG ở trường THPT Chuyên.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 10 tháng 8 năm 2015

19


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ đồ hệ thống sông Hồng

Phụ lục 2: Lưu vực sông ngòi

20


Phụ lục 3: Trắc diện của sông

21


Phụ lục 4: Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

22




×