Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

báo cáo thực tập xây dựng đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.6 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau những năm học dưới mái trường cao đẳng, đã đến lúc em chuẩn bị
rời khỏi ghế nhà trường và bước vào con đường đời đầy gian truân thử thách.
Trước khi tốt nghiệp, em đã được trải qua đợt thực tập tốt nghiệp kéo dài 7
tuần tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Thái Nguyên để tích lũy
và học hỏi thêm kinh nghiệm từ thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em
chưa được học. Để hoàn thành bản báo cáo thực tập này, ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các thầy
cô giáo, giám đốc và nhân viên nơi thực tập.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy, cô giáo
trực tiếp giảng dạy của trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Thái Nguyên,
những người đã hết lòng truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập tại trường. Đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Thuỷ, là giáo viên
trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Tiếp đến, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban Giám Đốc
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Thái Nguyên cùng các cán bộ,
nhân viên trong công ty, những người đã giúp đỡ và tạo điều kiện rất nhiều
cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành bản báo cáo này. Em xin chân
thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó!
Em xin chân thành cảm ơn!
Họ tên sinh viên

Phùng Thái Hoàng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................1
2 Mục đích của đề tài.........................................................................................................1
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................................2


4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY..............................................................................3
1.1 Giới thiệu về công ty....................................................................................................3
1.1.1 Giới thiệu...............................................................................................................3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.........................................................................3
1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty............................................................................................5
1.3 Chức năng của các phòng ban......................................................................................5
1.4 Huy động tài nguyên của công ty.................................................................................7
1.4.1 Nhân lực................................................................................................................7
1.4.2 Thiết bị, máy móc thi công....................................................................................7
Chương 2 CÁC CÔNG TÁC TRONG KHẢO SÁT..............................................................9
2.1 Mục đích khảo sát.........................................................................................................9
2.2 Các tài liệu phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế......................................................9
2.3 Công tác khảo sát phục vụ lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình..........................10
2.3.1 Mục đích..............................................................................................................10
2.3.2 Công tác khảo sát tuyến.......................................................................................10
2.3.2.1 Công tác điều tra kinh tế :............................................................................11
2.3.2.2 Công tác chuẩn bị trong phòng :..................................................................11
2.3.2.3Công tác thị sát và đo đạc ngoài thực địa :....................................................12
2.3.3 Công tác khảo sát thuỷ văn :...............................................................................12
2.3.3.1Công tác khảo sát thuỷ văn tuyến đường :....................................................12
2.3.3.2Công tác khảo sát thuỷ văn đối với công trình thoát nước nhỏ:....................13
2.3.4 Công tác khảo sát địa chất công trình:................................................................14
2.3.5 Khảo sát môi trường :..........................................................................................14
2.4 Công tác khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình.............................15
2.4.1 Mục đích:.............................................................................................................15
2.4.2 Công tác khảo sát tuyến :....................................................................................15
2.4.3 Công tác khảo sát thuỷ văn:................................................................................22
2.4.4 Khảo sát địa chất công trình:...............................................................................25
2.5 Công tác khảo sát trong giai đoạn khảo sát thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật –

thi công.............................................................................................................................26
2.5.1 Công tác khảo sát tuyến:.....................................................................................26
2.5.2 Các phương pháp định tuyến ngoài thực địa:......................................................27
2.5.3 Khảo sát tuyến qua khu vực đặc biệt :.................................................................32
2.5.4 Khảo sát các công trình liên quan đến tuyến :.....................................................32
2.5.5- Khảo sát các công trình thoát nước nhỏ :...........................................................33
2.5.6 Công tác khảo sát thuỷ văn :...............................................................................34
2.5.7 Công tác khảo sát địa chất công trình:................................................................35
2.5.8 Yêu cầu và thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật:...................................................38
2.6 Công tác khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công...........................................................40
2.6.1 Công tác khảo sát tuyến:.....................................................................................40
2.6.2 Khôi phục lại tuyến trên thực địa:.......................................................................40


2.6.3 Công tác khảo sát thuỷ văn :...............................................................................41
2.6.4 Công tác khảo sát địa chất công trình:................................................................42
2.7 Công tác khảo sát và thiết kế nâng cấp đường...........................................................42
2.7.1 Khái niệm về thiết kế nâng cấp:..........................................................................42
2.7.2Công tác khảo sát tuyến :.....................................................................................43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................48

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 Cán bộ chuyên môn của công ty.............................................................................7
Bảng 1.2 Thiết bị khảo sát......................................................................................................7
Bảng 1.3 Thiết bị thí nghiệm + GS........................................................................................8
Bảng 1.4 Thiết bị khoan đo mặt đường và thiết bị phục vụ thiết kế......................................8



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuần ngành

DCCT

Địa chất công trình

DADT

Dự án đầu tư

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

KSTK

Khảo sát thiết kế

TK

Thiết kế


VLXD

Vật liệu xây dựng

GTVT

Giao thông vận tải

UBND

Uỷ ban nhân dân

SXKD

Sản xuất kinh doanh


MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, Ngành Giao Thông Vận
Tải là ngành có những đóng góp vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển
liên tục của đất nước trong những năm qua, lĩnh vực xây dựng công trình nói
riêng và lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung đã và đang được nhà nước đầu
tư phát triển mạnh và có những thành tựu đáng tự hào.
Việt Nam sau những năm đổi mới bên cạnh những thành tựu về phát
triển của kinh tế xã hội và đời sống của người dân ngày càng nân cao, nhưng
do dân số ngày càng tăng nhanh cùng với nhu cầu giao lưu văn hoá phát triển
kinh tế xã hội ngày càng cao. Do vậy việc xây dựng mới và nâng cấp cải tạo
các tuyến đường ngày càng trở nên cấp thiết, và để tuyến đường được đi vào
thi công xây dựng cũng như trong việc quản lý đầu tư dự án một cách hiệu

quả việc đầu tiên cần làm là công tác khảo sát.
Vì vậy em đã chọn đề tài đề tài nghiên cứu của đợt thực tập tốt nghiệp
lần này là ‘‘Nghiên cứu các công tác khảo sát trong khảo sát thiết kế - xây
dựng đường ô tô’’. Với mục tiêu lập ra các công tác trong khảo sát hợp lý và
chi tiết để cung cấp các tài liệu phục vụ quá trình thiết kế, lập dự án đầu tư
một cách chính xác.
2 Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là lập ra các công tác cần thiết, những công việc cần
làm, những vị trí cần khảo sát trong quá trình khảo sát.
- Nghiên cứu các công tác khảo sát.
- Xác định tính hiệu quả của việc khảo sát.
- Tổng hợp các công tác khảo sát.
- Nghiên cứu các công tác khảo sát.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động khảo sát tại công ty cổ phần tư vấn xây
dựng giao thông Thái Nguyên.

1


3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá tính cấp thiết của phương pháp TCTC
đã lập ra.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng để định hướng thiết kế cho công trình
cấp cao hơn nhằm làm cơ sở đề xuất cho các đơn vị, công ty tính toán và thiết
kế lập biện pháp thi công cho phù hợp để tiết kiệm tối đa về chi phí cho quá
trình thi công công trình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Công tác tổ chức khảo sát tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao
thông Thái Nguyên.
- Từ ngày 14/04/2014 đến 31/05/2014

- Do lĩnh vực hoạt động của công ty phong phú và đa dạng, kết hợp với
thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ đi sâu nghiên về các công tác khảo sát
trong khảo sát thiết kế và xây dựng đường tại công ty.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Giới thiệu về công ty
1.1.1 Giới thiệu
- Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Thái Nguyên.
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 13, Phường Tân Thịnh.TP.Thái Nguyên,Tỉnh
Thái Nguyên.

- Điện Thoại: 02803 746 452
- Fax: 02803 846 305

- Người đại diện công ty: Ông:Trần Văn Minh
+ Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị.
- Tài Khoản: 39010000007884 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển
Thái Nguyên.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 1703000052
ngày 01 tháng 07 năm 2003 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư cấp và đăng ký thay
đổi lần thứ 3 ngày 29 tháng 06 năm 2007do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Tiền thân của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Thái
Nguyên là đội KSTK trực thuộc công ty giao thông vận tải Bắc Thái (cũ).
+ Ngày 05/01/1978 xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông Bắc Thái được
thành lập theo quyết định số 25/UB-QĐ của UBND tỉnh Bắc Thái, thuộc công

ty giao thông vận tải Bắc Thái.
+ Ngày 28/11/1992 UBND tỉnh Bắc Thái ra quyết định số 609 UB-QĐ
thành lập doanh nghiệp nhà nước là xí nghiệp khảo sát thiết kế giao thông Bắc
Thái.
+ Ngày 04/01/1997 xí nghiệp được đổi tên thành Công ty tư vấn xây
dựng giao thông Thái Nguyên bằng quyết định số 05/QĐ-UB của UBND tỉnh
Thái Nguyên.

3


+ Ngày 20/06/2003 công ty tổ chức đại hội cổ đông sáng lập và đổi tên
thành công ty cổ phần tư vấn xây dưng giao thông Thái Nguyên, đã được
UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt phương án cổ phần tại quyết định số
1288/QĐ-UB ngày 13/06/2003 và được Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên
cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần số 1703000052 ngày
01/07/2003.
- Nghành nghề kinh doanh:
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
+ Thiết kế công trình bao gồm:giao thông đường bộ(kết cấu công trình
nền mặt đường và hệ thống cấp thoát nước), công trình dân dụng, công nghiệp
(nhà xưởng,kho, công trình kỹ thuật phụ trợ), công trình điện năng (nhà máy
điện,đường, dây tải điện, trạm biến áp), công trình cấp thoát nước, công trình
nông lâm nghiệp (trại,kho,trạm), công trình nuôi trồng thuỷ sản.
+ Lập quy hoạch tổng thể và chi tiết khu đô thị-nông thôn, quy hoạch
đường giao thông vận tải.
+ Lập dự án đầu tư, quản lý dự án, nghiên cứu tiền khả thi và lập báo cáo
nghiên cứu khả thi công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
+ Khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.

+ Lập tổng dự toán và dự toán công trình, thẩm định thiết kế, thẩm định
dự toán, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, giám sát kỹ thuật, kiểm định chất
lượng công trình,kiểm tra độ bền kết cấu các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.
+ Dịch vụ thí nghiệm vật liệu.
-Phạm vi hoạt động: Tư vấn các công trình xây dựng giao thông trên
toàn quốc.

4


1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

Đội KSTK 1
Đội KSTK 2

PHÒNG TỔNG HỢP

Đội KSTK 3

1.3 Chức năng của các phòng ban

* Chủ tịch HĐQT:
-Là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật. Trực tiếp điều hành
công ty và chịu trách nhiệm cuối cùng trước cổ đông và nhà nước.
-Đưa ra các quyết định, quy định về thực hiện quản lý mọi mặt của công ty.
* Giám đốc:
-Là người đại pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người điều
hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo Điều lệ và Nghị
quyết của đại hội đồng cổ đông.
-Tổ chức chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ, chiến lược sản xuất của
công ty. Điều hành và chịu mọi trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty
theo pháp luật.
5


* Phó giám đốc:
- Giúp việc cho giám đốc những mặt công tác được phân công. Thay
mặt cho giám đốc giải quyết những công việc khi giám đốc vắng mặt được
giám đốc uỷ quyền, phân công.
- Phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác kỹ
thuật và chỉ đạo thi công.
* Phòng tổ chức hành chính:
- Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức nhân sự, hợp đồng lao động,
chấm dứt hợp đồng lao động. Quản lý và theo dõi chế độ tiền lương, BHXH,
BHYT, khen thưởng…cho người lao động.
-Nghiên cứu đề xuất phương án sắp xếp lao động trong công ty cho phù
hợp với yêu cầu sản xuất từng thời điểm.
-Kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị quản lý sử dụng lao động theo đúng
quy định của công ty và luật lao động.
* Phòng Kế hoạch kỹ thuật:
-Tham mưu cho giám đốc mọi thông tin về quản lý kinh tế nhằm nâng

cao hiệu quả sản xuất.
-Thực hiện công tác đấu thầu và xin chỉ thầu các công trình xây dựng.
-Tìm kiếm, khai thác việc làm, cung cấp các thông tin về việc làm cho
giám đốc.
- Quản lý về đơn giá, định mức, tiền lương toàn công ty, theo dõi về xe máy.
-Thanh quyết toán các công trình với chủ đầu tư và thanh quyết toán nội bộ.
- Giám sát chất lượng công trình, kiểm tra và đề ra biện pháp thi công.
- Quản lý chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và khoa học kỹ thuật.
- Lập hồ sơ hoàn công, tổ chức nghiệm thu khối lượng nội bộ.
* Phòng kế toán tài vụ:
-Trực tiếp quan hệ với ngân hàng, kho bạc, cơ quan thuế để khai thác
vốn hoạt động cho công ty.

6


-Tham mưu công tác KT-TC, giúp cho giám đốc trong lĩnh vực cân đối thu,
chi tài chính trong công ty nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình SXKD
-Lập báo cáo kế toán tài chính, kiểm tra và phân tích các số liệu của hoạt
động sản xuất, hạch toán chi phí SXKD. Quản lý theo dõi tài sản của công ty,
phân chia lợi nhuận, cổ tức.
* Đội khảo sát thiết kế:
-Khảo sát thiết kế các công trình vừa và nhỏ trong tỉnh và ngoài tỉnh.
* Đội công trình:
-Xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp,giao thông,thuỷ lợi
trong và ngoài tỉnh.
1.4 Huy động tài nguyên của công ty
1.4.1 Nhân lực
Bảng 1.1 Cán bộ chuyên môn của công ty
TT

A
1
2
3
4
5
6
B

Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật
theo nghề
Đại học
Kỹ sư cầu
Kỹ sư cầu đường
Cử nhân kinh tế
Cử nhân cao đẳng cầu đường
Ký sư điện
Kỹ sư kinh tế xây dựng
Cán bộ trung cấp

Số Lượng
28
02
18
01
05
01
01
09


1.4.2 Thiết bị, máy móc thi công
Bảng 1.2 Thiết bị khảo sát
T
T

Tên thiết bị
(loại, kiểu, nhãn hiệu)

Số
lượng

Nơi sản
xuất

Thuộc
sở hữu

Chất lượng
sử dụng

1
2
3
4
5
6
7

Máy kinh vĩ theo 020A
Máy kinh vĩ 3TSKP

Máy kinh vĩ theo 020B
Máy thuỷ bình NA 820
Máy thuỷ bình 330 SOKKIA
Máy thuỷ bình 3T5 KP
Máy toàn đạc điện tử DMT-325

04
02
06
08
04
03
06

Đức
Đức
Đức
Nhật
Đức
Đức
Nhật

Công ty
Công ty
Công ty
Công ty
Công ty
Công ty
Công ty


Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

7


Bảng 1.3 Thiết bị thí nghiệm + GS
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên thiết bị
(loại, kiểu, nhãn hiệu)

Số
lượng

Nơi sản
xuất


Thuộc sở
hữu

Phao ka va li ep
Thiết bị phễu rót cát
Thước đo độ bằng phẳng
Dụng cụ kiểm tra độ nhám
mặt
Chuỳ xuyên tĩnh
Phễu rót cát để kiểm tra độ
chặt của nền đắp,cấp phối
đá dăm tiêu chuẩn
Cân thử độ sụt
Súng thử bê tông

10
10
10

Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam

Công ty
Công ty

Chất
lượng sử
dụng

Tốt
Tốt
Tốt

20

Việt Nam

Công ty

Tốt

15

Việt Nam

Công ty

Tốt

10

Việt Nam

Công ty

Tốt

08
07


Việt Nam
Việt Nam

Công ty
Công ty

Tốt
Tốt

Bảng 1.4 Thiết bị khoan đo mặt đường và thiết bị phục vụ thiết kế
TT
1
2
3
1
2
3
4

Tên thiết bị
(loại, kiểu, nhãn hiệu)
Bộ khoan XY-1(kinh
thám)
Cần ben ken man
Bộ đo tấm ép
Máy vi tính PIV
Máy vi tính 586
Máy in la ser
Máy phô tô copy


Số
lượng

Nơi sản
xuất

Thuộc sở
hữu

Chất
lượng sử
dụng

01

Trung quốc

Công ty

Tốt

04
10
32
20
12
08

Việt Nam

Việt Nam
Mỹ
Nhật
Nhật
Nhật

Công ty
Công ty
Công ty
Công ty
Công ty
Công ty

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

8


Chương 2
CÁC CÔNG TÁC TRONG KHẢO SÁT
2.1 Mục đích khảo sát
Khảo sát địa hình nhằm cung cấp tào liệu địa hình phục vu cho lập dự án
đầu tư xây dựng công trình. Chi tiết hoá địa hình địa vật nhằng giảm thiểu sự
sai khác giữa các số liệu tính toán thực tế. Cùng với số liệu thiết kế làm cở sở
để triển khai các bước tiếp theo của công trình

- Yêu cầu của công tác khảo sát
+ Biểu diễn đầy đủ các yếu tố tương quan giữa địa hình, địa vật, suối.
Biểu diễn chính xác yếu tố phi địa hình như: nhà, các đường dây điện cao thế,
hạ thế, điện thoại.... Tên các đường mòn, đường dân sinh, đường liên xã, các
công trình xây dựng, cầu cống, kênh mương. Đảm bảo độ chính xác và tin cậy
của tài liệu.
+ Xác định chính xác vị trí các hạng mục công trình, quy mô và phạm vi
dự án.
+ Xác định chính xác kết cấu công trình, giải pháp thi công công trình.
+ Xác định chính xác khối lượng thi công công trình để dự toán.
+ Đảm bảo sự thống nhất về cao độ, tọa độ của công trình với hệ thống
cao toạ độ chung.
2.2 Các tài liệu phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế
+ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
+ Nghị định số 16/2005/NĐ - CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình
Nghị định này hướng dẫn thi hành luật xây dựng về lập, thực hiện dự án
đầu tư xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng, điều kiện
năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát,
thiết kế, tổ chức xây dựng và giám sát xây dựng công trình.
+ Nghị định của Chính phủ số : 209/2004/ NĐ - CP ngày 16/12/2004 về
quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định này hướng dẫn thi hành

9


luật xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng, áp dụng đối với
Chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát,
thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình
xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Quy trình khảo sát đường ô tô : 22 TCN 263 - 2000
+ Quy trình KSTK nền đường ô tô đắp trên đất yếu - Tiêu chuẩn TK : 22
TCN 262 - 2000.
+ Quy định nội dung tiến hành lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
và khả thi các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng Giao thông vận tải.
+ Tiêu chuẩn TK : TCVN 4054 - 85
+ Tiêu chuẩn TK : TCVN 4054 - 98
+ Quy trình TK áo đường mềm : 22 TCN 211- 93
+ Quy trình TK áo đường cứng : 22 TCN 223 - 95
+ Đơn giá khảo sát : Theo định mức số 24/2005/QĐ - BXD
+ Quyết định số 10/2005/QĐ - BXD về việc ban hành Định mức chi phí
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Quyết định số: 11/2005/QĐ - BXD
về việc ban hành Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình.
+ Các thông tư hiện hành của Bộ, Liên bộ
+ Các văn bản khác của Nhà nước và Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh.
2.3 Công tác khảo sát phục vụ lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình
2.3.1 Mục đích
Nhằm thu thập những tài liệu cần thiết kế để sơ bộ đánh giá về sự cần
thiết phải đầu tư công trình. Các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ xác định vị trí,
qui mô công trình và ước toán tổng mức đầu tư. Chọn hình thức đầu tư cũng
như sơ bộ đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án.
2.3.2 Công tác khảo sát tuyến
Nhiệm vụ của khảo sát bước lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là
thu thập các tài liệu cần thiết cho việc lập Báo cáo đầu tư xây dựng công
trình. Trong khi khảo sát phải nghiên cứu tổng quan các điều kiện tự nhiên
10


vùng tuyến khảo sát sẽ đi qua (địa hình, địa chất, thuỷ văn, nguồn cung cấp
vật liệu xây dựng ... ) đồng thời điều tra, thu thập các tài liệu khảo sát đã thực

hiện (Nếu có) và làm việc với cơ quan hữu quan về lợi ích cũng như khó khăn
trong xây dựng cũng như trong khai thác.
Kết quả khảo sát phải sơ bộ đề xuất được các hướng tuyến , ước định
được qui mô và các giải pháp kinh tế kỹ thuật của công trình, cầu đường.
Những công tác khảo sát ở hiện trường của công tác lập báo cáo đầu tư
xây dựng công trình :
2.3.2.1 Công tác điều tra kinh tế :
- Mục đích là thu thập các tài liệu cần thiết để xác minh nhu cầu vận tải
của vùng dự kiến xây dựng tuyến đường. Làm cơ sở sơ bộ dự báo qui mô
công trình, sơ bộ tính hiệu quả vốn đầu tư công trình.
- Nhiệm vụ của điều tra kinh tế là thu thập các số liệu về diện tích đất
đai, dân số, dân sinh kinh tế, tổng sản phẩm nội địa GDP, tỷ trọng cơ cấu kinh
tế các ngành, giá trị xuất nhập khẩu trong quá khứ , hiện tại và tương lai. Thu
thập các tài liệu qui hoạch đô thị, qui hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và các
ngành kinh tế của trung ương, địa phương có liên quan đến dự án. Với các dự
án thuộc dạng nâng cấp cải tạo đường có sẵn, cần thu thập kết quả đếm xe của
các năm quá khứ ở các cơ quan quản lý đường .
2.3.2.2 Công tác chuẩn bị trong phòng :
- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến nhiệm vụ lập dự án, xác định
trên bản đồ các điểm khống chế chủ yếu của dự án( điểm đầu, điểm cuối, các
điểm phục vụ bắt buộc, các vùng cấm, vùng tránh ...)
- Sơ bộ vạch các phương án tuyến có thể trên bản đồ tỷ lệ 1/25000 đến
1/50000.
- Sơ bộ phân định các đoạn đồng địa hình.
- Trên cơ sở các phương án tuyến đã vạch tiến hành đánh số Km trên
từng phương án theo hướng và gốc thống nhất . Phân các đoạn đồng nhất
( chủ yếu về địa hình ) Chọn tương đối chính xác các vị trí cầu lớn để tính

11



toán thuỷ văn và sơ bộ xác định khẩu độ cầu. Đánh giá khái quát ưu nhược
điểm của từng phương án tuyến.
2.3.2.3Công tác thị sát và đo đạc ngoài thực địa :
Thị sát : Đối chiếu bản đồ với thực địa, bổ xung nhận thức về các yếu tố
địa chất, thuỷ văn cũng như cập nhật các thiếu sót của bản đồ, qua đó lựa
chọn phương án tuyến khả thi để tổ chức khảo sát . Khi thị sát cần tìm hiểu
tình hình dân cư ở hai bên tuyến, tình hình nguồn và phương thức cung cấp
vật liệu xây dựng cần thiết, xác định các đoạn đồng địa hình đã được phân
định trong phòng. Lập các văn bản cần thiết với các cơ quan có công trình
liên quan đến dự án . Trình bày với UBND các tỉnh có liên quan đến dự án và
yêu cầu tỉnh cung cấp bằng văn bản các quan điểm của địa phương mình đối
với dự án .
Đo đạc ngoài thực địa : Công việc khảo sát tuyến ngoài thực địa là lập
bình đồ địa hình khu vực dự định đặt tuyến và thu thập các tài liệu để thiết kế
so sánh, lựa chọn phương án . Trình tự đo đạc tiến hành như sau : Đo độ dốc
tuyến bằng Cli di mét, Đo góc bằng địa bàn , Đo dài bằng thước vải và chỉ đo
01 lần, Đo cao bằng Cli di mét ( đọc 02 lần thuận nghịch ), Đo cắt ngang bằng
thước chữ A hoặc Cli di mét, Các cọc trên tuyến là cọc tạm.
Kết thúc đo đạc phải lập được các tài liệu sau :
- Bình đồ tuyến có đường đồng mức, có phác hoạ địa hình ở ngoài phạm
vi đo đạc và có ghi chú các công trình hai bên tuyến Tỷ lệ bình đồ 1/5000
- Hình cắt ngang đại diện cho từng đoạn, tỷ lệ 1/500 .
- Thuyết minh tình hình tuyến.
2.3.3 Công tác khảo sát thuỷ văn :
2.3.3.1Công tác khảo sát thuỷ văn tuyến đường :
- Thu thập tài liệu và điều tra bổ xung ( Nếu thiếu ) về địa hình, địa chất,
khí tượng thuỷ văn, tình hình ngập lụt, chế độ dòng chảy của sông suối đặc
biệt là các số liệu về mực nước cao nhất ở các vùng bị ngập lụt .


12


- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công trình đê, đập thuỷ lợi, thuỷ điện
hiện đang sử dụng và theo qui hoạch tương lai tới chế độ thuỷ văn dọc tuyến,
các yêu cầu của thuỷ lợi đối với việc xây dựng cầu và đường.
- Vạch trên bản đồ đường ranh giới các lưu vực tụ nước, các vùng bị ngập.
- Tổ chức thị sát nhằm đánh giá, đối chiếu các tài liệu đã thu thập được
- Hồ sơ khảo sát thuỷ văn dọc tuyến:
+ Thuyết minh về địa hình, địa chất , cây cỏ, khí tượng thuỷ văn, tình
hình ngập lụt, chế độ dòng chảy của sông suối, sự ảnh hưởng của các công
trình đê, đập thuỷ lợi, thuỷ điện hiện có và theo qui hoạch tương lai tới cao độ
nền đường và chế độ làm việc của công trình thoát nước trên đường. Các số
liệu về mức nước cao nhất, mức nước đọng thường xuyên, thời gian ngập,....
+ Các văn bản làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan, các tài
liệu đã thu thập được.
+ Các số liệu, tài liệu thu thập bổ xung tại thực địa.
+ Bản đồ vẽ đường ranh giơí các lưu vực tụ nước , các vùng bị ngập.
2.3.3.2Công tác khảo sát thuỷ văn đối với công trình thoát nước nhỏ:
- Trên bản đồ có vẽ các phương án tuyến, đánh dấu các vị trí công trình
thoát nước, tiến hành khoanh lưu vực tụ nước cho mỗi công trình.
- Xác định trên bản đồ chiều dài suối chính, độ dốc suối chính, chiều dài
suối nhánh.
- Độ dốc trung bình của sườn dốc lưu vực.
- Đối với lưu vực cần thị sát xác định đặc trưng địa mạo của lòng suối,
đặc trưng bề mặt của sườn dốc, xác định hệ số nhám của lòng suối và của
sườn dốc khi tính lưu lượng, điều tra lớp đất phủ bề mặt, cây cỏ....
- Đối với sông suối có điều kiện thuỷ văn, địa chất phức tạp, nếu có yêu
cầu của cơ quan tư vấn thiết kế cần điều tra mực lũ cao nhất, tình hình xói lở,
chế độ thuỷ văn tại vị trí công trình thoát nước.


13


- Hồ sơ khảo sát thuỷ văn bao gồm:
+ Thuyết minh tình hình điều tra địa hình, địa chất, địa mao, thuỷ văn
lưu vực và lòng suối tại các vị trí công trình thoát nước nhỏ.
+Các văn bản làm việc với địa phương và các cơ quan hữu quan, các tài
liệu đã thu thập được.
+ Bản đồ khoanh lưu vực tụ nước về các công trình thoát nước dọc tuyến.
+ Bản vẽ mặt cắt tim công trình có đường mức nước điều tra.
+ Bản tổng hợp điều tra mực nước dọc tuyến và mực nước tại các công
trình thoát nước, đặc trưng địa mao lòng suối, đặc trưng địa hình lưu vực.
2.3.4 Công tác khảo sát địa chất công trình:
- Mục đích của khảo sát địa chất công trình trong bước này là xác định
một cách tổng quan điều kiện địa chất công trình trên tất cả các phương án đề
xuất, mà không đi sâu vào chi tiết của từng phương án. Nội dung của khảo sát
bao gồm:
+ Thị sát khu vực cùng với các nghiệp vụ khác của tổng thể.
+ Tìm hiểu chi tiết nhiệm vụ kỹ thuật được giao, các văn bản có liên quan.
+ Thu thập toàn bộ tài liệu địa chất, địa chất công trình, lịch sử địa chất
trong vùng.
- Tập hợp các tài liệu viết báo cáo địa chất công trình, nội dung báo cáo
cần thoả mãn các yêu cầu thiết kế trong giai đoạn này. Nêu các vấn đề cần
giải quyết trong giai đoạn khảo sát sau. Không tiến hành bất kỳ một công tác
khảo sát thực địa nào.
2.3.5 Khảo sát môi trường :
Mục đích: Thu thập các tài liệu cần thiết tạo điều kiện cho các cơ quan
quản lý dự án hợp nhất các vấn đề môi trường với dự án xây dựng, từ đó có
quyết định đúng đắn về giải pháp xây dựng. Giúp cho cơ quan lập dự án có

trách nhiệm thực hiện các giải pháp kỹ thuật của dự án, dự báo cho các cơ
quan và nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án về những ảnh hưởng tích

14


cực và tiêu cực của dự án đối với các hợp phần môi trường tự nhiên, xã hội và
hệ sinh thái .
Nội dung: Điều tra và thu thập qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của
khu vực hấp dẫn có liên quan đến dự án. Điều tra thu thập các số liệu về điều
kiện tự nhiên như: Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, tài nguyên sinh thái, tài
nguyên khoáng sản...
Điều tra điều kiện xã hội và kinh tế : Dân số và phân bố dân cư, thành
phần dân tộc, đặc điểm kinh tế, nông lâm thuỷ sản, y tế giáo dục...
2.4 Công tác khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình
2.4.1 Mục đích:
- Thu thập những tài liệu cần thiết để xác định sự cần thiết phải đầu tư
xây dựng công trình.
- Lựa chọn hình thức đầu tư
- Xác định vị trí cụ thể, quy mô của công trình.
- Lựa chọn phương án công trình tối ưu.
- Đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý.
- Tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
2.4.2 Công tác khảo sát tuyến :
- Nhiệm vụ của khảo sát bước lập dự án đầu tư là thu thập các tài liệu cần
thiết cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình với mục đích đã nêu trên.
- Trong khi khảo sát phải nghiên cứu các điều kiện tự nhiên vùng tuyến
sẽ đi qua ( Địa hình, địa chất, thuỷ văn, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng...)
- Kết quả công tác khảo sát phải đề xuất được các hướng tuyến và những
giải pháp thiết kế cho phương án tốt nhất (gọi là phương án chọn) và đề xuất

giải pháp thi công, đồng thời phải sơ bộ thoả thuận với chính quyền địa
phương và với các cơ quan liên quan về hướng tuyến và các giải pháp thiết kế
chủ yếu.
Những công tác khảo sát ở hiện trường của việc lập dự án đầu tư bao gồm :

15


* Công tác điều tra kinh tế :
- Mục đích của điều tra kinh tế: là thu thập các tài liệu cần thiết để:
+ Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt kinh tế đường.
+ Làm cơ sở cho việc chọn cấp đường và các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
của tuyến đường thiết kế.
+ Luận chứng về trình tự xây dựng hoặc phân lỳ đầu tư nếu thấy hợp lý
và cần thiết nhằm nâng cao chỉ tiêu khai thác của đường, phù hợp với sự gia
tăng theo thời gian của lưu lượng xe .
+ Đánh giá kinh tế và tài chính của dự án.
- Xác định vùng điều tra kinh tế : Bao gồm các địa phương được dự báo
sẽ sử dụng đường để vận chuyển hàng hoá và hành khách.
- Công tác điều tra kinh tế bao gồm các phần việc sau :
+ Nghiên cứu tình hình kinh tế của các địa phương và các ngành trong
vùng khảo sát.
+ Phân tích lưu lượng hàng hoá, hành khách có khả năng được các ngành
vận tải khác nhau đảm nhận.
+ Xác định vùng hấp dẫn .
+ Thu thập và nghiên cứu tài liệu thống kê lưu lượng xe hiện tại và quá
khứ trên các đoạn đường điều tra .
+ Điều tra qui hoạch về dân số, kinh tế, nhu cầu vận tải của các địa
phương và các ngành trong vùng hấp dẫn .
+ Nghiên cứu về sự dao động vận chuyển trong ngày và theo mùa .

+ Tìm hiểu hệ số khai thác của các phương tiện vận tải .
+ Thu thập các số liệu cần thiết để xác định chi phí vận doanh, chi phí
thời gian của các loại phương tiện vận tải khi sử dụng đường hiện có .
+ Thu thập các số liệu về tai nạn giao thông trong quá khứ và hiện tại.
+ Thoả thuận với các địa phương về hướng tuyến tổng quát và số liệu
tính toán sơ bộ về lưu lượng hàng hoá và hành khách của từng ngành .

16


- Các văn bản cần phải thiết lập :
+ Danh sách các điểm hình thành hàng hoá,hành khách dọc theo khu vực
hấp dẫn của đường
+ Thống kê khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách trên từng đoạn
đường trong năm tính toán và năm tương lai.
+ Sơ đồ các luồng hàng, khách trong năm tính toán và năm tương lai.
+ Sơ đồ phân bố các điểm hình thành hàng hoá và liên hệ vận tải.
- Thuyết minh :
+ Mô tả vắn tắt về sự phân bố lực lượng sản xuất trong vùng hấp dẫn
theo từng ngành . Mối liên hệ vận tải trong vùng hấp dẫn và tính khối lượng
vận tải trong năm tính toán và năm tương lai .
+ Trình bày về cơ cấu lưu lượng hàng hoá và hành khách trong năm tính
toán và năm tương lai, lưu lượng hàng hoá trên từng đoạn đường, phân tích sự
liên kết giữa đường thuộc dự án và các đường khác liên quan . Tỷ trọng xe
quá cảnh .
- Các tài liệu phải cung cấp sau khi kết thúc điều tra kinh tế :
+ Bản thuyết minh.
+ Bản tổng hợp khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách của đường
thiết kế trong năm tính toán và năm tương lai .
+ Bản tổng hợp khối lượng hàng hoá, hành khách luân chuyển của

đường thiết kế trong năm tính toán và năm tương lai (T-Km, HK-Km).
+ Bản lưu lượng xe trên đường theo từng giai đoạn và theo chiều ( đi,
về ) trong các năm tương lai .
+ Sơ đồ phân bố các điểm hình thành luồng hàng và liên kết vận tải giữa
ôtô với các phương tiện khác trong năm tính toán và năm tương lai .
+ Đồ thị cường độ hàng hoá của đường trong năm tính toán và các năm
tương lai ( 10, 15, 20 năm sau) .
* Công tác chuẩn bị trong phòng :
- Những tài liệu sau cần sưu tầm :
17


+ Tài liệu điều tra KT và các tài liệu khảo sát có liên quan đến thiết kế.
+ Các tài liệu qui hoạch tuyến.
+ các điểm khống chế bắt buộc tuyến phải qua hoặc phải tránh (Đô thị,
Công trình đặc biệt lớn....)
+ Tài liệu khí tượng thuỷ văn, thổ nhưỡng, địa chất, địa chất thuỷ văn.
+ Các bản đồ vùng đặt tuyến(tỷ lệ từ nhỏ đến lớn)
- Nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ nhỏ( 1/25.000- 1/50.000)
+ Vạch hướng tuyến tổng quát.
+ Chú ý tới các điểm khống chế.
+Bổ xung vào hướng tuyến chung các đường nhánh dẫn đến các khu dân
cư lớn, nhà ga, bến cảng, sân bay.
+ Sơ bộ chọn vị trí vượt sông lớn, nơi giao cắt với đường sắt, đường trục lớn.
- Nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ lớn.
+ Chọn tương đối chính xác vị trí cầu lớn để sau này xác định trên thực địa.
+ Xác định những đoạn cần triển tuyến như qua đèo, những đoạn dốc lớn .
+ Dự kiến những đoạn đường cũ cần cải tạo về bình đồ và trắc dọc.
+ Chỉnh sửa lại vị trí giao cắt với các đường ngang.
+ Đánh số Km trên từng phương án.

+ Nhận xét các phương án, loại bỏ bớt 1 số phương án, chỉ giữ những
phương án có khả năng xét chọn.
* Công tác thị sát và đo đạc ngoài thực địa:
- Thị sát: Công tác thị sát được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu
bản đồ và các tài liệu khác có liên quan. Trường hợp có các tài liệu tỷ mỉ và
chính xác thì cần tiến hành thị sát ở những đoạn khó, phực tạp.
* Nội dung công tác thị sát nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Kiểm tra bản đồ so với địa hình về các mặt: Địa hình, mạng lưới sông
ngòi, lưới ung vào hồ sơ.

18


- Xác định chính xác vị trí điểm đầu, điểm cuối. Khi tuyến đi qua hoặc
tránh các vùng dân cư phải có sự thoả thuận của UBND các địa phương, vị trí
giao nhau với các loại đường khác liên quan.
- Định vị trí tuyến giao với các sông lớn, thu thập các số liệu về chế độ
chảy của sông.
- Tìm hiểu khả năng tận dụng các đoạn đường cũ và các công trình đã có
sẵn.
- Tìm vị trí đắt tuyến hợp lý ở những đoạn có độ dốc gắt, những đoạn
qua đèo.
- Giải quyết cụ thể vấn đề thoát nước.
- Điều tra địa chất bằng quan sát thực địa khi cần thiết bố trí các hố đào.
- Điều tra vị trí các mỏ vất liệu xây dựng, đánh giá chất lượng, trữ lượng,
điều kiện khai thác.
-Điều tra những đoạn tuyến có địa chất đặc biệt và cách xử lý.
Dựa vào kết quả thị sát đánh giá sơ bộ các phương án tuyến và lựa chọn
phương án tốt. Các số liệu điều tra được cần phải có ghi chép cẩn thận, kết
hợp với chụp ảnh tư liệu các vị trí đặc biệt.

* Đo đạc ngoài thực địa:
- Việc khảo sát dùng máy đo đạc được tiến hành sau bước thị sát, nhằm
thu thập các số liệu phục vụ cho việc so sánh chọn phương án tuyến.
- Trên thực địa cần phải định được hướng tuyến, đo chiều dài của nó và
thu thập được các số liệu khác.
- Để xác định được tuyến trước hết phải thăm dò phạm vị dự định đặt
tuyến sau đó dựa vào kết quả thăm dò xác định đường chuyền, đường định
tuyến phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Độ dốc của tuyến khi vượt đèo, khi xuống đèo không được có độ dốc
ngược chiều nếu không có lý do chính đáng.
+ Vị trí của tuyến phải chọn ở những nơi có địa chất ổn định, không bị
ngập nước.
19


+ Tránh phá hoại các di tích lịch sử đã xếp hạng, các công trình văn hoá,
các khu vực trồng cây công nghiệp quý.
- Để định tuyến phải tiến hành rải cọc, các cọc định tuyến chỉ là các cọc
tạm dùng để đo đạc và kiểm tra tài liệu, riêng cọc đầu, cọc cuối tuyến và các
điểm khống chế trung gian cần phải làm kiên cố để bảo vệ lâu dài.
Khoảng cách giữa các cọc của tuyến chỉ cần đo 1 lần bằng thước thép
hoặc thước vải.
- Trắc ngang của tuyến có thể dùng thước chữ A, máy Kinh vĩ hoặc
CLidimet để đo. Phải đo trắc ngang mỗi bên rộng từ 30-50m, ngoài khoảng
cách đó có thể phác hoạ thêm địa hình. Không nhất thiết phải đo trắc ngang ở
tất cả các cọc, mà chỉ cần đo các trắc ngang đại diện.
Đối với đường ô tô có tốc độ tính toán từ 40Km/h trở xuống:
+ Đo góc dùng máy kinh vĩ theo 020.
+ Đo cao bằng máy thuỷ bình, đo tổng quát 2 lần(đi, về) để xác lập mốc,
sai số không vượt quá sai số cho phép.

- Sai số giữa 2 lượt đo tính bằng mm
L: Khoảng cách giữa 2 mốc tính bằng Km
Cao độ mốc lấy theo hệ cao độ Quốc gia, cứ 40-50km phải khớp nối vào
một điểm cao độ nhà nước từ hạng III trở lên.
Đo cao chi tiết 1 lượt và khép vào mốc, sai số không được vượt quá sai
số cho phép qui định
Với các tuyến dài từ 50Km trở lên cần xây dựng lưới toạ độ hạng IV để
có thể gắn tuyến thiết kế trên các bản đồ địa hình và giao thông hiện hành.
Khi vượt các sông vừa và lớn thì phải cắm tuyến theo tất cả các phương án
vượt sông và định vị trí tuyến trên cả hai bờ. Thu thập các tài liệu về chế độ
chảy của sông, điều tra địa chất lòng sông ở các vị trí phương án tuyến, tiến
hành đo đạc bình đồ khu vực vượt sông.
Đối với đường ô tô có tốc độ tính toán từ 60Km/h trở lên và đường cao
tốc các cấp: Đường các cấp hạng này chủ yếu là các trục lộ quan trọng cấp

20


Quốc gia, do vậy bình độ cao độ tuyến ngoài việc được triển khai lập như trên
còn cần gắn vào hệ toạ dộ Quốc gia. Để đạt được yêu cầu này cần xây dựng
hệ thống lưới khống chế mặt bằng trên toàn tuyến gồm:
- Lưới khống chế mặt bằng hạng IV.
- Lưới đường chuyền cấp II.
- Lưới độ cao hạng IV.
- Lưới độ cao cấp kỹ thuật.
Yêu cầu đo đạc và sai số cho phép của các công tác này theo qui định
của qui trình, qui phạm chuyên ngành của Cục đo đạc bản đồ nhà nước.
* Khảo sát công trình:
Nhiệm vụ là chọn các giải pháp thiết kế cho công trình trên tuyến đã
chọn, điều tra các công trình khác có liên quan và thu thập các số liệu cho

thiết kế lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Những việc cần làm như sau:
- Thu thập số liệu cần thiết cho việc lựa chọn loại công trình và lập hồ sơ
công trình( Cầu, cống đặc biệt, tường chắn, hầm)
- Sơ bộ xác định số lượng vị trí cầu nhỏ, cống và xác định khẩu độ của chúng.
- Thống kê các công trình nổi trong phạm vi từ tim tuyến ra mỗi bên 1050m (tuỳ theo cấp đường thiết kế)
- Thống kê các công trình ngầm trong phạm vi mặt bằng qui định.
- Các công trình dân dụng lớn như: Trường học, Bệnh viện, Bưu điện,
nhà Ga... tuy nằm ngoài phạm vi qui định nhưng trong phạm vi lập bình đồ
tuyến cần điều tra và thể hiện trên tài liệu.
- Khả năng cung cấp VLXD ( tại chỗ, từ nơi khác đến)
- Các số liệu về mỏ VLXD ( Trữ lượng, điều kiện khai thác, phương
thức và cự ly vận chuyển)
- Các số liệu phục vụ cho việc lập tổng mức đầu tư.
- Các số liệu phục vụ cho việc lập thiết kế tổ chức thi công.

21


×