Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển nông nghiệp nông thôn nâng cao đời sống nhân dân từ 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.38 KB, 73 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nền kinh tế luôn gắn liền với nó
là sự tồn tại và phát triển của con người. Kinh tế là một trong những nhân tố
quan trọng góp phần tạo dựng nên các nền văn minh thế giới mà không ai,
không gì có thể phủ nhận được. Đó là nền văn minh nông nghiệp, công
nghiệp và hậu Kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo
dựng nên các nền văn minh thế giới mà không ai, không gì có thể phủ nhận
được. công nghiệp... Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài quy
luật đó. Nông nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt đối
với các quốc gia phương Đông. Khi nghiên cứu một thời kỳ (về nông nghiệp),
giúp ta hiểu và nghiên cứu các giai đoạn khác.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba vấn đề có mối liên hệ mật
thiết, tùy thuộc lẫn nhau và có vai trò lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc
lập, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Phát triển nông
nghiệp nâng cao đời sống của nông dân là nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan
trọng trong mọi thời kỳ lịch sử.
Về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nêu rõ: “ Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nông dân, bảo đảm an ninh trật tự nông thôn, tạo
tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp dịch vụ phát triển. Phấn
đấu tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp - thủy sản bình quân 55,5%/năm”.[36]
Phát huy truyền thống tiên phong và sáng tạo, thực hiện Nghị quyết
(NQ) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, ngày 27/12/2006, Ban chấp hành


2
Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU “Về phát triển nông nghiệp,
nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến


năm 2020”.
Đảng ta luôn coi nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai
trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói, giảm
nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là nhiệm vụ
chiến lược, là cơ sở góp phần đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, phát triển
đất nước hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức được vấn đề đó tại Hội nghị Trung ương 7, khoá X
(5/8/2008) đã bàn và ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TƯ "Về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn”.
Không phải đến khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
khóa X ban hành Nghị quyết 26-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, Vĩnh Phúc mới đề cao vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà
ngay từ tháng 12/2006, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có Nghị quyết số 03NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đời sống nông
dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020.
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị
Trung ương 7 khóa X về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì
Vĩnh Phúc lại càng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nội dung của
Nghị quyết
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với quyết tâm chính trị,
phát huy truyền thống ngọn cờ đầu trong phát triển nông nghiệp, Vĩnh Phúc
có đủ cơ sở để thực hiện thành công chính sách “tam nông” trong thời gian
sớm nhất.


3
Như vậy, trong lịch sử, giai đoạn nào Vĩnh Phúc cũng có những con
người tâm huyết, nỗ lực cho sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Hiện nay, việc thực hiện tốt Nghị quyết 03-NQ/TU và Nghị quyết 26NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thể hiện Vĩnh Phúc nói chung,

các thế hệ cán bộ kế tục sự nghiệp của đồng chí Kim Ngọc nói riêng đã kế thừa
và phát huy xuất sắc chủ trương phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ Vĩnh Phúc
lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân từ
năm 2006 đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐÊ
Đề tài “Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nâng cao đời sống nông dân từ năm 2006 đến 2010” là hoàn toàn mới mẻ, chưa
có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống.
Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc về vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân một cách chung chung cũng có một số tác giả
tiến hành nhưng tiêu biểu nhất là cuốn “Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc (19302005)”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, chủ yếu liệt kê các sự kiện của Đảng
bộ tỉnh, báo cáo chính trị, các báo cáo kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Ủy
ban nhân dân tỉnh hằng năm; cuốn “Vĩnh Phúc hội nhập và phát triển”, Nxb
Thông tấn xã Việt Nam hay cuốn “Vĩnh Phúc đất và người thân thiện” Nxb
Thông tấn xã Việt Nam năm 2006. Tiến sỹ Nguyễn Thế Trường với tác phẩm:
“Những biến đổi kinh tế – xã hội ở Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay
(1997-2005). Đặc biệt là cuốn Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về “Phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm
2020” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Vĩnh Phúc, xuất bản năm 2007.


4
Các công trình khoa học ít nhiều đề cập đến vấn đề nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trong từng giai đoạn ở Vĩnh Phúc như: “Hợp tác hóa nông
nghiệp Việt Nam lịch sử - vấn đề - triển vọng” Nxb Sự Thật, Hà Nội, năm
1992 của tác giả Chư Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần
Quốc Toản, Đặng Thọ Xương; “Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Việt Nam (1945-1995), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; “Đổi mới ở Việt Nam nhớ lại và suy ngẫm”, Nxb Tri thức năm 2008 của tác giả Đào Xuân Sâm.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu và
giải quyết một cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về
vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ năm 2006-2010. Vì vậy tôi
chọn đề tài trên để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân lịch sử chuyên ngành lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Là nghiên cứu về vấn đề Tam nông của tỉnh Vĩnh Phúc thông qua
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về
“Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn
2006-2010, định hướng đến năm 2020” ở tỉnh Vĩnh Phúc đã ra đời như thế
nào, quá trình thực hiện, kết quả và những tác động Nghị quyết đến mọi mặt
của xã hội ra sao.
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu Nghị quyết 03-NQ/TU về
“Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn
2006-2010, định hướng đến năm 2020” ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề trên trong giai đoạn từ
2006-2010.


5
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu về tình hình nông nghiệp, nông thôn, nông dân Vĩnh Phúc
trước khi tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU.
- Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và quá trình thực hiện
Nghị quyết 03-NQ/TU
- Nghiên cứu kết quả thực hiện, kinh nghiệm cơ bản trong việc thực
hiện Nghị quyết 03-NQ/TU và những vấn đề đặt ra

4. NGUỒN TƯ LIỆU
Thực hiện đề tài luận văn này, nguồn tư liệu được sử dụng bao gồm:
Các cuốn sách viết về điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Vĩnh
Phúc qua các thời kỳ như tác phẩm “Địa chí Vĩnh Phúc ” của Tỉnh uỷ, Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (2012), Nxb Khoa học xã hội; tác phẩm
“Đất và người thân thiện” của Đoàn Mạnh Phương, xuất bản năm 2006.
Các tài liệu lưu trữ của Trung ương, tỉnh, huyện. Các Nghị quyết, báo
cáo hằng tháng, hằng quý, hằng năm của Tỉnh ủy, của Sở Nông nghiệp và
Niên giám thống kê của Chi cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
Các văn kiện Đảng và Nhà nước, các sách chuyên khảo, bài báo, tạp
chí, luận văn, luận án liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân
của tỉnh Vĩnh Phúc.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành. Đó là phương pháp lịch sử và lôgíc. Ngoài ra tôi
còn sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác như: Đồng đại, lịch đại, hiện tại
kết hợp quá khứ, so sánh lịch sử, phân tích, tổng hợp...
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Khoá luận đã làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong việc
thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU về “phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao
đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”


6
Khoá luận đã đánh giá được những kết quả thực tế mà Nghị quyết 03
đã mang lại cho nhân dân Vĩnh Phúc, và bên cạnh những kết quả đạt được thì
khoá luận cũng đánh giá đúng những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện Nghị
quyết 03-NQ/TU.
Khoá luận đã khai thác xây dựng được một hệ thống tư liệu có giá trị
góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương.

7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Bài khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn chia thành 2 chương, 8 tiết.


7

Chương 1
QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 03-NQ/TU
“VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NÂNG CAO
ĐỜI SỐNG NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 2006-2010 ĐỊNH HƯỚNG
2020” CỦA TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VĨNH PHÚC VÀ TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN VĨNH PHÚC TRƯỚC KHI TỈNH ỦY BAN HÀNH NGHỊ
QUYẾT 03-NQ/TU
1.1.1 Khái quát về Vĩnh Phúc
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Về địa lý hành chính: Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong khu vực châu thổ
sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía Bắc, có tọa độ từ 21035' (tại xã
Đạo Trù, huyện Tam Đảo) đến 21°19' (tại xã Trung Hà, huyện Yên Lạc) vĩ độ
Bắc; từ 1050 109' (tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô) đến 105047’ (tại xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên) kinh độ Đông.
Trước khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 15/2008/QH 12 ngày
29 - 5 - 2008 chuyển toàn bộ huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội
Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.371,47 km2, gồm 9 đơn vị hành
chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch,
Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê
Linh. Sau khi Chính phủ điều chỉnh địa giới tính theo Nghị quyết
của Quốc hội, diện tích tự nhiên của Vĩnh Phúc còn 1.231,6 km2
gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố,1 thị xã và 7 huyện) là: thành

phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Lập
Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc;
tổng cộng có 113 xã, 24 phường và thị trấn. [32, tr. 16]
Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố phía Bắc giáp hai tỉnh


8
Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo, Sáng
Sơn; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô, phía Nam
giáp Hà Nội, ranh giới tự nhiên là sông Hồng, phía Đông giáp hai huyện Sóc
Sơn, Đông Anh – Hà Nội.
Là một tỉnh cửa ngõ Thủ đô, Vĩnh Phúc có nhiều đường giao thông
thuỷ bộ quan trọng chạy qua. Trong đó có tuyến đường sắt liên vận Hà Nội Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc). Tuyến đường thuỷ sông Hồng, sông Lô và
đường bộ có Quốc lộ 2. Vì vậy, Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược hết sức quan
trọng không những về kinh tế mà cả về quân sự. Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp
giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu
quốc tế. Xét tổng thể, Vĩnh Phúc là trung tâm giao lưu giữa thủ đô Hà Nội với
các tỉnh ở phía Bắc, giữa đồng bằng với miền núi, cùng với sân bay Quốc tế
Nội Bài nên thuận lợi trong việc tiếp thu những tư tưởng mới, tiến bộ cho
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hệ thống giao thông thuỷ lợi: Hệ thống sông Hồng chảy qua tỉnh Vĩnh
Phúc là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận tiện cho tàu thuyền qua lại,
ngược xuôi, nối Vĩnh Phúc với thủ đô Hà Nội và khu tam giác kinh tế Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh. Đi qua Vĩnh Phúc có 4 quốc lộ: Quốc lộ 2A (Hà
Nội - Tuyên Quang), quốc lộ 2B (từ Thành phố Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát
Tam Đảo), quốc lộ 2C (từ Thành phố Vĩnh Yên lên huyện Sơn Dương Tuyên Quang), quốc lộ 23 (từ thị xã Phúc Yên về đầu cầu Thăng Long). Đi
qua Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, thông thương giữa Vĩnh
Phúc với miền ngược và tới Vân Nam (Trung Quốc). Hệ thống giao thông
thuỷ lợi rất thuận lợi cho giao lưu, trao đổi, mua bán nguyên vật liệu, tiêu thụ
sản phẩm nông - lâm - thuỷ sản.

Vĩnh Phúc có đặc điểm riêng biệt về địa lý hành chính, tháng 2/1950
hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Đến ngày 26/1/


9
1968, Vĩnh Phúc sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Ngày
1/1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập thành tỉnh riêng biệt.
* Địa hình: Vĩnh Phúc ở vào vùng đỉnh châu thổ sông Hồng, khoảng
giữa miền Bắc Việt Nam, là khu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
Vĩnh Phúc có cả 3 vùng sinh thái: Đồng bằng, trung du và miền núi hay còn
gọi là địa hình miền núi, địa hình vùng đồi và địa hình đồng bằng. Đó là kết
quả tổng hợp từ các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh cùng vài tác
động của con người như đắp đê ngăn nước, đắp đập, phá rừng làm nương rẫy.
*Đất đai: Gồm nhiều loại đất, chất đất. Đất sét có nhiều ở Hương Canh
(Bình Xuyên), Hiền Lễ (thị xã Phúc Yên)... tạo điều kiện cho nghề gốm, gạch,
ngói, vật liệu xây dựng... Đất thịt, phù sa tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh
Tường, Yên Lạc và đất trồng cây lâm nghiệp tập trung ở các huyện Tam Đảo,
Tam Dương... Đất trồng đay, cói... phân bố ở huyện Tam Dương. Đặc biệt là
đất bồi ven sông Hồng, Sông Lô, sông Phó Đáy ở các huyện Vĩnh Tường,
Yên Lạc và Sông Lô là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
* Khí hậu: Nhiệt đới, nóng ẩm, mỗi năm trung bình 142 ngày mưa với
lượng nước 1.500mm, giờ nắng trung bình 1500 giờ, nhiệt độ trung bình là
21°C độ ẩm trung bình là 84 %. Đặc điểm khí hậu này rất thích hợp với việc
phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và các cây công nghiệp
ngắn, dài ngày.
* Tài nguyên nước: Vĩnh Phúc có một mạng lưới sông, suối, ngòi khá
dày đặc với hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Cà Lồ. Ngoài ra
còn có các sông như: Sông Lô, sông Phó Đáy.
Ngoài hệ thống sông ngòi và trữ lượng nước ngầm, Vĩnh Phúc còn có
nhiều đầm, hồ lớn. Thiên tạo có Đầm Vạc (thành phố Vĩnh Yên); đầm Dưng,

vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường); Nhân tạo có hồ Đại
Lải (thị xã Phúc Yên), hồ Xạ Hương (Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam


10
Dương), hồ Vân Trục (Lập Thạch), hồ Bò Lạc (Sông Lô)... Các hồ có tiềm
năng thuỷ sản phong phú, chủng loại đa dạng kết hợp các hệ thống sông tạo
điều kiện cho nghề đánh bắt thuỷ sản và chế biến thực phầm, không những
vậy còn là nguồn thuỷ lợi tưới tiêu cho nhiều đồng ruộng và phát triển giao
thông đường thủy.
1.1.1.2 Văn hoá – xã hội
Cũng như nhân dân trên mọi miền của Tổ quốc, con người Vĩnh Phúc
cũng có những nét tiêu biểu về phẩm chất và bản sắc con người Việt Nam, mà
nét nổi bật nhất là tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm,
bảo vệ Tổ quốc mỗi khi bị xâm lăng.
Nhiều người con của Vĩnh Phúc đã trở thành những thủ lĩnh của các
phong trào chống Pháp được cả nước biết đến như: Trịnh Văn Cấn (tức Đội
Cấn) người Vũ Di - Vĩnh Tường, là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Thái
Nguyên năm 1917, Nguyễn Thái Học quê Thổ Tang - Vĩnh Tường là lãnh tụ
của cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930...
Vĩnh Phúc thuộc vùng hạ lưu của 3 con sông: Sông Hồng, sông Đà,
sông Lô nằm giữa dãy núi Ba Vì và Tam Đảo là trung tâm sinh tụ của người
Việt cổ thời các Vua Hùng dựng nước. Sự kiện này được phản ánh qua những
tín ngưỡng nguyên thuỷ, những thần tích ngọc phả còn lưu giữ ở các nơi thờ
phụng Hùng Vương và nhất là khảo cổ học xác nhận nhờ các cuộc khai quật
khảo cổ học ở 3 địa điểm: Lũng Hoà (Vĩnh Tường), Đồng Đậu (Yên Lạc),
Thành Dền (Mê Linh), các nhà khảo cổ học đã đoán định rằng: Người Việt cổ
có mặt ở Vĩnh Phúc từ 3.500 năm nay; ngay lúc đó đã biết làm nông nghiệp.
Là một trong những tỉnh góp phần làm nên nền “Văn minh sông Hồng” hay
còn gọi là “Văn minh lúa nước”, trong đó sản xuất nông nghiệp đóng vai trò

chủ đạo gắn liền với quá trình phát triền của Người Việt cổ.
Như vậy, qua hằng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của tổ


11
tiên, Vĩnh Phúc không chỉ tự hào là cội nguồn, là đất phát tích của dân tộc, mà
bất kì ở giai đoạn lịch sử nào cũng có những đóng góp quan trọng vào sự sinh
tồn của dân tộc, tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội để lại
dấu ấn đậm nét trong thiên nhiên, trong sinh hoạt xã hội, trong tính cách con
người Vĩnh Phúc. Những truyền thống quý báu đó là những giá trị bền vững
để nhân dân Vĩnh Phúc viết tiếp những trang sử vẻ vang của quê hương, khi
có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
* Các thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trong tổng số 9 đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay ở Vĩnh Phúc có
4 huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng đó là
Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Phúc Yên. Trong báo cáo tổng kết công
tác dân tộc năm 2004 của Ban Dân tộc và tôn giáo của tỉnh Vĩnh Phúc có viết:
Hiện nay toàn tỉnh có 39 xã được công nhận là xã miền núi với
301 thôn, bản, 47.000 hộ và 235.000 khẩu, trong đó đồng bào dân
tộc thiểu số gồm 7.365 hộ, 38.082 khẩu, chiếm 3,13 % dân số cả
tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở 17 xã
thuộc 4 huyện, thị xã, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Tam
Đảo (9/9 xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với
5.451 hộ, 25.226 khẩu bằng 38% dân số cả huyện). Trong số các
dân tộc sống thành cộng đồng thì đông nhất là dân tộc Sán Dìu
chiếm 88,49%, dân tộc Cao Lan (Sán Chay) chiếm 3,6%, dân tộc
Tày chiếm 2,44%, dân tộc Dao chiếm 1,86%, dân tộc Mường chiếm
0,97%. Còn lại các dân tộc khác chiếm 1,38%. Các dân tộc sống
đan xen, đoàn kết, hoà thuận và hỗ trợ nhau phát triển. [2]
* Dân số.

Tính đến năm 2002 , tỉnh Vĩnh Phúc có 1.127.500 người, chiếm 1,41%
so với tổng số dân của cả nước, đứng thứ 26 trên tổng số 64 tỉnh, thành phố


12
thuộc Trung ương. Như vậy có thể thấy dân số của Vĩnh Phúc về quy mô ở
mức trung bình. Thông qua việc nghiên cứu quy mô dân số ta có thể thấy
được sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến nguồn lao động và các vấn đề kinh tế,
xã hội khác như: việc làm, xoá đói giảm nghèo, môi trường…
Năm 2009, dân số có 1.000.838 người, đứng thứ 40/63 tỉnh thành trong
cả nước, đứng thứ 9/11 tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng.
1.1.2. Tình hình nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc trước khi tỉnh Vĩnh
Phúc ban hành nghị quyết 03-NQ/TU
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề có mối liên hệ mật
thiết, tùy thuộc lẫn nhau. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Nông dân là những người có nghề nghiệp là
trồng trọt và chăn nuôi, sinh sống ở nông thôn. Nông thôn là khu vực hành
chính nằm ngoài thành thị, ở đó có người nông dân sinh sống và sản xuất
nông nghiệp.
Trong những năm đầu thập kỷ 60, để sản xuất nông nghiệp ngày càng
phát triển, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 30 về tình hình hợp tác xã
(HTX) nông nghiệp hiện nay. Nghị quyết xác định: “Nhiệm vụ củng cố và
phát triển hợp tác xã nông nghiệp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
việc củng cố và tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong phát triển nông
nghiệp, xây dựng cơ sở vật chất vững chắc để thực hiện toàn bộ nhiệm vụ
phát triển sản xuất trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”. [38, tr. 2]
Với những kết quả đạt được trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Tỉnh
ủy Vĩnh Phúc khẳng định: “Việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp
năm nay (1963) trong hoàn cảnh có rất nhiều khó khăn mà phấn đấu hoàn
thành vượt kế hoạch và tăng hơn năm 1962 về sản lượng lương thực và giá trị

tổng sản lượng, đó là thắng lợi lớn và có thể nói là thắng lợi lớn nhất từ sau
năm 1959 đến nay”. Năm 1963, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh dẫn đầu


13
toàn miền Bắc về sản xuất lương thực, trồng cây, làm thủy lợi và phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp, đặc biệt là về năng suất lúa. [33, tr. 5]
Đến năm 1964 sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đạt được thành tích
cao, nhất là huyện Vĩnh Tường đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi
biểu dương, trong bài “Hai huyện đáng khen” đăng trên báo Nhân dân số ra
ngày 9-12-1964 viết: “Vụ mùa năm nay, ở các tỉnh có một số hợp tác xã đã
gặt được mỗi mẫu tây từ 3 đến 4 tấn thóc. Đó là những cố gắng đáng khen.
Nhưng đáng khen hơn cả là hai huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) và Lâm Thao
(Phú Thọ)”. [34, tr. 7]
Cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp, đời sống của nông dân Vĩnh
Phúc được nâng lên một bước, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới. Đặc biệt,
Đảng bộ rất quan tâm lãnh đạo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế...
nhằm từng bước nâng cao dân trí, cải thiện một bước đời sống văn hóa, tinh
thần cho nhân dân. Vì vậy, mặc dù có nhiều khó khăn về đầu tư trang thiết bị,
cơ sở hạ tầng... nhưng các hoạt động văn hóa – xã hội đã thực sự có những
chuyển biến tích cực.
Ngày 29-7-1977, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết: “Về cải tiến
một số chế độ quản lý trong HTX nông nghiệp”, chủ trương từng bước khoán
sản lượng, có thưởng phạt ở từng khâu sản xuất, chuyển từ chế độ phân phối
bằng hiện vật sang chế độ phân phối thu nhập bằng tiền ở những cơ sở, HTX
có đủ điều kiện cải tiến quản lý.
Ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và
người lao động trong HTX nông nghiệp”. Chỉ thị nêu rõ ba mục đích của
khoán sản phẩm là: “Bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
tế; củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn; nâng cao thu

nhập và đời sống nông dân”. [3]


14
Ngày 30-5-1983, Tỉnh ủy ra Nghị quyết “Tiếp tục hoàn chỉnh nâng cao
và đẩy mạnh thực hiện chế độ quản lý mới trong HTX nông nghiệp”, trong đó
đề ra những mục đích, nguyên tắc và những biện pháp cụ thể trong thực hiện
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đối với các loại cây trồng, chăn
nuôi và ngành nghề trong các HTX nông nghiệp.
Sau 5 năm thực hiện cơ chế quản lý mới, đã có 96% số hộ nông dân
nhận khoán ruộng và 95% số hộ ở các huyện, xã có rừng nhận khoán đất
rừng. Các địa phương trong tỉnh tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý
mới. Năm 1985, toàn tỉnh có 271 HTX quy mô toàn xã, 269 HTX quy mô
thôn và 6 HTX quy mô phường.
Kết cấu hạ tầng nông thôn được củng cố và phát triển. Đến năm 1985
tỉnh đã xây dựng mạng lưới đường dây tải điện gần 800km và 215 trạm biến
thế các loại với tổng công suất 127.600KVA. Mạng lưới giao thông tiếp tục
được phát triển. Từ năm 1981-1985, tỉnh đã hoàn thành 16 công trình thủy lợi
lớn và vừa. Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, mỗi xã đã có một trường
phổ thông cơ sở, đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã quyết định tiến
hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện trong đó chỉ rõ: “Phải
bố trí lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa nông nghiệp nước ta tiến lên một
bước theo hướng sản xuất hàng hoá lớn”. [10]
Thực hiện chủ trương của Trung ương, các cấp Đảng bộ lần lượt tổ
chức Đại hội và tỉnh Vĩnh Phú đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ
VI (1986), quyết định những phương hướng, mục tiêu của Đảng bộ nhiệm kì
tới là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp trong đó tập
trung hết sức vào sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu, đồng thời tổ chức lại công tác lưu thông ổn định, và cải thiện một



15
bước đời sống cán bộ, công nhân, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động.
[7, tr. 509]
Ngày 15-4-1987, Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra Nghị quyết số 04-NQ/TU về
chương trình lương thực, thực phẩm đến năm 1990. Nghị quyết nêu rõ đến
năm 1990, tỉnh phải tự trang trải nhu cầu ăn, có dự trữ và có lương thực phát
triển chăn nuôi từng bước phát triển.
Chỉ thị 100-CT/TW đưa ra bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn
gặp một số khó khăn nhất định. Chính vì vậy ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ra
Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp”,
Nghị quyết 10 đề ra cơ chế khoán mới, xác định HTX nông nghiệp là đơn vị
kinh tế tự chủ, tự quản, hộ xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX.
Ngày 11-11-1988 Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 15-NQ/TU “Về tiếp tục đổi
mới quản lý kinh tế trong các HTX nông nghiệp”.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, tháng 6-1993,
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VII ra Nghị
quyết “Về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Hội nghị
nhấn mạnh quan điểm phải đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu.
Năm 1993, Tỉnh ủy Vĩnh Phú phát động năm giao thông nông thôn,
huy động gần 30 tỷ đồng cho việc làm mới, tu sửa đường, cầu cống, giải
quyết một bước căn bản đường đi lại và vận tải bằng xe cơ giới nhỏ trong
nông thôn... Năm 1994, 47% số hộ nông dân đã có điện sử dụng phục vụ đời
sống và sản xuất.
Ngày 6-1-1996, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI ra Nghị quyết về
điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó tỉnh Vĩnh Phú được tách
hai tỉnh là Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Sau 29 năm hợp nhất, Vĩnh Phúc được tái

lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1997.


16
Từ khi tái lập đến nay, cả nước biết đến tỉnh ta về phát triển nông
nghiệp, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tiếp tục đạt được những thành tựu rất
đáng ghi nhận: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản bình
quân 5 năm (2001-2005) đạt 6,83%/năm, năm 2005 chiếm 20,48% GDP trong
cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Từ 2001-2005, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội ở nông thôn được quan tâm
tăng cường đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới làm cho bộ mặt nông thôn có
nhiều tiến bộ 100% hộ dân nông thôn đã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất;
70,47% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (Bình quân cả nước
65-67%); đến hết năm 2005, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 1.575 km mặt
đường giao thông nông thôn, với giá trị 717,7 tỷ đồng; 99,25% số xã có trường
học và 645 thôn có lớp mẫu giáo, mầm non 142 thôn có nhà trẻ; cơ sở vật chất
phục vụ khám chữa bệnh ở nông thôn, toàn tỉnh có 9 Trung tâm y tế tuyến
huyện và 10 phòng khám đa khoa khu vực với trên 500 giường bệnh và các đội
làm nhiệm vụ phòng bệnh tuyến huyện; 100% xã, phường trong tỉnh đã có trạm
y tế, trong đó 24% số trạm đã đạt chuẩn quốc gia 100% số trạm đã có nhà hộ
sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% thôn, làng có cán bộ y tế hoạt động. Các trạm y tế
đều có quầy thuốc, tủ thuốc cấp cứu, cơ số thuốc đảm bảo phục vụ cấp cứu và
khám chữa bệnh cho nhân dân.
Cuộc sống của người nông dân trong những năm qua có những thay đổi
đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần càng được nâng cao. Tuy nhiên so với
thành thị, chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng nông thôn nhất là nông
dân Vĩnh Phúc vẫn ở mức thấp.
Về văn hoá, thể thao, bưu chính viễn thông: Phong trào xây dựng đời
sống văn hoá trong các khu dân cư đã có tác dụng thiết thực, trở thành chuẩn
mực về nếp sống, lối sống, quan hệ văn hoá cộng đồng. Nhiều giá trị văn hoá,

phẩm chất đạo đức mới được hình thành và được xã hội chấp nhận. Qua đó,


17
người nông dân đã được tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao
của địa phương, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hoá - thể thao của
mình. Đã có 90% số hộ gia đình ở nông thôn có phương tiện nghe, nhìn, trên
20% hộ gia đình có điện thoại cố định, 100% gia đình có radio, 100% số xã
có hệ thống loa truyền thanh tới thôn, làng.
1.2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CUẢ NGHỊ QUYẾT 03-NQ/TU
Sau khi được tái lập (01-01-1997), từ một tỉnh thuần nông, nền kinh tế
Vĩnh Phúc đã có sự chuyển mình ngoạn mục theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Giai đoạn 1997-2000, tốc độ tăng GDP của nền kinh tế đạt 18,1% năm
(mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII là 18-20%/năm) trong đó: Công
nghiệp – xây dựng tăng 42,55%/năm, dịch vụ tăng 11,8%/năm, nông nghiệp
tăng 5,7%/năm; Giai đoạn 2001- 2005, tốc độ tăng GDP nền kinh tế đạt
15%/năm (mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII là trên 10%/năm) trong
đó: Công nghiệp – xây dựng tăng 20,85%/năm, dịch vụ tăng 13,95%/năm,
nông nghiệp tăng 6,4%/năm. Cơ cấu kinh tế tăng mạnh theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp; thu hút đầu tư các thành phần kinh tế tăng mạnh, tiềm lực
kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Nông nghiệp - nông thôn
bước đầu được quan tâm; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn
của tỉnh. [49. tr. 2]
Tuy nhiên, trong phát triển nông nghiệp, nông thôn còn bộc lộ những
tồn tại, yếu kém:
Trong nông nghiệp, nông thôn: Bình quân ruộng đất thấp, sản xuất
manh mún, việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp còn bất cập. Công nghệ
sản xuất lạc hậu, thủ công. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm tăng, trong sản xuất
nông - lâm nghiệp - thủy sản chỉ đảm bảo 59,65% thời gian lao động của nông



18
dân, có nơi chỉ đạt 35-40%. Kiến thức của nông dân hạn chế, tỷ lệ lao động
chưa tốt nghiệp Trung học cơ sở năm 2005 khoảng 32% (tỷ lệ này của vùng
Đồng bằng sông Hồng 26,8%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thuộc lĩnh vực
nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chỉ đạt 4,6% (học nghề 2,81%, trung cấp 1,54%,
cao đẳng 0,15% và từ đại học trở lên 0,1%), còn 95,4% chưa qua đào tạo nghề.
Trình độ phát triển giữa các vùng, các địa phương còn chênh lệch.
Tuy đã có bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành
nông - lâm nghiệp - thuỷ sản nhưng tốc độ còn chậm, giá trị sản xuất
trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (52,66%) trong tổng giá trị sản xuất
của toàn ngành.
Chính sách đất đai chưa thực sự kích thích sản xuất phát triển, vẫn còn
những điểm chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, nhất là thời hạn giao đất trồng
cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản; việc tuyên truyền chưa
thường xuyên, chưa sâu rộng.
Mặc dù đã được luật pháp cho phép nhưng thị trường đất nông
nghiệp chưa phát triển, nhất là việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền
sử dụng nên khó tích tụ ruộng đất khó, hình thành khu, vùng sản xuất
hàng hóa tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Sản xuất trồng trọt của tỉnh còn đang đứng trước khó khăn của
việc giảm diện tích do nhường đất canh tác đáp ứng yêu cầu phát triển
công nghiệp, dịch vụ và đô thị hoá. Giai đoạn 2000-2005, toàn tỉnh đã
có 5.821,68 ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng. Trong đó,
chuyển sang đất phi nông nghiệp 5.133,76 ha. Diện tích đất nông
nghiệp của tỉnh được dự báo có xu hướng giảm liên tục đến năm 2010
(Bình quân từ 1.900 - 1.950 ha/năm), nhất là với đất trồng lúa. Do
không còn đất canh tác nông nghiệp, việc chuyển đổi nghề khó khăn do
tuổi cao, trình độ văn hoá thấp, chưa qua đào tạo nghề... không thể vào



19
làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp nên một bộ phận nông dân trở thành
thất nghiệp không có việc làm. Tỉnh đã có chính sách cấp đất dịch vụ
cho hộ nông dân mất đất sản xuất, nhưng trong thực tế khó thực hiện.
[1, tr.112]
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp thấp: Tỉnh ta có diện tích đất bạc
màu, nghèo dinh dưỡng lớn, mặc dù hệ số sử dụng đất cao, 80% diện tích đã
sản xuất 1 vụ/năm, nhiều diện tích 4 vụ, các tiến bộ kỹ thuật được chuyển
giao, ứng dụng mạnh, nhưng giá trị sản xuất không cao.
Chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao nên khó cạnh tranh,
trong khi chế biến, tiêu thụ nông sản kém phát triển, hạn chế sản xuất
hàng hoá. Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm
nghiệp - thuỷ sản thực hiện chưa đồng bộ.
Chăn nuôi phát triển khá, đã khẳng định vai trò là mũi đột phá trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh, giá trị
sản xuất đạt cao (gần 1,2 ngàn tỷ đồng), nhưng vẫn thiếu bền vững.
Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, mức độ áp dụng kỹ thuật - công
nghệ và cơ giới hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp thấp.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Giai đoạn 2006-2010, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV xác
định mục tiêu:
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững,
tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ
động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn
lực cho đầu tư phát triển;… Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo,
khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân, đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ



20
hộ giàu, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. [36]
Trong đó, về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nghị quyết
Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nêu rõ:
Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp - nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nông dân, bảo đảm an ninh trật tự nông
thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp dịch
vụ phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông - lâm nghiệp - thủy
sản bình quân 5-5,5%/năm.[37]
Tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “ Đặc biệt coi trọng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện
nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản
phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. [11, tr. 90]
Đến Đại hội lần thứ X của Đảng cũng tiếp tục khẳng định: “Hiện nay
và trong những năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân có tầm nhìn chiến lược
đặc biệt quan trọng, phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng
hoá lớn đa dạng, phát triển nhanh”. [13, tr190]
Việc tăng cường sự quan tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông
thôn là nhiệm vụ thiết thực thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ
XIV, đồng thời cũng là hướng đi đúng cả về lý luận và thực tiễn trong điều
kiện của tỉnh lúc đó bởi “ phi nông bất ổn”, “nông suy bách nghệ bại”. Vì vậy,
Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã ban hành
Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 27/12/2006 về phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.



21
1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT 03-NQ/TU
Quan điểm phát triển nông nghiệp - nông thôn của Nghị quyết 03/NQTU là “Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời
sống nông dân là nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu trong quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”. [39, tr. 6] “Hỗ trợ cho
nông nghiệp - nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
đồng thời tăng thu ngân sách để tái đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn;…
Trước hết là phát triển lực lượng sản xuất, trong đó chú trọng phát huy nguồn
lực con người tạo môi trường thuận lợi giải phóng sức sản xuất của mọi thành
phần kinh tế và tạo điều kiện cho nông dân chủ động đầu tư phát triển nông
nghiệp - nông thôn; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, xây dựng
nông thôn mới nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của nông dân. Từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống
giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác, giữ
gìn và phát huy có giá trị văn hóa truyền thống; Nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật cho nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân; Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.
Phương châm để thực hiện Nghị quyết “ Giảm đóng góp, tăng đầu tư,
phát triển nông thôn toàn diện”.
Mục tiêu của Nghị quyết 03-NQ/TU là “khai thác tối đa lợi thế về vị trí
địa lý, tài nguyên và vai trò trọng yếu của nông dân trong phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH,HĐH),… giải
quyết việc làm, phân công lại lao động xã hội, trong đó chuyển phần lớn lao
động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ, tăng thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn;
Xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh



22
tế xã hội phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, môi sinh,
môi trường đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của nông dân không ngừng
được cải thiện và nâng cao; Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiệu
quả, bền vững. Phát huy lợi thế từng vùng, hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung, vùng nông nghiệp đô thị có năng xuất, chất lượng, sức cạnh
tranh và hiệu quả. Phát triển mạnh chăn nuôi – thủy sản gắn với an toàn dịch
bệnh, quan tâm củng cố nâng cấp hệ thống đê điều, thủy lợi; Tăng cường đầu
tư hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân xây dựng hệ thống hạ tầng
kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển”
Nghị quyết 03-NQ/TU đã xác định một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010
như sau:
- Về sản xuất nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 5,5%/
năm; tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh 1012%, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu nông - lâm nghiệp - thủy sản
trên 50%.
- Về sản xuất nông thôn và nâng cao đời sống nông dân: Bình quân
GDP khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 600 USD/người. Mỗi năm giải
quyết việc làm 24-25 nghìn lao động tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân thấp nhất
2%/năm. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp, thủy sản dưới 48%. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo 40-45%, trong đó 30% trở lên lao động nông nghiệp, nông thôn
được đào tạo. Đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa 80% trở lên.
Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông; 70% trường mầm non,
90% trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt
chuẩn quốc gia. 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 80% học sinh được
khám sức khỏe hàng năm, 90% người cao tuổi, tàn tật được quản lý sức,
100% số xã xây dựng quỹ sự nghiệp y tế và khám chữa bệnh miễn phí cho đối
tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi. 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình



23
văn hóa, 80% làng đạt tiêu chuẩn văn hóa, 100% các xã, thôn, bản có nhà văn
hóa, khu hoạt động thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho trẻ em. Xây dựng
20 làng văn hóa trọng điểm. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, điện, giao
thông nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường đáp ứng yêu cầu CNHHĐH nông nghiệp - nông thôn. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Ít nhất có 80% tổ chức cơ sở đảng
đạt trong sạch vững mạnh, bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội
hoạt động có chất lượng, hiệu quả.
1.4 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 03-NQ/TU VỀ NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NÔNG DÂN GIAI
ĐOẠN 2006-2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
1.4.1 Sự chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện của các cấp chính quyền.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Chương trình công tác toàn khoá của
Tỉnh uỷ, ngày 27- 12-2006, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Nghị quyết số:
03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân
giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện NQ03 của tỉnh,
thời gian qua các Sở, ban, ngành đã tập trung phối hợp với các cấp, các ngành
triển khai chỉ đạo thực hiện NQ03 gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình và
đạt kết quả tốt.
1.4.1.1 Công tác chuẩn bị triển khai thực hiện Nghị quyết
Công tác tham mưu, trình Tỉnh uỷ ra các Quyết định thành lập, kiện
toàn Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh có quyết định thành lập
các Tiểu ban của Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc BCĐ và ban hành quy chế
hoạt động, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong BCĐ; Kế hoạch tổ
chức thực hiện NQ03 của UBND tỉnh; Kế hoạch số: 22-KH/TU ngày 12-7-


24

2007 về nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện NQ03 của
Tỉnh uỷ. [45, tr. 1]
Thực hiện Kế hoạch số: 2462/KH-UBND của UBND tỉnh, các sở, ban,
ngành của tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh
hoàn thiện việc xây dựng các chương trình, đề án, dự án có liên quan đến
nông nghiệp, nông thôn, nông dân như: Sở Tài nguyên và môi trường đã xây
dựng Đề án Vệ sinh môi trường nông thôn; Sở Nông nghiệp & PTNT đã lập
đề cương Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, Quy hoạch nông thôn mới;
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT xây dựng Đề án phát triển tín dụng phục vụ
nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh xây dựng Đề án hỗ trợ lãi suất cho thanh niên nông thôn phát triển kinh
tế; Ngân hàng chính sách xã hội lập Đề án đầu tư vốn Ngân hàng chính sách
xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; Sở Khoa học - Công
nghệ chỉ đạo việc lập dự án xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao và đề
án ứng dụng chuyển giao công nghệ bảo quản, chế biến nông lâm nghiệp,
thuỷ sản.
1.4.1.2 Công tác tuyên truyền, học tập Nghị quyết được triển khai sâu,
rộng đến toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong tỉnh.
Vĩnh Phúc là địa phương đi đầu trong cả nước chủ động đề cập đến các
chủ trương, chính sách giải quyết đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp - nông
thôn - nông dân, thể hiện trong nội dung Nghị quyết 03, do đó đã thu hút được
sự quan tâm chú ý của Trung ương, các ngành, nhiều địa phương và nông dân
trong cả nước. Đặc biệt các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương đã
dành thời lượng đáng kể để tuyên truyền, bàn luận về các nội dung chính của
Nghị quyết. Các cơ quan thông tin: Đài Phát thanh – truyền hình, Báo Vĩnh
Phúc, Cổng thông tin điện tử; bản tin sinh hoạt chi bộ, các tạp chí, bản tin của
các ngành, cơ quan chuyên môn đã xây dựng thành các chuyên mục nhằm tập


25

trung tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung của Nghị quyết 03 đến mọi
tầng lớp nhân dân.
Thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến, quán triệt, học tập Nghị
quyết vừa qua, đã tạo được sự quan tâm, đồng thuận của đông đảo cán bộ,
đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Các ý kiến đều cho rằng nội
dung của Nghị quyết 03 đã gắn với thực tiễn, sát với dân; các chủ trương,
định hướng, giải pháp đưa ra đáp ứng được mong mỏi, nguyện vọng của nhân
dân. [46, tr. 2]
1.4.2 Cụ thể hoá sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh phúc về vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm 2006 đến năm 2010
1.4.2.1. Các nghị quyết của HĐND tỉnh đã được cụ thể hoá và tổ chức thực
hiện.
Nghị quyết số: 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo,
giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010.
Sở Lao động – Thương binh xã hội đã phối hợp với các sở ban ngành,
các huyện, thành, thị triển khai nội dung chương trình theo kế hoạch. Từ năm
2006 đến nay đã cấp 472,378 thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng với tổng
chi phí 41.140 triệu đồng. Xét duyệt miễn giảm học phí, đóng góp xây dựng
(2006-2008) cho 100.940 học sinh với kinh phí 20.932 triệu đồng; trợ cấp học
tập hàng tháng với mức 100.000đ/tháng, hỗ trợ học bổng học sinh dân tộc nội
trú 400.000đ/tháng; tổng số học sinh được hỗ trợ10.978 em, với tổng cho phí
7.04 triệu; hỗ trợ xây dựng 3.470/6.072 nhà đại đoàn kết với tổng chi phí
57.576 triệu đồng.
Về thực hiện chính sách tín dụng cho vay vốn đối với hộ nghèo và học
sinh sinh viên:
Đã có 37 nghìn hộ nghèo và cận nghèo được vay vốn Ngân
hàng chính sách xã hội với mức lãi suất 0,65%/tháng, tổng dư nợ



×