Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản hiệp thanh, tp cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.45 KB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

VÕ THỊ HỒNG HUỆ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH,
TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

VÕ THỊ HỒNG HUỆ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỦY HẢI SẢN HIỆP THANH,
TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THẠC SĨ NGUYỄN THANH TOÀN

2010

ii


LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của Trường Đại học Cần Thơ cùng sự chấp nhận
của Ban Giám Đốc công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh, qua hai
tháng thực tập kết hợp với lý thuyết được học ở nhà trường đến nay em đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học của mình với đề tài “Phân tích tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp
Thanh, Thành phố Cần Thơ”.
Trong suốt thời gian làm luận văn ngoài những cố gắng nỗ lực của bản
thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ phía những người
xung quanh. Xin cảm ơn cha mẹ và các em đã luôn quan tâm, động viên em
hoàn thành đề tài; cảm ơn sự nhiệt tình của các anh chị tại đơn vị thực tập;
cảm ơn sự chia sẻ giúp đỡ của anh Lưu Phước Hồ; đặc biệt cảm ơn thầy
Nguyễn Thanh Toàn-người đã trực tiếp hướng dẫn và cho em các góp ý chân
thành nhất để em hoàn thiện bài luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ, quý
Thầy Cô khoa Thủy Sản, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu và hữu ích trong suốt bốn năm học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn các Cô chú, Anh chị thuộc phòng kế toán của công
ty CPCBTHS Hiệp Thanh, chị Nguyễn Thị Linh Đa đã nhiệt tình chỉ bảo,
cung cấp số liệu cho em trong thời gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, em xin gửi lời kính chúc đến quý Thầy Cô trường Đại học
Cần Thơ, quý Thầy Cô khoa Thủy Sản, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,

thầy Nguyễn Thanh Toàn và các Cô chú, Anh chị của công ty cổ phẩn chế
biến thủy hải sản Hiệp Thanh, chị Nguyễn Thị Linh Đa được dồi dào sức
khoẻ, đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công tác của mình.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Hồng Huệ

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm
đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2007
đến năm 2009, tìm ra những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến
hoạt động của Công ty và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn nhằm đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Các phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn, phân tích và xây dựng ma
trận SWOT được sử dụng để: (i) Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty; (ii) Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp khắc
phục khó khăn.
Kết quả phân tích cho thấy qua 3 năm hoạt động quy mô của Công ty
ngày càng được mở rộng, nguồn vốn hoạt động không ngừng tăng lên, doanh
thu bán hàng liên tục tăng, lãi ròng đều dương. Các hệ số tỷ số thanh toán, các
tỷ số hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời đều có chiều hướng
khả quan.
Công ty vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn như thiếu vốn, chi phí chưa

được tiết kiệm, nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện đe dọa đến sự phát triển
và tồn tại của Công ty. Do đó, để ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao, giữ
vững vị trí trên thị trường, Công ty cần phải nổ lực tìm hiểu mọi vấn đề tác
động đến hoạt động kinh doanh.

iv


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Hiệp Thanh, ngày…. tháng…. năm…

v



MỤC LỤC
Lời cảm tạ ....................................................................................................... i
Tóm tắt.......................................................................................................... iv
Nhận xét cơ quan thực tập ...............................................................................v
Mục lục ......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................. ix
Danh mục hình ................................................................................................x
Danh mục từ viết tắt ...................................................................................... xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................. 1
1.1 Giới thiệu.................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát..................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................... 2
1.3 Nội dung của đề tài ................................................................................... 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài.......................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
2.1 Vai trò của ngành thủy sản ........................................................................ 4
2.2 Tình hình thủy sản Việt Nam .................................................................... 4
2.3 Tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long ......................................... 7
2.4 Tổng quan về thành phố Cần Thơ ............................................................. 8
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên...................................................................... 8
2.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................... 8
2.4.3 Tình hình thủy sản ở thành phố Cần Thơ ................................... 9
2.5 Các tài liệu, nghiên cứu có liên quan......................................................... 9
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................11
3.1 Phương pháp luận ....................................................................................11
3.1.1 Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng trong phân tích tình hình hoạt
động kinh doanh............................................................................................11
3.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty qua các năm.............12
3.1.3 Phân tích các tỷ số tài chính ......................................................13

3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................16
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................16
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................20
4.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh..20

vi


4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ............................20
4.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ............................................21
4.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty..........................................22
4.1.4 Mô hình sản xuất khép kín của Công ty ....................................24
4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy
hải sản Hiệp Thanh........................................................................................37
4.3 Phân tích tình hình doanh thu...................................................................39
4.4 Phân tích tình hinh chi phí........................................................................41
4.4.1 Biến động chi phí......................................................................41
4.4.2 Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình thực hiện chi phí.............44
4.5 Phân tích tình hình lợi nhuận....................................................................45
4.5.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận ..........................................45
4.5.2 Phân tích tình hình biến động cơ cấu lợi nhuận của Công ty .....47
4.5.3 Phân tích lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm của Công ty ............49
4.5.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cổ
phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh .........................................................51
4.6 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty .............................................55
4.6.1 Các chỉ tiêu thanh toán..............................................................55
4.6.2 Các tỷ số hoạt động...................................................................57
4.6.3 Hiệu quả sử dụng vốn ...............................................................59
4.6.4 Các chỉ tiêu về lợi nhuận...........................................................61

4.7 Phân tích môi trường cạnh tranh của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản
Hiệp Thanh ...................................................................................................67
4.7.1 Nhà cung cấp ............................................................................67
4.7.2 Sản phẩm thay thế.....................................................................68
4.7.3 Khách hàng...............................................................................68
4.7.4 Chính sách của nhà nước ..........................................................69
4.7.5 Mức độ cạnh tranh trong ngành.................................................70
4.8 Phân tích ma trận SWOT .........................................................................71
4.8.1 Điểm mạnh ...............................................................................71
4.8.2 Điểm yếu ..................................................................................72
4.8.3 Cơ hội.......................................................................................72
4.8.4 Nguy cơ ....................................................................................73
4.8.5 Đề xuất các chiến lược..............................................................75
4.8.6 Giải pháp, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty trong thời gian tới............................................................76
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................82
5.1 Kết luận ...................................................................................................79

vii


5.2 Kiến nghị .................................................................................................79
Tài liệu tham khảo.........................................................................................83
Phụ lục ..........................................................................................................85

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu của thủy sản giai đoạn

2005-2009 ...................................................................................................... 5
Bảng 4.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh ..27
Bảng 4.2: Tổng hợp tình hình xuất khẩu của Công ty ....................................30
Bảng 4.3: Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm của Công ty ................35
Bảng 4.4: Tình hình doanh thu của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh ...............39
Bảng 4.5: Tình hình chi phí của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh ..................41
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về tình hình thực hiện chi phí ...............................44
Bảng 4.7: Tình hình lợi nhuận của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh ................46
Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty ...47
Bảng 4.9: Tình hình lợi nhuận/đơn vị sản phẩm năm 2007 ............................49
Bảng 4.10: Tình hình lợi nhuận/đơn vị sản phẩm năm 2008 ..........................50
Bảng 4.11: Tình hình lợi nhuận/đơn vị sản phẩm năm 2009 ..........................50
Bảng 4.12: Tỷ số tỷ số thanh toán của Công ty..............................................55
Bảng 4.13: Các tỷ số hoạt động của Công ty .................................................57
Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ..............................................59
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của Công ty ...............................62
Bảng 4.16: Chỉ tiêu đòn bẩy kinh tế của Công ty ...........................................64

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ Dupont.................................................................................16
Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty CPCBTHS Hiệp Thanh....................22
Hình 4.2: Mô hình sản xuất khép kín của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh.....24
Hình 4.3: Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh .......................................25
Hình 4.4: Tiêu thụ nội địa của Công ty..........................................................28
Hình 4.5: Cơ cấu thị trường của Công ty .......................................................29
Hình 4.6: Tổng hợp tình hình xuất khẩu ........................................................31
Hình 4.7: Cơ cấu mặt hàng của Công ty ........................................................36

Hình 4.8: Kết quả hoạt động của công ty CPCBTHS Hiệp Thanh .................38
Hình 4.9: Tổng doanh thu và doanh thu thuần của Công ty............................40
Hình 4.10: Tổng chi phí và giá vốn hàng bán của Công ty.............................42
Hình 4.11: Lợi nhuận sau thuế của Công ty CPCBTHS Hiệp Thanh.................47
Hình 4.12: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty .................48
Hình 4.13: Các tỷ số tỷ số thanh toán của Công ty.........................................56
Hình 4.14: Các tỷ số hoạt động của Công ty..................................................58
Hình 4.15: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty...............................................60
Hình 4.17: Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của Công ty................................62
Hình 4.17: Sơ đồ Dupont của Công ty...........................................................66
Hình 4.18: Sơ đồ ma trận SWOT...................................................................74

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

: Associate of Southem Eastern Asia Nation (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á)
BRC
: British Retail Consortium (Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội
bán lẻ Anh Quốc dành cho thực phẩm)
CPBH
: Chi phí bán hàng
CPCBTHS : Cổ phần chế biến thủy hải sản
CPQL
: Chi phí quản lý doanh nghiệp
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long

EU
: European Union (Liên minh Châu Âu)
GAP
: Good Aquaculture Practices (Thực hành nuôi tốt)
GB
: Giá bán
GDP
: Gross Domestic Production (Tổng sản phẩm quốc nội)
GVHB
: Giá vốn hàng bán
HACCP
: Hazard Analysis Critical Control Point (Qui trình phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm tới hạn)
HALAL : Theo tiếng Ả Rập có nghĩa là "được phép"
HĐKD
: Hoạt động kinh doanh
HDQT
: Hội đồng quản trị
HĐTC
: Hoạt động tài chính
HLSO
: Headless shell on (Tôm có vỏ bỏ đầu)
HOSO
: Head on shell on (Tôm nguyên con)
IFS
: International Food Standard (Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế)
IMF
: International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
IQF
: Individual Quickly Freezer (Hệ thống cấp đông nhanh các sản

phẩm rời)
ISO
: International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế
về vấn đề tiêu chuẩn hóa)
KL
: Khối lượng
LNĐV
: Lợi nhuận đơn vị
ROA
: Return on asset (Suất sinh lời của tài sản)
ROE
: Return on equit (Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu)
ROS
: Return on sales (Hệ số lãi ròng hay lợi nhuận sau thuế)
SQF
: Safe quality food (An toàn chất lượng thực phẩm)
TC- HC
: Tổ chức- Hành chính
TGĐ
: Tổng giám đốc
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TP
: Thành phố
xi


TTXVN
VASEP
VCCI


: Thông tấn xã Việt Nam
: Vietnamese Association of Seafood Exporters and Producers
(Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam)
: Vietnamese Chamber of Commerce and Industry (Phòng thương
mại và công nghiệp Việt Nam)

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Bước vào năm 2009 nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy thoái như
trong năm 2008. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì trong năm 2009 nền kinh
tế thế giới tăng trưởng ở mức 0,5%, thấp nhất trong vòng nhiều năm qua kể từ
thế chiến thứ II. Nằm trong xu hướng chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế
Việt Nam năm 2009 cũng có nhiều khó khăn và thách thức. Kết thúc năm
2009, nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng là 5,2%, tuy đây là
một tỷ lệ tăng trưởng khá thấp so với các năm qua nhưng xét về tổng thể thì
Việt Nam được đánh giá là một trong 12 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
dương trong năm nay (Đức Thành, 2009).
Từ lâu thủy sản đã được khẳng định là ngành sản xuất mang lại hiệu quả
kinh tế và xã hội cao của Việt Nam nói riêng cũng như của thế giới nói chung.
Ngành thủy sản góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tác
động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất của nhiều vùng trong cả nước.
Tính đến cuối năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 4,3
tỷ USD giảm so với năm 2008, trong đó nhóm mặt hàng chủ lực là cá tra, cá
basa giảm tới 8,6%. Thị trường EU vẫn là thị trường chủ yếu của Việt Nam
trong năm 2009 tuy đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7% về giá trị so với năm

2008 (Tổng cục hải quan, 2009). Nguyên nhân chủ yếu là do các thị trường xuất
khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng
hoảng kinh tế. Ðiều đó khiến cho xuất khẩu thủy sản của ta giảm so với cùng
kỳ, giá bán thấp, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính bền vững của
xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh
nghiệp xuất khẩu làm cho chất lượng thấp (tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ
nước...) đã bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp làm tổn
hại đến uy tín của cá tra Việt Nam, tạo cớ cho những thông tin không tốt của
báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường.
Với những khó khăn như vậy làm thế nào để các doanh nghiệp Việt
Nam có thể thích ứng tồn tại và đứng vững trên thị trường thế giới. Câu hỏi đó
đã bắt buộc các doanh nghiệp phải tự tìm hiểu mình cũng như hiểu đối thủ
cạnh tranh, hiểu thị trường nhằm xác định phương thức kinh doanh một cách
đúng đắn nhất. Để thực hiện được điều này thì phân tích hoạt động kinh doanh
được xem là không thể thiếu đối với cấp quản trị trong mỗi doanh nghiệp.

1


Mặt khác mục tiêu cuối cùng và duy nhất của các doanh nghiệp trong
kinh doanh chính là tối đa hóa lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp dù trong bất kì điều kiện khác nhau như thế nào đi chăng nữa cũng còn
những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân
tích doanh nghiệp mới có thể tìm ra được và khai thác chúng để mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất. Phân tích hoạt động kinh doanh vì thế ngày càng trở
thành nhu cầu, mối quan tâm chung của các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Nhưng không thể chỉ dừng lại ở mức xây dựng trên lý thuyết đơn thuần mà
các nhà quản trị phải tiến hành thực hiện cụ thể các hoạt động đó trong doanh
nghiệp của mình.
Đó là những lý do đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh, thành phố Cần
Thơ” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thêm kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh cho bản
thân hiểu thêm cơ cấu tổ chức bộ máy, cách thức quản lý nhân sự của một
Công ty.
Tìm ra các giải pháp khắc phục các nhược điểm và phát huy các ưu
điểm mà Công ty đang có nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty trong thời gian sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Đánh giá được hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
qua các năm.
2) Tìm ra những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt
động của Công ty.
3) Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.3 Nội dung của đề tài
1) Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh.
2) Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
3) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty.

2


4) Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp khắc phục
khó khăn.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ 12/2009 đến 5/2010.


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vai trò của ngành thủy sản
Hoà chung với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, ngành thuỷ sản
Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể và có những bước tiến nhảy vọt, sớm
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Từ
cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thuỷ sản cao hơn
các ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngành
có quan hệ gần gũi, nhất là nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 1995-2000, GDP của
ngành thuỷ sản đã tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 14.906 tỷ đồng, tức là gấp 2 lần và
năm 2003 GDP đạt 24.327 tỷ đồng (theo giá thực tế). Tỷ trọng GDP của ngành
thuỷ sản trong GDP của toàn bộ nền kinh tế năm 1990 chưa đến 3%, năm 2000
tỷ lệ đó là 4% và tỷ lệ này vẫn tiếp tục được giữ vững. Trái lại, GDP của ngành
nông nghiệp đã giảm xuống tương đối: năm 1990, tỷ trọng GDP của ngành
nông nghiệp là 38,7% đến năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn 24,3% và năm
2003 còn 16,7% (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 2006).
Được xem là ngành có đóng góp cao trong thu nhập quốc dân vì ngành thuỷ
sản đã tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho
con người. Theo số liệu của các cuộc điều tra của Ủy ban sông Mêkong về tiêu
dùng thực phẩm, ước tính các sản phẩm thuỷ sản cung cấp 50% lượng protein
trong bữa ăn của người Việt Nam. Lượng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản tính
trên đầu người đã tăng từ 13,2 kg vào năm 1990 lên 18,7 kg vào năm 2000.
Ngoài ra, thủy sản còn là nguồn xuất khẩu quan trọng của cả nước.
Trong nhiều năm liền, ngành thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong
bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước.
Ngành thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên

một tỷ USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006).
Với sự phát triển vượt bậc đó, ngành thủy sản đã thu hút một lực lượng
lao động đông đảo tạo công ăn việc làm cho người dân. Trong năm 2006, cả
nước có 113.899 lao động đang làm việc trong ngành thuỷ sản và có trên 235
doanh nghiệp chế biến thủy sản.
2.2 Tình hình thủy sản Việt Nam
Từ năm 2005 đến năm 2008, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác
thủy sản của Việt Nam đã tăng từ 3.456.900 lên 4.574.900 tấn. Ngành thủy
sản cũng là ngành đứng thứ 4 về xuất khẩu, sau các ngành dầu khí, may mặc
4


và giầy da. Trong suốt thập kỷ qua, xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng ở mức
18%/năm. Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu 1.236.289 tấn sản phẩm thuỷ
sản với kim ngạch là 4,509 tỉ USD. Con số này tăng 51% về khối lượng và
61% về giá trị so với năm 2005, khi tổng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đạt
626.991 tấn đạt giá trị xuất khẩu 2,739 tỉ USD (Vũ Dũng Tiến và Don
Griffiths, 2008).
Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu của thủy sản giai đoạn
2005-2009
Chỉ tiêu
Diện tích
Kim ngạch xuất khẩu

Đơn vị tính
Ngàn ha
Triệu USD

2005

960
2650

2006
1040
3350

Năm
2007
1050
3750

2008
1100
4509

2009
1065
4200

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)

Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 20 trên thế giới về sản lượng khai
thác, thứ 3 về nuôi trồng (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và đứng thứ 8 về xuất
khẩu thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cả năm 2009 đạt
4,2 tỷ USD, thấp hơn năm 2008 (Ánh Tuyết, 2009).
Các thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam vào năm 2009, mạnh
nhất là EU chiếm 26% tổng thị phần, Nhật Bản chiếm 17,8%, Mỹ đứng thứ 3
với 16,9% (Tổng cục Hải quan, 2009).
Nhìn chung năm 2009, trừ mặt hàng tôm và mặt hàng khô, kim ngạch

xuất khẩu các mặt hàng thủy sản khác giảm so với năm 2008. Tôm đứng đầu về
kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu được 170,3 tấn với kim ngạch đạt 1.354,7 triệu
USD, chiếm 38,4% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng 7,4% về khối
lượng và tăng 0,03% về giá trị so với năm 2008. Ngoài ba thị trường nhập khẩu
đạt giá trị cao là Nhật Bản, Mỹ và EU, tôm của Việt Nam còn có mặt ở Hàn
Quốc, Trung Quốc, Oxtraylia và Canada, Ðài Loan, Ðức đạt giá trị hơn 50 triệu
USD (Ánh Tuyết, 2009).
Mặc dù Nhật Bản và Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu chủ lực nhưng
đều giảm cả về lượng lẫn giá trị. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Nhật giảm
4,5% về lượng và 2,8% về giá trị, xuất khẩu sang Mỹ giảm 6,2% về khối
lượng và giảm 15,3% về giá trị. Khi xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản,
sự cạnh tranh giữa Việt Nam với các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng,
đặc biệt là Thái Lan. Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba từ vị trí thứ tư năm 2008.
Nếu năm 2008, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan và Indonexia về cung cấp
tôm cho thị trường Mỹ thì năm 2009, Việt Nam tụt hạng xuống vị trí thứ năm,
sau Ecudua và Trung Quốc do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu,
5


trong khi đó sản lượng tôm khai thác nội địa tăng lên. Ngoài ra, trong bối cảnh
kinh tế khó khăn, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tìm tới nguồn hàng từ các nước gần
kề như Mexico hay Ecudua để giảm tải chi phí. Ðiều này dẫn tới tình trạng thị
trường tôm chân trắng bão hòa (Nhân dân, 2009).
Tiếp đến là mặt hàng cá tra, ba sa chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 32%.
Năm 2009, cả nước đã xuất khẩu được gần 500 tấn cá tra, ba sa, đạt kim ngạch
1,12 tỷ USD, giảm gần 9% về khối lượng và giảm 10% về giá trị so với năm
2008. Trong các thị trường nhập khẩu, thị trường Mỹ tăng trưởng mạnh nhất
về giá trị với 71,1%, thứ hai là Mexico tăng 16,7%, Nga giảm mạnh nhất với
65,5%, Ucraina giảm 56,3%. Thực tế, thị trường Mỹ vẫn là thị trường chính
của cá tra Việt Nam với sự gia tăng không ngừng về khối lượng và giá trị nhập

khẩu. Ðây là thị trường nhập khẩu cá tra ổn định nhất từ đầu năm đến nay xét
cả về khối lượng và giá trị. Trái với tất cả các thị trường khác, cá tra xuất sang
Mỹ vẫn được giá. Giá trung bình xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ trong
tháng 10 là 3,25 USD/kg, tăng 0,1 USD/kg so cùng kỳ năm 2008. Bên cạnh
những thị trường khác vẫn duy trì tốc độ ổn định về nhập khẩu cá tra như
ASEAN, Mexico; xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha cũng đã có dấu hiệu
phục hồi trở lại với mức tăng trưởng 31,7% về lượng và 9,4% về giá trị so với
năm 2008. Xét theo thị trường đơn lẻ, Tây Ban Nha chỉ đứng sau Mỹ về kim
ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam. Trong khi các thị trường trên đang khởi sắc
trở lại thì xuất khẩu sang Nga và Ucraina, vốn là hai thị trường lớn của cá tra
Việt Nam trong năm 2008 lại giảm mạnh (Ánh Tuyết, 2009).
Ðối với các mặt hàng thủy sản khác, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đều
giảm so với cùng kỳ năm 2008: cá ngừ giảm 1,2% về lượng và 10,2% về giá trị,
mực và bạch tuộc giảm 12,9% về khối lượng và 16% về giá trị. Trong khi đó, hàng
khô tăng 23,4% về lượng và 7,7% về giá trị kim ngạch. Về thị trường xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam, trong năm 2009, EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất,
Nhật Bản đứng vị trí thứ 2, tiếp đến là thị trường Mỹ (Nhân dân, 2009).
Thị trường Trung Đông được bộ Công thương và các chuyên gia trong
ngành thủy sản đánh giá là rất tiềm năng của thủy sản Việt Nam. Cộng đồng
người hồi giáo hiện vào khoảng 1,8 tỷ người, chiếm 25% dân số toàn cầu - đây là
cộng đồng có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới, với tỷ lệ gần
3%/năm, trong khi tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên thế giới chỉ hơn 2%. Vì vậy,
thủy sản dành cho người hồi giáo hứa hẹn là một kênh thị trường hấp dẫn mà các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể tận dụng để khai thác và đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu (Theo thời báo kinh tế Việt Nam, 2009).

6


2.3 Tình hình thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là vùng trọng điểm của cả nước về nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản. Năm 2001, vùng ĐBSCL sản xuất gần 1,2 triệu tấn hải sản, chiếm 51%
của cả nước. Trong những năm đổi mới, nhất là thời kỳ 1996 - 2001, ĐBSCL
đã đóng góp 70% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước, góp phần đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao vị thế của thủy sản Việt Nam trên
thị trường thế giới. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng thủy sản vùng
ĐBSCL cũng ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước
và quốc tế. Năm 2009, tổng sản lượng thủy hải sản ước đạt 2,64 triệu tấn, tăng
340 ngàn tấn, tăng 14,78% so với năm 2008 (2,3 triệu tấn). Trong đó sản
lượng nuôi trồng ước đạt trên 1,93 triệu tấn, tăng 130 ngàn tấn so với năm
2008. Dự tính năm 2010, sẽ nâng sản lượng cá nguyên liệu của ĐBSCL lên
1,5 triệu tấn. Trong đó dự định xuất khẩu là 600.000 tấn, tiêu thụ nội địa
100.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỉ USD, tạo việc làm cho 20 vạn lao
động. Và đến năm 2020, sản lượng cá nguyên liệu đạt 2 triệu tấn, kim ngạch
xuất khẩu đạt 3 tỉ USD, tạo việc làm cho 25 vạn lao động.
Thủy sản của vùng ĐBSCL được khẳng định và ngày càng vững chắc.
Ở ĐBSCL, có 80% nông hộ sản xuất thủy sản. Trong nhiều năm liền, tỷ trọng
GDP của vùng chỉ chiếm từ 22,5% đến 25% của cả nước. Tỷ trọng thủy sản,
nhất là thủy sản nuôi trồng tăng nhanh (Nguyễn Sinh Cúc, 2006).
Vùng ĐBSCL có thế mạnh về xuất khẩu sản phẩm cá da trơn và tôm.
Năm 2008, tổng diện tích nuôi cá tra toàn khu vực trên 6.160 ha với sản lượng
đạt trên 1,1 triệu tấn. Tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh, thành gồm: An Giang,
TP.Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Hậu Giang. Tuy
nhiên, tình hình tiêu thụ cá tra trong năm 2008 gặp nhiều khó khăn, cao điểm
tồn đọng cá lên đến 170.000 tấn. Sản phẩm cá tra đã có mặt ở 130 thị trường.
Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,4 tỉ USD với 633.728 tấn sản phẩm thành
phẩm. Qua năm 2009, cá tra chiếm trên 50% sản lượng thủy sản nuôi trồng,
diện tích nuôi thả đã giảm trên 20%. Tình hình nuôi cá tra tại 9 tỉnh ĐBSCL
tương đối ổn định, diện tích thả nuôi đạt gần 6.100 ha. Diện tích nuôi cá tra
cao nhất tại một số tỉnh như Đồng Tháp (1.489 ha, chiếm 28,9%), Cần Thơ

(1.110 ha, chiếm 21,5%), An Giang (1.023 ha, chiếm 19,9%). Chỉ riêng 3 tỉnh
trên đã chiếm khoảng 70,3% diện tích nuôi cá tra toàn vùng (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2009).
Về mặt hàng tôm, có 44 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản các tỉnh
ĐBSCL thống nhất ngày 5/8/2009 đồng loạt treo bảng không thu mua tôm
nguyên liệu có chứa tạp chất. Các doanh nghiệp sẵn sàng tăng giá thu mua đối
với tôm nguyên liệu sạch. Điều đó cho thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
7


và kiểm vi sinh ở tôm ngày càng được chú trọng. Càng về cuối năm, nhu cầu
tôm chế biến càng tăng cao nhưng hàng loạt nhà máy chế biến tôm sú xuất khẩu
ở ĐBSCL lại đối mặt với tình trạng không đủ nguyên liệu sản xuất để cung ứng
nhu cầu thị trường. Ước tính, hơn 60 nhà máy chế biến tôm khu vực ĐBSCL
hiện chỉ hoạt động cầm chừng. Năng suất tôm ở các huyện Thới Bình, Ngọc
Hiển, Đầm Dơi... giảm mạnh, bình quân chỉ còn 357 kg/ha/năm đối với tôm
nuôi quảng canh. Tình trạng thiếu tôm sú nguyên liệu sẽ kéo dài đến đầu năm
2010. Giá tôm nguyên liệu được đẩy lên từng ngày. Hiện tại, tôm sú 20 con/kg
giá 180.000đ/kg, loại 30 con/kg giá 135.000đ/kg. Nhiều doanh nghiệp đang
kiến nghị nhập tôm sú nguyên liệu từ các nước để duy trì sản xuất, phục vụ xuất
khẩu nhưng chưa thể nhập khẩu bởi nhiều lý do (Vneconomy, 2009).
Đầu năm 2009, thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất trong kim
ngạch xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL. Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm 2009
chỉ còn 1 tỉ USD, giảm hơn 0,45 tỉ USD so với năm 2008 (Vneconomy, 2009).
Do các doanh nghiệp chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm xuất
khẩu; không tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người nuôi thủy
sản đã dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, cạnh tranh phá giá lẫn nhau đã
từng xảy ra ở các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL nên việc sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm thủy sản chưa có hiệu quả cao.

2.4 Tổng quan về thành phố Cần Thơ
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm giữa ĐBSCL về phía Tây Sông Hậu, trên trục
giao thông thuỷ - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam
Bộ và các vùng của cả nước, cách biển Đông 75 km. Chiều rộng cửa sông
khoảng 600-700m, độ sâu hơn 10m và sông Cần Thơ với chiều dài 16 km đổ
ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều cộng với một hệ thống kênh rạch dày đặc nên
rất thuận lợi cho công tác tưới tiêu, giao thông và đặc biệt là phát triển nuôi
trồng thủy sản (Mai Dung, 2008).
2.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2008 đạt 15,12% so với kế hoạch là
15,5-16% trong đó khu vực thủy sản tăng 3,8% so với kế hoạch.
Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2009 đạt khoảng 35,856 triệu
đồng (khoảng 1.957 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng chú trọng
tăng cường cơ cấu của ngành công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của
ngành nông nghiệp. Kết quả trong năm 2009 tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản
8


chiếm 12,81% , công nghiệp - xây dựng chiếm 43,22% và dịch vụ chiếm
43,97% (Mai Dung, 2008).
2.4.3 Tình hình thủy sản ở thành phố Cần Thơ
Ngành thủy sản được quy hoạch và đầu tư phát triển gắn với công
nghiệp chế biến, xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF
1.000CM, theo hướng GAP, theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm
nâng cao giá trị các mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu, tăng sức cạnh
tranh, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái. Sản lượng thủy sản
tăng 1% so cùng kỳ, giá trị tăng 2,03%, đạt 416,2 triệu USD. Hàng thủy sản
chiếm tỷ trọng lên đến 51,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
thành phố Cần Thơ. Nhờ phát triển mạnh mô hình nuôi công nghiệp, bán công

nghiệp (khoảng 30 - 35% diện tích) và nuôi luân canh trong ruộng lúa, diện
tích nuôi thủy sản 12.548 ha năm 2005 và dự định tăng lên 15.000 ha năm
2010, tăng bình quân 4%. Đối với mặt hàng cá tra, dự kiến đến năm 2010, đạt
diện tích 1.300 ha, sản lượng 188.500 tấn, cung cấp khoảng 75.400 tấn cá tra
thành phẩm xuất khẩu (Trần Phong, 2009).
Về chế biến xuất khẩu, thành phố phấn đấu xuất 163.200 tấn, kim ngạch
đạt 864 triệu USD các sản phẩm tôm đông IQF, các dạng sản phẩm HLSO,
HOSO và sản phẩm ăn liền như Sushi, Nobashi, Scafoodmix... Đến năm 2010,
thành phố sẽ xây dựng 21 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với công suất
140.550 tấn/năm. Và đến năm 2020 sẽ nâng lên 26 nhà máy với công suất
296.500 tấn/năm (Theo TTXVN, 2009).
Tuy vậy, tình hình xuất khẩu của thủy sản gặp khó khăn do thị trường
thu hẹp, giá cả và nguyên liệu không ổn định gây cho cả doanh nghiệp và người
sản xuất. Mặt khác, đã diễn ra tình trạng bán phá giá, hạ giá xuất khẩu khi chào
giá, khiến một số doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ và người nuôi cá bị lỗ. Để
đối phó với tình hình trên thì trong những tháng cuối năm, Chính phủ đã hỗ trợ
lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp trong gói kích cầu của sản xuất kinh
doanh nên hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định và tiếp tục phát triển.
2.5 Các tài liệu, nghiên cứu có liên quan
Phần này sẽ giới thiệu một số bài luận văn đã thực hiện nghiên cứu về
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh thủy hải sản ở khu vực ĐBSCL. Đa số các tác giả sử dụng phương
pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp ma trận SWOT
để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty.
 Phân tích tình hình kết quả hoạt động của công ty trách nhiệm hữu

9


hạn (TNHH) Kiên Hùng tỉnh Kiên Giang. Phạm Thị Ngọc Diễm, luận văn tốt

nghiệp ngành kinh tế thủy sản khóa 31, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ
năm 2009. Kết quả nghiên cứu đã phân tích được tình hình doanh thu, chi phí và
lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2006 – 2008, phân tích được các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2006 – 2008, phân tích
tình hình tài chính, đánh giá tốc độ tăng trưởng của công ty, phân tích môi
trường tác nghiệp và môi trường nội tại của công ty. Qua đó cho thấy trong 3
năm 2006 – 2008, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trên đà tiến triển
tốt, lợi nhuận thu được năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên các khoản chi
phí phát sinh trong công ty còn nhiều. Khả năng ứng phó với những tác động
từ môi trường tác nghiệp khá nhanh nhạy, kèm theo nhận thức rõ môi trường
nội tại tốt.
 Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH Kiên Long tỉnh Kiên Giang. Nguyễn Thị Duyên, luận văn tốt nghiệp
ngành kinh tế thủy sản khóa 31, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ năm
2009. Kết quả nghiên cứu đã phân tích được tình hình chung của doanh thu,
tình hình chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2006 – 2008, tình hình
doanh thu từ tiêu thụ hành hóa và phân tích tỷ suất chi phí và tình hình tiết
kiệm hay bội chi của công ty TNHH Kiên Long. Qua phân tích kết quả kinh
doanh cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả và có chiều hướng ngày
càng đi lên. Quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng, nguồn
vốn hoạt động không ngừng tăng lên, doanh thu bán hàng qua các năm đều có
sự tăng trưởng, lợi nhuận của công ty năm sau vượt hơn năm trước. Các tỷ số
khả năng sinh lời đều có chiều hướng ngày một tăng lên mặc dù tình hình chi
phí liên tục tăng, tình hình thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn chưa được tốt
nhưng có thể khắc phục được.
Tóm lại, kết quả của các luận văn trên là đưa ra được cái nhìn tổng quát
về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, phân tích được tình
hình tài chính, tìm ra được nguyên nhân cũng như là đề xuất được một số giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, sử dụng ma trận SWOT để
đưa ra các chiến lược khắc phục đe dọa và điểm yếu cho các công ty. Điểm

mới của luận văn này là đưa ra được sơ đồ Dupont để khái quát tình hình tài
chính và phân tích được môi trường cạnh tranh của Công ty. Đề tài này được
thực hiện ở địa điểm và thời gian khác biệt so với các luận văn trên mà trong
thời buổi nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, các luận văn được thực
hiện trong các năm trước không còn phù hợp nữa.

10


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp luận
3.1.1 Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn áp dụng trong phân tích tình hình hoạt
động kinh doanh
3.1.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty qua 3 năm
a) Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình hình họat động, mức độ
đạt được của năm sau so với năm trước (Bùi Văn Trịnh, 2007).
b) Phân tích mặt số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh hưởng
của các nhân tố nội tại và các nhân tố khách quan (Bùi Văn Trịnh, 2007).
3.1.1.2 Phân tích tình hình doanh thu của Công ty qua các năm
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu dùng để đánh
giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, mức độ đạt được của năm
sau so với năm trước (Nguyễn Tấn Bình, 2004).
3.1.1.3 Phân tích tình hình sử dụng chi phí của Công ty qua các năm
a) Phân tích hệ số khái quát tình hình thực hiện chi phí
Là chỉ tiêu khái quát về tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp
trong kỳ, được so sánh đơn giản giữa chi phí năm sau và chi phí năm trước
(Nguyễn Tấn Bình, 2004).
Hệ số khái quát tình hình
=

thực hiện chi phí

Chi phí năm sau
Chi phí năm trước

Hệ số >1: chi phí năm sau tăng cao hơn chi phí năm trước
Hệ số <1: chi phí năm sau giảm so với chi phí năm trước
b) Phân tích tỷ suất chi phí
Tỷ suất chi phí cho biết tốc độ tăng giảm chi phí của doanh nghiệp qua
các năm so với doanh thu đạt được (Nguyễn Tấn Bình, 2004).
Tổng chi phí
Tỷ suất chi phí =

x 100%
Tổng doanh thu

11


c) Phân tích tình hình tiết kiệm chi phí
Mức bội chi hay tiết kiệm chi phí là phần chênh lệch giữa chi phí thực
hiện năm sau so với chi phí thực hiện được tính trên cơ sở tỷ suất chi phí năm
trước so với doanh thu năm sau (Nguyễn Tấn Bình, 2004).
C  C 0 

C
D1
C 
 C 0   1  0   D1
D0

 D1 D0 

Với:  C: Số tiền tiết kiệm hay bội chi
C1: Chi phí năm sau
C0: Chi phí năm trước
D1: Doanh thu năm sau
D0: Doanh thu năm trước
3.1.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty qua các năm
Công thức tính lợi nhuận
L   Qi Pi  Z i  C BHi  C QLi  Ti 

Trong đó:
L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Q : Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i
i

Pi : Giá bán sản phẩm hàng hóa i
Z : Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i
i

C
C

: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i

BHi

: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i

QLi


Ti: Thuế mà doanh nghiệp phải nộp đối với sản phẩm i
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
* Xác định đối tượng phân tích:
∆L = L1 - L0
L1: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm sau
L0: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước
Q1: sản lượng tiêu thụ năm sau
Q0: sản lượng tiêu thụ năm trước
P1: giá bán đơn vị sản phẩm năm sau
P0: giá bán đơn vị sản phẩm nămtrước
12


Z1: giá vốn đơn vị sản phẩm năm sau
Z0: giá vốn đơn vị sản phẩm năm trước
CBH1: chi phí bán hàng năm sau
CBH0: chi phí bán hàng năm trước
CQL1: chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau
CQL0: chi phí quản lý doanh nghiệp năm trước
* Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận

 Q  L

0

x





Q

1i

x P0 i

Q

0 i

xP

 L

0

0 i

(2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu khối lượng sản phẩm đến lợi nhuận
∆K = ∑(Q1i - Q0i) (P0i - Z0i - CBH0i - CQL0i) - ∆Q
(3)Mức độ ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm đến lợi nhuận
∆P = ∑Q1i (P1i - P0i)
(4) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn đơn vị sản phẩm đến lợi nhuận
∆Z = ∑Q1i (Z1i - Z0i)
(5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận
∆CBH = ∑Q1i (CBH1i - CBH0i)
(6) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận
∆CQL = ∑Q1i (CQL1i - CQL0i)

* Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận
của doanh nghiệp:
L = ∆Q + ∆K + ∆P + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL
3.1.3 Phân tích các tỷ số tài chính
3.1.3.1 Các chỉ tiêu thanh toán
a) Chỉ tiêu thanh toán hiện thời
Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn
hạn. Ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn
hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm (Trương Đông Lộc, 2009).
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn

13


×