Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
-------------------

ĐỖ THU HÀ

ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA,
TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2010

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo là giảng viên khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hiểu hơn về
Lịch sử dân tộc nói chung và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Nhờ có quá trình tích lũy đó mà tôi hoàn thành được khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng –
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hạ
Hòa, Ban tuyên giáo huyện ủy Hạ Hòa đã cung cấp cho tôi những tư liệu về
vấn đề nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận.
Do sự hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu cũng như trình độ nghiên cứu
nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự


đóng góp ý kiến từ các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2015.
Tác giả khóa luận
Đỗ Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn
thành dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng. Các số liệu, kết quả
trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn
gốc và xuất sứ rõ ràng. Tôi xin cam đoan những điều trên đây là hoàn toàn
đúng sự thật.
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2015
Tác giả khóa luận
Đỗ Thu Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 3
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận ............................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ
LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM
2010 ................................................................................................................... 7
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN HẠ HÒA ................................... 7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ......................................................... 7
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................... 7
1.1.1.2. Dân cư .................................................................................... 13
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................ 13
1.1.3. Một vài nét về Đảng bộ huyện Hạ Hòa ........................................ 16
1.2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HẠ HÒA TRƯỚC NĂM 2001 .... 20
1.3. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO .......................................................................... 23
Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA (TỈNH PHÚ THỌ) LÃNH
ĐẠOXÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NHỮNG NĂM 2001 – 2010 ...... 27
2.1. GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 ..................................................................... 27
2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hạ Hòa......................................... 27
2.1.2. Những thành tựu và hạn chế ........................................................... 28
2.1.2.1. Thành tựu .................................................................................. 28


2.1.2.2. Hạn chế ..................................................................................... 39
2.2. GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ..................................................................... 40
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hạ Hòa......................................... 40
2.2.2. Những thành tựu và hạn chế ........................................................... 41
2.2.2.1. Thành tựu .................................................................................. 41
2.2.2.2. Hạn chế ..................................................................................... 55
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................. 57
3.1. NHẬN XÉT CHUNG ........................................................................... 57
3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 57
3.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 59
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................................................. 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, là đối tượng quan
trọng của việc nghiên cứu và phát triển.Tình trạng đói nghèo từ lâu đã trở thành
mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học không chỉ ở
nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới.Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu
hiện tượng đói nghèo và những biện pháp xóa đói giảm nghèo trên cả nước
được triển khai tương đối hệ thống trong vòng những thập kỷ trở lại đây.
Nước ta từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, trong quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lí của Nhà nước, chấp nhận cạnh tranh, mở cửa. Điều đó sẽ tạo ra sự
phân hóa giàu nghèo hết sức gay gắt trong xã hội tạo gây nên những nhức
nhối về nhiều mặt trong đời sống của đất nước. Từ khi thực hiện chủ trương
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước cho đến nay, một bộ phận nhân dân nhờ có vốn,
kiến thức, đầu óc năng động, sáng tạo đã tiếp thu những kiến thức mới của
khoa học và công nghệ, tiếp cận được thị trường nên đã nhanh chóng trở nên
giàu có. Bên cạnh những người giàu có, khá giả, vẫn còn một bộ phận không
nhỏ người nghèo đói, không đảm bảo được điều kiện tối thiểu của cuộc sống.
Sự phân hóa giàu nghèo đó là tất yếu, đã tác động đến đời sống xã hội.Việt
Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, với gần 80% dân số sống
ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông
nghiệp. Số hộ đói nghèo đã chiếm 20 – 22% số hộ dân cư trong cả nước,
trong đó 5 – 10% hộ rất nghèo vào diện thiếu đói triền miên. (Tính đến hết
năm 1997 cả nước vẫn còn khoảng 2,65 triệu hộ nghèo đói – chiếm tỉ lệ
17.7%; có 1498 xã có tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên; 1168 xã thiếu cơ sở

1



hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước) trong đó 2/3 số xã ở miền núi
và 90% số người nghèo sống ở nông thôn [1,tr.23].
Từ khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lí điều tiết của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt Nam đã cho phép 5 thành phần kinh tế cùng
tồn tại và phát triển. Cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế
khu vực nông thôn, làm cho sự phân hóa giàu nghèo ở khu vực này lại càng
tăng lên.Việc ngăn chặn quá trình đói nghèo tự phát của một bộ phận dân cư
là đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường.
Ngày nay, đói nghèo đang là một vấn đề có tác động tiêu cực tới mọi
mặt của xã hội.Nó là một hiện tượng cản trở, gây khó khăn cho sự phát triển
kinh tế xã hội của nước ta. Chiến thắng đói nghèo đã và đang trở thành nội
dung quan trọng trong chương trình, kế hoạch của các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương; xóa đói giảm nghèo là một chủ trương và quyết sách lớn.
Đảng và Nhà nước ta đã đưa xóa đói giảm nghèo trở thành chương trình, mục
tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước
nhằm hỗ trợ trực tiếp các xã nghèo, hộ nghèo những điều kiện cần thiết phát
triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói
nghèo. Tháng 7 – 1998, thủ tướng chính phủ đã chính thức phê duyệt triển
khai chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo nhằm giảm đói
nghèo và lạc hậu trong cả nước.góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.
Hạ hòa là một huyện có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ dân trí
thấp, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn kém, thiếu cơ sở vật chất kĩ
thuật, tốc độ gia tăng dân số còn cao... Tất cả những điều này đã làm cho nền
kinh tế chậm phát triển, sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp.
Do vậy, ban lãnh đạo huyện đã xác định công tác xóa đói giảm nghèo là một


2


nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ đồng thời phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, Ban chấp hành Đảng bộ
huyện đã ban hành Nghị quyết số 07 – NQ/HU ngày 24/5/2001, về chương
trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005 và Nghị quyết số 11 –
NQ/HU ngày 10/7/2006 về Chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm giai đoạn 2006 – 2010. Nhằm cụ thể hóa nội dung của nghị quyết số
11 – NQ/HU, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng đề án số 842/ĐA – UBND
ngày 19/7/ 2006 để triển khai tổ chức thực hiện; ban hành quyết định số
4973/QĐ-UBND ngày 03/12/2007 về việc kiên toàn ban chỉ đạo xóa đói giảm
nghèo của huyện, kèm theo quy chế làm việc của ban chỉ đạo; thành lập tổ
công tác giúp việc ban chỉ đạo, phân công việc cụ thể cho từng thành viên phụ
trách các nhiệm vụ và chỉ đạo các xã, thị trấn trong việc thực hiện nghị quyết.
Việc tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hạ Hòa trong việc xóa đói
giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010 để thấy được những thành tựu và hạn
chế, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới là là một vấn đề có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn. Từ lý do đó, tôi đã quyết định chọn vấn đề “Đảng bộ
huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến
năm 2010” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề này có một số tài liệu đề cập đến ở mức độ khác
nhau. Đó là báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Hạ Hòa giai đoạn 2001 – 2005, và Báo cáo Tổng kết 5 năm
thực hiện nghị quyết số 11 – NQ/HU ngày 10/7/2006 của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Hạ Hòa về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm giai
đoạn 2006 – 2010.


3


Tuy nhiên, các tài liệu này chưa đề cập một cách có hệ thống và nổi bật
được sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hạ Hòa trong việc xóa đói giảm nghèo
trong những năm 2001 – 2010. Đặc biệt chưa có công trình nào đánh giá,
nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm về vấn đề mà đề tài khóa luận đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hạ Hòa đối với xóa đói giảm
nghèo những năm 2001 – 2010.
- Đề tài nghiên cứu một cách tổng quan về hiện trạng đói nghèo và xóa
đói giảm nghèo ở Hạ Hòa. Qua đó, đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy xóa
đói giảm nghèo ở Hạ Hòa phát triển.
- Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và rút ra những bài học kinh
nghiệm.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp, xử lí nguồn tài liệu.
- Trình bày, phân tích, đánh giá khách quan về sự lãnh đạo của Đảng
bộ huyện Hạ Hòa đối với xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở đó rút ra những
kinh nghiệm.
3.3.

Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một đề tài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử

Đảng, đề tài tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hạ Hòa với xóa
đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2010.
Phạm vi không gian: Huyện Hạ Hòa (Phú Thọ).

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu xóa đói giảm nghèo ở huyện Hạ
Hòa trong những năm 2001 – 2010.

4


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1.Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp chủ yếu là:
- Các văn kiện, nghị quyết của tỉnh và Đảng bộ huyện Hạ Hòa về xóa
đói giảm nghèo.
- Các sách thông sử và lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Hòa.
- Các bài viết, báo cáo tổng kết hàng năm của phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Hạ Hòa về xóa đói giảm nghèo.
4.2.Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài của tôi được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận sử
học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Sử dụng phương pháp: Phương pháp Lịch sử, phương pháp lôgic,
phương pháp thống kê, sưu tầm tài liệu, phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh.
5. Đóng góp của khóa luận
- Đề tài làm sáng tỏ sự lãnh đạo xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ
huyện Hạ Hòa trong giai đoạn 2001 – 2010. Qua đó, tôi có nhận xét bước đầu
và rút ra kinh nghiệm lịch sử. Đây có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo công tác xã hội, đặc
biệt là xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới.
- Nguồn tư liệu phong phú và hệ thống được trình bày trong khóa luận
có thể giúp các nhà nghiên cứu lịch sử ở địa phương tham khảo.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:

Chương 1. Cơ sở để Đảng bộ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ lãnh đạo
xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010.

5


Chương 2. Đảng bộ huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xóa đói giảm
nghèo trong những năm 2001 – 2010.
Chương 3. Nhận xét và bài học kinh nghiệm.

6


Chương 1
CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÒA TỈNH PHÚ THỌ LÃNH
ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN HẠ HÒA
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Địa hình
Hạ Hòa là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ. Địa
hình Hạ Hòa thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hướng Đông Nam, được
tạo nên bởi các triền núi cao như các núi Ông (218 m), núi Văn (387 m), núi
Tiên Phong (125,5 m), núi Kìm (513 m), núi Trưa (221,9 m) nằm ở địa phận
10 xã, có sườn thoải dần về hữu ngạn sông Thao và các núi Gò Ngang (272 m
- Yên Kỳ), núi Buộm (Hương Xạ), núi Sơn Nhiễu (152 m - Đại Phạm), núi
Thanh Hương (Phụ Khánh) sườn thoải dần về tả ngạn sông Thao. Chính dạng
địa hình trên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau (vùng đất bãi trong đê
sông Thao, vùng đồi đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và
điều kiện để địa phương phát triển toàn diện lâm, nông, ngư nghiệp.

Toàn huyện có 13.822 ha rừng trong tổng số 16.000 ha đất có khả năng
lâm nghiệp (chiếm 40,73% đất tự nhiên), chia ra 2.367 ha rừng tự nhiên
(1.664,3 ha rừng sản xuất; 702,7 ha rừng phòng hộ) và 11.455 ha rừng trồng
(11.326 ha rừng sản xuất; 129 ha rừng phòng hộ).
Hạ Hoà xưa kia là vùng còn nhiều rừng, nhưng đến nay còn lại rất ít
rừng nguyên sinh, chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng, những dải rừng gỗ
thứ sinh thường xanh và nửa rụng lá (lim xanh, trám trắng, chò nâu, dẻ đá, dẻ
gai hoặc kém hơn là mỡ, hu, ba soi, chẹo...) ở những nơi xa đường giao thông,
đi lại khó khăn hoặc rừng tre nứa xen cây hoặc rừng tre nứa thuần nhất. Các

7


cây gỗ quý còn lại cũng chỉ là sồi, dẻ, re, vàng tâm và trai nghiến trên các núi
đá vôi.
Trong điều kiện lớp phủ rừng nguyên sinh bị phá huỷ và lớp phủ rừng
thứ sinh không có tán lá đủ rộng để ngăn những trận mưa xối xả vào đá phiến,
sườn dốc làm cho lớp đất vụn bề mặt bị hòa nước rồi nhanh chóng cuốn
xuống sông suối gần đó, đôi khi tạo ra những cơn lũ đột ngột khó lường được
hậu quả. Vì vậy, cần có biện pháp để bảo vệ lớp phủ thực vật rừng để điều tiết
chế độ nước sông, nhằm ngăn chặn xói mòn và các thiên tai bất ngờ khác.
 Khí hậu
Khí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều
nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc. Nhiệt độ trong năm trung
bình từ 22oC - 240C, cao nhất vào tháng 5 - 6 là 33,60C, có lúc lên tới 410C;
thấp nhất vào tháng 1 là 13,40C, có lúc xuống tới 40C. Lượng mưa trung bình
trong toàn huyện đo được 2.000 mm. Mùa mưa từ tháng 5 - 10, chiếm 80 85% lượng mưa cả năm (cao điểm vào các tháng 6, 7, 8). Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 12 chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm. Ta có thể theo dõi tại
Ấm Thượng, lượng mưa từng tháng được ghi chép từ 1965 - 1997 (tính theo
mm):

Đơn vị:mm
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

35,5

37,6

57,6


122

226

303

296

391

273

184

66,6

5,6

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Hòa
Gió mùa đông bắc ở Hạ Hòa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3. Ở một số
vùng thuộc hữu ngạn sông Thao thời kỳ này xuất hiện sương muối. Gió mùa
Đông Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, tạo ra sự mát mẻ và
mưa nhiều ở địa phương. Gió Tây Nam xen kẽ gió Đông Nam, mỗi đợt kéo

8


dài vài ba ngày, khiến cho khí hậu khô nóng, độ ẩm thấp. Những năm gầy đây
thường xuất hiện bão lốc cục bộ, kèm theo mưa đá vào các tháng 4, 5, 6 hàng

năm, có lẽ do Hạ Hòa nằm giữa lòng chảo khu vực hai hồ lớn thủy điện Hòa
Bình và thủy điện Thác Bà.
Hạ Hòa có độ ẩm trung bình 80 - 85%, trong đó độ ẩm cao nhất đo
được là 96%, thấp nhất là 60%.
Chế độ thuỷ văn của Hạ Hòa khá phong phú. Lưu vực sông Thao bao
trùm toàn bộ địa phương gồm dòng chính sông Thao và các phụ lưu, kéo dài
từ Tây Bắc xuống Đông Nam với chiều dài 33,5 km (trong tổng số 902 km có
332 km thuộc nước ta tính đến Việt Trì và 250 km theo hướng này), toả rộng
sang 9 xã hữu ngạn và 12 xã tả ngạn có chiều rộng hàng chục cây số. Đây
cũng là khu vực chuyển tiếp từ Đông Bắc sang Tây Bắc Bắc Bộ. Địa hình lưu
vực sông Thao cao về phía Tây Bắc và thấp dần về phía Đông và Đông Nam,
tạo điều kiện cho mưa địa hình hình thành. Mưa tăng theo độ cao thể hiện khá
rõ rệt. Vùng có địa hình núi cao thì lượng mưa nhiều. Ngược lại, các thung
lũng thấp, kín gió thì lượng mưa giảm. Trên một bình diện khác ta thấy, vùng
mưa lớn Hoàng Liên Sơn sông suối phát triển, có mật độ từ 1 - 1,75km/km2,
nhưng do Hạ Hòa nằm ở vùng thung lũng nên lượng mưa chỉ đạt
2.000mm/năm, lượng bốc hơi nhiều, độ dốc nhỏ, mạng lưới sông ngòi kém
phát triển hơn, nên mật độ phổ biến chỉ đạt 0,6 - 1km2. Khí hậu Hạ Hòa tương
đối khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến đời sống của
người dân. Vì vậy, ban lãnh đạo huyện cần đưa ra những niện pháp khắc phục
thiên tai trong thời gian tới để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
 Tài nguyên đất
Theo số liệu năm 2008, trong tổng số 33.994,05 ha đất tự nhiên, Hạ
Hòa có 26.654,25 ha đất nông nghiệp (78,4%), 5.987,9 ha đất phi nông
nghiệp, 611 ha đất thổ cư (1,74%) và 1.351,85 ha đất chưa sử dụng (đất hoang

9


hoá, đất đồi - 19,68%). Mạng sông suối, ao hồ chiếm 2.973 ha, còn lại là đất

lâm nghiệp (14.206,5 ha - 41%).
Về nông hóa thổ nhưỡng, đất Hạ Hòa có các loại như sau:
1) Đất phù sa được bồi tụ hàng năm 900 ha (2,65%), phân bố ở ngoại
đê sông Thao, dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến
thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm, lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng
rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
2) Đất phù sa không bồi tụ hàng năm 3.000 ha (8,84%), trải dọc theo
sông Thao, tạo thành vùng lúa chủ yếu của huyện, thành phần cơ giới từ thịt
nhẹ đến sét, độ phì khá (hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tương đối).
3) Đất phù sa có sản phẩm feralít 300 ha (0,88%) thuộc vàn cao chua,
nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu, lúa màu. Có nhiều ở Phụ Khánh, Vĩnh
Chân, Quân Khê, Xuân Áng.
4) Đất chiêm trũng úng nước trong mùa mưa1.200 ha (3,53%) phân bổ
ở các xã vùng đất giữa như Chính Công, Y Sơn, Bằng Giã. Thành phần cơ
giới thịt nặng, yếm khí, khó tiêu nước, dễ gây úng, hầu như ngập nước thường
xuyên, giàu mùn, đạm nhưng nghèo lân và kali, trồng lúa năng suất thấp và
bấp bênh.
5) Đất bạc màu 2.000 ha (5,9%) tập trung ở các xã Vĩnh Chân, Phụ
Khánh, Yên Luật và có mặt ở hầu hết các xã trong huyện. Đất chua, nghèo
dinh dưỡng, thường trồng màu (đỗ, lạc...).
6) Đất dốc tụ 1.000 ha (3%) phân bố khắp nơi, lớp mặt thường là cát
thô, sỏi cặn, chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thường trồng
hoa màu (sắn, khoai, đậu, đỗ...).
7) Đất lầy thụt 400 ha (1,2%) tập trung ở thị trấn Hạ Hòa, Chính Công,
Bằng Giã.

10


8) Đất feralít đỏ vàng trên nền phiến thạch sét 25.450 ha, bằng 2/3 diện

tích đồi núi của huyện, phân bổ ở 22 xã giáp Yên Bái, Đoan Hùng và các xã
giáp Yên Lập, thường ở độ cao 70 m, độ dốc lớn, tầng đất dày, thành phần cơ
giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp.
9)Đất feralít đỏ vàng phát triển trên đá mácma 8.483 ha, phân bố chủ
yếu ở các xã giáp Yên Lập, dùng trồng rừng và cây lâu năm.
10)Đất phù sa xen giữa đồi núi 200 ha (0,59%) ít chua, hơi dốc tụ,
thích hợp trồng hai vụ lúa.
Ngoài ra, ở Hạ Hòa còn có các loại đất phát triển trên nền đá vôi (Quân
Khê), cao lanh (Phương Viên, Yên Luật).
Thiên nhiên phần nào quả đã ưu đãi cho Hạ Hòa những tài nguyên về đất
đai, rừng núi, khí hậu, khoáng sản và nước phong phú và đa dạng. Mỗi người
chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn vốn quý ấy cho muôn đời con cháu mai sau.


Tài nguyên nước

Lượng nước mặt của Hạ Hòa tương đối lớn nhờ vào hệ thống sông ngòi
dày đặc:
Sông Thao là tên dành riêng gọi sông Hồng đoạn từ biên giới Việt Trung đến Việt Trì, phát nguyên từ dãy Ngụy Sơn tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc) cao trên 2.000 m. Từ phía dưới Yên Bái, lòng sông mở rộng đến 300 400 m, địa hình hai bên bờ hạ thấp xuống dưới mức 25 m và thường bị nước
lũ tràn ngập. Tại đây đã xuất hiện những đoạn đê đầu tiên của Sông Hồng và
vận tải trên sông đã thuận tiện hơn, trừ một vài nơi xuất hiện bãi cạn. Sông
Thao có một số phụ lưu chảy qua đất Hạ Hòa như sau:
Ngòi Lao chảy từ núi Banh (220 m) qua Văn Chấn (Yên Bái), Yên Lập,
chảy vào Hạ Hoà 17 km thuộc xã Vô Tranh và Bằng Giã, lưu vực lòng rộng,
lượng nước dồi dào (ngòi dài 69 km, lưu lượng 20,4 m3/s).

11



Ngòi Vần chảy từ núi Hân (810 m), núi Bổng (736 m), núi Nả (977 m)
của Yên Bái qua Hiền Lương 2,5 km được chặn lại thành hồ chứa nước rộng
300 ha cung cấp và tưới nước cho 3 xã hữu ngạn sông Thao.
Ngòi Giành xuất phát từ huyện Yên Lập chảy ra sông Thao, lưu vực
rộng, độ dốc không cao, dễ gây lũ lụt.
Ngòi Sen chảy từ Lục Yên (Yên Bái) qua Đại Phạm, Hậu Bổng ra sông
Thao.
Ngòi Lửa (tên thông dụng gọi là Lửa Việt) chảy từ núi Buộm ra sông
Thao, bị chặn lại thành hồ Ao Châu có diện tích 260 ha, lưu vực rộng, thuỷ
sinh dồi dào, cung cấp nước tưới cho 1.200 ha vùng hạ huyện, có nhiều tiềm
năng du lịch.
Hạ Hòa còn có một hệ thống hồ đầm rất phong phú như đầm: Chính
Công, Phai Lón (Quân Khê); Móng Hội, Đầm Trì (Lâm Lợi); Láng Thượng,
Thùi (Chuế Lưu), Hầm Kỳ (Xuân Áng), Cửa Hoảng (Văn Lang); Khe Bảo,
Khe Gân (Vô Tranh); Đầm Đào (Minh Côi); Đồng Phai (Hậu Bổng); Cửa
Khâu (Phụ Khánh); Khe Luồn (Yên Luật).
Sông ngòi và hồ đầm phong phú, trữ lượng nước lớn dùng trong việc
cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất, vận chuyển, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
Trong Vân Đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã từng viết: ở Hạ Hòa và Thanh Ba,
mạn con sông Thao có thứ hoả ngư, giống cá trắng mà sắc hơi đỏ. Lại có thứ
mã ngư, mõm như mõm ngựa; thiềm ngư, đầu như đầu cóc. Về mạn dưới địa
phận Sơn Vi, Phù Khang không có các giống cá ấy . Tuy nhiên, do tốc độ
dòng chảy lớn về mùa mưa và luôn luôn thay đổi, lòng sông bị nâng cao nên
hiện tượng xói lở, úng ngập ngày càng nhiều, gây không ít trở ngại cho sản
xuất và sinh hoạt.

12


1.1.1.2. Dân cư

Theo thống kê đến năm 2010, dân số toàn huyện là 102.792.000 người,
dân tộc Kinh chiếm chủ yếu, ngoài ra còn một số ít dân tộc như Mán, Mường
sống tập trung ở thôn Tiến Lang xã Quân Khê và một số địa phương khác.
Hiện tại, Hạ Hòa có 308 điểm dân cư tập hợp thành 297 khu dân cư
chiếm một diện tích là 2.597,74 ha. Khu vực nông thôn rộng lớn này cho một
bình quân là 91,54 ha/xã; 13,94 ha/ thôn; 9,51 ha/điểm dân cư; 1.262 m 2/hộ
và 288 m2/khẩu, trong đó Quân Khê bình quân lên tới 2.262 m2/hộ, còn Vụ
Cầu chỉ có 531 m2/hộ. Tuy nhiên, diện tích dành cho thổ cư ở khu vực nông
thôn chỉ chiếm chừng 26% diện tích kể trên, cụ thể là chỉ có 581,40 ha (trong
tổng số 611,4 ha chiếm 1,71% diện tích đất tự nhiên và 2,13% diện tích đất sử
dụng vào các mục đích khác. Diện tích thổ cư bình quân trong toàn huyện là
262 m2/hộ nhưng ở thị trấn và các xã có khu dân cư phát triển dọc hai bên
quốc lộ bình quân chỉ đạt 150 m2/hộ, khiến cho hầu hết các xã khác bình quân
cao hơn mức 300 m2/hộ.
Cư dân Hạ Hòa thuộc loại trẻ, số đang trong độ tuổi lao động cao. Toàn
huyện tính đến năm 2010 có trên 52.000 lao động, chiếm gần một nửa dân số.
Có tới 90% dân cư và lao động sống bằng nghề nông.
Với nguồn lao động phong phú này sẽ tạo nguồn lực quan trọng để phát
triển kinh tế, xã hội của huyện.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Giao thông thực sự là huyết mạch của guồng máy kinh tế của địa
phương. Cả huyện hiện tại đã giành ra 916,88 ha đất cho việc mở mang
đường sá, chiếm tỷ lệ 29,80% diện tích đất chuyên dùng và 2,70 % diện tích
đất tự nhiên. Mạng lưới giao thông của Hạ Hòa phân bố khá đều, nhưng chất
lượng chưa đạt những thông số về kỹ thuật.

13


Điều này có thể nhận biết ngay ở hai đường quốc lộ chạy qua địa bàn

của huyện. Quốc lộ 32C từ Minh Côi đến Hiền Lương dài tới 24,4 km hầu
như được đặt toàn bộ trên mặt đê sông Thao được rải nhựa nhưng lòng đường
hẹp, qua trận lũ cơn bão số 4 tháng 7/2008 đã bị hư hỏng nhiều đoạn. Quốc lộ
70A Đoan Hùng - Yên Bái, qua Đại Phạm 4 km được trải nhựa nhưng qua địa
phận của huyện quá ngắn. Do dó cũng thật dễ hiểu các tỉnh lộ 311 (Yên Kỳ Đại Phạm dài 28,73 km), 320 (Vụ Cầu - Thị trấn Hạ Hòa dài 14,5 km), 314
(Ấm Hạ - Hậu Bổng, dài 22 km) đều rải nhựa và cấp phối và hầu hết kết hợp
với đê sông Thao nhưng chất lượng không cao. Đối với hệ thống các huyện
lộ, chiều dài chỉ hạn chế trong khoảng 4 - 10 km như đường Gia Điền - Y Sơn
(9 km), Vĩnh Chân - Hương Xạ (7 km), Đan Thượng - Đại Phạm (7 km),
Xuân Áng - Hiền Lương (10 km), Bằng Giã - Mỹ Lương (9 km), Hương Xạ Tây Cốc (6 km), Yên Kỳ - Vân Lĩnh (4 km), Hương Xạ - Phương Viên (4
km). Giao thông đường bộ của huyện bị cách trở bởi con sông Hồng; năm
2007 Nhà nước đầu tư xây dựng cầu Hạ Hòa tại khu vực thị trấn Hạ Hòa, năm
2010 đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng trong việc đi lại, giao lưu,
buôn bán giữa các xã trong huyện. Ngoài ra, toàn huyện còn 1.413 km đường
liên xã, liên thôn.
Nhìn vào chiều rộng mặt đường và diện tích hành lang ta cũng thấy rõ
sự hạn chế về chất lượng. Nói chung đều nhỏ hẹp, chất lượng xấu, lại bị lấn
chiếm và chưa vào cấp đường. Chẳng hạn như Quốc lộ 32C mặt đường rộng
16 m, diện tích nền chiếm 390.400 m2, diện tích hành lang chiếm 976.000 m2;
Quốc lộ 70A mặt đường rộng 20 m (80.000 m2 nền, 160.000 m2 hành lang);
các tỉnh lộ mặt đường rộng 12 - 13m (819.260 m2 nền, 601.000 m2 hành
lang); đường liên xã, liên thôn mặt đường rộng 5 m (7.066.600 m2 nền).
Trên địa bàn Hạ Hòa có 25,71 km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy
qua, chiếm bề mặt 15 m (37.250 m2 nền, 544.500 m2 hành lang) có 2 ga Ấm
Thượng (thị trấn Hạ Hòa), Đan Thượng chiếm 16.210 m2.

14


Giao thông đường thủy chủ yếu trên sông Thao. Hiện tại một số giang

cảng được mở ra ở Vĩnh Chân, Ấm Thượng và bến phà Ấm Thượng sang
Chuế Lưu. Nếu kể cả các bến đò ngang, diện tích dành cho bến cảng, bến phà
và bến đò chiếm 28.214 m2.
Hạ Hoà phải khắc phục tình trạng thiếu các bến bãi cố định, xúc tiến
trải nhựa một số tuyến đường; nâng cấp cải tạo các tuyến Vĩnh Chân - Hương
Xạ, Đan Thương - Đại Phạm, Phương Viên - Tây Cốc, Xuân Áng - Quân
Khê; dành hàng triệu m2 cho đất giao thông để mở rộng các quốc lộ, tỉnh lộ,
huyện lộ và đường liên xã, liên thôn cùng các đường ở thị trấn, thị tứ và các
công trình giao thông (bến xe (Bến xe khách Ấm Thượng, Bến xe khách Hiền
Lương); cung và hạt giao thông).
Về thông tin liên lạc, hiện tại ngoài bưu điện thị trấn Hạ Hòa, còn có 4
trạm bưu cục khu vực ở các xã Bằng Giã, Xuân Áng, Đan Thượng, Hương
Xạ; 33 xã, thị trấn đã có điểm bưu điện - văn hoá xã, đã có đài truyền thanh
cấp huyện và 33 xã, thị trấn.
Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Hạ
Hòa tập trung vào sản xuất chè, giấy, vôi, gạch, cát, sỏi, gỗ thành phẩm và
xay xát lương thực được thị trường ưa chuộng và chấp nhận.
Ngoài Công ty cổ phần giấy Lửa Việt sản xuất và cung cấp cho nhu cầu
trong và ngoài tỉnh nhiều sản phẩm giấy có chất lượng, trong huyện còn có
nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ở Phụ Khánh, Y Sơn, Chuế Lưu, Minh
Hạc. Khai thác cao lanh, trường thạch ở Yên Luật, Phương Viên, Yên Kỳ.
Toàn huyện tính đến năm 2010 có 30 trạm biến thế điện, công suất
6.500 KW với 64,28 km đường điện cao thế và 94,50 km đường điện hạ thế.
Tiềm năng du lịch ở khu vực đầm Ao Châu, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Chu
Hưng và hồ Ngòi Vần, Ao Giời - Suối Tiên cho nhiều hứa hẹn để phát triển
nhiều loại hình du lịch thiên nhiên kết hợp với các sinh hoạt văn hoá cộng đồng.

15



Nghề rừng ở Hạ Hòa phát triển khá sớm. Trước kia, ngoài việc khai
thác gỗ, các sơn tràng còn tận dụng khai thác nhiều loại lâm sản khác để dùng
cho việc làm nhà cửa, đan lát, chế tạo dụng cụ, làm nguyên liệu giấy (tre gai,
hóp, trúc, mai, giang). Nhiều loại cây rừng đã được thuần hoá để cung cấp gỗ
hoặc thực phẩm như mít, dẻ, trám, vả, đậu triều. Không ít cây được trồng để
khai thác tinh dầu nhựa như quế, trẩu, sở, bồ đề, sơn. Ngoài ra còn một số cây
dược liệu như ba kích, sa nhân, củ mài... Ngày nay, địa phương đang hướng
nghề rừng vào trồng các loại cây có giá trị như tre lấy măng xuất khẩu, cây
nguyên liệu giấy. Hàng năm, toàn huyện có 1.200 ha rừng đến chu kỳ khai
thác, chủ yếu là bạch đàn (trữ lượng 30 - 40 m2/ha), keo, bồ đề.
Ngày xưa, Hạ Hòa nằm trên con đường trung chuyển lâm sản giữa
vùng ngược và vùng xuôi. Theo sông Thao và các ngòi Vần, Ngòi Lao, Ngòi
Giành, gỗ và tre nứa kết thành bè mảng; củ nâu, cánh kiến, nhựa trám, mộc
nhĩ, nấm hương, quả dọc, trám, vỏ gió, măng, quýt chất đầy thuyền đưa về
các tỉnh đồng bằng.
Sự giao thoa giữa nghề rừng và nghề nông đã tạo ra loại hình vườn
rừng (lâm viên) khá độc đáo. Đã có những rừng cọ ở Hạ Hòa rộng hàng trăm
mẫu. Sơn lá si và sơn lá trắng, mặc dù phải chăm bón khá công phu nhưng
cũng xuất hiện trên nhiều vùng đất dốc đồi thoải của huyện. Trước đây chè
được trồng lẻ tẻ ở các hộ gia đình, trong các nông trường; ngày nay chè được
coi là cây công nghiệp chủ lực trên đồi của nhiều gia đình, trở thành cây xoá
đói giảm nghèo của một số địa phương, năm 2010 diện tích chè toàn huyện có
1400 ha, trong đó chè kinh doanh 1200 ha, tập trung nhiều ở các xã Yên Kỳ,
Hương Xạ, Cáo Điền, Phương Viên, Ấm Hạ.
1.1.3. Một vài nét về Đảng bộ huyện Hạ Hòa
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là một sản phẩm của
cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nó là kết quả của

16



quá trình lựa chọn con đường cứu nước và chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và
tổ chức của một tập thể cách mạng, người có công to lớn là Nguyễn Ái Quốc.
Ngay từ khi ra đời Đảng đã có cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo theo học thuyết
Mac –Lênin, là ngọn cờ dẫn dắt dân tộc ta tiến lên đấu tranh vì độc lập, tự do,
mở đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Lúc này ở các địa phương chưa có tổ chức Đảng, có chăng chỉ là những
cơ sở hay chi bộ nhỏ bé. Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) là nơi có đền Quốc Mẫu Âu
Cơ, nhân dân Hạ Hòa cần cù gan dạ, anh dũng. Khi có Đảng Cộng sản ra đời
các thế hệ quân dân Hạ Hòa sớm giác ngộ theo Đảng, cùng nhân dân cả nước
đánh giặc giành chính quyền và kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc và tự do
cho chính mình.
Vào những năm cuối thế kỉ XIX nhân dân Hạ Hòa cùng nhân dân tỉnh
Phú Thọ bị thực dân Pháp và bọn phong kiến bóc lột hết sức nặng nề. Mâu
thuẫn giữa nhân dân với bọn đế quốc Pháp và phong kiến nhà Nguyễn ngày
càng gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra.
Năm 1939 – 1940, các đồng chí Trần Thị Minh Châu, Nguyễn Văn
Trạch là cán bộ xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Đào Duy Ký cán bộ của Ban cán sự
tỉnh Phú Thọ đã về Hạ Hòa hoạt động lập cơ sở ở Na Sang – Vần (Hiền
Lương), sau đó lan nhanh ra các xã Đan Thượng, Nhật Tân, Ấm Thượng, Gia
Điền. Phong trào không chỉ phát triển trong địa phận huyện Hạ Hòa mà còn
lan sang một số địa phương khác thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Do
điều kiện, vị trí địa lí thuận lợi, phong trào quần chúng mạnh nên Trung ương
Đảng, xứ ủy Bắc Kỳ và Ban cán sự tỉnh Phú Thọ - Yên Bái đã chọn Vần –
Hiền Lương, để xây dựng căn cứ địa cách mạng chuẩn bị lực lượng cho công
cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Phú Thọ, Yên Bái, Nghĩa Lộ.
Năm 1943, Chiến khu Vần – Hiền Lương được thành lập do các đồng
chí Hoàng Quốc Việt, Ngô Minh Loan, Bình Phương trực tiếp chỉ đạo. Tại

17



chiến khu các chiến sĩ cách mạng đã móc nối với các chi bộ nhà tù Sơn La, tổ
chức cho các chiến sỹ trong tù vượt ngục, đưa đón, nuôi giấu, bảo vệ các
chiến sỹ Cộng sản như đồng chí Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn,Trần Huy
Liệu, Hoàng Tùng.
Ngày 6/5/1945, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với chiến khu Vần
– Hiền Lương, xứ ủy Bắc Kỳ đã chỉ đạo thành lập một chi bộ Đảng ở Na Sang
gồm 3 đồng chí: Hoàng Quang Minh (tức Ngô Minh Loan). Lê Huy Ấm,
Đặng Bá Lâu, do đồng chí Hoàng Quang Minh làm bí thư. Ít lâu sau, ở Đan
Thượng một chi bộ Đảng mới ra đời gồm 4 đảng viên do đồng chí Trịnh Xuân
Tiến làm bí thư. Đây là những chi bộ đầu tiên trên đất Hạ Hòa.
Việc xây dựng lực lượng chiến đấu lúc này là hết sức cần thiết. Ngày
14/5/1945, tại chùa Hiền Lương, đội du kích Âu Cơ được thành lập. Đây là
đội du kích đầu tiên trong khu vực. Lúc đầu chỉ có 33 hội viên, về sau tăng
lên 100 hội viên. Đây cũng là lực lượng tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh
Phú Thọ. Chỉ trong một thời gian ngắn đội du kích Âu Cơ đã tổ chức được 10
trận đánh giặc, tước vũ khí, giải thoát tù chính trị, phá kho thóc của Nhật chia
cho dân. Đặc biệt ngày 22/6/1945, tại Đèo Giang – Hiền Lương diễn ra trận
chiến đấu lớn, đội du kích ta đã tiêu diệt được 4 tên phát xít Nhật và nhiều
lính ngụy, bắn chìm một thuyền, đập tan ý đồ phá khu căn cứ địa cách mạng.
Đây là trận đánh thắng Nhật đầu tiên khi Nhật hất cẳng Pháp (9/3/1945).
Với sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang và tinh thần rực lửa cách mạng
của quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 2/8/1945 toàn
huyện đã tấn công khởi nghĩa giành chính quyền tại huyện lị Hạ Hòa. Đây là
nơi giành chính quyền sớm nhất tỉnh Phú Thọ. Sau đó lực lương vũ trang tiếp
tục giành chính quyền ở Yên Bái (17/8/1945), ở tỉnh lị Phú Thọ (23/8/1945).
Sự kiện ngày 2/8/1945 là một sự kiện trọng đại của Đảng bộ, quân và dân
huyện Hạ Hòa, đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên cách mạng tháng


18


Tám 1945 thành công. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Hạ Hòa
cũng như nhân dân trên cả nước đứng trước những khó khăn và thử thách lớn.
Hậu quả của chế độ cũ để lai, nạn mù chữ, tệ nạn xã hội, nạn đói... Trước tình
hình đó, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, huyện đã thực hiện nhiệm vụ cấp bách
là phát động các phong trào tăng gia sản xuất, chống giặc đói, giặc dốt, bài trừ
các tệ nạn xã hội, chia lại ruộng đất cho dân thiếu ruộng, tiến hành giảm tô
cho nông dân và tá điền. Vận động quần chúng ủng hộ chính phủ như: “tuần
lễ vàng” xây dựng “quỹ độc lập”. Phát động phong trào bộ đội cách mạng
như: lập quỹ “vệ quốc đoàn”, quỹ “mùa đông binh sĩ”... đồng thời thực hiện
phòng gian, bảo vệ và giữ vững thành quả cách mạng.
Sau hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, quân Tưởng rút về nước. Triển khai
chủ trương của tỉnh ủy Phú Thọ, lực lượng tự vệ trong huyện đã khẩn trương
cùng với bộ đội chủ lực truy quét bọn Quốc dân Đảng phát động tại thị xã Yên
Bái, Nghĩa Lộ. Đêm ngày 2/6/1946 đã diễn ra trận đánh lớn vây bắt Vũ Hồng
Khanh tại thị xã Yên Kì, quân dân Hạ Hòa đã tiêu diệt hàng chục tên giặc, giải
thoát cho các chiến sĩ cách mạng bị chúng bắt như: Đồng chí Trần Đăng Ninh,
Đặng Việt Châu, kĩ sư Lê Dung, cùng nhiều đồng bào bị chúng bắt theo, đập
tan âm mưu tụ tập lại lực lượng của bọn Quốc dân Đảng phản động.
Càng chiến đấu xây dựng càng trưởng thành, tổ chức chi bộ phát triển ở
nhiều xã. Thực hiện chủ trương của tỉnh ủy Phú Thọ tách các chi bộ ghép.
Đầu tháng 1/1947, Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất của tỉnh Phú Thọ họp tại xã
Cát Trù (huyện Cẩm Khê). Đại hội tiến hành kiểm điểm lại những ngày đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp, đề ra những nhiệm vụ cấp bách về quân
sự, chính trị và các mặt công tác khác. Đặc biệt Đại hội đã nhấn mạnh những
khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng và cần phải khắc phục ngay. Chủ
trương của Tỉnh ủy là “tích cực củng cố và phát triển Đảng làm cho Đảng có
tính chất cách mạng mạnh mẽ, có cơ sở vững chắc ở các địa bàn quan trọng


19


phát triển đi đôi với củng cố, tích cực xây dựng chi bộ làm cho các chi bộ có
đủ khả năng lãnh đạo mọi hoạt động ở địa phương” [2,tr.48].
Thực hiện chủ trương của tỉnh ủy Phú Thọ, ngay trong tháng 1/1947,
tại nhà ông Hàn Cư (Vũ Ẻn – Thanh Ba) đã tổ chức Hội nghị tách liên chi bộ
ghép Thanh Ba - Hạ Hòa và thành lập Ban cán sự Đảng Hạ Hòa gồm 5 đồng
chí: Trịnh Xuân Tiến, Ma Quang Lâm, Nguyễn Văn Điệp, Doanh, Huyền
(Hoài), do đồng chí Ma Quang Lâm làm Bí thư. Từ đó trở đi, Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Hạ Hòa đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Hạ Hòa
đi đến thắng lợi và lãnh đạo công cuộc xây dựng huyện trong thời kì mới.
1.2.

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HẠ HÒA TRƯỚC NĂM 2001
Đói nghèo và sự phân hóa giàu nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội

nóng bỏng hiện nay. Đó là một lực cản lớn trên con đường xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách xã hội, trong đó có
xóa đói giảm nghèo, từ đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã có chủ trương
về chính sách xã hội và xóa đói giảm nghèo. Sau đó được Đảng ta tiếp tục
phát triển ở các kì đại hội tiếp theo. Đặc biệt, từ năm 1998, đã đưa xóa đói
giảm nghèo trở thành một trong 10 chương trình mục tiêu quốc gia.
Ý thức được sâu sắc vấn đề này, trong những năm qua, Đảng bộ và
nhân dân huyện Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) đã có nhiều nỗ lực trên mọi lĩnh vực
để thực hiện xóa đói giảm nghèo, tăng giàu. Tuy nhiên, tính đến trước năm
2001 Hạ Hòa vẫn còn hết sức khó khăn về nhiều mặt, nói chung vẫn là một
huyện nghèo. Nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, độc canh. Điều này được thể

hiện rõ trong cơ cấu GDP, nông – lâm – ngư nghiệp chiếm gầm 45%, công
nghiệp, dịch vụ còn kém phân tầng, tỷ lệ đói nghèo cao hơn bình quân cả
nước và so với các huyện khác trong cùng tỉnh.

20


×