Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi mới 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.92 KB, 70 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Lịch sử - Trường
ĐHSP Hà Nội 2, các thầy, cô giáo cán bộ giảng viên khoa Lịch sử và các
thầy, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Túc - Người đã tận
tình quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này trong suốt thời gian
qua.
Em xin chân thành cảm ơn Đảng Bộ tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Yên
Bái, Trung tâm Lưu trữ tỉnh Yên Bái, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh Yên Bái, Thư viện tỉnh Yên Bái, Cục Thống Kê tỉnh Yên Bái, Uỷ ban
Dân Tộc & Miền núi, Báo Yên Bái đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em
thực hiện đề tài này.
Khóa luận tốt nghiệp đạị học “Đảng Bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo xóa đói
giảm nghèo trong những năm đổi mới 2001 - 2010” là một đề tài hay và hấp
dẫn. Song do khả năng và thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đọc xem xét và đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Đào

1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tự mình thực hiện với
sự hướng dẫn của thầy giáo - TS Lê Văn Túc giảng viên khoa lịch sử trường
ĐHSP Hà Nội 2. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 4 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Đào

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 4
5. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 4
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH YÊN BÁI ............................ 6
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư tỉnh Yên Bái ........................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 6
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 6
1.1.3. Địa giới hành chính, dân cư tỉnh yên bái ....................................... 9
1.2. Một số nét về Đảng bộ tỉnh Yên Bái .................................................. 12
1.3. Lý luận chung về đói nghèo và thực trạng đói nghèo ở Yên Bái trước
năm 2001 .................................................................................................. 15
1.3.1. Lý luận chung về đói nghèo ......................................................... 15
1.3.2. Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái tới trước năm 2001 ................... 21

Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI (2001 - 2010) ..................... 28
2.1. Xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái trong những năm 2001 - 2005 ....... 28
2.1.1. Chủ trương của Đảng .................................................................. 28
2.1.1.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ................................ 28
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái ...................................... 30
2.1.2. Những thành tựu và hạn chế ........................................................ 33
2.1.2.1. Thành tựu.................................................................................. 33

3


2.1.2.2. Hạn chế..................................................................................... 37
2.2. Xóa đói giảm nghèo ở Yên Bái trong những năm 2006 - 2010 ......... 38
2.2.1. Chủ trương của Đảng .................................................................. 38
2.2.1.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ................................ 38
2.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Yên Bái ...................................... 41
2.2.2. Những thành tựu và hạn chế ........................................................ 43
2.2.2.1. Thành tựu.................................................................................. 43
2.2.2.2. Hạn chế..................................................................................... 48
2.3. Một số giải pháp để đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái
trong thời gian tới ..................................................................................... 49
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......................... 54
3.1. Nhận xét chung .................................................................................. 54
3.1.1. Ưu điểm ....................................................................................... 54
3.1.2. Hạn chế ....................................................................................... 56
3.2. Bài học kinh nghiệm .......................................................................... 57
KẾT LUẬN ................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 61
PHỤ LỤC.................................................................................................... 63


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó không chỉ là thực
tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới.
Đây là trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển của các quốc gia.
Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với gần 80%
dân số sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh
vực nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về
kinh tế và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động
xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp. Với chủ trương phát triển một nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà
nước thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển kinh tế
xã hội, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng văn minh”. Muốn đạt được mục tiêu này cần trước hết xóa bỏ đói
nghèo và lạc hậu, hơn nữa xét cho tới cùng thì sự phát triển kinh tế là nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, do đó Đảng và nhà
nước ta hết sức quan tâm đến chính sách xã hội đặc biệt là xóa đói giảm
nghèo. Để tập trung các nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất có hiệu
quả các giải pháp, Đảng ta đã đưa xóa đói giảm nghèo trở thành chương trình
mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất
nước nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi

5



đói nghèo. Tháng 7 - 1998, thủ tướng chính phủ đã chính thức phê duyệt và
triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo nhằm xóa bỏ
đói nghèo và lạc hậu trong cả nước, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới
đất nước.
Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo ở phía Bắc của Tổ quốc với diện
tích tự nhiên khoảng 6.887,77 km2, tổng dân số năm 2010 là 752.922 người
gồm 30 dân tộc anh em cùng sinh sống. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình
độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng
dân số còn cao, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng như điện, đường, trường,
trạm… còn thiếu và yếu. Những điều đó, đã làm cho nền kinh tế của tỉnh bị
chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp. Do vậy, xóa đói giảm
nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh. Điều này đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Đại
hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV năm 1996 cùng các quyết định số
53/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh năm 1999 về phê duyệt chương trình
xóa đói giảm nghèo tại Yên Bái giai đoạn 1999 - 2005 và quyết định số
422/QĐ-UB của về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về giảm nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010.
Việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc xóa đói
giảm nghèo trong 10 năm đổi mới vừa qua, để thấy được những thành tựu và
hạn chế qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới là một vấn đề
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Từ lý do đó, tác giả đã quyết định chọn vấn đề
“Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm đổi
mới (2001 - 2010)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung đề tài, cho đến nay đã có một số tài liệu đề cập
đến ở các mức độ khác nhau. Đó là các bài báo đăng trên báo Yên Bái, các

6



báo cáo tổng kết các nhiệm kì Đại hội Đảng bộ tỉnh, các báo cáo tổng kết của
UBND tỉnh và nhiều báo cáo của Sở Lao Động - Thương Binh & Xã hội tỉnh
Yên Bái…
Tuy nhiên, các cuốn sách và tài liệu trên chưa đề cập đến một cách hệ
thống và nổi bật được sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái trong việc lãnh
đạo xóa đói giảm nghèo trong những năm 2001 - 2010. Đặc biệt chưa có
công trình nào đưa ra những đánh giá, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm
về vấn đề mà đề tài khóa luận đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu vấn đề
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với xóa đói giảm
nghèo trong những năm 2001 - 2010.
- Đề tài nghiên cứu một cách tổng quan về hiện trạng đói nghèo và xóa
đói giảm nghèo ở Yên Bái. Qua đó, đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy xóa
đói giảm nghèo ở Yên Bái phát triển.
- Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và rút ra những bài học
kinh nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
- Tập hợp, xử lý nguồn tài liệu.
- Trình bày, phân tích, đánh giá khách quan về sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Yên Bái đối với xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở đó rút ra những kinh
nghiệm.
3.3.Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử
Đảng, đề tài tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái với xóa
đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010.
Phạm vi không gian: Tỉnh Yên Bái.


7


Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu xóa đói giảm nghèo tỉnh Yên Bái
trong những năm 2001 - 2010.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp chủ yếu là:
- Các văn kiện, Nghị quyết của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Yên
Bái về xóa đói giảm nghèo.
- Các sách thông sử và lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái.
- Các bài viết, báo cáo tổng kết hằng năm của sở Lao Động - Thương
Binh và Xã hội tỉnh Yên Bái về xóa đói giảm nghèo.
- Tài liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Yên Bái.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu của tôi được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận sử học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sử dụng phương pháp: Phương pháp Lịch sử, Phương pháp Lôgic,
phương pháp thống kê, sưu tầm tài liệu, phương pháp tổng hợp, phân tích,
so sánh.
5. Đóng góp của khóa luận
- Đề tài làm sáng tỏ sự lãnh đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh
Yên Bái trong những năm đổi mới 2001 - 2010. Qua đó tác giả có sự nhận xét
bước đầu và rút ra những kinh nghiệm lịch sử. Đây có thể làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan, chính quyền ở Yên Bái cũng như các địa phương khác
trong công tác lãnh đạo công tác xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo trong
thời gian tới.
- Nguồn tư liệu phong phú và hệ thống được trình bày trong khóa luận
có thể giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử ở địa phương tham khảo.


8


6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3
chương:
Chương 1. Khái quát chung về tỉnh Yên Bái.
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo xóa đói giảm nghèo trong
những năm đổi mới (2001 - 2010).
Chương 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm.

9


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH YÊN BÁI
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư tỉnh Yên Bái
1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bái nằm ở vị trí địa lý 21˚18’ - 22˚17’ vĩ Bắc và 103˚56’ - 105˚06’
kinh Đông. Phía Bắc giáp Lao Cai, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Nam giáp
hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp Sơn La. Yên Bái là một
trong 13 tỉnh miền núi Phía Bắc, trải dọc theo đôi bờ Sông Hồng, nằm giữa
hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây
Bắc với Trung du Bắc Bộ, là cửa ngõ miền Tây. Tỉnh Yên Bái có diện tích tự
nhiên là 6.887,77km 2 , dân số là 752.922 (số liệu thống kê năm 2010), đứng
thứ 20 về diện tích và 50 về dân số trong số 63 tỉnh của đất nước.
Với vị trị là cầu nối giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc đồng thời là khu
vực trung chuyển giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ, từ xa xưa Yên Bái
đã có một vị trí trọng yếu về quân sự và kinh tế của nước ta. Yên Bái là đầu
mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy từ

Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lao Cai. Đây là một lợi thế trong việc giao
lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Yên Bái - Lao Cai nằm trong
hành lang đường bộ Hải Phòng - Côn Minh - Trung Quốc thiết kế với vận tốc
từ 80 - 100km/h đang được xây dựng. Trong tương lai không xa, sân bay Nga
Quán cũng sẽ có đường không dân dụng phục vụ đường không. Với những
điều kiện thuận lợi đó, Yên Bái ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của
mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, có đặc điểm địa hình
cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bời 3 dãy núi lớn đều có

10


hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn - Pú
Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và Sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ con voi
nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp
giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình ở Yên Bái về cơ bản có thể chia làm 2
vùng: Vùng cao và vùng thấp.
Vùng cao: có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích
toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản và
khoáng sản, có khả năng huy động vào nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng thấp: có độ cao dưới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp,
thung lũng, bồn địa, chiếm 32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Như vậy, Yên Bái có địa hình được cấu tạo khá đa dạng, phức tạp. Vừa
có đồng bằng phù sa ven sông Hồng, đồng bằng phù sa cổ lượn sóng lại có
đồi tháp đỉnh tròn, đồi bát úp dốc thoải, bồn địa thung lũng, núi cao rãnh sâu,
cao nguyên đá vôi, đá vôi dốc đứng. Do có độ dốc lớn (trung bình 40 - 50˚,

nhiều nơi tới 60 - 70˚, vùng thấp cũng tới 25 - 40˚ lại chia cắt mạnh, cao dần
từ đông sang tây và từ nam lên bắc) nên Yên Bái có độ cao trung bình so với
mực nước biển là 600m.
1.1.2.2. Khí hậu
Yên Bái nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền
nhiệt tương đối cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm, (khoảng 18 20), lượng mưa trung bình 1800 - 2000mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng
85% - 87%. Gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Căn
cứ vào yếu tố địa hình có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu:
Tiểu vùng Mù Cang Chải: Có độ cao trung bình 900m, nhiệt độ trung
bình khoảng 18°, thích hợp cho phát triển các loại động thực vật ôn đới.
Tiểu vùng Văn Chấn - Nam Văn Chấn: Có độ cao trung bình khoảng
800m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°, thích hợp với việc phát triển các loại
động, thực vật Á nhiệt đới, ôn đới.

11


Tiểu vùng Văn Chấn - Tú Lệ: Độ cao trung bình 200 đến 400m, nhiệt
độ trung bình 21° - 23°, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực
phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.
Tiểu vùng nam Chấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe: Có
độ cao trung bình 70m, nhiệt độ trung bình khoảng 23° - 24°, là vùng mưa
phùn nhiều nhất trong tỉnh, thuận lợi phát triển cây lương thực, thực phẩm,
cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả.
Tiểu vùng Lục Yên - Yên Bình: Có độ cao trung bình dưới 300m, nhiệt
độ trung bình 20° - 23°, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh với hồ Thác Bà
rộng 19050ha, tạo điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp
và nuôi trồng thủy sản đồng thời có tiềm năng về du lịch.
Với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt tương đối cao, lượng mưa khá
nhiều đã là những điềuu kiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển, cây ăn quả

và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh, các ngành khai thác và chế
biến gặp nhiều thuận lợi, các ngành du lịch và giao thông có thể hoạt động
quanh năm. Khí hậu mát mẻ ở vùng cao cho phép trồng được các loại cây
dược liệu quý và chăn nuôi các loại gia súc có sừng. Tuy nhiên bên cạnh
những thuận lợi đó địa phương cũng gặp phải nhiều khó khăn do đặc điểm
thời tiết gây ra như sương muối vào mùa đông, gió lốc và gó tây khô nóng
vào mùa hè… Những hiện tượng đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khỏe con người và sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp ở đây.
1.1.2.3. Tài nguyên đất
Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên là 688.627,64 ha, trong đó diện
tích nhóm đất nông nghiệp là 583.717,47 ha, chiếm 84,76% diện tích đất tự
nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp là 51.713,13 ha chiếm 7,51%, diện tích đất
chưa sử dụng là 53.197,04 ha chiếm 7,73%.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là
107.317,69 ha, đất lâm nghiệp là 474.768,01 ha, đất nuôi trồng thủy sản là
1.574,35 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác.

12


Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp, đất ở là 4.826,62 ha, đất
chuyên dụng là 13.837,31 ha, còn lại là đất sử dụng vào mục đích khác. Trong
tổng diện tích đất chưa sử dụng, đất bằng có 666,02 ha, đất đồi núi có
48.654,14 ha, còn lại là núi đá không có rừng cây.
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn
alit, đất phù sa, đất giây, đất đỏ…
1.1.2.4. Tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt: Lượng nước mặt của Yên Bái tương đối lớn nhờ vào
2 con sông lớn đó là Sông Hồng và sông Chảy với khoảng trên dưới 200 ngòi
và suối lớn nhỏ cùng một hệ thống đầm hồ đa dạng. Nguồn thủy năng của hệ

thống đầm hồ tương đối lớn. Đặc biệt, Hồ Thác Bà có diện tích 23.400 ha,
trong đó mặt nước chiếm 19.000 ha, chứa đựng 3 - 3,9 tỷ km 3 nước.
Nguồn nước ngầm: Theo các tài liệu địa chất - thủy văn, nguồn nước
ngầm và nước khoáng phân bố ở độ sâu 20 - 200m dưới lòng đất. Nước
khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc các huyện Văn Chấn,
Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 40°c , hàm lượng khoáng hóa 1 5 gam/lít. Nguồn nước khoáng nóng là một trong những lợi thế để Yên Bái có
thể phát triển về du lịch nghỉ dưỡng.
1.1.3. Địa giới hành chính, dân cư tỉnh yên bái
1.1.3.1. Địa giới hành chính
Từ rất xa xưa, Yên Bái đã là một bộ phận của Tổ Quốc. Thời các vua
Hùng, Yên Bái là một vùng đất nằm trong lãnh thổ của nước Văn Lang - nơi
cư trú quan trọng của cư dân Lạc Việt. Dưới thời Thục Phán, Yên Bái một
phần thuộc quận Giao Chỉ, phần còn lại do những bộ lạc Anh-dô-nê-di Thổ và
những bộ lạc Thái chiếm giữ. Dưới thời Bắc thuộc, Yên Bái lần lượt thuộc
các quận, huyện: Tân Hưng, Tân Xương, Hưng Châu, Phong Châu - Thừa
Hóa Thuận, Kỵ My Lâm Tây. Thời kì phong kiến độc lập, sự phân cấp hành

13


chính có sự thay đổi. Chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay bằng các
đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Yên Bái thời kì này
thuộc lộ Quy Hóa, từ thời Lê đến thời Nguyễn nằm trong phủ Quy Hóa, xứ
Hưng Hóa.
Vào cuối thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành việc xâm lược Việt Nam, thực
dân Pháp tiến hành bình định Việt Nam. Chúng lập các đạo quan binh, các
quân khu, tiểu quân khu…Theo đó, tỉnh Hưng Hóa rộng lớn ở phía Bắc Việt
Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu, trong đó có Yên Bái. Để dễ
kiểm soát và khai thác bóc lột Việt Nam hiệu quả, thực dân Pháp đã chia lại
các khu vực hành chính. Năm 1900, thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà,

Nghĩa Lộ, Yên Bái và châu Lục Yên của huyện Tuyên Quang để đặt tỉnh Yên
Bái. Tỉnh lỵ đặt tại làng Yên Bái. Từ đó cho đến năm 1954, địa dư và các đơn
vị hành chính của Yên Bái không có gì thay đổi.
Tháng 5 - 1955, các châu Văn Chấn, Than Uyên chuyển thuộc khu tự
trị Thái Mèo. Tháng 6 - 1956, huyện Yên Bình sát nhập vào tỉnh Yên Bái.
Tháng 10 - 1962, Quốc Hội quyết định đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu
tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh trực thuộc. Ngày 24 - 12 - 1962, tỉnh Nghĩa Lộ
thuộc khu tự trị Tây Bắc chính thức được thành lập gồm các huyện: Văn
Chấn, Than Uyên, Phù Yên. Tháng 10 - 1971, thành lập thị xã Nghĩa Lộ (tách
ra từ Văn Chấn). Năm 1964, một phần huyện Văn Chấn được tách ra để lập
huyện Trạm Tấu, một phần huyện Phù Yên được tách ra để lập huyện Bắc
Yên. Năm 1967, một phần huyện Than Uyên và các xã Nậm Có, Khau Phạ
(Văn Chấn) được tách ra để lập huyện Mù Cang Chải. Ở tỉnh Yên Bái, đầu
năm 1965, khu vực thượng huyện Lục Yên được tách ra lập huyện Bảo Yên,
vùng hạ huyện Văn Bàn và thượng huyện Trấn Yên tách ra để lập huyện Văn
Yên.
Ngày 3 - 1976, ba tỉnh Yên Bái - Lao Cai - Nghĩa Lộ sát nhập thành
tỉnh Hoàng Liên Sơn. Hai huyện Bắc Yên và Phù Yên (thuộc Nghĩa Lộ)
chuyển thuộc tỉnh Sơn La.

14


Ngày 1 - 10 - 1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia thành 2 tỉnh: Yên Bái và
Lao Cai. Các huyện Than Uyên, Văn Bàn và Bảo Yên trước đây thuộc tỉnh
Yên Bái nay chuyển thuộc tỉnh Lao Cai.
Tỉnh Yên Bái được tái lập có diện tích là 6.877,77km 2 gồm 7 huyện, 2
thị xã, 175 xã, phường trong đó có 70 xã vùng cao, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Yên
Bái với số dân là 658.891 người gồm nhiều dân tộc anh em chung sống, đông
nhất là người kinh với 54,07%, ngời Tày là 17,7%, người Dao là 9,4%....

1.1.3.2. Dân cư
Năm 2010, tổng dân số toàn tỉnh là 752.922 người. Trong đó người
kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%,
người Hmông chiếm 8,9%, người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm
1%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số trung bình là 109 người /km2,
tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các
thị trấn huyện lỵ.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân
tộc có dân số trên 10.000 người; 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người. Các dân
tộc trong tỉnh phân bố chủ yếu ở các đại bàn như: Thung lũng sông Hồng (chiếm
41% dân số toàn tỉnh), thung lũng sông Chảy (chiếm 28% dân số toàn tỉnh) và
vùng ba huyện phía Tây (chiếm 31% dân số toàn tỉnh). Cộng đồng nhân dân các
dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc văn hóa riêng đã hình
thành nên một nền văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú.
Theo số liệu năm 2010, số người trong độ tuổi lao động là 40.0643
người (trong đó thành thị là 68.754, nông thôn là 331.889 người) chiếm
53,21% dân số. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng để phục vụ cho
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

15


1.2. Một số nét về Đảng bộ tỉnh Yên Bái
Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Yên Bái là một tỉnh có nhiều dân tộc
anh em cùng sinh sống, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong thời kì
dựng nước và giữ nước. Trải qua đấu tranh gian khổ, nhân dân các dân tộc
trong tỉnh đã hun đúc lên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng kiên
cường trong đấu tranh chống giặc ngọai xâm, cần cù, năng động sáng tạo
trong lao động sản xuất. Từ thế kỉ XIII, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã
đoàn kết, sát cánh cùng quân đội nhà Trần chiến đấu chống giặc Nguyên Mông, góp phần đánh bại các cuộc xâm lược của chúng. Cuối thế kỉ XIX đầu

thế kỉ XX, nhân dân và các sĩ phu yêu nước đã liên tục đứng lên chống thực
dân Pháp, điển hình là các cuộc khởi nghĩa và chiến đấu ở Tú Lệ, Làng Vần
và cuộc khởi nghĩa của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Kinh ở Trấn Yên, Lục
Yên…Những sự kiện tiêu biểu ấy khẳng định truyền thống yêu nước, tinh
thần đoàn kết quật khởi của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Truyền thống
đó được nhân lên gấp bội khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đưa
đường chỉ lối.
Đầu năm 1930 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của
tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng do chí sĩ yêu nước Nguyễn Thái Học lãnh
đạo. Tuy cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng đã gây được tiếng vang
lớn, cổ vũ và bồi đắp thêm lòng yêu nước cho đồng bào các dân tộc ta.
Ngày 3 - 2 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đời. Ảnh hưởng và uy tín
của Đảng đã tác động rất mạnh đến Yên Bái, thúc đẩy nhiều cuộc đấu tranh
chống thực dân phong kiến, góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước, ý chí đấu
tranh giành độc lập tự do cho dân tộc. Những năm 40 của thế kỉ XX, những
cán bộ cách mạng của xứ ủy Bắc Kì được cử lên Yên Bái hoạt động và đã
xây dựng được một số cơ sở cách mạng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên
Bái. Từ thực tế cách mạng và tình hình ở Yên Bái, Trung ương Đảng đã ra

16


quyết định xây dựng cơ sở cách mạng ở chiến khu Vần - Hiền Lương nhằm
mục đích làm nơi dừng chân cho các đồng chí tù vượt ngục từ nhà tù Sơn La
ra và đã xây dựng căn cứ cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền
ở địa phương.
Tháng 10 năm 1944 đến đầu năm 1945, từ những cơ sở đầu tiên ở Nang
Xa, Hiền Lương (Phú Thọ) đã mở rộng lên Linh Thông, Vần, Vân Hội, Đại
Lịch, Thị xã Yên Bái, nhiều tổ chức cứu quốc được thành lập. Ngày 7 - 5 1945 Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Thị xã Yên Bái đã mở ra sự chuyển
hướng đấu tranh của nhân dân sang một giai đoạn mới. Ngày 30 - 6 - 1945,

Xứ ủy Bắc Kì đã quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái do
đồng chí Ngô Minh Loan làm bí thư - đánh dấu một mốc son trong phong trào
cách mạng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Yên Bái. Từ đây, phong trào
cách mạng của tỉnh Yên Bái được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của
Ban cán sự Đảng. Cũng từ đây, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8
năm 1945 ở Yên Bái đã đi tới thắng lợi, góp phần vào thắng lợi chung của cả
nước, làm nên một chiến thắng vĩ đại.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, chúng ta bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp trường kì 9 năm gian khổ. Với sự chỉ đạo đúng
đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng bộ tỉnh,
lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện đường lối
kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, kết hợp vừa
kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng hậu phương, đưa cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc tới thắng lợi cuối cùng bằng chiến thắng Điện Biên Phủ
lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Từ năm 1954 đến năm 1975, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của
Đảng , Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội, vừa tham gia đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc

17


Mỹ. Với sự hỗ trợ của Trung ương cùng những phấn đấu không biết mệt mỏi,
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã vượt mọi khó khăn và đạt được những
kết quả trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt,
năm 1962 công trình thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của thủy điện Việt
Nam đã được khởi công xây dựng tại Yên Bái. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên
Bái đã hoàn thành thắng lợi cuộc vận động chuyển cư đầy khó khăn, phức tạp
để cung cấp nguồn điện năng đầy quý giá cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển quê hương. Đồng thời đây cũng là sự kiện có ý nghĩa chính trị, kinh tế,

quốc phòng to lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng bộ, chính
quyền trong công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị quan
trọng, đảm bảo chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng.
Trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân dân
Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu trong chiến đấu và sản xuất. Trong cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhân dân Yên Bái đã bắn rơi 99 máy bay,
giữ vững tiến độ thi công nhà máy thủy điện Thác Bà, sân bay Yên Bái, đảm
bảo an toàn cho các kho trung chuyển chiến lược. Năm 1972, trong 12 ngày
đêm, nhân dân Yên Bái đã bắn rơi 15 máy bay, góp phần cùng với nhân dân
miền Bắc làm lên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải
tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, kí kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân
không thiếu một người” trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, Yên Bái đã
đóng góp cho nhà nước 289.000 tấn lương thực, 146.000 tấn thực phẩm, vượt
kế hoạch 115 - 120%. Năm 1974 Yên Bái đã là tỉnh miền núi Tây Bắc đầu
tiên đạt 5 tấn thóc/ha, tổng sản lương lương thực đạt 143.000 tấn. Từ năm
1965 - 1975 đã đưa 24.632 con em lên đường nhập ngũ, chi viện sức người
cho tiền tuyến miền Nam.

18


Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên
xây dựng xã hội chủ nghĩa, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo, động viên toàn thể cán bộ,
đảng viên và nhân dân phát huy trí tuệ, chủ động, sáng tạo, từng bước tháo gỡ
khó khăn, vươn lên thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Đại hội VI của Đảng (12 - 1986)
đã đề ra đường lối đổi mới, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong nhận
thức của Đảng thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vận dụng quan

điểm đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã vượt qua những khó khăn,
thử thách, đưa kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển.
Sau khi tái lập tỉnh năm 1991, Đảng bộ tiếp tục phát huy truyền thống
cách mạng, không ngừng sáng tạo để lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện
thắng lợi cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì đổi mới,
góp phần to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước.
1.3. Lý luận chung về đói nghèo và thực trạng đói nghèo ở Yên Bái trước
năm 2001
1.3.1. Lý luận chung về đói nghèo
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn
tại ở ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nhìn chung mỗi quốc gia
đều đưa ra các chỉ số xác định mức độ đói nghèo khác nhau. Giới hạn đói
nghèo của mỗi quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người
dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua
sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, ở, và các nhu cầu thiết
yếu khác theo mức giá hiện hành.
Tại hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng
Cốc tháng 9 - 1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói: Là tình trạng một bộ

19


phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và
phong tục tập quán của từng địa phương. Theo định nghĩa này thì mức độ và
chuẩn nghèo ở các nước là khác nhau.
Ở nước ta, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của
nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như
sau:

Hộ đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách
khác đó là một bộ phận dân cư hằng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên
phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần
nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Một cách hiểu khác thì nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự
nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa
phương ở mỗi thời kì khác nhau. Ở Việt Nam nghèo được chia làm 3 mức đó
là: Nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối và nghèo có nhu cầu tối thiểu. Ngoài ra
còn có khái niệm về xã nghèo và vùng nghèo.
Xã nghèo là xã có những đặc trưng như: Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40%
số hộ của xã; không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng
như: Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học,trạm y tế, nước sinh hoạt;
trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
Vùng nghèo là khái niệm chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã
liền kề nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn, hiểm trở, giao
thông không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển
sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.

20


Ở mỗi thời kì phát triển của nền kinh tế đều có một chuẩn mực riêng để
xác định mức đói nghèo cho phù hợp với mức thu nhập bình quân chung của
dân chúng trong từng giai đoạn khác nhau.
Năm 1993 theo số liệu Tổng cục Thống kê thì người dân phải có mức
thu nhập bình quân tối thiểu là 50.000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn và
70.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị, để làm ranh giới giữa

người giàu và người nghèo. Theo đó, hộ đói là hộ có thu nhập dưới 30.000
đồng/người/tháng, hộ nghèo là dưới 50.000 đồng/người/tháng, hộ dưới trung
bình là 50.000 - 70.000 đồng/người/tháng, hộ trung bình là từ 70.000 - 125.000
đồng/người/tháng, hộ trên trung bình là 125.000 - 250.000 đồng/người/tháng,
hộ giàu là từ 250.000 đồng/người/tháng trở lên.
Sau một thời gian căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế, Ngày
20 - 5 - 1997, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo
đói mới trong quyết định số 1751/LĐ - TB XH như sau:
Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 45.000
đồng/tháng.
Hộ nghèo là 55.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn,
miền núi, 70.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và
trung du, 90.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.
Tới năm 2000, theo quyết định số 1143/2000 QĐLĐTBXH ngày 1 - 11 2000 của Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt chuẩn
mực đói nghèo mới giai đoạn 2001 - 2005 như sau: 80.000 đồng/người/tháng ở
vùng nông thôn, miền núi hải đảo, 100.000 đồng/người/tháng ở vùng nông thôn
đồng bằng, 150.000 đồng/người/tháng ở vùng thành thị.
Bước sang giai đoạn 2006 - 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội đã đưa ra chuẩn nghèo mới, cao gấp 2 lần chuẩn nghèo ở giai đoạn trước.

21


Cụ thể : Đối với khu vực nông thôn đó là dưới 200.000 đồng/người/tháng,
khu vực thành thị đó là 260.000 đồng/người/tháng.
Đối với tỉnh Yên Bái, áp dụng những chủ trương của Trung ương,
chuẩn nghèo cũng có những thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của địa phương mình.
Theo quyết định Thông báo số 1751/LD - TB XH năm 1997 thì chuẩn
mực đói nghèo tại Yên Bái đươc xác định:

Hộ đói là hộ có thu nhập dưới 45.000 đồng/người/tháng đối với tất cả
các vùng trong tỉnh.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người là dưới 55.000 đồng
đối với các huyện thuộc khu vực III, dưới 70.000 đồng đối với các huyện
thuộc khu vực II, dưới 90.000 đồng đối với khu vực thị xã và huyện thuộc
khu vực I. Theo tiêu chuẩn này thì tính đến ngày 31 - 5 - 2000 toàn tỉnh Yên
Bái còn 13,53% tổng số hộ nghèo.
Tại quyết định số 230/QĐ-UB của chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phê
duyệt chuẩn hộ nghèo mới áp dụng ở tỉnh Yên Bái cho giai đoạn 2001 - 2005
theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng khu vực cụ thể:
Đối với khu vực thị trấn, thị xã là dưới 100.000 đồng/người/tháng, khu vực
nông thôn là dưới 80.000 đồng/người/tháng. Theo tiêu chuẩn mới này thì tới
31 - 12 - 2000 toàn tỉnh còn 19,29% tổng số hộ nghèo.
Với giai đoạn 2006 - 2010, Đảng bộ Yên Bái đã áp dụng chuẩn mới của
Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội đó là: Đối với khu vực nông thôn là dưới
200.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị là 260.000 đồng/người/tháng.
Nghèo đói là một thực trạng mang tính chất toàn cầu. Nguyên nhân của
tình trạng này được xác định do nhiều nguyên nhân. Trên thế giới, một số
nguyên nhân chính được nhắc tới đó là: Sự khác nhau về của cải, về khả năng

22


cá nhân, về giáo dục và đào tạo cùng một số nguyên nhân khác như chiến
tranh, thiên tai địch họa…
Ở Việt Nam, nguyên nhân gây đói nghèo được phân làm 3 nhóm đó là:
Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên (khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão
lũ, sâu bệnh…), Nhóm nguyên nhân chủ quan từ con người (thiếu kiến thức
làm ăn, đông con, không có việc làm, mắc tệ nạn xã hội…), Nhóm nguyên
nhân cơ chế chính sách (các chính sách còn thiếu sự đồng bộ, các dự án đầu

tư còn hạn chế…).
Cũng với những nhóm nguyên nhân trên đã tác động lớn và gây ra tình
trạng đói nghèo ở tỉnh Yên Bái. Là một tỉnh miền núi có trên 70 xã vùng cao,
vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, ở những xã này tuy đất đai rộng nhưng lại
thiếu đất sản xuất cây lương thực, khó khăn về vấn đề tưới tiêu. Cùng với đó,
khí hậu lại tương đối khắc nghiệt, hay xảy ra thiên tai, giao thông đi lại khó
khăn, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác cơ chế chính sách với
những vùng cao, vùng sâu còn thiếu đồng bộ, trình độ dân trí của người dân
còn thấp, tỉ lệ mù chữ cao, phong tục tập quán lạc hậu. Từ đó dẫn tới việc
thiếu kiến thức trong làm ăn, sinh đẻ không có kế hoạch khiến cho dân số
tăng, kinh tế kém phát triển,thiếu vỗn đề sản xuất, tăng tỉ lệ mắc các tệ nạn xã
hội…
Có thể thấy, nếu không giải quyết tốt các nhiệm vụ và yêu cầu xóa đói
giảm nghèo thì sẽ không chủ động được xu hướng gia tăng phân hóa giàu
nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hóa giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hóa
và do vậy sẽ đe dọa tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng xã
hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế - xã hội. Không giải quyết thành công
các chương trình xóa đói giảm nghèo sẽ không thực hiện được công bằng xã
hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế, mục tiêu phát triển và phát
triển bền vững sẽ không thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và

23


điều kiện để xóa đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và
phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương
với khu vực và quốc tế.
Xét trên tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kì đổi mới thì sự
phân hóa diễn ra rất nhanh, nếu không tích cực xóa đói giảm nghèo và giải

quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng
một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến
bộ của thời đại, do đó cần tích cực xóa đói giảm nghèo và có sự chỉ đạo thống
nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.
Để nhằm đưa tới những giải pháp tích cực cho xóa đói giảm nghèo,
thực hiện thành công một trong những chính sách xã hội hết sức quan trọng,
Đảng và Nhà nước ta đã đi tới đưa xóa đói giảm nghèo không chỉ là công tác
xã hội đơn thuần mà đã trở thành một trong 10 chương trình mục tiêu quốc
gia cần được ưu tiên giải quyết.
Chương trình mục tiêu là chương trình được xây dựng nhằm xác định
các mục tiêu, các chính sách, các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử
dụng để thực hiện một ý đồ, một mục đích nhất định nào đó của nhà nước,
chương trình thường gắn với một ngân sách cụ thể. Chương trình quốc gia là
một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã
hội, khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện
một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội chung của đất nước trong thời gian đã định.
Căn cứ theo các tiêu chí đó là: Các vấn đề được lựa chọn để giải quyết
bằng chương trình quốc gia phải là những vấn đề cấp bách, liên ngành, liên
vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
cần phải tập trung chỉ đạo giải quyết; mục tiêu của chương trình quốc gia phải

24


rõ ràng, lược hóa được và nằm trong mục tiêu chung của quốc gia; thời gian
thực hiện chương trình phải được quy định giới hạn, thường là 5 năm hoặc
phân kì thực hiện trong 5 năm, từ năm 1998 xóa đói giảm nghèo đã được đưa
vào trở thành một trong những chương trình mục tiêu quốc gia, được Đảng và

nhà nước ta quan tâm, ưu tiên phát triển.
Chương trình xóa đói giảm nghèo là một hệ thống các giải pháp xác
định rõ vai trò của nhà nước, của các tổ chức trong xã hội, trong việc phân
phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo,
tạo cho hộ nghèo những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng
chính lao động của bản thân. Chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm các
hoạt động chính là thực hiện một số chính sách và dự án quan trọng. Ở mỗi
giai đoạn lại có những chính sách và dự án hỗ trợ cụ thể, phù hợp với những
điều kiện khác nhau của từng địa phương.
1.3.2. Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái tới trước năm 2001
Đất nước vừa bước qua chiến tranh, những hậu quả để lại là rất nặng
nề, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc này khó khăn lại càng thêm khó
khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách xã hội, trong đó có
xóa đói giảm nghèo, từ đại hội VI (12/1986), Đảng ta đã có những chủ trương
về phát triển chính sách xã hội và xóa đói giảm nghèo. Sau đó được Đảng ta
tiếp tục phát triển ở các kì Đại hội tiếp theo. Đặc biệt, từ năm 1998, đã đưa
xóa đói giảm nghèo trở thành một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia.
Qua đó, có thể thấy, Đảng ta ngày càng có thêm những sự nhận thức sâu sắc
hơn nữa về vấn đề này.
Những năm cuối của thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do cơ chế kế hoạch hóa,
tập trung, bao cấp kéo dài đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế, đất nước rơi vào
tình trạng trì trệ. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (12 - 1986) đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước

25


×