Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho hoa tulip hà lan tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.3 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THANH THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO HOA TULIP HÀ LAN
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO THANH THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO HOA TULIP HÀ LAN
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. ĐÀO THANH VÂN


2. TS. NGUYỄN TUẤN ĐIỆP

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đào Thanh Thùy Linh


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận
được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS.TS Đào Thanh Vân
và thầy giáo: TS. Nguyễn Tuấn Điệp những người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt

quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đào Thanh Thùy Linh


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu ............................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu.............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể.......................................................... 3
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng.................. 5
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống.................................................... 7
1.2. Giới thiệu chung về cây hoa tulip ..................................................................... 9
1.2.1. Nguồn gốc ...................................................................................................... 9
1.2.2. Phân loại ....................................................................................................... 10
1.2.3. Đặc điểm thực vật học.................................................................................. 13
1.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh ...................................................................................... 12

1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam ........................ 13
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới ........................................... 13
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam ........................................... 16
1.3.3. Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa tulip trên thế giới và ở Việt Nam .. 21
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới và Việt Nam ............................. 22
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới................................................ 22
1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa tulip ở Việt Nam ................................................ 23
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 26
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 26


iv

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 26
2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 28
2.4.1.Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 28
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 30
2.4.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa tulip trong các thí nghiệm ........................ 32
2.5. Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 33
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ........................................... 33
3.2. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa
của một số giống hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên ............................................. 34
3.2.1. Đặc điểm hình thái của các giống hoa tulip thí nghiệm ............................... 35
3.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa
của các giống hoa tulip Hà Lan trồng tại Thái Nguyên ......................................... 36

3.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng
phát triển và chất lượng của giống hoa tulip Lilabella........................................... 46
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sinh trưởng
phát triển và chất lượng của giống hoa tulip Lilabella........................................... 46
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích đến
sinh trưởng phát triển và chất lượng của giống hoa tulip Lilabella ....................... 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 65
1. Kết luận .............................................................................................................. 65
2. Đề nghị ............................................................................................................... 65


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đào Thanh Thùy Linh


vi

Bảng 3.13: Mức độ nhiễm bệnh của giống tulip Lilabella ............................. 55
ở các nền giá thể khác nhau ............................................................................ 55
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của các loại giá thể khác nhau .......................... 55
cho giống hoa tulip Lilabella Hà Lan tại Thái Nguyên .................................. 55

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ................................ 56
đến các thời kỳ sinh trưởng của của giống hoa tulip Lilabella ....................... 56
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây và số lá của giống hoa tulip Lilabella ........................... 58
Bảng: 3.17: Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ............................... 60
đến khả năng sinh trưởng của giống hoa tulip Lilabella ................................. 60
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích đến tỷ lệ ................. 62
hoa hữu hiệu và chất lượng cho giống hoa tulip Lilabella.............................. 62
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích...................................... 64
đến mức độ bệnh hại của giống tulip Lilabella ............................................... 64
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của một số chế phẩm kích thích ....................... 64
sinh trưởng cho giống hoa tulip Lilabella ....................................................... 64


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC

: Chiều cao

CCC

: Chiều cao cây

CD

: Chiều dài


CT

: Công thức

CV%

: Hệ số biến động

Đ/C

: Đối chứng

ĐK

: Đường kính

LL

: Giống Lilabella

LSD5%

: Sự sai khác ở mức nhỏ nhất 0,05

MB

: Giống Mary bell

P


: Xác suất

SD

: Giống Seadov

SG

: Giống Strong Gold

T0

: Nhiệt độ


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hoa là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa những gì tinh túy nhất của thiên nhiên
ban tặng cho con người. Hoa đem lại giá trị tinh thần và cảm xúc thẩm mỹ cao quý.
Đã từ lâu hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Cùng với sự phát
triển của xã hội thì nhu cầu về hoa ngày càng cao. Ngày nay hầu hết mọi người trên
thế giới đều biết đến hoa như món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Hoa
tulip là một trong những loại hoa có giá trị cao với vẻ đẹp sang trọng, màu sắc phong
phú, đã tạo ra những ấn tượng mới mẻ, độc đáo cho người chơi hoa ở Việt Nam.
Hoa tulip hay còn gọi là hoa Uất Kim Cương thuộc chi Tulipa. Hoa có thể
sống ở vùng ôn đới và đặc biệt thích nghi với khí hậu và thời tiết Bắc Bộ. Du nhập
vào Việt Nam từ những năm gần đây, tuy nhu cầu thị trường cao và giá trị kinh tế lớn
nhưng đến nay số lượng hoa tulip trên thị trường không đáng kể. Ngoài một số khu vực

có khí hậu mát mẻ và tập trung sản xuất hoa theo công nghệ cao như Đà Lạt, Mộc
Châu thì hầu như tulip chưa xuất hiện nhiều. Vài năm gần đây hoa tulip đã được trồng
tại Thái Nguyên vào dịp tết Nguyên Đán nhưng chủng loại hoa chưa đa dạng và chất
lượng hoa còn kém. Việc trồng hoa tulip tại Thái Nguyên còn rất hạn chế là do thiếu
hiểu biết về giống, không lựa chọn được những giống tulip phù hợp và do chưa nắm
vững kĩ thuật trong quy trình trồng, chăm sóc hoa tulip mà đặc biệt là kĩ thuật xử lý củ
giống, phân bón; chưa chọn loại giá thể phù hơp cho tulip nên dẫn đến sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng hoa tulip không cao.
Để lựa chọn được các giống hoa tulip có chất lượng cao, phù hợp với điều
kiện sinh thái của địa phương, đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của người tiêu
dùng, đồng thời xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, chúng tôi đã tiến hành thực hiện để tài:
“Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật
cho hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên”


2

2. Mục tiêu và yêu cầu
2.1. Mục tiêu
- Lựa chọn được giống hoa tulip có năng suất cao, chất lượng tốt và thích
nghi với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất, chất
lượng cho giống hoa tulip Lilabella làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất hoa
tulip tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa tulip Hà
Lan nhằm tìm ra giống phù hợp với điều kiện Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển và
chất lượng hoa cho giống hoa tulip Lilabella Hà Lan tại Thái Nguyên.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích đến sự sinh trưởng và
phát triển và chất lượng hoa của các giống hoa tulip Lilabella Hà Lan tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp số liệu khoa học có giá trị về đặc điểm sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng các giống hoa tulip Hà Lan tại Thái Nguyên
- Là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật trồng đến
sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa tulip Lilabella Hà Lan tại Thái Nguyên.
- Là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu hoa nói chung và hoa
tulip nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Bổ sung một số giống hoa mới vào cơ cấu chủng loại hoa phục vụ sản xuất
hoa tại Thái Nguyên.
- Là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cho giống
hoa tulip


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể
Giá thể là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí. Khả
năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng
trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa
được nhiều nước và oxi. Ngược lại sỏi thô tạo ra những khoảng trống khá lớn, nhiều
không khí nhưng mất nước nhanh T.G.Berke (1997)[24]. Giá thể có những đặc
điểm giữ nước cũng như thoáng khí, có pH trung tính và có khả năng ổn định pH,
thấm nước dễ dàng, bền và có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy ngoài môi

trường, nhẹ và rẻ rất thông dụng. Giá thể thì có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun,
mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đá trân châu,… có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại
để tận dụng ưu điểm từng loại. Vì vậy, trồng cây trong giá thể, dinh dưỡng được
cung cấp cho cây thông qua phân bón trộn trong giá thể và bón thúc. Giá thể được
để trong những khay chậu. Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao
quanh bộ rễ của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối
với cây trồng. Giá thể được sử dụng hiện nay gồm: Than củi, gạch nung, rêu, xơ
dừa, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ, trấu hun, sỏi, đất, bã nấm....,
* Mùn xơ dừa: là giá thể tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao,
không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy
nhiên cũng có nhược điểm thoát nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ bị sâu bệnh.
* Trấu hun: rẻ, dễ làm, thoát nước, nhẹ dễ vận chuyển, cung cấp chất
khoáng, làm cứng cây. Tuy nhiên không có chất hữu cơ, kém dinh dưỡng, hấp thụ
nhiệt mạnh nên chỉ dùng cho giâm cây bằng hom và trồng cây giai đoạn đầu.
Đất không phải là môi trường tốt cho cây con, cho thêm cát hoặc cát + than
bùn sẽ tạo ra một hỗn hợp rất tốt. Nhiều nơi đã và đang phát triển những hỗn hợp
đặc biệt mà có thể được sử dụng. Những hỗn hợp này không sử dụng đất ruộng khi


4

đất ruộng bị ô nhiễm do sâu bệnh và do hoá chất. Sự khác nhau của môi trường
nhân tạo được thể hiện như sau:
Bunt (1965) [16] sử dụng hỗn hợp cho gieo hạt (theo thể tích 1 than bùn rêu
nước + 1 cát +2,4kg/m 3 đá vôi nghiền và hỗn hợp trồng cây 3 than bùn rêu nước + 1
cát + 1,8kg/m3 đá vôi nghiền đều cho thấy cây con mập và khoẻ.
Masstallerz (1977) [19] cho biết ở Mỹ đưa ra công thức phối trộn (tính theo
thể tích) thành phần hỗn hợp bầu bao gồm sét và mùn cát sét và mùn cát có tỷ lệ
1:2:2; 1:1:1 hay 1:2:0 đều cho hiệu quả.
Trung Tâm Nghiên cứu phát triển rau châu Á (AVRDC)(1992) [17] khuyến cáo

việc sử dụng rêu than bùn hoặc chất khoáng được coi như môi trường tốt cho cây con.
Theo Northen (1974) [22] cho rằng, việc cấy cây phong lan con lấy ra từ ống
nghiệm nên dùng 3 phần vỏ cây thông xay nhuyễn + 1 phần cát hoặc 8 phần Osmida
xay nhuyễn + 1 phần than vụn. Giá thể này cho tỷ lệ sống của cây lan con cao và cây
sinh trưởng phát triển tốt. Có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần của giá thể
ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng. Tuỳ từng loại cây khác nhau mà giá thể có thành
phần khác nhau.Tác giả Phạm Thị Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997) [14] cho biết nền
đất + phân hữu cơ + cát đen tỷ lệ là 1:1:1 có phủ một lớp cát đen 2 cm lên trên là tốt
nhất khi đưa chuối nuôi cấy mô ra vườn ươm. Đối với cây con được gieo từ hạt khả
năng thích ứng với môi trường là cao hơn với cấy In vitro nhưng thời kỳ cây con ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển năng suất của cây sau này. Vì vậy, việc xác định giá
thể và hàm lượng chất khoáng cho cây con trong bầu cũng rất quan trọng.Tác giả Trần
Khắc Thi (1980) [13] cho biết để trồng cây dựa trên diện tích dành cho cây vụ Đông,
dùng bầu đất để gieo cây con với thành phần vật liệu gồm: 60% mùn trấu hoặc rơm đã
mục + 20% bùn + 15% phân bắc mục và 5% cát (Tỷ lệ 3: 1: 0,75: 0,25). Có thể trộn
thêm phân hoá học với số lượng 1m3 hỗn hợp rắc 0,5kg đạm Sulfat và lân +1,5kg Kali.
Kết quả cho thấy gieo bầu đảm bảo mật độ cây (do tỷ lệ cây sống cao); chất lượng cây
con tốt hơn, tranh thủ được thời gian gieo sớm hơn từ 10-20 ngày; mỗi ha tiết kiệm
được 120 - 150 công giảm nhẹ công gieo và tưới nước.


5

1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng
* Tình hình nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng trong sản xuất hoa
Các chất điều tiết sinh trưởng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá
trình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động sinh lý của cây trồng. Căn cứ vào hoạt
tính sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng, các nhà khoa học đã phân thành 2
nhóm chất là các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Các
chất kích thích sinh trưởng như GA3, IAA, IBA… có tác dụng kéo dài chiều cao

cây, kéo dài chiều dài cành hoa, tăng số cành nhánh, tăng kích thước hoa. Các chất
ức chế sinh trưởng như CCC, B9, MH … có tác dụng giảm chiều cao cây nhưng
làm tăng đường kính thân. Vì vậy, chất điều tiết sinh trưởng thực vật ngày càng
được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất hoa
nói riêng.
Khi nghiên cứu tác dụng của axit gibberellic (GA3) và malein hydrazyt (MH)
sau khi trồng 30 và 60 ngày đến sự phát triển hoa và năng suất của hoa cúc được trồng
trong điều kiện nhà lưới, S.R.Dalal và cs (2009)[23] đã cho thấy GA3 ở nồng độ 200
ppm làm tăng chiều cao cây tối đa, thúc đẩy nhanh sự ra hoa, tăng đường kính của hoa,
chiều dài của cuống hoa và năng suất giống hoa cúc thí nghiệm. Phun MH ở nồng độ
750 ppm làm tăng số nhánh trên cây và đường kính bông hoa.
Prohexadione calcium (Pro - Ca) là chất có tác dụng ức chế quá trình sinh
tổng hợp gibberallin làm giảm chiều dài tế bào của đốt thân, chiều cao cây, chậm
quá trình sinh trưởng của cây và được sử dụng cho cây trồng chậu, trồng thảm…
Yoon Ha Kim và cs (2010) [28] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
prohexadione calcium (Pro - Ca) và daminozide (B9) đến sự sinh trưởng, phát triển
của giống cúc (MorifoliumR. cv Monalisa White) 3 tuần tuổi, phun 3 lần (mỗi lần
cách nhau 7 ngày). Kết quả cho thấy ở nồng độ 400 ppm Pro - Ca làm giảm nhiều
chiều cao cây 30,7%, tăng đường kính thân cây, khối lượng cây và số lượng hoa
không bị ảnh hưởng. Việc sử dụng các loại chế phẩm và chất kích thích sinh trưởng
như Spray - N Grow 1%, atonik 0,5%, GA3 50ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự
sinh trưởng của cây trồng. Trong đó GA3 có tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng


6

sinh dưỡng làm tăng chiều dài cây và rút ngắn thời gian nở hoa còn Spray - N Grow và atonik tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dục nâng cao tỷ lệ nở
hoa và kéo dài độ bền hoa cắt và 2 loại thuốc Spray - N - Grow 1% và GA3 100ppm
cũng có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông làm
tăng tỷ lệ nở hoa đặc biệt là chiều cao cây mang lại hiệu quả kinh tế cao (Đặng Văn

Đông , 2000) [2].
*Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa
Với nghề trồng hoa sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có nhiều thuận lợi là:
- Hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó các ảnh hưởng độc
hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến con người và vật nuôi.
- Ở nồng độ rất thấp các chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng đối
với cây trồng nói chung và với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong đất, nước là
không đáng kể.
- Tác dụng cảu chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa nhanh, rỗ rệt.
- Các chất điều tiết sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực vật
học của hoa như: Thay đổi chiều cao cây, mùa sắc lá, thời gian sinh trưởng, sự ra
hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa. Những chất có tác dụng kích thích sinh trưởng
của cây gọi là chất kích thích sinh trưởng như: auxin, gibberellin, xytokinin...
Những chất có tác dụng kìm hãm các quá trình sinh trưởng của cây gọi là chất kìm
hãm sinh trưởng như: axit abxixic, etylen…
*Một số ứng dụng của chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa
- Xúc tiến sự nảy mầm của củ giống và hạt giống: sự ngủ nghỉ của hạt và củ
giống được quyết định bởi cân bằng ABA/GA3. Do đó có thể thay đổi cân bằng này
có lợi cho sự nảy mầm bằng cách giảm ABA hoặc tăng GA3. Với nhiều hạt giống và
củ giống hoa - cây cảnh thì việc xử lý GA3 2-5ppm có tác dụng xúc tiến nảy mầm tốt
(cẩm chướng, violet, tô liên, lay ơn…)
- Xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong nhân
giống vô tính. Có rất nhiều loại hoa được nhân giống theo con đường vô tính: cúc,
thược dược, cẩm chướng, hồng, đào… Hàm lượng auxin trong cành chiết, cành


7

giâm khá thấp không đủ để gây ra sự phân hóa rễ bất định. Do đó người ta phải xử
lý auxin ngoại sinh cho cành chiết, cành giâm để làm nhanh sự ra rễ.

Nồng độ auxin ( IBA hoặc NAA) cụ thể với một số hoa như sau (ppm): cúc
1.000; thược dược 500; đào 3.000; hồng 2.000; hoa giấy 2.000.
- Điều khiển sự ra hoa: sự ra hoa của cây trồng nói chung và cây hoa nói
riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, tương quan sinh trưởng,
phát triển, hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng… xét cho cùng thì các ảnh
hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: Ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ không khí đều
ảnh hưởng đến các vật chất xúc tiến ra hoa của cây. Trong đó các phytohoocmon
đóng vai trò rất quan trọng. GA3 và chất đối kháng với GA3 là CCC được sử dụng
rộng rãi để xúc tiến sự ra hoa.
Xử lý hoa layơn với GA3 100ppm trước khi trồng, sau đó định kỳ 30 ngày
một lần phun GA3 100ppm cho hoa nở sớm hơn, bông dài và bền hơn. Layơn là một
trong rất ít cây mà chiều cao cây được kích thích khi sử dụng CCC. Phun CCC nồng
độ 8000 ppm 03 lần. Lần thứ nhất xử lý ngay sau khi mọc, lần thứ 2 sau 4 tuần, lần
thứ 3 cách 3 tuần sau lần thứ 2, tức khoảng 25 ngày trước khi ra hoa. Kết quả là hoa
tự kéo dài, số lượng hoa trên một ngồng hoa nhiều hơn.
Hoa trà nếu được xử lý CCC có thể ra hoa sau 1 năm giâm cành. Trong khi
đó hoa trà không được xử lý phải 3 – 4 năm sau mới có hoa.
- Điều khiển sinh trưởng của cây
Làm tăng chiều cao và sinh khối của toàn cây: GA3 10 – 15 ppm làm tăng
chiều dài cành hoa, do đó nâng cao được chất lượng hoa cắt ở hầu hết các loài hoa
Ví dụ: + NAA 500 ppm thúc đẩy sự phân nhánh của nhài, thược dược.
- Làm ngắn thân của một số loài hoa đặc biệt là hoa trồng chậu CCC 0,25 – 1
% có tác dụng ức chế chiều cao của một số loài (hồng, cẩm chướng, cúc, lily...)
- Ức chế sự hình thành chồi bên ở hoa cúc, cẩm chướng.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống
Cây hoa Tulip mới được phát triển ở nước ta những năm gần đây, giống
Tulip đưa vào sản xuất chủ yếu được nhập nội từ Hà Lan. Hiện nay tại Việt Nam


ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận
được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo: PGS.TS Đào Thanh Vân
và thầy giáo: TS. Nguyễn Tuấn Điệp những người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đào Thanh Thùy Linh


9

Nguyễn Mạnh Toàn 2013 [11] nghiên cứu về 4 giông hoa tulip: Ile France, Strong
Gold, DHI Set Chrismas, Leen Vanderrmark đã có kết luận các giống tulip thí
nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện vùng Thái
Nguyên. Tỷ lệ sống cao từ 96,6 – 98,3%, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt. Trong đó, giống Leen Vandermark được đánh giá là
có hiệu quả kinh tế cao và triển vọng hơn, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo Lê Thị Phượng (2011) [9], khi nghiên cứu về một số giống hoa tulip ở
Mộc Châu đã chỉ ra giống Strong Gold được đánh giá là giống có triển vọng: bông

hoa to dài cân đối, trục hoa cứng và thẳng, hoa có mùi thơm nhẹ, độ đồng đều cao,
ra nụ và báo màu tập trung, hình dáng cây đẹp, tán gọn, ít sâu bệnh, màu sắc hoa
đẹp được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng
Như vậy, việc nghiên cứu các giống tulip ở Việt Nam đã từng bước phát
triển và chỉ ra được các giống thích nghi với điều kiện của vùng những kết quả đó
là cơ sở tiền đề cho việc nghiên cứu và sản xuất hoa tulip ở nước ta.
1.2. Giới thiệu chung về cây hoa tulip
1.2.1. Nguồn gốc
Hoa tulip xuất xứ là một loài hoa dại, mọc ở Trung Á, lần đầu tiên được
trồng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 1000 sau công nguyên. Các trung tâm phát
sinh của loài hoa này nằm ở dãy Thiên Sơn và dãy Pamir gần Islanabad ngày nay,
vùng gần giữa Nga và Trung Quốc. Chính từ khu vực này, loài hoa tulip đã phát
triển rộng về phía Tây và phía Tây Bắc, về phía Đông và sang tận Trung Quốc và
Mông Cổ. Vùng đất thứ hai của tulip được hình thành là vùng Azerbaijan và
Armenia. Từ những khu vực này, loài hoa tulip lại tiếp tục phát triển mạnh sang
những vùng lân cận, trong đó có vùng đất bao la của châu Âu. Sau đó loài hoa này
được Carolus – Clusius một nhà sinh vật học nổi tiếng của Áo, được công nhận là
người đã có công đem tulip du nhập vào Hà Lan những năm 1593. Ông làm được
điều này nhờ vào sự giúp đỡ của một người bạn Flemish De Busbecq. Trong thời
gian làm sứ giả, Flemish De Busbecq đã từng bị lôi cuốn bởi một loài hoa đẹp được
trồng trong các vườn hoa cung điện - tulip (hay là hoa Uất Kim Cương). Chính ông


10

đã gửi một ít củ giống hoa về cho Clusius để trồng chúng tại vườn hoa Leiden.
Những năm 1936 - 1937 tulip bắt đầu nổi tiếng. Nhiều loại tulip đắt giá, một vườn
hoa đắt ngang một căn nhà ở Amsterdam. Tulip nổi tiếng bởi màu sắc tươi sáng.
Ngày nay, chúng ta vẫn tìm thấy loài hoa này mọc tự nhiên rất nhiều nơi trên các
quốc gia Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý. Tại Hà Lan hoa tulip vẫn đang rất

thịnh hành, là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị của Hà Lan, 75% hoa tulip trồng ở
Hà Lan dành cho xuất khẩu (Nguồn: en.wikipedia.org, 2014) [32].
1.2.2. Phân loại
Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978)[1], hoa tulip thuộc chi Tulipa, họ
hành (Alliaceae), bộ hành (Liliales), phân lớp hành (Liliidae), lớp một lá mầm
(Monocotyledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermatophyta). Chi Tulipa có
khoảng 109 loài hoa tulip khác nhau. Hầu hết các giống hoa tulip hiện nay có nguồn
gốc từ Tulipa gesneriana.
1.2.3. Đặc điểm thực vật học
Theo Đặng Văn Đông và cs (2009)[3], các đặc điểm thực vật chung của tulip
như sau:
- Thân củ: củ tulip được coi là mầm dinh dưỡng lớn của cây. Một củ già bao
gồm đế củ có lớp vỏ cứng màu nâu, trục thân sơ cấp, thứ cấp và đỉnh sinh trưởng.
Củ to hay nhỏ được đo bằng kích thước và khối lượng củ. Độ lớn của củ tương
quan với độ lớn của hoa.
- Rễ: được sinh ra từ gốc của củ, có nhiều nhánh, nằm ở dưới mặt đất có tác
dụng giữ cho cây bám vào đất, hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Rễ được trồng trong đất hoặc
trong chất nền khác sẽ sinh ra rễ bên hút nước và dinh dưỡng cho cây. Củ thương
phẩm cần được bảo vệ tốt bộ rễ. Bộ rễ tốt hay xấu quyết định bởi các khâu thu
hoạch, đóng gói, bảo quản lạnh. Rễ có thể mọc mới sau khi trồng.
- Thân trục: được tạo thành do mầm dinh dưỡng co ngắn lại, trục thân thẳng
có chiều cao từ 10 - 70 cm khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây


11

quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá phần lớn do đặc điểm di truyền của giống
quyết định.
- Lá: hoa tulip thông thường có từ 2 – 4 lá, phần lớn trên trục thân có lá, rất ít

loại không có lá. Có nhiều dạng khác nhau: hình thuôn dài, tròn dài…. lá không có
cuống xếp thành vòng xoắn kích thước phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc,
lá giòn, dễ gẫy, màu xanh nhạt hoặc xanh đậm phụ thuộc vào giống. Chiều rộng lá 5
– 8cm, chiều dài lá 20 – 25cm.
- Hoa: hoa có cuống thường có một hoa trên cây. Hoa có nhiều màu sắc khác
nhau như màu kem, màu xanh, cam viền, trắng, hồng, vằng, tím, tía nhạt, đỏ
thẫm… nhiều hình dạng đẹp mắt: Hình chuông, tháp, lục lăng, hình kim, hình
chén… hoa không có lá bắc, có từ 6 – 7 cánh chia làm hai hàng trong ngoài, có loại
có hương thơm nhẹ, có loại không có 6 nhị màu đen hoặc màu vàng sáng nhạt ngắn
hơn cánh, nhụy màu vàng nhạt có 3 thuỳ, mỗi thuỳ có 2 hàng hạt.
- Quả: quả tulip thuộc loại quả nang bên trong có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hàng
hạt. Hạt dẹt xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc hình trụ.
* Đặc điểm sinh trưởng
- Đặc điểm sinh trưởng tự nhiên: quá trình sinh trưởng tự nhiên của chi tulip
có thể phân chia làm các giai đoạn sau:
+ Từ khi trồng đến nảy mầm: lá bắt đầu sinh trưởng, giai đoạn này hoàn toàn
dựa vào dinh dưỡng trong củ.
+ Từ khi nảy mầm đến hết sinh trưởng: giai đoạn này lá sinh trưởng mạnh,
sản phẩm quang hợp được vận chuyển xuống thân.
+ Từ khi ra hoa đến khi tàn hoa: khối lượng chất khô ở tất cả các bộ phận của
cây đều tăng nhanh, đặc biệt là ở củ.
+ Từ khi hoa tàn đến khi thu hoạch củ: lúc này cây ngừng sinh trưởng chỉ có
củ tiếp tục quá trình tích luỹ dinh dưỡng để phát triển hoàn thiện về dinh dưỡng
trong củ để ra hoa ở vụ sau.
- Đặc điểm phát dục
Giai đoạn phát dục của hoa tulip gồm: phát triển trục thân ra nụ, ra hoa, kết
hạt, chết. Củ vùi trong đất 70 – 80 ngày mới nảy mầm, để củ có hoa thì củ phải trải


12


qua mùa đông lạnh (0-100C). Nếu củ giống được đem xử lý lạnh (phá ngủ) thì sau
khoảng 7-15 ngày đã mọc mầm tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết sau khi trồng. Xử
lý lạnh không tốt, thời gian gieo trồng gặp lạnh thì giai đoạn mọc mầm có thể kéo
dài tới 3 - 4 tuần.
Theo Hoàng Ngọc Thuận (2003)[12], thì cây hoa tulip là cây thuộc nhóm cây
dài ngày, yêu cầu thời gian chiếu sáng dài thì cây mới ra hoa, thời gian tốt từ 8 – 10
giờ/ ngày. Nếu như trồng trong điều kiện ngày ngắn thì sự tích luỹ Hyđrat cacbua
giảm, Protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm, cây không ra hoa.
Tulip xử lý lạnh ở 40C trong 12 tuần, sau khi trồng khoảng 7-15 ngày đỉnh
sinh truởng mầm rút ngắn, bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ, khi củ đã qua
xử lý lạnh thì trước khi trồng củ có thể mọc mầm và phân hóa hoa. Vì vậy, nếu
không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho sự phát dục mầm hoa. Sự ra hoa và chất lượng
hoa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện trước khi trồng nhưng tốc độ phát dục của
nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng của điều kiện sau khi trồng
1.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh
Theo Đặng Văn Đông và CS (2009) [3], yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của
chi Tulipa như sau:
- Nhiệt độ (t0C): hoa tulip chủ yếu được nhập từ vùng có vĩ độ cao (Hà Lan)
nên có tính chịu rét tốt, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát và ẩm, nhiệt độ thích hợp
ban ngày là 16 – 200C, ban đêm là 10 – 150C. Dưới 100C và trên 300C cây sinh
trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian khoảng 2 tuần đầu nhiệt độ thấp (10 – 150C) có
lợi cho sự ra rễ và phân hoá mầm hoa.
- Ánh sáng: hoa tulip ưa cường độ ánh sáng từ trung bình đến yếu. Chiếu
sáng dài ngày ảnh hưởng đến thời gian phát dục của hoa. Trong điều kiện Bắc Cạn
nếu trồng vào thời vụ Thu Đông (thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán), không cần
che ánh sáng chỉ cần che mưa, sương muối.
- Độ ẩm: đất quá ẩm hoặc quá khô đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của hoa tulip. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75 –
80%) nếu quá lớn sẽ gây thối củ và thối rễ, thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn (độ



iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu ............................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu ............................................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu.............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài .................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu giá thể.......................................................... 3
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu chất kích thích sinh trưởng.................. 5
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu giống.................................................... 7
1.2. Giới thiệu chung về cây hoa tulip ..................................................................... 9
1.2.1. Nguồn gốc ...................................................................................................... 9
1.2.2. Phân loại ....................................................................................................... 10
1.2.3. Đặc điểm thực vật học.................................................................................. 13
1.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh ...................................................................................... 12
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và Việt Nam ........................ 13
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới ........................................... 13
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam ........................................... 16
1.3.3. Tình hình sản xuất và phát triển cây hoa tulip trên thế giới và ở Việt Nam .. 21
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới và Việt Nam ............................. 22
1.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa tulip trên thế giới................................................ 22
1.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa tulip ở Việt Nam ................................................ 23

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 26
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 26


14

Xuất khẩu hoa thế giới năm 2007 đạt 17 tỷ USD, trong đó hoa và lá cảnh đạt
8,31 tỷ USD (49,1%), cây, củ và hoa cắt cành đạt 8,60 USD (50,9%). Các nước đã
phát triển của châu Âu, châu Mỹ và châu Á chiếm 90% tổng lượng hoa buôn bán
trên thế giới. Hoa hồng chiếm 70% trong ngành công nghiệp hoa cắt cành. Hà Lan
là nước liên tục chiếm ngôi đầu bảng trong xuất khẩu hoa thế giới. Năm 2007, với
doanh số đạt 8,56 tỷ USD, xuất khẩu hoa của Hà Lan chiếm 49,6% thế giới.
Colmbia là nước xuất khẩu hoa đứng hạng nhì doanh số đạt 1,12 tỷ USD chiếm
6,5%. Ấn Độ xếp hạng 16 thế giới về xuất khẩu hoa với thị phần chỉ có 0,82% (141
triệu USD) (nguồn:Bạn nhà nông, 2012) [31]
Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu hoa của một số nước trên thế giới năm 2012
TT

Nước

% thị trường

Loại hoa

1

Hà lan

64,8


Lily, hồng, layơn, đồng tiền, phăng

2

Colombia

12,0

Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

3

Israel

5,7

Phăng, hồng, đồng tiền

4

Italia

5,0

Phăng, hồng,

5

Tây Ban Nha


1,9

Phăng, hồng,

6

Thái lan

1,6

Phăng, phong lan…

7

Kenya

1,1

Phăng, hồng, đồng tiền

8

Các nước khác

7,9
(Nguồn: Nguyễn Xuân Linh. 2012)[7]

Do cây hoa mang lại lợi nhuận khá cao nên một số nước rất chú trọng đầu tư,
đặc biệt là cho công tác nghiên cứu ứng dụng những thành tựu tiên tiến nhất của các



15

ngành nghề khác có nhiều liên quan như: công nghệ sinh học, tin học, tự động hoá,
vật lý, hoá học, ngành công nghiệp làm nhà kính, nhà lưới, ngành công nghiệp sản
xuất giá thể, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh…
Kết quả là mỗi năm trên thế giới tạo ra hàng trăm chủng loại hoa và giống
hoa mới, đã xây dựng rất nhiều “nhà máy” sản xuất hoa với hàng tỷ bông hoa chất
lượng cao cung cấp cho người tiêu dùng đồng thời đã thúc đẩy rất nhiều ngành nghề
khác phát triển.Theo phân tích và dự báo của các chuyên gia kinh tế, ngành sản xuất
kinh doanh hoa trên thế giới còn tiếp tục phát triển và vẫn có tốc độ phát triển cao
(từ 12 - 15%) trong những năm tới.
Bảng 1.3: Tình hình nhập khẩu hoa của một số nước trên thế giới năm 2012

TT

Nước

% thị
trường

Loại hoa

1

Đức

36,0


Phăng, cúc, hồng, layơn, lan…

2

Mỹ

21,9

Phăng, cúc, hồng

3

Pháp

7,4

Phăng, hồng, layơn, đồng tiền

4

Anh

7,0

Phăng, cúc, hồng, layơn, đồng tiền

5

Thụy Điển


4,9

Phăng, cúc, hồng

6

Hà lan

4,0

Hồng, layơn, lan…

7

Italia

2,9

Cúc, hồng, layơn, đồng tiền

8

Các nước khác

15,9
(Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2012)[7]

Phát triển hoa cây cảnh không chỉ đóng một vài trò quan trọng là mang lại
lợi nhuận to lớn cho nền kinh tế của đất nước mà còn góp phần đáng kể trong việc



16

cải tạo môi trường sống phục vụ cho nhu cầu thiết kế, xây dựng, trang trí công cộng
và làm cho con người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu phù hợp cho nhiều loài hoa và cây cảnh phát
triển. Tính đến năm 2013, nước ta có khoảng 17.300 ha diện tích trồng hoa cây cảnh
(Nguồn: Trung tâm NC & PT hoa cây cảnh, 2014) [34]. Sản xuất hoa cho thu nhập
cao, bình quân đạt 70 - 130 triệu đồng/ha nên rất nhiều địa phương trong cả nước
đang mở rộng diện tích trồng hoa trên những vùng đất có tiềm năng
Bảng 1.4: Diện tích và giá trị sản lượng hoa cây cảnh ở Việt Nam năm 2012
Vùng

Diện tích (ha)

Giá trị sản lượng (Tr.đ)

Cả nước

9.430

482.606

Hà Nội

1642

81.729


Hải Phòng

814

12.210

Vĩnh Phúc

1.029

38.144

Hưng Yên

658

26.320

Nam Định

546

8.585

52

12.764

572


24.194

1.467

193.500

325

6.640

Lào Cai
TP. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng
Bình Thuận
Các tỉnh khác

2.325
(Nguồn: Số liệu Cục thống kê, 2012)[35]

78.520

Mặc dù diện tích trồng hoa cây cảnh nước ta tăng, nhưng việc sử dụng hoa
cắt ở nước ta chưa nhiều, bình quân 1USD/người/năm. So với các nước khác trên
thế giới như: Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan… bình quân 1 người 16,6USD/người/, trong
khi đó việc sử dụng hoa cắt cành ở nước ta còn rất ít. Tiêu thụ hoa trong nước đa
dạng về chủng loại, nhưng chất lượng hoa thấp, giá rẻ, hiệu quả kinh tế không cao;
hoa tiêu thụ tập trung vào những ngày lễ, tết, các ngày kỉ niệm… Hiện nay, Việt
Nam đã xuất khẩu một số loại hoa cắt cành như: hồng, phong lan, cúc, đồng tiền…



×