MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT
TẮT........................................................................III
DANH MỤC BẢNG................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN
Acid Deoxyribo Nucleic
AOAC
Association of Analytical Communities (Hiệp hội phân tích hợp tác)
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm
BYT
Bộ Y tế
FAO
Food Agriculture Organization (Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm thế
giới)
GHP
Good Hygienic Practices (Thực hành vệ sinh tốt)
GMO
Genetically Modified Organisms (Sinh vật biến đổi gen)
I
GMP
HPLC
Good Manufacturing Practices (Thực hành sản xuất tốt)
KS
Kháng sinh
KAP
Knowledge, Attitudes, Practices ( Kiến thức, Thái độ, Thực hành )
NĐTP
Ngộ độc thực phẩm
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TĐ
Thái độ
TH
Thực hành
VietGAP
Viet Nam Good Agriculture Practice (Việt Nam thực hành nông nghiệp tốt
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
XN
Xét nghiệm
High-pressure liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao )
DANH MỤC BẢNG
II
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn đóng vai trò rất quan trọng trong ngành chăn nuôi Nghệ An và
là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho xã hội. Sản phẩm thịt lợn hơi xuất chuồng
hàng năm chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm ngành chăn nuôi và thịt lợn là nguồn
thực phẩm truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Do
đó nguồn thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe của nhiều người.
Trong những năm gần đây, vấn đề không đảm bảo vệ sinh an toàn phực phẩm
diễn ra khá phổ biến với rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân tồn dư KS
và chất kích thích thích sinh trưởng trong thịt lợn.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn do sử dụng kháng sinh
trong thức ăn chăn nuôi nhằm phòng bệnh, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu suất sử
dụng thức ăn và sử dụng kháng sinh trong công tác phòng, trị bệnh không hợp lý gây
nguy cơ tồn dư kháng sinh trong thịt lợn cao. Kháng sinh khó bị phân hủy, tồn dư
trong thực phẩm làm người sử dụng liên tục có khả năng bị dị ứng, hiện tượng lờn
thuốc. Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, có
thể lan truyền sang người gây chữa trị khó, lâu dài, phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng nhằm tăng cường
sự trao đổi chất của vật nuôi, cải thiện hiệu quả thức ăn, làm tăng trọng nhanh, tăng
tỷ lệ thịt nạc có nguy cơ làm rối loạn chức năng sinh lý bình thường và ảnh hưởng
đến hệ thần kinh, cơ tim của người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy đã có hiện tượng sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng trong
thức ăn chăn nuôi biểu hiện qua chất lượng thịt lợn như tỷ lệ thịt móc hàm thấp, thân
thịt chứa nhiều nước, thịt mau hư hỏng, ...
Sự xuất hiện tồn dư kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong thịt lợn có
thể do ý thức của người chăn nuôi hoặc ý thức của người sản xuất thức ăn chăn nuôi
muốn tiêu thụ được các sản phẩm của mình đã lạm dụng các chất kháng sinh, chất
kích thích tăng trưởng đưa vào thức ăn chăn nuôi; Đặc biệt có thể do kiến thức, thái
1
độ và thực hành về chăn nuôi lợn an toàn nói chung và việc sử dụng thức ăn chăn
nuôi tổng hợp của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
Tuy vậy ở Nghệ An vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng tồn dư kháng
sinh, chất kích thích sinh trưởng có trong thức ăn và thịt lợn cũng như chưa có
nghiên cứu về tình hình sử dụng thức ăn, kháng sinh trong công tác phòng và trị
bệnh cho lợn nuôi thịt để từ đó đề xuất được các giải pháp chăn nuôi an toàn vệ sinh
thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Với những tác hại lớn của tồn dư kháng sinh và
chất kích thích sinh trưởng trong thịt lợn đối với sức khỏe con người, việc thực hiện
đề tài: “ Khảo sát thực trạng tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng có trong
thịt lợn; đề xuất một số giải pháp sản xuất thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.” là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được mức tồn dư kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng có
trong thịt lợn.
- Xây dựng các mô hình chăn nuôi, các quy trình chăn nuôi sản xuất thịt lợn
chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
III. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm và phân loại kháng sinh -Hocmon
1.1. Khái niệm và phân loại kháng sinh:
1.1.1. Khái niệm: Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc định
nghĩa “Thuốc kháng sinh”, “ Chất kháng sinh”. Qua từng thời kỳ, cùng theo sự phát
triển của khoa học, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học, dược
học...Con người ngày càng nghiên cứu, chiết xuất, tổng hợp được nhiều loại kháng
sinh mới; đồng thời cũng phát hiện ngày càng rõ hơn về cấu trúc, đặc tính lý – hóa,
tính năng, tác dụng của chúng. Do đó việc định nghĩa và phân loại “Thuốc kháng
sinh”, “Các chất kháng sinh” là một vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm.
Từ năm 1889, Vuillemin đã đề cập đến vấn đề “Antibiosis” nghĩa là chống lại
sự sống của sinh vật – yếu tố kháng sinh.
2
Theo tác giả Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà Giang (2003): “ Thuốc KS là tất
cả những chất hóa học (không kể nguồn gốc: chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi
sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng các tác động
chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật”. Theo tác giả
Đào Văn Phan (2007) [13], thì : “KS là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những
chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp, có khă năng đặc hiệu kìm
hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn”.
Theo tác giả Nguyễn Khắc Hiếu (2009) [3]: “Thuốc KS là những chất có
nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm cải biến chúng bằng con đường hóa học, có khả
năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ngay ở nồng độ thấp (10 -3 – 10-2
µg/ml); Ở liều điều trị, không hoặc ít độc với cơ thể vật chủ. Một số còn có tác dụng
ức chế sự phát triển của tế bào ung thư” Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tuân (2002) [15]
còn bổ sung thêm cho định nghĩa KS: “ sử dụng với nồng độ thấp hơn trong một thời
gian dài để kích thích tăng trưởng”.
Như vậy, kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa
học bán tổng hợp, tổng hợp với nồng độ rất thấp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự
phát triển hoặc diệt được vi khuẩn. Nó có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử,
thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát
triển của vi khuẩn.
1.1.2. Phân loại kháng sinh
- Dựa vào cấu trúc hóa học
Căn cứ tổng hợp nguồn gốc, công thức cơ chế tác dụng và cách tác
dụng...thuốc kháng sinh được chia thành những nhóm khác nhau gồm: Nhóm βlactam(Penicillin, Amoxicilin, …)Nhóm Aminoglycosid( Streptomycin, Gentamicin,
…) ; Nhóm Polypeptid( Colistin, Bacitracin, …) ; Nhóm Tetracyclines (Tetracycline,
Oxitetracycline, ...) ; Nhóm Phenicol ( Chloramphenicol, Thiamphenicol) ;Nhóm
Macrolide(
Erythromycin,Tylosin…);
3
Nhóm
Lincomycin;
Nhóm
Sulfonamid( Sufaguanidin, Sulfacetamid,…); Nhóm Nitrofuran( Nitrofurazol,
Furazolidon, ...)...
- Dựa vào tác động kháng khuẩn: Chia làm hai nhóm:
+ KS kìm khuẩn: Là những KS không có tác dụng hủy diệt mầm bệnh mà chỉ ức
chế sự nhân lên của chúng. Nhóm này gồm: Tetracycline, Macrolide, Lincosamid,
Synergistin, Phenicol, Sulfamid, Diaminopyrimidin.
+ KS diệt khuẩn: Là những KS có hoạt tính diệt vi khuẩn.
Sự phân biệt này chỉ có tính tương đối. Tùy theo liều lượng cung cấp mà KS có tác
dụng kìm khuẩn hoặc sát khuẩn. Tuy nhiên, đối với những KS chỉ có tác dụng sát khuẩn
ở nồng độ rất cao trong máu (có thể gây độc tính hoặc tai biến cho cơ thể) thì chỉ được sử
dụng với mục đích kìm khuẩn ở liều thấp.
- Dựa vào hoạt phổ KS: rất có ý nghĩa trong việc chọn lựa, dùng thuốc KS
trong điều trị.
+ Nhóm KS hoạt phổ hẹp: gồm các loại KS khi ở liều điều trị chỉ ức chế hoặc
tiêu diệt được 1-2 loại vi khuẩn. Ví dụ: Bacitracin, Tyrotrycin: chỉ tác dụng với trực
khuẩn Gr+; Penicillin tác dụng tốt đối với cầu trực khuẩn Gr+.
+ Nhóm KS hoạt phổ rộng: là những KS khi ở liều điều trị có thể diệt hoặc ức
chế tốt đối với nhiều loại vi khuẩn. Ví dụ: Nhóm Phenicol, nhóm Tetracyclin, nhóm
Aminosid và các KS tổng hợp: Sulfamid, Quinolon,... có tác dụng tốt đối với cả cầu
khuẩn (Gr+ và Gr-), trực khuẩn (Gr+ và Gr-) và với xoắn khuẩn, Ricketsia, vi khuẩn lao...
Ngoài ra còn có một số phân loại khác như: Dựa vào cơ chế tác động ( KS Tác
động lên thành tế bào vi khuẩn; KS tác động lên màng tế bào chất; KS tác động lên
sự tổng hợp Axit nucleic của vi khuẩn) ; Dựa vào công dụng chính của thuốc (Nhóm
KS chống vi khuẩn; Nhóm KS chống virus; Nhóm KS chống nấm); Dựa vào độ pH
(Nhóm KS mang tính Acid; Nhóm KS mang tính kiềm)
1.1.3. Nguyên tắc sử dụng KS trong trị liệu
4
- Cần kiểm tra phân lập vi khuẩn chính xác, thử tính mẫn cảm với các KS
khác nhau, chọn KS có tác dụng mạnh nhất để điều trị.
- Trong suốt quá trình điều trị, phải luôn đảm bảo đủ nồng độ tác dụng của KS
trong máu.
- Dùng KS đúng phát đồ điều trị cho đến khi bệnh khỏi hẳn, không còn thấy
triệu chứng nữa.
- Nên phối hợp các loại KS có tác dụng hiệp đồng để làm tăng hiệu quả điều
trị, đồng thời làm giảm lượng thuốc mỗi loại, tránh độc cho cơ thể. Mặt khác còn có
tác dụng tiêu diệt nhanh vi trùng và hạn chế sự kháng thuốc.
- Cần kết hợp điều trị với hộ lý tốt, chế độ dinh dưỡng đảm bảo, kết hợp bổ
sung vitamin hợp lý để nâng cao thể trạng cơ thể.
1.2. Khái niệm và phân loại Hormone
1.2.1. Khái niệm:
Hormon là những chất hoá học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội tiết
bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc mô khác trong cơ thể và gây
ra các tác dụng sinh lý ở đó. Hormone được sinh ra từ tuyến nội tiết của loài động
vật có xương sống, được tiết trực tiếp vào mạch máu, dịch cơ thể và chuyển đến
các tế bào đích.
1.2.2. Phân loại:
Có nhiều loại hormone khác nhau, dựa vào cơ chế tác dụng người ta phân
loại hormone có cấu trúc protid, có phân tử lượng khoảng 10.000, không thể
thâm nhập được vào trong tế bào. Hormone có cấu trúc steroid, có phân tử nhỏ
khoảng 300, thấm qua được màng tế bào thu nhận bằng quá trình vận chuyển
tích cực, trong số này có hormone sinh dục.
Hormone sinh trưởng còn được gọi là somatotropin đóng vai trò chủ chốt
trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hormone này là sản phẩm của thùy trước
tuyến yên. Người ta cho rằng hormone sinh trưởng không có tác động trực tiếp lên
cơ và xương nhưng chúng là yếu tố sinh trưởng giống dạng insulin (Insulin-like
5
Growth Factor)(IGF) và đặc biệt hơn nữa là IGF-I có tác dụng tạo điều kiện cho sự
phát triển xương và cơ trên các động vật đang sinh trưởng.
2. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trong
chăn nuôi .
2.1. Khái niệm về tồn dư kháng sinh và hormone.
Tồn dư kháng sinh, hocmone đó là hiện tượng các chất hóa học, sinh học do
con người sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã được
chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhưng chưa đào thải hết gây tích lũy tại các mô,
các phủ tạng. Hàm lượng này khi phân tích được phát hiện dưới dạng vết cho đến
các giá trị vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2.2. Những nguyên nhân chính gây tồn dư KS trong thịt lợn:
- Kháng sinh có thể nhiễm vào thức ăn chăn nuôi do tiếp xúc với môi trường
có chứa KS.
- Do sử dụng thường xuyên KS trong thức ăn chăn nuôi như: cho kháng sinh
vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc ( liều thấp), cho kháng
sinh vào trong nước uống để phòng bệnh, chữa bệnh gia súc...
- Do KS được cho thêm vào thức ăn cho gia súc để bảo quản lâu hơn; hoặc do
KS được tiêm hoặc cho súc vật uống trước khi giết thịt; hoặc do kháng sinh cho
thẳng vào thực phẩm nhằm mục đích ức chế, tiêu diệt vi sinh vật để kéo dài thời gian
bảo quản thực phẩm.
- Do kháng sinh sử dụng chữa bệnh cho gia súc, sau đó giết thịt không có thời
gian cách ly, ngừng thuốc cần thiết.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tồn dư kháng sinh: có thể do ý thức,
trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về sử dụng thuốc... theo Phùng Quốc Chướng,
2005, [1] ý thức, thái độ của con người chiếm khoảng 18% các trường hợp kháng
sinh tồn dư trong thực phẩm.
Tất cả những nguyên nhân trên làm cho sản phẩm chăn nuôi tồn dư kháng
sinh, có ảnh hưởng không tốt đối với người tiêu dùng.
6
2.3. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trong
chăn nuôi trên thế giới
Những năm 40 của thế kỷ XX khi mà kháng sinh được sử dụng rộng rãi để
chữa bệnh cho gia súc, người ta đã phát hiện ra rằng nếu đưa một lượng nhỏ kháng
sinh vào thức ăn gia súc sẽ hạn chế được nhiều bệnh truyền nhiễm, con vật lớn
nhanh, cho nhiều thịt. Sau đó, kháng sinh được dùng phổ biến trong chăn nuôi như
trộn kháng sinh vào thức ăn gia súc với liều lượng thích hợp nhằm kích thích tăng
trưởng đối với gia súc còn non và mang lại hiệu quả trong trường hợp thức ăn kém
chất lượng, chuồng trại ẩm ướt, mất vệ sinh và những vùng dịch bệnh thường xuyên
xảy ra. Ở những con vật đang giai đoạn phát triển thì sử dụng kháng sinh làm chất
kích thích sinh trưởng có hiệu quả hơn con vật trưởng thành. Đối với các gia súc tiết
sữa thì tác dụng của kháng sinh bài tiết qua sữa gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa,
không nên bổ xung vào thức ăn nếu không vì mục đích chữa bệnh.
Nhóm các nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề kháng kháng sinh thuộc
Nethrthrope Committee được thành lập ở Vương quốc Anh vào năm 1960. Đến năm
1969, các nhà khoa học đã thông báo rằng không có mối nguy hiểm nào cho vật nuôi
và người khi dùng bổ sung kháng sinh thức ăn chăn nuôi cho lợn và gia cầm, tuy
nhiên có khuyến nghị cần phân loại kháng sinh thành các loại riêng: chất bổ sung kháng
sinh thức ăn chăn nuôi và kháng sinh chữa bệnh và đề nghị không xếp chất bổ sung
kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi vào loại thuốc dùng chữa bệnh cho người và vật nuôi.
Năm 1970, cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã kết luận
việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn kháng thuốc và vật nuôi có chứa vi khuẩn này sẽ là nguồn cung cấp vi khuẩn
kháng thuốc kháng sinh gây khó khăn cho điều trị bệnh ở người. Trung tâm Thuốc
Thú Y (CMV) của Mỹ thuộc FDA đã bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về yêu cầu an toàn
sinh học trong việc sử dụng chất bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi. Kết quả
là năm 1977 quyết định cấm sử dụng tetracycline và penicilline bổ sung thức ăn
chăn nuôi dù là dùng đơn lẻ hay dùng phối hợp với các thuốc khác đã được ban hành
7
Đã có những nghiên cứu tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật như
Titiger và cộng sự năm 1975 nghiên cứu về tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật
tại lò mổ Ontario và Saskatchewan kết quả cho thấy: có 4 mẫu thận bò dương tính trong
tổng số 1211 mẫu (chiếm tỷ lệ 0,33%); 5 mẫu thận lợn dương tính trong tổng số 611 mẫu
(chiếm tỷ lệ 0,81%). Tuy nhiên khi kiểm tra mẫu nước tiểu, tỷ lệ mẫu dương tính tăng lên
3,6% trong tổng số 2108 mẫu bò; 7,7% trong số 2409 mẫu lợn. Ông đưa ra kết luận mức
độ tồn dư kháng sinh trong nước tiểu cao hơn trong thận.
Robert.C.Wilson (2002) cho biết: năm 1971, Huber đã báo cáo tỷ lệ tồn dư
kháng sinh trong 4003 gia súc ở Mỹ như sau: có 27% trong tổng số 1.381 con lợn,
9% trong 580 con bò, 17% trong 788 con bê, 21% trong số 328 con cừu thương
phẩm và 20% trong số 926 con gà. Kháng sinh tìm thấy nhiều nhất là penicilline G,
tylosin, neomycin, chlotetracycline, oxytetracycline.
2.4. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trong
chăn nuôi ở Việt Nam
2.4.1. Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh
Ở Việt Nam tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trong sản phẩm
thịt của ngành chăn nuôi đã được phát hiện từ những năm 2004. Những nghiên cứu
về tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng tại Việt Nam đặc biệt gây được sự
quan tâm của các nhà khoa học nhiều hơn từ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Đào Tố Quyên và cộng sự (2005)[12] phân tích dư lượng kháng sinh
enrofloxacin trong thịt lợn ở Hà Nội cho thấy có 11/35 mẫu chiếm 31,42%, trong đó
thịt mông sấn có nguy cơ tồn dư kháng sinh cao hơn thịt nạc đùi gấp 1,85 lần.
Dương Văn Nhiệm (2005)[9] cho thấy có 5,5% số mẫu trong 290 mẫu thịt lợn
trên thị trường Hà Nội có tồn dư kháng sinh tetracycline.
Nguyễn Văn Hòa (2006)[4] nghiên cứu, khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi cho thấy: đa số người chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý
như liều lượng cao, sử dụng liên tục để phòng bệnh cho gia súc đến khi xuất bán.
Xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng
8
sinh được phát hiện. Trong đó, loại sử dụng nhiều nhất là chloramphenicol (chiếm
13,35%),tylosine(15%),colistine(13,24%),norfloxacine(10%), gentamycine (8,35%),
nhóm tetracyline (7,95%), ampicilline (7,24%)...trong đó, chloramphenical là kháng
sinh hiện đã bị cấm sử dụng trên nhiều quốc gia.
Tháng 5 năm 2007, FDA Mỹ đã công bố danh sách 28 nhà xuất khẩu thủy
hải sản của Việt Nam có 30 mặt hàng vi phạm các tiêu chuẩn vi sinh, kháng
sinh. Riêng tại Nhật Bản, Việt Nam là một trong 31 nước bán thủy sản sang
Nhật bị phát hiện có dư lượng kháng sinh.
Khoa Chăn nuôi Thú y ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 xét
nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được
phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất chloramphenicol (chiếm 15,35%),
tylosin (15%), colistin (13,24%), norfloxacin (10%), gentamycin (8,35%), nhóm tetracylin
(7,95%), ampicillin (7,24%)... Trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử
dụng. Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến 44,96% số mẫu có dư kháng
sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 đến 1.100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Trong
đó, loại kháng sinh chloramphenicol chiếm tỷ lệ cao nhất đến 87,50%, flumequin chiếm
83,33%, chlortetracyline chiếm 62,50%, amoxillin chiếm 60%...
Trong tháng 10/2014, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với cơ quan
chức năng lấy 80 mẫu tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa, Thành phố Hà nội để phân tích 6
chỉ tiêu dư lượng kháng sinh và chất cấm. Kết quả phát hiện 5 mẫu thịt lợn nhiễm
Sulfadimidin. Trước đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, trong
đợt kiểm tra an toàn thực phẩm những tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng cũng
đã phát hiện nhiều mẫu thịt có tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng.Cụ thể, khi lấy ngẫu
nhiên 60 mẫu thịt (30 mẫu thịt lợn, 30 mẫu thịt gia cầm) từ TP HCM và các tỉnh đem
về giết mổ tại 2 cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng phát
hiện 13/30 mẫu thịt lợn (tỉ lệ 43,33%) có nguồn gốc từ Bình Dương, Bến Tre, Bình
Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và 1/30 mẫu thịt gia cầm (3,33%) có hàm
lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.
9
2.4.2. Nghiên cứu tồn dư chất kích thích tăng trưởng
Theo kết quả điều tra của Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005,
trong 500 mẫu thịt lợn lấy tại thành phố Hồ Chí Minh có 30% mẫu dương tính với
chất clenbuterol, lượng hóa chất này tồn dư 100% trong cơ thể động vật, 60% tồn
lưu trong gan, thận ngay cả khi nấu chín.
Tháng 11/2009 Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với Sở Y tế TP.HCM kiểm
tra định kỳ thịt lợn đã phát hiện có đến 10% của 500 mẫu thịt dương tính với
clenbuterol.
Chi cục Thú y Đồng Nai, vào đầu tháng 2/2012, kiểm tra tồn dư chất cấm
trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Thống Nhất có tới 6/6 mẫu dương tính với
chất tăng trọng. Trước đó, vào tháng 12/2011, cơ quan chức năng huyện Thống Nhất
cũng bắt quả tang một người vận chuyển 5 kg salbutamol 98% - độc chất giúp tăng
trọng gia súc - để bán cho người chăn nuôi.
Trong tháng 10/2014, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với cơ quan
chức năng xét nghiệm mẫu thịt lợn phát hiện có 2 mẫu thịt lợn nhiễm Salbutamol.
Ảnh hưởng của chất Salbutamol là vô cùng nặng nề đối với người sử dụng. Đó là
việc gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tim mạch.
- Gần đây qua kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh
Hóa đã phát hiện loại thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt do Công ty TNHH liên kết đầu tư
LIVABIN (địa chỉ tại Văn Lâm - Hưng Yên) sản xuất ngày 31/5/2014 có chứa chất
cấm Salbutamol có hàm lượng lên tới 1,43mg/kg.
Để sản xuất thịt lợn đảm bảo chất lượng, an toàn, nhà nước đã ban hành nhiều
văn bản quy định về các loại kháng sinh, hóa dược cấm sử dụng trong chăn nuôi như:
Thông tư số 81/2009/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ NN&PTNT về
việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trong đó có
quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01 - 12: 2009/BNNPTNT về hàm lượng kháng sinh, hóa
dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
10
cho lợn kèm theo hướng dẫn về yêu cầu thời gian ngừng sử dụng thức ăn chăn nuôi
có kháng sinh trước khi giết thịt vật .
TCVN 6711-2010 Quy định về giới hạn dư lượng tối đa tồn dư kháng sinh,
chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi.
Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ NN&PTNT về
việc ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong
nông hộ.
Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 25/2/2014, Bộ NN&PTNT ban hành
về danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản
xuất , kinh doanh thủy sản và trong thú y.
Thông tư số: 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ
NN&PTNT về việc Ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản
xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
3. Những tác hại của tồn dư kháng sinh, hormone
3.1. Ảnh hưởng đến chất lượng thịt
- Lượng tồn dư kháng sinh trong thực phẩm vượt mức cho phép vừa ảnh
hưởng đến giá trị cảm quan của món ăn như: thịt có màu nhạt, có đọng nước, mùi
thịt không thơm. Nếu hàm lượng thuốc kháng sinh tồn dư vượt tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần, khi nấu thịt sẽ có mùi của thuốc kháng sinh.
- Các sản phẩm thịt có tồn dư hormone steroid có biến đổi chất lượng thịt như: tỷ
lệ mỡ bị giảm đi, tính mềm và tính giữ nước bị biến đổi. Các hormone glucocorticoide
tác động lên chất lượng của thịt làm cho thịt mềm, đồng thời làm biến đổi màu của thịt
tươi hơn, đáp ứng được sở thích của một số người tiêu dùng. Những ảnh hưởng này có
thể là gián tiếp đối với sức khoẻ con người, nhưng đây là nguy cơ có hại cho sức khoẻ
của người tiêu dùng nếu như thường xuyên ăn các loại thịt này.
3.2. Kháng sinh
Khi con người sử dụng thịt có tồn dư kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng về lâu dài,
tạo ra những vi sinh vật kháng thuốc. Người ta đã chứng minh được sự kháng thuốc
của vi khuẩn đối với kháng sinh. Nguyên nhân kháng thuốc của vi khuẩn đối với
11
kháng sinh có thể do đột biến nhiễm sắc thể, do nhập đoạn gen mới chứa các
plasmide qui định tính kháng thuốc. Khi điều trị cho các ca bệnh bằng những kháng
sinh đã kháng thuốc đã gây tốn kém về mặt kinh tế, như các chủng Salmonella,
Camylobacter, cầu khuẩn đường ruột và E.coli hiện nay đã kháng nhiều loại thuốc
kháng sinh. Kháng kháng sinh sẽ làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật
nuôi, tạo ra con giống yếu ớt, không sống được khi không có kháng sinh.
Tình trạng phổ biến của vi khuẩn kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức
độ báo động. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy ở bệnh viện Bạch
Mai, tỉ lệ E.coli kháng kháng sinh tăng từ 18% năm 2005 đến 42% năm 2008; cho
thấy mức độ kháng kháng sinh tetracycline 88,6%, ciprofloxacine 82,3%. Theo
thông báo của Vụ điều trị, Bộ Y tế Việt Nam cho biết: tình trạng kháng kháng sinh
hiện nay đang có xu hướng tăng lên từ 30% đến 80%. Trong đó, sự kháng kháng
sinh của phế cầu Stalophycoccus pneumoniae với chloramphenicol ngày càng tăng
từ 9,4% năm 2002 lên đến 35,6% năm 2004. Đối với vi khuẩn E.Coli gây bệnh tiêu
chảy, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết thì tỷ lệ kháng chloramphenicol là trên 50%
3.3. Gây dị ứng ở trên người
Một số loại thịt có tồn dư kháng sinh gây ảnh hưởng ngay sau khi sử dụng:
gây nên phản ứng quá mẫn cảm với những người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng
lâu dài khó xác định và chữa trị. Dayan A (1993) [18] cho thấy số người tiêu dùng
ăn thịt lợn còn tồn dư kháng sinh có tỷ lệ nhạy cảm với penicilline từ 10-70% do
trước đó có điều trị với thuốc này.
3.4. Gây quái thai.
Mặc dù đã biết được các đặc tính ưu việt của chloramphenicol trong điều trị từ
35 - 45 năm về trước, nhưng hiện nay các nhà khoa học đã nhận thấy khi sử dụng
trong điều trị, đã phát hiện được gây suy tuỷ ở gia súc non, mất khả năng sản sinh
tinh trùng, ức chế sự phát triển của tế bào trứng…trên gia súc đang chửa gây quái
thai. Đặc biệt khi dùng thường xuyên cho động vật sẽ rất nguy hại do để lại tồn lưu
trong các sản phẩm dùng làm thức ăn cho người.
12
3.5. Nguy cơ gây ung thư trên người
Một số kháng sinh và hoá dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ. Kháng
sinh olaquidox (thuộc nhóm carbadox) có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy ở lợn
convà làm giảm một số bệnh khác và cũng đồng thời giúp chúng không bị giảm cân
trong lúc tách đàn nuôi. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy olaquidox gây
ung thư ở chuột trong phòng thí nghiệm. Đối với người ăn phải thịt còn tồn dư
olaquidox có thể gây ung thư da. Do vậy, để phòng ngừa nguy cơ ung thư đối với
con người, khi dùng thịt lợn phải có thời gian ngừng dùng thuốc carbadox trước giết
mổ ít nhất trên 42 ngày để thịt không còn chứa chất tồn dư.
3.6. Rối loạn nội tiết
Kết quả rối loạn nội tiết do sử dụng hormone trong chăn nuôi gây tồn dư trên
thịt được ghi nhận ở Italy vào những năm 1980. Trong năm 1992, đã có những
nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng hormone tồn dư trong thịt lợn có ảnh hưởng
đến khả năng sinh sản tinh trùng của nam giới.
Zhang Y, Wu Y (2002) [20] cho thấy: chất clenbuterol dùng trong chăn nuôi
làm tăng chuyển hoá chất béo hướng sang thịt nạc, khi người ăn thịt của những gia
súc còn tồn dư chất này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như làm rối loạn hệ thống
sinh sản và các rối loạn nội tiết tố.
3.7. Tác động gây ngộ độc cấp tính
Mitchell GA, Dunnavan G (1998) [23] cho biết trong nghiên cứu sử dụng
thuốc beta-agoniste bất hợp pháp tại Mỹ đã gây ra triệu chứng của ngộ độc cấp tính
trên người sau khi ăn phải gan, kể cả thịt có nhiễm clenbuterol, một dạng betaagoniste, nhưng không có ca nào tử vong. Brambilla G, Cenci T, Franconi F và cộng
sự (2000) [22] nghiên cứu dược lý lâm sàng của clenbuturol gây ngộ độc người tiêu
dùng ở Italia cho thấy: clenbuterol gây tích tụ trong gan của những con bò, gây ngộ
độc 15 người sau khi ăn thịt bò khoảng từ 0,5- 3 giờ có các triệu chứng như: khó
thở, đánh trống ngực, đau đầu, gây tăng đường huyết vừa phải và hạ kali máu, các
dấu hiệu này biến mất sau 3-5 ngày.
13
3.8. Tác động đến môi trường
Sử dụng hormone cho động vật cũng gây tác hại đến môi trường nước. Phân của
các loại gia súc còn dư lượng hormone được thải ra môi trường đất và nước đã làm cho
hệ sinh thái nước bị thay đổi, gây nên rối loạn sinh sản của cá. Các hợp chất có chứa
arsenic có tác dụng kích thích tăng trọng cho gà thịt và gà lôi, cũng như chữa bệnh kiết lỵ
trên lợn. Tuy nhiên, khi sử dụng hợp chất này trong thức ăn chăn nuôi sẽ phân giải sinh
ra chất arsen gây độc hại cho môi trường và là yếu tố gây nên bệnh ung thư ở người
4. Phương pháp phát hiện tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt và một
số sản phẩm từ thịt lợn
Thành phần hoá học của thịt lợn gồm 4 thành phần chính: nước, protein, lipid,
khoáng... đã được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố. Trong thành phần hoá học
của thịt lợn không bao gồm các chất kháng sinh và hormone, nếu như trong phân
tích có xuất hiện các chất kháng sinh và hormone là có sự tồn dư. Có nhiều phương
pháp phát hiện dư lượng các chất kháng sinh trong thịt lợn. Phương pháp sử dụng
trong đề tài là phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (high performance liquice
chromatography- HPLC). Phương pháp này xác định chất tồn dư ưu việt hơn các phương
pháp khác là do có độ nhạy với một giới hạn phát hiện thấp nhất của chất bị cấm, phát
hiện được hàm lượng rất nhỏ các kháng sinh và hormone tồn dư trong thực phẩm. Phân
tích HPLC có độ tin cậy và chắc chắn không có dương tính giả và âm tính giả.
5. Một số kết quả nghiên cứu về hạn chế tồn dư kháng sinh, hocmon
trong chăn nuôi trên thế giới
5.1. Một số kết quả nghiên cứu về hạn chế tồn dư kháng sinh, hocmon
trong chăn nuôi trên thế giới
Tại Anh, hãng FBI đã chiết rút từ nhiều loại thảo dược (Lá và tinh dầu cây
hương thảo, Củ và tinh dầu tỏi, Lá, hoa và tinh dầu cây xạ hương, Quả và tinh dầu
hồi, Vỏ, lá và tinh dầu quế, Bột và tinh dầu ớt ) để sản xuất ra chế phẩm kháng sinh
thảo dược có tên là APEX . Các hoạt chất trong các thảo dược này hoạt động như
các chất kháng khuẩn và các chất chống oxy hóa. Các chất hoạt chất trong APEX có
14
khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram (-) và gram (+), kể cả vi khuẩn đã kháng
với nhiều loại kháng sinh. Nó có thể thay thế nhiều loại kháng sinh như tylosin,
chlotetracycline, sulfametazine, penicillin... bổ sung vào thức ăn. Chế phẩm còn có
đặc điểm là không ức chế những vi khuẩn có ích trong đường ruột và còn có tác
dụng kích thích tính thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hóa, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa hấp
thu thức ăn. Chế phẩm thích hợp với việc trộn vào thức ăn công nghiệp dạng viên vì
có khả năng chịu nhiệt khi ép viên. Các thí nghiệm bổ sung APEX tại Anh, Bỉ hay
Đan mạch đã cho thấy APEX hoàn toàn có thể thay thế được kháng sinh bổ sung
vào thức ăn.
Tập Đoàn NuGreen Hoa Kỳ đã nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm NUBOND .
Nubond là sản phản phẩm tăng trưởng tự nhiên. Nubond là một sản phẩm bổ sung
thêm với thức ăn dùng trong chăn nuôi gia súc và gia cầm nhằm mục đích cải thiện
năng suất các loại vật nuôi và thủy sản với giải pháp đa chức năng. Sử dụng Nubond
tăng khả năng hấp thu thức ăn và giảm thải phân. Tăng năng suất các loài vật nuôi
gia súc gia cầm kể cả thủy sản; Loại bỏ tác hại, ảnh huởng của độc tố nấm. Giảm
mùi khai và hôi Ammoniac và các mùi hôi khác. Giảm những thiệt hai do loạn
khuẩn đuờng ruột. Tăng sức đề kháng bệnh và giảm chi phí thuốc thú y giảm tỷ lệ
chết; Không cần thời gian ngưng sử dụng truớc khi giết mổ
5.2. Nghiên cứu về sử dụng các sản phẩm tăng trưởng tự nhiên, các chế
phẩm sinh học trong chăn nuôi tại Việt nam
Ở Việt Nam, tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam, Lã Văn
Kính và cộng sự (2005) đã sử dụng hoạt chất trong 17 loại thảo dược có tác dụng
hoạt động như các chất kháng khuẩn và các chất chống oxy hóa. Sử dụng các chế
phẩm này đảm bảo không xuất hiện dư lượng kháng sinh trong thịt lợn.
Năm 2004-2007, Lã văn Kính và các cộng sự đã thực hiện “ Dự án nghiên cứu
sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao » tại các doanh nghiệp sản xuất thức ăn và
các trại chăn nuôi lợn thịt; các cơ sở giết mổ thủ công, bán công nghiệp và các điểm
15
bán buôn, bán lẻ thịt lợn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận như Hà
Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và Tiền Giang
Dự án đã thử nghiệm ảnh hưởng bổ sung axit hữu cơ thay thế chất kháng sinh
trong thức ăn cho lợn thịt, thí nghiệm nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của việc bổ
sung probiotic trong thức ăn cho lợn thịt....và khẳng định các chất thay thế probiotic,
acid hữu cơ, chế phẩm thảo dược vẫn đảm bảo được tăng trưởng và hiệu quả sản xuất.
5.3. Kết quả sử dụng các sản phẩm tăng trưởng tự nhiên, các chế phẩm
sinh học trong chăn nuôi tại Nghệ An
Tại Nghệ an chưa có các đề tài, các nghiên cứu cụ thể hoặc các mô hình ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng các chế phẩm sinh học, các kháng sinh thảo dược để
bổ sung vào thức ăn thay thế kháng sinh đảm bảo an toàn dịch bệnh song vẫn đảm
bảo được khả năng sinh trưởng phát triển của gia súc. Thời gian qua đã có một số
trang trại qua thông tin đại chúng, qua khuyến cáo của nhà sản xuất đã sử dụng chế
phẩm sinh học, men vi sinh bổ sung vào thức ăn...đã đem lại hiệu quả về mặt sinh
trưởng phát triển của đàn lợn song việc kiểm tra đánh giá chất lượng thịt chưa thực
hiện được, chưa xây dựng thành quy trình ứng dụng trên địa bàn Nghệ An để tuyên
truyền phổ biến nhân rộng.
6. Tình hình chăn nuôi lợn tại Nghệ An
Theo số liệu của Cục Thống kê Nghệ an, tính đến cuối năm 2014 tổng đàn lợn
của cả tỉnh là 971.876 con. So với năm 2013 tổng đàn giảm gần 5%. Sản lượng thịt
hơi xuất chuồng khoảng 130 ngàn tấn (chiếm gần 70% giá trị sản lượng thịt hơi của
ngành chăn nuôi).Về cơ cấu, đàn lợn thịt chiếm 85-87% tổng đàn, số còn lại là lợn
nái và lợn đực giống. Về phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi nông hộ phân
tán nhỏ lẻ với quy mô 3-20 con/ hộ, chăn nuôi gia trại với quy mô 20-50 con/ trại.
Toàn tỉnh hiện có 66 hộ nuôi theo hình thức trang trại với quy mô nuôi trên 100 con/ trại.
Về tồn tại : chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ đang chiếm tỷ lệ cao do đó công tác
quản lý dịch bệnh, quản lý chất lượng giống vật nuôi, môi trường chăn nuôi...còn
gặp nhiều khó khăn. Hộ gia đình xây dựng chuồng trại chủ yếu trên đất vườn nhà,
16
nhiều trang trại xây dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ
dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của
ngành chăn nuôi.
Về công tác hoạt động quản lý giống vật nuôi, quản lý thức ăn chăn nuôi,
quản lý môi trường chăn nuôi ...đang được các cấp chính quyền, lãnh đạo UBND
Tỉnh, các sở ban ngành cấp tỉnh và các địa phương quan tâm chỉ đạo. Trong những
năm qua tỉnh Nghệ An đã có những chính sách, bước đi cụ thể để tăng cường công
tác quản lý nhà nước trong sản xuất chăn nuôi, đặc biệt vấn đề về vệ sinh an toàn
thực phẩm. Tỉnh đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác quản lý giống vật nuôi,
thức ăn chăn nuôi để đánh giá công tác quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi tại
các huyện, các cơ sở sản xuất kinh doanh; Lấy mẫu phân tích chất lượng, kiểm tra
chất cấm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2014, đoàn
kiểm tra của Sở NN&PTNT về công tác quản lý con giống đã tiến hành kiểm tra 10
huyện, 6 trạm TTNT, 4 trang trại sản xuất giống cho thấy một số huyện chưa quan
tâm nhiều trong công tác quản lý giống vật nuôi, nhiều huyện chưa có cán bộ chuyên
môn chăn nuôi thú y, các văn bản quy định mới về giống chưa được triển khai thực
hiện đúng quy định.
Về công tác quản lý thức ăn chăn nuôi: Sở NN&PTNT Nghệ An đã tổ chức
kiểm tra định kỳ 2 lần/năm và kiểm tra đột xuất khi có phản ánh của người tiêu
dùng. Năm 2014, kiểm tra chất lượng tại 24 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi,
phân tích 60 mẫu thức ăn có 4 mẫu vi phạm và đã được xử lý; Tổ chức kiểm tra,
giám sát chất cấm trong thức ăn chăn nuôi tại 26 cơ sở kinh doanh, lấy 52 mẫu phân
tích phát hiện 2 mẫu có hàm lượng chất cấm nhưng nằm trong giới hạn cho phép nên
tiến hành nhắc nhở và yêu cầu đơn vị loại bỏ hoàn toàn. Qua kiểm tra cho thấy nhiều
huyện đã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý thức ăn chăn nuôi, thành lập đoàn
kiểm tra đánh giá hàng năm. Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều huyện còn thiếu quan
tâm, chú trọng. Các đơn vị sản xuất thức ăn khi bị lập biên bản nhắc nhở thì những
lần kiểm tra sau đã cho kết quả tốt hơn. Qua khảo sát, điều tra cho thấy hiện nay có
một số hãng thức ăn chăn nuôi lợi dụng trình độ kém hiểu biết và khả năng nắm bắt
17
thông tin bị hạn chế của bà con chăn nuôi vùng núi, vùng sâu vùng xa nên đã tiếp thị
những sản phẩm chưa được công bố, chất lượng chưa được kiểm tra. Diến biến về
chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn ngày một phức tạp do vậy công tác quản
lý về chất lượng thức ăn ngày càng trở nên cấp bách và đòi hỏi chung tay của cả
cộng đồng người tiêu dùng, sản xuất.
7. Một số thuận lợi khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện đề tài:
7.1. Thuận lợi:
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm của toàn xã hội,
của nhiều cấp nhiều ngành từ Trung ương đến tận cơ sở do đó có nhiều văn bản chỉ
đạo, quy định, quyết định, hướng dẫn ...trong quá trình vận hành quản lý nâng cao
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm...
- Các nghiên cứu về dư lượng kháng sinh, hormone quá giới hạn cho phép
trong thực phẩm và các giải pháp làm giảm tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone
trong thực phẩm động vật nói chung và trong thịt lợn nói riêng vẫn đang còn ít do đó
thực hiện đề tài phần nào đáp ứng được sự kỳ vọng của người chăn nuôi, của người
tiêu dùng và của người làm công tác quản lý do đó nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của các ban ngành liên quan.
7.2. Khó khăn:
- Nhiều người chăn nuôi chưa nhận thức hết ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng của
việc sử dụng kháng sinh, hocmon trong chăn nuôi do đó có hiện tượng che dấu
thông tin, cung cấp thông tin còn hạn chế.
- Do đề tài triển khai độc lập do đó việc tiếp cận chủ hộ chăn nuôi để lấy mẫu
thức ăn, vận động các lò mổ gia súc cho lấy mẫu để đi phân tích chất cấm, kháng
sinh gặp nhiều khó khăn. Một số hộ, trang trại, chủ lò giết mổ lo sợ kết quả phân tích
có chất cấm, có kháng sinh trong thức ăn, thịt lợn sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh, tiêu
thụ, xuất bán lợn về sau ...
- Do yếu tố phòng dịch, nên một số trang trại không cho người vào ra khu vực
chăn nuôi, vào trong chuồng lợn để lấy mẫu thức ăn đi phân tích
18
IV. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
1.1. Đối tượng nghiên cứu: Các cơ sở chăn nuôi lợn ( trang trại và nông hộ),
các điểm kinh doanh thức ăn chăn nuôi lợn, các cơ sở giết mổ và quầy bán thịt lợn.
1.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại 5 Huyện: Nam Đàn, Đô Lương, Tân Kỳ, Thái
Hòa, Yên Thành.
Huyện Đô Lương: Tập trung ở các xã Thượng Sơn, Xuân Sơn, Văn Sơn;
Huyện Nam Đàn: Xã Nam Xuân, Nam Tân, Vân Diên;
Huyện Yên thành: Xã Hùng Thành, Phúc Thành;
HuyệnTân Kỳ: Xã Kỳ Tân, Kỳ Sơn, Nghĩa Dũng
Thị xã Thái Hòa : Phường Quang Tiến, Phường Long Sơn .
1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2015
2. Nội dung nghiên cứu
+ Điều tra, đánh giá tình hình sử dụng thức ăn, kháng sinh trong công tác
phòng và điều trị bệnh cho lợn nuôi thịt tại các trang trại và nông hộ.
+ Phân tích và đánh giá mức độ tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng
có trong thức ăn và thịt lợn
+ Đề xuất một số giải pháp sản xuất thịt lợn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng.
+ Hội thảo khoa học
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp kế thừa: Thu thập các tài liệu: sách, báo, internet, báo cáo
khoa học, chuyên khảo, luận án, luận văn, trao đổi trực tiếp với các cơ quan liên
quan của tỉnh để xây dựng tổng quan của đề tài.
3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng trong quá trình xây
dựng các báo cáo, chuyên đề.
19
3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Kết hợp với phương pháp kế thừa và
quá trình điều tra khảo sát, thực địa, các thông tin về công tác bảo vệ môi trường sẽ
được sử dụng trong quá trình xây dựng các báo cáo, chuyên đề...
3.4. Phương pháp chuyên gia: Thông qua các hình thức như hội thảo, viết
báo cáo, phỏng vấn trực tiếp, các ý kiến của các chuyên gia sẽ được ghi nhận và tổng
hợp bổ sung vào báo cáo tổng kết.
3.5. Phương pháp điều tra hiện trường và phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng
trong điều tra, khảo sát, phân tích. Cụ thể:
3.5.1. Điều tra tình hình sử dụng thức ăn, kháng sinh trong công tác phòng,
trị bệnh cho lợn nuôi thịt.
Tổ chức điều tra bằng phiếu điều tra tại các cơ sở chăn nuôi (trang trại và nông
hộ nhỏ lẻ) nhằm kiểm tra, đánh giá thực trạng sử dụng thức ăn, kháng sinh trong
công tác phòng và trị bệnh cho lợn thịt;
Đánh giá thực trạng chung, kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng an toàn
kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi của người chăn nuôi lợn trên
địa bàn điều tra
- Thiết kế phiếu điều tra
Mẫu phiếu điều tra được thiết kế 2 loại mẫu: Phiếu điều tra cho các hộ chăn
nuôi nhỏ lẻ (gia trại, nông hộ) và mẫu phiếu điều tra trang trại chăn nuôi.
- Điểm điều tra: Được lựa chọn ngẫu nhiên song phải mang tính đại diện cho
20
vùng miền, trình độ dân trí, số liệu điều tra thu thập được phản ánh khách quan thực
trạng chăn nuôi lợn hiện nay, điểm điều tra khảo sát như sau:
Huyện Đô Lương: Tập trung ở các xã Thượng Sơn, Xuân Sơn, Văn Sơn;
Huyện Nam Đàn: Xã Nam Xuân, Nam Tân, Vân Diên;
Huyện Yên thành Xã Hùng Thành, Phúc Thành;
HuyệnTân Kỳ: Xã Kỳ Tân, Kỳ Sơn, Nghĩa Dũng
Thị xã Thái Hòa : Phường Quang Tiến, Phường Long Sơn .
- Hộ điều tra : Mỗi huyện điều tra 3 trang trại chăn nuôi lợn có quy mô > 100
con/trại; 4 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, quy mô nuôi > 5 con
Các chủ trang trại, chủ hộ nhiệt tình, cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực
các thông tin theo yêu cầu của cán bộ điều tra, có tinh thần hợp tác tích cực với cán
bộ điều tra .
- Tiến hành điều tra
+ Tổ điều tra có 3 người, bao gồm: cán bộ điều tra 2 người, cán bộ nông
nghiệp huyện 1 người.
+ Hình thức điều tra : điều tra theo phiếu điều tra bằng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp.
- Đánh giá thực trạng về sử dụng an toàn kháng sinh, chất kích thích tăng
trưởng,... trong chăn nuôi của người chăn nuôi lợn trên địa bàn điều tra.
+ Thực trạng kiến thức của người chăn nuôi lợn dựa trên các tiêu chí: chủ hộ
đã được tập huấn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học không?; Chủ hộ có nắm bắt
được thông tin về KS & HM trong thịt lợn không?; có được tư vấn sử dụng KS &
HM không?...
+ Thực trạng thái độ của người chăn nuôi lợn đánh giá dựa trên các tiêu chí
tập huấn chăn nuôi an toàn sinh học, nhận thức về sự cần thiết chăn nuôi an toàn
sinh học, sử dụng chất tăng trưởng trong chăn nuôi không?...
+ Thực trạng thực hành của người chăn nuôi lợn đánh giá trên các tiêu chí: Hộ
tự điều trị khi lợn ốm; Điều trị theo khuyến cáo của bán hàng và nhà sx; Nhờ cán bộ
thú y điều trị; Dụng cụ, vật tư, tủ thuốc thú y có trong trại...
21
3.5.2. Phân tích, đánh giá mức độ tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh
trưởng có trong thức ăn và thịt lợn
- Lấy mẫu:
+ Mẫu thức ăn chăn nuôi được lấy ngẫu nhiên tại trang trại, nông hộ chăn nuôi
lợn. Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt nam (TCVN
4325:2007).
+ Mẫu thịt lợn được lấy ngẫu nhiên tại cơ sở giết mổ, điểm bán thịt. Quy trình
lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4833 - 1 :
2002 Thịt và sản phẩm thịt - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - Phần 1: Lấy mẫu.
- Người lấy mẫu: Trung tâm ký hợp đồng lấy mẫu với người đã được đào tạo
cấp chứng chỉ lấy mẫu. Việc lấy mẫu do người đã được ký hợp đồng trực tiếp lấy.
+ Đối với mẫu thức ăn cần kiểm tra, lấy 01 mẫu chia làm 03 phần, mỗi phần
được niêm phong và chứa đựng trong các thùng đựng mẫu, ghi đầy đủ thông tin liên
quan theo quy định (tên mẫu, thời gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng
thái mẫu), trong đó 01 phần gửi đi kiểm nghiệm, 01 phần lưu tại cơ sở lấy mẫu và 01
phần dùng cho mục đích đối chứng, mẫu này lưu tại nơi lấy mẫu.
+ Mẫu thịt được ghi đầy đủ thông tin liên quan theo quy định (tên mẫu, thời
gian lấy mẫu, địa chỉ mẫu, người lấy mẫu, trạng thái mẫu)
- Đóng gói, vận chuyển và bảo quản mẫu: Các túi mẫu được đựng trong thùng
bảo quản ở nhiệt độ 1-50C, mẫu được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích
chậm nhất là sau 24 giờ.
- Số lượng mẫu:
+ Mẫu thức ăn: Lấy 40 mẫu chia làm 2 đợt, mỗi đợt lấy 20 mẫu trên địa bàn 5
huyện, thị xã: huyện Đô Lương, Nam Đàn, Tân kỳ, Yên Thành và Thị xã Thái Hòa;
Mỗi Huyện, Thị xã lấy mẫu thức ăn tại 2 cơ sở chăn nuôi lợn ( 01 trang trại,
01 nông hộ) . Mỗi cơ sở lấy 1 mẫu thức ăn ở máng; 1 mẫu thức ăn ở trong bao bì,
trong thùng đựng thức ăn...
22
+ Mẫu thịt: ở các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Tân kỳ, Yên Thành và Thị xã
Thái Hòa mỗi huyện lấy mẫu tại 1 cơ sở giết mổ, 1 điểm bán thịt. Mỗi cơ sở lấy 1
mẫu thịt, 1 mẫu thận, 1 mẫu gan, 1 mẫu mỡ.
Số lượng mẫu lấy là 40 mẫu (10 mẫu thịt, 10 mẫu thận, 10 mẫu mỡ và 10 mẫu gan)
- Các chỉ tiêu phân tích
Kháng sinh: Tetracyline, Chlotetracyline, Oxytetracyline, Chloramphenicol,
Tylosine, Furazolidone.
Chất kích thích sinh trưởng: Clenbuterol, Salbutamol
- Đơn vị phân tích : Trung tâm ký hợp đồng phân tích với Trung tâm kiểm
nghiệm, chứng nhận chất lượng và vật tư nông nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc để phân tích
- Đánh giá
+ Đánh giá mức độ tồn dư kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng có trong
thức ăn, thịt lợn.
+ Đánh giá kết quả thu được với kết quả của các điều tra, nghiên cứu khác
trong và ngoài nước.
+ So sánh với Thông tư 24/2013/TT-BYT (Quy định mức giới hạn tối đa dư
lượng thuốc thú y trong thực phẩm)
4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học với công cụ
phần mềm tin học: Excel 2003.
5. Đề xuất một số giải pháp sản xuất thịt lợn đảm bảo chất lượng an toàn
vệ sinh thực phẩm
- Giải pháp tuyên truyền tập huấn
- Giải pháp về chính sách và quản lý
- Giải pháp về khoa học, công nghệ:
6. Hội thảo khoa học
23