Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án giảng dạy địa lý lớp 4 NGƯỜI dân và HOẠT ĐỘNG sản XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.38 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường:
Lớp: 4. Môn: Địa lý
Tiết: 2
Ngày 17 tháng 03 năm 2015

Họ và tên Gsh:
MSSV:
Họ và tên GVHD:

TÊN BÀI DẠY: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ( tiết1)
I. MỤC TIÊU
- Biết được đặc điểm dân cư ở ĐB DHMT: tập trung khá đông, chủ yếu là người
Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người.
- Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT: trồng trọt,
chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,…(các ngành nghề, điều kiện tự
nhiên ảnh hưởng đến sản xuất).
- Hiểu được cuộc sống của người dân ở ĐB DHMT và từ đó biết thông cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ địa lý tự nhiên, lược đồ ĐB DHMT, lược đồ dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh minh họa SGK.
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động: (1 phút) Hát vui
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Treo lược đồ dải ĐB DHMT. Yêu cầu HS đọc tên các ĐB DHMT và chỉ trên
lược đồ.
- Địa hình của dải ĐB DHMT có đặc điểm gì?
- Đặc điểm khí hậu của vùng ĐB DHMT?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.


3. Bài mới: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền
Trung
a) Giới thiệu: (1 phút) Bài trước các em đã biết được về vị trí địa lý cũng như các
đặc điểm tự nhiên của vùng ĐB DHMT. Vậy thì với điều kiện tự nhiên như thế thì
người dân ở đó sinh sống ra sao, tham gia hoạt động sản xuất như thế nào? Hôm
nay lớp chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐB DHMT.
b) Các hoạt động dạy – học:


Thời gian
Hoạt động của GV
10 phút
Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá
đông
- GV: ĐB DHMT tuy nhỏ hẹp song có
điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh
hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung
khác đông đúc.
- Treo lược đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Yêu cầu 2 HS ngồi gần nhau quan sát và
so sánh:
1. So sánh lượng người sinh sống ở vùng
ven biển miền Trung so với vùng núi
Trường Sơn.
2. So sánh lượng người sinh sống ở vùng
ven biển miền Trung so với ở vùng
ĐBBB và ĐBNB.
- Yêu cầu HS trả lời.

Hoạt động của HS

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và so sánh

- HS trả lời.
1. Số người ở vùng ven
biển miền Trung nhiều
hơn so với ở vùng núi
Trường Sơn.
2. Số người ở vùng ven
biển miền Trung ít hơn so
với vùng ĐBBB và
ĐBNB.
- HS nhận xét.

- GV nhận xét.
- GV: Dân cư ở vùng ĐB DHMT tập
trung khá đông đúc và phần lớn họ sống ở
các làng mạc, thị xã, thành phố.
- HS đọc và trả lời.
- Yêu cầu HS đọc phần 1 SGK và trả lời
- HS nhận xét.
câu hỏi: Người dân ở vùng ĐB DHMT
chủ yếu là người dân tộc nào?
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo
luận nhóm đôi, nhận xét trang phục của
người phụ nữ Kinh, phụ nữ Chăm.
- Yêu cầu HS trả lời.


- HS quan sát và thảo luận
nhóm đôi.
- HS trả lời.
+ Người Kinh: mặc áo dài
cao cổ.
+ Người Chăm: mặc váy


dài, có đai thắt ngang và
khăn choàng đầu.
- HS nhận xét.

10 phút

- GV nhận xét.
- GV: Đây là trang phục truyền thống của
các dân tộc. Tuy nhiên, hàng ngày để tiện
cho sinh hoạt và sản xuất, người dân
thường mặc áo sơ mi, quần dài.
Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của
người dân
- Hướng dẫn HS quan sát tranh trong
SGK và đọc ghi chú dưới các hình.
- Tổ chức HS chơi trò chơi “ Ai nhanh
hơn”.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS cách
chơi. (Chọn 2 đội chơi – mỗi đội 6 HS.
GV phát cho mỗi HS một tranh tương ứng
với các ngành nghề như SGK. Yêu cầu
các em dán vào các nhóm sản xuất cho

phù hợp: trồng trọt, chăn nuôi,…Bạn
trong đội mình dán xong mới đến bạn kế
tiếp, lần lượt cho đến hết. Nhóm nào hoàn
thành nhanh nhất, đẹp nhát sẽ chiến
thắng).
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS cho biết, người dân ĐB
DHMT có những ngành nghề gì?
- Yêu cầu HS kể tên một số cây, con vật
được nuôi trồng ở ĐB DHMT?
- GV bổ sung: dâu tằm, nho và treo tranh
cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS kể tên loài thủy sản được
nuôi trồng ở ĐB DHMT
- Gv: Tại các hồ nuôi tôm người ta
thường đặt các guồng quay để làm tăng
không khí trong nước, làm cho tôm phát
triển tốt.
- GV: Nghề làm muối là một nghề rất đặc
trưng của người dân ở ĐB DHMT. Người
dân làm muối gọi là diêm dân. Để làm
muối người dân giữ nước biển trên các
bãi biển, phơi cho bay bớt hơi nước chỉ
còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt).

- HS đọc.

- HS chơi trò chơi.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.
- Cây: Lúa, mía, lạc.
- Con vật: Bò, trâu
- HS quan sát.
- HS: cá, tôm.


Sau đó nước chạt được dẫ n vào ruộng
bằng phẳng để nước bốc hơi tiếp, còn lại
muối động lại trên ruộng. Khi thu hoạch
muối được vun thành đống. Nghề làm
muối rất vất vả.
Hoạt động 3: Khai thác điều kiện tự
nhiên để phát triển sản xuất ở ở ĐB
DHMT
- Yêu cầu HS nhắc lại các nghề chính ở
ĐB DHMT.
- Đây là những ngành thuộc nhóm ngành
nào?
- GV: Vì sao người dân ở đây lại có
những hoạt động sản xuất này?
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu
học tập trình bày các điều kiện để sản
xuất ở ĐB DHMT.
- GV treo bảng phụ ( kẻ bảng).
- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên bảng
viết vào.
- GV: Mặc dù thiên nhiên ở đây thường
gây bão lụt và khí hậu có phần khắc
nghiệt, người dân ĐB DHMT vẫn biết tận

dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên
thuận lợi để phát triển các ngành nghề
phù hợp cho đời sống của mình và còn
phục vụ các vùng khác và xuất khẩu.

- HS trả lời.
- HS: Nông – ngư nghiệp.
- HS: do ở gần biển, có
đất phù sa,…
- HS thảo luận nhóm 4 và
làm vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên trình
bày.

4. Củng cố: (3 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại tựa bài, lặp lại ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu sưu tầm tranh về ĐB DHMT chuẩn bị cho tiết sau.
- GV nhận xét.
Giáo viên hướng dẫn
Ngày duyệt:.......................

Ngày soạn:
Người soạn



×