MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HGĐ Hộ gia đình
HVS Hợp vệ sinh
CSXH Chính sách xã hội
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm
nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường
sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình
hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như với sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người.
Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà
hậu quả chưa thể nào lường trước được. Chính vì vậy vệ sinh môi trường là một trong
những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang
là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu.
Tại Việt Nam, tình trạng vệ sinh ở nông thôn tồn tại nhiều thói quen, tập quán gây ra ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là tập quán của người dân và các hành vi vệ sinh cá nhân
không đảm bảo đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự phát triển nông thôn.
Phân người từ lâu đã được biết đến là nguồn gây ô nhiễm môi trường, truyền nhiễm
bệnh tật cho con người (phân người chứa hơn 50 loại vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh
truyền nhiễm). Nếu không được quản lí, xử lí đúng kĩ thuật, phân người sẽ là nguồn lan
truyền vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng đường ruột ra môi trường bên ngoài, lây
bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Việc sử dụng nước ô nhiễm, quản lí và xử lí
phân không hợp vệ sinh chính là lí do làm cho tỉ lệ dân cư nông thôn mắc các bệnh
theo đường phân- miệng cao, làm cho chi phí khám chữa các bệnh này lên tới hàng
trăm tỉ đồng mỗi năm, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của nhân dân mà còn tác
động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của kinh tế- xã hội.
Ở Việt Nam, cho đến năm 2011 vẫn còn khoảng 20 triệu người dân, trong đó có hơn 3
triệu trẻ em dưới 5 tuổi không được sử dụng nhà tiêu hợp vê sinh. Phóng uế bừa bãi
vẫn còn phổ biển ở nhiều vùng nông thôn. Phóng uế bừa bãi là một trong những
nguyên nhân gây tiêu chảy và viêm phổi, hai căn bệnh gây tử vong cho 22% số trẻ em
dưới 5 tuổi tử vong ở Việt Nam [2]. Hơn 80% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam tức là
3
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
khoảng gần 50 triệu người, trong đó có 18 triệu trẻ em ở không được sử dụng nhà vệ
sinh đạt tiêu chuẩn. Và hậu quả là vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng đã nhiễm vào đất,
nước, thức ăn cộng với thói quen không rửa tay đã dẫn đến việc người dân dễ bị mắc
các bệnh đường tiêu hóa như tả và lỵ, các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán và đau
mắt hột. Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu
kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là sự phát triển và tương
lai của trẻ em. Ảnh hưởng sức khỏe do thiếu điều kiện vệ sinh dẫn đến một loạt chi phí,
bao gồm chi phí y tế trực tiếp của người dân, giảm thu nhập cá nhân và những tốn kém
của nhà nước chi cho các dịch vụ y tế. [15]
Để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và làm trong sạch môi trường, sự tích cực trong thu
gom, xử lí đúng kĩ thuật các chất thải nói chung và quản lí, xử lí phân người nói riêng
là một mắt xích quan trọng ngăn chặn sự lây lan của nhiều mầm bệnh. Biện pháp xử lí
phân người hiệu quả nhất chính là xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo số liệu thu được từ Cục Quản lí môi trường y tế, Bộ y tế, tính đến hết tháng 6
năm 2014 trung bình tỉ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh của hộ gia đình nông thôn đạt
61%. Tuy nhiên, tỉ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình vẫn có sự chênh lệch
lớn giữa các vùng miền: 22 tỉnh có tỉ lệ bao phủ nhà tiêu dưới 50% trong đó tập trung
chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đặc biệt vẫn có khoảng 17% hộ gia đình
chưa có nhà tiêu và vẫn phóng uế bừa bãi ra môi trường.[1]
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh cho
cộng đồng, tuy nhiên tỉ lệ người dân chịu ảnh hưởng bởi việc vệ sinh kém vẫn còn phổ
biến. Trong khuôn khổ cho phép, bài tiểu luận nhằm cung cấp một số thông tin về
‘’Thực trạng sử dụng nhà tiêu hộ gia đình và nguy cơ với sức khỏe cộng đồng, một số
giải pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ… từ đó đưa ra một số khuyến nghị về vấn đề
này tại Việt Nam’’.
4
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
II. MỤC TIÊU
1. Thực trạng sử dụng nhà tiêu hộ gia đình ở Việt Nam.
2. Tìm hiểu các nguy cơ sức khỏe của việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh.
3. Đề ra một số giải pháp làm giảm nguy cơ.
III. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
Bài tiểu luận tham khảo thông tin nghiên cứu về thực trạng và ảnh hưởng sức
khỏe của nhà tiêu không hợp vệ sinh được đăng tải trên các tạp chí khoa học, sách, báo
cáo…
Từ khóa được sử dụng để tìm kiếm tài liệu: thực trạng sử dụng nhà tiêu và ảnh
hưởng đến sức khỏe, unhygienic latrines and influence.
Các trang web chuyên ngành được sử dụng: Tạp chí y tế công cộng, Cục quản lí
Môi trường y tế….
IV. NỘI DUNG, BÀN LUẬN
1. Thế nào là nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhà tiêu có vai trò quan trong trong việc xử lí phân, việc sử dụng nhà tiêu hợp
vệ sinh và xử lí phân đúng kĩ thuật sẽ làm thay đổi theo chiều hướng tốt mô hình bệnh
tật cũng như cải thiện môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm.
Yêu cầu của Bộ y tế đối với nhà tiêu hợp vệ sinh là phải cô lập được phân người, làm
cho phân tươi hoặc phân chưa an toàn không thể tiếp xúc được với người, động vật và
côn trùng. Đồng thời nhà tiêu hợp vệ sinh phải tiêu diệt các tác nhân gây bệnh có trong
phân người và không làm ô nhiễm ra môi trường xung quanh [1]. Trong tiêu chuẩn về
vệ sinh, ngoài tiêu chuẩn về xây dựng còn phải đảm bảo về tiêu chuẩn sử dụng, bảo
quản. Một nhà tiêu được đánh giá là hợp vệ sinh phải đạt được cả tiêu chuẩn về xây
dựng và cả tiêu chuẩn về sử dụng, bảo quản.
Một số nhà tiêu hợp vệ sinh như:
- Nhà tiêu khô hợp vê sinh: là nhà tiêu có 2 ngăn kín, ở một thời điểm chỉ sử dụng một
trong 2 ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng (nước tiểu tách riêng). Khi một
trong 2 ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ, thường ủ ít nhất 6 tháng trước khi sử dụng làm
phân bón ruộng.
5
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
- Nhà tiêu tự hoại: là nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom phân, cô lập và tái sinh
phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại nhà tiêu này đảm bảo tốt nhất và
không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, loại này tương đối đắt tiền.
- Nhà tiêu thấm dội nước: là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ở vùng nông thôn.
Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tương bao quanh, bệ có hố, ống tạo nút nước và ống dẫn
phân. Bể chứa phân có một ngăn, trên thành hố có lỗ thấm để cho nước dư thừa từ hố
chứa thấm lọc qua lớp đất xung quanh làm sạch đất ô nhiễm. Sử dụng loại nhà tiêu này
cần phải dội nước cho mỗi lần đi vệ sinh để đưa phân xuống hố và tạo hút nước chống
mùi hôi [9]
2. Thực trạng sử sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam
Theo ‘’Báo cáo kết quả thực hiện hợp phần vệ sinh 6 tháng đầu năm và nhiệm
vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013’’ của Cục Quản lí môi trường y tế, Bộ y tế, tính
đến 6/2013, số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh trên toàn quốc là 57%. Tỉ lệ hộ gia
đình có nhà tiêu hợp vệ sinh phân bố không đồng đều giữa các vùng, cụ thể, các vùng
đạt tỉ lệ trên 50% gồm: Đông Nam Bộ (81%), Đồng bằng sông Hồng (74%), Duyên hải
miền Trung (66%); các vùng có tỉ lệ dưới 50% gồm: Miền núi phía Bắc (44%), Bắc
Trung Bộ (43%), Tây Nguyên (46%) và Đồng bằng sông Cửu Long (42%) [3].
Theo chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam 1,1% dân số
thành thị và 8,6% dân số nông thôn không có nhà vệ sinh cho đại tiện. Tình trạng
không có nhà vệ sinh cho đại tiện chủ yếu xảy ra đối với người nghèo (22,9%) và các
nhóm dân tộc thiểu số (27,5%). Ba vùng có mức sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp
nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc [4].
Tình hình vệ sinh môi trường ở miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường ở khu vực này còn là hậu quả của những
phong tục tập quán lạc hậu. Đa số người dân đã xây dựng hố xí nhưng chủ yếu là hố xí
tạm, hố xí không đạt tiêu chuẩn vệ sinh [8]. Điều tra 214 hộ gia đình ở huyện Đồng
Hỷ- Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ gia đình không có hố xí là 25,52%, tỉ lệ hố xí không
hợp vệ sinh là 72,28% [6]
6
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
Theo một nghiên cứu năm 2010, tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu ở xã Ảng Cang
(huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên) là khoảng 3/5 số hộ (khoảng 60.8%), tức là cứ 5
hộ thì 3 hộ không có nhà tiêu [8]. Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, không những tỉ lệ
nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp hơn so với cả nước mà còn nhiều hộ gia đình không có
nhà tiêu. Tại 4 xã của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, tỉ lệ hộ gia đình không có nhà
tiêu là 33%, tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu không hợp vệ sinh là 19% [7]
Nghiên cứu ‘’Thực trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và các yếu tố ảnh hưởng tại hai
xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011’’ cho thấy: tại xã Tân Hòa (Thái
Nguyên) tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 8,3% và tại xã An Mỹ (Hà
Nam) tỉ lệ này là 35%. [8]
Biểu đồ 1: Thực trạng xử dụng nhà tiêu ở 2 xã Tân Hòa (Thái Nguyên)
và An Mỹ (Hà Nam) năm 2011.
Theo Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) được Tổng cục thống
kê thực hiện năm 2011, khoảng 78% dân số Việt Nam sống trong hộ gia đình sử dụng
hố xí hợp vệ sinh. Tỉ lệ này đạt 93,8% tại khu vực thành thị và giảm xuống còn 71,4%
ở khu vực nông thôn. Những người sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ít dùng hố
7
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
xí hợp vệ sinh hơn các vùng còn lại, chỉ có 44,3% sử dụng hố xí hợp vệ sinh, so với
97,4% ở vùng Đồng bằng sông Hồng [13]
3. Các nguy cơ sức khỏe khi sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh
Phân người chứa trên 50 loại vi sinh vật gây bệnh, phân cung cấp thức ăn và là
nơi sinh sản của ruồi nhặng- vec tơ truyền bệnh đường tiêu hóa. Tình trạng quản lí
phân người không tốt với việc sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh đã dẫn đến
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và làm phát sinh, lây lan nhiều loại bệnh tật
trong cộng đồng.
Các bệnh về giun
Theo hai tác giả Đào Ngọc Phong và Nguyễn Huy Nga, điều tra cơ bản của
trường Đại học Y Hà Nội thì tình hình nhiễm bẩn ở đất quanh hố xí như sau: nhiễm bẩn
quanh hố xí với trứng giun đũa 68,1%; giun tóc 9,8%; giun móc 23% [5]. 80-90% trẻ
em mắc các bệnh về giun sán, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng [12].
Theo một nghiên cứu tại 2 xã Hoàng Tây và Nhật Tân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
năm 2011 thì tỉ lệ một trong các bệnh: nhiễm giun sán, tiêu chảy, bệnh phụ khoa, bệnh
ngoài da, ngộ độc thực phẩm và bệnh đau mắt của các hộ gia đình là 19%. Nguy cơ
mắc một trong các bệnh này tại các hộ gia đình sử dụng nguồn nước ăn và nhà tiêu
không hợp vệ sinh cao hơn tương ứng 5 lần và 1,7 lần so với các hộ gia đình sử dụng
nguồn nước ăn và nhà tiêu hợp vệ sinh [11].
Bệnh tiêu chảy và kiết lỵ
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em ở khu vực Accra,
Ghana cho thấy có khoảng 25,5% trường hợp trẻ bị tiêu chảy sống trong các gia đình
không có nhà tiêu. Trẻ ở các hộ gia đình dùng chung nhà vệ sinh có nguy cơ tiêu chảy
cao hơn những trẻ có nhà vệ sinh riêng. Có mối liên hệ rõ rệt giữa bệnh kiết lỵ và việc
dùng chung nhà vệ sinh ở các trẻ em nghèo, cụ thể, có 56,3% các trường hợp kiết lỵ ở
trẻ dùng chung nhà vệ sinh với mười hộ gia đình khác [18].
8
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
Biểu đồ 2: Sự phân bố bệnh tiêu chảy ở trẻ em theo số lượng
hộ gia đình dùng chung một nhà vệ sinh
Type of toilet No. of children (n) Incidence of diarrhea (%)
Flush 163 4,9
KVIP* 41 24,4
Pit latrine 76 11,8
Bucket latrine 27 29,6
Public latrine 171 30,4
No toilet 11 63,6
Total 489 19,2
Bảng 1. Mối liên hệ giữa loại công trình vệ sinh và tỉ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ em
*(kumasi ventilated improved pit latrine)
Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
Có mối liên hệ chặt chẽ giữa phóng uế bừa bãi với tình trạng thấp còi của trẻ
em. Một nghiên cứu cho thấy trẻ em sống trong các thôn bản chưa có đầy đủ nhà vệ
sinh có chiều cao trung bình thấp hơn 3,5cm so với trẻ em dưới 5 tuổi sống ở những
nơi có điều kiện vệ sinh đảm bảo [14]. Theo kết quả nghiên cứu về tình trạng suy dinh
9
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
dưỡng thấp còi của trẻ em ở ven biển Tiền Hải, Thái Bình, trẻ ở gia đình có nhà tiêu
hợp vệ sinh có tỉ lệ SDD thấp còi (25,2%) thấp hơn trẻ ở gia đình có nhà tiêu không
hợp vệ sinh (30,7%) [17].
Việc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
của cộng đồng, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể về
những tác động tiêu cực này, đồng thời cũng chưa có khuyến nghị và chương trình
quản lí nguy cơ phù hợp, kịp thời để giảm nguy cơ sức khỏe cho người dân.
4. Đề xuất giải pháp
Để có giải pháp can thiệp hiệu quả cần có cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố ảnh
hưởng tới việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình ở từng địa phương cụ thể.
Các yếu tố này bao gồm hoàn cảnh kinh tế- xã hội, mục đích (ví dụ như làm phân
bón…), cơ sở hạ tầng, hành vi người sử dụng… Bên cạnh đó, để những can thiệp phù
hợp cần đưa ra những giải pháp cụ thể ở cả quy mô hộ gia đình và quy mô toàn quốc.
Nằm trong khuôn khổ của bài tiểu luận và những hiểu biết có được, tôi xin đưa ra một
số giải pháp như sau:
Đối với những hộ gia đình chưa có nhà tiêu
- Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu mẫu cho hộ nghèo để tuyên truyền vận động (nhà tiêu
mẫu gồm: nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu hai ngăn sinh thái, nhà tiêu
tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước).
- Triển khai mô hình vệ sinh tổng thể do cồng đồng làm chủ kết hợp với truyền
thông vận động thông qua họp câu lạc bộ sức khỏe cộng đồng để tuyên truyền
người dân vay vốn của ngân hàng CSXH xây dựng nhà tiêu.
Giải pháp truyền thông
- Huy động sự tham gia của cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông,
nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của vệ sinh môi
trường, vệ sinh cá nhân nhân nhằm thay đổi hành vi và tăng nhu cầu sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Phát động phong trào thi đua về xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Giải pháp công nghệ
10
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
- Đa dạng hóa các mô hình nhà tiêu về công nghệ và chi phí, khuyến khích áp
dụng nhà tiêu đảm bảo vệ sinh, chất lượng bền vững
- Đối với vùng tỉ lệ nhà tiêu dưới 50% thường là vùng tập trung nghèo, không có
điều kiện về kinh tế nên tập trung tuyên tuyền, khuyến khích áp dụng loại nhà
tiêu hai ngăn và chìm có ống thông hơi vì loại nhà tiêu nàu giá rẻ, phù hợp với
cộng đồng nghèo.
- Đối với những vùng có tỉ lệ nhà tiêu từ 50% trở lên thường là vùng người dân
có điều kiện kinh tế nên tập trung tuyên truyền khuyến khích áp dụng loại nhà
tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại.
Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng
- Hỗ trợ và khuyễn khích huy động sự tham gia của đoàn thể có mạng lưới sâu
rộng và thành phần hội viên đông đảo như Hội phụ nữ.
- Xã hội hóa công tác xây dựng nhà tiêu hộ gia đình, huy động các doanh nghiệp,
công ty cùng chung tay với chính quyền xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho nhân
dân. Huy động sự tham gia của các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động
tỏng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhà vệ sinh và cung cấp các
dịch vụ xây nhà vệ sinh tại địa phương [10]
V. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
Sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh có nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ bệnh tật trên
toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên người
dân vẫn còn những nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về mầm bệnh có trong phân
người và nguy cơ lây lan có thể là nguyên nhân dẫn tới việc xây dựng, sử dụng và bảo
quản nhà tiêu không hợp vệ sinh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng nhà tiêu
không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường
tiêu hóa như tiêu chảy, ly, tả… Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất là trẻ em vì trẻ
em chưa phát triển đây đủ về thể chất, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, đồng thời
nhận thức về vệ sinh cá nhân còn chưa rõ ràng.
Tại Việt Nam, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh vẫn còn thấp và
người dân vẫn có tập quán dùng phân người để bón ruộng. Tuy nhiên, việc sử dụng
11
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
phân người chưa qua xử lí hợp vệ sinh lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất, là
mối nguy hại trực tiếp cho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh
nguy hiểm cho cộng đồng. Mặc dù Việt Nam đã có Chương trình Mục tiêu quốc gia về
Cấp nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận các
dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân nhưng kết quả đạt được vẫn chưa hiệu quả.
Việc triển khai các nghiên cứu để đánh giá đầy đủ thực trạng sử dụng nhà tiêu hộ gia
đình, các yếu tố ảnh hưởng và nguy cơ sức khỏe khi sử dụng nhà tiêu không hợp vệ
sinh là rất cần thiết để có cơ sở lập kế hoạch chương trình can thiệp hiệu quả. Ngoài ra
các chương trình truyền thông về nâng cao nhận thức của người dân cần được triển
khai tại các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các vùng có tỉ lệ hộ gia đình sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
12
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
[1] Bộ y tế, Thông tư số 27/TT/BYT ngày 24/6/2011 ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia về nhà tiêu- điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh.
[2] Cục Quản lí môi trường y tế, Bộ y tế, ‘’Lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn: Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ quan trọng’’.
/>[3] Cục quản lí môi trường y tế, Bộ y tế ‘’Báo cáo kết quả thực hiện hợp phần vệ sinh
6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013’’
/>[4] Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, ‘’Đảm bảo bền vững về môi
trường’’.
/>[5] Đào Ngọc Phong và Nguyễn Huy Nga (2007), ‘’Một số vấn đề sức khỏe môi
trường và cộng đồng ở Việt Nam’’, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
[6] Đàm Khải Hoàn, Đàm Thị Tuyết, Hạc Văn Vinh, ‘’Đánh giá bước đầu mô hình
giáo viên bản tham gia vào truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản cho người dân
vùng cao huyện Đồng Hy, tỉnh Thái Nguyên’’. Nội san khoa học công nghệ Y- Dược
học miền núi.
[7] Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn, Đào Văn Dũng, ‘’Thực trạng sử dụng nguồn nước
và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của phụ nữ
(15-49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên’’. Hội y tế công
cộng Việt Nam
/>ngun-nc-va-nha-tieu-hp-v-sinh-kin-thc-thai-va-thc-hanh-v-sinh-moi-trng-ca-ph-n-15-
49-tui-co-con-di-5-tui-ti-huyn-vo-nhai-tnh-thai-nguyen.html
[8] Hoàng Thị Thu Hà, ‘’Thực trạng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và các yếu tố ảnh
hưởng tại hai xã của tỉnh Thái Nguyên và Hà Nam năm 2011’’.
13
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
/>tieu-hop-ve-sinh-ho-gia-dinh-va-cac-yeu-to-anh-huong-tai-hai-xa-cua-tinh-thai-
nguyen-va-ha-nam-nam-201.html
[9] Hội nông dân Việt Nam, Trung tâm môi trường nông thôn. Hỏi- đáp về bảo vệ môi
trường nông thôn Việt Nam.
[10] Kế hoạch triển khai thực hiện hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình Mục tiêu
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trương nông thôn giai đoạn 2012-2015, tỉnh Thanh
Hóa.
/>B3C4/$file/kh86.pdf
[11] Nguyễn Hoàng Thanh, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Việt Hùng, ‘’ Nghiên cứu mối
liên quan giữa tình hình ốm đau, bệnh tật tự khai báo với điều kiện nước sạch và vệ
sinh môi trường tại xã Hoàng Tây và Nhật tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam’’, năm
2011. Tạp chí y tế công cộng số 22, tháng 11/2011.
Thang-11/2011/nghien-cu-mi-lien-
quan-gia-tinh-hinh-m-au-bnh-tt-t-khai-bao-vi-iu-kin-nc-sch-va-v-sinh-moi-trng-ti-xa-
hoang-tay-va-nht-tan-huyn-kim-bng-tnh-ha-nam.html
[12] Phạm Sỹ Hưng, ‘’Tình trạng xử lí phân người và kiến thức- thái độ - thực hành về
sử dụng hố xí của người dân tại 2 xã miền núi huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc năm
2003’’. Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học y tế công cộng Hà Nội, năm 2003.
[13] Tổng cục thống kê, ‘’Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ
(MICS)’’, năm 2011.
/>[14] Theo UNICEF, ‘’Thiếu nhà vệ sinh gây hại cho tất cả mọi người’’.( ngày
19/11/2014)
/>14
Bài hết môn Sức khỏe môi trường tracking
[15] Theo UNICEF, ‘’ Điều kiện vệ sinh yếu kém ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em
nông thôn Việt Nam’’ ( Ngày 25/3/2008)
/> [16] Trần Quỳnh Anh, Hoàng Thị Thu Hà, Đặng Ngọc Lan, ‘’Tình hình sử dụng nhà
tiêu và thực hành rửa tay của người dân ở 3 xóm vùng Tây Bắc năm 2010’’.
/>rua-tay-cua-nguoi-dan-o-3-xa-vung-tay-bac-nam-2010/4799.yhoc
[17] Trần Quang Trung, ‘’Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp
cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình’’,
Luận án Tiến sỹ.
/>TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[18] Kwasi Owusu Boadi and Markku Kuitunen, Childhood Diarrheal Morbidity in the
Accra Metropolitan Area, Ghana: Socio-Economic, Environmental and Behavioral
Risk Determinants.
/>15