Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về bđkh đối với sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản ở huyện hòn đất, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN KINH TẾ - QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

PHẠM THỊ XUÂN

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BĐKH
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Ở
HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

Cần Thơ 05/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN KINH TẾ - QUẢN LÝ NGHỀ CÁ

PHẠM THỊ XUÂN

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ BĐKH
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN Ở
HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. LÊ XUÂN SINH



Cần Thơ 05/2010


TÓM TẮT
BĐKH là gì? Đó là bất cứ những thay đổi quan trọng nào của các yếu tố
khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, hoặc gió) quan trắc được trong vòng ít nhất 10
năm. BĐKH có thể là kết quả của các yếu tố tự nhiên (bức xạ mặt trời, quỹ đạo
trái đất), các chu trình tự nhiên trong hệ khí hậu (chu trình trao đổi giữa khí quyển
với đại dương), các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển
(đốt các nhiên liệu hóa thạch) và bề mặt trái đất (phá rừng, trồng rừng, đô thị hóa,
v.vv.). BĐKH có những tác động như: thay đổi nhiệt độ (băng tan ở 2 cực và các
đỉnh núi, giãn nở nhiệt ở nước biển, thay đổi tỷ lệ tăng trưởng ở thực vật), biến
động thời tiết (tần xuất và cường độ của bão, tính theo mùa và lượng mưa, lũ lụt
và hạn hán), mực nước biển dâng (xói lở bờ biển, lắng đọng trầm tích, mất nguồn
lợi ven biển), mất đa dạng sinh học (mất đa dạng loài, mất cân bằng hệ sinh thái,
sự xâm lấn của các loài ngoại lai, di cư).
Hiện nay BĐKH đang là vấn đề mà toàn thế giới cần phải quan tâm với.
Theo dự đoán Việt Nam là nước thuộc khu vực Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng
nhiều. Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa cả nước với hơn 1,5 triệu ha đất nhiễm
mặn, có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Kiên giang là một trong 13 tỉnh thành thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn. Đề tài “Tìm hiểu nhận
thức của cộng đồng về tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và thủy
sản ở huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang” được thực hiện từ tháng 9 - 2009 đến
tháng 05 - 2010 tập trung nghiên cứu tại 2 xã Thổ Sơn và Sơn Kiên thuộc huyện
Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. Xem xét tác động của BĐKH đối với các ngành nghề
sản xuất kinh doanh, nguồn nước sinh hoạt của hộ, các kênh thông tin về BĐKH,
xu hướng của khí hậu/thời tiết trong 20 năm vừa qua và trong khoảng 20 năm tới,
tác động tới những nhóm người dễ bị tổn thương, các yếu tố của BĐKH tác động
tới các ngành nghề sản xuất, các yếu tố của hoạt động SXKD bị tác động bởi

BĐKH, ứng phó với tình hình BĐKH, những thuận lợi và khó khăn khi ứng phó
với BĐKH.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: thời tiết/khí hậu hiện tại xấu hơn so với
trước đây và ngày càng trở nên xấu đi, nhiệt độ tăng, số ngày mưa giảm xuống và
số ngày nắng, hạn hán tăng lên làm cho người dân thiếu nước sinh hoạt và nước
tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. BĐKH ảnh hưởng tới các ngành
nghề sản xuất, tới các hoạt động kinh doanh của nông hộ, đặc biệt BĐKH ảnh
hưởng nhiều tới nông nghiệp và thủy sản. Người dân đã có những thay đổi nhất
định đối với các ngành nghề, hoạt động SXKD để có thể thích ứng với BĐKH
như thay đổi các yếu tố trong sản xuất (giống, mật độ giống, số vụ/số đợt v.v.).


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần
Thơ, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Thuỷ sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian học ở truờng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Xuân Sinh, cô Đặng Thị Phượng, anh
Huỳnh Văn Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình làm đề tài.
Xin cảm ơn 2 bạn Dương Hoàng Khang và bạn Trần Phước Thụ lớp quản lý nghề
cá K32 đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo các Ban ngành, Cơ quan chức
năng của tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
tỉnh Kiên Giang, Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Hòn Đất,
Trạm Khuyến Nông Khuyến Ngư huyện Hòn Đất, Cán bộ và nhân dân 2 xã Sơn
Kiên và Thổ Sơn đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực địa.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy cô cùng các cô chú tỉnh trong các
cơ quan tại tỉnh Kiên Giang dồi dào sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công
trong bước đường sự nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 10 tháng 5 năm 2010

Tác giả

Phạm Thị Xuân


MỤC LỤC
Danh sách bảng……………………………………………………................i
Danh sách hình……………………………………………………….……...ii
Danh mục từ và thuật ngữ viết tắt…………………………………..............iii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................... 2
Mục tiêu tổng quát............................................................................. 2
Mục tiêu chi tiết................................................................................. 2
1.3 Nội dung ........................................................................................... 2
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................. 3
2.1 Khái niệm và tình hình BĐKH .......................................................... 3
2.1.1 Hiệu ứng nhà kính..................................................................... 3
2.1.2 Elnino và Lanino....................................................................... 4
2.2 Tình hình BĐKH trên thế giới........................................................... 5
2.3 Tình hình BĐKH ở Việt Nam ........................................................... 6
2.4 Tình hình BĐKH ở ĐBSCL .............................................................. 9
2.5 Giới thiệu chung về tỉnh Kiên Giang .............................................. 12
2.5.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................. 12
2.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................... 14
2.5.2.1 Kinh tế........................................................................ 14
2.5.2.2 Xã hội......................................................................... 16
3.5.3 Giới thiệu chung về huyện Hòn Đất ....................................... 17
2.5.3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Hòn Đất.............................. 17
2.5.3.2 Kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất .................................. 18

2.6 Một số thông tin về BĐKH ở Kiên Giang....................................... 21
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 23
3.1 Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 23
3.2 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 23
3.3 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 26
3.4 Phương pháp phân tích số liệu........................................................ 26
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................ 27
4.1 Một số thông tin về các nhóm mục tiêu .......................................... 27
4.1.1 Giới tính về độ tuổi và trình độ văn hóa ................................. 27
4.1.2 Thông tin về trình độ văn hóa ................................................ 28
4.1.3 Số người tham gia vào các HĐSX và mức độ thành công ...... 39
4.1.4 Thông tin về nước sạch và nhiên liệu thắp sáng của hộ .......... 32
4.1.5 Các kênh thông tin về sự BĐKH tại địa bàn nghiên cứu…….34
4.2 Xu hướng về khí hậu ở địa phương………………………………..35
4.2.1 Xu hướng của khí hậu/thời tiết trong khoảng
20 năm vừa qua……………………………………………….35


4.2.2 Xu hướng của khí hậu/thời tiết khoảng 20 năm sau .............. 36
4.2.3 Nguyên nhân chủ yếu của BĐKH ......................................... 38
4.3 Những tác động của BĐKH........................................................... 38
4.3.1 Những lo ngại do tác động BĐKH tới cộng đồng.................. 38
4.3.2 Mức độ tác động và những yếu tố tác động đối với
những nhóm người dễ bị tổn thương...................................... 39
4.3.3 Mức độ và cách thức tác động của BĐKH lên
các hoạt động sản xuất kinh doanh......................................... 42
4.3.4 Các yếu tố trong sản xuất bị ảnh hưởng bởi BĐKH............... 45
4.4 Ứng phó với BĐKH ...................................................................... 47
4.4.1 Mức độ thay đổi các hoạt động sản xuất
do tác động của BĐKH.......................................................... 47

4.4.2 So sánh mức độ thích ứng của các hoạt động
do tác động của BĐKH.......................................................... 49
4.4.3 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong quá trình
ứng phó với tác động của BĐKH ........................................... 51
4.4.3.1 Thuận lợi ................................................................... 51
4.4.3.2 Khó khăn ................................................................... 53
4.4.4 Những việc cần làm để có nước sạch, việc làm bền vững
nhằm ứng phó với BĐKH...................................................... 54
4.4.4.1 Nước sạch.................................................................. 54
4.4.4.2 Các hoạt động SXKD ................................................ 55
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 56
5.1 Kết luận ....................................................................................... 56
5.2 Kiến nghị ..................................................................................... 56
5.2.1 Đối với các hộ dân ................................................................ 56
5.2.2 Đối với các cơ quan ban ngành ............................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 58
PHỤ LỤC ........................................................................................... 59


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: 10 tỉnh bị nước biển dâng ngập
theo kịch bản nước biển dâng……………………………………9
Bảng 4.1: Thông tin về giới tính và tuổi của các thành viên trong hộ…….. 28
Bảng 4.2: Thông tin về trình độ văn hóa………………………………….. 29
Bảng 4.3: Số người tham gia vào các HĐSX
và mức độ thành công…………………………………………..30
Bảng 4.4: Chi phí, thu nhập, lợi nhuận hàng năm của các hộ……………... 31
Bảng 4.5: Lợi nhuận bình quân/tháng và chi phí bình quân/tháng……….. 32
Bảng 4.6: Nguồn nước sinh hoạt của hộ…………………………………... 33
Bảng 4.7: Nguồn thông tin về sự BĐKH………………………………….. 35

Bảng 4.8: Nguyên nhân chủ yếu của BĐKH…………………………….... 39
Bảng 4.9: Những lo ngai của tác động đối với cộng đồng……………….. 39
Bảng 4.10: Mức độ tác động của BĐKH tới
nhóm người dễ bị tổn thương…………………………………... 40
Bảng 4.11: Các mặt và cách thức tác động tới người nghèo……………… 40
Bảng 4.12: Các mặt vàcách thức tác động của BĐKH tới phụ nữ………… 41
Bảng 4.13: Các mặt và cách thức tác động của BĐKH tới người già……...42
Bảng 4.14: Các mặt và cách thức tác động của BĐKH tới trẻ em………...42
Bảng 4.15: Những yếu tố của BĐKH tác động tới HĐSX theo nông hộ…..43
Bảng 4.16: Những yếu tố của BĐKH tác động tới HĐSX theo cán bộ…… 44
Bảng 4.17: Mức độ tác động của BĐKH tới
các yếu tố trong sản xuất theo nông hộ………………………... 46
Bảng 4.18: Mức độ tác động của BĐKH tới
các yếu tố trong sản xuất theo cán bộ…………………………..47
Bảng 4.19: Ưu tiên các ngành nghề trong thời gian tới…………………… 48
Bảng 4.20: Mức độ thay đổi chung để thích ứng với BĐKH……………... 49
Bảng 4.21: Các yếu tố trong SXKD có thể thay đổi
để thích ứng với BĐKH theo nông hộ…………..……………...50
Bảng 4.22: Các yếu tố trong SXKD có thể thay đổi
để thích ứng với BĐKH theo cán bộ………………………...…51
Bảng 4.23: Những thuận lợi của các HĐSX
để ứng phó với BĐKH………………………………………….52
Bảng 4.24: Khó khăn của các HĐSX
khi ứng phó với BĐKH………………………………………. 54
Bảng 4.25: Việc cần làm để có nước sạch………………………………… 55

-i-


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ các vùng nước biển dâng ở ĐBSCL.................................... 9
Hình 2.2: Bản đồ địa chính tỉnh Kiên Giang………………………………... 12
Hình 2.3: Bản đồ địa chính huyện Hòn Đất…………………………………. 17
Hình 4.1: Các loại nhiên liệu làm chất đốt và thắp sáng của hộ..................... 34

- ii -


DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BĐKH
BQ
CAT/Lnăm

CN
CSHT
ĐBSCL
ĐH
ĐVT
ĐVSP
FAO
GDP
HĐSX
IPCC
KHKT
KNKN
KT
KTTS
NN & PTNT
NTTS
QCCT

STT
SXKD

TH
TN & MT
ATVSTP

Biến đổi khí hậu
Bình quân
Cây ăn trái/lâu năm
Cao đẳng
Công nghiệp
Cơ sở hạ tầng
Đồng bằng Sông Cửu Long
Đại học
Đơn vị tính
Đơn vị sản phẩm
Tổ chức lương thực thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội
Hoạt động sản xuất
Uỷ ban liên chính phủ về BĐKH
Khoa học kỹ thuật
Khuyến nông khuyến ngư
Kỹ thuật
Khai thác thuỷ sản
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nuôi trồng thuỷ sản
Quảng canh cải tiến
Số thứ tự
Sản xuất kinh doanh

Tác động
Trung học
Tài nguyên và môi trường
An toàn vệ sinh thực phẩm

- iii -


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có rừng vàng, biển bạc, với nền nông nghiệp phát triển
từ lâu đời, công nghiệp và dịch vụ tương đối phát triển. Hai ngành sản xuất chủ
lực của Việt Nam là sản xuất nông nghiệp và sản xuất thủy sản. Hiện Việt Nam là
một trong những nước xuất khẩu gạo và thủy sản lớn trên thế giới. Theo FAO
(2008), Việt Nam hiện đang đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản, thứ 5
về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác. Theo thống kê của
Tổng cục hải quan, giá trị xuất khẩu thuỷ sản nửa đầu tháng 6 năm 2009 của cả
nước đạt 176,1 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng
tôm của cả nước từ ngày 1 tháng 1 - 15 tháng 6 năm 2009 đạt 61,6 nghìn tấn với
kim ngạch 515,7 triệu USD so với cùng kỳ năm trước giảm 1% về sản lượng và
6,9% giá trị (Bản tin Thương mại thuỷ sản, 2009).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước,
bên cạnh thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, ĐBSCL còn thế mạnh về sản xuất
thủy sản. Với nguồn lợi thủy sản dồi dào và lượng phù sa màu mỡ do sông
Mekông bồi đắp, ĐBSCL phát triển rất nhanh và mạnh. Ngoài những thuận lợi
đó, ĐBSCL đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn mà đặc biệt cần quan tâm
hiện nay là ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH) ảnh hưởng trực tiếp
tới sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy sản và cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Kiên Giang là một trong 13 tỉnh thành của ĐBSCL, là tỉnh có diện tích
giáp biển gần như là lớn nhất ở ĐBSCL, có tiềm năng về khai thác, nuôi trồng
thủy sản nước mặn, lợ và ngọt. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có khả năng về
nuôi trồng thủy sản với nhiều đối tượng khác nhau. Kiên Giang không chỉ phát
triển mạnh về khai thác thủy sản nước ngọt mà phát triển mạnh cả về khai thác cá
nước mặn ngoài biển khơi. Hòn Đất là huyện có tiềm năng lớn về phát triển sản
xuất nông nghiệp và sản xuất thủy sản của Kiên Giang. Bên cạnh những thuận lợi
đó còn có rất nhiều vấn đề nan giải không chỉ riêng huyện Hòn Đất cần giải quyết
mà nó liên quan đến toàn tỉnh Kiên Giang đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường,
ngoài ra Kiên Giang phải đối mặt và hứng chịu rất nhiều hậu quả do thiên nhiên
gây ra mà vấn đề đáng quan tâm hiện nay là BĐKH làm cho mực nước biển dâng
cao, mưa gió thất thường, nhiệt độ thay đổi đột ngột, lũ lụt, nước mặn xâm nhập.
v.v…, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy sản và cuộc sống
sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.
Trang 1


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
BĐKH đang xảy ra trên trái đất với những diễn biến rất phức tạp, xuất phát
từ tình hình thực tế trên thì việc thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhận thức của cộng
đồng về tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất thủy sản ở
huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang” là một trong những việc làm cần thiết và
có ý nghĩa.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nhằm tìm hiểu nhận thức của cộng đồng ở vùng ven biển và vùng nước
ngọt về diễn biến của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất thủy sản
nhằm tìm ra những giải pháp phòng ngừa và ứng phó với những tác động của
BĐKH.
Các mục tiêu chi tiết gồm có:

1) Làm rõ được nhận thức của cộng đồng ở vùng ven biển và vùng nước
ngọt về diễn biến của BĐKH ở địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
2) Phân tích những ảnh hưởng hay những tác động của BĐKH đối với sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên
Giang.
3) Những giải pháp và những đề xuất để phát triển sản xuất nông - lâm ngư nghiệp của người dân nhằm ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
1.3. Nội dung
1) Tổng hợp thông tin thứ cấp liên quan về BĐKH ảnh hưởng đến phát
triển nông nghiệp và thuỷ sản.
2) Khảo sát tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân.
3) Phân tích số liệu khảo sát để làm rõ xu hướng cũng như những giải pháp
ứng phó đối với BĐKH.

Trang 2


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm và tình hình BĐKH
2.1.1 Hiệu ứng nhà kính
Khí hậu trên trái đất hàng năm đều có sự biến đổi. Có thể thấy sự biến đổi
này là từ hai mặt, một là dao động có biên độ lớn hoặc nhỏ xung quanh vị trí
trung bình. Mặt khác là biến đổi khí hậu theo xu thế dần dần trở thành xấu hoặc
dần dần trở thành tốt. Người ta phân biệt 3 thời kỳ biến đổi khí hậu trái đất khác
nhau là biến đổi trong thời đại địa chất, thời đại lịch sử và thời đại hiện đại. Thời
đại địa chất là thời đại trước khi có lịch sử nhân loại. Nghiên cứu khí hậu thời đại
địa chất gọi là: “cổ khí hậu học”. Thời đại địa chất có thời gian kéo dài gấp nhiều
lần hai thời đại sau này. Vì thế sự biến đổi khí hậu rất lớn, trong đó lớn nhất là
các biến đổi khí hậu trong thời kỳ băng hà. Khí hậu thời đại lịch sử biến đổi ít
hơn có hai trường phái quan niệm khác nhau về biến đổi khí hậu thời đại lịch sử

là trường phái “bất biến” và trường phái “biến đổi”. Trong thời đại hiện nay khí
hậu đang có nhiều biến đổi bất lợi đối với sự sống do hoạt động của con người
gây ra nạn ô nhiễm môi trường (Hacngocphuong, 2008).
Hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt
trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian
giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng
xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt
trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại.
Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi,
hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v...
"Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là
Hiệu ứng nhà kính” (Hacngocphuong, 2008).
Tác động của hiệu ứng nhà kính
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng
độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác
trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà
Trang 3


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái
đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng
0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2
trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc
phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
Vai trò gây nên CH4 => O3 => NO2. Sự gia hiệu ứng nhà kính của các chất
khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng

nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Nhiệt độ
trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng
sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo
thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện
sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với
điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện
tích hoặc bị tiêu diệt. Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu
hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt
động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn,
sức khoẻ của con người bị suy giảm (Hacngocphuong, 2008).
2.1.2 Elnino và Lanina
Theo một định nghĩa đơn giản nhất Elnino là hiện tượng phá vỡ điều kiện
bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình
Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu. Hay theo
một định nghĩa khác Elnino là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái
Bình Dương ấm lên một cách bất thường.
Lanina theo tiếng Tây Ban Nha nghĩa là "Đứa bé gái", ngay từ tên gọi này
chúng ta có thể hiểu được Lanina là hiện tượng nghịch đảo của Elnino. Lanina là
hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương lạnh đi một cách bất
thường.
Nguyên nhân sinh ra Elnino
Elnino là kết quả của sự tương tác giữa bề mặt biển ở khu vực nhiệt đới
Thái Bình Dương với lớp khí quyển ngay bên trên nó. Đây là hiện tượng xảy ra
do nội lực giữa hai cực đại dương - khí quyển. Chiều rộng của Thái Bình Dương
cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra hiện tượng Elnino. Các tương tác
Trang 4


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

bên ngoài như hoạt động của núi lửa (trên đất liền hay dưới đại dương), chu kỳ
vệt đen mặt trời đều không có liên hệ gì với hiện tượng Elnino (Hacngocphuong,
2008).
Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng Elnino là sự thay đổi
hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn
toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không
khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.
Các biểu hiện của BĐKH như sau:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa họa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2.2 Tình hình BĐKH trên thế giới
BĐKH đang trở thành vấn đề nóng bỏng ở tầm mức toàn cầu. Những kết
quả nghiên cứu mới đây của Ban liên chính phủ về BĐKH vang lên lời kêu gọi
rất hùng hồn, khẳng định một cách dứt khoát về tình trạng nóng lên của hệ thống
khí hậu và nguyên nhân trực tiếp là do hoạt động của con người. Ảnh hưởng của
BĐKH đã ở mức nghiêm trọng và tiếp tục gia tăng. Theo báo cáo mới đây của
Ban Liên Chính Phủ năm 2009 về BĐKH đã đưa ra một lời nhắc nhở mạnh mẽ
đối với chúng ta rằng: BĐKH gây ra “thảm hoạ song trùng”, những mối hiểm họa
lâu dài đối với toàn thể nhân loại mà ban đầu đã đẩy lùi những tiến bộ về phương
diện phát triển con người của người nghèo trên toàn thế giới. Chúng ta đang

chứng kiến những thảm hoạ này diễn ra khi mực nước biển dâng lên và các cơn
bão nhiệt đới trở nên nhiều hơn và mạnh hơn thì hàng triệu người dân phải di dời.
Dân cư sống ở những vùng đất khô hạn nằm trong số những người dễ bị tổn
thương nhất trên hành tinh chúng ta, phải đương đầu với tình trạng hạn hán tiếp
Trang 5


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
tục xảy ra và ngày càng gia tăng. Và khi các núi băng tan chảy thì có nguy cơ ảnh
hưởng tới các nguồn cung cấp nước (trích dẫn Ngô Lực Hải, 2008).
Hiện nay, cả thế giới đang phải đối mặt với một nguy cơ thảm hại được
báo trước đó là hiện tượng mực nước biển đang có xu hướng tăng nhanh trong
những năm tới đây. Có rất nhiều giả thiết về hiện tượng nước biển dâng đang
được các nhà khoa học trên thế giới tập trung công sức và tiền của để nghiên cứu
nhằm đưa ra câu trả lời thích đáng, nhưng chủ yếu hiện tượng nước biển dâng là
do các khối băng ở hai cực đang tan và có xu thế tan nhanh do nhiệt độ bề mặt
trái đất tăng lên. Hơn thế nữa, hiện tượng BĐKH cực đoan cũng đang có xu thế
gia tăng và là thảm hoạ cho toàn thế giới đặc biệt là các nước nghèo và các nước
đang phát triển (trích dẫn Ngô Lực Hải, 2008).
Ngày nay, chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo về BĐKH. Nhưng liệu còn
điều gì có thể biểu hiện được rõ ràng và mạnh mẽ hơn cho khái niệm sống thiếu
bền vững. Bản báo cáo phát triển con người 2007/2008 đặt ra khái niệm “Ngân
sách các bon cho thế kỷ 21”. Rút ra từ những ngành khoa học khí hậu chính xác
nhất, ngân sách nói trên xác định khối lượng các khí nhà kính có thể được thải ra
mà không làm BĐKH nguy hiểm. Nếu chúng ta duy trì lộ trình phát thải hiện
thời, ngân sách các bon thế kỷ 21 sẽ hết vào những năm 2030. Cách thức tiêu thụ
năng lượng của chúng ta đang gây ra những món nợ sinh thái rất lớn mà các thế
hệ tương lai sẽ phải gánh chịu - đó là những món nợ mà họ không thể trả được
(trích dẫn Ngô Lực Hải, 2008).
Châu Á hiện đang chịu những ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề biến đổi khí

hậu, với tổng sản lượng lương thực chiếm 48% sản lượng lương thực thế giới.
Qua đó cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với vấn đề an ninh lương
thực thế giới là rất lớn. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc (LHQ), từ năm 2030
thế giới có thể sẽ bị thiệt hại từ 40 - 170 tỷ USD/năm cho các chi phí ngăn chặn
nước biển dâng cao, bù đắp mất mát về con người cũng như thiệt hại về cơ sở hạ
tầng do hậu quả của BĐKH. Tuy nhiên, nghiên cứu của Viện Môi trường quốc tế
và Đại học Hoàng gia London mới công bố cho rằng con số thiệt hại này có thể
lớn gấp ba lần con số nói trên, tức sẽ khoảng 500 tỷ USD/năm (Khánh Ly, 2009).
Tác động tiêu cực của khí hậu trong thời gian gần đây đã có khoảng 250
triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, Châu Phi và Mexico.
Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới
những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra
những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá
mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ
Trang 6


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
qua. Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh mạng 225 ngàn người
thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ (2005) gây thương
vong lên đến hàng ngàn người và thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây
nhất siêu bão Nargis đánh vào Myanmar (2008). Trận bão này giết chết hơn
135.000 người và hơn một triệu người phải chịu cảnh không nhà cửa. Diễn biến
của thiên tai là trận cháy rừng ở nước Úc (2/2009) do thời tiết khô hạn đã làm
chết 210 người và làm bị thương hơn 500 người cùng những thiệt hại nặng nề về
vật chất (Thu Hoa và Hằng Vang, 2009).
2.3 Tình hình BĐKH ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm
thường vượt quá 20oC, lượng mưa trung bình 1500 mm. Mùa lạnh và khô từ

tháng 11 - 4, còn mùa nóng và mưa diễn ra từ tháng 5 - 10. Tuy nhiên các chỉ số
này thay đổi theo chiều dài đất nước và theo cả địa hình cho nên mùa mưa với lũ
lụt và mùa khô với hạn hán thường mang tính cực đoan và gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Việt Nam nằm dọc theo đường di chuyển bão Tây - Bắc Thái Bình
Dương và là một trong 10 nước trên thế giới được coi là dễ bị tổn thương nhất
trước áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 6 - 7 trận bão hay áp thấp nhiệt
đới ảnh hưởng đến vùng bờ biển của Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc và miền
Trung sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các trận bão (trích dẫn Tuệ Khanh,
2009).
Nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cho thấy, từ năm 1900 đến
2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,1°C một thập kỷ. Mùa hè nóng hơn với
nhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0,1°C đến 0,3°C một thập kỷ. Nếu so với
năm 1990, nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1,4 - 1,5°C vào năm 2050 và từ
2,5 - 2,8°C vào năm 2100. Điều này cho thấy xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm
lại lớn lên. Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa cùng với cường độ mưa sẽ
tăng lên đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết còn được thể
hiện qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc. Phần lớn diện tích vùng ven
bờ của Việt Nam bị đe doạ ngập lụt hàng năm, trong đó ĐBSCL chiếm 75% tổng
diện tích, và 10% diện tích của Đồng bằng Sông Hồng. Ở một số khu vực như các
tỉnh miền Trung và ĐBSCL, lũ xuất hiện với cường độ ngày càng tăng. Các trận
bão gần đây mà Việt Nam phải hứng chịu đã trở nên khốc liệt và quỹ đạo các trận
bão dường như đã chuyển hướng về phía Nam, vốn là những mảnh đất an toàn,
trong những năm gần đây (theo Phạm Minh Khôi, 2009).
Theo Chương trình môi trường LHQ (1993), mực nước biển bao quanh
Việt Nam đã dâng cao 5 cm từ giữa 1960 đến những năm 1990. Mực nước biển
Trang 7


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
dâng cao chắc chắn còn làm cho tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển trở

nên tồi tệ, gây nên sự khó khăn trong khai thác nước ngọt phục vụ tưới tiêu và
sinh hoạt. ĐBSCL là vựa lúa cả nước với hơn 1,5 triệu ha đất nhiễm mặn, chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. BĐKH chắc chắn có tác động đáng kể đến nghề cá
và nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam, với sự biến mất các loài cá quý hiếm, làm
suy giảm mạnh sinh vật phù du sẽ dẫn đến tình trạng di cư và giảm mạnh khối
lượng lớn cá. Do mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản buộc phải
di dời và kéo theo đó là việc phải tái đầu tư vốn, thay đổi tập quán cũng như định
cư sản xuất. Tác động của BĐKH trong những năm qua không loại trừ đất nước
nào, dù cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây nên BĐKH bằng các
nước khác. Riêng nước ta trong những năm gần đây hạn hán, mưa lũ, sụt lở đất,
lũ quét dồn dập xảy ra, nhất là năm 2007 đã gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng,
nhà cửa, đê mương, đường sá và nhiều cơ sở hạ tầng khác, ruộng vườn và hoa
màu, gia súc và thuỷ sản ở nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi của cả nước, cũng
có phần tác động của BĐKH toàn cầu (Tuệ Khanh, 2009).

Trang 8


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.4 Tình hình BĐKH ở ĐBSCL

Hình 2.1 Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở ĐBSCL
(Nguồn: ICEM, 2008)
Bảng 2.1: 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m
Tỉnh
Bến Tre
Long An
Trà Vinh
Sóc trăng
Hồ Chí Minh city

Vĩnh Long
Bạc Liêu
Tiền Giang
Kiên Giang
Cần Thơ
Tổng cộng

Tổng diện tích
(km2)
2,257
4,389
2,234
3,259
2,003
1,528
2,475
2,397
6,224
3,062
29,827

Diện tích bị ngập
(km2)
1,131
2,169
1,021
1,425
862
606
962

783
1,757
758
11,474

(Nguồn Jeremy Carew, 2008)

Trang 9

% bị ngập
50,1
49,4
45,7
43,7
43,0
39,7
38,9
32,7
28,2
24,7
38,6


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐBSCL là một trong hai đồng bằng lớn của nước ta, đồng thời cũng là
vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại nặng nề nhất do
BĐKH gây ra. Theo nhận định của Uỷ Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) của
Liên Hiệp quốc thì vào cuối thế kỷ 21, nếu Việt Nam không nhanh chóng xây
dựng hệ thống đê biển để ứng phó, thì hàng năm có đến 40.000 km2 vùng ven
biển sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, trong đó 90% diện tích ĐBSCL bị ngập hoàn

toàn, thiệt hại về tài sản lên đến 17 tỷ USD. Khi mà rừng ngập mặn lớn, việc nuôi
trồng và khai thác thuỷ sản mang lại nguồn thu cao cho cả nước (theo kịch bản
của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2009).
ĐBSCL là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại
nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Trong các tháng mùa khô này, nhiều tỉnh vùng
ĐBSCL đang bị nước biển xâm nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông
nghiệp, nhiều khu vực đã thiếu nước. Theo Nguyễn Hữu Chiếm, 2008, cán bộ
Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường ĐHCT, nhấn mạnh:
“ĐBSCL đang chịu nhiều ảnh hưởng do BĐKH toàn cầu. Đất đai bị bạc màu, đa
dạng sinh học giảm mạnh. Diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn, nhiễm
phèn ngày càng tăng. Hiện nay, có khoảng 2,1 triệu ha đất bị nhiễm mặn và 1,6
triệu ha đất nhiễm phèn, khô hạn. Nhiệt độ không khí tăng cao và hạn hán bất
thường, lũ lụt không theo qui luật, nhiều dịch bệnh mới hình thành...” (trích dẫn
bởi Lệ Thu, 2009). Ngành Khí tượng Thuỷ văn các tỉnh ĐBSCL còn cho biết:
trong các đợt triều cường từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 đã làm cho vùng
ngoài đê bao 8 tỉnh, thành vùng lũ gồm: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng
Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ bị ngập.
ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng BĐKH. Nếu
mực nước biển trung bình dâng cao thêm 1 m thì sẽ làm ngập hơn 15.000 km
(38% diện tích vùng ĐBSCL). BĐKH gây ra hậu quả có thể thấy là thiên tai xảy
ra ngày càng nhiều và nặng nề hơn, đa dạng sinh học bị mất đi, sản lượng nông
nghiệp bị suy giảm (90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn) và sức khỏe
con người ngày càng xấu đi. Ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên nước và thủy lợi
ở ĐBSCL bao gồm: lũ lụt, cháy rừng, xâm nhập mặn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp, suy giảm rừng ngập mặn ven biển, ô nhiễm chất lượng nước sinh
hoạt và sản xuất (Huỳnh Hải, 2009).
Tiếp theo là các tháng mùa khô năm 2009, theo thông tin của Viện Khoa
học Thủy lợi miền Nam cho biết: hiện nước mặn từ 6 cửa sông thuộc hệ thống
sông Mê kông đã xâm nhập vào nội địa vùng ĐBSCL 70 km. Tại Long An, nước
mặn từ sông Cửa Tiểu đã vào đến xã Thủy Tây (huyện Thạnh Hóa), tại Bến Tre,

nước mặn từ sông Cửa Đại đã vào đến xã Phú Túc (huyện Châu Thành), tại Trà
Vinh, nước mặn từ sông Hàm Luông đã vào đến xã Long Thới (huyện Tiểu Cần),
tại Hậu Giang, nước mặn từ sông Trần Đề đã vào đến xã Phú Hữu, tại Vĩnh Long,
nước mặn từ sông Định An, Cung Hầu đã vào đến xã Quới An (huyện Vũng
Liêm) và thị trấn huyện Trà Ôn. Trên địa bàn Cà Mau, nước mặn từ sông Ông
Trang 10


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Đốc đã xâm nhập sâu 65 km. Nước mặn từ sông Cái Lớn cũng xâm nhập sâu 65
km đến thị xã Vị Thanh. ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước và có thế mạnh về nuôi
trồng thủy sản nên 2 lĩnh vực này sẽ chịu tác động mạnh nhất khi quá trình xâm
nhập mặn làm thay đổi môi trường đất và nguồn nước. Hệ sinh thái rừng ngập
mặn cũng sẽ chịu tác động xấu khi chế độ nước ngập sâu bị thay đổi do nước biển
dâng cao. Quá trình xâm nhập mặn ở mức độ cao có thể hủy diệt thảm thực vật và
tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tràm ở Cà Mau, Kiên Giang... Vì theo
dự báo, trong vài chục năm tới, ĐBSCL nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần
lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ
có từ 15,000 - 20,000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước
sông Mê kông giảm từ 2 - 24% trong mùa khô, tăng từ 7 - 15% vào mùa lũ. Hạn
hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang,
thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa
lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp, nghề cá. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập
trung tại các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre,
Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn, 2009).




Trang 11


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.5 Giới thiệu chung về tỉnh Kiên Giang:

Hình 2.2 Bản đồ địa chính tỉnh Kiên Giang (UBND tỉnh Kiên Giang, 2009)

2.5.1 Điều kiện tự nhiên
+) Vị trí địa lý:
Kiên Giang là một trong 13 tỉnh thành của ĐBSCL - phía Tây Nam của
Tổ quốc.
Phía Bắc giáp vương quốc Campuchia.
Phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu.
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, tp.Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang.
Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của ĐBSCL,
có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu với các nước
trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương mại, dịch
vụ công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và xuất khẩu thủy sản.
Trang 12


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. Theo kết quả điều tra
ngày 01/4/2009, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683,149 người, mật độ 267
người/km2, khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%, dân tộc chủ yếu là người
Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven

trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo, qui mô dân số đến năm
2010 dự kiến dưới 1,8 triệu người (UBND tỉnh Kiên Giang, 2009).
Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện thị:
Thành phố Rạch Gía, thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện
Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An
Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải,
huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành (UBND tỉnh Kiên Giang, 2009).
+) Khí hậu:
Nằm trong vùng nội chí tuyến, vĩ độ thấp. Kiên Giang có khí hậu rất điều
hòa và ổn định, nhiệt độ trung bình khoảng từ 27 - 30oC, với lượng mưa trung
bình 1,600 mm, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 cho tới tháng 4 (Sở TN & MT
Kiên Giang, 2009)
+) Sông ngòi:
Nguồn nước mặt khá dồi dào, toàn tỉnh có 3 con sông chảy qua: sông Cái
Lớn (60km), sông Cái Bè (70km) và sông Giang Thành (27,5km). Hệ thống kênh
rạch chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng
tưới nước vào mùa khô (UBND tỉnh Kiên Giang, 2009).

Trang 13


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.5.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.5.2.1 Kinh tế
Theo Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm
2010 của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang về các mặt:
+) Về sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp:
Cây lương thực chủ yếu của vùng là lúa. Diện tích gieo trồng năm 2008 là

609,203 ha, năng suất bình quân 5,56 tấn/ha, sản lượng 3.387,148 tấn, năm 2009
diên tích gieo trồng lúa là 622,182 ha, năng suất bình quân đạt 5,46 tấn/ha, sản
lượng 3.397,650 tấn, diện tích trồng lúa năm 2009 tăng 2,13% so với năm 2008,
năng suất giảm 1,8%, sản lượng tăng 0,31% so với năm 2008. Kế hoạch sản xuất
lúa năm 2010 với diện tích 613,900 ha, năng suất 5,55 tấn/ha, sản lượng
3.410,000 tấn. Sản lượng lúa vượt kế hoạch và tăng do lúa có giá, người dân khai
hoang, chuyển đất rừng sản xuất, đất vườn rẫy sang trồng lúa, sản xuất thêm 3 vụ
và chuyển gần 2,300 ha đất nuôi tôm bị thiệt hại không nuôi được sang trồng lúa.
Đặc biệt trong vụ hè thu, thị trường lúa gạo diễn biến tích cực nên người dân đã
chuyển sang sản xuất trên diện rộng một số giống dễ canh tác, có năng suất cao, ít
nhiễm bệnh nhưng chất lượng thấp (IR 50404) đã góp phần làm tăng năng suất,
sản lượng. Các cây rau màu truyền thống duy trì qui mô sản xuất tương đối. Cây
công nghiệp, cây ăn trái giữ ổn định qui mô sản xuất hiện có và đầu tư thâm canh
tăng năng suất, riêng cây mía do nhà máy đường hoạt động trở lại nên diện tích
được khôi phục, đạt 4,100 ha (phụ lục 2.1).
Chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Mặc dù khống chế, ngăn chặn không để xảy ra dịch bệnh nhưng do
giá thức ăn tăng cao, người dân lo ngại trước tình trạng dịch heo tai xanh, dịch
lở mồm long móng xuất hiện ở nhiều tỉnh trong vùng nên đàn gia súc phát triển
chậm, có loại giảm sút. Năm 2008, đàn trâu là 9,717 con, đàn bò 16,982 con, đàn
heo 321,723 con, đàn gia cầm đạt 5.183,000 con. Năm 2009, đàn trâu đạt 9,963
con, đàn bò 15,609 con, đàn heo 334,539 con, đàn gia cầm đạt 5.831,000 con, đàn
trâu năm 2009 tăng 2,53%, đàn bò giảm 8,09%, đàn heo tăng 3,98%, đàn gia cầm
tăng 12,50% so với năm 2008. Dự kiến kế hoạch năm 2010 đàn trâu là 10,000
con, đàn bò 18,000 con, đàn heo 360,000 con, đàn gia cầm đạt 6.000,000 con
(phụ lục 2.1).
Trang 14


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

+) Về sản xuất thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi trồng năm 2008 các loại 107,553 ha, sản lượng 110,229 tấn.
Năm 2009 118,277 ha tăng 10% so với năm 2008, sản lượng đạt 115,704 tấn tăng
5% so với năm 2008. Kế hoạch năm 2010 diện tích nuôi 122,400 ha, sản lượng
nuôi 123,895 tấn. Diện tích nuôi tôm năm 2008 là 81,255 ha, sản lượng đạt
28,600 tấn, năng suất đạt 0,35 tấn/h/năm. Năm 2009, diện tích nuôi là 77,419 ha
giảm 4,7% so với năm 2008, sản lượng đạt 31,207 tấn tăng 9,1% so với năm
2008, năng suất 0,40 tấn/h/năm tăng 14,7% so với năm 2008, sản lượng 9,483 tấn
giảm 10,8% so với năm 2008, năng suất 10,54 tấn/ha tăng 48,6% so với năm
2008. Kế hoạch năm 2010 diện tích nuôi tôm 1,400 ha, sản lượng 11,700 tấn,
năng suất 9,36 tấn/ha (phụ lục 2.1).
Khai thác thủy sản:
Tổng sản lượng khai thác được năm 2008 là 318,255 tấn, trong đó sản
lượng tôm khai thác được là 30,913 tấn, mực là 35,464 tấn, cá các loại là 221,075
tấn, hải sản khác là 30,803 tấn. Năm 2009, tổng sản lượng thủy sản khai thác
được là 353,147 tấn tăng 11% so với năm 2008, trong đó sản lượng tôm khai thác
được 37,123 tấn tăng 20,1% so với năm 2008, sản lượng mực khai thác được
44,865 tấn tăng 26,5% so với năm 2008, sản lượng cá các loại đạt 235,382 tấn
tăng 6,5% so với năm 2008, hải sản khác đạt 35,777 tấn tăng 16,1% so với năm
2008. Tổng số phương tiện khai thác năm 2008 là 11,142 chiếc, năm 2009 là
11,613 chiếc tăng 4,2% so với năm 2008. Tổng công suất của các phương tiện
năm 2008 là 1.257,325 CV với mã lực bình quân là 112,85 CV/chiếc, năm 2009
là 1.314,348 CV với mã lực bình quân là 113,18 CV/chiếc tăng 4,5% so với năm
2008 (phụ lục 2.1).
+) Phát triển lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 85,778 ha năm 2008 và năm 2009 thì diện
tích này vẫn không tăng. Đất lâm nghiệp có rừng tập trung năm 2008 có tổng diện
tích là 75,651 ha và diện tích này vẫn giữ nguyên năm 2009. Diện tích rừng
phòng hộ và đặc dụng năm 2008 là 70 ha, rừng sản xuất là 400 ha. Năm 2009,

rừng đặc dụng và rừng phòng hộ là 312 ha, rừng sản xuất là 200 ha. Bên cạnh
việc khai thác thì chúng ta phải chăm sóc và bảo vệ rừng năm 2008 toàn tỉnh thực
hiện chăm sóc được 795 ha, bảo vệ được 10,565 ha rừng, khoanh nuôi rừng tái

Trang 15


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
sinh được 1,500 ha. Năm 2009, có 229 ha rừng được chăm sóc vầ trồng, 13,866
ha được bảo vệ, 1,500 ha được khoanh nuôi tái sinh (phụ lục 2.1).
2.5.2.2 Xã hội
Theo kết quả Báo cáo của cục thống kê Kiên Giang năm 2009, ta thấy
được một số mặt xã hội như sau:
Kết thúc năm học 2008 - 2009, ngành Giáo dục đã xét tốt nghiệp bậc tiểu
học và trung học phổ thông theo đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo,
bậc trung học phổ thông thì tiến hành thi tốt nghiệp trên tinh thần nghiêm túc,
khách quan.
Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp và gia tăng ở
hầu hết các địa phương. Địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là ở
Rạch Gía, Kiên Lương, Châu Thành, An Biên, ngành Y tế cùng các địa phương
cần tăng cường hơn nữa công tác phòng dịch, tích cực tuyên truyền sâu rộng
trong nhân dân về công tác phòng, chống dịch nhất là ở những điểm nóng có số
ca mắc nhiều. Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo của tỉnh sau 3 năm đi vào hoạt động
đã khám và cấp thuốc miễn phí cho rất nhiều bệnh nhân, đã hỗ trợ mổ tim bẩm
sinh cho 300 trẻ với số tiền lên đến 14 tỷ đồng.

Trang 16



×