Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Tổ chức quản lý văn bản và khai thácthông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.9 KB, 119 trang )

1

mở đầu
1. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài
Văn bản là phơng tiện, là công cụ của hoạt động quản lý. Văn bản
giúp các cơ quan ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc phản ánh
những thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý. Vì vậy, trong quá trình hoạt
động, tất cả các cơ quan nhà nớc, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp đều
phải thờng xuyên soạn thảo, ban hành, quản lý và giải quyết văn bản để triển
khai, giải quyết công việc. Do đó, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
đều phải tiến hành tổ chức quản lý, giải quyết các văn bản, nhằm bảo đảm
nguồn thông tin bằng văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý. Hiệu quả hoạt
động quản lý của các cơ quan cao hay thấp phụ thuộc một phần vào công tác
này có đợc làm tốt hay không. Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý
của mình, việc nghiên cứu các biện pháp để tổ chức quản lý văn bản và khai
thác thông tin văn bản luôn là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cơ quan.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) là một đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTQGHCM), là cơ
sở đào tạo, bồi dỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận MácLênin, t tởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản,
cán bộ làm công tác t tởng, văn hóa và các khoa học, xã hội và nhân văn khác;
là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ nâng cao chất lợng đào tạo cán bộ và
phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nớc về lĩnh vực t tởng,
báo chí và truyền thông.
Xuất phát từ nhận thức chất lợng đào tạo là yếu tố sống còn, quyết
định sự tồn tại và trởng thành của một trờng đại học, hơn 40 năm qua HVBCTT đã
không ngừng phát triển đội ngũ, đổi mới chơng trình, nội dung và phơng pháp
giảng dạy đại học, vì thế đã từng bớc khẳng định đợc vị trí của mình trong xã
hội. Bên cạnh đó, công tác quản lý đào tạo nói chung và chất lợng đào tạo nói
riêng đặt ra nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và đổi mới.



2

Nghị quyết số 52/NQ-TƯ, ngày 30-7-2005 và Quyết định số 149/QĐ-TƯ,
ngày 2-8-2005 của bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đào
tạo của HVCTQGHCM và các học viện trực thuộc, mở ra cơ hội và điều kiện
mới cho sự phát triển của HVBCTT, đồng thời cũng đòi hỏi HVBCTT phải vơn
lên, không ngừng nâng cao chất lợng đào tạo của đội ngũ cán bộ, công tác
nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nớc trong thời kỳ mới. Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt
động của cơ quan chính là công cụ để cơ quan thực thi công việc và hoàn
thành trách nhiệm đợc giao. Để thực hiện tốt chức năng và những nhiệm vụ
nói trên, hàng ngày HVBCTT phải ban hành, tiếp nhận và chuyển giao một
khối lợng văn bản khá lớn nên đòi hỏi Học viện phải có các biện pháp tổ chức
quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để kịp thời phục vụ hoạt động
quản lý và đào tạo. Nhận thức đợc vị trí và tầm quan trọng của công tác này,
chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: "Tổ chức quản lý văn bản và khai thác
thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và
tuyên truyền" làm đề tài luận văn khoa học.
2. Mục tiêu của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả tập trung giải quyết hai mục tiêu cơ bản sau:
- Thứ nhất, khảo sát tình hình tổ chức quản lý văn bản và khai thác
thông tin văn bản ở HVBCTT, phân tích thực trạng quản lý văn bản đi - đến,
nội bộ, và khai thác thông tin văn bản phục vụ cho hoạt động quản lý đào tạo
ở HVBCTT.
- Thứ hai, trên cơ sở thực trạng đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản
phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vấn đề tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản để phục
vụ hoạt động quản lý là một nhiệm vụ hoạt động không thể thiếu của các cơ

quan nhà nớc.


3

Công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản đợc
thực hiện ở tất cả các cơ quan, đơn vị từ trung ơng tới địa phơng. Song do điều
kiện thời gian và trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không thể
khảo cứu công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản ở
nhiều cơ quan tổ chức. Là một cán bộ hiện nay đang công tác tại HVBCTT,
luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý văn
bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở
HVBCTT để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phần nào nâng cao
hiệu quả quản lý và khai thác thông tin văn bản ở cơ quan.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đề tài luận văn của chúng tôi cần
phải giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Khái quát lịch sử hình thành, vị trí, chức năng nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức của HVBCTT và nghiên cứu nội dung của công tác quản lý đào tạo.
Thứ hai: Khảo sát hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động HVBCTT.
Xác định nội dung, yêu cầu của công tác tổ chức quản lý văn bản và khai thác
thông tin văn bản phục vụ quản lý đào tạo ở HVBCTT.
Thứ ba: Khảo sát và nêu ra đợc thực trạng công tác quản lý văn bản và
khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
Thứ t: Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo
ở HVBCTT.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tác giả chủ yếu vận dụng các phơng pháp
phân tích, phơng pháp tổng hợp, phơng pháp thống kê, phơng pháp phỏng vấn

điều tra, khảo sát. Phơng pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát đợc chúng tôi vận
dụng trong việc thu thập các thông tin cần thiết đối với đề tài. những thông tin


4

thu đợc qua các phơng pháp trên và các thông tin trên các nguồn tài liệu tham
khảo sẽ đợc chúng tôi xử lý một cách khoa học trên cơ sở vận dụng phơng
pháp phân tích, tổng hợp. Phơng pháp thống kê giúp chúng tôi xử lý hữu hiệu
các số liệu thu thập đợc. Ngoài ra, trong đề tài này, chúng tôi cũng vận dụng
một số phơng pháp nghiên cứu khác nh phơng pháp hệ thống... Mặt khác,
những kết quả nghiên cứu đều đợc chúng tôi phân tích, đánh giá, nhìn nhận
dựa trên những quan điểm mang tính phơng pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin
đã đợc cụ thể hóa thành các nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc lịch sử và
nguyên tắc tổng hợp.
6. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Công tác công văn giấy tờ nói chung và hoạt động tổ chức quản lý văn
bản nhà nớc nói riêng từ trớc tới nay đã đợc nhiều công trình nghiên cứu dới
góc độ khác nhau.
Trong cuốn sách "Văn bản quản lý nhà nớc và công tác công văn giấy tờ
trong thời phong kiến Việt Nam", PGS. Vơng Đình Quyền đã nghiên cứu công
phu và có hệ thống về lĩnh vực quản lý hành chính nhà nớc nói chung và công
tác công văn giấy tờ nói riêng của các vơng triều phong kiến Việt Nam.
Về công tác xây dựng, ban hành và quản lý văn bản của các cơ quan nhà
nớc hiện nay cũng đã đợc đề cập trong một số cuốn sách chuyên khảo nh: "Xây
dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nớc của tác giả Tạ Hữu ánh, Nxb
Lao động in năm 1996; "Soạn thảo và xử lý văn bản trong công tác của cán
bộ lãnh đạo và quản lý của PGS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, Nxb chính trị
quốc gia năm 1996.
Hai công trình chuyên khảo trên đây đã đề cập đến những vấn đề nh:

phân loại văn bản, nghiên cứu tính hệ thống của các văn bản, chức năng, vai
trò của văn bản trong việc đảm bảo thông tin trong quản lý...
Gần đây, giáo trình "Lý luận và phơng pháp công tác văn th" do PGS.
Vơng Đình Quyền biên soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, đã đợc ấn hành


5

năm 2005. Đây là công trình nghiên cứu tơng đối công phu về công tác văn
th. Giáo trình đã đề cập đến những vấn đề nh: Nội dung và yêu cầu của công
tác văn th; văn bản và văn bản quản lý nhà nớc, kỹ thuật soạn thảo văn bản,
quản lý, giải quyết văn bản và lập hồ sơ hiện hành. Giáo trình này đã hệ thống
những vấn đề lý luận cơ bản và tình hình thực tiễn trong công tác quản lý, giải
quyết văn bản.
Ngoài ra, công tác quản lý văn bản cũng nhận đợc sự quan tâm nghiên
cứu của rất nhiều các sinh viên, học viên cao học ngành lu trữ và quản trị văn
phòng. Có thể kể đến một số đề tài nh khóa luận tốt nghiệp của Vũ Bá Dụ:
"Tìm hiểu công tác xây dựng và quản lý văn bản ở một số tổng công ty" và
khóa luận của Nguyễn Thị Ngọc: "Công tác quản lý văn bản và lu trữ hồ sơ
tài liệu ở một số doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài trên địa bàn Hà Nội".
Niên luận năm thứ 3: "Tìm hiểu về hệ thống văn bản và công tác quản lý văn
bản ở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trờng" của tác giả Trần Thị Thu Hơng,
Hà Nội, 2000. Các luận văn và niên luận nói trên bớc đầu đã khảo sát và cung
cấp một số thông tin về hệ thống văn bản và công tác quản lý văn bản ở các cơ
quan, doanh nghiệp cụ thể.
Trong thời gian vừa qua, có một số bài viết đăng trong Kỷ yếu hội thảo
khoa học của Cục Văn th và Lu trữ nhà nớc tháng 1-2005. Trong đó, đãng chú
ý là bài "Một số vấn đề về thực tiễn trong chỉ đạo, hớng dẫn nghiệp vụ công
tác văn th ở địa phơng" của thạc sĩ Lã Thị Hồng. Bài viết đã nêu lên đợc
những nguyên nhân và các tồn tại của công tác văn th hiện nay và những biện

pháp khắc phục để đáp ứng đợc những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nớc
và cải cách nền hành chính.
ở Việt Nam, từ cuối những năm 1970 trên Tạp chí Văn th - Lu trữ Việt
Nam, một tạp chí chuyên ngành uy tín đã xuất hiện một số bài nghiên cứu về
mối liên hệ giữa công tác thông tin và công tác lu trữ. Có thể kể đến những bài
viết nh: "Hoạt động thông tin trong công tác lu trữ" của tác giả Nguyễn Cảnh


6

Đơng, Tạp chí Văn th Lu trữ số 1-1977; "Bớc đầu tìm hiểu về những hoạt động
thông tin trong các viện lu trữ" của tác giả Hồ Văn Quýnh, Tạp chí Văn th Lu
trữ số 3-1977.
Ngoài ra, có một số báo cáo khoa học và khóa luận tốt nghiệp của sinh
viên đề cập đến công tác thông tin tài liệu dới những góc độ khác nhau nh đề
tài: "Tổ chức thông tin phục vụ hoạt động điều hành và quản lý của bộ nội vụ"
của sinh viên Trần Thị Châm; "Thu nhập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động
lãnh đạo, quản lý ở văn phòng Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Bình" của sinh viên Vũ Thị Vợng. Đây là những đề tài gắn liền với địa
chỉ nghiên cứu nhất định, vì vậy nó mang tính thực tiễn cao.
Nh vậy, từ trớc đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học
đề cập đến vấn đề quản lý văn bản. Trong số đó có một số công trình nghiên
cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý văn bản hành chính cơ quan, doanh
nghiệp nhà nớc nói chung. Tuy nhiên, theo khảo cứu của chúng tôi vấn đề tổ
chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản thì cha có nhiều công
trình đề cập đến. Mặc dù vậy, những công trình trên đã gợi mở và cung cấp
cho chúng tôi nhiều vấn đề hết sức bổ ích. Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã kế
thừa những kết quả nghiên cứu ở các công trình của các tác giả đi trớc, đồng
thời phân tích làm rõ và tìm các giải pháp tối u nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở

HVBCTT.
7. Các nguồn tài liệu tham khảo
Các cuốn sách, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết và khóa luận
tốt nghiệp đợc nêu trong lịch sử nghiên cứu vấn đề là nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài này. Ngoài ra, chúng tôi còn tham
khảo nhiều nguồn tài liệu khác nh:
- các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý văn bản.


7

- Văn bản của Đảng và nhà nớc về công tác văn th và công tác lu trữ.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Các sách chuyên khảo về công tác văn th lu trữ, về thông tin và thông
tin quản lý.
- Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nh Tạp chí Lu trữ Việt
Nam, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, Tạp chí Thông tin và T liệu, Tạp chí
Quản lý nhà nớc...
- Các niên luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và các đề tài
nghiên cứu khoa học liên quan đến hớng nghiên cứu của đề tài.
- Tài liệu khảo sát thực tế tại HVBCTT.
8. Đóng góp của đề tài
Đề tài đợc triển khai và thực hiện tốt sẽ có những đóng góp sau:
- Đóng góp đầu tiên của đề tài góp phần nghiên cứu các loại văn bản
và giá trị thông tin của hệ thống văn bản hình thành trong quá trình hoạt động
của HVBCTT; đồng thời làm sáng tỏ thực trạng quản lý văn bản và khai thác
thông tin văn bản để phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
- Thông qua việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức quản lý văn bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản

lý đào tạo ở HVBCTT, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành tài
liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là các học viện, các trờng
đại học ở nớc ta hiện nay.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của đề tài đợc chia thành 3 chơng.


8

Chơng 1: Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
Chơng này khái quát lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức của HVBCTT; đồng thời giới thiệu hệ thống văn bản và phân tích ý nghĩa
tác dụng của hệ thống văn bản đối với hoạt động quản lý đào tạo ở HVBCTT.
Chơng 2: Thực trạng tổ chức quản lý văn bản và khai thác thông tin
văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên
truyền
Đây là một trong hai chơng chính của luận văn. Trong chơng này
chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu về thực trạng tổ chức quản lý văn
bản và khai thác thông tin văn bản để phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở
HVBCTT. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi cũng đi sâu phân tích các nguyên
nhân của thực trạng để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể ở chơng 3.
Chơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý văn
bản và khai thác thông tin văn bản phục vụ hoạt động quản lý đào tạo ở
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trong chơng này, bằng lý luận và thực tiễn, chúng tôi đa ra một số giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý văn bản và khai thác thông tin
văn bản của HVBCTT. Trong các giải pháp, chúng tôi đặc biệt chú trọng vào việc
đa ra một số biện pháp để quản lý văn bản phục vụ hoạt động quản lý nói chung,

đào tạo nói riêng, bao gồm nhiều vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nh
vấn đề tổ chức, con ngời, xây dựng cơ sở dữ liệu, các dịch vụ thông tin cần
thiết lập và sự vận hành của cả hệ thống. Định hớng của các giải pháp nói trên
là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khai thác thông tin văn bản của các đối tợng
sử dụng là lãnh đạo, cán bộ và giảng viên trong HVBCTT.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn,
đặc biệt là việc khảo sát thực tế về tình hình khai thác thông tin văn bản. Mặt
khác, do trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài lại đợc


9

triển khai trong thời gian có hạn, nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế nhất định. Chúng tôi mong muốn
nhận đợc những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và
các đồng nghiệp, bạn bè và những ai quan tâm đến vấn đề này với hy vọng các
công trình nghiên cứu tiếp theo sẽ đạt đợc chất lợng cao hơn.
Để hoàn thành luận văn, trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã
nhận đợc sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ Ban giám đốc, các đồng chí trởng các đơn
vị, các cán bộ văn th (giáo vụ) các khoa phòng, tổ bộ môn thuộc HVBCTT.
Luận văn đợc hoàn thành với sự giúp đỡ chu đáo, đầy nhiệt huyết của
PGS.TS Vũ Thị Phụng - ngời hớng dẫn khoa học trực tiếp của tôi và sự giúp
đỡ, góp ý của các thày, cô giáo Khoa Lu trữ học và Quản trị văn phòng. Nhân
đây tôi xin chân thành cảm ơn các thày, cô giáo; cám ơn các cấp lãnh đạo,
đồng nghiệp và các cá nhân đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Hà



10

Chơng 1
hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động
của học viện báo chí và tuyên truyền

1.1. Khái quát lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và
cơ cấu tổ chức của học viện báo chí và tuyên truyền

1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
Ngày 16-1-1962, theo Nghị quyết số 36/NQ/TW của Trung ơng Đảng,
Trờng Tuyên giáo Trung ơng - nay là HVBCTT thuộc HVCTQGHCM đã đợc
thành lập.
Trong suốt 44 năm qua, cùng với những biến cố quan trọng của đất nớc, nhà trờng đã trải qua quá trình phát triển với nhiều lần thay đổi về tên gọi,
về chức năng nhiệm vụ và cả quan hệ với các cơ quan chủ quản. Dới đây là
một số mốc chính trong quá trình hình thành và phát triển của HVBCTT:
* Ngày 02-8-1967, trong Nghị quyết số 116/NQ-TW, Ban Bí th Trung ơng Đảng quyết định: "Trờng Tuyên giáo Trung ơng từ nay trực thuộc Trung ơng và Trung ơng ủy nhiệm cho Ban Tuyên giáo Trung ơng trực tiếp chỉ đạo về
mọi mặt".
Tiếp theo đó, ngày 09-10-1967, Ban Bí th Trung ơng lại ra Nghị Quyết
số 154/NQ/TW: "Đổi tên Trờng Tuyên giáo Trung ơng thành Trờng Tuyên
huấn Trung ơng".
* Ngày 2-1-1983, theo Quyết định số 15/QĐ-TƯ của Ban Bí th Trung
ơng về công tác trờng Đảng, Trờng Tuyên huấn Trung ơng I đợc thành lập trên
cơ sở hợp nhất Trờng Tuyên huấn Trung ơng và Trờng Nguyễn ái Quốc V. Trờng Tuyên huấn Trung ơng I trực thuộc Trung ơng có nhiệm vụ:


11


- Đào tạo giảng viên lý luận, chính trị cho hệ thống trờng Đảng các
cấp, giảng viên chính trị các trờng đại học và trung học chuyên nghiệp, giảng
viên chính trị cho các trờng ngành và đoàn thể ở trung ơng đạt trình độ đại
học; đào tạo đội ngũ cán bộ công tác t tởng của Đảng ở tỉnh, thành phố,
huyện, quận và các ngành trung ơng.
- Mở các lớp chuyên tu, tiếp tục đào tạo các phóng viên, biên tập viên
báo chí, thông tấn, phát thanh truyền hình, xuất bản ở trung ơng, tỉnh, thành
phố đạt trình độ đại học.
* Ngày 01-3-1990, theo Quyết định số 103/QĐ-TƯ của Ban Bí th Trung ơng Đảng về việc sắp xếp lại hệ thống trờng Đảng trực thuộc Trung ơng, Trờng Tuyên huấn Trung ơng I lại đợc đổi tên thành Trờng Tuyên giáo.
Trong Quyết định số 406/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trởng ngày
20-11-1990, Trờng Tuyên giáo đợc công nhận là trờng đại học và có tên gọi là
"Trờng Đại học Tuyên giáo". Trờng trực thuộc Ban Bí th Trung ơng Đảng
Cộng sản Việt Nam và có nhiệm vụ:
Đào tạo và bồi dỡng ở trình độ đại học các giảng viên lý
luận chính trị của các trờng Đảng và đoàn thể; phóng viên các báo,
tạp chí chủ yếu của các cấp ủy Đảng, đoàn thể ở trung ơng và địa
phơng. Bồi dỡng lý luận, đờng lối chính sách của Đảng và nhà nớc,
nghiệp vụ công tác cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực t tởng văn
hóa các cấp.
Ngày 10-3-1993, Bộ Chính trị đã ra Quyết định số 61/QĐ-TƯ về việc
sắp xếp lại các trờng Đảng trực thuộc Trung ơng, theo Quyết định này, Trờng Đại
học Tuyên giáo đợc chuyển thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền trực
thuộc HVCTQGHCM. Phân viện có nhiệm vụ: "Đào tạo và bồi dỡng bậc đại
học, cao học, những cán bộ làm công tác báo chí, xuất bản, tuyên truyền, đào
tạo bậc đại học một số chuyên ngành lý luận Mác - Lênin".


12

Ngày 30-7-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52/NĐ-TƯ về

việc "Đổi tên Phân viên Báo chí và Tuyên truyền thành Học viện Báo chí và
Tuyên truyền".
Thực hiện Nghị quyết số 52/NĐ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 30-7-2005,
nhà trờng lại đổi tên thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong Quyết định 149/QĐ-TƯ ngày 2-8-2005, Bộ Chính trị khẳng định:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một đơn vị sự nghiệp
trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào
tạo, bồi dỡng cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận MácLênin, t tởng hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên
xuất bản, cán bộ làm công tác t tởng, văn hóa và các khoa học - xã
hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ cho
việc hoạch định chính sách của đảng, nhà nớc về lĩnh vực t tởng,
báo chí và truyền thông.
Nh vậy là, từ 1962 đến nay, Học viện đã có 7 lần thay đổi tên gọi, chức
năng nhiệm vụ và cơ quan chủ quản:
Trờng
Tuyên giáo TW

Trờng
Tuyên huấn TW

Trờng
Tuyên huấn TW I

Phân viện Báo chí
và Tuyên truyền

Trờng
ĐH Tuyên giáo


Trờng
Tuyên giáo

Học viện Báo chí
Tuyên
Từ ngày thành lập đếnvànay,
nhàtruyền
trờng luôn luôn đợc Ban Bí th, Bộ
Chính trị các khóa, HVCTQGHCM trực tiếp chỉ đạo; các ban ngành trung -


13

ơng, các địa phơng thờng xuyên giúp đỡ. Do đó, nhà trờng đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ đợc Trung ơng Đảng và Chính phủ giao cho.
Từ năm 1965-1968, trờng sơ tán về nông thôn tại huyện Phú Ninh
(Phú Thọ), lấy tên công khai là Trờng Huấn luyện sản xuất, mã hòm th
V 512 và đến tháng 9-1966 lại chuyển về huyện Mỹ Đức (Hà Tây).
Từ năm 1973-1983, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy lý luận ở các trờng Đảng, các trờng đại học, nhà trờng đã mở rộng hệ đào tạo giảng viên lý
luận theo năm chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và ba chuyên ngành nghiệp vụ công
tác t tởng: Báo chí, Xuất bản, Tuyên truyền. Nhà trờng chính thức đợc nhà nớc
công nhận là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học.
Từ 1990-2002, theo Quyết định số 406/HĐBT 103/QĐ-TƯ của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trởng ngày 20-11-1990, công nhận Trờng Tuyên giáo là trờng đại
học đầu tiên nằm trong hệ thống trờng Đảng.
Nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình, nhà trờng đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ Trung ơng Đảng và Nhà nớc giao cho trong từng giai đoạn cụ thể.
Hơn 40 năm qua kể từ ngày thành lập, nhà trờng đã đào tạo, bồi dỡng đợc
33.684 học viên trong đó:

- 20.750 học viên đợc đào tạo ngắn hạn và bồi dỡng cấp tốc về các
ngành quản lý báo chí, tuyên truyền, huấn học, xuất bản, phục vụ hai nhiệm
vụ chiến lợc: Giải phóng miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.
Đặc biệt, thực hiện chỉ thị của Trung ơng: Ba nớc Đông Dơng là một khối
cùng chống một kẻ thù chung, nhà trờng đã đào tạo giúp bạn Lào, Campuchia
đợc 400 ngời, trong đó những cán bộ nòng cốt trên mặt trận
t tởng.
- 12.934 học viên đợc đào tạo tập trung dài hạn ở bậc đại học (trong đó
sau đại học và cao học là 106, tại chức cho các ngành địa phơng là 3.738 ngời).


14

Sản phẩm nhà trờng đào tạo đã đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ đợc
giao. Nhiều đồng chí đã và đang giữ những trọng trách quan trọng trong các
cơ quan Đảng và Nhà nớc ở trung ơng và địa phơng.
Ngoài công tác đào tạo, nhà trờng đạt đợc nhiều thành tựu trong
nghiên cứu khoa học nh tham gia khoảng 249 chơng trình và đề tài nghiên cứu
khoa học, 70 đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, xuất bản đợc hơn
100 giáo trình các môn học, 126 tập đề cơng bài giảng mới, hơn 2.000 bài
tham luận tại các cuộc hội thảo, hơn 1.000 bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí chuyên ngành. Nhà trờng đã có một tạp chí khoa học chuyên ngành, xuất
bản 2 tháng một kỳ.
Với những thành tích trên đây, chất lợng đào tạo hệ đại học, cao học
của trờng ngày càng tốt hơn, đội ngũ giảng viên trởng thành, có nhiều ngời là
cán bộ khoa học có uy tín trong ngành. Hơn 40 năm qua, dới sự lãnh đạo của
Trung ơng Đảng, sự chỉ đạo của các ban, ngành Trung ơng, sự hợp tác, giúp đỡ
của các cơ quan địa phơng trong cả nớc, các thế hệ giáo viên, cán bộ, công
nhân viên, sinh viên của nhà trờng đã lao động, phấn đấu không mệt mỏi, đem
hết tài năng và sức lực của mình, vợt qua khó khăn, gian khổ, xây dựng, vun

đắp cho nhà trờng ngày càng trởng thành, lớn mạnh.
Bằng kết quả lao động nghiêm túc của một tập thể đoàn kết nhất trí,
nhà trờng đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị đợc giao, đóng góp xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nớc và dân tộc, tạo dựng nên
những truyền thống tốt đẹp, thiết lập nên uy tín rộng rãi trong xã hội về chuyên
môn, xây dựng đợc những quan hệ hợp tác trong nớc và ngoài nớc.
1.1.2. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
* Vị trí, chức năng của HVBCTT:
Theo Quyết định 149/QĐ-TƯ của Bộ Chính trị ngày 2-8-2005, HVBCTT
là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc HVCTQGHCM, là cơ sở đào tạo, bồi dỡng


15

cán bộ trong quy hoạch làm giảng viên lý luận Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí
Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác
t tởng, văn hóa và các khoa học - xã hội và nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu
khoa học phục vụ cho việc hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nớc về lĩnh
vực t tởng, báo chí và truyền thông.
* Nhiệm vụ của HVBCTT:
- Đào tạo cán bộ cấp trởng, phó phòng trở lên của các cơ quan thông
tin đại chúng ở trung ơng, ở các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ơng và tỉnh,
thành phố; phó trởng ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy; trởng phó ban tuyên
giáo huyện ủy, quận ủy, thị ủy ở trình độ đại học và sau đại học.
- Đào tạo bậc đại học và sau đại học; giảng viên các chuyên ngành lý
luận chính trị cho các trờng chính trị tỉnh, các trờng đào tạo cán bộ của bộ,
ban, ngành, đoàn thể trung ơng, các trờng đại học và cao đẳng, phóng viên, biên
tập viên, cán bộ nghiệp vụ các chuyên ngành báo chí, xuất bản và tuyên truyền.
- Bồi dỡng kiến thức mới, nghiệp vụ công tác chuyên môn, lý luận

chính trị và đờng lối chính sách cho cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc các đối tợng đào tạo nêu trên.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nớc, những
kinh nghiệm tích cực của thế giới, nhằm mục đích nâng cao chất lợng, đáp
ứng các yêu cầu về đào tạo cán bộ, góp phần xây dựng các căn cứ khoa học
cho việc hoạch định đờng lối chính sách, góp phần thực hiện những nhiệm vụ
chính trị của Đảng, Nhà nớc trong lĩnh vực công tác t tởng - văn hóa, báo chí,
truyền thông và công tác giáo dục chủ nghĩa mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh,
tuyên truyền quan điểm, đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc.
- Nghiên cứu xây dựng chơng trình nội dung, biên soạn giáo trình, tài
liệu học tập, phát triển và hoàn thiện quy trình, phơng pháp giảng dạy các
chuyên ngành mà nhà trờng đào tạo.


16

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học
với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nớc trong khu vực và thế
giới nhằm không ngừng nâng cao chất lợng đào tạo và uy tín chuyên môn của
nhà trờng.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trên đây, cơ cấu bộ máy của
HVBCTT đợc tổ chức nh sau:
Giám đốc

các Phó Giám đốc

Các phòng
chức năng

Các Khoa,

các Bộ môn
trực thuộc

Trung tâm TTTV,
Tạp chí BCTT

* Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc, trong đó:
- 1 Phó Giám đốc phụ trách đào tạo đại học.
- 1 Phó Giám đốc phụ trách đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học.
- 1 Phó Giám đốc phụ trách hành chính - tổng hợp và công tác quốc tế.
Giám đốc HVBCTT do Giám đốc HVCTQGHCM quyết định bổ nhiệm,
là ngời lãnh đạo và chịu trách nhiệm về phơng hớng chính trị và toàn bộ hoạt
động của HVBCTT trớc Giám đốc HVCTQGHCM.
Phó giám đốc do Giám đốc HVCTQGHCM quyết định bổ nhiệm. Phó
giám đốc là ngời giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo một mặt công tác do Giám
đốc phân công.
* Các hội đồng t vấn:


17

- Hội đồng Đào tạo.
- Hội đồng Chơng trình.
- Hội đồng Khoa học.
- Hội đồng Tuyển dụng công chức.
- Hội đồng Nhà ở.
- Hội đồng Thi đua khen thởng.
* Các khoa, bộ môn:
Các khoa của HVBCTT đợc tổ chức theo nguyên tắc gắn liền với
chuyên ngành đào tạo, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức quản lý và thực hiện

chơng trình đào tạo các chuyên ngành cụ thể. Việc thành lập, tách nhập các
khoa, phòng trực thuộc do Giám đốc HVCTQGHCM quyết định trên cơ sở ý
kiến của Giám đốc HVBCTT.
Khoa là đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện tất cả các khâu của quá
trình giảng dạy cho các lớp của nhà trờng. Tổ chức nghiên cứu khoa học nhằm
nâng cao chất lợng giảng dạy góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học
chung của Đảng và Nhà nớc.
Bộ môn là đơn vị quản lý giảng dạy khoa học, có nội dung khoa học tơng đối độc lập.
* Nhiệm vụ các khoa, bộ môn:
- Xây dựng chơng trình môn học, kế hoạch giảng dạy, biên soạn bài
giảng, các tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập, biên soạn giáo trình, giáo
khoa thuộc môn học mà khoa phải đảm nhận.
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, hớng dẫn sinh viên thực hiện các khâu
trong quá trình học tập, viết khóa luận tốt nghiệp, tham gia quản lý sinh viên
học tập môn học của mình.


18

- Nghiên cứu khoa học về những vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan
đến môn học. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong và ngoài nớc.
- Thờng xuyên rút kinh nghiệm về nội dung, phơng pháp giảng dạy tốt
với từng loại lớp, tổ chức sơ kết, tổng kết môn học. Đánh giá kết quả giảng
dạy, các mặt hoạt động của khoa, kết quả hoạt động của các lớp sinh viên mà
khoa giảng dạy.
- Thờng xuyên hợp tác với các đơn vị trong trờng vì mục đích nâng cao
chất lợng đào tạo. Khoa có nhiệm vụ quản lý sinh viên từ khi vào trờng đến
khi kết thúc khóa học. Trởng khoa cử giáo viên chủ nhiệm, thay mặt khoa
quản lý toàn diện lớp sinh viên.
Theo nguyên tắc đó, HVBCTT có các khoa và các bộ môn trực thuộc:

+ Các khoa:
- Khoa Triết học - đào tạo chuyên ngành triết học Mác-Lênin.
- Khoa Kinh tế - đào tạo chuyên ngành kinh tế chính trị.
- Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học - đào tạo chuyên ngành chủ nghĩa
xã hội khoa học.
- Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - đào tạo chuyên ngành lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Khoa Xây dựng Đảng - đào tạo chuyên ngành xây dựng đảng và
chính quyền nhà nớc.
- Khoa T tởng Hồ Chí Minh - đào tạo chuyên ngành t tởng Hồ Chí
Minh.
- Khoa Tuyên truyền - đào tạo chuyên ngành chính trị học công tác t tởng.
- Khoa Chính trị học - đào tạo chuyên ngành chính trị học Việt Nam.
- Khoa Tâm lý giáo dục - đào tạo chuyên ngành giáo dục chính trị công
dân.


19

- Khoa Nhà nớc - pháp luật - đào tạo chuyên ngành quản lý xã hội.
- Khoa Báo chí - đào tạo hai chuyên ngành: Báo in và báo ảnh.
- Khoa Phát thanh - truyền hình - đào tạo ba chuyên ngành: Phát thanh
và truyền hình và báo mạng điện tử.
- Khoa Quan hệ quốc tế - đào tạo chuyên ngành thông tin đối ngoại.
- Khoa Xuất bản - đào tạo chuyên ngành biên tập xuất bản.
- Khoa Xã hội học - đào tạo chuyên ngành xã hội học.
- Khoa Ngoại ngữ - đào tạo chuyên ngành biên dịch tiếng Anh và
giảng dạy các ngoại ngữ cho các chuyên ngành khác.
- Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa.
- Khoa Quản lý kinh tế.

+ Các bộ môn trực thuộc:
- Ngữ văn.
- Toán tin.
- Các lớp sinh viên.
* Các phòng:
- Phòng Đào tạo: Có nhiệm vụ quản lý đào tạo đại học và sau đại học
(chính quy); giúp Giám đốc quản lý, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo
(bao gồm kế hoạch nội dung chơng trình đảm bảo chất lợng dạy và học theo
quy chế đào tạo); cùng với các khoa quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo.
- Phòng Đào tạo tại chức: Giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch, quản lý,
tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo tại chức, kết hợp với khoa chủ
quản và đối tác ở địa phơng quản lý quy trình đào tạo.
- Phòng Khoa học: Có chức năng giúp Giám đốc thống nhất quản lý
mọi mặt hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy bộ môn khoa học luận


20

trong các lớp đào tạo đại học và sau đại học, tổ chức thông tin khoa học cho
cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Học viện.
- Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Giám đốc trong công tác quy hoạch bồi
dỡng, bố trí, quản lý cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý, bảo đảm đúng và kịp
thời các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nớc đối với cán bộ công nhân
viên trong Học viện.
- Phòng Hành chính: Tổ chức thực hiện các mặt công tác văn th, lu trữ,
đánh máy vi tính, giao dịch, bảo vệ trị an, phục vụ khách đến công tác.
- Phòng Quản trị: Là đơn vị giúp Giám đốc quản lý đất đai, kiến thiết,
tu bổ nhà ở, nơi làm việc, học tập của cán bộ, nhân viên và sinh viên học viên,
cung ứng trang thiết bị vật t, phơng tiện cho giảng dạy và học tập, công tác
sinh hoạt của cán bộ nhân viên và học viên của HVBCTT.

- Phòng Tổng hợp: Giúp Giám đốc trong công tác tổng hợp, công tác
chính trị, công tác thi đua và công tác đối ngoại của HVBCTT.
- Phòng Tài vụ: Có chức năng giúp Giám đốc trong công tác quản lý,
phân phối và giám sát việc sử dụng toàn bộ kinh phí của HVBCTT theo đúng
thể lệ nhà nớc quy định sao cho có kết quả cao nhất.
- Phòng Y tế: Là một đơn vị chuyên môn có chức năng chính là chăm
sóc kịp thời tại chỗ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên và sinh viên của HVBCTT
nhằm đảm bảo sức khỏe lao động và công tác.
- Phòng Công tác chính trị: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tất cả các hoạt
động liên quan đến toàn bộ sinh viên của nhà trờng, hàng ngày điểm danh
sinh viên các lớp.
* Các bộ phận khác:
- Đội xe: Đa đón Ban giám đốc, cán bộ nhân viên, sinh viên đi công
tác, nghiên cứu thực tế... theo kế hoạch của nhà trờng và nhiệm vụ đột xuất
cần hoàn thành sớm.


21

- Phòng Quản lý ký túc xá sinh viên: Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất,
trang thiết bị đợc nhà trờng giao cho, đảm bảo an toàn, có hiệu quả. Quản lý
sinh viên trật tự, ăn ở sinh hoạt trong nội bộ ký túc xá.
- Trung tâm Thông tin th viện: Có chức năng nghiên cứu, cung cấp
thông tin, có trách nhiệm mua sắm, bảo quản và khai thác các loại t liệu phục
vụ cho cán bộ giáo viên, học viên nghiên cứu giảng dạy và học tập.
- Tạp chí Báo chí và tuyên truyền: Là một đơn vị trực thuộc Giám đốc,
đợc phép của Nhà nớc, phản ánh tình hình hoạt động, xu hớng phát triển
những vấn đề thuộc lĩnh vực báo chí, tuyên truyền trong nội bộ Học viện và
trên phạm vi cả nớc.
- Văn phòng Đảng ủy: Theo dõi và nắm bắt tình hình các cán bộ, sinh

viên là đảng viên trong nhà trờng. Hớng dẫn một số vấn đề cụ thể về nghiệp
vụ công tác đảng viên cho các chi bộ thuộc Đảng bộ HVBCTT.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức nh vậy, hàng năm
Học viện và các đơn vị khoa, phòng trực thuộc trong quá trình hoạt động của
mình đã sản sinh ra một khối lợng tài liệu tơng đối lớn, chúng tôi sẽ làm rõ
hơn hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của HVBCTT trong phần
tiếp theo của luận văn.
1.2. Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của
học viện báo chí và tuyên truyền

Nh chúng ta đã biết, văn bản quản lý là phơng tiện thiết yếu để các cơ
quan ghi lại và có thể truyền đạt chính xác các quyết định quản lý đến các đối
tợng bị quản lý; đồng thời văn bản cũng là căn cứ, cơ sở để các cơ quan theo
dõi, kiểm tra hoạt động của các đơn vị cấp dới.
HVBCTT là một cơ quan hành chính sự nghiệp, chịu sự quản lý nhà nớc trực tiếp của HVCTQGHCM (cơ quan chủ quản) và của Bộ GD-ĐT. Do đó,
cơ quan thờng xuyên phải tiếp nhận một số lợng lớn các văn bản quản lý nhà


22

nớc từ các cơ quan cấp trên gửi xuống và những văn bản của các đơn vị, tổ
chức khác gửi tới nhằm giao dịch và phối hợp hoạt động với HVBCTT. Mặt
khác, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, HVBCTT cũng phải thờng
xuyên ban hành các công văn, giấy tờ để phục vụ cho hoạt động quản lý đào
tạo, nghiên cứu khoa học và ghi chép những thông tin, đề đạt, kiến nghị gửi
lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền giải quyết, đồng thời gửi tới các cơ quan,
tổ chức cùng cấp nhằm mục đích giao dịch.
Nh vậy cũng nh tất cả các cơ quan, tổ chức, hệ thống văn bản hình
thành trong hoạt động của HVBCTT gồm hai khối:
- Văn bản đến.

- Văn bản đi.
1.2.1. Hệ thống văn bản đến
Trong các văn bản mà HVBCTT thờng xuyên tiếp nhận có thể chia
thành hai nguồn chính sau:
- Văn bản từ HVCTQGHCM.
- Văn bản từ các nơi khác tới.
Văn bản đến từ HVCTQGHCM:
Là cơ quan cấp trên trực tiếp của HVBCTT, HVCTQGHCM thờng
xuyên gửi các văn bản tới để chỉ đạo, hớng dẫn hoặc yêu cầu triển khai các
nhiệm vụ về đào tạo và quản lý.
Các văn bản của HVCTQGHCM gửi đến HVBCTT gồm các loại: Quyết
định, chỉ thị,... và các công văn hành chính thông thờng do các vụ, văn phòng...
thuộc HVCTQGHCM ban hành nh: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Quản lý khoa học,
Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Quản lý đào tạo, Văn phòng Tuy nhiên, số lợng các
loại quyết định, chỉ thị, thông t chiếm rất ít mà nhiều nhất là các công văn
hành chính. Nội dung các văn bản của HVCTQGHCM gửi đến HVBCTT thờng đề cập các vấn đề cơ bản sau:


23

* Về vấn đề tổ chức bộ máy:
Trong vấn đề tổ chức, Giám đốc HVCTQGHCM đợc quyền quyết định
thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách các khoa, vụ, ban, phòng, trung tâm
nghiên cứu thuộc HVCTQGHCM và các Học viện khu vực I, II, III, IV và
HVBCTT; đồng thời đợc quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của các đơn vị nói trên. Do đó, các văn bản do HVCTQGHCM
ban hành xuống HVBCTT về vấn đề tổ chức chủ yếu là các quyết định cá biệt.
Ví dụ: Quyết định số 4335/QĐ của HVCTQGHCM ngày 2-8-005 về
việc chuyển tên PVBCTT thành HVBCTT.
* Vấn đề cán bộ:

Theo quy định của Thủ tớng Chính phủ, HVCTQGHCM đợc tổ chức thi
tuyển công chức, thi nâng ngạch công chức, cán bộ trong HVCTQGHCM theo
các quy định của pháp luật. Giám đốc HVCTQGHCM có quyền ban hành quy
chế sử dụng, điều động đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ở
các Học viện I, II, III. IV, HVBCTT và các vụ, viện nghiên cứu khoa học trực
thuộc. Do vậy, trong vấn đề cán bộ các văn bản của HVCTQGHCM chủ yếu là chỉ
đạo, hớng dẫn HVBCTT về việc thi tuyển công chức và nâng ngạch công chức,
về việc điều động cán bộ và một số chính sách đối với cán bộ, viên chức (nh bảo
hiểm xã hội, nâng bậc lơng, nghỉ hu cho cán bộ, khen thởng kỷ luật...).
Ví dụ:
- Công văn số 30/TCCB của Vụ Tổ chức cán bộ HVCTQGHCM ngày
1-6-2005, về việc thông báo kế hoạch mở hội nghị về công tác tổ chức - cán
bộ toàn Học viện năm 2005.
- Công văn số 72/TCCB của Vụ Tổ chức cán bộ HVCTQGHCM ngày
5-4-2005, về việc thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
- Công văn số 45/TCCB của Vụ Tổ chức cán bộ HVCTQGHCM ngày
23-8-2005, về việc nghỉ công tác của cán bộ HVBCTT.


24

* Vấn đề quan hệ quốc tế:
Trong nội dung các công văn, giấy tờ từ HVCTQGHCM gửi tới, có
một số văn bản liên quan đến vấn đề quan hệ quốc tế nh: các văn bản chỉ đạo,
hớng dẫn về các chơng trình học bổng hợp tác với nớc ngoài; việc tiếp nhận
giảng viên nớc ngoài, làm thủ tục xuất nhập cảnh, gia hạn thời gian ở nớc
ngoài, báo cáo hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, HVCTQGHCM chỉ giữ vai trò của bộ
máy điều hành. Trên cơ sở các chơng trình hợp tác quốc tế với nớc ngoài
HVCTQGHCM sẽ có những kế hoạch cụ thể và gửi xuống các Học viện phụ

trách về vấn đề có liên quan. Từ đó HVBCTT chủ động và trực tiếp giao dịch
với các đối tác nớc ngoài nh úc, Pháp, Anh, Thụy Điển, Trung Quốc, Lào... Đợc phép của HVCTQGHCM, Giám đốc HVBCTT có quyền quyết định và
đứng ra ký kết các chơng trình hợp tác. Ngoài ra, HVBCTT còn trực tiếp triển
khai thực hiện các kế hoạch hợp tác quốc tế.
Ví dụ:
- Công văn số 128/QHQT của Vụ Quan hệ quốc tế HVCTQGHCM
ngày 24-3-2005, về việc đăng ký học bổng Australia.
- Công văn 395/QHQT của Vụ Quan hệ quốc tế HVCTQGHCM ngày
24-8-2005, về việc tọa đàm vai trò của EU trên thế giới và quan hệ của EU với
Việt Nam.
- Công văn 498/QHQT của Vụ Quan hệ quốc tế HVCTQGHCM ngày
15-9-2005, về việc thông báo kế hoạch hợp tác quốc tế 2006.
* Vấn đề khoa học:
HVCTQGHCM có trách nhiệm tổ chức xây dựng chiến lợc, kế hoạch
về hoạt động khoa học, đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch chơng
trình hoạt động khoa học cấp nhà nớc, các đề tài quốc tế cấp nhà nớc của các


25

đơn vị Học viện trực thuộc. Do vậy, Giám đốc HVCTQGHCM đợc quyền quyết
định và ban hành các văn bản về phơng hớng, chủ trơng, các quy chế về quản lý
khoa học, xét duyệt nghiệm thu các đề tài cấp HVCTQGHCM đối với các đơn vị
trực thuộc, trong đó có HVBCTT. Các văn bản của HVCTQGHCM về lĩnh vực
này chủ yếu là thông báo về hoạt động khoa học của HVCTQGHCM với
HVBCTT; quy định về phân cấp quản lý hoạt động khoa học, thông báo kế
hoạch kinh phí về nghiên cứu khoa học.
Ví dụ:
- Công văn số 06/QLKH của Vụ Quản lý khoa học HVCTQGHCM,
ngày 17-1-2005, về việc mời dự hội nghị khen thởng thành tích hoạt động

nghiên cứu khoa học.
- Công văn số 37/QLKH của Vụ Quản lý khoa học HVCTQGHCM, ngày
6-7-2005, về việc đăng ký xin tài trợ kinh phí để thực hiện các hoạt động khoa
học.
- Quyết định số 292/QĐ của Giám đốc HVCTQGHCM ngày 2-8-2005,
về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp bộ năm 2004.
Các loại hình văn bản do HVCTQGHCM ban hành xuống HVBCTT
để quyết định các vấn đề nói trên chủ yếu là các quyết định cá biệt và công văn
hành chính thông thờng. Ngoài ra, HVCTQGHCM còn thờng xuyên ban hành
các thông báo các công văn về hoạt động quản lý hành chính của HVBCTT.
Ví dụ:
- Công văn số 16/VP-HVCTQGHCM của HVCTQGHCM, ngày 6-6-2005,
về tổ chức hội nghị hậu cần năm 2005.
- Công văn số 254/VP-HVCTQGHCM của HVCTQGHCM ngày 26-52005, về việc cung cấp số liệu làm báo cáo phục vụ tổng kết 5 năm công tác
thi đua.


×