Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận hành chính so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.7 KB, 16 trang )

Hành chính so sánh

Mục lục.
A. HOA KỲ(MỸ).
I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MỸ.
II. CẤU TRÚC. CHÍNH THỂ.
1. Mô hình nhà nước.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước.
III. NGHỊ VIỆN. TỔNG THỐNG. CHÍNH PHỦ.
1. Nghị viện.
2. Tổng thống.
3. Chính phủ.
a) Văn phòng điều hành.
b) Các bộ.
c) Các cơ quan hành chính độc lập.
IV. KẾT LUẬN CHUNG.

B. TRUNG QUỐC.
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC.
II. CẤU TRÚC. CHÍNH THỂ.
1. Mô hình nhà nước.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước.
III. QUỐC HỘI. QUỐC VỤ VIỆN(CHÍNH PHỦ).
1. Quốc hội(Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc).
2. Quốc vụ viện(chính phủ).
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ.
V. KẾT LUẬN.

C. KẾT LUẬN CHUNG.

Nguyễn Thị Mỹ Linh.



1

QLCKH11


Hành chính so sánh

BÀI LÀM.
A. HOA KỲ(MỸ).
I. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MỸ.
 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ(Mỹ) được thành lập ngày 04 tháng 07 năm 1776
sau khi 13 bang thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ tuyên bố độc lập.
 Mỹ là nhà nước liên bang với 50 bang và 1 quận Columbia, được chia làm
3 vùng lãnh thổ cách xa nhau: 48 bang thuộc lục địa Bắc Mỹ, bang Alaska
ở Bắc Cực và đảo Hawai ở Thái Bình Dương.
 Mỹ là nhà nước liên bang được tổ chức theo mô hình cộng hòa tổng
thống.
 Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Mỹ được thực hiên theo
nguyên tắc “Tam quyền phân lập”, được ghi nhận trong hiến pháp Mỹ.
II. CẤU TRÚC. CHÍNH THỂ.
1. Mô hình nhà nước.
 Mỹ là nhà nước liên bang được tổ chức theo mô hình cộng hòa tổng
thống.
NGHỊ VIỆN

KIỂM SOÁT VÀ ĐỐI TRỌNG

TỔNG THỐNG
(NGUYÊN THỦ)


BỔ NHIỆM
BẦU

BẦU

NỘI CÁC

CỬ TRI

2. Tổ chức bộ máy nhà nước.
 Theo quy định của Hiến pháp, cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước Hoa Kỳ
gồm ba nhánh riêng biệt: quyền lập pháp - ban hành luật thuộc về Quốc

Nguyễn Thị Mỹ Linh.

2

QLCKH11


Hành chính so sánh
hội gồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện; quyền hành phápthi hành luật thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp - giải thích luật thuộc
về Toà án.
 Đặc điểm nổi bật của nhà nước Mỹ là quyền lực của từng nhánh được cân
đối hài hoà với hai nhánh còn lại và từng nhánh đóng vai trò kiểm soát
khả năng lạm quyền của các nhánh còn lại.
 Nhánh hành pháp với quyền hành pháp tập trung vào người đứng đầu là
Tổng thống theo nguyên tắc các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan
bàn bạc chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện mà chỉ chịu trách nhiệm

trước Tổng thống; họ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện
những chính sách do Tổng thống đề ra.
 Nhánh thứ ba của chính quyền liên bang, ngành tư pháp gồm hệ thống toà
án trong toàn quốc với Toà án tối cao hiện nay gồm 9 thẩm phán là cơ
quan xét xử cao nhất của nước Mỹ.
III. NGHỊ VIỆN. TỔNG THỐNG. CHÍNH PHỦ.
1. Nghị viện.
 Nghị viện(Quốc hội) được trao cho quyền lập pháp. Theo chế độ lưỡng
viện, Nghị viện gồm có Viện dân biểu(Hạ viện) và Thượng viện.
 Hiến pháp Mỹ trao cho Nghị viện quyền hành rất lớn, đó là quyền lập
pháp, quyền sửa đổi Hiến pháp và pháp luật.
 Nghị viện có quyền ban hành luật để điều tiết thương mại và tài chính,
được phép trao hay bác bỏ quyền tối huệ quốc cho các nước có quan hệ
buôn bán với Mỹ. Ngoài các luật trực tiếp điều tiết quan hệ đối ngoại,
Nghị viện còn có quyền phê chuẩn hoặc sửa đổi các hiệp định thương mại
đã được Chính phủ đàm phán, kí kết.
Ngoài quyền lập pháp, Nghị viện còn có nhiều quyền khác. Những quyền này có
khả năng ảnh hưởng đến quá trình làm luật mới, trong đó có hai quyền quan trọng
là: quyền giám sát hoạt động của Chính phủ và quyền điều tra.
Theo quy định của Hiến pháp, cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước Hoa Kỳ gồm
ba nhánh riêng biệt: quyền lập pháp - ban hành luật thuộc về Quốc hội gồm hai
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

3

QLCKH11


Hành chính so sánh
viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện; quyền hành pháp - thi hành luật thuộc về

Tổng thống và quyền tư pháp - giải thích luật thuộc về Toà án. Đặc điểm nổi bật
của nhà nước Mỹ là quyền lực của từng nhánh được cân đối hài hoà với hai nhánh
còn lại và từng nhánh đóng vai trò kiểm soát khả năng lạm quyền của các nhánh
còn lại. Nhánh hành pháp với quyền hành pháp tập trung vào người đứng đầu là
Tổng thống theo nguyên tắc các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc
chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng
thống; họ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện những chính sách
do Tổng thống đề ra. Nhánh thứ ba của chính quyền liên bang, ngành tư pháp gồm
hệ thống toà án trong toàn quốc với Toà án tối cao hiện nay gồm 9 thẩm phán là
cơ quan xét xử cao nhất của nước Mỹ. Có thể nói rằng, nước Mỹ là một trong
những quốc gia hình thành muộn trong lịch sử thế giới nhưng Quốc hội Mỹ là một
trong số những Quốc hội ra đời sớm nhất trên thế giới với hơn 200 năm xây dựng
và phát triển. Tính đến nay, Quốc hội Mỹ đã trải qua 107 nhiệm kỳ.
Cơ cấu tổ chức của Nghị viện.
Hạ nghị viện. Theo khoản 2 Điều 1 Hiến pháp 1787, thành viên Hạ nghị viện
do nhân dân các bang bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu. Ứng cử
viên đại biểu Hạ nghị viện phải là công dân Mỹ đủ 25 tuổi trở lên, đã có ít nhất
bảy năm mang quốc tịch Mỹ và phải là người cư trú tại bang nơi họ ra tranh cử.
Số lượng thành viên Hạ nghị viện là 435 đại biểu đại diện cho 50 bang căn cứ
vào số dân của bang. Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số được tiến hành 10
năm một lần, có sự điều chỉnh trong việc phân bổ số đại biểu cho các bang. Đồng
thời, pháp luật quy định không tuỳ thuộc vào số dân, mỗi bang cũng được bầu ít
nhất là một đại biểu. Hiện nay, có 6 bang - Alaska, Delaware, North Dakota,
South Dakota, Vermont, Wyoming - mỗi bang bầu 1 đại biểu và bang Caliornia
đươc bầu 45 đại biểu theo tỷ lệ trung bình 1 đại biểu đại diện cho khoảng
530.000 dân.
Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là hai năm bắt đầu từ
thời điểm Hạ nghị viện tiến hành kỳ họp đầu tiên. Với nhiệm kỳ ngắn như vậy
nên cũng có những khó khăn nhất định cho hoạt động của Hạ nghị viện, bởi vì
Nguyễn Thị Mỹ Linh.


4

QLCKH11


Hành chính so sánh
trong mỗi nhiệm kỳ của mình, Hạ nghị viện phải mất một thời gian để tổ chức bộ
máy, các đại biểu vừa trúng cử chưa kịp làm quen với công việc lại phải nghĩ đến
cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ mới. Để khắc phục nhược điểm này, các đảng chính
trị khi đề cử người của đảng ra làm đại biểu Hạ nghị viện, thường chọn người có
thâm niên hoạt động lâu năm tại Quốc hội. Theo con số thống kê, trong khoảng
thời gian từ năm 1954 đến 1968, 92% số thành viên của Hạ nghị viện lần lượt tái
cử qua các cuộc bầu cử.
Thượng nghị viện. Theo quy định tại Điểm 1 khoản 3 Điều 1 Hiến pháp 1787,
thành viên của Thượng nghị viện do cơ quan lập pháp của các bang bầu ra,
nhiệm kỳ sáu năm. Mỗi bang được bầu hai đại biểu. Tuy nhiên, tại Điều khoản
sửa đổi thứ 17 của Hiến pháp đã thay thế chế độ thành viên Thượng nghị viện do
cơ quan lập pháp của các bang bầu bằng chế độ nhân dân trực tiếp bầu. Theo quy
định của Hiến pháp, cứ hai năm một lần lại tiến hành bầu lại 1/3 tổng số thượng
nghị sĩ. Vì vậy, trong mỗi cuộc bầu cử, các bang chỉ tiến hành bầu một thượng
nghị sĩ. Hiện nay, số thành viên của Thượng nghị viện là 100 đại biểu đại diện
cho 50 bang, mỗi bang được cử hai đại biểu không phân biệt dân số mỗi bang.
Ứng cử viên thượng nghị sĩ phải là công dân Mỹ đủ 30 mươi tuổi trở lên, đã có
chín năm mang quốc tịch Mỹ và phải là người cư trú tại bang nơi họ ra tranh cử.
Cứ hai năm một lần, 1/3 tổng số thượng nghị sĩ được bầu lại.
Cơ cấu tổ chức của Thượng nghị viện và Hạ viện nghị về cơ bản là giống nhau,
gồm hai bộ phận sau: bộ phận chính thức được thành lập trên cơ sở luật định, bộ
phận không chính thức do các đảng chính trị thành lập. Bộ phận chính thức gồm
Chủ tịch viện, Thư ký, các Uỷ ban thường trực, các uỷ ban khác, bộ máy giúp

việc. Bộ phận không chính thức cũng gồm hai tổ chức: tổ chức của đảng đoàn đại
biểu chiếm đa số ghế và tổ chức của đảng đoàn đại biểu chiếm thiểu số ghế.
Chủ tịch viện. Chủ tịch Hạ nghị viện do Hạ nghị viện bầu ra trong số các thành
viên của Viện. Thực tế cho thấy, đảng nào chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện thì
người của đảng đó sẽ là Chủ tịch viện và thường là người của một trong hai đảng
Cộng hoà hoặc đảng Dân chủ. Chủ tịch Hạ nghị viện có vai trò quan trọng đối
với tổ chức và hoạt động của Viện, là một trong số những nhân vật chủ chốt của
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

5

QLCKH11


Hành chính so sánh
đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Trong cơ cấu quyền lực, Chủ tịch Hạ nghị
viện được coi là nhân vật đứng thứ ba sau Tổng thống, Chánh án Toà án Tối cao.
Đối với tổ chức và hoạt động của Hạ nghị viện, Chủ tịch Hạ nghị viện là người
lãnh đạo Viện, đảm bảo quy chế hoạt động của Viện; quyết định thành lập các
các uỷ ban điều tra, uỷ ban hỗn hợp của Viện; giải quyết các tranh chấp liên quan
đến các thủ tục hoạt động của Viện; cho phép hoặc không cho phép đại biểu phát
biểu; quyết định thứ tự phát biểu của các đại biểu tại các phiên họp của Viện.
Theo Hiến pháp 1787, Phó Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch của Thượng
nghị viện. Trường hợp khuyết Phó Tổng thống, Thượng nghị viện sẽ tổ chức bầu
Chủ tịch lâm thời trong số các thành viên của mình. Chủ tịch Thượng viện là
người lãnh đạo hoạt động, bảo đảm việc thực hiện quy chế của Viện; điều khiển
các phiên họp của Thượng nghị viện (nhưng không tham gia biểu quyết, trừ
trường hợp số phiếu ngang nhau trong một cuộc biểu quyết). Để đảm nhiệm khối
lượng công việc lớn và phức tạp, Nghị viện Mỹ phân chia nhiệm vụ của mình
cho các uỷ ban. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều có hệ thống các uỷ ban

riêng với những điểm tương tự nhau nhưng không trùng nhau hoàn toàn. Theo
các nguyên tắc chung của Nghị viện, mỗi Uỷ ban lại có nội quy riêng của mình;
và vì thế, có sự khác biệt giữa các uỷ ban với nhau. Về cơ cấu tổ chức, có ba loại
uỷ ban, đó là Uỷ ban thường trực, Uỷ ban đặc biệt và Uỷ ban chung.
Uỷ ban thường trực là các uỷ ban được thành lập và hoạt động trong suốt
nhiệm kỳ của Nghị viện; có thẩm quyền xác định theo quy định của của Nghị
viện. Với thẩm quyền lập pháp của mình, các Uỷ ban thường trực tiến hành thẩm
tra các vấn đề và các dự luật, kiến nghị biện pháp trình ra để Viện liên quan xem
xét. Đồng thời, các Uỷ ban này có trách nhiệm giám sát, kiểm tra các cơ quan,
các chương trình và các hoạt động trong thẩm quyền của mình và trong một số
trường hợp khác còn giám sát các lĩnh vực có liên quan. Hầu hết các uỷ ban
thường trực có quyền kiến nghị về việc cấp ngân sách đối với các hoạt động của
chính quyền và của các chương trình mới hoặc đang tồn tại, nhưng một số ít lại
có các chức năng khác. Trong phạm vi chức năng của mình, các uỷ ban thường
trực có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

6

QLCKH11


Hành chính so sánh
- Thực hiện quyền lập pháp theo những vấn đề thuộc phạm vi của các uỷ ban.
Quy chế của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện liệt kê cụ thể những vấn đề thuộc
thẩm quyền của từng uỷ ban, theo đó tất cả những dự án luật, các kiến nghị về
luật phải được đưa ra uỷ ban thảo luận trước khi trình Viện thông qua. Thực tế
hoạt động của Nghị viện Mỹ cho thấy, ý kiến của uỷ ban thường trực có ảnh
hưởng quyết định đối với số phận của các dự án luật.
- Giữ mối liên lạc với các cơ quan hành pháp và thực hiện việc giám sát hoạt

động của các cơ quan thuộc bộ máy đó.
- Tiến hành điều tra hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp, các tổ
chức xã hội, các công ty tư nhân trong trường hợp cần thiết khác.
- Là cầu nối giữa các nhóm gây áp lực và Nghị viện. Thông qua các uỷ ban
thường trực, các nhóm gây áp lực gây ảnh hưởng đến hoạt động của Nghị viện
nhằm đạt được hoặc ngăn cản việc thông qua một văn bản luật nào đó.
- Là cầu nối giữa Nghị viện và dư luận xã hội. Phiên họp của các uỷ ban thường
trực được tiến hành công khai, được tường thuật trực tiếp hoặc gián tiếp trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, dư luận xã hội biết được tình hình hoạt
động của các uỷ ban nói riêng, của Nghị viện nói chung. Ngoài ra, các uỷ ban
còn thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo, các cuộc gặp gỡ với công luận.
Uỷ ban đặc biệt được Viện thành lập bằng quyết định riêng của Viện nhằm
thực hiện những nhiệm vụ nhất định, thường là để tiến hành một cuộc điều tra và
nghiên cứu. Một uỷ ban đặc biệt có thể tồn tại lâu dài hoặc lâm thời.
Uỷ ban chung là uỷ ban được thành lập gồm thành viên của cả hai Viện nhằm
giải quyết các bất đồng giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện trong quá trình
xem xét, giải quyết đối với một biện pháp cụ thể.
Các tiểu ban. Hầu hết các uỷ ban của Hạ nghị viện và Thượng nghị viện đều
thành lập các tiểu ban có nhiệm vụ thẩm tra và báo cáo về các dự án luật thuộc
các vấn đề cụ thể trong thẩm quyền chung của cả uỷ ban. Các uỷ ban có thể lập
các tiểu ban thực hiện các công việc đặc biệt như thẩm tra trước các chính sách
và giám sát thực hiện các đạo luật và các chương trình trong thẩm quyền của
mình. Các tiểu ban làm việc và chịu trách nhiệm dưới sự hướng dẫn của các uỷ
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

7

QLCKH11



Hành chính so sánh
ban chủ quản. Thông thường ở các uỷ ban khác nhau thì có sự khác nhau về số
lượng, tính độc lập của các tiểu ban.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội lần thứ 105 (1997-1999), Hạ nghị viện đã thành lập
19 uỷ ban thường trực với 84 tiểu ban và một uỷ ban đặc biệt với 2 tiểu ban.
Thượng viện có 16 uỷ ban thường trực với 68 tiểu ban và 4 uỷ ban khác không
có các tiểu ban. Theo quy định, mỗi nghị sĩ chỉ được đồng thời làm thành viên
của hai uỷ ban và 4 tiểu ban, nhưng không được làm chủ nhiệm uỷ ban thường
trực liên tục trong ba nhiệm kỳ tại Hạ nghị viện.
Để phục vụ cho hoạt động của Nghị viện, có đội ngũ đông đảo nhân viên là
những chuyên gia thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau, trong đó các chuyên
viên pháp luật đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Những chuyên viên này tư
vấn cho Chủ tịch viện và các thành viên khác của Viện về các vấn đề liên quan
đến quy chế hoạt động của Viện. Mỗi Uỷ ban có một đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp giúp việc để giải quyết nhiều công việc hành chính cụ thể và các vấn đề
liên quan đến việc xem xét dự luật và giám sát. Đối với các Uỷ ban thường trực,
đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được quy định không quá 30 người. Trong số
các nhân viên chuyên nghiệp của Uỷ ban thường trực thì có 2/3 tổng số nhân
viên của Uỷ ban được chọn căn cứ theo số phiếu bầu của các thành viên thuộc
Đảng chiếm đa số tại Uỷ ban đó và một phần ba số nhân viên còn lại của Uỷ ban
được chọn theo kết quả đa số phiếu của các thành viên thuộc đảng thiểu số tại Uỷ
ban. Các yếu tố chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, tuổi tác không ảnh hưởng đến
việc bổ nhiệm nhân viên. Theo các quy định hiện hành, Uỷ ban thường trực có
thể chỉ định các cố vấn tạm thời để làm một số vụ việc cụ thể. Uỷ ban còn có thể
cung cấp tài chính cho thành viên của mình để được bồi dưỡng chuyên ngành khi
mà Uỷ ban nhận thấy việc bồi dưỡng này sẽ giúp Uỷ ban hoàn thành nhiệm vụ
của mình. Trong đời sống chính trị của các nước tư sản, các đảng phái chính trị
đóng một vai trò hết sức quan trọng, nước Mỹ cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Theo truyền thống, Hoa kỳ là một nước có hệ thống lưỡng đảng gồm hai
đảng chính là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà cạnh tranh nhau để giành các

chức vụ chính quyền ở mọi cấp trong đời sống chính trị, bao gồm hội đồng thị
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

8

QLCKH11


Hành chính so sánh
trấn, thị trưởng, thống đốc bang, tổng thống và tất nhiên là ở cả Quốc hội. Chính
vì vậy, trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội Mỹ còn có Đoàn đại biểu của Đảng
Dân chủ và Đoàn đại biểu của Đảng Cộng hoà gồm những đại biểu của đảng đó
trong Nghị viện. Đứng đầu mỗi Đoàn đại biểu là Chủ tịch thường do một quan
chức cao cấp của đảng nắm giữ. Chủ tịch Đoàn đại biểu đóng vai trò quan trọng
đối với tổ chức và hoạt động của viện; có nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện đường
lối chiến lược của đảng, đảm bảo sự thống nhất trong đoàn đại biểu, giữ mối liên
hệ với Tổng thống, các quan chức chính thức và không chính thức của Quốc hội,
các quan chức trong bộ máy hành pháp. Chủ tịch Đoàn đại biểu có ảnh hưởng
quan trọng đối với việc bổ nhiệm các thành viên của đảng vào các uỷ ban thường
trực và các uỷ ban khác của viện. Bằng ảnh hưởng của mình, Chủ tịch có khả
năng tác động đến thủ tục xem xét các dự án luật, dự án nghị quyết, tác động đến
các cuộc thảo luận của đại biểu tại phiên họp của uỷ ban hay của Viện. Dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch là đội ngũ cán bộ chủ chốt của đảng. Những
người này có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi hoạt động của các thành viên của đảng
trong Viện, phổ biến chỉ thị của Chủ tịch cho từng thành viên, bảo đảm sự tham
gia đầy đủ của các thành viên vào các cuộc bỏ phiếu của Viện, bảo đảm sự thống
nhất trong nội bộ Đoàn đại biểu. Ban lãnh đạo Đoàn đại biểu đóng vai trò chủ
chốt của Đoàn đại biểu. Ở Hạ nghị viện cũng như Thượng nghị viện, ban lãnh
đạo Đoàn đại biểu của Đảng Dân chủ được thành lập trên cơ sở đại diện của các
vùng lãnh thổ. Trong khi đó, thành phần ban lãnh đạo Đoàn đại biểu của Đảng

Cộng hoà gồm toàn bộ đảng viên của Đảng là thành viên của Uỷ ban Quy tắc,
Chủ nhiệm các uỷ ban và các quan chức cao cấp.
2. Tổng thống.
- Tổng thống là nhân vật quan trọng nhất trên bàn cờ chính trị nước Mỹ.
- Theo Hiến pháp: Tổng thống Mỹ phải là người ít nhất 35 tuổi, phải là
công dân Mỹ trong 14 năm và được sinh ra ở Mỹ. Nhiệm kỳ của Tổng
thống được cố định là 4 năm và mỗi Tổng thống chỉ có thể giữ cương vị
tối đa 2 nhiệm kỳ.
- Tổng thống được bầu thông qua lá phiếu của đại cử tri. Mỗi bang có số

Nguyễn Thị Mỹ Linh.

9

QLCKH11


Hành chính so sánh
đại cử tri bằng số Thượng nghị sĩ và hạ Nghị sĩ của bang đó cộng lại.
- Tổng thống là nguyên thủ quốc qia và là người đứng đầu nhánh hành
pháp.
Trên thực tế, Tổng thống là cá nhân nắm giữ những quyền lực lớn nhất
trong toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ. Có thể nói, người dân thường xem
Tổng thống là biểu tượng của đất nước.
Là người đứng đầu nhánh hành pháp, Tổng thống có toàn quyền trong việc
thi hành các chính sách, luật lệ được Nghị viện thông qua trên phạm vi toàn
quốc. Tổng thống có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các quan chức cao cấp
của nhánh hành pháp và lãnh đạo hoạt động hành pháp.
Tổng thống có quyền ban hành nhiều loại văn bản khác nhau để lãnh đạo
các cơ quan thuộc nhánh hành pháp như các lệnh thừa hành, các quy tắc,

quy chế… các loại văn bản này ngày càng trở nên thông dụng và chiếm ưu
thế hơn so với các đạo luật do Nghị viện thông qua.
Tổng thống cũng là nhà ngoại giao hàng đầu. Tổng thống có quyền thiết
lập quan hệ ngoại giao với nước ngoài, bổ nhiệm đại sứ, kí kết các hiệp ước
với sự chấp thuận của 2/3 số thành viên Thượng viện. Trên thực tế, Tổng
thống là người hoạch định đồng thời là người thực thi chủ yếu chính sách
đối ngoại của Mỹ.
Tổng thống Mỹ đồng thời là tổng tư lệnh quân đội. Mặc dù Hiến pháp trao
cho Nghị viện quyền tuyên bố chiến tranh nhưng Nghị viện chưa từng thực
hiện quyền này kể từ năm 1941 khi Mỹ bước vào cuộc Chiến tranh thế giới
thứ 2.
Tổng thống cũng là một nhà lập pháp quan trọng, thể hiện qua 3 quyền:
- Quyền đưa ra sáng kiến lập pháp thông qua hình thức Tổng thống gửi
thông điệp cho Nghị viện.
- Quyền đưa ra dự luật ngân sách.
- Quyền phủ quyết

Nguyễn Thị Mỹ Linh.

10

QLCKH11


Hành chính so sánh
3. Chính phủ.
Chính phủ liên bang Mỹ ngoài Tổng thống còn có nhiều bộ phận khác như văn
phòng điều hành của Tổng thống và Nội các, các bộ, các ủy ban điều hành độc
lập, các trung tâm…
a) Văn phòng điều hành.

Gồm nhiều đơn vị khác nhau như: Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng đại diện
thương mại, Hội đồng cố vấn kinh tế, Hội đòng cố vấn kinh tế …..trong đó quan
trọng nhất là Văn phòng Nhà trắng.
b) Các bộ.
Gồm 15 bộ: Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Bộ thương mại, Bộ nông nghiệp, Bộ
quốc phòng, Bộ giáo dục, Bộ năng lượng, Bộ y tế và dịch vụ con người, Bộ đô
thị và phát triển nhà ở, Bộ tư pháp, Bộ lao động, Bộ tài chính, Bộ giao thông vận
tải, Bộ các vấn đề về cựu chiến binh, Bộ An ninh nội bộ.
c) Các cơ quan hành chính độc lập.
 Cục tình báo trung ương (CIA)
 Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA)
 Uỷ ban truyền thông liên bang (FCC)
 Cục quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA)
 Cục dự trữ liên bang
 ………………
IV. KẾT LUẬN CHUNG.
 Mỹ là nhà nước cộng hòa liên bang theo mô hình cộng hòa tổng thống 3
nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo cơ chế kiểm soát và đối
trọng lẫn nhau.
 Ưu điểm: đảm bảo dân chủ, cân bằng quyền lực.
 Nhược điểm: nếu không đảm bảo kiểm soát được các nhánh quyền này thì
sẽ dẫn đến độc tài.

Nguyễn Thị Mỹ Linh.

11

QLCKH11



Hành chính so sánh

B. TRUNG QUỐC.
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG QUỐC.
 Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa(thýờng gọi) là Trung Quốc ðýợc
hình thành sau thành công của cách mang nãm 1949.
 Diện tích 9.596.960 km2.
 Trung Quốc là nước XHCN theo chế độ một Ðảng cầm quyền.
 Trung quốc là một nước theo chế độ Cộng hòa Dân chủ nhân dân với quy
định trong Hiến pháp là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
II. CẤU TRÚC. CHÍNH THỂ.
1. Mô hình nhà nước.
Trung Quốc theo mô hình nhà nước Đại nghị.
QUỐC HỘI

BẦU

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA
(CHỦ TỊCH NƯỚC)

TIẾN CỬ
BẦU

BẦU
THỦ TƯỚNG
PHÊ CHUẨN

ĐỀ NGHỊ
THÀNH VIÊN CP


NHÂN DÂN

2. Tổ chức bộ máy nhà nước.
 Toàn bộ hoạt động nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
 Quyền lực nhà nước gồm 3 bộ phận là: lập pháp, hành pháp và tư pháp
được tập trung thống nhất trong tay Đại hội đại biểu nhân dân toàn
quốc(Quốc Hội).
 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nắm quyền lập pháp.
 Quyền hành pháp do quốc vụ viện(Chính phủ) đảm nhiệm. Đây là cơ
quan chấp hành Quốc hội và cơ quan hành chính cao nhất.
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

12

QLCKH11


Hành chính so sánh
 Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước.
 Quyền tư pháp được trao cho hệ thống Tòa án nhân dân được chia thành 4
cấp: TA nhân dân tối cao, TA nhân dân cấp khu vực. TA nhân dân cấp
tỉnh, TA nhân dân cấp cơ sở.
III. QUỐC HỘI. QUỐC VỤ VIỆN(CHÍNH PHỦ).
1. Quốc hội(Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc).
 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là cơ quan lập pháp.
 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc do các đại biểu nhân dân địa phương
bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm theo nguyên tắc đại cử tri.
 Quốc hội Trung Quốc không họp thường xuyên mà thông qua các kỳ họp,
do đó thành lập ủy thường trực để đảm đương công việc của Quốc hội.
 Quốc hội có những chức năng chính sau đây: sửa đổi Hiến pháp, giám sát

việc tuân thủ Hiến pháp, xây dựng và sửa đổi Luật hình sự, Luật dân sự,
Luật cơ bản các cơ quan nhà nước cũng như các Luật cơ bản khác, xem
xét và phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như
báo cáo thực thi kế hoạch, dự toán ngân sách cũng như báo cáo phân bổ
ngân sách; phê chuẩn thành lập tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc,
quyết định thành lập khu hành chính đặc biệt cũng như chế độ khu hành
chính đặc biệt, quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; bầu cử và quyết
định nhà lãnh đạo cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, tức bầu cử thành
viên Ủy ban thường vụ quốc hội, bầu cử chủ tịch nước, phó chủ tịch nước,
quyết định thủ tướng quốc vụ viện cũng như những nhân viên cấu thành
khác, bầu cử chủ tịch hội đồng quân sự Trung ương và quyết định thành
viên của Hội đồng quân sự Trung ương, bầu cử Chánh án toà án nhân dân
tối cao, bầu cử Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội có
quyền bãi nhiệm những chức vụ kể trên .
 Lập pháp Trung Quốc bao gồm lập pháp Quốc hội cũng như ủy ban
thường vụ Quốc hội, lập pháp Quốc vụ viện cũng như các bộ Quốc vụ
viện, lập pháp địa phương, lập pháp tự trị dân tộc, lập pháp đặc khu kinh
tế và lập pháp khu hành chính đặc biệt.
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

13

QLCKH11


Hành chính so sánh
 Quốc hội thành lập 6 Ủy ban chuyên môn để thực hiện dự thảo Luật, nghị
quyết của Quốc hội, kiểm soát hoạt động nhà nước.
 Quốc hội tham gia vào hình thành các cơ quan nhà nước: Quốc hội bầu
ban thường vụ, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và hội đồng nhà nước.

2. Quốc vụ viện(chính phủ).
 Đây là cơ quan hành chính cao nhất của Trung Quốc.
 Nhiệm vụ: thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
 Thành phần: đứng đầu là Thủ tướng chính phủ; các phó Thủ tướng, một
số ủy viên quốc vụ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
 Số lượng các phó Thủ tướng, ủy viên, Bộ trưởng và các thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ có thể thay đổi tùy vào các kỳ Đại hội.
 Quốc vụ viện do Quốc hội bầu và chịu trách nhiệm trước Quốc hội và ban
Thường trực.
 Nhiệm kỳ: tương ứng với nhiệm kỳ Quốc hội.
 Chức vụ thủ trưởng do Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc tiến cử,
Chủ tịch nước đề cử, được toàn thể Quốc Hội thông qua với đa số phiếu
và được Chủ tịch nước bổ nhiệm.
 Số lượng Bộ và cơ quan ngang Bộ là: 24 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ là
Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Ngân hàng nhà nước và Kiểm
toán nhà nước.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ.
 Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp do Quốc hội bầu.
 Các thành viên Chính phủ do thủ tướng đề nghị và Quốc hội phê chuẩn.
 Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
 Chính phủ thực thi, chấp hành Quốc hội.
 Quốc hội bổ nhiệm thành viên của Chính phủ, giám sát và chỉ đạo đối với
hoạt động của Chính phủ.
V. KẾT LUẬN.
 Trung Quốc là một nước XHCN theo chế độ 1 Đảng cầm quyền, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Nguyễn Thị Mỹ Linh.

14


QLCKH11


Hành chính so sánh
 Chính quyền Trung Ương được tổ chức khá chặt chẽ, tất cả đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng.


3 nhánh quyền: Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có hoạt động độc
lập nhưng có mối quan hệ chặt chẽ thống nhất, dưới sự chỉ đạo của Đảng
cộng sản Trung Quốc.

C. KẾT LUẬN CHUNG.
 Mỹ và Trung Quốc là quốc gia lớn trên thế giới, có nền kinh tế, chính trị
nổi bật. Việc tổ chức, hoạt động bộ máy chính quyền của 2 nước có
những điểm giống và khác nhau:
 Điểm giống:
Cả hai quốc gia có cấu trúc chính thể của cơ quan Trung Ương tương đối
giống nhau. Đều chia làm 3 nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp
• Điểm khác nhau:
 HOA KỲ(MỸ).
 Nhà nước liên bang, tổ chức mô hình cộng hòa tổng thống.
 Nghi viện.
 Chia làm 2 viện: Thượng viện và hạ viện.
 Hạ viện do dân bầu trực tiếp nhiệm kỳ 2 năm.
 Thượng viện do các bang đề cử, mỗi bang 2 đại biểu. Nắm quyền lập
pháp một trong 3 nhánh quyền lực, đối trọng kiểm soát với 2 quyền hành
pháp và tư pháp.
 Trong hoạt động của mình các quy định, dự thảo của nghị viện có thể
bị Tổng thống phủ quyết.

 Hành pháp.
- Do Tổng thống đứng đầu Hành pháp đồng thời là nguyên thủ quốc
gia.
- Tổng thống được nhân dân bầu gián tiếp qua đại cử tri.
- Thực thi nghị quyết của nghị viện, kiểm soát, đối trọng với 2 nhánh
quyền còn lại.

Nguyễn Thị Mỹ Linh.

15

QLCKH11


Hành chính so sánh
 TRUNG QUỐC.
 Nhà nước đơn nhất, tổ chức mô hình cộng hòa đại nghị.
 Quốc hội Trung Quốc.
 Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
 Đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu trực tiếp và nhiệm kỳ là 5 năm.
 Nắm quyền lập pháp, đồng thời là cơ quan tối cao của đất nước.
 Các quyết định của Quốc hội quyết định theo đa số, không cá nhân hay
tổ chức nào có quyền phủ quyết.
 Hành pháp.
- Do thủ tướng đứng đầu.
- Thủ tướng do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Thi hành nghị quyết, luật của Quốc hội, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội và Ủy ban
thường trực.


Nguyễn Thị Mỹ Linh.

16

QLCKH11



×