Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Hệ thống hóa kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập phần địa lí sông ngòi trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.67 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC………………………………………………………..................
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI..................................................................
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………….
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI………………………...
V. PHẠM VI VÀ GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU………………………………..
NỘI DUNG ………………………………………………………………...
Chương I: TỔNG QUAN VỀ SÔNG NGÒI……………………………….
I. QUAN NIỆM VỀ SÔNG NGÒI………………………………………….
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HÌNH THÁI SÔNG NGÒI …
1. Hệ thống sông ngòi……………………………………………….
2. Lưu vực sông… …………………………………………………..
III. DÒNG CHẢY NƯỚC CỦA SÔNG NGÒI…………………………….
1. Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông………..
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông……………..
III. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT……………………………
1. Sông Nin…………………………………………………………
2. Sông Amazon…………………………………………………….
3. Sông Vônga……………………………………………………….
4. Sông Iênitxây …………………………………………………….
IV. CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY CỦA SÔNG NGÒI VIỆT NAM………….
1. Sự phân bố dòng chảy sông ngòi theo thời gian…………………...
2. Một số hệ thống sông lớn ở Việt Nam……………………………
Chương II: CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN VẤN
ĐỀ SÔNG NGÒI…………………………………………………………..
I. CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG KIẾN THỨC: TRÌNH BÀY, CHỨNG
MINH, GIẢI THÍCH,……………………………………………………….
II. CÁC BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN BẢNG SỐ LIỆU…………………
III. DẠNG BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU ĐỒ………………………


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................
I. NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI...................................
II. ĐỀ XUẤT………………………………………………………………
1. Đối với giáo viên…………………………………………………
2. Đối với học sinh………………………………………………….

MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

1
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
6
9
9
10

10
11
11
11
12
14
14
22
27
29
29
29
29
29


Địa lí là một trong những môn học trong nhà trường phổ thông, cung cấp
cho học sinh những kiến thức tổng quát, logic về các sự vật, hiện tượng tự nhiên,
kinh tế - xã hội và mối quan hệ gữa chúng.
Trong môn địa lí, phần địa lí kinh tế - xã hội đại cương (lớp 10) có vị trí
đặc biệt quan trọng trong chương trình địa lý của các trường THPT ở nước ta.
Tính chất quan trọng của nó được thể hiện ít nhất về hai phương diện. Đó là
chiếc cầu nối giữa khối kiến thức địa lý tự nhiên với khối kiến thức địa lý kinh
tế - xã hội và là nền tảng không thể thiếu được cho các môn học tiếp theo thuộc
lĩnh vực kinh tế - xã hội như: địa lý kinh tế xã hội thế giới (lớp 11), địa lý kinh
tế xã hội Việt Nam (lớp 12). Hơn thế nữa, phần này cũng chứa đựng không ít
những câu hỏi địa lí hay, khó, đòi hỏi tư duy logic của học sinh. Trong quá trình
trả lời các câu hỏi về phần này, học sinh phải thực sự động não suy nghĩ để tìm
ra đáp án, càng giải nhiều bài tập bao nhiêu thì lượng kiến thức cũng theo đó mà
tăng lên bấy nhiêu. Trong đó, vấn đề địa lí sông ngòi là một trong những nội

dung quan trọng, không thể thiếu trong chương trình đại cương và là một phần
kiến thức ôn luyện học sinh giỏi địa lí ở cấp THPT.
Tuy nhiên, một khó khăn không nhỏ của các giáo viên trường chuyên là
khi dạy phần này là chưa có một tài liệu chuyên sâu riêng phục vụ cho bồi
dưỡng học sinh giỏi quốc gia. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, tham khảo
của giáo viên, học sinh, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hệ thống hóa
kiến thức và các dạng câu hỏi, bài tập phần địa lí sông ngòi trong bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Địa lí”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản một cách chính xác và khoa học về
sông ngòi phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia.
- Hệ thống hóa các dạng câu hỏi, bài tập phần địa lí sông ngòi, hướng dẫn
các bước cơ bản để giải quyết từng dạng câu hỏi, bài tập.
- Đưa ra từng ví dụ cụ thể cho các dạng các dạng câu hỏi, bài tập có kèm

2


theo hướng dẫn chi tiết.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết 2 nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Trình bày khái quát một số vấn đề của địa lí sông ngòi, có mở rộng và
phân tích.
- Hệ thống các dạng câu hỏi liên quan và hướng dẫn học sinh tư duy, trả
lời nhanh, hiệu quả.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Do độ rộng của vấn đề, đề tài tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của
địa lí sông ngòi:
V. PHẠM VI VÀ GIÁ TRỊ NGHIÊN CỨU

1. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa
lí lớp 10 nâng cao, có mở rộng tham khảo ở các tài liệu khác có liên quan.
2. Giá trị nghiên cứu
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí.
- Dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh lớp chuyên và học sinh tham
gia thi học sinh giỏi các cấp.

NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN VỀ SÔNG NGÒI
I. QUAN NIỆM VỀ SÔNG NGÒI

\

3


Sông ngòi là một thành phần quan trọng của môi trường địa lí, được tìm
hiểu từ lâu và kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện.
Quan niệm của một số nhà địa lí địa mạo cho rằng: Sông ngòi là một nhân
tố của địa mạo vì trong quá trình chuyển động, sông ngòi đã tạo ra một lực mà
một phần của nguồn năng lượng này đã được dùng để đào sới và làm thay đổi bề
mặt nổi của Trái Đất.
Quan niệm của một số nhà địa lí khí tượng thủy văn cho rằng: sông ngòi
là sản phẩm của khí hậu..
Nhà thủy văn học người Nga Davydov đã có quan niệm hoàn thiện hơn về
sông ngòi, đó là: Sông ngòi là hàm số của khí hậu trển một nền cảnh quan nhất
định.
Quan điểm đúng đắn và hoàn thiện hơn cả về sông ngòi là: Sông ngòi là

tổng thể của các dòng chảy tự nhiên, trong đó dòng nước đóng vai trò quyết
định.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HÌNH THÁI SÔNG NGÒI
1. Hệ thống sông ngòi
Nước mưa rơi từ khí quyển hay nước tuyết và băng tan, sau một thời gian
chảy tràn trên bề mặt đất dốc sẽ tập trung lại thành các dòng chảy. Các dòng nhỏ
chảy vào các dòng lớn hơn rồi cuối cùng chảy vào một dòng lớn nhất để tiêu
nước vào một nơi nào đó: hồ đầm, biển và đại dương…Các dòng chảy trong
phạm vi lãnh thổ này tạo thành một hệ thống sông ngòi. Trong mỗi hệ thống,
dòng chảy lớn nhất gọi là dòng chính, còn các dòng nhỏ hơn chảy vào dòng
chính gọi là phụ lưu. Mỗi hệ thống thường có nhiều phụ lưu, các phụ lưu tồn tại
ở phần thượng lưu và trung lưu. Ngược lại, ở hạ lưu, dòng chảy nào tiêu nước
cho dòng chính gọi là các chi lưu.
Hình dạng lưới sông, bao gồm dòng chính, các phụ lưu và chi lưu
có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tập trung nước và đặc điểm lũ trong sông.
Có 3 dạng lưới sông chính là: dạng lông chim, dạng song song và dạng nan quạt.

4


Trong các dạng lưới sông, dạng nan quạt có thể gây lũ toàn phần và đột ngột cho
phía hạ lưu.
2. Lưu vực sông
Một phạm vi nhất định của bề mặt các châu lục tập trung nước để cung
cấp cho sông ngòi gọi là lưu vực sông. Nguồn nước cung cấp cho sông ngòi chủ
yếu là từ bề mặt đất và một phần khác là do nước dưới đất. Do đó, lưu vực sông
bao gồm hai bọ phận: lưu vực mặt và lưu vực ngầm. Trong đó lưu vực mặt làm
cơ sở do dễ xác định hơn. Ranh giới của các lưu vực sông khác nhau gọi là
đường phân thủy. Lưu vực sông và đường phân thủy không cố định mà có thể
biến đổi đột biến do hiện tượng bắt dòng. Kích thước lưu vực có ảnh hưởng đến

lượng dòng chảy sông ngòi: diện tích lưu vực lớn, lưu lượng nước sẽ nhiều; diện
tích lưu vực nhỏ, lưu lượng nước sẽ ít. Ngoài ra, hình dạng lưu vực cũng ảnh
hưởng đến quá trình tập trung lũ và chế độ nước sông. Lưu vực sông nhỏ và dài
tương ứng với mạng lưới sông hình lông chim, thường sản sinh lũ đơn hay lũ bộ
phận; ngược lại, lưu vực sông hình dạng tròn, tương ứng lưới sông nan quạt,
thường xuất hiện lũ kép hay lũ hoàn toàn.
III. DÒNG CHẢY NƯỚC CỦA SÔNG NGÒI
1. Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông
a. Độ dốc lòng sông
Nước sông chảy nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông,
nghĩa là tùy độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc
độ dòng chảy càng mạnh.
Ngay trong một lưu vực sông, độ dốc lòng sông ở từng khúc sông khác
nhau nên tốc độ dòng chảy của các khúc sông trong từng lưu vực cũng thay đổi
theo.
b. Chiều rộng lòng sông

5


Nước sông chảy nhanh hay chậm còn tùy thuộc bề ngang của lòng sông
hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy
nhanh hơn.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông
a. Nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho sông được lấy từ 3 nguồn: chế độ mưa, băng
tuyết tan và nước ngầm. Các kiểu khí hậu khác nhau có vai trò của các nguồn
cung cấp nước khác nhau, do đó chế độ nước sông cũng khác nhau và phụ thuộc
vào nguồn cung cấp nước.
Sông chảy ở khu vực có kiểu khí hậu xích đạo, có nguồn cung cấp nước

chủ yếu do mưa. Lượng mưa trung bình năm lớn, phân bố khá đều giữa các
tháng trong năm. Vì vậy, sông ở miền khí hậu xích đạo có chế độ nước sông
điều hòa, sông đầy nước quanh năm.
Sông chảy ở khu vực ôn đới hải dương nước cao quanh năm do mưa
nhiều quanh năm, mùa thu và mùa đông mức nước hơi cao hơn các mùa khác
một chút.
Sông chảy ở khu vực có kiểu khí hậu ôn đới lục địa, nguồn cung cấp nước
ngoài do mưa còn do băng tuyết. Vì vậy chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ
mưa và băng tuyết tan. Sông ở đây thường có nước lên cao vào mùa xuân do
tuyết tan hoặc mùa hạ do mưa tại chỗ, nước thường thấp và đóng băng vào mùa
thu và đông.
Sông chảy trong khu vực khí hậu Địa Trung Hải, lũ lên rất cao vào mùa
thu và đông, xuống thấp vào mùa xuân, đặc biệt là mùa hạ.
Sông chảy trong khu vực có kiểu khí hậu gió mùa (cả nhiệt đới và ôn đới):
lũ lên rất cao vào mùa thời kì gió mùa hạ thổi, xuống rất thấp vào thời kì gió
mùa đông thổi.

6


Tóm lại chế độ nước sông phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước của từng
kiểu khí hậu. Nguồn cung cấp nước lại do đặc điểm mưa của khí hậu quy định,
vì vậy có thể nói khí hậu là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
b. Địa chất
Sông chảy qua những miền đất đá khác nhau thì chế độ nước cũng khác
nhau.
Dòng sông chảy qua miền đất đá khó thấm nước như đá kết tinh, đất sét,
…do khó thấm nước nên mạch ngầm ít. Sau mỗi trận mưa, nước dồn xuống lòng
sông, độ thấm nước chậm, nước dâng cao nhanh, nước lũ và cạn đều lên xuống
nhanh, chế độ nước sông có tính chất cực đoan.

Dòng sông chảy qua miền đất đá dễ thấm nước như vùng đất bazan, vùng
này thường có lớp vỏ phong hóa dày và có khả năng thấm nước lớn có nhiều
mạch nước ngầm, nước ngấm sâu và lan ra các vùng đất xung quanh. Vì thế khi
mưa nước sông lên chậm hơn, hết mưa nước rút cũng chậm hơn, do đó chế độ
nước điều hòa hơn.
c. Độ dốc của lòng sông
Độ dốc của lòng sông lớn, nước lên nhanh và rút cũng nhanh. Độ dốc
càng lớn tốc độ nước chảy càng mạnh.
Dòng sông có độ dốc nhỏ, chế độ nước lên và xuống chậm hơn, điều hòa
hơn.
d. Đầm hồ trên dòng sông
Những hồ lớn trên sông có tác dụng điều hòa chế độ nước của sông sau
khu chảy qua hồ.
Yếu tố chính tạo nên chế độ nước điều hòa của sông Cửu Long là biển Hồ
ở Campuchia, một bể chứa nước thiên nhiên khổng lồ. Trong mùa lũ lớn, khi
nước lên cao, sông chảy và hồ tới 1/3 lượng nước. Khi nước xuống, nước trong
hồ lại chảy ra sông.

7


Ở đồng bằng sông Hồng, hồ chứa nước của nhà máy thủy điện Sơn La sẽ
đảm bảo mực nước lũ cao nhất của Hà Nội dưới 12m (trong khi đó mực nước
năm 1945 là 14,10 m) đảm bảo lưu lượng sông Hồng ở thị xã Sơn Tây lúc thấp
nhất không dưới 2200 m3/s (trong khi lưu lượng nước ở thị xã Sơn Tây
ngày29/4/1940 chỉ có 840 m3/s).
e. Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông
Thực vật có ảnh hưởng tới nước ngầm từ đó ảnh hưởng tới chế độ nước
của sông. Xác cây cỏ tạo thành mùn, làm tăng độ thấm nước của đất và giữ lại
nhiều nước, tăng khối nước ngầm và làm giảm lượng nước chảy vào sông sau

các trận mưa, làm cho chế độ nước của sông điều hòa hơn. Những vùng mất
rừng, sẽ góp phần làm cho lũ của sông lớn hơn.
f. Lưu vực sông lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng đến chế độ nước của sông
Những con sông có lưu vực nhỏ lại nằm trong các khu vực khí hậu gió
mùa hoặc khí hậu Địa Trung Hải thường có lũ dữ dội (lũ lên rất nhanh) vì các
phụ lưu đều nhận nước vào thời gian như nhau (cùng một thời gian), do đó lũ
lên dữ dội vào các tháng mưa nhiều và xuống rất thấp vào các tháng mưa ít. Ví
dụ lưu vực sông Hồng có diện tích lưu vực khoảng 120000 km 2, trong đó 61400
km2 thuộc về Việt Nam. Như vậy là một lưu vực tương đối hẹp và cùng có một
chế độ mưa mùa hạ (từ tháng V đến tháng X, lượng mưa thường cao nhất vào
tháng VII hoặc tháng VIII) nên khi có mưa thường mưa toàn bộ lưu vực, và
nước các sông lớn nhỏ đều lên cùng một lúc, khiến lòng sông ở hạ lưu phải chứa
một lượng nước khá lớn do các sông ở miền núi đều chảy xuống nhanh, gây nên
những cơn lũ đột ngột rất lớn.
Những sông chảy trong lưu vực dài và rộng, hạ lưu nhận được nước của
nhiều sông (nhiều phụ lưu) cung cấp nước, đặc biệt là những con sông chảy dài
theo vĩ độ (sông Nin, sông Mê Công…) thì các phụ lưu của sông có thời gian lũ
khác nhau (vì các tháng mưa cao nhất ở từng lưu vực khác nhau) nên chế độ
nước của sông điều hòa hơn.

8


III. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Sông Nin
Sông Nin có diện tích lưu vực 2881000 km 2 (đứng thứ 2 thế giới sau sông
Cônggô) với chiều dài nhất thế giới (6685 km), chảy theo hướng Nam – Bắc qua
ba miền khí hậu khác nhau.
Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria trên sơn nguyên Đông Phi, ở khu vực
xích đạo có lượng mưa quanh năm nên lưu lượng nước khá lớn. Từ hồ Victoria

có dòng Victoria – Nin nối liền với các hồ Kiôga, Anbectơ. Từ hồ Anbectơ có
dòng Anbectơ – Nin chảy về phía Bắc và trở thành sông Baren – Đrêben. Su khi
nhận thêm các phụ lưu Baren Gadan và Xooba, sông có tên là Nin Trắng. Sông
Nin Trắng chảy về đến Khactum thì nhận thêm một phụ lưu quan trọng là Nin
Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng nước trở nên rất lớn tới trên 90000
m3/s. Đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và
không nhận được một phụ lưu nào, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi
mạnh, đến gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai rô (Ai Cập) về mùa
cạn lưu lượng vẫn còn 700 m3/s.
Với nguồn cung cấp nước như trên và sự điều tiết của các hồ ở vùng
thượng nguồn, chế độ nước của sông Nin Trắng nhìn chung điều hòa. Lưu lượng
nước tháng lũ và tháng cạn chỉ chênh nhau 2,5 lần. Tuy nhiên, sông Nin Trắng
chảy trên một miền địa hình đồng bằng rất bằng phẳng, lượng mưa gió mùa ở
đây không lớn, vào mùa hạ nước lại bốc hơi mạnh nên lưu lượng nước sông
cũng không cao. Hằng năm, Nin Trắng chỉ cung cấp cho sông Nin khoảng 29%
khối lượng dòng chảy. Trái lại, sông Nin Xanh chảy trên miền địa hình dốc,
lượng mưa trên sườn đón gió rất lớn, vì thế khi mùa mưa đến, nước sông lên rất
nhanh. Ở Khactum, thời kì nước cạn nhất vào tháng IV, lưu lượng trung bình
của Nin Xanh chỉ 127 m3/s; nhưng đến tháng 8 (thời kì lũ cao nhất) lưu lượng
đạt tới 5822 m3/s (gấp 45 lần tháng cạn nhất). Như vậy, chế độ nước của Nin
Xanh mang tính thất thường, mùa mưa nước sông lên rất nhanh, mùa khô nước

9


sông giảm rất nhanh. Hắng năm, Nin Xanh cung cấp cho sông Nin 57% khối
lượng dòng chảy. Bởi vậy chế độ nước của sông Nin phụ thuộc chủ yếu vào chế
độ nước của Nin Xanh.
Sông Nin có thời kì nước lớn từ tháng VIII – tháng I và thời kì nước cạn
từ tháng II – VII. Lưu lượng nước càng về hạ lưu càng giảm do thời gian chảy

qua hoang mạc, nước bị bốc hơi và ngấm vào đất, cát. Về mùa cạn, nguồn cung
cấp nước cho sông Nin chủ yếu do Nin Trắng.
2. Sông Amazon
Sông Amazon có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới (7170000 km 2) với
chiều dài 6437 km, đứng thứ 2 trên thế giới.
Sông bắt nguồn từ dãy Anđét ở độ cao gần 5000 m. Thượng nguồn là
sông Maranhon chảy trong một thung lũng sâu theo hướng từ Nam lên Bắc, sau
đó vượt ra khỏi vùng núi Anđét đổ vào đồng bằng Amazon. Trên đồng bằng
sông chảy theo hướng Tây – Đông và đổ ra Đại Tây Dương.
Lưu vực sông nằm trong khu vực xích đạo mưa rào quanh năm nên có
mạng lưới sông rất dày đặc, có 500 phụ lưu, trong đó có 13 phụ lưu dài trên
1500 km. Nhờ có phụ lưu dày đặc và chảy trong những miền khí hậu nóng ẩm
ướt quanh năm, sông Amazon là sông có nhiều nước (lưu lượng nước trung bình
lớn nhất thế giới 220 000 m 3/s) và có chế độ nước điều hòa. Hằng năm, sông
mang ra biển một lượng nước khổng lồ (3800 km 3), chiếm hơn một nửa khối
dòng chảy của toàn lục địa và bằng khoảng 15% dòng chảy của tất cả các sông
trên địa cầu. Hàng năm sông Amazon mang theo một khối lượng phù sa rất lớn,
tới 1 tỉ m3 nhưng do vùng bờ biển bị sụt lún và dọc theo bờ có các dòng biển
mạnh chảy qua nên việc bồi đắp châu thổ tiến ra biển với tốc độ không lớn.
3. Sông Vônga
Sông Vônga có chiều dài 3531 km (dài nhất châu Âu) với diện tích lưu
vực 1360000 km2. Sông bắt nguồn từ vùng đồi Vanđai thuộc miền đất cao Trung
Nga và chảy theo hướng Nam – Bắc, đổ vào biển Caxpi.

10


Nguồn cung cấp nước cho sông gồm tuyết tan (60%), nước ngầm (30%)
và nước mưa (10%). Về chế độ, sông có 2 thời kì nước lớn: vào cuối mùa xuân
đầu mùa hạ do tuyết tan từ tháng III đến tháng VI; và vào cuối mùa thu từ tháng

X đến tháng XI do mưa. Ngày nay do xây dựng các đập thủy điện, chế độ nước
sông điều hòa hơn, càng đi về hạ lưu, lưu lượng nước càng giảm dần.
4.Sông Iênitxây
Có chiều dài 4102 km, diện tích lưu vực 2580000 km 2, là con sông chảy ở
khu vực khí hậu ôn đới lạnh, có nguồn cung cấp nước chủ yếu do tuyết tan và
mưa vào xuân hạ. Sông Iênitxây có nước lớn vào cuối xuân, đầu hạ; mùa đông
dài nước đóng băng. Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng
lưu trước, nước lũ dồn xuống trung và hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã
chắn dòng nước lại, tràn lênh láng ra 2 bờ gây lụt lớn, có năm nước sông
Iênitxây tràn ra mỗi bên bờ tới 150 km; sang mùa hạ nước rút, mùa thu nước
cạn.
IV. CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY CỦA SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Nói chung, sông ngòi nước ta có dòng chảy phong phú với tổng lượng
dòng chảy 839 tỉ m3. Trong đó dòng chảy mặt chiếm hơn 75%, dòng chảy ngầm
chiếm chưa đầy 25%.
1. Sự phân bố dòng chảy sông ngòi theo thời gian: thông qua dòng chảy
mùa lũ và dòng chảy mùa cạn, phù hợp với chế độ mưa mùa.
- Mùa lũ chiếm đến 70 – 80% lượng nước cả năm. Trong thời gian lũ có
từ 20 - 30% lượng nước chảy tập trung trong một tháng. Vì vậy nên dòng chảy
mùa lũ rất lớn, đe dọa làm vỡ đê, ngập úng…Tuy nhiên, thời gian lũ của các
vùng miền khác nhau:
+ Bắc Bộ: mùa lũ xảy ra vào mùa hè từ tháng VI, VII đến tháng
IX, X.
+ Đông Trường Sơn lũ vào thu đông.
+ Tây Trường Sơn có lũ vào mùa hè, kết thúc muộn hơn Bắc Bộ.

11


- Mùa cạn: chỉ chiếm 20 – 30% lượng dòng chảy năm, lưu lượng nước

nhỏ. Mùa cạn của sông ngòi trùng với mùa khô của khí hậu. Thời gian xuất hiện
3 tháng liên tục có dòng chảy nhỏ trong năm cũng khác nhau giữa các khu vực:
+ Ở Đông Bắc từ tháng I đến III
+ Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng từ tháng II đến IV
+ Trung Bộ và Nam Bộ tháng III đến V
2. Một số hệ thống sông lớn ở Việt Nam
a. Sông Thái Bình
Gồm 3 phụ lưu lớn là sông Cầu (288 km), sông Thương (160 km)
và sông Lục Nam (180 km). Tổng diện tích lưu vực 12680km 2. Thủy chế: lũ kéo
dài 5 tháng (từ tháng VI đến X) ở sông Cầu; kéo dài 4 tháng (từ tháng VI đến
IX) ở sông Thương, Lục Nam. Mùa lũ chiếm 78% tổng lượng nước trong năm
(riêng sông Thương mùa lũ chiếm 83%). Sông Thái Bình có chế độ nước lên
nhanh do phụ lưu có cùng thời gian mưa, chảy qua vùng thực vật bị tàn phá
nhiều…
b. Sông Hồng
Dài 1126km (chảy trên lãnh thổ nước ta 556 km) với diện tích lưu
vực 70700km2. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn – Trung Quốc với nguồn
cung cấp nước chủ yếu do mưa gió mùa. Đặc điểm thủy chế: thượng lưu nước
chảy xiết, hạ lưu nước chảy chậm, lũ lên nhanh, rút chậm. Mùa lũ từ tháng VI
đến X chiếm 75% tổng lượng nước cả năm; mùa cạn từ tháng XI đến V chiếm
25% tổng lượng nước cả năm.
c. Sông Cửu Long
Dài 4500 (chảy trên lãnh thổ Việt Nam 230 km) với tổng diện tích
lưu vực 810000km2. Sông Cửu Long bắt nguồn từ Tây Tạng ở độ cao 5000m.
Đặc điểm thủy chế: đơn giản, điều hòa, mùa lũ từ tháng VII đến XI; mùa cạn từ
tháng XII đến VI. Sông Cửu Long có lũ lên chậm, rút chậm (do sông dài, dạng
lông chim,diện tích lưu vực lớn, độ dốc bình quân nhỏ, có nhiều ô trũng, không

12



có hệ thống đê sông, có biển Hồ, cửa sông chịu ảnh hưởng của thủy triều, địa
hình đồng bằng thấp, đổ ra biển với nhiều cửa). Sông chịu ảnh hưởng mạnh của
thủy triều.
e. Sông Đồng Nai – Vàm Cỏ
Tổng chiều dài 635 km với diện tích lưu vực 44100km 2. Sông có thủy chế
đơn giản: mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng XII đến VI), sông có lũ không đột
ngột do có dạng lông chim, độ dốc không lớn, tầng đất phong hóa dày, rừng còn
nhiều, cửa sông có dạng vịnh, thủy triều tác động mạnh

Chương II: CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ SÔNG NGÒI
I. CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG KIẾN THỨC: TRÌNH BÀY, CHỨNG
MINH, GIẢI THÍCH,…

13


Đây là dạng câu hỏi phổ biến ở phần địa lí tự nhiên trong đề thi học sinh
giỏi các cấp. Để có thể làm tốt dạng câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản phần địa lí sông ngòi về các nhân tố ảnh
hưởng đến chế độ nước sông và tốc độ dòng chảy của sông…
- Vận dụng các nhân tố để giải thích chế độ nước của một số con sông
trên thế giới và Việt Nam.
- Đối với những câu hỏi kết hợp Atlat, yêu cầu học sinh phải thuộc các
trang Atlat và khai thác được kiến thức từ Atlat. Sau đó kết hợp với kiến thức đã
học để giải thích.
Câu 1: Sông là gì? Chế độ nước của một con sông chịu ảnh hưởng của
những nhân tố nào?
Hướng dẫn:

f. Nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho sông được lấy từ 3 nguồn: chế độ mưa, băng
tuyết tan và nước ngầm. Các kiểu khí hậu khác nhau có vai trò của các nguồn
cung cấp nước khác nhau, do đó chế độ nước sông cũng khác nhau và phụ thuộc
vào nguồn cung cấp nước.
Sông chảy ở khu vực có kiểu khí hậu xích đạo, có nguồn cung cấp nước
chủ yếu do mưa. Lượng mưa trung bình năm lớn, phân bố khá đều giữa các
tháng trong năm. Vì vậy, sông ở miền khí hậu xích đạo có chế độ nước sông
điều hòa, sông đầy nước quanh năm.
Sông chảy ở khu vực ôn đới hải dương nước cao quanh năm do mưa
nhiều quanh năm, mùa thu và mùa đông mức nước hơi cao hơn các mùa khác
một chút.
Sông chảy ở khu vực có kiểu khí hậu ôn đới lục địa, nguồn cung cấp nước
ngoài do mưa còn do băng tuyết. Vì vậy chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ
mưa và băng tuyết tan. Sông ở đây thường có nước lên cao vào mùa xuân do

14


tuyết tan hoặc mùa hạ do mưa tại chỗ, nước thường thấp và đóng băng vào mùa
thu và đông.
Sông chảy trong khu vực khí hậu Địa Trung Hải, lũ lên rất cao vào mùa
thu và đông, xuống thấp vào mùa xuân, đặc biệt là mùa hạ.
Sông chảy trong khu vực có kiểu khí hậu gió mùa (cả nhiệt đới và ôn đới):
lũ lên rất cao vào mùa thời kì gió mùa hạ thổi, xuống rất thấp vào thời kì gió
mùa đông thổi.
Tóm lại chế độ nước sông phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước của từng
kiểu khí hậu. Nguồn cung cấp nước lại do đặc điểm mưa của khí hậu quy định,
vì vậy có thể nói khí hậu là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
g. Địa chất

Sông chảy qua những miền đất đá khác nhau thì chế độ nước cũng khác
nhau.
Dòng sông chảy qua miền đất đá khó thấm nước như đá kết tinh, đất sét,
…do khó thấm nước nên mạch ngầm ít. Sau mỗi trận mưa, nước dồn xuống lòng
sông, độ thấm nước chậm, nước dâng cao nhanh, nước lũ và cạn đều lên xuống
nhanh, chế độ nước sông có tính chất cực đoan.
Dòng sông chảy qua miền đất đá dễ thấm nước như vùng đất bazan, vùng
này thường có lớp vỏ phong hóa dày và có khả năng thấm nước lớn có nhiều
mạch nước ngầm, nước ngấm sâu và lan ra các vùng đất xung quanh. Vì thế khi
mưa nước sông lên chậm hơn, hết mưa nước rút cũng chậm hơn, do đó chế độ
nước điều hòa hơn.
h. Độ dốc của lòng sông
Độ dốc của lòng sông lớn, nước lên nhanh và rút cũng nhanh. Độ dốc
càng lớn tốc độ nước chảy càng mạnh.
Dòng sông có độ dốc nhỏ, chế độ nước lên và xuống chậm hơn, điều hòa
hơn.
i. Đầm hồ trên dòng sông

15


Những hồ lớn trên sông có tác dụng điều hòa chế độ nước của sông sau
khu chảy qua hồ.
Yếu tố chính tạo nên chế độ nước điều hòa của sông Cửu Long là biển Hồ
ở Campuchia, một bể chứa nước thiên nhiên khổng lồ. Trong mùa lũ lớn, khi
nước lên cao, sông chảy và hồ tới 1/3 lượng nước. Khi nước xuống, nước trong
hồ lại chảy ra sông.
e. Thực vật ở lưu vực sông cũng góp phần điều hòa chế độ nước của sông
Thực vật có ảnh hưởng tới nước ngầm từ đó ảnh hưởng tới chế độ nước
của sông. Xác cây cỏ tạo thành mùn, làm tăng độ thấm nước của đất và giữ lại

nhiều nước, tăng khối nước ngầm và làm giảm lượng nước chảy vào sông sau
các trận mưa, làm cho chế độ nước của sông điều hòa hơn. Những vùng mất
rừng, sẽ góp phần làm cho lũ của sông lớn hơn.
g. Lưu vực sông lớn hay nhỏ cũng ảnh hưởng đến chế độ nước của sông
Những con sông có lưu vực nhỏ lại nằm trong các khu vực khí hậu gió
mùa hoặc khí hậu Địa Trung Hải thường có lũ dữ dội (lũ lên rất nhanh) vì các
phụ lưu đều nhận nước vào thời gian như nhau (cùng một thời gian), do đó lũ
lên dữ dội vào các tháng mưa nhiều và xuống rất thấp vào các tháng mưa ít.
Những sông chảy trong lưu vực dài và rộng, hạ lưu nhận được nước của nhiều
sông (nhiều phụ lưu) cung cấp nước, đặc biệt là những con sông chảy dài theo vĩ
độ (sông Nin, sông Mê Công…) thì các phụ lưu của sông có thời gian lũ khác
nhau (vì các tháng mưa cao nhất ở từng lưu vực khác nhau) nên chế độ nước của
sông điều hòa hơn.
Câu 2: Vì sao ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng từ Nam
lên Bắc thường có vùng đầm lầy ở cửa sông?
Hướng dẫn:
- Sông ở vùng này thường có hiện tượng đóng băng vào mùa đông.
- Mùa xuân, phần thượng nguồn (phía Nam) tan trước, cung cấp lượng
nước lớn cho sông.

16


- Trong khi ở phần hạ lưu băng chưa tan tạo nên đê chắn nước làm ngập
vùng cửa sông, hình thành vùng đầm lầy.
Câu 3: Giải thích vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta
thường lên rất nhanh?
Hướng dẫn:
- Sông ngòi miền Trung có nguồn cung cấp nước do mưa. Nhưng do sông
ngắn nên phần thượng lưu, trung và hạ lưu có cùng thời gian mưa. Mưa tập

trung khá lớn trong một khoảng thời gian nên mực nước lũ lên cao.
- Sông chảy trên miền địa hình có độ dốc lớn nên nước lũ tập trung nhanh.
- Sông ngắn, dốc, ít chi lưu, lưu vực nhỏ nên nước lũ dồn về hạ lưu nhanh.
Câu 4: Vì sao sông Iênitxây thường gây lũ vào mùa xuân?
Hướng dẫn:
Sông này thường gây lũ vào mùa xuân ở thượng nguồn vì đây là con sông
chảy từ Nam lên Bắc ở vùng ôn đới lạnh. Vào mùa xuân băng ở thượng nguồn
phía Nam bắt đầu tan ra tạo thành dòng nước chảy về Bắc Băng Dương. Tuy
nhiên, ở hạ lưu phía Bắc, vẫn còn đóng băng nên dòng nước không thể chảy
thông xuống mà tràn ra hai bờ ở phần thượng lưu gây lũ lụt.
Câu 5: Lũ ở sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Cửu Long khác nhau như thế
nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Hướng dẫn:
* Chế độ lũ ở sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Cửu Long:
- Sông Hồng: lũ lên nhanh, đột ngột, rút chậm.
- Sông Đà Rằng: lũ lên nhanh, rút nhanh.
- Sông Cửu Long: lũ lên chậm, rút chậm.
* Nguyên nhân: Do sự khác biệt về:
- Hình thái mạng lưới sông (sông Hồng có dạng nan quạt, sông Đà Rằng có dạng
cành cây, sông Cửu Long có dạng lông chim).

17


- Diện tích lưu vực, chiều dài sông (sông Cửu Long có chiều dài và diện tích
lưu vực lớn nhất, sông Đà Rằng có chiều dài và diện tích lưu vực nhỏ nhất; sông
Hồng có chiều dài lớn thứ 2 nhưng các phụ lưu có mưa tập trung trong thời gian
ngắn).
- Độ dốc lòng sông (sông Cửu Long có độ dốc lòng sông nhỏ, sông Đà Rằng và
sông Hồng có độ dốc lòng sông lớn hơn).

- Lớp phủ thực vật, địa chất, hồ đầm hai bờ sông (sông Cửu Long có biển hồ
Tônlêxap điều tiết nước; sông Hồng và sông Đà Rằng không có).
- Chi lưu, phụ lưu (Sông Cửu Long có nhiều phụ lưu nằm ở các đới khí hậu khác
nhau nên có tháng mưa lệch nhau; sông Hồng có nhiều phụ lưu nhưng các phụ
lưu có cùng thời gian mưa; sông Đà Rằng có ít phụ lưu hơn nhưng các phụ lưu
cũng có cùng thời gian mưa. Sông Cửu long có 9 cửa thoát ra biển trong khi
sông Hồng và sông Đà Rằng có ít cửa đổ ra biển hơn).
Câu 6: Phân tích tác động của địa hình đến chế độ nước sông trên thế giới.
Hướng dẫn:
* Tác động của địa hình đến chế độ nước sông trên thế giới:
- Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến chế độ nước sông:
+ Miền núi nước sông chảy nhanh do địa hình dốc, sau mỗi trận mưa to,
nước dồn về các sông suối gây lũ.
+ Đồng bằng nước sông chảy chậm do địa hình khá bằng phẳng
- Hướng sườn địa hình:
+ Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít nên chế độ nước sông ở
hai sườn khác nhau.
- Đất đá ở khu vực địa hình nơi sông chảy qua:
+ Ở miền núi phần lớn đất đá ít thấm nước kết hợp với độ dốc lớn nên
nước chảy xiết, đào lòng sâu, chế độ nước sông không điều hòa.
+ Đồng bằng có tầng đất phù sa dày, thấm nước nhiều hơn, nhiều hồ đầm
điều hòa chế độ nước của sông.

18


Câu 7: Tại sao hạ lưu sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc nhưng vẫn
nhiều nước?
Hướng dẫn:
Hạ lưu sông Nin chảy ở miền bán hoang mạc nhưng vẫn nhiều nước vì:

- Sông Nin bắt nguồn ở khu vực xích đạo có lượng mưa lớn quanh năm
nên có lưu lượng dòng chảy lớn.
- Tới Khác – tum, sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu
vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn.
- Do vậy, đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang
mạc và không nhận được phụ lưu nào, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc
hơi mạnh, nhưng lưu lượng nước mùa cạn vẫn còn lớn.
Câu 8: Vì sao sông Amazôn có lưu lượng nước lớn và đầy nước quanh năm?
Hướng dẫn:
Sông Amazôn có lưu lượng nước lớn và đầy nước quanh năm vì:
- Sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.
- Sông nằm trong khu vực khí hậu xích đạo có lượng mưa lớn quanh năm.
- Sông có 500 phụ lưu, các phụ lưu nằm hai bên đường xích đạo nên mùa
nào sông cũng đầy nước với lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự khác
biệt của các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông Đồng Nai và sông Thu
Bồn. Từ đó kết luận về chế độ nước của hai sông.
Hướng dẫn:
* Những nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước của sông Đồng Nai và sông Thu
Bồn:
- Đất đá:
+ Sông Thu Bồn: thượng lưu chảy qua miền đá biến chất tạo móng kết
tinh, khó thấm nước. Hạ lưu chảy qua miền cuội, cát, sét kết và thành tạo bở rời.
Vì thế, nước sông lên nhanh, chế độ nước cực đoan.

19


+ Sông Đồng Nai: thượng và trung lưu chảy trong miền đá trầm tích xen
lẫn cuội, cát kết và đá xâm nhập. Hạ lưu chảy trong miền cuội, cát kết và thành

tạo bở rời. Vì thế có chế độ nước điều hòa hơn sông Thu Bồn.
- Độ dài, diện tích lưu vực
+ Sông Thu Bồn: ngắn hơn, diện tích lưu vực nhỏ hơn.
+ Sông Đồng Nai: dài hơn, diện tích lưu vực lớn hơn
- Độ dốc lòng sông:
+ Sông Thu Bồn dốc hơn
+ Sông Đồng Nai chảy trên các bề mặt cao nguyên bazan xếp tầng nên
dòng sông thoải, uốn khúc quanh co.
- Thực vật nơi sông chảy qua:
+ Sông Thu Bồn: bắt nguồn ở khu vực rừng thường xanh, chảy qua khu
vực trảng cây bụi, trảng cỏ.
+ Sông Đồng Nai: bắt nguồn từ vùng rừng thường xanh, chảy qua vùng
rừng trồng và thảm thực vật nông nghiệp.
- Chế độ mưa:
+ Sông Thu Bồn: mưa nhiều vào mùa thu đông.
+ Sông Đồng Nai: mưa nhiều vào mùa hè.
* Kết luận về chế độ nước sông:
- Sông Thu Bồn: ngắn, dốc; lũ lên nhanh, rút nhanh, chênh lệch lớn giữa tháng
mùa lũ và mùa cạn. Tháng lũ chênh 16 – 17 lần so với tháng kiệt nhất.
- Sông Đồng Nai: có chế độ nước điều hòa hơn, chênh lệch giữa mùa lũ, mùa
cạn; tháng lũ, tháng kiệt nhỏ hơn sông Thu Bồn.
Câu 10: So sánhsự khác biệt về chế độ dòng chảy của sông Hồng và sông
Cửu Long. Tại sao lại tiến hành đắp đê sông ở đồng bằng sông Hồng mà
không đắp ở đồng bằng sông Cửu Long?
Hướng dẫn:
* Sự khác biệt về chế độ dòng chảy của sông Hồng và sông Cửu Long:

20



- Sông Hồng: có dạng nan quạt với độ dốc lòng sông ở phần thượng và trung
lưu lớn, hạ lưu có độ dốc nhỏ. Nước tập trung nhanh, lũ lên nhanh, đột ngột, rút
chậm. Trung bình lưu lượng nước mùa lũ lớn gấp 4 lần mùa cạn, tháng lũ lớn
gấp 10 lần tháng kiệt. Mùa lũ của sông Hông thường xảy ra đồng nhất trên toàn
lưu vực (do các phụ lưu là sông Đà, sông Thao, sông Lô có cùng thời gian lũ từ
tháng VI đến tháng X và cùng tháng có lưu lượng lớn nhất là VIII).
- Sông Cửu Long: dài hơn, có dạng lông chim, có sự điều tiết của biển Hồ, độ
dốc lòng sông nhỏ, sông chảy qua nhiều miền khí hậu có tháng mưa lệch nhau,
có nhiều cửa sông, nhiều ô trũng rộng. Vì vậy, chế độ nước điều hòa hơn sông
Hồng, lũ lên chậm, rút chậm.
* Tiến hành đắp đê ở đồng bằng sông Hồng mà không đắp đê ở đồng bằng
sông Cửu Long vì:
- Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình. Vào mùa lũ nước sông Hồng và sông Thái Bình lên nhanh dễ gây ngập
úng đồng bằng, đặc biệt là gây ngập ở thủ đô Hà Nội.
- Đồng bằng sông Cửu Long thấp, nước lên chậm, rút chậm, cần nước để
thau chua, rửa mặn nên không cần đắp đê mà đào kênh, tạo cho người dân thói
quen sống chung với lũ. Hơn nữa, lũ là một loại tài nguyên ở đồng bằng sông
Cửu Long.

II. CÁC BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN BẢNG SỐ LIỆU
Các bài tập liên quan đến dạng này không nhiều, nhưng dạng này đòi hỏi
học sinh phải tổng hợp nhiều kĩ năng: xử lí và phân tích số liệu, so sánh vận
dụng kiến thức để rút ra đặc điểm mang tính quy luật, vẽ biểu đồ…. Để có thể
làm tốt dạng câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản liên quan đến bảng số liệu đó.
- Tính toán, xử lí số liệu (nếu cần)

21



- Biết cách vẽ biểu đồ
- Phân tích đối chiếu bảng số liệu với các kiến thức liên quan để rút ra
đặc điểm.
- Vận dụng kiến thức để giải thích
Câu 11: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Các tháng

I

II

III IV

V

VI VII VII

IX

X

XI

XII

I
Lưu lượng trung
bình


dòng

20

chảy

115 75

2

58 91

12
0

89

99

151 519 954 448

(m3/s)
a. Hãy cho biết đây là lưu lượng dòng chảy của sông ngòi ở miền nào nước ta?
b. Vì sao là sông ngòi ở miền đó?
Hướng dẫn:
a. Đây là lưu lượng dòng chảy của sông ngòi miền Trung.
b. Bởi vì:
- Sông ngòi là hàm số của khí hậu (chế độ nước của sông ngòi phản ánh chế độ
mưa của khí hậu)
- Khí hậu của miền Trung mưa nhiều vào mùa thu và mùa đông (tháng

X,XI,XII). Do đó, sông ngòi ở đây thường có lũ cao nhất vào các tháng này.
Câu 12:
Cho bảng sô liệu sau:
Lưu lượng dòng chảy nước của 3 sông: Cầu, Thu Bồn, Đồng Nai
Đơn vị: m3/s

Tên sông

Trạm

Sông

đo
Thác

Cầu
Sông

Bưởi
Nông

Thu Bồn

Sơn

I

II

12,5


11

202,5

115

III
11,
4

IV

Các tháng
VI VII

V

22,8 42,5 82,5

104

91,

88,

75,1 58,2

4


22

120

6

VIII

IX

X

XI

XII

134

96,6

48,7

29

15,6

69,6

151


519

954

448


Sông
Đồng
Nai

Trị

103

An

66,
2

48,4 59,8

127

417

751

134


131

5

7

1279 594

239

a. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng dòng chảy trung bình của 3 sông trên.
b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích chế độ dòng chảy 3 sông trên.
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ:
m3/s

tháng

b. Nhận xét và giải thích:
Biểu đồ thể hiện lưu lượng dòng chảy trung bình của sông Cầu, sông Thu Bồn và
- Cả 3 và có diện tích lưu vực nằm
hoàn
toànNai
trên lãnh
sông
Đồng
b. Nhận xét và giải thích:
- Cả 3 sông đều bắt nguồn và có diện tích lưu vực nằm hoàn toàn trên lãnh thổ
nước ta. Vì vậy, chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa nước ta.
Trong đó:

+ Sông Cầu là dòng chính của sông Thái Bình, có lưu vực nằm ở vùng
Đông Bắc.

23


+ Sông Thu Bồn có lưu vực ở miền Trung.
+ Sông Đồng Nai có lưu vực ở phía Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Chế độ dòng chảy của 3 con sông phân mùa rõ rệt trong năm:
+ Có sự tương đồng về thời gian mùa lũ và mùa cạn của sông Cầu và sông
Đồng Nai: lũ vào mùa hè (bắt đầu lũ vào tháng VI, đỉnh lũ vào tháng VIII), cạn
vào mùa đông. Tuy nhiên, mùa lũ của sông Cầu kết thúc sớm hơn mùa lũ của
sông Đồng Nai (sông Cầu tháng X, sông Đồng Nai tháng XI). Vì vậy, tháng kiệt
nước của sông Cầu cũng đến sớm hơn sông Đồng Nai (sông Cầu: tháng II, sông
Đồng Nai: tháng III).
+ Sông Thu Bồn cũng có sự phân mùa nhưng khác hẳn với sông Cầu và
sông Đồng Nai. Sông Thu Bồn lũ vào mùa thu đông, mùa lũ chỉ kéo dài 3 tháng
(tháng X đến tháng XII), lũ cao nhất vào tháng XI. Mùa cạn kéo dài từ tháng I
đến tháng IX, hay có lũ tiểu mãn vào tháng V – VII do Tây Nguyên có mưa vào
mùa hè.
- Chênh lệch lưu lượng dòng chảy giữa 2 mùa trong năm của 3 sông có sự khác
biệt:
+ Sông Cầu: lưu lượng nước trung bình mùa lũ gấp 5 lần mùa cạn, tháng
đỉnh lũ gấp 12 lần tháng kiệt nhất.
+ Sông Thu Bồn: lưu lượng nước trung bình mùa lũ gấp 7 lần mùa cạn.
Tháng đỉnh lũ cao gấp 16 lần tháng kiệt nhất.
+ Sông Đồng Nai: mùa lũ cao gấp 8 lần mùa cạn. Tháng lũ cao gấp 28 lần
tháng kiệt nhất.
- Tổng lượng nước chảy hàng năm có sự khác biệt giữa 3 sông:
+ Sông Đồng Nai có tổng lượng nước lớn nhất (do diện tích lưu vực rộng

lại có nhiều phụ lưu, có nhiều hồ lớn trên sông, lại chảy qua vùng đất bazan nên
sông dễ mở rộng lòng)
+ Sông Cầu có tổng lượng nước nhỏ nhất vì sông chảy qua địa hình núi đá
vôi, lòng sông hẹp.

24


- Chế độ dòng chảy của 3 sông phản ánh chế độ mưa của 3 miền:
+ Mùa mưa ở miền khí hậu phía Bắc và phía Nam trùng nhau (mưa vào
mùa hè).
+ Duyên hải miền Trung có mưa vào thu đông do ảnh hưởng của địa hình
đón gió mùa Đông Bắc, frông và dải hội tụ nhiệt đới. còn vào mùa hè thời tiết
khô nóng do chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
Câu 13:
Cho bảng số liệu sau:
Lượng mưa và lưu lượng nước theo các tháng trong năm của lưu vực sông
Hồng (trạm Sơn Tây)
Tháng
Lượng

I
19,5

II
25,5

III
34,5


IV
104,2

V
222,0

VI
262,8

VII
315,7

VIII
335,2

IX
271,9

X
170,1

XI
59,9

XII
17,8

mưa (mm)
Lưu lượng


1318 1100 914

1071

1893

4692

7986

9246

6690

4122

2813 1746

(m3/s)

Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ của lưu vực sông Hồng.
Hướng dẫn
- Mùa mưa ở lưu vực sông Hồng kéo dài từ tháng V đến tháng X (chiếm hơn ½
lượng mưa cả năm). Trong đó, tháng mưa lớn nhất là tháng VIII (335,2mm),
tháng mưa ít nhất là tháng XII (17,8mm).
- Mùa lũ của lưu vực sông Hồng kéo dài từ tháng VI đến tháng X (chiếm hơn ½
lưu lượng dòng chảy trung bình cả năm). Tháng đỉnh lũ gấp hơn 10 lần tháng
kiệt.
- Như vậy, mùa lũ của sông Hồng trùng với mùa mưa, tháng đỉnh lũ trùng với
tháng có lượng mưa cao nhất. Tuy nhiên, mùa lũ đến chậm hơn mùa mưa 1

tháng.
Câu 14:
Cho bảng số liệu sau:
Lưu lượng dòng chảy của sông Thu Bồn và sông Hồng (đơn vị: m3/s)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

25

VII

VIII

IX

X

XI


XII


×