Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Tài liệu Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Địa lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 46 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN
----------------------------------

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

MÔN: ĐỊA LÝ

Tiên Yên, ngày 11 tháng 08 năm 2015


NỘI DUNG
1

CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ HÌNH THỨC TỔ
CHỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

2

NĂNG LỰC CHUNG VÀ NĂNG LỰC
CHUYÊN BIỆT

3

THẢO LUẬN


PHẦN 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT VÀ
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
NHẰM HƯỚNG TỚI NĂNG LỰC




I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
1. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
2. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân
quả

3. Phương pháp sử dụng bản đồ
4. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ
5. Phương pháp giải quyết vấn đề
6. Phương pháp khảo sát địa lí địa phương - thực địa
7. Phương pháp dạy học dự án
8. Tự học


1. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí

- Biểu tượng địa lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lí mà
học sinh có được trong các giờ học địa lí hoặc tự tri giác ở
ngoài thực tế.
- Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí tốt nhất
với học sinh là hướng dẫn cho các em quan sát các sự vật,
hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như
một khúc sông, một dãy núi, một khu rừng, một phiên chợ, một
nhà máy, bến cảng … ở địa phương hoặc quan sát trên tranh
ảnh, phim đèn chiếu, video clip,…(*)


Bi 23: Sụng v h
1/ Sụng v lng nc ca sụng.

a/ Sụng
- Khỏi nim:

địa phương em có
con sông nào chảy
qua ? Em hãy mô tả
lại dòng sông đó ?


1. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
- Biểu tượng địa lí là hình ảnh của sự vật, hiện tượng địa lí mà học
sinh có được trong các giờ học địa lí hoặc tự tri giác ở ngoài thực tế.
- Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí tốt nhất với
học sinh là hướng dẫn cho các em quan sát các sự vật, hiện tượng
có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như một khúc sông, một
dãy núi, một khu rừng, một phiên chợ, một nhà máy, bến cảng … ở
địa phương hoặc quan sát trên tranh ảnh, phim đèn chiếu, video clip,
…(*)
- Với những sự vật, hiện tượng địa lí không thể quan sát được do
không có ở địa phương, không có tranh ảnh…, giáo viên nên dùng
phương pháp mô tả hoặc trên cơ sở những hình ảnh đã có trong trí
nhớ của học sinh nhưng chưa đầy đủ, giáo viên phát triển, bổ sung
thêm các chi tiết mới để hình thành biểu tượng mới.


2. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
- Khi hướng dẫn học sinh xác lập các mối quan hệ nhân
quả, giáo viên cần giúp các em phân biệt đâu là nguyên
nhân, đâu là kết quả. (*)
- Giáo viên cũng nên giúp học sinh xây dựng các sơ đồ

thể hiện các mối quan hệ nhân quả nhằm giúp các em dễ
dàng nhận ra và biết cách hệ thống hoá các mối quan hệ
này.
- Trong sơ đồ nên dùng mũi tên để thể hiện quan hệ giữa
nhân và quả. Việc hướng dẫn học sinh xác lập các mối quan
hệ nhân quả và vẽ sơ đồ cũng nên đi từ đơn giản đến phức
tạp.


Ví dụ: Bài Sự vân động tự quay quanh trục của Trái
Đất và các hệ quả ( lớp 6)
Do Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chỉ
chiếu sáng được một nửa
Do Trái Đất hình cầu ( nguyên nhân), nên ánh sáng
Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa ( kết quả)


Lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa môi trường
và con người ở đới lạnh
Khí hậu rất lạnh

Băng tuyết phủ quanh năm

Thực vật nghèo nàn

Rất ít người sinh sống


3. Phương pháp sử dụng bản đồ


- Đọc tên bản đồ và bản chú giải để biết đối tượng địa lí được
thể hiện trên bản đồ là gì và người ta đã thể hiện đối tượng đó
trên bản đồ như thế nào (bằng các kí hiệu gì, màu sắc gì)
- Dựa vào các kí hiệu ( hoặc màu sắc) để xác định vị trí của đối
tượng trên bản đồ và thông qua những kí hiệu đó để rút ra
nhận xét về tính chất đặc điểm của đối tượng địa lí được thể
hiện trên bản đồ.
- Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức địa lí, vận dụng các
thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp …) để phát hiện
các mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ.


3. Phương pháp sử dụng bản đồ
4. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ


5. Phương pháp khảo sát địa lí địa phương – thực địa
* Các phương pháp: phương pháp thực địa; điều tra, tìm
hiểu qua nhân dân địa phương; nghe báo cáo; phân tích, sử
dụng tài liệu…
* Các bước thực hiện:
+ Xác định mục đích khảo sát
+ Lựa chọn địa điểm
+ xác định kế hoạch và các bước tiến hành
+ Đọc tài liệu viết về địa phương hoặc đối tượng, hiện tượng
địa lí cần quan sát
+ Đi thực địa, nghe báo cáo thực tế
+ Phân tích tổng hợp tài liệu
+ Viết báo cáo, tổng kết.



6. Phương pháp giải quyết vấn đề

- Bước1 - Đặt vấn đề ( Tạo tình huống có vấn đề), GV cần
làm cho HS nhận biết vấn đề
- Bước 2 - Giải quyết vấn đề ( Tìm các phương án giải quyết,
hệ thống hóa, sắp xếp các phương án giải quyết, phân tích,
đánh giá các phương án, quyết định giải quyết)
- Bước 3 - Kết luận ( Khẳng định hay bác bỏ các phương án/
các giả thuyết đã nêu)


Ví dụ: Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để dạy mục
"Khí hậu châu Phi"
Bước1 - Đặt vấn đề: Vì sao châu Phi được bao bọc xung quanh bởi
các biển và đại dương, nhưng lại là châu lục có khí hậu nóng và
khô?
Bước 2 - Giải quyết vấn đề:
- Học sinh nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu châu
Phi lại nóng và khô: Do vị trí châu Phi nằm ở vĩ độ thấp (đới nóng)?
Do châu Phi có kích thước rộng lớn, lục địa dạng hình khối? Do ảnh
hưởng của gió mậu dịch và khối khí lục địa khô nóng? …
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận. Mỗi học sinh (hoặc nhóm
học sinh) nêu lí lẽ để bảo vệ giả thuyết của mình.
- Giáo viên cho học sinh quan sát và phân tích bản đồ tự nhiên
châu Phi kết hợp với kiến thức đã học tìm ra nguyên nhân làm cho
châu Phi có khí hậu khô và nóng (do vị trí, kích thước, địa hình,
dòng biển lạnh, gió mậu dịch Đông Bắc, khối khí lục địa …).
Bước 3 - Kết luận: Sự phối hợp tác động của tất cả các nhân tố trên
là nguyên nhân làm cho khí hậu châu Phi khô và nóng.



7. Phương pháp dạy học dự án
- Dạy

học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học
sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn,
kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và
đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết
quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
8. Tự học


II. KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
1. Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Kĩ thuật khăn phủ bàn
3. Kĩ thuật mảnh ghép
4. Kĩ thuật học tập hợp tác


II. KĨ THUẬT DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
1. Kĩ thuật đặt câu hỏi
Các dạng câu hỏi:
+ Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời. Khi
đặt câu hỏi mở, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến
của cá nhân. Gồm: Câu hỏi lấy thông tin, câu hỏi giả định, câu hỏi
hỏi ý kiến, câu hỏi về hành động....(*)
Ví dụ: * Câu hỏi lấy thông tin: ? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản.
? Hãy kể tên những điểm du lịch mà em biết.

- Câu hỏi giả định: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục
mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất có ngày, đêm
không?
- Câu hỏi hỏi ý kiến: Em có suy nghĩ gì về hiện trạng môi
trường ở địa phương em?
- Câu hỏi về hành động: ? Em sẽ làm gì để góp phần làm giảm
ô nhiễm môi trường ở địa phương em.


+ Câu hỏi theo cấp độ nhận thức:
- Câu hỏi nhận biết: Câu hỏi “nhận biết” nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ
kiện, số liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm...
+ Các động từ tương ứng với mức độ tư duy nhận biết: xác định; phân loại; mô tả;
định vị; phác thảo; lấy ví dụ; liệt kê; gọi tên; định danh; giới thiệu/chỉ ra; nhận biết; nhớ lại;
đối chiếu…(*)
Ví dụ: Khoáng sản là gì? Hãy kể tên một số loại khoáng sản và công dụng của
chúng.


+ Câu hỏi theo cấp độ nhận thức:
- Câu hỏi thông hiểu: Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nố
các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ... khi tiếp nhận thông tin
+ Các động từ tương ứng với mức độ tư duy thông hiểu: giải
thích; diễn giải; tổng kết; phân biệt; chứng tỏ; so sánh; trình bày;
chứng tỏ…(*)

Ví dụ: Hãy giải thích tại sao dân cư trên thế giới phân
bố không đồng đều.



- Câu hỏi vận dụng: Nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những
thông tin đã thu được (các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm ...) vào
tình huống mới.
+ Các động từ tương ứng với mức độ tư duy vận dụng: giải
quyết; minh họa; tính toán; diễn dịch; thao tác; dự đoán; bày tỏ; áp
dụng; phân loại; sửa đổi; đưa vào thực tế; chứng minh; ước tính; (*)


Ví dụ: Dựa vào lược đồ địa hình tỉ lệ lớn dưới đây:

Hãy:
+ Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2.
+ Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của
núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn? Tại sao?
+ Bạn Nam muốn lên đỉnh núi A1, nhưng Nam đang phân vân không
biết xuất phát từ điểm C hay từ điểm D. Hãy cho Nam một lời khuyên
nên xuất phát từ điểm nào để lên đỉnh A1?



Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
- Vận dụng dạy học theo tình huống
- Vận dụng dạy học định hướng hành động
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin
hợp lý trong dạy học
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
- Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

- Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh


III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC
1. Hình thức “Bài lên lớp”
2. Hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp ( Tổ ngoại khóa, câu lạc bộ, tham quan ngoại khóa, trò chơi, ấn phẩm ngoại khóa)

3. Hình thức học tập cá nhân
4. Hình thức học tập theo nhóm


×