Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đảng bộ huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 đến 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.96 KB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

DƢƠNG THỊ XIÊM

ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HOÀ, TỈNH PHÚ
THỌ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG,
BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ VĂN TÚC

HÀ NỘI, 2012


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 1
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................. 2
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3
5. Kết cấu khóa luận .......................................................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY


DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN TRONG NHỮNG NĂM (1945 1946).................................................................................................................. 4
1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ HUYỆN HẠ HÒA VÀ ĐẢNG BỘ HẠ HÒA ........ 4
1.1.1. Điều kiện địa lý, dân cư và truyền thống lịch sử .................................... 4
1.1.2. Khái quát về Đảng bộ huyện Hạ Hòa ..................................................... 9
1.2. ĐẢNG BỘ HẠ HÒA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN TRONG NHỮNG NĂM (1945 - 1946) .......... 14
1.2.1. Lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền ........................................... 14
1.2.2. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền ................................ 19
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HẠ HỊA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954) .................................. 25
2.1. ĐẢNG BỘ HẠ HÒA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1949) ................................................ 25
2.1.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương kháng chiến của Trung ương Đảng .... 25
2.1.2. Đảng bộ Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân xây dựng lực lượng bước đầu tiến
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1949) .......................... 28

SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học
2.2. ĐẢNG BỘ HẠ HỊA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẨY MẠNH
KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI TRONH NHỮNG NĂM (1950 1954)................................................................................................................ 36
2.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Trung ương Đảng ......................... 36
2.2.2. Đảng bộ Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh kháng chiến đến thắng
lợi..................................................................................................................... 42
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẢNG BỘ HẠ HÒA TRONG VIỆC LÃNH
ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) .................................. 52

3.1- NHẬN XÉT............................................................................................. 52
3.2- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................................. 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69

SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo – Tiến sĩ Lê Văn
Túc – đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2; Đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Lịch sử đã giảng dạy em
trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, cũng như bạn bè đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên
khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy,
cơ cũng như của các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận

Dƣơng Thị Xiêm

SVTH: Dương Thị Xiêm


Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Lê Văn Túc. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của tơi.
Nếu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên
Dương Thị Xiêm

SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hạ Hịa là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Phú Thọ, đã từng là một
trong những trung tâm của quốc gia Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nước.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhân dân Hạ Hòa cần cù trong lao động, dũng
cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ quê hương
đã viết lên trang sử của mình.

Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, phát huy truyền thống của mình nhân dân huyện Hạ Hòa đã ra sức đấu
tranh giành độc lập tự do.
Từ khi Đảng bộ Hạ Hòa được thành lập, lãnh đạo trực tiếp nhân dân Hạ
Hòa đứng lên giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiến
hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Vừa làm tốt nhiệm vụ
hậu phương của hai cuộc chiến tranh, vừa xây dựng chế độ mới cùng nhân
dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975. Ngày nay nhân dân Hạ
Hòa đang ra sức phát huy sức mạnh của mình xây dựng và bảo vệ quê hương
đi lên CNXH.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Hạ Hịa, tơi ln tự hào
với truyền thống cách mạng của q hương, vì thế tơi đã chọn đề tài: “Đảng
bộ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân xây dựng, bảo vệ
chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đảng bộ huyện Hạ Hòa ra đời là sự thể hiện cho ý chí, sức mạnh của
nhân dân huyện Hạ Hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân Hạ
Hòa đã ra sức bảo vệ chính quyền cách mạng và cùng với nhân dân cả nước
kháng chiến chống thực dân Pháp và tay sai, làm nên trận Điện Biên Phủ
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

2

(1954), giải phóng q hương, đất nước. Giai đoạn lịch sử từ (1954 - 1945)

của Hạ Hòa đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngồi nước nghiên
cứu với những khía cạch khác nhau:
- “Hạ Hòa tiềm năng và cơ hội đầu tư” - Nguyễn Văn Khỏe, Đoàn
Mạnh Phương, Tạ Văn Nhã, Nguyễn Văn Chính, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Cơng ty văn hóa trí tuệ Việt Nam phối hợp xuất bản 2005.
- “Phong trào cách mạng phát triển, tiến lên giành chính quyền ở huyện
Hạ Hòa (1930 - 1945)” - Dương Minh Huệ, Nxb Thống kê, Phú Thọ 1999.
- “Đảng bộ Hạ Hòa được thành lập, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954)” - Trần Thị Vui, Nxb Thống kê, Phú Thọ 1999.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về truyền thống lịch sử và cách mạng
của Hạ Hòa đã và đang được các nhà nghiên cứu tiến hành một cách qui mô,
nghiêm túc, khoa học. Tuy nhiên, sự thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hạ
Hòa từ khi ra đời lãnh đạo nhân dân Hạ Hịa đấu tranh giành và giữ chính
quyền, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa được nghiên
cứu sâu sắc , có tính lý luận và tính thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Nghiên cứu Đảng bộ Hạ Hịa tỉnh Phú Thọ lãnh đạo nhân dân xây dựng,
bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hạ Hịa trong cơng cuộc xây
dựng, bảo vệ chính quyền.
+ Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hạ Hòa trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Một số nét khái quát về huyện Hạ Hòa và Đảng bộ huyện Hạ Hòa
tỉnh Phú Thọ.
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

3

+ Đảng bộ huyện Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính
quyền trong những năm (1945 - 1946)
+ Đảng bộ huyện Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân huyện tiến hành kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)
+ Nêu lên một số đặc điểm về Đảng bộ Hạ Hòa trong quá trình lãnh
đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tài liệu:
+ Thông qua việc nghiên cứu các sách báo của Đảng viết về Đảng bộ
huyện Hạ Hòa
+ Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam
+ Các tài liệu điều tra của bản thân
- Phương pháp nghiên cứu:
Đảm bảo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp
với một số phương pháp chuyên ngành
5. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, danh mục tham khảo. Khóa luận gồm 3 chương, 6
tiết.

SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

4

NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN TRONG NHỮNG NĂM
(1945 - 1946)
1.1. MỘT SỐ NÉT VỀ HUYỆN HẠ HÒA VÀ ĐẢNG BỘ HẠ HÒA
1.1.1. Điều kiện địa lý, dân cƣ và truyền thống lịch sử
* Địa lý
Hạ Hịa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, phân bố ở đơi bờ sơng
Thao. Phía Đơng Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp huyện Cẩm
Khê, phía Đơng Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây giáp huyện Yên Lập,
Phía Tây Bắc giáp hai huyện Trấn Yên và n Bình thuộc tỉnh n Bái.
Địa hình Hạ Hịa thuộc dạng lịng chảo, thoải dần theo hướng Đơng
Nam, được tạo nên bởi các triền núi cao như: Núi Ông, núi Tiên Phong, núi
Kìm, núi Trưa thuộc địa phận 10 xã, có sườn thoải dần về hữu ngạn sơng
Thao và các núi Gò Ngang, núi Buộm, núi Sơn Nhiễu, núi Thanh Hương có
sườn thoải dần về phía tả ngạn Sơng Thao. Chính dạng địa hình này đã tạo ra
các vùng sinh thái khác nhau, có điều kiện tự nhiên để nhân dân phát triển
nơng, lâm, ngư nghiệp.
Hạ Hịa thời cổ mang tên Hạ Hoa. Trong các thời kì Vua Hùng dựng
nước huyện nằm ở trung tâm quốc gia Văn Lang. Khi nhà nước phong kiến
phương Bắc đơ hộ, Hạ Hịa thuộc huyện Giao Chỉ. Thời Lý nằm trong châu
Chân Đăng, Thời Trần thuộc lộ Thao Giang. Dưới thời nhà Lê, huyện thuộc
phủ Thao Giang, tỉnh Sơn Tây. Năm Thiệu Trị thứ 5 năm (1841) nhà Nguyễn
đổi tên thành Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao.
SVTH: Dương Thị Xiêm


Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

5

Cuối thế kỉ XIX, Hạ Hòa sát nhập thêm 2 tổng Yên Kỳ và Vĩnh Chân
thuộc huyện Thanh Ba, đưa huyện lên 10 tổng. Một thời gian sau tổng Văn
Trấn chuyển lên Yên Bái, Hạ Hòa chỉ còn 9 tổng với khoảng 60 xã phường.
Năm 1891, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định tách huyện Hạ Hòa
khỏi huyện Lâm Thao để cùng một số châu, huyện khác thuộc tỉnh Lào Cai,
Hưng Hóa, Tuyên Quang lập thành Tiểu khu quân sự Yên Bái thuộc Đạo
quan binh thứ ba theo hình thức quân quản, năm 1892 chuyển Hạ Hịa sang
Đạo quan binh thứ tư.
Năm 1893, Tồn quyền Đơng Dương ra Nghị định tách Hạ Hịa khỏi
chế độ quân quản sát nhập trở lại phủ Lâm Thao thuộc tỉnh Hưng Hóa.
Năm 1903, tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển về làng Phú Thọ, Hạ Hòa nằm
trong tỉnh Phú Thọ.
Năm 1968 theo Nghị quyết số 504 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sát
nhập hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú.
Năm 1977 Hội đồng Chính Phủ ra Nghị quyết số 178/CP giải thể Hạ
Hòa, sát nhập với Thanh Ba, Đoan Hùng thành huyện Thanh Hịa.
Năm 1995 Chính Phủ ra Nghị quyết số 63/CP tái lập lại một số huyện.
Kể từ ngày 1/1/1996 Hạ Hịa chính thức trở lại đơn vị hành chính như cũ.
* Dân cư
Cách đây khoảng trên dưới 3 vạn năm, trên nhiều khu vực huyện Hạ
Hoà con người đã cư trú và sinh sống trên các triền đồi gò, ven song. Họ đã
biết chế tạo ra các loại phương tiện để che mưa che nắng, các công cụ lao

động để chặt, nạo, ghè, đẽo từ các hòn cuội nhặt ở các dòng suối. Lúc đầu gia
đình chưa xuất hiện con cái sinh ra chỉ biết có mẹ, người dân chưa biết trồng
trọt và chăn ni. Cuộc sống cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Tuy nhiên
con người Hạ Hòa đã biết dùng lửa để sưởi ấm, nấu chin thức ăn, xua đuổi thú
dữ. Họ vào rừng hái lượm, săn bắt thú nhỏ. Thời kỳ này tương đương với nền
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

6

văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ). Hiện nay trên địa bàn huyện còn để lại nhiều dấu
tích của nền văn hóa Sơn Vi như Động Lâm, Ấm Thượng, Lang Sơn, Mai
Tùng, Vĩnh Chân.
Sau một thời gian gián đoạn khá dài người dân lại tiếp tục sinh sống
trên vùng đất Hạ Hịa. Đó là chủ nhân của nền văn minh sông Hồng, cư dân
của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Người dân biết làm nghề nông, làm nghề
thủ công. Với kĩ nghệ đúc đồng đã cung cấp nhiều tư liệu sản xuất như lưỡi
cày, cuốc, liềm, hái bằng đồng. Chế tạo ra tên đồng, kiếm đồng để săn bắt và
chống kẻ thù. Gia đình xuất hiện và trở thành hạt nhân của xã hội.
Đầu thế kỉ XX, dân số Hạ Hòa khoảng trên dưới 1 vạn người. Theo số liệu
trong cuốn Địa chí ghi chép về địa phương, năm 1927 Hạ Hịa có 22.712 người.
Hiện nay Hạ Hịa có 308 điểm dân cư tập hợp thành 210 thơn, bình
qn mỗi xã có trên dưới 2000 nhân khẩu. Cư dân Hạ Hòa phần lớn thuộc loại
trẻ, số người trong độ tuổi lao động cao. Năm 1997 có trên 52.000 lao động
chiếm 50% dân số tồn huyện. Có 90% cư dân sống bằng nghề nơng.
* Truyền thống lịch sử

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng chiếm các tỉnh
Sơn - Hưng - Tuyên rộng lớn. Đây là khu vực có núi rừng hiểm trở, sông suối
nhiều, Thực dân Pháp phải thực hiện chế độ quân quản. Năm 1886, Pháp đánh
chiếm Hạ Hòa, nhân dân Hạ Hịa chiến đấu anh dũng, hình thành nên những
trung tâm kháng chiến như: Trung tâm kháng chiến của Đề Ngân ở Ấm
Thượng, trung tâm Lãnh Đa, Đề Mạc, Lãnh Hạc ở Xuân Áng, trung tâm do
Lãnh Vĩnh lãnh đạo ở Vĩnh Chân…Phong trào rào làng đắp lũy ở Lang Sơn.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hạ Hòa kéo dài tới năm 1893 khi
nghĩa quân của Đốc Ngữ, Tán Dật bị Pháp tiêu diệt. Nhiều người đã hi sinh,
nhiều tấm gương chiến đấu anh dũng như Đốc Ngữ, Đốc Ngữ đã chiến đấu
đến cùng, trước lúc mất Ông đã nói: Ta hàng vì triều đình đã hàng chứ nhất
định khơng chịu nhìn mặt thằng Tây.
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

7

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân Hạ Hịa
vơ cùng cực khổ. Thực dân Pháp đã cho đầu tư khai thác tài ngun thiên
nhiên và bóc lột nhân cơng rẻ mạt của Hạ Hịa. Hạ Hịa huyện có nhiều chủ
đồn điền nhất tỉnh, 15 đồn điền trên tổng số 27 đồn điền của tỉnh Phú Thọ.
Mật độ đồn điền khá cao chiếm khoảng 41% diện tích tồn huyện. Hầu hết
các đồn điền đều trồng lúa, ngô và nhiều nhất là trồng chè. Làm việc trong các
đồn điền là các tá điền th tại chỗ, ngồi ra Pháp cịn chiêu mộ người thuộc
các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên. Việc trả công vẫn theo
lối cũ là địa tơ và lao dịch. Các đồn điền ở Hạ Hịa khá năng động đang dần

biến thành vùng cây công nghiệp hàng hóa. Một vài đồn điền đã có ơ tơ, máy
phát điện. Năm 1914 đập Ngòi Lửa được xây dựng ngăn nước chảy từ đầm
Ao Châu ra sông Hồng đưa nước ra các cánh đồng ở Ấm Thượng, Minh Hạc,
đặc biệt là tưới nước cho đồn điền của Lê Thuận Khốt.
Đối với người nơng dân bao đời gắn bó với mảnh đất Hạ Hòa, cuộc
sống cơ cực lầm than. Sinh cư lập nghiệp trên vùng bán sơn địa, đất đai cằn
cỗi, diện tích cầy cấy chẳng có nhiều, có nơi bị ngập trũng. Vụ mùa cấy hái
bấp bênh, cấy 10 khơng chắc được 1, thêm vào đó nhiều chỗ cịn bị thú dữ
phá hoại.
Về thuế khóa, Pháp bày đặt ra nhiều thứ thuế. Mỗi mẫu ruộng chúng chia
ra làm nhiều khoảnh, tung ra biểu thuế mới. Thuế thân trong vòng 10 năm tăng
gấp 2 lần bằng 15 lần thuế thân của nhà Nguyễn. Sưu cao thuế nặng, hủ tục
phiền hà, lụt lội, hạn hán gây cho người dân Hạ Hòa khơng ít khó khăn.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn địa chủ phong kiến tay
sai, đời sống nhân dân Hạ Hịa cùng cực, họ ni dưỡng lịng căm thù quân
cướp nước và bè lũ bán nước. Đầu thế kỉ XX, họ đã đón nhận sách báo yêu
nước của nhà giáo yêu nước Phạm Tuấn Tài từ Tuyên Quang đưa vào địa
phương. Họ cũng biết đến tổ chức cách mạng mang tên Việt Nam Thanh niên
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

8

Cách mạng do thanh niên vùng Nang Sa mang đến vào cuối năm 1929. Tuy
nhiên phải đợi đến hơn chục năm sau trên mảnh đất Hạ Hịa mới nhen nhóm
lên những đốm lửa cách mạng.

Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trước những diễn
biến nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước, Trung ương Đảng đã
họp Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VI (Khóa 1 tháng 11/1939),
kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ
giải phóng dân tộc. Năm 1940, Ban cán sự Đảng Khu D (Phúc Yên, Vĩnh
Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang) và Ban cán sự
Đảng Phú Thọ đã chú trọng cử cán bộ về xây dựng và phát triển các cơ sở
cách mạng và căn cứ địa cách mạng.
Các cơ sở cách mạng lần lượt được thành lập như: Hội Phản đế ở Nang
Sa, Hiền Lương. Năm 1943, đồng chí Nguyễn Ngọc Kỳ đã thành lập tổ Thanh
niên cách mạng. Tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương họp ở Võng La
(Đông Anh - Hà Nội) khẳng: “Phong trào cách mạng Đơng Dương có thể
bỗng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao” và quyết định khẩn trương
hơn nữa về việc chuẩn bị khởi nghĩa theo tinh thần của Hội Nghị Trung ương
lần thứ VIII (5/1941). Mặt trận Việt Minh ra đời đã lãnh đạo nhân dân chuẩn
bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Ở Phú Thọ, phong trào
phát triển mạnh, qua theo dõi và kiểm tra năm 1943 đồng chí Hồng Quốc
Việt ủy viên Ban Thường vụ Trung ương đã nhận định khu vực giáp giới hai
tỉnh Phú Thọ và Yên Bái là nơi Nhật - Pháp có nhiều sơ hở ít có điều kiện để
kiểm sốt chặt chẽ. Hơn nữa nơi đây có vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát
triển chiến tranh du kích. Quần chúng đã từng tham gia phong trào Cần
Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Nay dưới ách thống trị của Nhật - Pháp
với đời sống cực khổ lòng căm thù cao độ sẽ là một điều kiện thuận lợi cho
việc tuyên truyền giác ngộ chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng. Đồng
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học


9

chí Hồng Quốc Việt đã chọn khu Vần - Hiền Lương để xây dựng thành khu
căn cứ địa cách mạng tạo bàn đạp cho khởi nghĩa giành chính quyền. Tối
ngày 14/5/1945, tại chùa Hiền Lương đội du kích đã chính thức được ra đời
với 33 hội viên. Ngồi sự tham gia của con em nơng dân trong vùng, cịn có
sự tham gia của một số hào lý, sư sãi, lính khố xanh khố đỏ hồi hưu.
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng và sự trưởng thành của
lực lượng vũ trang Vần - Hiền Lương, theo đề nghị của chi bộ Đảng Nang Sa,
Xứ ủy Bắc Kỳ đã chuẩn y việc thành lập chiến khu Âu Cơ, trong đó Vần Hiền Lương là cái nơi và là căn cứ trung tâm chỉ huy tồn bộ hoạt động của
chiến khu này.
Như vậy, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ
với hai nhân tố quan trọng là chiến khu Vần - Hiền Lương và đội du kích Âu
Cơ, Hạ Hịa đã có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho cuộc đấu tranh giành
chính quyền.
Hạ Hịa với vị trí địa lí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông, lâm,
ngư nghiệp lại là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng; nơi có chiến khu
Vần - Hiền Lương, có đội du kích Âu Cơ và cũng là địa phương giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật sớm nhất tỉnh Phú Thọ. Đây chính là cơ sở, là điều
kiện để phong trào cách mạng của Hạ Hòa ngày một phát triển và giành được
những thắng lợi trong công cuộc xây dựng, bảo vệ chính quyền và tiến hành 2
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
1.1.2. Khái quát về Đảng bộ huyện Hạ Hòa
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sản phẩm của cuộc
đấu tranh dân tộc và giai cấp Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nó là kết quả của q
trình lựa chọn con đường cứu nước và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ
chức của một tập thể cách mạng, người có cơng to lớn là Nguyễn Ái Quốc.
Ngay từ khi ra đời Đảng đã có Cương lĩnh Cách mạng đúng đắn, sáng tạo
SVTH: Dương Thị Xiêm


Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

10

theo học thuyết Mác - Lênin, là ngọn cờ dẫn dắt dân tộc ta tiến lên đấu tranh
vì độc lập, tự do, mở đường đi lên CNXH.
Lúc này ở các địa phương chưa có tổ chức Đảng, có chăng chỉ là những
cơ sở hay các chi bộ nhỏ bé. Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ là nơi có đền thờ Quốc
Mẫu Âu Cơ, nhân dân Hạ Hòa cần cù, gan dạ, anh dũng. Khi Đảng Cộng sản
ra đời các thế hệ quân dân Hạ Hòa sớm giác ngộ theo Đảng, cùng nhân dân cả
nước đánh giặc giành chính quyền và kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và
tự do cho chính mình.
Vào những năm cuối thế kỉ XIX nhân dân Hạ Hòa cũng như nhân dân
tỉnh Phú Thọ bị thực dân Pháp và bọn phong kiến bóc lột hết sức nặng nề.
Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn đế quốc Pháp và phong kiến nhà Nguyễn
ngày càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra.
Năm 1939 - 1940, các đồng chí Trần Thị Minh Châu, Nguyễn Văn
Trạch là cán bộ xứ ủy Bắc Kỳ; đồng chí Đào Duy Kỳ cán bộ của Ban cán sự
tỉnh Phú Thọ đã về Hạ Hòa hoạt động, lập cơ sở ở Nang Sa - Vần (Hiền
Lương), sau đó lan nhanh ra các xã Đan Thượng, Nhật Tân, Ấm Thượng, Gia
Điền. Phong trào không chỉ phát triển trong địa phận Hạ Hòa mà còn lan sang
một số địa phương khác thuộc tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Do điều kiện, vị trí
địa lí thuận lợi, phong trào quần chúng mạnh nên Trung ương Đảng, Xứ ủy
Bắc Kỳ và Ban cán sự Đảng Phú - Yên đã chọn Vần - Hiền Lương để xây
dựng căn cứ địa cách mạng chuẩn bị lực lượng cho công cuộc khởi nghĩa vũ
trang giành chính quyền ở Phú Thọ, Yên Bái, Nghĩa Lộ.

Năm 1943, chiến khu Vần - Hiền Lương được thành lập do các đồng
chí Hồng Quốc Việt, Ngơ Minh Loan, Bình Phương trực tiếp chỉ đạo. Tại
chiến khu các chiến sỹ cách mạng đã móc nối với các chi bộ nhà tù Sơn La, tổ
chức cho các chiến sỹ trong tù vượt ngục, đưa đón ni giấu, bảo vệ các chiến
sỹ Cộng sản như các đồng chí Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Trần Huy
Liệu, Hoàng Tùng.
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

11

Ngày 6/5/1945, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với chiến khu Vần
- Hiền Lương, Xứ ủy Bắc Kỳ đã chỉ đạo thành lập một chi bộ Đảng ở Nang
Sa gồm 3 đồng chí: Hồng Quang Minh (tức Ngơ Minh Loan), Lê Huy Ám,
Đặng Bá Lâu, do đồng chí Hồng Quang Minh làm Bí thư. Ít lâu sau, ở Đan
Thượng một chi bộ Đảng mới ra đời gồm 4 đảng viên do đồng chí Trịnh Xuân
Tiến làm Bí thư. Đây là những chi bộ đầu tiên trên đất Hạ Hòa.
Việc xây dựng lực lượng chiến đấu lúc này là hết sức cần thiết. Ngày
14/5/1945, tại chùa Hiền Lương, đội du kích Âu Cơ được thành lập. Đây là
đội du kích đầu tiên trong khu vực. Lúc đầu chỉ có 33 hội viên, về sau tăng
lên 100 hội viên. Đây cũng là lực lượng tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh
Phú Thọ. Chỉ trong một thời gian ngắn đội du kích Âu Cơ đã tổ chức được 10
trận đánh, tước vũ khí, giải thốt tù chính trị, phá kho thóc của Nhật chia cho
dân. Đặc biệt ngày 22/6/1945, tại Đèo Giang - Hiền Lương diễn ra trận chiến
đấu lớn, đội du kích đã tiêu diệt được 4 tên phát xít Nhật và nhiều lính ngụy,
bắn chìm 1 thuyền, đập tan ý đồ phá khu căn cứ địa cách mạng. Đây là trận

đánh thắng Nhật đầu tiên khi Nhật hất cẳng Pháp (9/3/1945).
Với sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang và tinh thần rực lửa cách mạng
của quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 2/8/1945, tồn
huyện đã tấn cơng khởi nghĩa giành chính quyền tại huyện lỵ Hạ Hịa. Đây là
nơi giành chính quyền sớm nhất tỉnh Phú Thọ. Sau đó lực lượng vũ trang tiếp
tục tham gia giành chính quyền ở Yên Bái (17/8/1945), ở tỉnh lỵ Phú Thọ
(23/8/1945). Sự kiện ngày 2/8/1945 là một sự kiện trọng đại của Đảng bộ,
qn và dân huyện Hạ Hịa, đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên cách
mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng.
Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Hạ Hòa cũng như nhân dân
cả nước đứng trước những khó khăn và thử thách lớn. Hậu quả của chế độ cũ
để lại, nạn mù chữ, tệ nạn xã hội, nạn đói…Trước tình hình đó, dưới sự lãnh
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

12

đạo của Tỉnh Ủy, huyện đã thực hiện nhiệm vụ cấp bách là phát động các
phong trào tăng gia sản xuất, chống giặc đói, giặc dốt, bài trừ các tệ nạn xã
hội, chia ruộng đất cho dân thiếu ruộng, tiến hành giảm tô cho nông dân và tá
điền. Vận động quần chúng ủng hộ chính phủ như: “Tuần lễ vàng”, xây dựng
“Quĩ độc lập”. Phát động phong trào bộ đội cách mạng như lập quĩ “Vệ quốc
đồn”, quĩ “Mùa đơng binh sĩ”… đồng thời thực hiện phòng gian, bảo mật và
giữ vững thành quả cách mạng.
Sau hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), quân Tưởng rút về nước. Triển khai
chủ trương của Tỉnh ủy Phú Thọ, lực lượng tự vệ trong huyện đã khẩn trương

cùng với bộ đội chủ lực truy quét bọn Quốc dân Đảng phản động tại thị xã
Yên Bái, Nghĩa Lộ. Đêm 2/6/1946 đã diễn ra trận đánh lớn vây bắt Vũ Hồng
Khanh tại thị xã Yên Kỳ, quân dân Hạ Hòa đã tiêu diệt hàng chục tên giặc,
giải thoát cho các chiến sỹ cách mạng bị chúng bắt như: Đồng chí Trần Đăng
Ninh, Đặng Việt Châu, kĩ sư Lê Dung, cùng nhiều đồng bào bị chúng bắt
theo, đập tan âm mưu tụ tập lại lực lượng của bọn Quốc dân Đảng phản động.
Càng chiến đấu xây dựng càng trưởng thành, tổ chức chi bộ Đảng đã
phát triển ở nhiều xã. Thực hiện chủ trương của Tỉnh Ủy Phú Thọ tách các chi
bộ ghép. Đầu tháng 1/1947, Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất của Phú Thọ họp tại
xã Cát Trù (huyện Cẩm Khê). Đại hội tiến hành kiểm điểm những ngày đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp, đề ra những nhiệm vụ cấp bách về qn
sự, chính trị và các mặt cơng tác khác. Đặc biệt Đại hội đã nhấn mạnh những
khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng và cần phải khắc phục ngay. Chủ
trương của Tỉnh Ủy là: “Tích cực củng cố và phát triển Đảng làm cho Đảng
có tính chất mạng mẽ, có cơ sở vững chắc ở những địa bàn quan trọng, phát
triển đi đơi với củng cố, tích cực xây dựng chi bộ làm cho các chi bộ có đủ
khả năng lãnh đạo mọi hoạt động ở địa phương” [2, tr.81].
Thực hiện chủ trương của Tỉnh Ủy Phú Thọ, ngay trong tháng 1/1947, tại
nhà ông Hàn Cư (Vũ Ẻn - Thanh Ba) đã tổ chức hội nghị tách liên chi bộ ghép
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

13

Thanh Ba - Hạ Hịa và thành lập Ban cán sự Đảng huyện Hạ Hòa gồm 5 đồng
chí: Trịnh Xuân Tiến, Ma Quang Lâm, Nguyễn Văn Diệp, Doanh, Huyền do

đồng chí Ma Quang Lâm làm Bí thư. Ngày 19/5/1947, Đảng bộ Hạ Hịa chính
thức được thành lập. Ban cán sự được đổi tên thành Ban chấp hành huyện,
Đảng bộ huyện Hạ Hịa do đồng chí Ma Quang Lâm làm Bí thư. Tháng
9/1947, đồng chí Ma Quang Lâm được điều động đi công tác ở nơi khác,
đồng chí Vũ Thiện được cử làm Bí thư.
Sự kiện ngày 19/5/1947 vào đúng ngày sinh nhật Bác Hồ, Đảng bộ
huyện Hạ Hòa ra đời, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất của
phong trào cách mạng ở huyện Hạ Hòa. Và cũng từ đây, dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Huyện ủy Hạ Hòa, nhân dân trong huyện có thêm sức mạnh mới,
quyết tâm mới liên tiếp tiến lên giành nhiều thành tích trên các lĩnh vực lao
động sản xuất, xây dựng đời sống mới và động viên sức người, sức của phục
vụ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được đẩy mạnh đáp ứng với yêu cầu
và nhiệm vụ của công cuộc kháng chiến. Thực hiện chủ trương của Tỉnh Ủy
Phú Thọ, Đảng bộ đã hướng vào sự phát triển Đảng trong giai cấp công nhân,
cán bộ Việt Minh, lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, đặc biệt hướng vào các
cán bộ chính quyền trong phong trào cách mạng. Năm 1948, huyện đã xây
dựng được 11 chi bộ ở các thôn xã, các cơ quan và trong lực lượng vũ trang.
Đến cuối năm 1948, tồn huyện có 200 đảng viên, đến năm 1950 có 500 đảng
viên. Đây được xem là thời kỳ Đảng bộ Hạ Hòa phát triển mạnh nhất trong
những năm kháng chiến chống Pháp. Hầu hết các xã đều có chi bộ Đảng.
Sinh ra và trưởng thành trong chiến đấu, Đảng bộ Hạ Hòa đã ngày càng
phát triển mạnh, đảm đương và làm tốt nhiệm vụ là tổ chức lãnh đạo nhân dân
đấu tranh cải thiện đời sống, chống thù trong giặc ngoài. Và cùng nhân dân cả
nước làm nên những chiến công vang dội, viết nên những trang sử vẻ vang mà
đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của hàng triệu người con của dân tộc Việt Nam.
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử



Khố luận tốt nghiệp Đại học

14

1.2. ĐẢNG BỘ HẠ HỊA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN TRONG NHỮNG NĂM (1945 - 1946)
1.2.1. Lãnh đạo nhân dân xây dựng chính quyền
Sau thành cơng của cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta có
nhiều thuận lợi cơ bản, song bên cạnh đó cũng gặp khơng ít khó khăn.
Những thuận lợi cơ bản
Trên thế giới: Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, chủ nghĩa Phát xít
hồn tồn bị tiêu diệt, một loạt các nước Trung và Đông Âu được giải phóng,
thiết lập chế độ dân chủ nhân dân từng bước tiến lên CNXH. Như vậy, CNXH
từ một nước nay đã trở thành một hệ thống thế giới gồm nhiều nước, là chỗ
dựa cho phong trào đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội.
Trong nước thì chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập từ Trung
Ương đến địa phương. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của mình và
đất nước. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh và Chính Phủ của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh.
Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi chúng ta gặp phải rất nhiều khó khăn về kinh
tế, tài chính, ngân hàng Đơng Dương vẫn nằm trong tay Pháp. Hơn 2 triệu
đồng bào chết đói kéo theo hàng chục triệu người dân khó khăn. Hơn 90%
dân mù chữ, tệ nạn do chế độ cũ để lại để lại khá nặng nề. Trong khi đó, dưới
danh nghĩa của quân đội Đồng minh vào nước ta tước khí giới của quân đội
Nhật là các nước đế quốc. Miền Bắc hơn 20 vạn quân Tưởng, kéo theo bọn
tay sai người Việt phản động vào nước ta nhằm xóa bỏ chính quyền cách

mạng đặt Việt Nam thành thuộc quốc của Tưởng. Tại miền Nam, hơn 1 vạn
quân đội Anh, chúng giúp thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta.
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

15

Trong khi đó trên thế giới chưa có nước nào cơng nhận nền độc lập của ta và
chính phủ của Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Hồ Chủ Tịch, nhân dân cả
nước đã phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng đã ra sức chống thù
trong giặc ngoài, vừa xây dựng đời sống mới vừa bảo vệ chính quyền, giữ
vững nền độc lập của dân tộc mới giành được.
Trong bối cảnh chung của cả nước, nhân dân Hạ Hòa sau khi giành
được chính quyền cũng gặp khơng ít khó khăn. Mượn cớ tước vũ khí quân đội
Nhật, quân đội Tưởng theo đường sông Hồng và đường sắt Lào Cai - Hà Nội
chúng ồ ạt tràn sang. Qua vùng Hạ Hòa chúng và bọn tay sai Quốc dân Đảng
cướp phá nhằm xóa bỏ chính quyền cách mạng của nhân dân ta. Hậu quả nạn
đói năm 1945 cùng với trận lụt lớn làm cho nhiều đoạn đê bị vỡ, hàng trăm
mẫu lúa bị mất. Đặc biệt hơn 90% dân trong huyện mù chữ, các tệ nạn xã hội
như: Trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mê tín, do chế độ cũ để lại cịn tràn lan
trong các thơn xã. Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập còn non trẻ,
trứng nước chưa có kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo chính quyền. Đội ngũ cán
bộ, đảng viên còn mỏng, chưa được đào tạo về chun mơn, quản lí kinh tế và
xã hội. Thực tế tình hình hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cán bộ và
nhân dân Hạ Hòa phải vươn lên mạnh mẽ, tập trung mọi lực lượng, bằng

những tối ưu nhất để khắc phục khó khăn chống bọn phản động cách mạng và
kẻ thù ngoại bang để giữ vững chính quyền cách mạng.
Ngày 25/11/1945, Ban Thường vụ Trung Ương Đảng ra chỉ thị “Kháng
chiến, kiến quốc” chỉ rõ: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc này là
cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ là “Củng cố
chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống cho nhân dân” [14, tr.21]. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành ba
nhiệm vụ lớn: Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong ba nhiệm vụ
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

16

đó, nhiệm vụ cứu đói được đặt lên hàng đầu. Chỉ thị nêu rõ “Phải đề phịng
nạn đói cuối năm nay và sang đầu năm sẽ trầm trọng ở miền Bắc Đông
Dương. Ngay lúc này một số khá đông đồng bào ở đồng bằng Bắc Bộ đã đói
rồi. Cơng việc cứu đói cũng cần như việc đánh giặc” [2, tr.68].
Quán triệt chỉ thị của Đảng, Ủy Ban nhân dân lâm thời huyện đã xác
định rõ nhiệm vụ trước mắt và cấp bách lúc này là: Ra sức giữ vững củng cố
chính quyền cách mạng, xây dựng xã hội mới và cuộc sống mới cho nhân
dân. Trước mắt lãnh đạo nhân dân trong huyện tăng gia sản xuất, cải thiện đời
sống nhân dân, phát triển phong trào “Bình dân học vụ”, tập trung lực lượng
trấn áp bọn phản động, có đối sách mềm dẻo với quân đội Tưởng, hạn chế tối
đa sự phá hoại của chúng.
Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch: “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản
xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”, chính quyền và nhân dân trong tồn huyện

đã vận động tích cực cùng nhau thi đua sản xuất theo khẩu hiệu: “Tấc đất, tấc
vàng”, không bỏ ruộng hoang. Phong trào lan rộng khắp các cơ quan,
xí nghiệp, nhà máy, đơn vị quân đội, dân quân du kích và các gia đình
thương nhân.
Đi đơi với phong trào thi đua sản xuất, chính quyền huyện cịn ra lệnh
cấm đầu cơ tích trữ lương thực, cấm nấu rượu bằng gạo. Các đoàn thể đã tích
cực vận động lạc quyên và tổ chức “lọ gạo cứu đói”, giáo dục cho nhân dân
lịng u thương, đùm bọc lẫn nhau theo tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Một
số xã trong huyện như xã Gia Điền đã phân công cho Hội nông dân Cứu quốc
chịu trách nhiệm theo dõi, tập hợp toàn dân tham gia sản xuất. Từ đó, chất
lượng cơng việc ngày càng thu được kết quả. Huyện đã huy động nhân dân
trong huyện đắp lại những đoạn đê bị vỡ và yếu như các đoạn đê ở Cầu Lao.
Nhờ những cố gắng trên, nên năm 1946 nạn đói được đẩy lùi, đời sống của
nhân dân trong huyện dần đi vào ổn định. Đây là thắng lợi bước đầu nhưng rất
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

17

cơ bản làm cho nhân dân trong huyện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin
vào chính quyền và Chính phủ Hồ Chí Minh. Thắng lợi này đã giúp cho nhân
dân trong huyện đoàn kết, tăng cường lực lượng để chống thù trong giặc
ngoài giữ vững thành quả cách mạng.
Dưới chế độ cũ, hơn 90% nhân dân trong huyện mù chữ. Sau khi cách
mạng thành cơng, dưới sự lãnh đạo của chính quyền lâm thời huyện, nhân dân
trong huyện đã tham gia phong trào “Bình dân học vụ”. Huyện đã mở các lớp

đào tạo giáo viên. Các đoàn thể ở các xã tuyên truyền, cổ động toàn dân đi
học với khẩu hiệu “Đi học là yêu nước”, “Đi học là kháng chiến và diệt
ngoại xâm”. Mọi người, mọi nhà, mọi lứa tuổi tranh thủ thời gian đi học. Có
những lớp giành riêng cho người già, phụ nữ…để phù hợp với thời gian và
công việc.
Đến cuối năm 1946, cơng tác thanh tốn nạn mù chữ được tiến hành
khẩn trương hơn, từ tổ chức thi mãn khóa đến các trạm kiểm tra người mù
chữ, các “Cổng mù” mọc lên ở khắp nơi và khắp các chợ, bến sơng, bến đị.
Qua kiểm tra đã có gần 80% số người trong độ tuổi đi học trong đó có nhiều
người đã biết đọc, biết viết thành thạo. Năm 1947, phong trào xóa nạn mù chữ
vẫn được duy trì và phát triển.
Thắng lợi của phong trào diệt giặc dốt chẳng những có ý nghĩa lớn về
văn hóa, giáo dục, mà cịn là thắng lợi lớn về chính trị. Nó tạo điều kiện để
nhân dân trong huyện tham gia quản lí nhà nước và thực hiện quyền làm chủ
của mình.
Bên cạnh những tiến bộ về sản xuất, những kết quả khả quan của cơng
tác xóa mù, cuộc vận động xây dựng đời sống mới được các cấp trong huyện
chú trọng. Nội dung chính của cuộc vận động này là chống mê tín, dị đoan, cờ
bạc, trộm cắp, bài trừ các hủ tục cũ, thực hiện ăn ở hợp vệ sinh, phòng bệnh.
Chỉ trong một thời gian ngắn phong trào đã thu được những kết quả đáng kể
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khố luận tốt nghiệp Đại học

18

góp phần vào xây dựng nơng thơn n vui, mọi nhà đồn kết cùng nhau xây

dựng cuộc sống mới.
Phong trào văn hóa văn nghệ được phát triển khá rộng. Hầu hết các xã
đều thành lập đội văn nghệ, tổ thơng tin tun truyền. Điển hình xã Lang Sơn
có 3 đội văn nghệ của dân quân tự vệ, thanh niên và thiếu nhi. Phong trào văn
hóa, văn nghệ được nhân dân hưởng ứng, nhiều vở kịch, bài hát, thơ, hò, vè
sáng tác động viên nhân dân thi đua sản xuất và chiến đấu.
Hưởng ứng các phong trào thi đua do đảng phát động, chính quyền và
nhân dân huyện Hạ Hịa phát huy mọi nỗ lực đóng góp cho cơng cuộc kháng
chiến kiến quốc. Phong trào “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, “Quỹ Vệ quốc
đoàn”, “Quỹ mùa đông binh sỹ” là những cuộc vận động lớn ở Hạ Hòa.
Với tinh thần yêu nước, quyết tâm xây dựng chế độ mới, đồng bào
nhân dân trong huyện đã nhiệt tình tham gia các phong trào trên. Hàng nghìn
người đã dự lễ mít tinh tại đình Đan Thượng, nhiều chị em đã tự nguyện đóng
góp vịng, nhẫn, khun vàng cùng các đồ dung quý giá bằng vàng bạc và
đồng. Nhiều người khơng có vàng, bạc thì ủng hộ tiền, gạo. Sau 1 tuần vận
động toàn huyện đã thu được 4 lạng vàng, gần 1kg bạc, 9 tạ gạo, 20.000 đồng,
80 áo trấn thủ, giúp Chính phủ giải quyết khó khăn về tài chính.
Từ tháng 12/1945 đến năm 1946 thi hành chủ trương của Trung ương
Đảng và Chính phủ về việc tổ chức Tổng tuyển cử, huyện đã tổ chức các đợt
cổ động, tuyên truyền. Từng xã Ủy ban lâm thời đã tổ chức hội nghị với các
ngành và các đoàn thể nói rõ ý nghĩa, mục đích, thể lệ, nội quy bầu cử,
phương thức bỏ phiếu…Huyện đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để cuộc
bầu cử đạt kết quả cao nhất, đây thực sự là cuộc vận động chính trị trong
tồn dân.
Ngày 6/1/1946, nhân dân Hạ Hịa nơ nức đi bầu cử. Hơn 90% cử tri đã
đi bầu, tự do lựa chọn người thay mặt mình tham gia vào cơ quan quyền lực
cao nhất của nhà nước.
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử



Khố luận tốt nghiệp Đại học

19

Về cơng tác xây dựng Đảng: Năm 1946 trong huyện số Đảng viên cịn
q ít, mọi hoạt động của Đảng đều lấy danh nghĩa Việt Minh đảm trách. Tuy
không hoạt động công khai, nhưng Đảng vẫn xây dựng, tổ chức, phát triển lực
lượng cách mạng. Qua các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, chống thù trong
giặc ngoài, các cán bộ ngày càng trưởng thành. Nhiều quần chúng thông qua
giáo dục, rèn luyện thử thách đã không ngừng vươn lên, được Đảng lựa chọn
và kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Tháng 1/1947, chi bộ Nhật Tân được
thành lập, do đồng chí Trịnh Xuân Tiến làm Bí thư. Chi bộ đã phân cơng
Đảng viên đi sâu vào các xã để phát triển đảng viên.
Theo chủ trương của Đảng, cuối năm 1945, Hạ Hòa thành lập Ủy Ban
kháng chiến hành chính huyện. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể quần chúng
ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, làm hậu thuẫn
vững chắc cho sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền. Nhằm tập hợp mọi lực
lượng yêu nước và dân chủ, Mặt Trận Việt Minh huyện đã mở rộng các thành
phần như: Thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ
lão cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc và nhi đồng cứu vong. Với nhiều hình thức
hoạt động phong phú, Mặt trận Việt Minh đã góp phần thúc đẩy các phong
trào rèn luyện quân sự, thi đua sản xuất, góp phần vào cơng cuộc kháng chiến
kiến quốc.
1.2.2. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền
Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính hất cẳng thực dân Pháp độc chiếm
Đông Dương. Quân Nhật đã sử dụng bộ máy cai trị cũ của thực dân Pháp làm
công cụ cho việc tuyên truyền học thuyết “Đại Đông Á” và “Khu vực thịnh
vượng chung”. Bộ mặt thật của Phát xít Nhật nhanh chóng bị phơi bày với trị

hề độc lập giả hiệu và chính sách thuế má nặng nề đối với dân ta.
Nhằm phục vụ cho bộ máy cai trị, phát xít Nhật đã chồng chất lên vai,
lên cổ nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Hạ Hịa nói riêng đủ các thứ
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

20

thuế: Thuế đinh, thuế chợ, thuế điền. Bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, thầu
dầu. Hàng ngàn ha lúa đang xanh tốt phải nhổ bỏ để phục vụ cho nền công
nghiệp chiến tranh của phát xít Nhật. Chính sách thuế khóa, vơ vét lúa gạo,
bắt nông dân nhổ lúa trồng đay đã làm cho nông dân nhiều tỉnh ở Bắc Bộ lâm
vào nạn đói nghiêm trọng vào cuối năm 1944 sang đầu năm 1945, trong đó có
nhân dân Hạ Hịa.
Những người nơng dân bao năm gắn bó với mảnh ruộng thước vườn
khi quyền lợi họ bị động chạm, thì lịng căm phẫn cũng dâng lên tột độ. Tại
Hạ Hòa, các cán bộ chủ chốt đã nhận thấy khí thế cách mạng của quần chúng
đang sơi sục, kịp thời đề ra các biện pháp ngăn chặn tình trạng thu thuế của
giặc Nhật, xây dựng lực lượng vũ trang, tìm kiếm vũ khí, huấn luyện du kích.
Trong bối cảnh đói, và chính sách thu thuế của Nhật, Trung ương Đảng đã ra
“Hịch” đánh Nhật cứu nước, phát động phong trào “Phá kho thóc, giải quyết
nạn đói”. Chủ trương của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách của quần
chúng tạo nên một phong trào chống Nhật khắp cả nước. Phong trào phá kho
thóc để giải quyết nạn đói khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn mang
nội dung chính trị sâu sắc, là hình thức thích hợp nhất lúc bấy giờ để phát
động quần chúng, đưa hàng triệu quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp

đến hình thức đấu tranh cao, từ đấu tranh cho quyền lợi kinh tế hàng ngày đến
giác ngộ chính trị, đánh đổ chính quyền của Nhật và tay sai giành chính quyền
về tay nhân dân.
Được sự lãnh đạo và cổ vũ của các chi bộ Đảng trong huyện, của cán
bộ Việt Minh, đội du kích Âu Cơ đã vận động quần chúng nhân dân các xã
hưởng ứng chủ trương chống Nhật của Đảng, vùng dậy khởi nghĩa giành
chính quyền. Chỉ trong vịng một thời gian ngắn lực lượng du kích Âu Cơ
phối hợp với nhân dân trong khu căn cứ Vần - Hiền Lương gấp rút xây dựng
lực lượng, tuyên truyền các chính sách của Việt Minh, huấn luyện quân sự,
SVTH: Dương Thị Xiêm

Lớp K34A – CN Lịch sử


×