Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam và thái lan vào tỉnh champasak của nước chdcnd lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.38 KB, 94 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING

---------------

Latthanou SISANGA

Giải Pháp Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của
Việt Nam Và Thái Lan Vào Tỉnh Champasak Của Nước
CHDCND Lào

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Tháng 06/2015


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập số liệu để viết chuyên đề
tốt nghiệp là “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và
Thái Lan vào tỉnh Champasak của nước CHDCND Lào”. Tôi đã nhận được sự
quan tâm của lãnh đạo của Bộ và sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak cũng
như sự tạo điều kiện giúp đỡ của phòng tổng hợp. Tuy nhiên, do hạn chế về trình
độ và tài liệu tôi đã thu thập được nên chuyên đề không thể tránh khỏi những tồn
tại và thiếu sót. Tôi kính mong nhận được chỉ bảo, góp ý của Thầy, Cô và hội
đồng để chuyên đề được hoàn thiện hơn, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Hoàng Trần Hậu, cảm ơn ban lãnh đạo Bộ, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Champasak, các cán bộ phòng tổng hợp đã giúp và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành chuyên đề này.
Cuối cùng em xin chúc quí các thầy cô sức khỏe và thành đạt.


Xin chân thành cảm ơn.

Tran trọng cảm ơn

Latthanou SISANGA

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i

T
2
3

T
2
3

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................. iv
T
2
3

T
2
3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. v

T
2
3

T
2
3

MỞ DẦU ............................................................................................................................... 1
T
2
3

T
2
3

1.Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................................ 1
T
2
3

T
2
3

2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4
T
2
3


T
2
3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 4
T
2
3

T
2
3

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4
T
2
3

T
2
3

5. Kết cấu của đề tài: ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG I .................................................................................................................... 6
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CƠ SỞ - LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÔNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................................ 6
1.1 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp ........................................................ 6
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiế nước ngoài ...................................................... 6

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. .................................................. 9
1.1.3 Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài: ............................ 11
1.2 Đánh giá đặc điểm đầu tư của Việt Nam và Thái Lan ...................................... 12
1.2.1 Nhà đầu tư : cơ chế chính sách, tiềm lực và sở trường của nhà đầu tư ...... 13
1.2.1.1 Việt Nam .............................................................................................. 13
1.2.1.2 Thái Lan ............................................................................................... 16
1.2.2 Về phía Lào : chính sách, tiềm lực của Lào; nguồn nhân lực của Lào ....... 18
1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI từ nước khác………………………………………23
CHƯƠNG II ................................................................................................................ 28
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT
NAM VÀ THÁI LAN TRONG TỈNH CHAMPASAK CỦA NƯỚC CHDCND Lào
..................................................................................................................................... 28
2.1. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư vào tỉnh Champasak....................................... 28
2.2 Lợi thế và khó khăn của tỉnh Champasak trong việc phát triển kinh tế và thu hút
FDI ........................................................................................................................... 30
2.2.1 Lợi thế ............................................................................................................. 30
2.2.2 Khó khăn ..................................................................................................... 31
2.3 Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam và
Thái Lan tại tỉnh Champasak, CHDCND Lào ......................................................... 32
2.3.1 Số vốn và dự án .......................................................................................... 32
2.3.2 Lĩnh vực đầu tư ........................................................................................... 38
2.3.3 Hình thức đầu tư ......................................................................................... 40
2.4 Kết quả đầu tư .................................................................................................... 42
2.5 Cơ chế chính sách của tỉnh Champasak đã ban hành và áp dụng để thu hút đầu
trực tiếp nước ngoài. ................................................................................................ 47
T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T

2
3

T
2
3

ii


2.6 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt Nam và Thái Lan vào tỉnh Champasak ........................................... 48
2.6.1 Ưu điểm ...................................................................................................... 48
2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
............................................................................................................................. 50
2.6.2.1 Hạn chế ................................................................................................ 50
2.6.2.2 Nguyên nhân của hạn chế về thu hút FDI vào tỉnh Champasak .......... 55
CHƯƠNG III ............................................................................................................... 58
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH
CHAMPASAK, CHDCND LÀO ................................................................................ 58
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Champasak và phương hướng
thu hút FDI ............................................................................................................... 58
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ................................................... 59
3.1.2 Phương hướng thu hút FDI ......................................................................... 64
3.2 Định hướng và mục tiêu thu hút FDI ................................................................. 64
3.2.1 Định hướng thu hút FDI ............................................................................. 64
3.2.2 Mục tiêu thu hút FDI .................................................................................. 68
3.3. Quan điểm và các giải pháp tăng cường thu hút FDI ....................................... 69
3.3.1 Quan điểm trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................. 69
3.3. 2 Các giải pháp tăng cường thu hút FDI của Thái Lan và Việt Nam ở tỉnh

Champasak ........................................................................................................... 70
3.3.2.1 Những giải pháp chung ........................................................................ 70
3.3.2.1.1 Tạo nên môi trường thuận lợi cho việc thu hút FDI ......................... 70
3.3.2.1.2. Thống nhất về nhận thức của hoạt động FDI................................... 71
3.3.2.1.3 Xây dựng chiến lược tổng thể về FDI............................................... 72
3.3.2.1.4 Giải pháp và bổ sung các cơ chế chính sách để tăng trưởng thu hút
đầu tư để cải thiện môi trường kinh doanh ...................................................... 74
3.3.2.1.5 Tập trung nâng cao hoạt động của công tác quản lý, điều hành, tháo
gỡ khó khăn và hỗ trợ các dự án FDI hoạt động hiệu quả ............................... 76
3.3.2.1.6 Đổi mới và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư ............................... 79
3.3.2.1.7 Phát triển nguồn nhân lực ................................................................ 80
3.3.2.2 Giải pháp riêng..................................................................................... 81
3.4 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẨM BẢO THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN .......... 83
3.4.1. Hoàn thiện bổ sung về mặt pháp lý, chính sách liên quan đến FDI.......... 83
3.4.2. Ngân sách ................................................................................................... 84
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 86
T
2
3

T
2
3

T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 : Số vốn và dự án đầu tư của Thái Lan vào tỉnh Champasak 34
Biểu đồ 2.1 : Số dự án đầu tư qua các năm của Thái Lan 2000 – 201435
Bảng 2.2 : Số dự án và vốn đầu tư của Việt Nam vào tỉnh Champasak
............................................................................................................... 36
Biểu đồ 2.2 Dự án đầu tư qua các năm của Việt Nam 2000 – 2014 ... 37
Bảng 2.3 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan và Việt Nam vào
tỉnh Champasak theo ngành giai đoạn 2000 – 2011 ............................. 39
Bảng 2.4 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak tính theo
hình thức đầu tư giai đoạn 2000 – 2014 (Thái Lan và Việt Nam) ....... 41

Bảng 2.5 : Tốc độ GDP của tỉnh Champasak giai đoạn 2000-2014 ..... 44

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)

AFTA

Hiệp định thương mại tư do Châu Á (ASIAN Free Trade
Agreement)

BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract)

B.O.T

Hợp đồng – Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao

CHDCND Lào

Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào

CHXHCN Việt Nam

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


CP

Chính phủ

DA

Dự án

ĐTTTNN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

EU

Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Dirrect Investment)

GDP

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KCC


Khu công cộng

KCN

Khu công nghiệp

LSX

Thị trường chứng khoán Lào (Lao Security Exchange)

ODA

Official Development Assistance

PDA

Hiệp định dự án phát triển(Project Development Agreement)

QH

Quốc Hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Orgainizatio

v


MỞ DẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong việc xây dựng và phát triển tổ quốc có thể nói đầu tư là một lĩnh
vực rất quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển của nền kinh tế - xã hội
của không chỉ các nước kém phát triển, mà còn các nước đang phát triển và các
nước đã phát triển. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những
điều kiện rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc phát triển tổ quốc
đến tiến bộ của kinh tế - xã hội trong mọi hướng mà chúng ta có thể thấy được từ
nước có nền kinh tế phát triển lớn nhất và là nước mà có giá trị đầu tư lớn nhất.
CHDCND Lào đã mở cửa và có quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên
thế giới từ năm 1986 nhưng chưa có nước nào vào đầu tư tại Lào vì lúc đó chưa
có luật và những chính sách đảm bảo sự an toàn của họ, cho đến năm 1989 sau
có luật và các chính sách áp dụng thì mới có các nhà đầu tư của Thái Lan đầu tư
vào CHDCND Lào. Đến năm 1997 CHDCND Lào đã là thành viên của ASIAN
và đã được ký hợp đồng thương mại tư do ASIAN (AFTA : ASIAN FREE
TRADE AGREEMENT). Đến năm 1998 đã được tham gia vào trong hợp tác
kinh tế với các nước láng giềng trong khu vực nhất là trong hợp tác về tam giác
kinh tế và du lịch. Đến năm 2004 chính phủ đã ban hành pháp luật là luật thúc
đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài trong CHDCND Lào. Từ đó, tạo được nhiều sự
tin tưởng hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại CHDCND Lào.
Champasak là một tỉnh lớn của CHDCND Lào và là một trong những
điểm xuất phát về kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và nguồn lực

cho đầu tư phát triển nói riêng, cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung vẫn còn
thấp kém. Tăng trưởng hợp tác kinh tế về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI :
Foreign Direct Investment) đóng vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết. Tuy
nhiên, tỉnh cố gắng nhiều lên để phát huy được sự thuận lợi, khắc phục những
khó khăn về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực
nhưng đó cũng chỉ là trong thời gian ngắn mà thôi. Đặc biệt là những hoạt động
1


đầu tư của nhà đầu nước ngoài tại tỉnh đã dần dần khẳng định được vị trí và vai
trò của tỉnh đối với sự phát triển nền kinh tế của tỉnh. Những năm gần đây
Champasak cũng mở rộng cửa thu hút các nhà đầu tư. Riêng đầu tư nước ngoài,
hiện Việt Nam đang dẫn đầu với hơn 51% tổng vốn FDI vào Champasak. Trong
đó nông nghiệp có 21 dự án có tổng vốn là 165 triệu USD, công nghiệp có 10 dự
án với trị giá là 33,9 triệu USD, dịch vụ có 6 dự án với hơn 20 triệu USD. Đồng
Nai có 2 dự án tại Champasak với trên 23 triệu USD và chiếm trên 10% số vốn
đầu tư nước ngoài vào Champasak. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã
giúp Champasak duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% trong năm 2010 và
2011. Trong năm 2012, tỉnh Chămpasak đã tiến hành tổ chức một số hoạt động
xúc tiến đầu tư vào Chămpasak tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP. HCM
(Việt Nam). Bên cạnh đó, Chămpasak cũng kêu gọi đầu tư từ các nước khác
như: Trung Quốc, Thái Lan…

Đến nay, tỉnh Chămpasak đã thu hút khoảng 341 dự án đầu tư trong và
ngoài nước với tổng vốn đăng ký khoảng 10.796 tỷ kip. Trong đó, có 166 dự án
đầu trong nước với vốn đầu tư khoảng 4.394 tỷ kíp; còn lại là các dự án FDI.
Trong số 17 nước đầu tư vào Chămpasak, Việt Nam chiếm tỷ lệ vốn đầu tư cao
nhất, chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực trồng cao su, cà phê, kinh doanh khách sạn…
tiếp theo là các nước Thái Lan, Trung Quốc… Bức tranh của quan hệ kinh tế đối
ngoại nói chung, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đã được hình

thành rõ ràng và năng động.

Tỉnh Champasak có diện tích trên 15.300 km2 trong đó có khoảng 1,5
triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, có 200 km sông Mê Kông chảy qua địa phận
tỉnh. Với vị trí thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi tỉnh Champasak đã sôi nổi lên là một
tỉnh có sức hấp dẫn, phù hợp và là một hiện tượng đặc sắc về thu hút đầu tư FDI
và khiến cho nhiều nước trên thế giới biết đến tỉnh Champasak nhiều hơn.
2


Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng góp một phần tích cực đáng
kể trong công cuộc đổi mới kinh tế của tỉnh Champasak nhiều hơn những năm
đã qua. Chúng ta có thể nói rằng, đầu tư nước ngoài như là một trong các nguồn
năng lực rất quan trọng trong việc phát triển và đổi mới kinh tế của Lào. Ngày
nay, có thể nói là đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế
của nước CHDCND Lào. Mọi chính sách kinh tế, mỗi biến động tài chính tiền tệ,
các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều có bóng dáng sáng soả của
đầu tư nước ngoài. Đối với Lào, là một đất nước có trình độ về kinh tế kém phát
triển, các tỉnh miền núi và các tỉnh nghèo còn chiếm một phần lớn trong nước,
vậy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất quan trọng nhằm mục thực
hiện chính sách công nghiệp hoá hiện đại hoá mà đặc biệt là xoá đói giảm nghèo,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội ở các
vùng miền núi vùng sâu vùng xa đang là chính sách phát triển toàn diện mà
Đảng và Nhà nước chúng ta đã đề ra. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho
tỉnh Champasak rất nhiều lợi ích khác nhau, nó thể hiện dưới sự tiến bộ về mặt
kinh tế, chính trị và xã hội. Nó ngày càng quan trọng đối với tỉnh Champasak nói
riêng và một nước có nhu cầu vốn lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Do có đầu tư trực tiếp nước ngoài thì làm cho tình hình xã hội của tỉnh đã được
cải thiện, đời sống nhân dân tại tỉnh được nâng cao, từ không có thu nhập trở
thành có thu nhập cao, giảm bớt sức ép của những vấn đề xã hội. Tuy nhiên, bên

cạnh những lợi ích đó mà đầu tư nước ngoài mang lại thì nó cũng còn có nhiều
hạn chế đó là những tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài với nền kinh tế và
có thể nói nó là con dao hai lưới, bởi vậy chúng ta cần phải mở rộng quan hệ với
nước ngoài và biết tiếp nhận đầu tư nước ngoài một cách hợp pháp, đúng đắn,
phát huy mặt tích cực của nó đồng thời giảm được những ảnh hưởng tiêu cực
hướng theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội bằng cách cùng giám sát với họ
để tránh tình trạng những tác động tiêu cực mà nó có thể có bất kỳ trong thời
gian nào. Đặc biệt, trong thời gian tới chúng ta cần phải đưa ra các giải pháp

3


thiết thực, hợp pháp và đúng đắn để có thể tăng cường việc thực hiện thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak nhằm huy động được tối đa
nguồn lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ngoài đó, tỉnh đang
cải thiện phát triển khu kinh tế đặc biệt mang tên là khu kinh tế đặc biệt
Khonphaphêng, Pakxong, Văng tau .
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu là “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Việt Nam và Thái Lan vào tỉnh Champasak của nước
CHDCND Lào”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
• Nghiên cứu thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và
Thái Lan tại tỉnh Champhasak…
• Phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào tỉnh Champasak.
• Đề xuất các giải pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Champasak.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng ngiên cứu của luận văn là Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Việt Nam và Thái Lan vào tỉnh Champasak của nước
CHDCND Lào

• Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Champasak từ năm 2000-2011
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là: Phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, sơ đồ, bảng biểu…
• Phương pháp định tính qua việc thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng
hợp, sơ đồ, bảng biểu…
4


5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu trên, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Đề tài
này còn được trình bày thành ba chương:

Chương I : Một số lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Chương II : Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam
và Thái Lan vào tỉnh Champasak của CHDCND Lào
Chương III : Định hướng và giải pháp tăng trưởng thu hút FDI vào tỉnh
Champasak của CHDCND Lào

5


CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

(FDI) CƠ SỞ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÔNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
1.1 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài :
A, Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
-

Lý thuyết chu kì sống: Lý thuyết này giải thích tại sao các nhà sản xuất lại

chuyển hướng hoạt động kinh doanh từ xuất khẩu sang thực hiện FDI. Lý thuyết
cho rằng đầu tiên các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền
xuất khẩu nhờ việc cho giá đời những sản phẩm mới, sản xuất vẫn tiếp tục tập
trung tại chính quốc này cả chỉ khi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thập hơn.
Trong thời kỳ này để xâm nhập thị trường nước ngoài thì các nước thực hiện
việc xuất khẩu hàng hoá. Tuỳ nhiên khi sản phẩm trở nên chuẩn hoá trong thời
kỷ tăng trưởng các nhà sản xuất khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm tận
dụng chi phí sản xuất thập và quan trọng hơn là ngăn chặn khả năng để rời thị
trường vào nhà sản xuất điạ phường.
-

Lý thuyết về quyền lợi thị trường: Lý thuyết cho rằng FDI tồn tại do

những hành vi đặc biệt của độc quyền nhóm trên phạm vi quốc tế như phản ứng
độc quyền nhóm, hiệu quả kinh tế bên trong do quy mô sản xuất và sự liên kết
đầu tư nước ngoài theo chiều rộng. Tất cả những hành vi này đều nhằm hạn chế
cạnh tranh mở rộng thị trường và ngăn không cho đối thu khác xâm nhập vào
ngành. FDI theo chiều rộng tồn tại khi các công ty xâm nhập vào nước khác và
sản xuất các sản phẩm trung gian, sau đó các sản phẩm này được xuất ngược trở
lại và được sản xuất với tư cách là đầu vào cho sản xuất của chủ nhà hay tiêu thụ

những sản phẩm đã hoàn thành cho những người tiêu thụ cuối cùng. Theo thuyết
6


này các công ty thực hiện FDI vì một số lý do: thứ nhất: do nguồn cung cấp
nguyên liệu ngày càng khan hiếm các công ty địa phường không đủ khả năng
tham do khai thác. do vậy các MNC tranh thủ lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khai
thác nguyên liệu tại địa phương. điều đó giải thích tại sao FDI theo chiều rộng
được thực hiện ở các nước đang phát triển. Thứ hai, thông qua các liên kết FDI
dọc các công ty độc quyền nhóm lập nên các hàng rào không cho các công ty
khác tiếp cận tới những nguồn nguyên liệu của chung. Thứ ba, FDI theo chiều
rộng còn tạo ra lợi thế về chi phí thông qua việc cải tiến kỷ thuật bằng cách phối
hợp sản xuất và chuyền giao các sản phẩm giữa các công đoán khác nhau của
quá trình sản xuất.
-

Lý thuyết về tính không hoàn hảo của thị trường: Lý thuyết này cho rằng

khi xuất hiện trên thị trường cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả đi các công
ty thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khuyên khích hoạt động kinh
doanh và vượt qua yếu tố không hoàn hảo đó. Có hai yếu tố không hoàn hảo của
thị trường là rào cản thương mại và kiến thực đặc biệt
-

Lý thuyết chiết trung: Các công ty sẽ thực hiện FDI khi hộ tụ đủ ba lợi

thế: địa điểm, sở hữu, nội địa hoá, về địa điểm là các ưu thế có được do tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh tại một địa điểm nhất định những ưu thế về địa
điểm có thể là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động lãnh nghề và
rể…Sở hữu là ưu thế cho một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số tài sản

nhất định như nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kỹ thuật hay cơ hội quản lý…. Nội
địa hóa là ưu thế đạt được cho việc nội hoá hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó
đến một thị trường kém hiệu quả hơn.Thuyết này khẳng định rằng khi hội tụ đầy
đủ các lợi thế trên, các công ty sẽ thực hiện FDI.
B, Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một quá trình mà người trú ẩn của
một nước (nước xuất khẩu đầu tư) là chủ sở hữu tài sản để nhằm mục đích quản
lý việc sản xuất, phân chia và các hoạt động khác của các nhà doanh nghiệp tại
7


một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư).
FDI là đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước
ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà
chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch
vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1977):
"Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài
trong một hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư,
mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc
quản lý hãng đó".
- Theo luật Đầu tư nước ngoài của Liên Bang Nga (04/07/1991"Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị tài sản và những giá trị tinh thần mà nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận"
- Theo Hiệp hội Luật quốc tế Henxitiky (1996 )
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang
nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay
dịch vụ.
- Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, ban hành 12/11/1996, tại

Điều 2 Chương 1:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo
quy định của luật này.
Theo Luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài của CHDCND Lào
số 2/QH ngày mùng 8 tháng 7 năm 2009 thì FDI có nghĩa là sự nhập khẩu vốn từ
nước ngoài để phát triển nền kinh tế quốc dân, gồm có cả tài sản, chuyên môn và

8


công nghệ hiện đại.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm
về FDI, song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập
cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư. Trong đó nhà đầu tư nước
ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ
quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu
được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của
Luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại.

1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ những quan điểm lý thuyết trên, có thể rút ra những đặc điểm về đầu tư
trực tiếp nước ngoài như sau:
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư toàn bộ hay phân đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành
quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh
doanh dịch vụ, thương mại.
- Đầu tư FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới,
mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phần

để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu theo luật
đầu tư của từng nước quy định. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi
hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều
hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỉ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều
nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số
vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại
do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, Luật đầu tư nước ngoài của Lào cho

9


phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước
ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
- Đây là hình thức nhà đầu tư tự bỏ vốn cùng điều hành nguồn vốn đó theo
nhu cầu kinh doanh của mình. Họ sẽ bị lỗ hoặc hưởng lãi vì vậy nước nhận đầu
tư sẽ không phải tham gia vào các hoạt động đầu tư loại này trừ việc điều hành
bàng hành lang pháp lý của mình. Đầu tư trực tiếp mang lại cho nước nhận đầu
tư thu thập được công nghệ cao cùng kỹ năng quản lý tốt. Vì vậy các nước đang
phát triển trên thế giới đều muốn thu hút loại hình đầu tư này để theo kịp khoa
học kỹ thuật mà các nước phát triển đã trải qua. Nguồn vốn đầu tư này có một
thời hạn rộng rãi, mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao và không bị gắn với
bất cứ điều kiện chính trị nào nên nước chủ nhà không bị những ảnh hưởng về
mặt chính trị của các nước cho vay nợ hoặc đầu tư, không để lại gánh nặng nợ
nần cho nền kinh tế.
- Đầu tư trực tiếp chịu sự chi phối mãnh liệt của quy luật thị trường, vì vậy
lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư. Lợi nhuận của các nhà đầu tư
nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia
theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả

lợi tức cổ phần (nếu có).
- Thông qua FDI, nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội học hỏi được công nghệ,
kỹ thuật hiện đại, tiếp thu được kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển.
Đây cũng chính là ưu điểm mà các hình thức khác không có được.
- Nguồn vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ dự án đầu
tư dưới hình thức vốn pháp định, mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm
cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn
đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
Các đặc điểm trên đã tạo một ưu thế chắc chắn FDI hơn những hình thức
đầu tư khác, và FDI trên thế giới hiện nay là hình thức đầu tư được quan tâm đặc
biệt.
10


Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài hầu hết là giống nhau toàn thế
giới. (Monekham SOULINPHOUMY, năm 2008 )

1.1.3 Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Hiện nay, toàn nước CHDCND Lào đang có 3 hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài chủ yếu theo Luật thúc đẩy đầu tư nước ngoài sau đây :
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC).
BCC là hợp đồng được ký kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên (nước ngoài và
nước sở tại), để nhằm tiến hành một hoặc nhiều hoạt động đầu tư tại nước tiếp
nhận đầu tư trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia những kết quả kinh
doanh mà không thành lập pháp nhân mới.
Phương thức hoạt động là các tổ chức kinh tế trong nước sản xuất, gia công,
lắp ráp sản phẩm cho phía nước ngoài và nhận lại tiền công lao động hoặc bằng
sản phẩm. Khi hết hạn hợp đồng, các máy móc thiết bi phục vụ cho việc sản xuất,
gia công có thể được bán lại cho doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp liên doanh (Joint – Venture enterprise).

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư
nước ngoài hợp tác và góp vốn với doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư trên
cơ sở hợp đồng là liên doanh. Các bên tham gia vào hợp tác và góp vốn thì cùng
điều hành hoạt động kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ
lệ góp vốn.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH
có tư cách pháp nhân theo pháp luật của CHDCND Lào . Thời gian trong hoạt
động đầu tư của các doanh nghiệp là khoảng từ 30-50 năm. Doanh nghiệp đầu
tư theo hình thức này là hoàn toàn tự chủ về tài chính vì vốn pháp định do
mỗi bên liên doanh đóng góp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh muốn
tăng vốn phải được sự chấp thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% foreign owned capital)

11


Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
riêng với 100% vốn của phía nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp này là do phía
nước ngoài có quyền sở hữu quản lý, điều hành, tự tổ chức sản xuất kinh doanh
và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
khuôn khổ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. Trong quá trình hoạt động, đầu
tư thì các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư không được giảm vốn pháp định.
Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác như là hình thức công ty cổ phần,
công ty quản lý vốn và còn có hình thức biến tướng khác tuỳ theo mục đích và
đặc điểm trong yêu cầu tiếp nhận đầu tư. Ví dụ, các lĩnh vực khai thác tài nguyên
thiên nhiên mà có hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm, trong lĩnh vực xây
dựng kết cấu hạ tầng thì có hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(B.O.T). Hoặc hình thức đầu tư vào khu chế xuất hiện nay cũng có nhiều cải
biến, con người bắt đầu tập trung chú ý đến hình thức xây dựng các khu công
nghiệp hiện đại hoặc quan tâm đến việc xây dựng đặc khu kinh tế. Việc đó chắc

chắn sẽ có nhiều hình thức cụ thể ra đời để đáp ứng cho nhu cầu và khả năng thu
hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia. Có thể nói rằng, các hình thức của FDI
rất đa dạng, phong phú, và mỗi hình thức sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu
khác nhau. Như vậy, phụ thuộc vào các yêu cầu, các mục tiêu của từng dự án cụ
thể mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn hình thức thích hợp thuận lợi và mang lại lợi ích
nhiều nhất cho chính mình.

1.2 Đánh giá đặc điểm đầu tư của Việt Nam và Thái Lan
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các quốc gia thì không
bằng nhau, và trong mỗi quốc gia, các vùng kinh tế khác nhau thì có khả năng
thu hút và sử dụng vốn FDI khác nhau. Việc lượng vốn FDI vào các vùng kinh tế
của các quốc gia sẽ cao hay là thấp thì nó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
hướng di chuyển của dòng vốn FDI; sự ổn định về môi trường vĩ mô; chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng vốn FDI của các quốc gia và các địa
phương; sự phát triển hành chính; hoạt động xúc tiến đầu tư; trong đó, điều kiện
12


tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động thu hút và sử dụng vốn FDI.

1.2.1 Nhà đầu tư : cơ chế chính sách, tiềm lực và sở trường của nhà đầu

1.2.1.1 Việt Nam
Dựa vào luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định chính phủ số 78/2006 NĐ –
CP quy định về đâu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành có các quyền lợi, ưu đãi
cao hơn so với các quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì
nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp
luật, chính sách mới đó có hiệu lực.

Trường hợp các quyền lợi, ưu đãi ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc văn
bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã cấp cho nhà đầu tư có mức độ ưu
đãi cao hơn so với các quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng theo quy
định hiện hành thì nhà đầu tư đó có quyền tiếp tục được hưởng các quyền lợi, ưu
đãi đã ghi trong Giấy phép đầu tư hoặc văn bản cho phép đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
Tiềm năng và sở trường của Việt Nam
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có truyền thống hữu nghị, tình
cảm anh em gắn bó keo sơn từ lâu đời. Trong việc hợp tác toàn diện giữa Lào và
Việt Nam có sự phát ngày một mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực thương mại giữa
hai nước. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Lào đang được triển
khai một cách hiệu quả và ngày một phát triển cả về số lượng và chất lượng trên
tất cả các lĩnh vực như : Nông-Lâm nghiệp, Xây dựng, Công nghiệp chế biến và
công nghiệp nặng, Dịch vụ.

13


Vào năm 1993, dự án đầu tiên của Việt Nam về khai thác thiếc đăng ký
đầu tư vào thị trường Lào. Nhưng giai đoạn 1993-1998, các dự án của Việt Nam
đăng ký đầu tư vào Lào ít (chỉ có 4 dự án với tổng vốn đăng ký 2,8 triệu USD).
Từ năm 1999 các dự án đầu tư vào Lào mới tăng trưởng nhanh về cả số lượng và
chất lượng (quy mô) dự án. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp là lĩnh vực có sự
tăng trưởng nhanh đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào giai đoạn 20052010 (đạt 88 dự án đầu tư).
Có thể thấy tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào có
sự tăng trưởng mạnh về tổng mức đăng ký đầu tư. Nếu năm 2005 chỉ có 450,45
triệu USD vốn đăng ký đầu tư, thì đến năm 2007 đã đạt đến 692,72 triệu USD
đăng ký đầu tư, đến năm 2009 đạt 1.302,42 triệu USD vốn đăng ký đầu tư. Giai
đoạn 2005-2009, giá trị vốn đăng ký đầu tư tăng 2,89 lần, tốc độ tăng trưởng
bình quân tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 30,3%/năm. Riêng năm 2010, số dự án

đầu tư tăng lên 26 dự án; tuy nhiên, tổng mức đầu tư giảm xuống chỉ còn 132,11
triệu USD.
Mức đầu tư bình quân trong ngành dịch vụ đạt 36,2 triệu USD/dự án là
mức đầu tư rất cao nhưng trên thực tế, hầu hết các dự án đều có quy mô nhỏ.
Quy mô đầu tư bình quân chỉ tăng lên rất nhiều sau khi có dự án của công ty cổ
phần đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành đầu tư vào lĩnh vực sân Golf và bất
động sản tại thủ đô Viêng Chăn vào năm 2009 với mức đăng ký đầu tư 1 tỷ USD.
Các dự án đầu tư vào ngành Nông - Lâm nghiệp có quy mô bình quân đạt
21,3 triệu USD/dự án là mức đầu tư tương đối cao. Bởi vì đa số dự án trong lĩnh
vực Nông - Lâm nghiệp là dự án trồng cây cao su cần đầu tư ở mức lớn, tổ chức
sản xuất kiểu công nghiệp mới đảm bảo hiệu quả sản xuất.
Ngành công nghiệp có quy mô đầu tư bình quân đạt 14,7 triệu USD/dự án,
là ngành có mức đầu tư thấp hơn mức trung bình (19,9 triệu USD).

14


Tính đến nay, Chính phủ Lào đã cấp phép đầu tư cho 413 dự án của các
doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Đầu
tư của Việt Nam đứng thứ 2 trong các quốc gia đầu tư vào Lào, tập trung vào các
lĩnh vực như năng lượng, dịch vụ, hạ tầng, nông – lâm nghiệp và khai khoáng…
Tổng số FDI giải ngân lũy kế của các dự án Việt Nam đến nay đạt xấp xỉ
1,5 tỷ USD, tương ứng 30% tổng vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam tại Lào,
trong đó nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, đã góp phần làm tăng
trưởng nền kinh tế Lào, tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho trên 30
nghìn lao động của Lào.
Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào tập trung lớn tại khu
vực Trung Nam Lào. Tính đến hết tháng 9/2014, số dự án đầu tư của Việt Nam
vào khu vực Trung Nam Lào là 199 dự án, chiếm khoảng 49% tổng số dự án
đầu tư vào Lào; tổng vốn đầu tư đạt hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 95,4% tổng số FDI

đăng kí của Việt Nam tại Lào. Tính từ sau tọa đàm xúc tiến đầu tư vào khu vực
Trung Nam Lào lần thứ nhất tại Chawmpasak năm 2012, đã có 36 dự án mới với
tổng số vốn đầu tư là 1.53 tỷ USD được Chính phủ Lào cấp phép, gấp 1.5 lần so
với năm 2012.
Nhiều dự án quy mô lớn đang được các doanh nghiệp Việt Nam tích cực
triển khai như: lĩnh vực khai khoáng (Dự án muối mỏ Kali tại Khăm muộn với
tổng đầu tư gần 500 triệu USD); lĩnh vực năng lượng, thuỷ điện (Có 4 dự án,
tổng số vốn đầu tư là hơn 1,17 tỷ USD, chiếm 24,7% như: Dự án thủy điện
Xekaman 1, Thuỷ điện Luangprabang,…); Đầu tư cơ sở hạ tầng (Dự án kho
ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ Cảng Hòn La sang tỉnh Khămmuộn, sân
bay Attopư, các dự án xây dựng đường giao thông khác), điển hình đi đầu tạo
động lực cho doanh nghiệp là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai… đã tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển giao thương và du lịch mang tính đột phá.

15


Về hợp tác thương mại, đến hết tháng 9 năm 2014,kim ngạch thương mại
hai chiều VN – Lào đạt 995 triệu USD. Riêng khu vực Trung Nam Lào, kim
ngạch thương mại hai chiều đạt khoảng 600 triệu USD, (tăng 48.3% so với cùng
kỳ năm 2013), chiếm 60% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào, trong đó
xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đạt 190 triệu USD, nhập khẩu từ Lào đạt 410
triệu USD. Dự kiến đến hết năm 2014, kim ngạch hai chiều Việt Nam – Lào đạt
1.4 tỷ USD.
Riêng tình hình hợp tác kinh tế giữa các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ của Việt Nam với các tỉnh Trung Nam Lào cũng đạt nhiều kết quả
đáng kể. Các dự án đều tập trung vào khai thác các thế mạnh của khu vực Trung
Nam Lào như: trồng cây công nghiệp (Cao su, cọ), thủy điện, khai khoáng…
Các dự án đều thực hiện đúng tiến độ, được Chính phủ Lào, địa phương Lào
đánh giá là có hiệu quả, góp phần thay đổi hẳn diện mạo kinh tế của địa phương,

cải thiện cơ bản cuộc sống của người dân Lào khu vực đầu tư dự án.
Ngành xây dựng có quy mô dự án đầu tư bình quân thấp nhất do các
doanh nghiệp lớn không mấy quan tâm đến lĩnh vực này vì hiệu quả đầu tư thấp.
Nguyên do: khi nhận công trình thi công, các doanh nghiệp không chỉ không
được ứng vốn, không được thanh toán từng phần, mà còn bị nợ rất lâu, thường
rất khó thu hồi nợ. ( Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư CHDCND
Lào và />
1.2.1.2 Thái Lan
Dựa theo kế hoạch phát triển của quốc gia thứ 10 ( 2005 – 2010 ) để thúc
đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong nhiều ngành nghề và đàm phán
điều chỉnh luật có liên quan đến đầu tư tại các nước liên minh để thúc đẩy các
doanh nghiệp của Thái Lan đầu tư ra nước ngoài.
Chính phủ Thái Lan Chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
cho biết ngày 30/12/2007 Chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là

16


thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Thái Lan ra nước ngoài trong các ngành mà Thái
Lan có tiềm lực, xây dựng mạng lưới liên kết các doanh nghiệp cả các doanh
nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ở ngoài nước, có trung tâm phục vụ các
doanh nghiệp về những thông tin liên quan đến nước sẽ ra đầu tư, cấp giấy
chứng nhận cho các doanh nghiệp ra đầu tư ở nước ngoài để có thể sử dụng
quyền lực của mình trong việc đầu tư, và những điều kiện khác liên quan đến
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Thái Lan.
Tiềm năng và sở trường của Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút FDI, vì vậy,
họ có nhiều kinh nghiệm để tổ chức bộ máy điều hành, thúc đẩy và hỗ trợ doanh
nghiệp Thái Lan đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là CHDCND Lào. Đầu
tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào được đẩy mạnh với hai ngành quan

trọng là ngành năng lượng và khai thác khoáng sản.
Ở Thái Lan, chính phủ luôn khuyến khích, ưu đãi (ưu đãi về vốn) tạo điều
kiện thuận lợi cho các công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu
tư trực tiếp vào CHDCND Lào. Chính phủ Thái Lan thực hiện nới lỏng các hạn
chế về vốn đầu tư trực tiếp vào CHDCND Lào đối với các công ty, xí nghiệp.
Các biện pháp, chính sách của Nhà nước đều tập trung mở rộng khả năng đầu tư
vào CHDCND Lào, bãi bỏ các điều luật và điều lệ gây hạn chế đầu tư vào
CHDCND Lào trước đây. Chính phủ Thái Lan thành lập cơ quan quản lý vốn
đầu tư ra nước ngoài nói chung, đầu tư vào CHDCND Lào nói riêng, đồng thời
xây dựng một hệ thống các chính sách quản lý vốn đầu tư trực tiếp vào
CHDCND Lào và thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động đầu tư vào CHDCND
Lào với giá trị vốn lớn đều do Ngân hàng Thái Lan phê chuẩn. Cùng với chính
sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác khu vực, các hoạt động đầu
tư trực tiếp của Thái Lan vào CHDCND Lào ngày càng tăng.

17


Thái Lan nằm trong tốp những đối tác thương mại, nhà đầu tư hàng đầu
của Lào. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thái-lan, giá trị kim ngạch thương mại
hai chiều giữa hai nước năm 2011 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 35,8% so với năm trước.
Trong giai đoạn 2000-2010, Băng-cốc đã đầu tư 276 công trình tại Lào trong
nhiều lĩnh vực như năng lượng, giấy, đường... với tổng giá trị lên đến 2,69 tỷ
USD.
Thái-lan là nhà đầu tư lớn tại Lào trong các lĩnh vực khai thác mỏ và thủy
điện. Đây là các ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò chủ yếu trong thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế Lào, chiếm khoảng 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và 50% mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo ước
tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), doanh thu từ xuất khẩu đồng của Viêng
Chăn đạt 1,3 tỷ USD và vàng đạt 240 triệu USD trong năm 2011. Với các dự án

xây dựng hàng chục đập thủy điện mới, Lào hướng tới mục tiêu trở thành
"nguồn năng lượng của Đông - Nam Á", cung cấp 8% lượng điện cho khu vực
này vào năm 2025, với tiềm năng sản xuất 28 nghìn MW điện. Băng-cốc hợp tác
triển khai nhiều dự án thủy điện tại Lào, trong đó có đập thủy điện Nậm Thun 2,
trị giá 1,45 tỷ USD với tổng công suất 1.086 MW, giúp tăng gấp đôi sản lượng
điện của Lào kể từ tháng 3-2010. Ngoài ra, hai Công ty khai thác than Ban-pu và
Công ty Điện lực Rát-cha-bu-ri (RATCH) của Thái-lan nắm giữ tổng cộng 80%
cổ phần của Nhà máy nhiệt điện than non Hông-xa, trị giá 3,7 tỷ USD với công
suất 1.800 MW, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015 và trở thành nhà máy điện
lớn nhất tại đất nước Triệu Voi.

1.2.2 Về phía Lào : chính sách, tiềm lực của Lào; nguồn nhân lực của
Lào
* Chính sách
Dựa vào Luật đầu tư số 02/QH, ngày mùng 8 tháng 7 năm 2009 tại Thủ
đô Viêng Chăn.
Thúc đẩy đầu tư là chính sách, tạo ra môi trường và các điều kiện cho nhà

18


đầu tư cả trong nước và nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài để nhà đầu tư có thể
kinh doanh hoàn hảo, nhanh chóng và đúng theo luật tại CHDCND Lào.
Cho phép ưu tiên đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền sở hữu kinh doanh
100% trong khu vực kinh tế những trừ lĩnh vực khai thác khoáng sản và các
công nghiệp điện lực vì phải có sự hợp tác của Chính phủ.
Chính phủ thúc đẩy mọi đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài như là tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi để
quy định phương hướng, cung cấp thông tin quan trọng và có liên quan, chính
sách về thuế quan, lao động, quyền sử dụng mạnh đất, sự đảm bảo và bảo vệ

quyền lợi, quyền, lợi nhuận và những điều kiện khác.
Chính sách về thuế quan chia thành 3 trình độ là :
- Trình độ 1: là các ngành có thúc đẩy đầu tư nhiều nhất.
- Trình độ 2 : là các ngành có thúc đẩy đầu tư trung bình.
- Trình độ 3 : là các ngành có thúc đẩy đầu tư thấp.
Chính sách về thuế lãi suất :
- Lĩnh vực 1 là lĩnh vực có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hợp
pháp và chưa thuận lợi trong công việc đầu tư đa phần là vùng núi
và vùng sâu vùng xa, lĩnh vực này sẽ có chính sách thúc đẩy đầu tư
trên trình độ cao. Các doanh nghiệp nằm trên trình độ 1 sẽ được
miễn thuế lãi suất là 10 năm. Các doanh nghiệp nằm trên trình độ 2
sẽ được miễn thuế lãi suất là 6 năm. Các doanh nghiệp nằm trên
trình độ 3 sẽ được miễn thuế lãi suất là 4 năm.
- Lĩnh vực 2 là là lĩnh vực có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có thể tạo
thuận lợi trong công việc đầu tư được một phần và không phải lĩnh
vực khó khăn như lĩnh vực 1, lĩnh vực này sẽ có chính sách thúc
đẩy đầu tư trên trình độ trung bình. Các doanh nghiệp nằm trên
trình độ 1 sẽ được miễn thuế lãi suất là 6 năm. Các doanh nghiệp
19


×