Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn SKKN
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của
chúng. Nhưng khơng chỉ học trên lý thuyết mà cịn phải vận dụng vào giải thích
các hiện tượng của đời sống hằng ngày và giải quyết các bài tốn có liên quan.
Việc làm các bài tập Hóa học khơng chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn giúp cho
học sinh thêm hứng thú với môn học hơn. Đặc biệt đối với các em học khá, giỏi
muốn làm nhiều bài tập để nâng cao kỹ năng của mình hơn nữa.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS bộ mơn Hóa học gồm nhiều
chuyên đề với nhiều dạng bài tập khác nhau, tuy nhiên việc giải các bài tập Hóa
học là một biện pháp rất quan trọng để củng cố và nắm vững các định luật,
các khái niệm và tính chất hóa học của các chất. Nhưng thực tế ở trường
THCS Sơn Bình, thời gian giải bài tập trên lớp của các em rất ít, bản thân học
sinh chưa nắm vững cách giải và hệ thống hóa được các dạng bài tập đặc biệt
là dạng bài tập hỗn hợp chính vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao kĩ năng giải bài
tập cho các em là rất cần thiết. Từ những thực trạng nêu trên, tơi thiết nghĩ
cần phải có một bộ tài liệu hệ thống phương pháp giải một số dạng bài tập mà
trong đó dạng bài tập hỗn hợp nâng cao là rất cần thiết trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học THCS ở trường THCS Sơn Bình.
Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài “kinh nghiệm về phương pháp giảng
dạy bài tập hỗn hợp trong bồi dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường
THCS xã Sơn Bình huyện Tam Đường” để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có thể
đạt hiệu quả cao.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Phạm vi
Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hố học ở trường THCS xã Sơn
Bình.
Đối tượng
1
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi dưỡng
học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS.
3. Mục đích
Nghiên cứu để xây dựng thành hệ thống phương pháp giải các bài tập hỗn hợp
nâng cao để từ đó Giáo viên có được một hệ thống phương pháp trong quá trình
giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và
rèn luyện những khả năng tiếp cận với các bài tập nâng cao từ đó hình thành kĩ năng
tính tốn khi giải các bài tập với cấp độ cao hơn cho Học sinh.
Từ việc Giáo viên áp dụng hệ thống phương pháp giải các bài tập các bài
tập hỗn hợp nâng cao giúp Học sinh nhận dạng nhanh bài tập và đưa ra được các
hướng giải quyết bài toán nâng cao một cách cụ thể, từ đó rèn được kĩ năng giải
bài tập cho Học sinh.
- Về lý luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tơi góp phần nâng cao kĩ năng giải
bài tập và cách nhận dạng bài tập hoá học hỗn hợp cho Học sinh.
- Về thực tiễn: Ngoài ra nó cịn có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục
vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS.
4. Điểm mới của SKKN
Đã tổng hợp các dạng bài tập hỗn hợp về hóa học vơ cơ trong các chuyên
đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS và hệ thống hóa các phương
pháp giải cụ thể cho từng dạng bài.
Học sinh có thể nhận dạng nhanh bài tập và hướng giải cụ thể cho từng dạng.
Cải thiện kĩ năng giải bài tập hỗn hợp nâng cao cho Học sinh.
SKKN này chưa được thực hiện tại trường THCS xã Sơn Bình.
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1
Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học
1.1. Cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc giải bài tập hố học vơ cơ định
lượng là những kiến thức hố học đại cương và hố vơ cơ
2
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Phần đại cương các kiến thức cần nắm được là các Định luật, khái niệm cơ
bản của hoá học. Những kiến thức này sẽ theo học sinh trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu mơn Hố học gồm:
- Định luật bảo tồn khối lượng.
- Cơng thức hố học, phản ứng hố học, phương trình hóa học.
- Dung dịch - nồng độ dung dịch - độ tan, các phản ứng trong dung dịch.
- Các hợp chất vơ cơ, kim loại, phi kim…
Ngồi ra học sinh cần phải nắm chắc tính chất của một số nguyên tố: ôxi,
hiđrô, nhôm, sắt, cacbon, clo, silic và hợp chất của chúng, cách điều chế đơn
chất, hợp chất, cách tính theo cơng thức hóa học và phương trình hóa học.
Để giải được các bài tập định lượng học sinh cần phải có những kiến thức
về tốn học: giải hệ phương trình ẩn, phương trình bậc nhất, giải phương trình
bậc 2, giải bài tốn bằng phương pháp biện luận.
1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện vấn đề sáng kiến
Đề tài thực hiện theo Quyết định số 704/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm
2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt kế hoạch thời gian
năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên; Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 23/8/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lai Châu về thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014.
Công văn số 836/SGDĐT – KTQLCLGD ngày 03/9/2013 của Sở Giáo dục
Đào tạo Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và quản lý
chất lượng Giáo dục Trung học năm 2013 – 2014.
Công văn số 785/SGDĐT-GDTrH ngày 21/8/2013 của phòng giáo dục
Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục Trung học năm học 2013 – 2014.
Chương 2
Thực trạng kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp
trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học
2.1. Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
3
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Sơn Bình là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Tam Đường. Có vị trí địa
lý nằm dọc theo trục đường Quốc lộ 4D và Quốc lộ 32 chạy theo hướng từ
huyện Tam Đường đi Sa Pa – Lào Cai. Là một trong những xã nghèo của huyện,
đời sống nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nơng nghiệp, trình độ dân trí cịn
thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cịn cao.
Trường THCS xã Sơn Bình nằm trên địa bàn của bản 46 với học sinh chủ
yếu là dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Đa số học sinh chưa
được sự quan tâm của gia đình nên việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ học sinh
giỏi các mơn văn hóa cịn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bên cạnh đó là đội ngũ
giáo viên trẻ, nhiệt tình và u nghề đặc biệt là trong nhóm Sinh – Hóa có những
đồng chí đã có nhiều năm công tác nên trong những năm gần đây chất lượng học
sinh đang dần được nâng cao đặc biệt là chất lượng đội ngũ học sinh giỏi.
2.2. Thực trạng vấn đề được nghiên cứu
*Thuận lợi
Đối với giáo viên:
Được đào tạo theo đúng chun nghành, đã đạt chuẩn, có kiến thức, nhiệt
tình trong công tác, được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn thường
xuyên, cập nhật các kiến thức thường xuyên trên cơng nghệ thơng tin và học hỏi
đồng nghiệp có kinh nghiệm.
Được sự quan tâm của PGD&ĐT, sự chỉ đạo sát sao của ban Giám hiệu
nhà trường và sự giúp đỡ của tổ chun mơn.
Về phía học sinh:
Được nhà trường động viên tạo điều kiện để các em có thể tập trung nâng
cao hiệu quả trong q trình ơn thi học sinh giỏi, một số học sinh trong đội tuyển
được ở bán trú tại trường.
* Khó khăn
Học sinh chưa biết cách tóm tắt nội dung của một bài tốn, chưa biết cách
tìm tịi và trình bày lời giải một cách logic, ngắn gọn, chính xác, chưa biết cách
kiểm tra và nghiên cứu lại lời giải.
4
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Kỹ năng giải bài tập và tư duy để giải nhanh các dạng bài tập hỗn hợp hố học
của học sinh cịn yếu, chưa có hệ thống phương pháp giải bài tập hỗn hợp nâng cao
nên khi học sinh nghiên cứu dạng bài tập này cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy kết quả thi của đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học trong những
năm học vừa qua chưa đạt hiệu quả cao.
Năm học
Số học sinh giỏi cấp trường
Số học sinh giỏi cấp huyện
2007 – 2008
0
0
2008 – 2009
0
0
2009 – 2010
03
0
2011 – 2012
0
0
Từ thực trạng học sinh và kết quả như trên tôi nhận thấy rằng giáo viên
được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có hệ thống tài liệu cần thiết,
đặc biệt là hệ thống phương pháp giải các dạng bài tập nâng cao trong đó hệ
thống về phương pháp giải các dạng bài tập hỗn hợp là rất cần thiết trong việc
nâng cao hiệu quả về chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi mơn Hóa học.
2.3. Ngun nhân
Giáo viên
Chưa có hệ thống phương pháp giải cụ thể cho các dạng bài tập hóa học
nâng cao.
Học sinh
Học sinh chưa có một phương pháp giải bài bài tập hóa học, tốn hóa học
hợp lí, chưa có phương pháp giải cụ thể và không phân loại được những dạng
bài tập hóa học, chưa được định hướng về phương pháp giải cụ thể cho dạng bài tập
hỗn hợp.
Khả năng tổng hợp, khái qt hóa của cịn hạn chế, đặc biệt là việc vận
dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải bài tập còn yếu.
Chương 3
5
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Biện pháp/mục đích/mục tiêu kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy
bài tập hỗn hợp trong bồi dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học
3.1. Biện pháp thực hiện
Bài tập Hóa học về hỗn hợp rất đa dạng và phong phú tuy nhiên tôi chỉ đưa
ra phương pháp giải một số dạng bài nâng cao thường gặp.
Phương pháp chung: Đặt ẩn số, lập hệ phương trình và giải hệ phương trình
để tìm ra các yêu cầu bài toán.
- Ẩn số thường đặt là số mol của các chất trong hỗn hợp.
- Các phương trình được thiết lập bằng cách biểu thị mối quan hệ giữa các
số liệu cho trong bài (sau khi đã quy đổi ra số mol chất, nếu có thể được) với các
ẩn số.
- Giải các phương trình hoặc hệ phương trình để xác định các ẩn số, rồi từ
đó suy ra các yêu cầu khác nhau của bài toán.
3.1.1 Dạng bài tập gồm nhiều phản ứng xảy ra liên tiếp.
Thí dụ : Cho 0,51 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và Mg vào 100 ml
dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng sảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 0,69g
chất rắn B và dung dịch C. Thêm dung dịch NaOH dư vào C, lấy kết tủa đem
nung ngoài khơng khí đến khối lượng khơng đổi, được 0,45 gam chất rắn D.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng ?
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn
hợp A?
Hướng dẫn giải :
Hướng dẫn học sinh cách xác định những đại lượng đã cho và yêu cầu của
đề bài dựa vào các dữ kiện mà đề bài cho bằng cách tóm tắt đề bài.
Cho biết :
mhỗn hợp = 0,51 g
a, CM(CuSO 4 ) = ?
VCuSO4 = 100ml
b, %Fe = ?
mB = 0,69 g
%Mg = ?
6
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
mD = 0,45 g
Sau khi tóm tắt đề bài học sinh phải viết được các phương trình phản ứng xảy
ra tìm các chất trong B, C và D.
Xác định lượng chất dư Dựa vào khối lượng của hỗn hợp ban đầu tham gia
phản ứng và lượng chất cuối cùng thu được :
mhỗn hợp = 0,51 g > mD = 0,45 g ⇒ hỗn hợp dư.
Mà trong hỗn hợp gồm Fe và Mg do đó Mg hoạt động mạnh hơn nên sẽ
phản ứng hết ⇒ Fe dư. Vậy trong chất rắn B sẽ gồm Fedư và Cu, dung dịch C
gồm MgSO4, FeSO4.
Vậy khi cho NaOH dư vào C ta sẽ thu được chất rắn gồm 2 kết tủa là
Mg(OH)2, Fe(OH)2.
Tiếp tục nung nóng Mg(OH)2, Fe(OH)2 thu được D gồm Fe2O3, MgO.
Giải quyết lần lượt các yêu cầu của đề bài :
n
a, CM(CuSO 4 ) = ? Để áp dụng công thức CM = V phải tính được n(CuSO 4 ) dựa
vào phản ứng :
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Fe có trong 0,51 gam hỗn hợp, a
là số mol Fe tham gia phản ứng
Ta có: 24x + 56y = 0,51
(1)
56(y – a) + 64(x + a) = 0,69
(2)
40x + 160.a/2 = 0,45
(3)
Kết hợp giải (1), (2) và (3) ta có:
x = 0,00375 mol
y = 0,0075
mol
a = 0,00375 mol
Thay số vào cơng thức CM =
n
để tính CM(CuSO 4 )
V
7
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
b, %Fe = ? ; %Mg = ?
Dựa vào số mol Fe và Mg tìm được ở phần a để tích khối lượng của Fe và
Mg sau đó ADCT tính nồng độ %.
Lời giải :
Theo đề: Lúc đầu dùng 0,51 gam hỗn hợp Mg và Fe, qua những biến đổi
chỉ thu được 0,45 gam MgO và Fe2O3 ⇒ CuSO4 thiếu, Fe dư.
Các phương trình hóa học:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
(1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
(2)
Vì Mg mạnh hơn Fe nên Mg phản ứng hết, Fe phản ứng với phần CuSO 4 cịn
lại và Fe dư. Do đó chất rắn B gồm Cu và Fe dư.
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4 (3)
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
(4)
Nung kết tủa trong khơng khí:
Mg(OH)2 → MgO + H2O
(5)
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (6)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Fe có trong 0,51 gam hỗn hợp, a là số
mol Fe tham gia phản ứng (2).
Ta có: 24x + 56y = 0,51
(I)
56(y – a) + 64(x + a) = 0,69
(II)
40x + 160.a/2 = 0,45
(III)
Kết hợp (I), (II) và (III) ta có:
x = 0,00375 ; y = 0,0075 ; a = 0,00375
a) Nồng độ mol của dung dịch CuSO4:
CM(CuSO 4 ) =
0,00375.2.1000
= 0,075 M
100
b) Thành phần % khối lượng của hỗn hợp A.
%mMg =
0,00375.24
.100% = 17,65%
0,51
8
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
%mFe = 100% - 17,65% = 82,35%
Các bước thực hiện
Bước 1: Phân tích dữ kiện đề bài và viết các phương trình xảy ra.
Bước 2: Gọi số mol của các chất ban đầu trong hỗn hợp là : x, y....và a là khối
lượng của 1 trong các chất ban đầu tham gia phản ứng.
Bước 3: Lập hệ phương trình tốn học qua mỗi phương trình phản ứng
theo ẩn x, y ....và khối lượng a.
Bước 4: Giải hệ tìm x,y....và thay số vào phương trình ẩn a để tính a.
Bước 5: Giải quyết các yêu cầu khác của đề bài theo khối lượng và số mol
của các chất ban đầu trong hỗn hợp.
3.1.3. Dạng bài hỗn hợp kim loại phản ứng với axit
Mục đích : Áp dụng để giải các dạng bài tập hỗn hợp mà đề bài thường
yêu cầu tìm khối lượng hoặc số mol của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
* Thí dụ 1 : Cho 8,3 gam hỗn hợp kim loại sắt và nhôm tác dụng với dung
dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 5,6 lít khí (ở đktc). Tính khối lượng mỗi
kim loại ban đầu trong hỗn hợp ?
Hướng dẫn giải
Hướng dẫn học sinh cách xác định những đại lượng đã cho và yêu cầu của
đề bài dựa vào các dữ kiện mà đề bài cho bằng cách tóm tắt đề bài.
Cho biết :
mhỗn hợp = 8,3 g
VH2 = 5,6 l
mFe = ?
mMg = ?
Hướng dẫn học sinh viết các phản ứng xảy ra dựa vào tính chất hoá học của
kim loại.
Fe + 2HCl
2Al + 6HCl
FeCl2 + H2 (1)
2AlCl3 + 3H2
(2)
9
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Đề bài cho ta biết thể tích của H 2 vì vậy cần tính khối lượng của các chất
trong hỗn hợp ban đầu theo số mol của hiđro.
Để tính nFe Gọi a là khối lượng của Fe tham gia phản ứng.
mAl = mhỗn hợp – mFe = 8,3 – a
a
56
n Fe =
n Al =
8,3 - a
56
Theo PTPƯ (1) ta thấy : n Fe = 2n H2
Theo PTPƯ (2)
: n Al =
3
nH
2 2
Thay số mol của Fe và Al vừa tìm được vào 2 biểu thức trên để tìm tổng số
mol của hiđro ở cả 2 phương trình phản ứng. Sau đó giải phương trình tìm ẩn a.
Lời giải :
Gọi a là khối lượng của Fe tham gia phản ứng.
mAl = mhỗn hợp – mFe = 8,3 – a
Theo đề bài ta có n H2 =
Fe + 2HCl
5,6
= 0, 25mol
22, 4
FeCl2 + H2
2(mol)
1(mol)
a
(mol)
56
a
(mol)
112
2Al + 6HCl
2(mol)
2AlCl3 + 3H2
3(mol)
8,3 - a
(mol)
27
n
H2
=
8,3 - a
(mol )
18
a
8,3 - a
+
=0,25(mol)
112
18
Giải phương trình ta được :
10
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
a = 4,5
mFe = 4,5 g
mAl = mhỗn hợp – mFe = 8,3 – 4,5 = 3,8 g
Các bước thực hiện:
Bước 1: Gọi a là khối lượng của 1 chất có trong hỗn hợp
( mchất còn lại = mhỗn hợp - a ).
Bước 2: Lập PTHH.
Bước 3: Vận dụng PTHH để đưa ra phương trình theo ẩn a và tìm a.
* Thí dụ 2 : Cho 17,45 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng với dung
dịch HCl sau phản ứng thu được m gam khí hiđrơ.
Tính thành phần % theo khối lượng Mg; Zn trong hỗn hợp đầu.Biết tỉ lệ số
nguyên tử Mg và Zn trong hỗn hợp là 1: 5.
Hướng dẫn giải:
Hướng dẫn học sinh cách xác định những đại lượng đã cho và yêu cầu của
đề bài dựa vào các dữ kiện mà đề bài cho bằng cách tóm tắt đề bài.
Cho biết :
mhỗn hợp = 17,45 g
%Mg = ?
%Zn = ?
Hướng dẫn học sinh viết các phản ứng xảy ra dựa vào tính chất hố học của
kim loại.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Gọi a là số mol của Mg
nMg = a => khối lượng của Mg
mMg = 24a
Theo đề bài ta có
nMg : nZn = 1 : 5
Từ biểu thức trên ta xác định được số mol và khối lượng của Zn.
→ nZn = 5a (mol)
mZn = 5a . 65 = 325a
11
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Lập phương trình tốn học dựa vào tổng khối lượng của Zn và Mg.
mMg + mZn = 17,45
Thay khối lượng của Mg và Zn theo ẩn a vào biểu thức trên và giải phương
trình tốn học tìm a.
Tính % của các chất trong hỗn hợp ban đầu dựa vào khối lượng vừa tìm
được.
Lời giải:
PTHH:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
a) Gọi nMg = a(mol)
Biết nMg : nZn = 1 : 5
→ nZn = 5a (mol)
mMg = 24a
mZn = 5a . 65 = 325a
Theo đề bài ta có:
mMg + mZn = 17,45
24a + 325a = 17,45
=> a = 0,05 (mol)
mMg = 24a = 24. 0,05 = 1,2 (g)
mZn = 325a = 325 . 0,05 = 16,25 (g)
%mMg =
1,2.100
= 6,87%
17,45
→ %mZn = 100% - 6,87% = 93,12%
Các bước thực hiện:
Bước 1 : Gọi a, b,... là số mol của các chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Bước 2 :Viết PTHH.
12
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Bước 3 : Dựa vào những số liệu mà đề bài cho để tính tốn và đưa ra các
phương trình liên quan tới các ẩn a, b, .. ( nếu gọi bao nhiêu ẩn thì phải có bấy
nhiêu phương trình).
Bước 4: Giải các phương trình để tìm các ẩn.
3.1.3. Dạng bài tập cơ bản ( tính tốn theo từng phương trình riêng
biệt mà trong đó có ít nhất một chât khơng tham gia phản ứng )
Để giải các bài tập dạng này cần chú ý: Về mặt tốn học khơng cần nhất thiết
phải biết lượng cụ thể của các chất trong hỗn hợp đó (khối lượng, thể tích hoặc lượng
chất) mà có thể chỉ cần biết lượng các chất bằng chữ hay tỉ lệ của chúng.
Thí dụ : Ngâm 15 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe và Cu trong dung dịch
CuSO4 dư. Sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 16 gam.
a, Viết PTHH xảy ra ?
b, Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Hướng dẫn giải:
Hướng dẫn học sinh cách xác định những đại lượng đã cho và yêu cầu của
đề bài dựa vào các dữ kiện mà đề bài cho bằng cách tóm tắt đề bài.
Cho biết :
mhỗn hợp = 15 g
mChất rắn = 16g
%Fe = ?
%Cu = ?
Với bài tập dạng này cần lưu ý vì 1 trong 2 chất ban đầu trong hỗn hợp
không tham gia phản ứng hố học. Vì vậy ta gọi khối lượng Fe đã tham gia phản
ứng là x với điều kiện ( 0 < x < 15).
mCu = mhỗn hợp – x
Theo PTPƯ
Fe + CuSO4
FeSO4 + Cu
Lập tỉ lệ khối lượng của Fe và Cu theo phương trình với ẩn x.
Fe + CuSO4
FeSO4 + Cu
13
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
56 gam
64 gam
64x
gam
56
x gam
Theo đề bài:mCu = mCu tạo thành + mCu khơng tham gia phản ứng
Từ đó lập phương trình tốn học để tìm x và thực hiện các yêu cầu khác
của đề bài.
Lời giải:
a, PTHH
Fe + CuSO4
FeSO4 + Cu
b, Gọi khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là x ( 0 < x < 15).
⇒ mCu = 15 – x (gam).
Theo PTPƯ ta có :
Fe + CuSO4
FeSO4 + Cu
56 gam
64 gam
x gam
64x
gam
56
Mà Cu trong hỗn hợp ban đầu khơng tham gia phản ứng nên ta có :
64 x
+ 15 − x = 16
56
Giải phương trình ta có x = 7.
⇒ mFe = 7 gam.
7
.100% ≈ 46,6%.
15
%Cu = 100 - 46,6 = 53,4%.
%Fe =
Các bước thực hiện
Bước 1: Viết các PTHH xảy ra.
Bước 2: Gọi khối lượng của chất tham gia phản ứng trong hỗn hợp ban
đầu là x. (mchất còn lại = mhỗn hợp - x).
Bước 3: Lập tỉ lệ khối lượng theo PTPƯ với ẩn x.
Bước 4: Lập phương trình tốn học theo ẩn x và giải phương trình.
14
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
3.2. Hiệu quả của sáng kiến
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình lựa chọn và bồi
dưỡng học sinh giỏi giáo viên đã có được hệ thống phương pháp giải các dạng
bài tập hỗn hợp.
Học sinh nhận dạng nhanh được các bài tập, nên khi gặp lại các bài tập
tương tự các em khơng cịn gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp giải
phù hợp. Bên cạnh đó kĩ năng làm bài tập của học sinh cũng được nâng cao, các
em hứng thú hơn trong học tập phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
Vì vậy qua 2 năm được nhà trường phân công bồi dưỡng học sinh giỏi bộ mơn
Hóa học tơi cũng đã bước đầu có những kết quả khả quan đặc biệt trong năm
học 2012 – 2013 số lượng học sinh giỏi cấp trường 03 HS, cấp huyện 01 HS,
năm học 2013 – 2014 học sinh giỏi cấp trường 04 HS.
3.3. Ứng dụng vào thực tiễn
3.3.1. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy giáo viên cần nhiệt
tình trong cơng tác, tự tìm tịi, học hỏi các nội dung kiến thức chun mơn nâng
cao từ đó nắm vững các kiến thức cơ bản, trọng tâm và phải có được một hệ
thống phương pháp cụ thể về giải các dạng bài tập hỗn hợp bên cạnh đó cịn lựa
chọn những dạng bài tập phù hợp từ dễ đến khó cho học sinh để các em khơng
gặp bỡ ngỡ khi ôn thi đặc biệt là các em học sinh khối 8 là năm đầu tiên tiếp cận
với bộ môn Hóa học. Bên cạnh đó, ngồi thời khố biểu nhà trường đã sắp xếp
phải đầu tư nhiều thời gian hơn nữa.
Đối với học sinh cần đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc học tập, chủ động
tìm kiếm các dạng bài tập nâng cao để tự bồi dưỡng kĩ năng cho bản thân.
Trên đây tôi đã đưa ra phương pháp và một số dạng bài hỗn hợp cơ bản thường
gặp trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi rất mong được sự đóng góp chân thành
của các đồng chí để sáng kiến này có thể phát huy hiệu quả cao hơn nữa.
3.3.2. Ý nghĩa
15
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Việc nghiên cứu đề tài góp phần tự trau dồi kinh nghiệm, chuyên môn của
bản thân và mang lại hiệu quả cao khi áp dụng cho học sinh trong quá trình bỗi
dưỡng kĩ năng giải bài tập hóa học nâng cao cho các em.
3.3.3. Tính khả thi và khả năng áp dụng triển khai của sáng kiến ở
mức độ nào và đối tượng nào sẽ có kết quả
Qua q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi thấy đề tài này có thể áp
dụng được rộng rãi với các trường trung học cơ sở trong Huyện Tam Đường và
chắc chắn sẽ mang lại kết quả khả quan cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi mơn
Hóa học cấp THCS.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trong q trình giải tốn hố học khơng có phương pháp nào là tối ưu mà
phải vận dụng linh hoạt đồng thời nhiều phương pháp. Do đó giáo viên phải
thường xuyên trang bị thêm cho các em một số kiến thức mở rộng trên nền kiến
thức cơ bản đã học, biết vận dụng chúng thành thạo trong việc giải toán hố học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tơi trong q trình được phân cơng bồi
dưỡng học sinh giỏi. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chân thành của các quý
thầy cô, của đồng nghiệp để chúng ta đi đến mục đích chung cuối cùng là nâng
cao chất lượng dạy và học.
2. Kiến nghị
PGD&ĐT cần giới hạn nội dung lý thuyết cũng như bài tập để tập trung đi
sâu hơn và nâng cao hơn vào các nội dung kiến thức trọng tâm.
Về phía nhà trường cần đầu tư và cung cấp thêm những đầu sách tham
khảo tạo điều kiện để giáo viên và học sinh học tập và nghiên cứu.
Đối với mỗi giáo viên cần phải có sự nhiệt tình trong cơng tác bồi dưỡng
học sinh giỏi, phải có các kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng. Khơng ngừng học
tập, nghiên cứu tài liệu nâng cao trình độ để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu
quả cao hơn.
16
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
Đối với học sinh ngoài thời gian học trên lớp cần giành nhiều thời gian hơn
nữa cho việc tự học ở nhà.
Sơn Bình, ngày 20 tháng 03 năm 2014.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Bình Diên
Nguyễn Đăng Phúc
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS XÃ SƠN BÌNH
Tổng điểm:……………..Xếp loại:………………………..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG THCS XÃ SƠN BÌNH
17
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
NGUYỄN BÌNH DIÊN
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGÀNH GD&ĐT HUYỆN TAM ĐƯỜNG
Tổng điểm:……………..Xếp loại:………………………..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
18
Đề tài: Kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bài tập hỗn hợp trong bồi
dưỡng học sinh giỏi mơn hóa học ở trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam
Đường
19