Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

đảng bộ huyện thái thụy lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.78 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

ĐÀO THỊ BÚT

ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THỤY (THÁI BÌNH)
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (2006 - 2010)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI - 2013

Lớp K35 - GDCD

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====

ĐÀO THỊ BÚT

ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THỤY (THÁI BÌNH)
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (2006 - 2010)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
GV. TRẦN THỊ CHIÊN

HÀ NỘI - 2013

Lớp K35 - GDCD

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè và các
thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- những người đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
tốt khóa luận này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới Người cô giáo, Giảng viên Trần Thị Chiên - người đã nhiệt tình chỉ bảo
và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian qua, từ khi lựa chọn đề tài cho tới khi
hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót,
khuyết điểm. Kính mong các thầy, cô giáo cùng bạn đọc góp ý, chỉ bảo để
chúng tôi rút kinh nghiệm và nâng cao nhận thức hơn nữa trong quá trình học
tập và nghiên cứu.

Hà nội , tháng 05 năm 2013

Sinh viên


Đào Thị Bút

Lớp K35 - GDCD

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
Giảng viên Trần Thị Chiên. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu riêng của tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà nội , tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Đào Thị Bút

Lớp K35 - GDCD

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BCH

Ban chấp hành

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

GD - ĐT

Giáo dục - đào tạo

HĐND, UBND

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

KH & CN

Khoa học và công nghệ

KT - XH

Kinh tế - xã hội

THPT


Trung học phổ thông

Lớp K35 - GDCD

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THÁI THỤY (THÁI BÌNH) ...... 6
1.1. VÀI NÉT VỀ HUYỆN THÁI THỤY ......................................................................... 6
1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THỤY .............................................. 19
Tiểu kết chương 1............................................................................................................ 24

Chương 2:CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở
THÁI THỤY DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN........ 25
2.1. CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở THÁI THỤY TRƯỚC NĂM 2006 ............................... 25
2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC................................................................................................................................ 28
2.3. ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THUỴ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC ...................................................................................................... 35
2.4. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 42

KẾT LUẬN .......................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 73

Lớp K35 - GDCD


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước ngàn năm văn hiến, một dân tộc có truyền thống
hiếu học lâu đời, lấy sự học làm căn bản để thực hiện đạo lí làm người. Chính
vì vậy Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc về vị trí, vai
trò quan trọng của GD - ĐT trong sự nghiệp cách mạng. Theo chủ tịch Hồ
Chí Minh "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" mà "Dốt thì dại, dại thì hèn".
Vì vậy ngay từ buổi đầu mới giành được chính quyền Người kêu gọi: "Một
trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân
trí" [15, tr.36]. Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đảng ta xác định hệ thống
giáo dục quốc dân Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, nó vừa là "bản lề"
vừa là "xương sống" của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách
của lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em từ bước đi chập
chững, từ nhận biết đơn sơ lên nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản về văn
hoá chữ, văn hoá làm người và định hướng cuộc sống của mình là phục vụ sự
nghiệp của Đảng, của dân tộc.
Trong những thập kỷ đầu của thế kỉ XXI, đất nước ta đang bước vào
thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN, hướng tới nền kinh tế tri thức và mở rộng hội
nhập quốc tế do đó có nhiều thuận lợi và khó khăn thách thức cần phải vượt
qua. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII Đảng ta đã khẳng định: "Lấy việc phát triển nguồn nhân lực của con
người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Bởi lẽ con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển, nhằm đảm bảo bền vững
cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia” [8, tr.95]. Do đó việc phát triển nguồn
nhân lực sẽ góp phần quyết định đến sự thành công của giai đoạn cách mạng
mới trên đất nước ta.


Lớp K35 - GDCD

1

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Là mảnh đất có bề dày lịch sử, phát huy truyền thống đấu tranh kiên
cường bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam XHCN, Đảng bộ và nhân dân huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã kề vai,
sát cánh làm lên những trang lịch sử hào hùng, nhất là hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước với tinh thần "đoàn kết, dân chủ, kỷ cương và đổi mới", Đảng bộ và
nhân dân trong huyện đã tiếp tục vượt lên mọi khó khăn, thách thức để hoàn
thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH mà tỉnh Thái Bình nói
riêng và đất nước ta nói chung đã và đang đề ra.
Nhận thức vai trò to lớn của giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục
quốc dân nhằm: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tiến tới xây dựng
huyện Thái Thụy ngày càng giàu đẹp, văn minh và công bằng xã hội" [13,
tr.58], trong những năm qua Đảng bộ Thái Thụy đã thường xuyên chăm lo,
tạo điều kiện để giáo dục phổ thông từng bước được nâng cao và phát triển
vững chắc.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì sự nghiệp nâng cao chất
lượng giáo dục ở huyện Thái Thụy trong những năm qua còn nhiều yếu kém,
bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bức thiết đặt ra.
Từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát
triển KT - XH của Đảng bộ huyện giai đoạn (2006 - 2010), trong đó nâng cao
chất lượng giáo dục đóng vai trò quan trọng, do đó việc cung cấp nguồn nhân

lực càng trở nên có ý nghĩa quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy
tôi chọn đề tài: "Đảng bộ huyện Thái Thụy (Thái Bình) lãnh đạo công tác
nâng cao chất lượng giáo dục (2006 - 2010)" để làm đề tài khoá luận,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lớp K35 - GDCD

2

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây nhận thức được tầm quan trọng của GD - ĐT
với việc phát triển nguồn nhân lực, ở nước ta đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu khoa học đề cập tới các khía cạnh khác nhau về vấn đề nâng cao
chất lượng giáo dục như:
- “Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí
Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay” của Đỗ Tuyết Bảo.
- “Con người Việt Nam mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội”
của GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên với nhiều vấn đề được phân tích trong
đó có các vấn đề về phát triển GD - ĐT.
- “Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa qua bộ môn giáo dục công dân
cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của Nguyễn Sỹ
Quyết Tâm với những giải pháp đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học
sinh trung học phổ thông…
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Thái Thụy. Do vậy trên
cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình khoa học đi trước và trên cơ
sở hiểu biết nhất định tôi đã chọn đề tài "Đảng bộ huyện Thái Thụy (Thái

Bình) lãnh đạo công tác nâng cao chất lượng giáo dục (2006 - 2010)" để
thực hiện khoá luận của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và trình bày có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Thái Thụy về công tác nâng cao chất lượng giáo dục (2006 - 2010) từ
đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Thái
Thụy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Lớp K35 - GDCD

3

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


+ Đánh giá khách quan, khoa học về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
quá trình lãnh đạo nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông của Đảng bộ
huyện Thái Thụy.
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các cấp
học, bậc học của giáo dục phổ thông trong huyện Thái Thụy hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy về sự nghiệp
nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Thực tiễn của việc nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Thái Thụy
thể hiện ở ba bậc: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
+ Những kinh nghiệm và giải pháp rút ra từ thực tiễn trên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thái Thụy về nâng
cao chất lượng giáo dục và kết quả thực hiện trong giai đoạn (2006 - 2010).
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng một số phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sử
dụng một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp thống kê… để thực hiện đề tài.
5.2. Nguồn tư liệu
Trong khuôn khổ khoá luận, tác giả sử dụng chủ yếu một số nguồn tư
liệu chủ yếu sau:
+ Văn kiện, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước, của
Tỉnh uỷ Thái Bình, HĐND và UBND huyện Thái Thụy về giáo dục phổ
thông.
+ Các Văn bản, Báo cáo của bộ GD - ĐT về nâng cao chất lượng giáo dục.

Lớp K35 - GDCD

4

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


+ Các Tạp chí, số ra hàng ngày, hàng tháng được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
được kết cấu thành 2 chương 6 tiết.

Lớp K35 - GDCD


5

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THÁI THỤY (THÁI BÌNH)
1.1. VÀI NÉT VỀ HUYỆN THÁI THỤY

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Thụy là huyện đồng bằng ven biển nằm ở vị trí Đông Bắc tỉnh Thái
Bình. Diện tích tự nhiên 256,83km2, Thái Thụy nằm ở giới hạn 20030’B và
106030’Đ.
Địa giới Thái Thụy được bao bọc bởi 3 mặt sông và một mặt biển. Phía
Bắc có sông Hoá chảy qua và đối ngạn với huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng).
Sông Hoá nối liền với sông Hồng bằng sông Luộc sau khi đi qua địa phận các
huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy thì hợp lưu với cửa sông Thái Bình
cùng đổ ra biển tại nơi giáp kề với bờ bãi các xã Thụy Tân, Thụy Trường.
Phía Nam là hạ lưu sông Trà Lý cũng chia nước từ sông Hồng tại cửa Phạm
Lỗ (Hưng Hà) rồi đổ ra biển bằng cửa Trà Lý. Đối ngạn đoạn sông Trà Lý
chảy qua địa phận Thái Thụy là đồng đất các huyện Kiến Xương, Tiền Hải.
Phía Tây Thái Thụy tiếp giáp với các huyện Quỳnh Phụ, Đông Hưng và được
phân chia ranh giới bằng một hệ thống sông nội đồng là: sông Cô ở phía Bắc,
sông Hoài ở phía Nam. Bờ biển Thái Thụy trông ra vịnh Bắc bộ có chiều dài
27 km2 kể từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông Trà Lý chạy chệch theo hướng
Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Đông Nam và tương đối bằng phẳng, có nhiều
hải sản, phong phú về chủng loại, bãi biển có nhiều bùn lầy và sú vẹt, đất đai
Thái Thụy phì nhiêu, tươi tốt, hệ sinh thái đa dạng, phong phú trong lòng đất
đai có nhiều tiềm năng khí đốt.

Thái Thụy cũng như các huyện khác trong tỉnh vốn là vùng nước biển
được trầm tích bồi tụ nên. Những nghiên cứu khảo cổ học Diêm Điền (Thái
Thụy) cho thấy rằng, từ trước công nguyên, người Việt cổ đã lập nghiệp ở
Thái Bình. Là một phần đất ven biển của tỉnh Thái Bình, đất đai Thái Thụy
Lớp K35 - GDCD

6

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


cũng không nằm ngoài quá trình hình thành trải qua hàng chục vạn năm của
vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Kết quả của nhiều ngành khoa học về địa
chất, khảo cổ, hải dương học từng cho biết: Thái Thụy là một vùng ven biển
của miền đất châu thổ Bắc Bộ, có niên đại xuất hiện cách ngày nay hàng chục
vạn năm. Phải đến khoảng 2500 năm trước, cùng với sự ổn định về địa chất,
mực nước biển rút dần và để lộ ra vùng đồng bằng rộng lớn với nhiều gò
đống, đầm lầy.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Khí hậu của Thái Thụy thuộc đặc trưng khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc
Bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa, có đặc điểm là nóng ẩm và mưa nhiều theo
mùa và hay có thiên tai, mưa lũ, bão tố… Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22
- 24ºC, những tháng có nhiệt độ cao thường vào tháng 5, tháng 6, tháng 8
nhiệt độ trên dưới 30•C độ ẩm trung bình 86 - 87% lượng mưa trung bình
1788mm/năm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa đông rét từ tháng 12 đến
tháng 4, có những tháng nhiệt độ trung bình là từ 7 - 90C kèm theo gió mùa
Đông Bắc.
Đặc biệt, trong huyện Thái Thụy còn có một dòng chảy tương đối lớn là
sông Diêm Hộ. Sông Diêm Hộ nối liền sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý
bằng cả một hệ thống sông nội đồng chằng chịt (sông Đại Nẫm, sông Sa

Lung, sông Tiên Hưng, sông Cô, sông Hoài….) và chảy từ tây sang đông chia
đất đai Thái Thụy thành hai nửa gần bằng nhau. Cửa Diêm Điền là nơi sông
Diêm Hộ đổ nước ra biển. Tại đây đã hình thành một cảng biển lớn có vai trò
không nhỏ trong các hoạt động qua lại vận chuyển bằng đường biển của Thái
Bình với khu vực.
Cùng với hệ thống sông ngòi, cảng biển, con đường 218 chạy qua địa
phận huyện Đông Hưng, huyện Thái Thụy nối quốc lộ 10 với cảng Diêm Điền
cũng góp phần quan trọng để từ huyện có thể dễ dàng giao lưu thông thương
bằng đường bộ với các trung tâm kinh tế khác ở cả trong và ngoài tỉnh.

Lớp K35 - GDCD

7

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Ngày nay, dù đã có hàng nghìn năm được bồi đắp phù sa của các con
sông Thái Bình, sông Trà Lý, sông Hồng và chịu tác động của cải tạo khai
phá không biết mệt mỏi của con người, nhiều dấu vết đặc trưng của vùng biển
bồi vẫn còn lưu lại khá rõ nét ở Thái Thụy. Nhìn chung bề mặt của địa hình
toàn huyện nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nhiều vùng đất cao dấu vết
của những cồn cát được bồi tụ bởi sông biển có mặt ở hầu khắp đất đai ở
huyện Thụy Anh cũ và tập trung dày đặc ở một số phần đất Tây Bắc huyện
Thái Ninh cũ. Dẫu đã nhiều năm bị mưa gió bào mòn và được con người san
lấp như ở Tư Cương (Thụy Ninh), Đồng Hòa (Thụy Phong), Tử Đô (Thụy
Sơn)… vẫn còn bắt gặp nhiều gò đất có đỉnh cao tới 2m so với mực nước
biển, vùng đất phía Đông sông Hoài nằm chen giữa sông Diêm Hộ và sông
Trà Lý các triền đất không chỉ nồi cao đến 1,5m mà còn kéo dài liên tục.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện đất nước theo quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn tình hình phát triển KT - XH của
địa phương. Trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Thái Thụy lần thứ 12 (2006) chủ yếu đưa ra mục tiêu trọng tâm là: ổn
định và đẩy mạnh phát triển KT - XH, giải phóng năng lực sản xuất, từng
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, bằng việc phát triển
mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - công nghiệp và phát triển thương
mại, tăng trưởng kinh tế gắn với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội,
đảm bảo an ninh - quốc phòng, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.
Thực hiện mục tiêu, chiến lược do các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện Thái Thụy đề ra giai đoạn 2001 - 2005, tình hình phát triển KT - XH ở
Thái Thụy có bước chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hàng năm đạt 7.8%. GDP thu nhập bình quân đầu người qua các năm ngày

Lớp K35 - GDCD

8

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


càng được cải thiện và có nhiều tiến bộ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thái Thụy đã và đang diễn ra theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư
nghiệp, tăng dần tỷ trọng của xây dựng và dịch vụ. Tiến trình này phù hợp với
xu thế chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới
cũng như trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH.
Tình hình kinh tế Thái Thụy với những đặc điểm và nội dung trên có
quan hệ mật thiết với sự nghiệp GD - ĐT. Muốn phát triển kinh tế, phải phát

triển GD hơn thế nữa GD phải đi trước đón đầu để phục vụ đắc lực cho sự
phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài. Do vậy Huyện ủy Thái Thụy phải biết
khơi dậy những truyền thống quý báu, những kinh nghiệm tốt để phát huy.
Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến to lớn, tích cực nói trên, sự phát triển
về KT - XH của huyện Thái Thụy trong giai đoạn này cũng bộc lộ không ít
những khó khăn, hạn chế đòi hỏi cần phải giải quyết, từ đó góp phần tạo tiền
đề cho sự phát triển GD được đảm bảo về cả chất lượng và số lượng.
1.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
 Đặc điểm dân cư
Trong khi sự hình thành đất đai phía Nam Thái Thụy còn cần phải có
thêm cứ liệu để xác định thì đất đai phía Bắc, Tây Bắc của huyện đã có những
minh chứng đậm nét về dấu vết cư trú từ rất sớm của con người. Hiện ngay tại
thị trấn Diêm Điền, năm 1973 Bảo tàng tỉnh đã phát hiện được mũi tuyết đồng
- một di vật đặc trưng của nền văn hoá Đông Sơn cách nay từ 6 - 7 thế kỷ
trước Công nguyên. Tại Thụy Hồng, gần trục đường làng Lưu Đồn khi dân
đào mương làm thuỷ lợi đã phát hiện một ngôi mộ quan tài hình thuyền thuộc loại hình chôn cất thời tối cổ trước Công nguyên của cư dân Nam Á. Ở
các khu gò đống của Phất Lộc (Thái Giang) cũng tìm được một số mộ gạch
lớn kết cấu hình vòm mang đặc trưng của những ngôi mộ Hán hồi đầu Công
nguyên. Mặc dù chưa nhiều và còn mang yếu tố ngẫu nhiên (do chưa được tổ
chức khai quật một cách khoa học), song với những di vật và những phế tích
Lớp K35 - GDCD

9

Khóa luận tốt nghiệp Đại học


mộ cổ được phát hiện đã chứng tỏ sự cư trú của con người trên đất Thái Thụy
từng diễn ra ngay từ thời văn minh Đông Sơn cách ngày nay trên 2000 năm.
Những lớp cư dân đầu tiên đã chọn những cồn gò, những sống đất cao để tụ

cư. Những địa danh mà sau quen gọi là "đường", "đống", "mả"... thực chất là
những khu cư trú cổ kèm theo các khu mộ cổ của người xưa.
Bên cạnh những dấu vết còn khiêm tốn trên, sự hình thành đất đai - dân
cư của Thái Thụy còn được minh chứng bổ sung sống động bằng hàng loạt
các thần phả, thần tích, truyền thuyết... về các vị "nam tài, nữ kiệt" từng trở
thành các bậc thánh Thần ở rất nhiều miếu đền trong vùng do có công phù
giúp các triều đại Hùng Vương, An Dương Vương và đặc biệt là thời kì Hai
Bà Trưng khởi nghĩa.
Với quá trình hình thành đất đai như vậy, ngày nay tưởng khó có thể tìm
lại được xuất sứ, nguồn gốc của những lớp cư dân đầu tiên đặt chân đến Thái
Thụy. Song, chắc chắn có hai luồng cư dân chủ yếu đã gặp nhau trong cuộc
hội cư trên miền đất đầy gò đống nhưng cũng lắm sông nước này. Trước hết
đó là luồng cư dân đến từ đường biển. Họ chính là chủ nhân của hàng loạt
những huyền thoại về các vị thuỷ thần, long thần từng được truyền tụng, thờ
phụng từ rất sớm dọc theo các cửa sông, dòng chảy với mong muốn có được
sự che chở siêu nhiên trước các mối đe doạ của sóng to, vực xoáy. Điển hình
cho sự tích gắn liền với thuỷ thần sông nước này là câu chuyện trường thiên
về mối quan hệ chằng chịt giữa Nam Hải Đại Vương tên thật là Phạm Hải ở
trang An Cố (Thụy An) với 3 vị Long Xà trấn trị nổi tiếng ở 3 địa điểm đầu
mối sông nước trong vùng. Luồng cư dân thứ hai có sự thiên di lớn và rất sớm
ở Thái Thụy là từ các miền trung du, các vùng cao của Bắc bộ tìm về tụ cư
trồng trọt ở các triền sông, sống đất ven biển. Họ cũng là tác giả của những
Ngọc phả, thần tích... về các vị Cao Sơn, Mãnh Công... có gốc gác từ núi Tản,
sông Đà từng được thờ làm Thành hoàng bản cảnh tại các nơi miếu đình để
giúp đỡ cho "dân yên, vật thịnh", mùa màng bội thu. Với sự tiến bộ về công
Lớp K35 - GDCD

10
học


Khóa luận tốt nghiệp Đại


vụ và kỹ thuật trồng trọt, chính lớp cư dân này đã là lực lượng tiên phong
trong việc mạnh dạn mở rộng công cuộc khai khẩn từ các dải đất cao xuống
cả các vùng thấp trũng và từng bước tụ cư vững vàng trên miền đất mới.
Tuy nhiên, phải đến những thế kỷ sau Công nguyên, đặc biệt khi nhà
nước phong kiến Đại Việt đã giành quyền tự chủ, mảnh đất Thái Thụy mới
thật sự là điểm dừng chân hội tụ của nhiều luồng cư dân có gốc gác, thành
phần từ khắp các miền đất nước và với nhiều lý do nguyên nhân chuyển cư
khác nhau. Có trường hợp đến đây do muốn thoát khỏi cảnh đè nén tù túng
nơi quê cũ. Có người phải phiêu dạt do loạn lạc, binh lửa chiến tranh. Có
những người do bị triều đình truy bức phải thay tên đổi họ tìm nơi lánh nạn.
Có người là nô tỳ, gia nhân hoặc tù binh, binh lính mãn hạn khi ấy tự nguyện
đi theo các công thần, vương hầu, công chúa về mở mang điền trang thái ấp.
Quá trình hình thành đât đai - cư dân - làng xã của Thái Thụy dù mới chỉ
điểm sơ lược, nhưng cũng đã đủ để phản ánh cơ bản kết quả của cả một cuộc
đấu tranh hàng ngàn năm vật lộn ác liệt giữa con người với thiên nhiên.
Những con người vốn từ khắp bốn phương tụ họp về đã làm nên những kỳ
tích phi thường, bằng việc biến cả một miền đất “đầu sóng, ngọn gió” khởi
thủy vốn hẻo lánh, hoang sơ đầy rẫy những gò đống và đầm lầy, lau lách
nhiễm mặn, trở thành vùng đất trù phú tươi tốt như ngày nay. Mặc dù với
những điều kiện khắc nghiệt của miền đất nơi đây nhưng chính làn sóng di trú
này đã làm không khí khẩn hoang vỡ hoá ở Thái Thụy đặc biệt sôi động. .
Đến năm 2004 dân số Thái Thụy có “266.513 người, mật độ bình quân
1,038 người/km2. Thái Thụy là huyện có diện tích, dân số lớn và đông nhất
của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, so với các địa bàn khác, mật độ dân số Thái
Thụy hiện đang còn giữ được ở mức độ thấp đứng ở vị trí 7/8 huyện, thành
phố của Thái Bình do diện tích đất đai khá rộng”. [17, tr.6]
 Văn hóa - xã hội

Văn hóa Thái Thụy những năm gần đây có nhiều khởi sắc và tiến bộ; một số lĩnh
vực từng bước được xã hội hóa; đời sống an sinh xã hội ngày một nâng cao, công
Lớp K35 - GDCD

11
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


tác quốc phòng an ninh được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
từng bước được nâng cao, mạng lưới y tế phát triển đến tận xã, các hoạt động
văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao cũng được tổ chức rộng rãi và thường
xuyên hơn, phong trào xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa mới
trong cưới xin, tang lễ, tôn giáo, tín ngưỡng được đổi mới theo hướng gọn
nhẹ, tiết kiệm và đúng pháp luật.
Nhiều người con quê hương ra sức học tập - lao động, rèn luyện trở
thành giáo sư, bác sỹ, nhiều người giữ cương vị trọng trách trong cơ quan
Đảng, chính quyền các cấp. Bộ mặt quê hương Thái Thụy hôm nay từng ngày
được đổi mới rõ nét, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, noonh thôn; xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh,
ổn định và phát triển. Đặc biệt hôm nay một sự kiện hết sức quan trọng, đúng
vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập huyện Thái Thụy. Đảng bộ và nhân dân
huyện Thái Thụy còn đón nhận danh hiệu: Huân chương Lao động hạng nhì
và Cờ thi đua của Chính phủ. Đây là phần thưởng xứng đáng, được kết tinh từ
lớp lớp thế hệ người Thái Ninh - Thụy Anh xưa và Thái Thụy ngày nay.
Bên cạnh đó số hộ đói, nghèo từ 36,6% năm 2001 đã giảm xuống còn
14,4% năm 2004, 100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh có điện lưới quốc gia.
Điều này có nghĩa là viêc thực hiện quan điểm công bằng trong giáo dục của
Đảng bộ huyện Thái Thụy ngày càng có điều kiện quán triệt sâu rộng.

 Truyền thống lịch sử
Thái Thụy là mảnh đất thuộc vùng ven biển châu thổ Bắc Bộ, có niên
đại cách ngày nay vài chục vạn năm. Trải qua quá trình biển tiến, biển lùi, đất
đai Thái Thụy cũng đã nhiều lần chìm, nổi, điều đó đã sớm hình thành nên
những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào: Cần cù, dũng cảm trong lao động
sản xuất, chinh phục cải tạo thiên nhiên, giàu kinh nghiệm thâm canh; có nền
văn hoá, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc mà vẫn có sắc thái riêng độc đáo
của mỗi miền, vùng; có truyền thống ngành nghề thủ công nổi tiếng; có
truyền thống hiếu học; đặc biệt là truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên
Lớp K35 - GDCD

12
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


cường, đấu tranh chống ngoại xâm và các thế lực cường quyền phong kiến
phản động.
Sự phát triển các ngành nghề bên cạnh nghề trồng lúa nước và đánh bắt
thủy hải sản đã là yếu tố làm thay đổi đáng kể bộ mặt làng, xã Thái Thụy
trong quá trình khai khẩn lập làng. Nó không chỉ phản ánh sâu sắc một tiềm
năng trí tuệ sáng tạo dồi dào mà còn thể hiện rõ nét một ý chí phấn đấu vươn
lên củng cố vững chắc hơn nữa cuộc sống định cư của người dân Thái Thụy.
Tự hào là mảnh đất có chiều dày lịch sử, nhân dân các xã trong huyện
cũng tạo cho mình một sắc thái đặc sắc riêng. Bên cạnh truyền thống khai
hoang, trị thuỷ, lập làng, sản xuất nông, ngư nghiệp. Nhân dân Thái Thụy còn
có cả một nền văn hoá nghệ thuật độc đáo mang sắc thái riêng của cư dân
miền biển. Đến tháng 10 năm 2004 Thái Thụy đã có 25 di tích lịch sử văn hoá
được Trung ương công nhận, 58 di tích cấp tỉnh công nhận. Hàng năm có tới

32 lễ hội được tổ chức tại các địa phương. Trong lễ hội có tế lễ và tổ chức
nhiều trò chơi dân gian: Vật võ, vật đô, cờ tướng, tổ tôm, chọi gà, kéo co,
đu…, múa hát dân gian có chèo, hát văn, hát dao duyên… đình Đoài (xã Thái
Nguyên) thờ hai anh em Uy Linh và Quý Minh thời Tiền Lý, vì có công tập
hợp dân binh phò Lý Bôn đánh thắng giặc Lương. Hai anh em đều được
phong chức: Uy Linh đại vương và Quý Minh đại vương; vào ngày 15 tháng 9
âm lịch hàng năm tại đình Đoài trước khi tổ chức lễ hội đều có hai trò chơi thi
văn và thi võ.
Thi văn: Thi viết chữ đẹp - rèn đức, rèn tài
Thi võ: Vật đô, vật cầu thờ - rèn sức khoẻ, trí thông minh
Chùa Hưng Quốc (Quang Lang) và Phủ Chúa Muối (Tam Đồng) thuộc
xã Thuỵ Hải - hai nơi thờ bà Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (bà Chùa Muối - thời
Trần). Ngày 14 tháng 4 âm lịch hàng năm khi dạ hội có tổ chức múa ông
Đùng - bà Đà. Trò chơi này mang tính phồn thực.
Lớp K35 - GDCD

13
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


Đền Hét (Thái Thượng) nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão, con rể Trần
Hưng Đạo. Ngày 8 tháng giêng âm lịch hàng năm khi mở hội tại đây có trò
chơi vật cầu. Theo các sách cổ trò chơi này có từ lâu, Phạm Ngũ Lão đã lấy
trò chơi này để rèn luyện sức khoẻ, trí thông minh, lòng dũng cảm cho các
tướng sĩ, phong tục vật cầu đến nay vẫn còn lưu giữ.
Thái Thụy một miền đất ven biển khó có thể coi là nơi đắc địa. Vì xưa
nếu từ kinh đô Thăng Long nhìn về thì vùng đất vốn bị bọc kín bởi ba mặt
sông, một mặt biển như Thái Thụy chỉ được xem là nơi "hải giác thiên nhai"

(góc bể chân trời). Song, điều bất ngờ là cùng với quá trình vật lộn khai sơn
phá thạch chinh phục thiên nhiên đầy ý chí, miền đất Thái Thụy đã sớm chứa
đựng cả một truyền thống học hành khoa bảng đáng tự hào.
Khi bàn đến "dư địa chí" miền đất này, nhà sử học Phan Huy Chú (đầu thế
kỷ XIX) từng hạ bút nhận xét: “Về khoa mục chỉ huyện Thanh Lan đỗ đạt
nhiều hơn, rồi thứ đến huyện Ngự thiên và đến huyện Duyên Hà, huyện Thần
Khê. Những người học giỏi những bề tôi hiền thì phủ Tiên Hưng đứng đầu cả
xứ miền dưới. Thanh Lan lúc đó thuộc phủ Tiên Hưng và nay là một phần đất
của huyện Thái Thụy” [13, tr.25].
Ghi chép của Phan Huy Chú quả rất xác đáng. Ngày nay, khó còn có thể
thống kê chính xác số lượng đỗ đạt kể từ tú tài, cử nhân trở lên của Thái Thụy
dưới các triều đại phong kiến. Song, qua các nguồn tài liệu bia kí, gia phả, thần
phả và cả các giai thoại lịch sử còn lưu giữ được, chúng ta vẫn bắt gặp không ít
những tên tuổi, những tấm gương hiếu học đỗ đạt và có những đóng góp xứng
đáng trong công cuộc xây dựng, gìn giữ quê hương - đất nước của nhiều trí
thức tại các làng xã trước đây ở Thái Thụy. Trong đó, nhiều vị đã được đề danh
ngay tại các văn từ, văn chỉ hàng tổng hàng huyện. Một số khác được ngưỡng
mộ lập đền thờ hoặc được phối thờ làm phúc thần tại các nơi đình miếu linh
thiêng. Đặc biệt, qua các sách "Đăng khoa lục", tên tuổi các vị đại khoa được
Lớp K35 - GDCD

14
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


làm rõ đã giúp chúng ta càng hiểu thêm về truyền thống học phong, khoa bảng
rực rỡ và nổi trội từ lâu đời của miền đất Thái Thụy.
Trải qua 844 năm (1075-1919) với 185 khoa thi lớn (thi Hội, thi Đình)

mà các triều đại phong kiến đã từng tổ chức thì bước đầu đã xác định cả Thái
Bình có đến 111 vị đỗ đại khoa. Trong đó gồm: 2 trạng nguyên, 2 bảng nhãn,
3 thám hoa, 26 hoàng giáp và 78 là tiến sĩ và phó bảng. Trên cơ sở đó tính
theo địa bàn hành chính ngày nay thì Quỳnh Phụ là địa phương có số đỗ đại
khoa cao nhất tới 27 vị. Kiến Xương, Tiền Hải là những vùng đất khai phá
muộn hơn nên kết qủa đỗ đại khoa cũng có số lượng khiêm tốn nhất (Kiến
Xương 1 vị; Tiền Hải 3 vị). Thái Thụy với kết quả tổng cộng có 24 vị đại
khoa - chưa kể một trường hợp từ nhỏ chuyển sang bên ngoại ở địa bàn khác như vậy đã là địa phương có số trí thức được khắc tên bảng vàng bia đá khá
cao so với các địa phương khác trong tỉnh và chỉ đứng sau có Quỳnh Phụ.
Trong 24 đại khoa quê Thái Thụy thì có: 1 Thám hoa, 5 Hoàng giáp, 18 tiến sĩ
và 1 phó bảng.
Người khai khoa đầu tiên cho miền đất này là Nguyễn Mậu quê Bích Du
(Thái Thượng) đỗ Hoàng giáp khoa Mậu thìn đời Lê Nhân Tông niên hiệu
Thái Hoà thứ 6 (1448). Trong danh sách các bậc đại khoa của Thái Bình,
Nguyễn Mậu cũng vinh dự là người khai khoa đầu tiên ở triều Lê sơ và chỉ
cách đúng 20 năm sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Thái Tổ lên
ngôi. Đây là lúc nhà Lê mới bước đầu khôi phục lại chế độ thi cử vốn đã bị
đứt đoạn kéo dài do đất nước bị rơi vào ách đô hộ của nhà Minh (1407-1427).
Nguyễn Mậu thi đỗ làm quan đến chức Tả Thị Lang Bộ Hình. Do làm việc
trung thực thẳng thắn, xét án công minh và nhiều lần đứng ra can gián nhà
vua tránh được sai sót nên ông từng được Lê Thánh Tông so sánh với những
bề tôi giỏi đời Hán, đời Đường và xuống dụ khen rằng: Ngươi chăm lo việc
nước, việc gì hay thì qui về cho vua, không kém gì Như Hối, Huyền Linh (đời
Lớp K35 - GDCD

15
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại



Đường) ngày xưa. Còn như Đái Trụ xử việc phiền kịch, Ngạn Bác (đời
Đường) tâu bày việc rõ ràng, so với 2 người ấy (ngươi) cũng có khá hơn một
chút. Làm bề tôi như thế đáng khen ngợi lắm nên ban cho bạc lạng. Khi nào
bạc ban đến nơi, ngươi càng nên mài dùi thêm cho ta làm nên trị bình... Khi
về trí sĩ ông được Lê Thánh Tông ban phong cho tước Hầu. Dân Bích Du thờ
ông làm phúc thần.
Tiếp theo Hoàng giáp khai khoa họ Nguyễn, nhìn lại sự nghiệp và hành
trạng của các vị đại khoa ở Thái Thụy có thể thấy phần lớn đều đã gìn giữ
được phẩm hạnh, phát huy được trí tuệ tài năng đóng góp cho đất nước trên
nhiều lĩnh vực quan trọng. Nhiều người đã thể hiện được "tài trị bình, giỏi trị
loạn" và trở thành các bậc "đạo cao đức trọng, học hành siêu quần" làm cho
người đời phải ca ngợi. Trong đó có thể kể đến một số gương mặt tiêu biểu
từng đã sớm được lịch sử ghi danh.
Trước hết đó là 2 anh em họ Quách quê làng Phúc Khê (Thái Thụy) từng
được nhà sử học Phan Huy Chú xếp vào hạng 2 trong số 18 những người phò
tá có công lao tài đức "thời Lê sơ". Người anh là Quách Đình Bảo đỗ Thám
hoa khoa Quí Mùi, đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463).
Tài học của ông và những người bạn đồng khoa đã trở thành giai thoại và
được hết lời ca ngợi kính phục.
"Trạng nguyên Lương Thế Vinh
Bảng nhãn Nguyễn Thế Trinh
Thám hoa Quách Đình Bảo
Thiên hạ công tri danh" (Thiên hạ đều biết tiếng).
Quách Đình Bảo làm quan được giao nhiều chức việc quan trọng như
tham gia đi sứ nhà Minh, giữ chức Phó đô Ngự sử kiêm Tả Xuân phường, Tả
Trung doãn, trông nom việc dạy dỗ Thái tử ở Đông Cung, sau ông được thăng
làm Thượng thư Bộ Lễ, rồi Thượng thư bộ hình. Trong giáo dục ông nhiều
lần được cử đi coi các kỳ thi hội tuyển chọn nhân tài, năm 1483 Quách Đình
Lớp K35 - GDCD


16
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


Bảo được trực tiếp chỉ đạo việc ghi chép tên tuổi các tiến sĩ từ kho Nhâm Tuất
(1442) đến khoa Giáp Thìn (1484) để khắc bia dựng ở nhà Thái Học khuyến
khích việc học hành trong cả nước.
Quách Hữu Nghiêm là em trai thứ tư của Quách Đình Bảo, năm 22 tuổi
ông thi đỗ Hoàng giáp khoa Bính tuất niên hiệu Quang Thuận 7/1466 đời Lê
Thánh Tông. Quách Hữu Nghiêm làm quan trải nhiều chức vụ quan trọng
như: Tả Thị Lang Bộ Lễ, Phó Đô Ngự Sử, thái Thường tự khanh, Thượng
Thư Bộ Lại, ông nổi tiếng trong lần làm tránh sứ sang nhà Minh với trọng
trách “Bồi hòa đắp khí” và “Dập tắt muôn đời họa chiến tranh”. Với tài ngoại
giao ứng xử linh hoạt của đoàn sứ bộ đã được vua Minh hết sức trọng vọng ân
thưởng. Riêng Quách Hữu nghiêm được vua Minh so sánh ngang với nhân tài
thời tam đại (Hạ, Thương, Chu). Trong giáo dục ông được tin cây, nhiều lần
được cử đi làm giám thị. Quách Hữu Nghiêm mất đột ngột tại Ngã Ba Cun
trong một lần đi thuyền về thăm quê. Ông được nhân dân nhớ ơn lập đền thờ
với câu đối:
Phúc địa sinh hiền Nam Bắc vọng
Côn Giang hiển thánh cổ kim truyền.
Ngoài những tấm gương sáng điển hình trong sự nghiệp kiến quốc chống
ngoại xâm của anh em họ Quách, họ Phạm còn có thể liệt kê hàng loạt danh
sách các vị đại khoa ở Thái Thụy như Tiến sĩ Nguyễn Công Định quê Biền
Cán (Thái Hưng); Nguyễn Hưng Dung quê An Tiêm (Thụy Dân); Tiến sĩ
Đinh Trinh quê Vị Thủy (Thái Dương); Uông Sĩ Đoan quê Vũ Nghị (Thái
Hưng) từ khi học hành đỗ đạt làm quan cho đến khi trí sĩ hoặc cáo quan đều

đã có nhiều đóng góp nhất định cho quê hương, đất nước không làm hổ danh
tên tuổi trên bảng vàng bia đá.
Qua đấy có thể thấy, dù mỗi người mỗi vị trí, mỗi mức độ thành danh,
song bằng những nỗ lực phi thường các vị đại khoa Thái Thụy đã thật sự phản
ảnh và góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống học hành - khoa bảng của quê
Lớp K35 - GDCD

17
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


hương. Đây chính là yếu tố quan trọng không chỉ làm tăng thêm niềm tự hào
mãnh liệt về chất văn hiến lâu đời mà còn được kết tinh trở thành nguồn nội
lực truyền thống vô giá giúp đất và người Thái Thụy kế thừa và phát triển
trong quá trình lịch sử.
Lịch sử 119 năm hình thành và phát triển của tỉnh Thái Bình chưa phải là dài
so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, nhưng vàng đất Thái Bình đã nuôi dưỡng
biết bao quan văn, võ tướng, chứng kiến biết bao chiến công hiển hách của đất nước
và người Thái Bình trong dựng xây và bảo vệ quê hương đất nước. Đóng góp to lớn
vào trang vàng truyền thống của tỉnh, người Thái Bình dù ở bất cứ nơi đâu không
thể không nhắc đến vùng quê ven biển Thái Ninh - Thụy Anh xưa và Thái Thụy
ngày nay. Là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và truyền thống đấu tranh
cách mạng. Trải qua quá trình khai khẩn, đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, để cải
tạo vùng đất sình lầy, chua mặn, đầy lau lách cỏ dại thành những cánh đồng phì
nhiêu màu mỡ. Cư dân Thái Thụy đã sớm hình thành truyền thống tốt đẹp rất đáng
tự hào đó là: Cần cù, sanghs tạo, cải tạo chinh phục thiên nhiên và lao động sản
xuất, kiên cường anh dũng chống lại các lực lượng phong kiến và đế quốc, thắm
đượm tính nhân văn trong nét sinh hoạt văn hóa của vùng quê ven biển.

Những truyền thống văn hóa đặc sắc đó, đã tạo nên cho người dân vùng
quê lúa trong đó có đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh một tâm hồn rộng
mở, tinh tế, sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống. Nhân dân các xã
trong huyện đã không ngừng phát huy truyền thống hiếu học từ ngàn xưa,
vượt lên những khó khăn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó ngành GD Thái Thụy luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu
sắc của Sở GD - ĐT Thái Bình, của huyện ủy HĐND, UBND huyện, sự kết
hợp của phòng, ban, ngành trong huyện, các bậc cha mẹ học sinh và các
doanh nghiệp luôn quan tâm ủng hộ cho truyền thống hiếu học của huyện
Thái Thụy. Với truyền thống hiếu học đó hàng năm Thái Thụy trích một phần
tiền không nhỏ để đầu tư trang thiết bị, ủng hộ những học sinh có hoàn cảnh
Lớp K35 - GDCD

18
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


gia đình gặp nhiều khó khăn, đồng thời khuyến khích động viên, khen thưởng
những thầy cô, học sinh có thành tích xuất sắc qua các năm học.
Ghi nhận những thành tích mà Thái Thụy đạt được trong quá trình đấu
tranh cách mạng, kháng chiến và xây dựng trong hoà bình, nhiều đơn vị, cá
nhân trong huyện đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý
"Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"; "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; "Anh
hùng lao động", cùng nhiều huân, huy chương các loại…
Có thể nói, so với mặt bằng chung của cả tỉnh, Thái Thụy vẫn còn là một
huyện chậm phát triển, những khó khăn về KT - XH và khó khăn về tự nhiên
rõ ràng đã ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển GD trên địa bàn huyện.
Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn như vậy nhưng với truyền thống hiếu

học từ ngàn đời xưa, Thái Thụy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên lĩnh
vực giáo dục. Đây chính là sức mạnh truyền thống được kết tinh và trở thành
nguồn nội lực để mảnh đất - con người Thái Thụy tự hào vững vàng vượt qua
mọi khó khăn thử thách trong công cuộc xây dựng và gìn giữ quê hương - đất
nước, từ đó tiếp tục đẩy mạnh và phát triển sự nghiệp giáo dục mà Đảng bộ
huyện Thái Thụy đã đề ra.
1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THÁI THỤY

Đảng bộ huyện Thái Thụy là một Đảng bộ ra đời sớm từ khi ra đời đến
nay, Đảng bộ huyện Thái Thụy đã lãnh đạo nhiều phong trào cách mạng và
đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Dưới đây là toàn bộ
những nét tổng quan về quá trình lãnh đạo và hoạt động của Đảng bộ huyện
Thái Thụy.
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh người con của quê hương đã sớm đến với con đường cách mạng vô sản và là
một trong những người sáng lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố
Hàm Long - Hà Nội (tháng 3 năm 1929); sáng lập Đông Dương Cộng sản
Đảng ngày 17/6/1929; thành lập Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ - tiền thân của
Lớp K35 - GDCD

19
học

Khóa luận tốt nghiệp Đại


×