Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

ĐẢNG bộ HUYỆN TAM NÔNG (TỈNH PHÚ THỌ) LÃNH đạo xây DỰNG đời SỐNG văn hóa từ năm 1999 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.82 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

BÙI THỊ HƢNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN TAM NÔNG (TỈNH PHÚ THỌ)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

BÙI THỊ HƢNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN TAM NÔNG (TỈNH PHÚ THỌ)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Đình Phong



Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình bản thân tôi tự nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Đình Phong. Tất cả số liệu, kết
quả nêu trong luận văn đều đảm bảo tính trung thực. Những kết luận của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Hà Nội, ngày…tháng…năm
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hưng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn,
giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Đình Phong đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân, Ban tuyên giáo,
Mặt trận Tổ quốc, Sở văn hóa, Thể thao du lịch Tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện,
Phòng văn hóa – thông tin huyện Tam Nông đã cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, và
các thầy cô giáo một số chuyên ngành khác của trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho tôi suốt 2 năm học qua.

Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề .............................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 6
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 7
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. ....................... 7
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8
7. Kết cấu của luận văn. ............................................................................... 9
Chƣơng 1 XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................ 10
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội của huyện Tam Nông .... 10
1.2. Lý luận chung về văn hóa và ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hóa
.................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đời sống văn hóa
.................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa xã hội huyện Tam Nông trước
khi tái lập huyện năm 1999 ......................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. SỰ LÃNH ĐẠO ĐẢNG BỘ HUYỆN TAM NÔNG ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013.... Error!
Bookmark not defined.
2.1. Đảng bộ huyện Tam Nông lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm
1999 đến năm 2005 ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Đảng bộ huyện Tam Nông lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm
2005 đến năm 2013 ..................................... Error! Bookmark not defined.



Chƣơng 3. Ý NGHĨA, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
BƢỚC ĐẦU TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
HUYỆN TAM NÔNG................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Ý nghĩa ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Nguyên nhân ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kinh nghiệm bước đầu của việc xây dựng đời sống văn hóa
huyện Tam Nông ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 12
PHỤ LỤC...................................................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ


Ủy ban Mặt trận Tổ quốc


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đi qua chặng
đường gần 30 năm và thu được những kết quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cùng
với những thành tựu quan trọng về kinh tế, an ninh - quốc phòng, đối ngoại,
vấn đề phát triển văn hóa- xã hội và xây dựng con người luôn luôn được Đảng
coi trọng. Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của
tình hình thế giới và khu vực, Đảng luôn kiên định xây dựng và thực hiện các
chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh
vực văn hóa, chỉ đạo hoạch định các chính sách văn hóa nhằm thực hiện thắng
lợi mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, với thái độ
nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta đã có
bước ngoặt tư duy, đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Trong lĩnh vực xây
dựng đời sống văn hóa, Đảng ta đã có những nhân thức mới về vị trí, vai trò
của văn hóa. “ Xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật, khôi phục trật
tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà nước và sinh hoạt xã hội; nêu cao
tính tự giác, ý thức tự trọng của mỗi người kết hợp với các biện pháp giáo
dục và hành chính của các tổ chức xã hội và các cơ quan nhà nước. Sự quan
tâm đến con người và thái độ tôn trọng lẫn nhau trở thành một tiêu chuẩn đạo
đức trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong các dich vụ
phục vụ đông đảo nhân dân” [47, tr.749]
Tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã ban hành Nghị quyết về vấn đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết Trung ương V khóa VIII đã làm

sáng lên bức tranh của nề văn hóa đất nước trong tương lai. Đó là nền văn hóa
với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy
1


kinh tế- xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hóa và nền
kinh tế thị trường. Đối với công tác lãnh đạo văn hóa, Nghị quyết khẳng định:
. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, cơ bản và chiến lược không chỉ đối với
công tác lãnh đạo mà cả công tác quản lý văn hóa, với mỗi cán bộ, đảng viên.
Có thể nói Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đã thể hiện sự phát triển cả
nhận thức và tư duy lý luận về văn hóa, lãnh đạo văn hóa của Đảng. Đó cũng
chính là kết tinh của sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa, về xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, về
phương pháp lãnh đạo văn hóa, quản lý văn hóa; là sản phẩm từ tổng kết lý
luận và thực tiễn trong quá trình hơn 70 năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo
văn hóa của Đảng.
Đại hội IX đã tiếp tục nhấn mạnh vị trí của văn hóa trong lịch sử phát
triển của dân tộc ta; khẳng định sức sống lâu bền của những quan điểm, tư
tưởng nêu trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) trong đời sống xã hội,
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta; về ý nghĩa, Nghị quyết nhấn mạnh đó là tầm cao,
chiều sâu của sự phát triển của dân tộc, khẳng định và làm rõ vị trí của văn
hóa trong đời sống dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất
lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt
chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu và mọi lĩnh
vực đời sống xã hội; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt
Nam; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa

trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng
lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam; đầu tư cho việc bảo tồn,
tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di sản văn hóa vật thể, phi
2


vật thể; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, phát huy với kế thừa và phát triển, giữ
gìn di tích với phát triển kinh tế du lịch. tinh thần tự nguyện, tính tự quản của
nhân dân trong xây dựng văn hóa; đa dạng hóa các hoạt động của phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngay từ khi thành lập Đảng bộ huyện
Tam Nông đã khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết vào xây dựng đời
sống văn hóa huyện, tạo cho huyện Tam Nông những bước phát triển mới.
Những kết quả đạt được của Đảng bộ huyện Tam Nông trong việc xây
dựng đời sống văn hóa đã có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với việc phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo ra diện mạo mới, môi trường văn hóa
lành mạnh khắp các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp và trường học huyện.
Đồng thời với những thành tựu đã đạt được của Đảng bộ huyện Tam Nông
cũng đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối, chính sách văn hóa của Đảng
và năng lực lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của Đảng bộ huyện
Tam Nông.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc xây dựng đời
sống văn hóa cũng gặp phải một số tồn tại và hạn chế như xây dựng cơ sở vật
chất để tạo điều kiện cho hoạt động xây dựng văn hóa, thông tin chưa tương
xứng với nhu cầu cần thiết. Công tác chính trị tư tưởng chưa thật vững chắc,
công tác xây dựng đảng và củng cố hệ thống chính trị đổi mới chưa nhiều,
một số yếu kém chậm khắc phục…Những tồn tại và hạn chế trên do nhiều
nguyện nhân chủ quan và khách quan khác nhau mang lại. Chính vì vậy việc
nghiên cứu về quá trình Đảng bộ huyện Tam Nông lãnh đạo xây dựng đời
sống văn hóa (1999 – 2013) là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó góp phần lý

giải rõ hơn những thành tựu, hạn chế trong xây dựng văn hóa những năm qua.
Ngoài ra còn có thể đúc rút một số kinh nghiệm bước đầu nhằm thực hiện có
hiệu quả hơn nữa việc xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ huyện Tam Nông.

3


Với những ý nghĩa và thực tiễn khoa học nói trên, tôi quyết định chọn
vấn đề “ Đảng bộ huyện Tam Nông ( Phú Thọ) lãnh đạo xây dựng đời sống
văn hóa từ năm 1999 đến năm 2013” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học lịch
sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
Xây dựng đời sống văn hóa là nội dung quan trọng trong công cuộc đổi
mới đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì vậy
vấn đề này đã được đề cập trong nhiều công trình với các góc độ khác nhau.
2.1. Những công trình đề cập đến văn hóa nói chung
- GS Trần Quốc Vượng (2000) “ Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy
ngẫm”, Nxb Văn học. Cuốn sách bao gồm những bài báo khoa học, những
công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí, tạp san, báo
tháng trong thời gian dài về nhiều các lĩnh vực chính như diễn trình văn hóa,
văn hóa dân gian, danh nhân, nghệ thuật và ứng xử.
- GS Trần Ngọc Thêm (2006)“Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” ,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm là một công trình khảo cứu về văn
hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam nhằm tạo nên một bức tranh
tổng quan về văn hóa Việt Nam.
- Hữu Ngọc (2007) “ Lãng du trong văn hóa Việt Nam”, Nxb Thanh
Niên. Cuốn sách như một cuốn nhật ký về văn hóa dân tộc trong đó có những
bức tranh đa diện về đất nước, con người Việt Nam, hay như một cuốn “ Bách
khoa toàn thư” thu nhỏ, một cẩm nang về văn hóa Việt Nam nhằm giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về cội nguồn , truyền thống và tương lai văn hóa dân tộc.

- GS.TS Ngô Đức Thịnh ( 2010) “ Những giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia. cuốn sách đề cập đến việc tiếp thu và xây
dựng một hệ thống các lý thuyết về văn hóa và hệ giá trị văn hóa, coi đó như
là công cụ phương pháp luận để nhận thức hệ giá trị văn hóa Việt Nam. tác
giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, đồng thời nghiên cứu
nó trong bối cảnh khu vực và toàn cầu hiện nay.
4


2.2. Những công trình đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
- PS.TS Đinh Xuân Dũng ( 2003) “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa”, Nxb Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày một số bài viết của nhiều nhà khoa
học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Cuốn sách gồm những
trích dẫn tiêu biểu, dễ hiểu, dễ nhớ trong các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về văn hóa.
- Nguyễn Khắc Nho ( 2013) “ Hồ Chí Minh về văn hóa làm người”,
Nxb Chính trị Quốc gia. Cuốn sách đã khắc họa hình tượng Hồ Chí Minh là
người Việt Nam đẹp nhất, bậc hiền triết, là tấm gương để gợi mở cho người
đọc những tư duy, ngẫm nghĩ về văn hóa làm người.
- GS.TS Hồ Sĩ Vịnh ( 2014) “ Triết học văn hóa trong đạo đức Hồ Chí
Minh”, Nxb Dân trí. Cuốn sách có cái nhìn từ góc độ triết học, nghiên cứu
những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về văn hóa đạo đức qua đó rút ra
những bài học về đạo đức, lối sống của Người, làm gương cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân.
2.3. Những công trình viết về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- Cuốn “ Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới” (1997),
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đề cập đến vai trò của gia đình với
sự nghiệp phát triển của xã hội nói chung và sự nghiệp đổi mới nói riêng.
Cuốn sách chỉ rõ việc cần thiết phải đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa với
những tiêu chí phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước.

- Cuốn “ Hỏi và đáp về làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn
hóa, tổ chức lễ hội truyền thống”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ( 1998).
Cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi và đáp, giải đáp tất cả những vấn đề
cơ bản liên quan đến việc xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống
văn hóa và tổ chức lễ hội truyền thống. Cuốn sách có vai trò tuyên truyền,
hướng dẫn mọi người hiểu được bản chất, cách thực hiện những vấn đề đã
nêu sao cho phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng.

5


- Cuốn “ Hỏi và đáp về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”(2000), Ban chỉ đạo đời sống văn hóa, Hà Nội. Cuốn sách này
đã giải đáp những vấn đề cơ bản về phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” từ nội hàm khái niệm đến việc hướng dẫn thực hiện phong trào.
- Cuốn “ Vấn đề xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” (2011), Nxb
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. Xuất pháp từ việc phân tích về khái niệm văn
hóa, tác giả đã đưa ra một cách nhìn nhận chi tiết về môi trường văn hóa cơ
sở, đồng thời nhấn mạnh đến những yếu tố cần thiết phải xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở và một hệ thống các giải pháp để làm được
điều đó.
2.4. Các công trình viết về lịch sử, văn hóa huyện Tam Nông
- Cuốn “ Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông (1947 – 2012)”, (2012),
Nxb Chính trị Quốc gia. Cuốn sách đã nêu bật được chặng đường lịch sử
kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, và hơn 25 năm chặng đường thực hiện đường lối
đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
Đảng bộ huyện Tam Nông, quân và dân Tam Nông đã lập được nhiều thành
tích vẻ vang, ghi những mốc son chói sáng vào trang sử vàng truyền thống
của huyện.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tam Nông đối
với việc xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1999 đến năm 2013.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ vai trò của Đảng bộ huyện Tam Nông trong việc thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở, góp phần xây dựng nề văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

6


- Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của việc xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở do Đảng bộ huyện Tam Nông lãnh đạo đối với việc
xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Nêu lên những thành tựu, hạn chế của việc xây dựng đời sống văn hóa
ở huyện Tam Nông từ năm 1999 đến năm 2013.
- Rút ra bài học kinh nghiệm góp phần vào xây dựng đời sống văn hóa
huyện Tam Nông hiện nay.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Tam Nông về xây dựng đời sống
văn hóa và phong trào nhân dân Tam Nông xây dựng đời sống văn hóa theo
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tam Nông.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tam Nông về xây dựng
đời sống văn hóa, với các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”
- Về thời gian: các vấn đề công tác chỉ đạo và thực hiện về đời sống
văn hóa của huyện Tam Nông trong thời gian từ 1999 đên 2013, tức là từ khi

tái lập huyện Tam Nông đến nay.
- Về không gian: địa bàn huyện Tam Nông.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1.Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sơ những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam về công tác văn hóa nói chung và việc xây dựng đời sống văn
hóa nói riêng, đặc biệt về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.

7


Những cơ sở lý luận, các quan điểm nói trên là kim chỉ nam cho tác giả
trong quá trình sưu tầm, giám định tư liệu và phân tich đánh giá những sự
kiện đưa ra, đưa ra các kinh nghiệm lịch sử.
5.2.Nguồn tư liệu để thực hiện luận văn
Để thực hiện luận văn này tôi đã tham khảo và sử dụng một số tư liệu sau:
`

- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội V

đến Đại hội X.
- Các văn kiện, văn bản của tỉnh Phú Thọ về xây dựng đời sống văn hóa .
- Các văn kiện, văn bản, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết của huyện
Tam Nông.
- Các sách chuyên khảo, bài viết về các công trình nghiên cứu về văn
hóa, về xã hội học…có liên quan.
- Các bài báo, tạp chí, website có liên quan.
5.3. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là: Phương pháp lịch sử
kết hợp với phương pháp logic để thấy được việc thực hiện chủ trương của
Đảng về vấn đề xây dựng văn hóa ở huyện Tam Nông. Phương pháp so sánh
để thấy được kết quả phong trào. Phương pháp điền dã dân tộc học để làm rõ
những vấn đề cần thiết. Phương pháp phân tích, tổng hợp để thấy được những
tác động chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
nói chung, của Đảng bộ huyện Tam Nông nói riêng đến các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa – xã hội.
6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp những tư liệu cơ bản về quá trình lãnh đạo xây dựng đời
sống văn hóa của Đảng bộ huyện Tam Nông từ năm 1999 đến năm 2013.
- Trình bày một cách có hệ thống chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Tam Nông về công tác xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân Tam

8


Nông từ năm 1999 đến năm 2013, và những phong trào xây dựng đời sống
văn hóa của nhân dân Tam Nông giai đoạn này.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá thành tựu và hạn chế của phong trào
xây dựng đời sống văn hóa huyện Tam Nông, để rút ra một số bài học kinh
nghiệm, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của huyện vào việc phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở những giai đoạn tiếp theo.
- Luận văn đóng góp vào nguồn tư liệu lịch sử địa phương.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài các phần mở đầu, kết luân, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

9



Chƣơng 1
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA – MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội của huyện Tam Nông
1.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
Nhìn tổng thể địa hình của huyện Tam Nông phần lớn là đồi núi thấp,
xen kẽ có các dộc ruộng, đột xuất có các núi cao như nhúi Chi, đèo Khế phía
Tây Nam và một số đầm nước. Dựa vào điều kiện địa lý có thể chia đất đai
của huyện thành các vùng như sau:
Vùng đất thấp nằm dọc theo sông Hồng và sông Bứa gồm những cánh
đồng có chiều ngang hẹp, tạo thành một vêt dài theo bờ sông từ xã Hồng Đà
đến các xã Thượng Nông, Dậu Dương, thị trấn Hưng Hóa, Hương Nộm, Cổ
Tiết, Tam Cương, Thanh Uyên, Hiền Quang, Vực Trường, Hương Nha, Tứ
Mỹ và dọc theo sông Bứa gồm các xã Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ. Các cánh
đồng trên đều do phù xa sông Hồng, sông Bứa được bồi tụ qua nhiều năm
trước khi có đê chắn, tạo thành lớp đất tương đối màu mỡ, thuận lợi cho cây
lúa, hoa màu và cây lương thực.
Vùng đồi núi được chia làm hai khu vực : Đồi núi thấp và đồi núi cao,
Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Tây Bắc huyện thuộc địa phận các xac Cổ Tiết,
Văn Lương, Thanh Uyên, Hiền Quang, Hương Nha, Tứ Mỹ, Xuân Quang,
Phương Thịnh, Quang Húc. Vùng đồi núi cao nằm phía Tây Nam huyện thuộc
địa bàn các xã Dị Nậu, Thọ Văn, Tề Lễ bao gồm nhiều gò đồi nhấp nhô và
các quả đồi chạy dọc theo dãy núi Càng Cua từ đầm Dị Nậu qua đường 24
đến Dộc Vừng.
Đất đai: Theo số liệu “ Niên giám thống kê” của tỉnh Phú Thọ năm
2000 toàn huyện Tam Nông có 15.551,34 ha đất tự nhiên, trong đó có
6.476,44 ha chiếm 42%, đất lâm nghiệp, rừng 3.018,46 ha chiếm 19%, đât ở
10



402,6 ha chiếm 3%, còn lại 4.244,86 ha đất chưa sử dụng và sông suối. Bình
quân diện tích đât tự nhiên 1.981m²/ người, bình quân đất nông nghiệp là
812m²/ người, thấp hơn so với bình quân chung của toàn tỉnh.
Khí hậu: Tam Nông là huyện nằm giữa khu vực đông bằng và miền
núi, mang những đặc điểm chung của của khí hậu miền trung di Bắc Bộ,
thuộc khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Về mùa đông ở nhiều vùng trong
huyện thường có sương mù, sương muối và sáng sớm thường hanh khô, lượng
mưa thấp chỉ chiếm khoảng 15 – 20% lượng mưa cả năm. Gió mùa Đông
Nam bắt đầu thổi từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, tạo ra sự mát mẻ trên
nhiều địa bàn, thuận tiện cho việc trồng trọt và canh tác.
Sông ngòi: Chế độ thủy văn của Tam Nông tương đối phong phú nhờ
có 3 con sông, hàng chục con ngòi và một số đầm hồ lớn. Sông Hồng chảy
vào địa bàn huyện bắt đầu từ xã Tứ Mỹ rồi nhập vào sông Đà ở xã Hồng Đà
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo thành một cánh cung trên 32km. Mức
nước và tốc độ dòng chảy thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Chiều sâu các con sông
mùa cạn từ 2 – 3m, mùa lũ từ 10 - 15m, do đó thuyền, bè có thể đi lại trên
sông quanh năm. Hàng năm, sau mùa mưa lũ nước rút đi để lại trên đồng
ruộng một lớp đất phù sa màu mỡ dày từ 10 – 15cm rất thích hợp với việc
trồng cây lương thực và cây hoa màu. Ngoài hai con sông trên, huyện Tam
Nông còn được thiên nhiên ban tặng con sông Bứa bắt nguồn từ Sơn La. Con
sông này nằm gần như hoàn toàn trong tỉnh Phú Thọ, chảy qua 8 xã của
huyện Thanh Sơn rồi đổ vào Tam Nông. Con sông này chủ yếu cung cấp
nước tưới cho trồng trọt và giao thông vận chuyển hàng hóa.
Giao thông vận tải, huyện Tam Nông có nhiều quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua
như quốc lộ chạy qua như đường quốc lộ 32A chạy theo hướng Đông Nam –
Tây Bắc, đoạn từ Hồng Đà đến Tề Lễ dài 25km. Đường quốc lộ 32C, đoạn từ
ngã tư Cổ Tiết đi Tứ Mỹ dài 9km. Hệ thống đường tỉnh lộ chạy qua địa bàn
huyện có đường 316, đường 315 ( từ Cổ Tiết đi phà Ngọc Tháp) dài 14km,
11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn An, Đăng Khắc Lợi (2006), Hỏi đáp về xây dựng làng văn hóa,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
2. Phạm Văn An (2011), Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng đời
sống văn hóa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật. Tập 208, (số 10), trang 8-10.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1998), Chỉ thị về việc thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, số 27-CT/TW ngày 12-1-1998.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998), Về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, số 03NQ/TW ngày 16-7-1998.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004), Về xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, số 30 - KL/TW ngày
20-7-2004.
6. Ban Chấp hành Trung ương (2005), Chỉ thị “Về xây dựng gia đình thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Số 49-CT/TW ngày 21-02-2005.
7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Thông báo “Kết luận của Ban bí
thư về tình hình lễ hội, tâm linh, ngoại cảm”, số 83-TB/TW ngày 27-6-2007.
8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Kết luận của Bộ chính trị ( khóa
X) “ Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12-1-1998 của
Bộ chính trị( khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ cưới, việc
tang, lễ hội” số 51-KL/TW ngày 22-7-2009.
9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo (2009), Hướng dẫn
“Về thực hiện Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Về tiếp
12


tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12-01-1998 của Bộ Chính trị (khóa
VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”, Số
83-HD/BTGTW ngày 10-8-2009.

10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2006), Nghị quyết số 08-NQ/TU,
Phổ cập bậc trung học giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015.
11. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ (2012), Lịch sử
Đảng bộ huyện Tam Nông 1947 – 2012, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Ban chỉ đạo Trung ương phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa (2005), Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa, Nxb Hà Nội.
13. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2004), Xây dựng môi trường văn hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Hà Nội.
14. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (1998), Nghị quyết số 05-NQ/TU, Đào
tạo nguồn nhân lực đến năm 2010.
15. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (1999), Nghị quyết số 12-NQ/TU, Tiếp
tục thực hiện cuộc vận đông “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới
khu dân cư”.
16. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TU, Tiếp
tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2001-2005.
17. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (2009), Nghị quyết số 26-NQ/TU, Tiếp tục
đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2009 - 2015.
18. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai; vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Bộ văn hóa - thông tin, cục văn hóa - thông tin cơ sở (1997), Sổ tay công
tác văn hóa thông tin, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

13


20. Bộ văn hóa - thông tin, cục văn hóa - thông tin cơ sở (1998), Hỏi đáp về
xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tổ chức và
quản lý lễ hội truyền thống, Nxb Chính trị quôc gia, Hà Nội.
21. Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (2010), Chỉ thị “Về việc tăng cường công
tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tai di tích”, số 16/CTBVHTTDL, ngày 3-2-1010.

22. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Chỉ thị “Về việc tăng cường tổ
chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em tại các cơ sở, văn
hóa, thể thao, du lich”, số 129/CT-BVHTTDL, ngày 22-6-2010.
23. Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (2011), Thông tư “Quy định về việc thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”, số 02/2011/TTBVHTTDL, ngày 21-01-2011.
24. Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch ( 2011), Thông tư “Quy định chi tiết về tiêu
chuẩn, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa,
Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn
hóa và tương đương”, số 12/2011/TT-BVHTTDL, ngày 10-10-2011.
25. Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (2011), Thông tư “Quy định chi tiết về tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhân xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn
mới”, số 17/2011/TT-BVHTTDL, ngày 2-12-2011.
26. Bộ Văn hóa, Thể Thao, Du lịch (2012), Thông tư “Quy định chi tiết tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận Cơ quan đạt chuẩn văn hóa, Đơn
vị đạt chuẩn văn hóa, Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, số 01/2012/TTBVHTTDL, ngày 18-1-2012.
27. Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (2012), Chỉ thị “Về việc tăng cường công
tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động văn
hóa lễ hội”, số 265/CT-BVHTTDL, ngày 18-12-2012.
28. Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch (2013), Thông tư “Quy định chi tiết tiêu
chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận Phường đạt chuẩn văn minh đô
14


thị, Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”, số 02/2013/TT-BVHTTDL, ngày
24-1-2013.
29. Bộ Y tế (2004), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế “Về việc ban hành quy
chế chứng nhận danh hiệu Gia đình sức khỏe, Làng sức khỏe, Khu phố sức
khỏe và Khu dân cư sức khỏe”, số 635/2004/QĐ-BYT, ngày 11-5-2004.
30. Bộ Y tế (2009), Thông tư “Hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng
và hỏa táng”, số 02/2009/TT-BYT, ngày 26-5-2009.

31. Minh Châu (2006), Cẩm nang công tác mặt trận, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội
32. Chính Phủ (1998), Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “Về việc thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”, số14/1998/CT-TTg,
ngày 28-3-1998.
33. Chính phủ (1998), Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ “Về việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cum dân cư”, số
24/1998/CT-TTg, ngày 19-6-1998.
34. Chính Phủ (2009), Nghị định “Về ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh
doanh dịch vụ văn hóa công cộng”, số 103/2009/NĐ-CP, ngày 6-12-2009.
35. Chính Phủ (2013), Nghị định “Quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi
thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi
lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài”, số 145/2013/NĐ-CP ngày
29-10-2013.
36. Chính Phủ (2013), Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo”, số 158/2013/NĐ-CP, ngày
12-11-2013.
37. Nguyễn Viết Chức (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời
sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, Viện văn hóa và Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội.

15


38. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức và quản lý
nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong
lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Đinh Xuân Dũng (2005), Xây dựng làng văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ thời
kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Phạm Đức Duy (2010), Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
từ 1930 đến nay, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 43, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 50, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 51, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 53, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội
nhập ( Đại hội VI, VII, VIII, IX, X), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận
- thực tiễn 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Tấn Đắc (2003), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Nguyễn Khoa Điềm (2005), Bàn về văn hóa Đảng và xây dựng văn hóa
trong Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và xây
dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
16


52. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 1
53. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4
54. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5
55. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 6
56. Đỗ Huy (2002), Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong

thế kỷ XX, Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội.
57. Huyện ủy Tam Nông (2000), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu
Đảng bộ huyện lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2000 - 2005).
58. Huyện ủy Tam Nông (2000), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu
Đảng bộ huyện lần thứ XXVII (nhiệm kỳ 2005 - 2010).
59. Huyện ủy Tam Nông (2000), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu
Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015).
60. Huyện ủy Tam Nông (2005), Báo cáo công tác văn hóa nhiệm kỳ (2000 -2005).
61. Huyện ủy Tam Nông (2006), Báo cáo tổng kết công tác văn hóa nhiệm kỳ
(2006 - 2010).
62. Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ - Sở Thể dục thể thao Phú Thọ, Ban chỉ
đạo phong trào đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân viên chức, lao
động tỉnh (2007). Thông báo “Kết quả họp Ban chỉ đạo phong trào xây
dựng đời sống văn hóa trong công nhân viên chức, lao động tỉnh Phú
Thọ”, số 21/TB-BCĐ, ngày 15-6-2007.
63. Trường Lưu (1999), Văn hóa một số vấn đề lý luận, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
64. Phạm Xuân Nam (1998), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
65. Tô Ngọc Thanh (1997), Văn hóa nông thôn và vấn đề gia đình văn hóa làng văn hóa, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, tập 161, số 11, tr. 39-41.
66. Tô Văn Thành (1998), Xây dựng gia đình văn hóa trong bối cảnh lối sống
đô thị, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Tập 169, số 07, tr 73-74.
17


67. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định “Ban hành quy chế thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”, số 308/2005/QĐTTg, ngày 25-11-2005.
68. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định “Ban hành quy chế văn hóa
công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước”, số 129/2007/QĐ-TTg,
ngày 02-8-2007.

69. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định “Về việc ban hành bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới”, số 491/QĐ-TTg, ngày 16-4-2009.
70. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định “Về việc phê duyệt chiến lược
phát triển văn hóa đến năm 2020”, số 518/QĐ-TTg, ngày 6-5-2009.
71. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định “Phê duyệt Chương trình thực
hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn
2011 - 2015, định hướng đến 2020”, số 1610/QĐ-TTg, ngày 16-9-2011.
72. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, số 629/QĐ-TTg,
ngày 29-5-2012.
73. Thủ trướng Chính phủ (2013), Quyết định “Phê duyệt quy hoạch tổng phát
triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020,
định hướng đến 2030”, số 2164/QĐ-TTg, ngày 11-11-2013.
74. Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Báo cáo thực hiện cuộc vận động “
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Tam Nông (20002005).
75. Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa (2000), “Quy chế hoạt động của Ban chỉ
đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, số 581/QC-BCĐ,
ngày 25-12-2000.

18


×