Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất huyện hoài đức, thành phố hà nội đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.39 KB, 91 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------rb® Ế ---------- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng đế bảo vệ một học vị nào.
KHUẤT VĂN THÀNH
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đờ cho việc thực hiện luận văn

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN VÙNG THƯ HỒI ĐÁT HUYỆN HOÀI ĐỨC,
Khuất Văn Thành
THÀNH PHÓ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TÉ

Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số

: 60.31.10

Ngưòi hưóng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN VĂN SONG

1


LỜĨ CẢM ƠN

Đe thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình nhiều mặt của các tổ chức, cá nhân.



Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, Viện Sau đại học, Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Kinh tế Môi trường
đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Song,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn của mình.

Đe hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của úy ban nhân
dân huyện Hoài Đức, phòng Lao động - TBXH, phòng Tài nguyên và môi
trường, phòng Tài chính - Ke hoạch, phòng Công Thương, văn phòng HĐND &
ƯBND huyện, ƯBND các xã và các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu đã giúp
đỡ, cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.

11


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii


Danh mục các chữ viết tắt

V

Danh mục bảng

vi

Danh mục biếu đồ

viii

1. ĐẶT VẤN ĐÈ

9

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

9

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

11

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

11

2. TÒNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu


13

2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về lao động, việc làm và chuyển dịch

cơ cấu lao động trong nông thôn

13

2.2 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp và

đô thị hóa

21

2.3 Tác động của phát triến khu công nghiệp và đô thị hóa tới lao động

việc làm khu vực nông thôn

27
iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài

48

4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu THẢO LUẬN


53

4.1 Tình hình phát triển công nghiệp tiếu thủ công nghiệp của huyện 53
4.2 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp

của huyện

54
Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp

4.2.1

trong thu hồi đất của huyện

54

Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp

4.2.2

của các xã điều tra

57

4.3 Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong

các vùng bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức
4.3.1

58


Các chính sách của tỉnh Hà Tây trước đây đối với lao

động vùng
thu hồi đất
4.3.2

58
Thực trạng công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho

người lao
động trong vùng thu hồi đất của huyện

V
IV

62


DANH MỤC
• BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

3.1:


Tổng hợp số huyện/thị, xã và cơ sở đào tạo nghề điều tra

4.1:

Giá trị sản xuất công nghiệp-TCN huyện Hoài Đức giai đoạn 2006
- 2008

4.2:

53

Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất NN sang phi NN của các xã
từ 01/01/2005 đến 01/01/2009

4.3:

50

55

Số hộ có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi của các xã
4.4. Thực trạng đất đai chuyến đối của các xã điều tra
4.5.

56
57

Tống hợp số học viên học nghề sơ cấp tại Trung tâm dạy nghề Hoài
Đức từ năm 2006 đến 30/4/2009 của các xã, thị trấn trong huyện 63
4.6. Việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp của 12/14 xã điều


tra của huyện Hoài Đức

67

4.7. Ket quả giải quyết việc làm của huyện từ năm 2006 đến 6 tháng

năm 2008

4.9:

69

4.8. Việc làm của lao động sau khi thu hồi đất

70

Thu nhập bình quân của nhân khẩu trong vùng

71

VI


83
Thời gian cần thiết đế tìm được việc làm

83
84
87


Thực trạng hồ trợ tìm việc làm

Sử dụng tiền đền bù của người dân vùng thu hồi đất

Qui mô và cơ cấu nguồn lao động trong các cụm công nghiệp

Thu nhập bình quân của lao động trong các cụm, điếm công nghiệp

87

88
89
90
90
95

tại các doanh nghiệp dân doanh

95

98
Mức độ và cơ cấu chi tiêu bình quân thường của lao động trong các
KCN

vii


DANH MỤC
• BIẺƯ ĐÒ


STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1. Ket quả điều tra ý kiến người dân về chính sách đền bù

60

4.2. Ket quả điều tra ý kiến người dân về chính sách hỗ trợ sản xuất

60

4.3. Ket quả điều tra ý kiến người dân về chính sách hỗ trợ việc

làm

62

viii


1. ĐẶT VẤN ĐÈ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang trong quá trình CNH và HĐH đất nước, tùng bước hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, việc phát triến các khu công nghiệp, cụm công

nghiệp, các khu chế xuất và đô thị là tất yếu. Tuy nhiên, sự phát triển các khu
công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, đô thị dẫn đến sự thay đổi nhiều
mặt trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn.

Sự phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, đô
thị dẫn đến sự thay đối về đất đai, lao động, việc làm, thu nhập và co cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn. Xét về lâu dài, sự thay đôi này mang tính chất tích
cực, tạo điều kiện chuyển dịch co cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thưong
mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội,
góp phần đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước, tạo ra việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động. Quá trình CNH - HĐH sẽ góp phần hiện đại hóa
các quá trình sản xuất trong nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi,
qua đó làm giảm nhẹ sức lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, sự
phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị cũng tạo ra rất nhiều
khó khăn cho nông dân các vùng có đất thu hồi. Đó là: sự mất dần diện tích đất
nông nghiệp và hậu quả của nó là hàng ngàn nông hộ không hoặc thiếu đất sản
xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp, cụ thể trong 3 năm từ năm 2006 đến hết năm 2008
diện tích đất thu hồi của toàn huyện là 774,54 ha, kéo theo trên mười ngàn lao
động thiếu việc làm tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội nông thôn; việc
sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích, dẫn đến lãng phí không cần thiết,
9


nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập
một cách ốn định cho lao động nông thôn nói chung và cho lao động nông thôn
thuộc những vùng thu hồi đất nông nghiệp nói riêng đang là vấn đề có tính chất
thời sự ở nhiều địa phương.

Huyện Hoài Đức trong những năm qua, kinh tế của huyện đó có những
bước phát triển mạnh mẽ. Hàng năm diện tích đất nông nghiệp giảm do chuyển

mục đích sử dụng sang công nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải ngày càng tăng.

Thực tế cho thấy, hàng ngàn lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất
đang có nhu cầu được đào tạo nghề, được hỗ trợ công ăn, việc làm ốn định; tình
trạng lao động trong vùng thu hồi đất không tìm được việc làm, hoặc tìm được
việc làm không ốn định, tình trạng các doanh nghiệp sau khi tuyến dụng lao
động theo cam kết đó sa thải lao động hoặc trả lương quá thấp khiến người lao
động tự bở việc không phải là hiện tượng cá biệt. Theo số liệu điều tra của
phòng lao động thương binh xã hội huyện trong sổ 10.224 lao động mất việc làm
do thu hồi đất có 3909 người tìm được việc làm mới còn lại 6315 lao động
không kiếm được việc làm, nguyên nhân là không có chuyên môn chiếm 70%,
sức khoẻ không đảm bảo 10%, còn lại là các nguyên nhân khác. Vì vậy, việc tìm
ra cách giải quyết việc làm ốn định, tăng thu nhập cho người lao động nhất là ở
vùng thu hồi đất là vấn đề cấp thiết có tính bức xúc không phải của huyện Hoài
Đức mà là vấn đề có tính thời sự cho tất cả các huyện, quận trên địa bàn thành
phố Hà Nội có đất chuyến đối mục đích sử dụng sang phát triến các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và đô thị...

Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần đánh giá tình hình công tác giải quyết
việc làm làm tăng thu nhập của người lao động vùng thu hồi đất nông nghiệp

10


hồi đất nông nghiệp đã giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao
động đến mức độ nào? vấn đề chuyến đối cơ cấu cây trông ra sao? Công tác dạy
nghề cần triển khai nhu thế nào?. Làm thế nào để tạo nhiều cơ hội cho nguời lao
động tìm kiếm được việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống?

Từ đó chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: "Giải pháp giải quyết việc

làm cho lao động nông thôn vùng thu hồi đất huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội đến năm 2020"

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao
động khu vực thu hồi đất, đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao
vùng thu hồi đất.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn liên quan đến lao động, việc

làm, thu hồi đất.

- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm vùng thu hồi đất trên

địa bàn huyện.

- Đe xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm làm tốt công tác giải quyết việc

làm trên đại bàn huyện đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

11



giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng có đất nông nghiệp chuyển
đối mục đích sử dụng sang phát triến các công nghiệp, đô thị... tình hình thực
hiện các chính sách hồ trợ của Nhà nước với các hộ có đất thu hồi, những khó
khăn trong việc tìm kiếm việc làm, các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho
người lao động trong những vùng thu hồi đất.
- Phạm vi không gian:

Đe tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện, trong đó tập

12


2. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu

2.1 Những vấn đề lý luận CO' bản về lao động, việc làm và chuyến

dịch CO’

cấu lao động trong nông thôn
2.1.1

Lao động và việc làm

Việc làm là một phạm trù tổng hợp, liên kết các quá trình kinh tế, xã hội
và nhân khâu. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm.

Theo Robert J. Gorden (1) thì “ai có công ăn, việc làm đều là nguời hữu
nghiệp, ai không có công ăn việc làm đều là những người thất nghiệp, ai không
đáp ứng được thị trường lao động đều không nằm trong lực lượng lao động”.
Luật lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994 ghi ra

“ Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm
đều được thừa nhận là việc làm”.

Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuối có khả năng lao động có giao
kết hợp đồng lao động.

Người lao động là bộ phận dân số trong qui định thực tế tham gia lao
động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực
tìm làm việc.
13


- Chất lượng lao động:
Chất lượng lao động chính là sức lao động của bản thân người lao động,
chất lượng lao động thế hiện ở sức khoẻ, trình độ văn hoá, nhận thức hiếu biết
về khoa học kỹ thuật và trình độ kinh tế tổ chức.

Trên co sở đó, có thế kết luận: người có việc làm là những người trong độ
tuối lao động và đang làm việc tại các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội. Việc làm là
hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện
tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng một hộ gia đình.

Ngày nay việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề
có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia, bởi nó ảnh
hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của một đất nước. Tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất
nghiệp
là một trong những việc làm quan trọng để từng bước ổn định và nâng cao đời
sống nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững. Đặc biệt đổi với Việt Nam, tốc độ
tăng dân số, nguồn lao động cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo việc

làm bị hạn chế do khả năng cung cấp về vốn, tư liệu sản xuất còn thấp.

về mặt bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc
làm với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra. Tùy
thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề,
đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm.

Việc làm là một phạm trù tống hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội
và nhân khâu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội.
14


động vào hợp tác lao động cụ thế trong một chỗ làm việc xác định. Hoạt động
lao động, trước hết, đó là một quá trình, còn việc làm là tài sản của chủ thế mà
bằng cách nào đấy được đưa vào (hay là loại trả ra) từ quá trình đó. về góc độ
kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất,
giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Việc làm gắn
với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao động, đồng thời
không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy định. Nói cách khác,
việc làm là công việc, những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang
lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện đế tăng thu nhập cho các thành viên
trong gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội.

Nhà khoa học nổi tiếng trong kinh tế lao động người Nga Kotlia A., đã
đưa ra khái niệm việc làm như phạm trù kinh tế nói chung tồn tại ở mọi hình thái
xã hội. Đồng thời, việc làm là phạm trù tái sản xuất xã hội, mà không thế đồng
nhất với lao động và sử dụng sức lao động. Nó định ra đặc tính dân số hoạt động
kinh tế so với những yếu tố sản xuất vật chất thế hiện quan hệ giữa con người về
việc tham gia của họ vào trong sản xuất xã hội.


Các nhà khoa học kinh tế Anh thì lại cho rằng “việc làm theo nghĩa rộng
là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ
đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu
chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [3, tr.315]. Theo quan
điếm này thì tất cả những việc làm tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt có
được pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều được gọi là việc làm.

Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên Xô lại cho rằng, “việc làm là
sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích

15


Nga khái niệm này được quy định ra trong Bộ Luật Việc làm của dân cư Liên
Bang Nga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thỏa mãn những
nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị pháp luật
Liên bang ngăn cấm” [3, tr.315].

Theo Tố chức Lao động quốc tế (ILO), khái niệm việc làm chỉ đề cập đến
trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, việc làm được phân làm hai
loại: có trả công (những người làm thuê, học việc ...) và không được trả công
nhưng vẫn có thu nhập (những người như giới chủ làm kinh tế gia đình ...). Vì
vậy, “việc làm có thế được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả
công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá
nhân và trực tiếp vào nồ lực sản xuất” [3, tr.314]. Theo khái niệm này, người có
việc làm là người làm việc gì đó đế được trả công, lợi nhuận được thanh toán
bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự' tạo
việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình (không được nhận tiền công hay
hiện vật). Khái niệm này đã được chính thức nêu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13
của nhà thống kê lao động (IL0.1993) và đã được áp dụng ở nhiều nước. Tuy

nhiên, quan niệm này mang nghĩa rất rộng, bao trùm mọi hoạt động lao động
của con người. Trong thời đại ngày nay, với quan niệm trên, có rất nhiều người
sẽ thuộc diện có việc làm, bao gồm: những hoạt động mang tính hợp pháp và
những hoạt động mang tính phi pháp hay là những hoạt động lao động của con
người vi phạm pháp luật hoặc bị cho là vi phạm vi phạm đạo đức xã hội và bị
ngăn cấm ở một sổ nước. Ví dụ, việc buôn bán heroin, mại dâm,... ở các nước
như Hà Lan, Côlômbia thì không cấm, nhưng những hoạt động này bị cấm ở
những nước khác, đặc biệt ở các nước châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc,...
Do vậy, khái niệm trên chỉ mang tính khái quát, là cơ sở nghiên cứu vấn đề
chung cho các nước trên thế giới.

16


giai đoạn này, những khái niệm về thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm
không đầy đủ... hầu như không được biết đến. Còn khái niệm “thất nghiệp”
dường như là điều cấm kị nói tới dưới bất kỳ hình thức nào, trong nền kinh tế
quốc dân, xu hướng quốc doanh hóa được coi là một điều tất yếu. Hướng phấn
đấu của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh là chuyển nhanh vào khu vực quốc
doanh, đối với mồi công dân là vào đội ngũ viên chức nhà nước. Do đó việc làm
và người có việc làm được xã hội thừa nhận và trân trọng là những người làm
việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực Nhà nước và kinh tế tập thể.

Khi chuyến sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quan điếm về việc làm được hiếu là
hoạt động lao động không bị pháp luật ngăn cấm tạo thu nhập hoặc tạo ra điều
kiện cho các thành viên trong hộ gia đình có thêm thu nhập. Điều này cũng phù
họp với các nhìn nhận và phân tích của Nhà nước ta, được quy định trong Điều
13 của Bộ Luật Lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” [8, tr. 13].


Khái niệm việc làm của Bộ luật Lao động Việt Nam được cụ thế hóa, có
thể hiểu dưới ba dạng hoạt động sau:

- Làm các công việc đế nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc

bằng hiện vật
- Làm các công việc đế thu lợi nhuận cho bản thân.

- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao

dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó.

17


pháp lý của việc làm, quan niệm đó rõ ràng hơn so với quan niệm của tố chức
ILO. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, hành nghề và hoàn toàn phù
hợp với sự phát triển thị truờng lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần. Nguời lao động hợp pháp ngày nay được đặt vào
vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do liên kết kinh doanh, tự do tìm
kiếm việc làm, tu do thuê muớn lao động trong khuôn khổ của pháp luật, không
bị phân biệt đối xử dù làm việc trong hay ngoài khu vực ngoài nhà nước và các
khu vực phi chính thức.

Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ
để
một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Neu một hoạt động tạo ra
thu
nhập, nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma túy, mại dâm,... thì

không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động là họp pháp và có
ích,
nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm.

Nhận thức về việc làm và tạo việc làm đó có sự chuyển biến căn bản. Neu
như trước đây, quan niệm phổ biến là Nhà nước chịu trách nhiệm tạo việc làm
và bố trí việc làm cho người lao động thì nay đó chuyến sang quan niệm tạo việc
làm là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp, xã hội và của chính bản thân
người lao động. Sự thay đổi quan niệm về việc làm của Nhà nước phù họp với
nền kinh tế thị trường, coi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm, có vai trò quan trọng trong giải
phóng sức lao động, thúc đấy tạo mở việc làm và phát triến thị trường lao động
ở nước ta.

18


Thứ hai, không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình và xã
hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần làm giảm chi tiêu cho gia đình thay
vì thuê nguời làm công.

Theo giáo trình Kinh tế Lao động của khoa Kinh tế Lao động và Dân số Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khái niệm việc làm được hiếu “là
phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần
thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,...) đế sử dụng sức lao động đó” [10].

Trạng thái phù hợp được thế hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban
đầu (C) như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ... và chi phí về sức
lao động (V). Quan hệ tỷ lệ biếu diễn sự kết hợp giữa sức lao động với trình độ
công nghệ sản xuất. Khi công nghệ thay đối thì sự kết hợp đó cũng thay đối
theo, có thế công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều sức lao

động. Chẳng hạn, trong điều kiện kỹ thuật thủ công một đơn vị chi phí ban đầu
về tư liệu sản xuất, von có thế kết hợp với nhiều đơn vị sức lao động. Còn trong
điều kiện tự động hóa, sản xuất theo dây truyền hiện đại thì chi phí về vốn, thiết
bị, công nghệ rất cao, nhưng chỉ đòi hỏi sức lao động với tỷ lệ thấp. Do đó, tùy
từng điều kiện cụ thế mà lựa chọn phương án phù hợp đế có thể tạo việc làm cho
người lao động.

Trong điều kiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự áp dụng các thành
tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất mạnh mẽ như hiện nay, quan hệ tỷ lệ
giữa c và V thường xuyên biến đối theo các dạng khác nhau.

- Sự phù họp giữa chi phí ban đầu và sức lao động có ý nghĩa là mọi

người
có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. Neu chỉ xem xét
19


Từ những phân tích trên, tác giả đồng tình với khái niệm việc làm là
phạm
trù đê chi trạng thái phũ họp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết
(vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ...) đế sử đụng sức lao động đó. Trên cơ sở này
sẽ hình thành các dạng việc làm cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hồ trợ giải quyết việc làm,
2.1.2
Thất nghiệp
Theo quan niệm của Tổ Chức Lao Động Quốc Te (ILO), thất nghiệp là
người không có việc làm, có khả năng làm việc và có nhu cầu tìm kiếm việc
làm.
Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có sức lao động

chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (BLĐTB-XH), cũng quy đinh:
“Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,
có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng không có việc làm”.

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và
tống nguồn nhân lực. Thất nghiệp có thế được chia ra làm một số loại chính sau:

- Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp xảy ra khi một số người lao động

đang trong thời kỳ tìm kiếm việc làm hoặc chờ làm ở nơi có việc làm tốt hơn.

- Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối cung

cầu
giữa các loại lao động, giữa các ngành nghề trong khu vực.

20


có một phần vốn từ bên ngoài.
- Thất nghiệp không tụ’ nguyện là loại thất nghiệp trong đó những người
lao động muốn làm bất kỳ một công việc nào đó mà họ không quan tâm đến
mức lưong nhưng họ không tìm được việc làm.

Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế tất yếu, song duy trì ở mức độ nào cho
họp lý còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thế của mỗi quốc gia và khả năng quản lý
nền kinh tế của Chính phủ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa với lực lượng lao
động trong nền kinh tế được tăng cường và tỷ lệ lạm phát cao. Ngược lại, tỷ lệ

thấp nghiệp cao đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát thấp cũng tạo ra những vấn đề xã
hội bức xúc về việc làm, về tệ nạn xã hội,... Vì vậy, duy trì một tỷ lệ thất nghiệp
họp lý ở mức thất nghiệp tự’ nhiên (tỷ lệ thất nghiệp mà ở đó ai có nhu cầu làm
việc đều có thể kiếm được việc làm) là điều lý tưởng.

Thất nghiệp trong trường hợp mất đất do chuyến đổi mục đích sử dụng
thuộc loại thất nghiệp tạm thời, bởi việc làm của người lao động nông thôn luôn
gắn liền với đất đai. Khi tư liệu sản xuất chính bị mất, một bộ phận lao động
nông nghiệp được chuyến sang lao động công nghiệp. Một bộ phận còn lại,
không đáp ứng được yêu cầu của khu công nghiệp đó tạm thời mất việc.

2.2 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triến công nghiệp và

đô thị hóa
2.2.1

Những thành tựu chủ yếu phát triến khu công nghiệp

Thứ nhất, về số lượng các khu công nghiệp (KCN), tính đến cuối tháng
21


bằng sông Hồng có 42 KCN (10.046 ha); Đồng bằng sông Cửu Long có 28
KCN (5.027 ha)

Việc thành lập các KCN nhìn chung đều tuân thủ quy mô diện tích đã
đuợc phê duyệt tại Quy hoạch phát triển KCN đến năm 2015, đồng thời các
KCN có quy mô lớn đuợc phân kỳ đầu tu đế đảm bảo hiệu quả xây dựng cơ sở
hạ tầng và thu hút đầu tu.


Thứ hai, về việc xây dung kết cấu hạ tầng KCN, trong thời gian gần đây,
các KCN, đặc biệt là các KCN mới thành lập đâ đạt đuợc những kết quả tích cực
trọng công tác đền bù giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng
KCN. Số luợng các KCN đi vào vận hành đạt khoảng 6-12 KCN mỗi năm. Đặc
biệt trong năm 2007, cả nuớc có gần 20 KCN đã cơ bản hoàn thành cơ sở hạ
tầng và đi vào vận hành, thu hút đầu tu. Việc các KCN nhanh chóng đi vào vận
hành và thu hút đầu tu đó tạo điều kiện khai thác có hiệu quả quỹ đất công
nghiệp trong các KCN. (15)

Thứ ba, các KCN đạt kết quả tốt trong việc thu hút đầu tu nuớc ngoài và
đầu tu trong nuớc. Tỷ trọng vốn đầu tu nuớc ngoài vào KCN trong tổng vốn đầu
tu thu hút đuợc hàng năm trên cả nuớc luôn ở mức 40-45%. Năm 2007, các
KCN đã thu hút đuợc trên 8 tỷ USD vốn FDI, chiếm trên 40% tổng vốn đầu tu
nuớc ngoài trên cả nuớc.

Tính đến cuối tháng 5/2008, các KCN cả nuớc đã thu hút đuợc trên 3200
dụ
án có vốn đầu tu nuớc ngoài với tổng vốn đầu tu gần 31,5 tỷ USD và 3.100 dự
án
22


năm 2007, các dự án đầu tư nước ngoài trong KCN đã thực hiện thêm được
2.600 triệu USD, bằng gần 30% tống số vốn đầu tư nước ngoài giải ngân được
trong năm 2007.

Thứ năm, việc sử dụng đất trong KCN nhìn chung có hiệu quả. Tuy có sự
gia tăng đáng kể các KCN mới thành lập trong vài năm gần đây, nhưng tỷ lệ lấp
đầy diện tích đất công nghiệp của cả nước vẫn duy trì ở mức 50% và khá đồng
đều giữa các vùng trên cả nước. Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tính chung cho

các KCN đó vận hành và đang xây dựng co bản từ 50%-60%; nếu tính riêng các
KCN đó vận hành thì thường ở mức 65%-75%. Một số vùng phát triển KCN tù’
lâu như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ
lệ lấp đầy đất công nghiệp đối với các KCN đó vận hành cao hơn Đông Nam
Bộ: 75%; Đồng bằng sông Hồng: 73%; Đồng bằng sông Cửu Long: 89%). [ 15]
2.2.2

Hạn chế, tồn tại phát triến khu công nghiệp

Tiến độ thực hiện vốn đầu tư các dự án đầu tư trong một số KCN còn
chưa đạt yêu cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2008, sổ dự án đi vào hoạt động và sổ
vốn đầu tư đã thực hiện giảm so với cùng kỳ năm 2007, chủ yếu do nhiều
nguyên nhân khách quan tù' biến động thị trường trong nước và thế giới ảnh
hưởng tới tiến độ huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Ớ một số địa phương, điều kiện sống, làm việc, thu nhập của người lao
động còn chưa được giải quyết thỏa đáng. Do một số điều chỉnh về chế độ tiền
lương, sự quan tâm hơn của các địa phương, điều kiện sổng, làm việc của người
lao động nhiều KCN đã được cải thiện. Tuy vậy, do lực lượng lao động KCN
ngày càng đông đảo và biến động phức tạp, công tác quản lý lao động, triến khai
các cơ chế, chính sách nâng cao đời sống và đảm bảo quyền lợi của người lao
23


Việc đảm bảo các trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh
thần gần KCN chưa thực sự được chú ý khi xây dựng quy hoạch KCN.

Do tính chất phức tạp của lao động KCN, những năm qua, cơ chế hồ trợ
xây dựng nhà ở cho người lao động KCN đã được nghiên cứu song gặp nhiều
khó khăn đế hoàn thiện. Trên thực tế, pháp luật hiện hành đã quy định mức ưu

đãi ở mức cao nhất cho đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động song vẫn
chưa thực sự khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, hiện
chưa có cơ chế thực sự thỏa đáng và đủ khuyến khích việc huy động các nguồn
vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.

Do nhiều nguyên nhân khách quan (giá cả sinh hoạt tăng), nguyên nhân
chủ quan..., tình trạng đình công, lãn công, tranh chấp lao động vẫn tiếp tục diễn
ra ở một sổ địa phương, đặc biệt là một sổ địa phương thuộc vùng kinh tế trọng
điểm. Trong 6 tháng đầu năm, các bộ ngành đã phối hợp với địa phương xử lý
một sổ cuộc đình công, tranh chấp lao động ở một số tỉnh, thành phổ trên cả
nước.

Một số trường hợp sử dụng đất KCN chưa đạt hiệu quả. Nhìn chung đổi
với các KCN đã vận hành, việc sử dụng quỹ đất đảm bảo được hiệu quả được
thế hiện qua các chỉ tiêu thu hút đầu tư và giá trị sản xuất công nghiệp. Tuy
nhiên, một số khó khăn trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng đó có ảnh
hưởng tới tiến độ đưa quỹ đất KCN vào khai thác sử dụng do tiến độ xây dựng
cơ sở hạ tầng chậm, chưa sẵn mặt bằng đế thu hút các nhà đầu tư.

Một số trường hợp các nhà đầu tư thứ cấp chậm xây dựng nhà xưởng, kéo
dài thời gian đưa quỹ đất đã thuê vào sản xuất kinh doanh hoặc sản xuất kinh
doanh không hiệu quả, phải chấm dứt hoạt động, giải thế hoặc phá sản cũng ảnh
24


quy luật trên quy mô toàn cầu. Ngày nay, ĐTH chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp
với nhiều hiện tượng và biếu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau của
một xã hội hiện đại.

Theo cách tiếp cận của nhân khẩu học và địa lý kinh tế thì ĐTH là sự di

cư tù’ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống
trong
lãnh thố địa lý hạn chế được gọi là đô thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân
cư đô thị trong tổng số dân của quốc gia.

Theo cách tiếp cận xã hội học, ĐTH được hiếu rộng hơn, đó là quá trình
tố chức lại môi trường cư trú của nhân loại; là sự thay đổi phương thức hay hình
thức cư trú của nhân loại. Điều này có nghĩa là ĐTH không chỉ thay đổi phương
thức sản xuất, tiến hành các họat động kinh tế mà còn là sự thay đôi lớn trong tất
cả các lĩnh vực của đời sổng xã hội và cá nhân, trong đó quan hệ xã hội, các mô
hình và ứng xử tương ứng với điều kiện CNH, HĐH và ĐTH.

ĐTH có hai hình thức biếu hiện là ĐTH theo chiều rộng và ĐTH theo
chiều sâu. ĐTH theo chiều rộng tức là ĐTH diễn ra tại các khu vực trước đây
không phải là đô thị. Đó là quá trình mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện
có trên cơ sở hình thành các đô thị mới, các quận, các phường mới. Với hình
thức này, dân số và diện tích đô thị không ngừng gia tăng, các hoạt động phi
nông nghiệp và các họat động của kinh tế đô thị không ngừng mở rộng. Sự hình
thành các đô thị mới được tạo nên cơ sở phát triển các khu công nghiệp, thương
mại và dịch vụ ở vùng nông thôn và ngoại ô. ĐTH theo chiều rộng là hình thức
phố biến hiện nay ở các nước đang phát triến trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa.

ĐTH theo chiều sâu túc là quá trình HĐH và nâng cao các đô thị hiện có.
25


đặc biệt là TP HCM, Hà Nội. Bốn đô thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nằng, cần
Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại
5. Từ năm 1990, đô thị Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Từ đó đến nay, đặc biệt
là vài năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa càng diễn ra nhanh chóng. Những năm

đầu 1990 tỷ lệ đô thị hóa hàng năm chỉ đạt khoảng 17-18% nhưng nay mức độ
đô thị hóa đã tăng lên 27% mỗi năm. Trong thời gian tới Việt Nam sẽ có nhiều
khu đô thị mới ra đời theo nhu cầu phát triến của nền kinh tế và xã hội. Trong
nền kinh tế, các đô thị đóng góp 2 phần 3 giá trị của tổng thu nhập và chiếm
30% tống số dân. Ngày nay sự thay đổi của nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các
đô thị phát trien mạnh mẽ. Một số đô thị chọn hướng phát triển theo nền kinh tế
dịch vụ như Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Quốc, Vũng Tàu...

Theo quy hoạch, đất đô thị chỉ có 105.000 ha phân bổ khắp 64 tỉnh thành.
Vì vấn đề quy hoạch đô thị chậm đôi mới nên không gian sổng ở các đô thị ngày
càng chật hẹp. Hiện nay, TP HCM và Hà Nội tăng trưởng rất mạnh mẽ và có sức
lan tỏa rộng đến các vùng xung quanh.

Theo nghiên cún của nhiều tô chức, đô thị Việt Nam đang phát triến
nhưng cũng gặp phải không ít thách thức. Bộ Xây dựng dự báo tỷ lệ đô thị hóa
của Việt Nam vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 40% tương đương với số dân cư sinh
sống tại đô thị chiếm trên 45 triệu dân. Mục tiêu đề ra diện tích bình quân đầu
người là 100 m2 mỗi người. Nếu đạt tỷ lệ này, sẽ cần có khoảng 450.000 ha đất
đô thị, nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị vẫn đang ở quy mô 105.000 ha. Do
vậy, tình trạng thiếu nhà ở cho dân thành thị đang diễn ra trầm trọng. Tình trạng
nhà ở chật chội, nhà tạm còn chiếm phần nhiều và tồn tại ở 2 thành phố lớn của
cả nước phổ biến nhất. Theo thống kê, TP HCM còn có 300.000 người đang
sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật
chội với diện tích ở không quá 3 m2 mỗi người.
26


×