Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

phân tích tình hình chế biến xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản bến tre (aquatexbentre)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.77 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN THỤY OANH TRÀ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
BẾN TRE (AQUATEXBENTRE)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2010


TÓM TẮT
Từ nhiều năm qua, các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và
sản phẩm của Công ty cổ phần Aquatex nói riêng không ngừng được phát triển cả về số
lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm giữ vị thế quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào năm 2009 lại giảm so
với năm 2008 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, đề tài luận văn tốt nghiệp
“Phân tích tình hình chế biến xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy
sản Bến Tre (Aquatex BenTre)” đã được thực hiện.
Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty AQUATEXBENTRE trong 3 năm (2007-2009) về doanh thu, chi phí, lợi
nhuận; phân tích tinh hình chế biến xuất khẩu của Công ty theo thị trường và theo 3
nhóm sản phẩm chính; các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chế biến xuất khẩu và ảnh
hưởng như thế nào.
Phương pháp được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu là phương pháp so sánh
số tuyệt đối và so sánh số tương đối.


Qua quá trình thực hiện đề tài “Phân tích tình hình chế biến xuất khẩu tại Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre”. Kết quả cho ta thấy được quy mô của
Công ty, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó đề tài còn giúp ta biết được
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; tình hình thu mua, sản xuất chế biến, doanh
thu từu hoạt đọng chế biến xuất khẩu và những thị trường xuất khẩu của 3 nhóm sản
phẩm chính là nghêu, tôm và cá. Đặc biệt là những nhân tố ảnh hưởng đến tinh hình chế
biến xuất khẩu của Công ty và những giải pháp khắc phục.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (AQUATEXBENTRE) trụ sở
tọa lạc tại ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre là một trong những
Công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của ĐBSCL đặc biệt là sản phẩm nghêu, lợi nhuận
và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thủy sản trong 3 năm (2007-2009) tuy có sự tăng
giảm nhưng luôn là số dương cho thấy Công ty hoạt động có hiệu quả trong 3 năm qua.
Tuy nhiên Công ty cũng còn có một số hạn chế nhất định như: nguồn nguyên liệu chưa
ổn định, tình hình thực hiện các khoản chi phí vẫn tăng trong 3 năm,… do đó cần có
những biện pháp khắc phục kịp thời giúp tăng lợi nhuận của Công ty trong những năm
tiếp theo.

1


MỤC LỤC
Tóm tắt ...................................................................................................... i
Mục lục ii
Danh mục Bảng......................................................................................... v
Danh mục Hình........................................................................................ vi
Danh mục từ viết tắt ............................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát............................................................... 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................... 3
2.1 Tình hình chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.......................... 3
2.1.1 Tình hình chế biến thủy sản của Việt Nam........................... 3
2.1.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản .............................................. 4
2.2 Tiềm năng, thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển thủy sản
Việt Nam..................................................................................... 6
2.2.1 Tiềm năng phát triển ngành thủy sản Việt Nam.................... 6
2.2.2 Thuận lợi ............................................................................. 7
2.2.3 Khó khăn ............................................................................. 8
2.3 Tình hình ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long................ 9
2.4 Tổng quan tỉnh Bến Tre................................................................ 9
2.4.1 Tổng quan chung về tỉnh Bến Tre ...................................... 11
2.4.2 Tình hình chung về ngành thủy sản tỉnh Bến Tre ............... 13
2.4.3 Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh Bến Tre........... 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................... 17
3.1 Phương pháp luận....................................................................... 17
3.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu .................................... 17
3.1.2 Một số nguyên tắc ảnh hưởng đến xuất khẩu...................... 17
3.1.3 Một số khái niệm thường dùng trong CBXK thủy sản........ 18
3.1.4 Một số tiêu chuẩn quản trị chất lượng sản phẩm được áp
dụng trong chế biến thủy sản ..................................................... 19
3.1.5 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh
của công ty từ năm 2005-2009.................................................... 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 21
3.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................. 21
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................. 21

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ........................................... 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................... 24
4.1 Khái quát về công ty AQUATEXBENTRE ................................ 24
4.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .......................... 24
4.1.2 Chức năng, mục tiêu, vai trò và phạm vi hoạt động
của công ty................................................................................. 27

2


4.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty ................................... 34
4.1.4 Một số thuận lợi, khó khăn và định hướng chiến lược
của công ty ...................................................................................... 40
4.2 Phân tích chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty (2007-2009) .................................................................. 43
4.2.1 Tìm hiểu tình hình doanh thu ............................................. 44
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí ................................................ 45
4.2.3 Tình hình lợi nhuận của công ty......................................... 48
4.3 Phân tích tình hình chế biến xuất khẩu của công ty
(2007-2009) ..................................................................................... 49
4.3.1 Ảnh hưởng của giá cả đầu vào đến sản lượng nguyên liệu
thu mua của Công ty................................................................... 49
4.3.2 Ảnh hưởng của giá cả đầu ra đến sản lượng thủy sản chế
biến của Công ty ........................................................................ 54
4.3.3 Mối quan hệ giữa giá đầu vào, sản lượng nguyên liệu sản
lượng thành phẩm và giá đầu ra.................................................. 58
4.3.4 Phân tích sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng.......... 60
4.3.5 Phân tích doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng ............. 62
4.3.6 Phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường................... 65
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chế biến xuất khẩu

của công ty....................................................................................... 73
4.4.1 Nguồn nguyên liệu ............................................................ 73
4.4.2 Vấn đề quản lí chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm .................................................................................. 74
4.4.3 Yếu tố giá cả...................................................................... 75
4.4.4 Đối thủ cạnh tranh ............................................................. 76
4.4.5 Thị hiếu người tiêu dùng.................................................... 77
4.5 Các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động chế biến xuất khẩu
của công ty AQUATEXBENTRE .................................................... 79
4.5.1 Giải pháp về nguồn nguyên liệu......................................... 79
4.5.2 Tăng cường khả năng quản lí chất lượng và an toàn vệ
sinh thực phẩm ........................................................................... 80
4.5.3 Nâng cao kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ
công nhân viên .......................................................................... 80
4.5.4 Tăng cường nghiên cứu thị trường và các hoạt động
chiêu thị ..................................................................................... 80
4.5.5 Thâm nhập thị trường nội địa............................................. 81
4.5.6 Các biện pháp nhằm giảm chi phí ...................................... 81
4.5.7 Xây dựng chiến lược Marketing......................................... 83
4.5.8 Một số biện pháp khác ....................................................... 84
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................... 85
5.1 Kết luận ..................................................................................... 85
5.2 Kiến nghị ................................................................................... 86
5.2.1 Đối với Nhà nước .............................................................. 86
5.2.2 Đối với công ty AQUATEXBENTRE ............................... 87
Tài liệu tham khảo.................................................................................. 88
Phụ lục ................................................................................................... 91

3



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Cơ cấu lao động của Công ty trong năm 2009........................................ 40
Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của Công ty (2007-2009)....................................... 44
Bảng 4.3: Tình hình chi phí của AQUATEXBENTRE (2007-2009) ...................... 45
Bảng 4.4: Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty (2007-2009).......................... 48
Bảng 4.5: Giá cả nguyên liệu thu mua của Công ty trong 3 năm ............................ 50
Bảng 4.6: Nguồn nguyên liệu thu mua của Công ty trong 3 năm ........................... 51
Bảng 4.7: Tình hình nuôi thủy sản của Công ty năm 2009 ..................................... 52
Bảng 4.8: Sản lượng thủy sản chế biến của Công ty trong 3 năm ........................... 55
Bảng 4.9: Sản lượng thành phẩm thủy sản của Công ty (2007-2009) ..................... 56
Bảng 4.10: Giá thủy sản xuất khẩu của Công ty trong 3 năm ................................. 57
Bảng 4.11: Sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty....................... 60
Bảng 4.12: Doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng của Công ty trong 3 năm (20072009)..................................................................................................................... 63
Bảng 4.13: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty theo thị trường ............................... 66

4


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre............................................................. 12
Hình 4.1: Sản phẩm nghêu của AQUATEXBENTRE............................................ 31
Hình 4.2: Công đoạn chế biến sản phẩm nghêu đông lạnh ..................................... 32
Hình 4.3: Sản phẩm cá tra của Công ty.................................................................. 33
Hình 4.4: Công đoạn chế biến sản phẩm cá tra đông lạnh ...................................... 34
Hình 4.5: Sản phẩm tôm sú của công ty................................................................. 35
Hình 4.6: Công đoạn chế biến tôm sú đông lạnh .................................................... 36
Hình 4.7: Cơ cấu tổ chức của Công ty ................................................................... 37
Hình 4.8: Tình hình chi phí của AQUATEXBENTRE (2007-2009)....................... 46
Hình 4.9: Tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty (2007-2009) .......................... 49

Hình 4.10: Tình hình nguồn nguyên liệu thu mua của công ty (2007-2009) ........... 52
Hình 4.11: Tổng sản lượng thủy sản chế biến của Công ty .................................... 55
Hình 4.12: Sản lượng xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng .......................................... 61
Hình 4.13: Doanh thu tiêu thụ xuất khẩu của Công ty trong 3 năm ........................ 63
Hình 4.14: Sản lượng thủy sản xuất khẩu sang Mỹ của Công ty trong 3 năm ......... 67
Hình 4.15: Giá trị xuất khẩu sang Mỹ của công ty ................................................. 67
Hình 4.16: Sản lượng thủy sản xuất khẩu sang Nhật của Công ty 2007-2009 ......... 68
Hình 4.17: Giá trị xuất khẩu sang Nhật của Công ty .............................................. 69
Hình 4.18: Sản lượng thủy sản xuất khẩu sang EU trong 3 năm............................. 70
Hình 4.19: Giá trị xuất khẩu sang EU của Công ty................................................. 70
Hình 4.20: Sản lượng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường khác của Công ty trong 3
năm (2007-2009)................................................................................................... 72
Hình 4.21: Giá trị xuất khẩu vào các thị trường khác ............................................ 72

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
CBXK
CNH-HĐH
ĐBSCL
ĐHCĐ
DNV
ERP
EU
GDP
Global GAP

GMP

GSOL
GTGT
HACCP
HALAL
HĐQT
MSC CoC

MSC
NAFIQAVED

NN & PTNT
SGS
SSOP
SXKD
TNHH
VASEP

VJEPA
WTO

Hiệp hội các nước Đông Nam Á. (Association
Southeast Asian Nation)
Chế biến xuất khẩu
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa.
Đồng bằng sông Cửu Long
Đại hội cổ đông
Tổ chức đánh giá chứng nhận (Det Norsk Veritas)
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planning)
Liên minh Châu Âu (European Union) .

Tổng sản phẩm nội địa (Gross domestic product.
Tiêu chuẩn chứng nhận cho các sản phẩm
nông nghiệp trên toàn cầu (Good Agriculture
Practices)
Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (Good
Manufacturing Practice)
Hội nghị tôm toàn cầu (Global Shrimp Oulook)
Giá trị gia tăng
Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới
hạn.(Hazard Anylysis Critical Control Point)
Chấp nhận một cách hợp pháp
Hội đồng quản trị
Tiêu chuẩn chứng nhận chuỗi sản phẩm (Marine
Stewardship Council Chain of
Custody)
Hội đồng biển Quốc tế (Marine Stewardship
Council)
Cục quản lí chất lượng, an toàn và vệ sinh thú
y thủy sản (National of Fisherise Quality
Assurance and Veterinary Directorate)
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
NTTS Nuôi trồng thủy sản
Giám định và chứng nhận hàng hóa (Société
Générale de Surveillance)
Qui trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ
sinh (Sanitation Standard Operating Produres)
Sản xuất kinh doanh
Trách nhiệm hữu hạn
(Vietnam Association of Seafood Exporters and
producer) Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản

Việt Nam.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VietnamJapan Economic Parnership Agreement)
Tổ chức thương
mại thế giới (Word Trade
Organisation)

6


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu, thủy sản là loại thực phẩm phổ biến được ưa chuộng ở nhiều quốc
gia, nhất là các quốc gia có biển hoặc có các thủy vực nội địa lớn. Cùng với sự
tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân cư, nhu cầu về thủy sản ngày càng lớn để đáp
ứng thị hiếu tiêu dùng đa dạng từ cao cấp đến bình dân. Ngoài ra, mức độ an
toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản được đòi hỏi khá cao, trong khi đó dịch
bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng và càng làm cho nhu cầu tiêu
thụ thủy sản trên thế giới tăng mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
thuỷ sản phụ thuộc khá chặt chẽ vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu
dùng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn các loại thực
phẩm khác. Tăng trưởng tiêu dùng thủy sản không những diễn ra mạnh mẽ ở các
nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Cùng với xu thế tiêu thụ này
thì việc trao đổi xuất nhập khẩu thủy sản giữa các quốc gia được đẩy mạnh và
Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó.
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2007, Việt Nam đứng thứ sáu thế giới
về xuất khẩu thủy sản. Chính vì vậy, xuất khẩu thủy sản là một trong ba chương
trình kinh tế lớn trọng điểm được khẳng định trong các Nghị Quyết của Đảng
đã, đang và sẽ là mũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
của nước ta.

Từ nhiều năm qua, các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói
chung và sản phẩm của Công ty cổ phần Aquatex nói riêng không ngừng được
phát triển cả về số lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu,
trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm
giữ vị thế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
Tuy nhiên “xuất khẩu thủy sản năm 2009 của cả nước đạt 4,2 tỉ USD, tăng
200 triệu USD so với dự báo hồi đầu năm nhưng lại giảm khoảng 300 triệu USD
so với năm 2008” (Trần Phong, 2010) như vậy sau nhiều năm tăng trưởng liên
tục thì đến năm 2009 xuất khẩu thủy sản đã giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là
do một số vấn đề bất cập đã nảy sinh từ các vùng nuôi, sản phẩm thuỷ sản xuất
khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu
thấp, trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến chưa được phát
7


triển tốt, do đó chưa tạo ra được những sản phẩm chế biến có chất lượng cao cho
thị trường xuất khẩu, thiếu tính đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với các doanh nghiệp CBXK thuỷ sản trong quá trình tiếp cận và
hòa nhập thị trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, đề tài LVTN “Phân tích tình hình chế
biến xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
(Aquatex BenTre)” đã được thực hiện nhằm góp phần giúp doanh nghiệp đánh
giá đúng thực trạng chế biến xuất khẩu (CBXK) của mình để đẩy mạnh công tác
chế biến xuất khẩu trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá tình hình chế biến xuất khẩu của công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ 2007 đến 2009. Phân tích những thuận lợi
và khó khăn trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm ổn định sản
xuất và gia tăng giá trị chế biến xuất khẩu của công ty.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm
2007 đến 2009.
(2) Phân tích tình hình chế biến xuất khẩu theo thị trường và theo sản phẩm
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chế biến xuất khẩu của
công ty.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích tình hình CBXK hiện tại của công ty.
- Làm rõ những hạn chế và nhược điểm còn tồn tại cũng như những thuận
lợi và khó khăn trong hoạt động CBXK của công ty.
- Tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra những bất cập trong hoạt động
CBXK của công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính khả thi
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả CBXK thủy sản trong thời gian tới.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủy sản Bến Tre (AquatexBenTre). Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu
được thu thập trong 3 năm từ 2007 đến 2009.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010.

CHƯƠNG 2
8


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.1.1 Tình hình chế biến thủy sản của Việt Nam
Bắt đầu từ khi Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thủy sản của
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á, bên cạnh đó
nước ta cũng đã và đang kí kết những Hiệp định đối tác với các nước bạn trên

Thế giới nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu đã góp phần tạo điều kiện cho
ngành công nghệ chế biến thủy sản ở Việt Nam có chiều hướng phát triển tốt
hơn.
Tính đến cuối năm 2007 cả nước có gần 500 nhà máy chế biến xuất khẩu
thủy sản. Chất lượng sản phẩm thủy sản không ngừng được nâng lên do các nhà
máy chế biến có thiết bị ngày càng hiện đại hơn, công nghệ tiên tiến, quản lí theo
tiêu chuẩn Quốc tế. Không những là các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu của tư nhân cũng phát triển mạnh trong thời gian qua,
nhiều công ty tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng đầu cả
nước, nếu các doanh nghiệp nỗ lực gia tăng tỷ trọng các sản phẩm tinh chế thay
vì chỉ tập trung tăng trưởng về số lượng thì sẽ gia tăng cơ hội phát triển cho các
doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Nắm bắt được những cơ hội trên nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng
đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo thực hành tốt theo
tiêu chuẩn HACCP, ISO,… mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm tận dụng
tối đa hiệu suất sử dụng nhà xưởng, máy móc thiết bị của nhà máy và phân
xưởng sản xuất.
Tuy nhiên năm 2009, nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản đang trong
tình trạng thiếu trầm trọng. Hàng loạt nhà máy chế biến thủy sản ở ĐBSCL cũng
đang trong tình trạng trên, nhiều hợp đồng xuất khẩu buộc phải tạm hoãn vì
không đủ nguồn nguyên liệu để chế biến. Các công ty phải hoạt động cầm chừng
khiến hàng ngàn công nhân đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc (Cát VyThanh Sơn, 2009). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do:
- Theo cục Nuôi trồng thủy sản (2009) nhu cầu giống cá tra cả nước cần từ
1.5-2 tỷ con/năm. Tuy nhiên chất lượng cá tra giống và tôm giống lại ngày càng
thấp, do sức ép từ nhu cầu giống phục vụ cho hoạt động nuôi trồng cung cấp cho
9


các nhà máy chế biến ngày càng cao nên nhiều cơ sở đã chọn đàn cá bố mẹ có
chất lượng thấp, chưa được chọn lọc di truyền và điều kiện ương dưỡng không

đảm bảo kĩ thuật đã làm cho tỷ lệ hao hụt trong công tác nuôi cao.
- Giá bán thức ăn lại tăng cao nhưng giá thu mua nguyên liệu lại thấp, điều
này làm cho người dân cảm thấy e ngại không dám mạnh dạn nuôi. Theo PGSTS Nguyễn Thanh Phương-Trưởng Khoa Thủy sản Đại Học Cần Thơ (2009):
nếu ngay bây giờ không tạo ra mối liên kết chặt giữa người nuôi và nhà sản xuất
thức ăn thủy sản thì nhiều ngành nuôi trồng sẽ khó vượt qua khó khăn trước mắt.
Về lâu dài, phải tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất thức ănngười nuôi-doanh nghiệp thu mua cá. Liên kết này phải ổn định và phải thực hiện
ngay từ đầu vụ nuôi nếu không sẽ bất ổn cho cả 2 phía.
Trước tình hình trên, Thứ trưởng Lương Lê Phương đã đưa ra những
phương hướng cho chế biến thủy sản trong năm 2010 là: cần tiếp tục đầu tư cho
sản xuất nguyên liệu, phải có được những chương trình, đề án, dự án đầu tư sản
xuất đủ nguồn nguyên liệu. Nếu không đủ phải nhập nguyên liệu nhưng là nhập
có tổ chức và kiểm soát chặt chẽ giá cả đầu vào. Tiếp đến là phải tạo chuỗi liên
kết giữa sản xuất-chế biến-xuất khẩu. Chuỗi liên kết này rất quan trọng và được
cấu thành bởi 2 mối liên kết dọc và ngang. Liên kết dọc là liên kết tất cả các khâu
của quá trình từ thức ăn, nuôi trồng, khai thác, xử lí môi trường đến chế biến,
thương mại, dịch vụ,… và liên kết ngang là liên kết giữa các chủ thể trong cùng
một công đoạn
2.1.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản
* Sản lượng xuất khẩu thủy sản
Theo Trần Phong (2010) “ Xuất khẩu thủy sản năm 2009 của cả nước đạt
4,2 tỉ USD, tăng 200 triệu USD so với dự báo hồi đầu năm nhưng lại giảm
khoảng 300 triệu USD so với năm 2008”. Sự suy giảm đó bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, do đó cần tìm ra những giải pháp cần thiết và hướng đi mới cho
mục tiêu xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Về sản lượng xuất khẩu thủy sản nhìn chung trong năm 2009 giảm đáng
kể. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ, mặc dù đây vẫn là 2 thị trường
xuất khẩu lớn của Việt Nam nhưng đều giảm cả về số lượng và giá trị. Đặc biệt,
xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 4,5% về lượng và 2,8% về giá trị, xuất khẩu sang
Mỹ giảm 6,2% về khối lượng và giảm 15,3% về giá trị (Ánh Tuyết,2009). Đối
với thị trường Nhật, từ nhiều năm qua tuy Việt Nam vẫn là nhà cung cấp duy

10


nhất nhưng hiện nay do sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác đặc biệt là Thái
Lan làm cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp phải những khó khăn mới.
Riêng ở thị trường Mỹ, năm 2009 Việt Nam tụt hạng xuống thứ 5 sau Ecuado và
Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra do
hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên các nhà nhập khẩu Mỹ đã tìm đến nguồn nguyên
liệu ở các nước lân cận nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển nên sản lượng xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam đã sụt giảm.
Đối với mặt hàng cá tra: năm 2009, xuất khẩu ca tra đã giảm so với năm
2008. Trong đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn các sản phẩm thủy sản của Việt
Nam (trên 40%) nhưng vẫn bị sụt giảm mạnh về khối lượng lẫn giá trị. Cũng
trong năm này, sản lượng xuất khẩu tôm đã có sự tăng trưởng đáng kể. Theo
thống kê của Tổng cục Hải Quan (2010): năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu tôm
vào 82 thị trường. Trong đó, tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm trên 75% giá
trị xuất khẩu. Riêng đối với tôm thẻ chân trắng, sản lượng xuất khẩu có sự gia
tăng ở thị trường Nhật Bản: chiếm 18% khối lượng trong khi Mỹ là thị trường
nhập khẩu lớn nhất chỉ chiếm 28%. Theo dự báo của ông Trương Đình Hòe
(2009), tổng thư kí VASEP, sang năm 2010, tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu, bên cạnh đó xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tăng gấp đôi lên 500 triệu
USD, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn.
Trong năm 2009, mặc dù xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn trở ngại
nhưng để đạt được những kết quả nêu trên là nhờ vào sự nỗ lực đáng kể của
ngành thủy sản Việt Nam. Sang năm 2010 hi vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn và là
một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
* Một số thị trường xuất khẩu chính
Thời gian qua thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 155 nước trên thế giới.
Riêng ba thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản đã chiếm tới 60,6% tổng

kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2009, EU vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất,
Nhật Bản đứng vị trí thứ 2, tiếp đến là thị trường Mỹ... Trong đó, xuất khẩu vào
EU đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008, vào
thị trường Nhật Bản giảm trên 20% về khối lượng và trên 10% về giá trị. Ngoài 3
thị trường trên còn có Hàn Quốc, Trung Quốc, Ôxtrâylia và Canada, Đài Loan,
Trung Quốc, Đức đạt giá trị hơn 50 triệu USD (Ánh Tuyết, 2009). Trong đó, thị
trường Trung Quốc được coi là “điểm sáng” do liên tục giữ được mức tăng
trưởng hai, ba con số.
11


* Kim ngạch xuất khẩu
Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3,75 tỉ
USD, sang năm 2008 tăng lên 4,27 tỉ USD. Hiện VN đang đứng thứ 8 về giá trị
xuất khẩu thủy sản trên thế giới.Và đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
VN chỉ đạt 4,2 tỉ USD. Nhưng trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn tăng
mạnh ngay cả trong bối cảnh kinh tế Thế Giới khủng hoảng trầm trọng. Trong
đó, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ôxtrâylia là những thị trường sẽ được chú ý trong
thời gian tới do chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu, Đức chiếm gần 30% tổng
kim ngạch nhập khẩu của 10 nước Châu Âu cộng lại.Theo dự báo của ông
Trương Đình Hòe, tổng thư kí VASEP, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tôm dự
kiến sẽ đạt 1,4 tỉ USD. Đối với cá tra, Thông tin từ Bộ NN-PTNT và Hiệp hội
Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) năm 2009, nhu cầu tiêu thụ
các sản phẩm cá tra Việt Nam của nhiều thị trường trên thế giới đang tăng mạnh,
từ 2-10 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Đông Âu có sức mua
tăng 4 lần, một số nước ở châu Phi tăng nhu cầu gấp 10 lần…Thị trường Ai Cập,
Hà Lan chính thức khẳng định cá basa Việt Nam an toàn 100%; cá tra, basa cũng
như hàng thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục được xuất khẩu bình thường
2.2 Tiềm năng, thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của ngành thủy sản
Việt Nam

2.2.1 Tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam
Theo quyết định số 10/2006/QĐ-Ttg ngày 11 tháng 01 của Thủ tướng chính
phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển của ngành Thuỷ sản đến
năm 2010 và định hướng năm 2020, mục tiêu cụ thể đến 2010 là: Sản lượng tăng
với tốc độ bình quân 3,8%/năm; Giá trị kim ngạch XK thuỷ sản tăng với tốc độ
bình quân 10,63%/năm; Tổng sản lượng thuỷ sản đến 2010 đạt 3,5- 4,0 triệu
tấn/năm; Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2010 đạt 4tỷ USD; Lao động nghề cá bình
quân tăng 3%/năm.Với mục tiêu nêu trên, có thể thấy tốc độ phát triển trong hoạt
động Xuất khẩu thuỷ sản là rất lớn, mang lại nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp
chế biến thuỷ sản phát triển. Tính đến thời điểm này, mục tiêu trên có vẻ như đã
gần đạt được và còn có nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn sắp tới.
Giá thành sản xuất thức ăn cho tôm cá thuộc vào nhóm thấp nhất thế giới,
ngành chế biến thủy sản xuất khẩu có nhiều kinh nghiệm về kỹ năng sản xuất chế

12


biến và xuất khẩu, nên dù giá nguyên liệu cao hơn các nước thì sản phẩm thủy
sản cũng có thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP, 2008),
tháng 11/2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 4 tỷ USD. Trong đó
10 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu đã đạt 1.054.600 tấn, trị giá 3,828 tỷ
USD, tăng 39,4% về lượng và 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Đặc
biệt, các nước trong khối EU vẫn đứng đầu thị trường nhập khẩu TS Việt Nam,
chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước với gần 970 triệu USD, tăng
29,3% so với 10 tháng năm 2007. Xuất khẩu TS sang Nhật Bản tăng 14,4%, đạt
693 triệu USD, đây là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam
với 412 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu
lớn thứ 3 là Hoa Kỳ, tăng 5% so với cùng kỳ và đạt 624 triệu USD. Riêng đối với
thị trường Nga năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 64 triệu USD cho thấy xuất

khẩu vào thị trường này có chậm lại. Ông Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ
NN&PTNT khẳng định: "Sản xuất thức ăn - nuôi trồng - chế biến xuất khẩu" là 3
khâu quan trọng quyết định chiến lược phát triển TS theo hướng bền vững. Trước
nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao như hiện nay đòi hỏi khâu
chế biến thủy sản cần nâng cao giá trị sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm từ
thủy sản. đặc biệt chiến lược maketing cần được đẩy mạnh để mở rộng thị trường
tiêu thụ.
Bên cạnh đó, nhiều thị trường xuất khẩu có tiềm năng lớn như: Nhật Bản,
Mỹ và EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a và Ca-na-đa, Ðài Loan và Ðức.
Như vậy, cơ cấu thị trường xuất khẩu đa dạng hơn và tổng giá trị xuất khẩu vào
từng thị trường cũng tăng lên đáng kể. Do đó rủi ro của các doanh nghiệp Việt
Nam được giảm thiểu, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền
thống.
2.2.2 Thuận lợi
Sau khi gia nhập WTO sản phẩm thủy sản Việt Nam sẽ được bạn bè Thế
Giới biết đến nhều hơn. Ts.Vũ Văn Triệu, quyền Vụ trưởng Vụ HTQT Bộ Thủy
sản cho biết: ngành thủy sản có nhiều thuận lợi sau khi gia nhập WTO nhưng bên
cạnh đó cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức (Vneconomy,
2006) . Về thuận lợi:

13


- Nhờ gia nhập WTO mà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã được ưu đãi
hơn về thuế quan, việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thủy sản cũng đơn giản
hơn, những lợi ích từ việc xuất khẩu thủy sản cũng được phân chia công bằng,
bình đẳng, góp phần giúp thủy sản Việt Nam có thể cạnh tranh được với thị
trường Thế giới.
- Bộ Thủy sản đã không ngừng điều chỉnh các chính sách và văn bản qui
phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản để phù hợp với yêu cầu của các nước

thành viên cũng như quy định của WTO. Các cơ quan ban ngành có liên quan đã
tiến hành qui hoạch thủy lợi phục vụ vùng nuôi nhằm giúp cho ngành chế biến,
xuất khẩu tăng trưởng bền vững và góp phần mở rộng thị trường.Ngoài ra còn áp
dụng các chế tài nghiêm khắc đối với các cơ sở không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh
an toàn thực phẩm, với tệ nạn bơm tạp chất vào nguyên liệu, sử dụng kháng sinh
cấm….Bên cạnh đó Bộ NN & PTNN đã khẩn trương xây dựng đề án nhập khẩu
nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
- Gia nhập WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm hơn
đến sản phẩm thủy sản và đầu tư vào phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam.
2.2.3 Khó khăn
Song song với những thuận lợi ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt
với những khó khăn và thách thức sau:
- Việt Nam là một nước đang phát triển nên khả năng cạnh tranh về mặt
hàng thủy sản còn yếu, các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn về vốn, công
nghệ chế biến xuất khẩu, chưa được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vệ sinh an toàn
thực phẩm của các nước nhập khẩu thủy sản Thế giới, bên canh đó kĩ năng và
trình độ quản lí vẫn còn thấp.
- Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hiểu biết
nhiều về luật pháp quốc tế, đặc biệt là pháp luật trong tranh chấp thương mại
như: đạo luật an toàn cho người tiêu dùng của Mỹ, các tiêu chuẩn mà EU đặt ra
về hóa chất và an toàn hóa chất… điều này có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh
tranh của Việt Nam.
- Sản xuất nguyên liệu không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất
khẩu cả về số lượng và chất lượng. Số lượng các nhà máy chế biến tăng nhanh
hơn so với sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng.

14


- Công tác đào tạo cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật trong các nhà máy

chế biến tuy đã được quan tâm đào tạo nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh
nghiệm nên chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
- Vấn đề thương hiệu của hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu sang các
nước trên Thế giới cũng cần được quan tâm vì hiện nay hàng thủy sản Việt Nam
được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều
thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm vừa gây ra những
rắc rối ở các thị trường xuất khẩu.
2.3 Tình hình ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
Theo diễn đàn phát triển bền vững ĐBSCL, 2008: “ĐBSCL nằm trong tiểu
vùng sông Mê Kông, 3 mặt tiếp giáp biển, ở vào vị trí trung tâm của ASEAN,
thuận lợi cho giao thương quốc tế. Từ vị trí địa lý, cộng với sự ưu đãi của thiên
nhiên, nên từ rất lâu ĐBSCL đã trở thành vùng kinh tế nông nghiệp hàng hóa lớn
cả nước, hướng mạnh vào xuất khẩu và tiếp cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất
sớm. ĐBSCL cũng là vựa thủy sản được khai thác và nuôi trồng lớn nhất cả nước
với tổng diện tích nuôi trồng trên 1,1 triệu ha, chiếm 55% diện tích của cả nước,
hàng năm cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản
lượng thủy sản nuôi trồng trong cả nước, xuất khẩu chiếm 60% sản lượng thủy
sản cả nước. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn-cơ sở phía Nam (2009), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL năm
2008 đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của
cả nước. Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa đóng góp 2% GDP của cả nước và
khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản.
Theo Tổng cục Thống kê (2009): năm 2006, sản lượng NTTS vùng ĐBSCL
đạt khoảng 1.6 triệu tấn, chiếm trên 70% sản lượng NTTS toàn quốc. Cùng với
NTTS, khai thác thủy sản cũng đạt đực những kết quả quan trọng, sản lượng khai
thác của vùng đạt khoảng 2 triệu tấn. Về chế biến, ĐBSCL có khoảng 120 doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, với công suất tương đương 3.200 tấn / ngày,
trong đó có 74 doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn xuất hàng sang thị trường EU,
phần lớn các nhà máy chế biến đã sử dụng mô hình khép kín từ quá trình nuôi
đến khâu chế biến thành phẩm, các nhà máy đã được đầu tư, nâng cấp, đa số các

sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. Hiện nay,
các nhà máy chế biến đã áp dụng công nghệ mới nhằm sản xuất mặt hàng chất

15


lượng cao đảm bảo đạt tiêu chuẩn HACCP. Trong thời gian qua, các doanh
nghiệp và doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản ở ĐBSCL đã có những
nỗ lực đáng kể trong hoạt động thương mại mở rộng thị trường nhờ đó mà trong
số các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn EU đã có trên 50% doanh nghiệp ở ĐBSCL,
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD, bằng 60% kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cả nước.
Thuỷ sản là mặt hàng có tiềm năng và thế mạnh trong xuất khẩu, chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng ĐBSCL, sản xuất chiếm
trên 50% sản lượng cả nước, riêng tôm chiếm gần 80% sản lượng và hàng năm
đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó,
ngành hàng thủy sản ĐBSCL vẫn gặp phải khó khăn: trong quý I/2009, sản lượng
chế biến và kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh xuất khẩu thuỷ sản vùng ĐBSCL
như Cà Mau, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long… đều giảm, các nhà máy chế biến
chỉ hoạt động 35 - 40% công suất thiết kế, nguyên nhân là do: thiếu nguồn con
giống có chất lượng, thiếu vốn, giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn thủy sản,
thuốc thú y...tăng cao, do thiếu nguyên liệu nên giá nguyên liệu thuỷ sản tăng cao
nhưng do tác động của rủi ro từ các vụ trước còn quá lớn nên nhiều nông dân vãn
chưa sẵn sang tiếp tục sản xuất.
Một trong những giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành hàng thủy sản
xuất khẩu ở ĐBSCL là:
- Cần tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ
sản, gắn sản xuất với yêu cầu của thị trường. Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm
bảo nguồn nguyên liệu thuỷ sản chế biến và tiêu dùng đạt mức hợp lí tránh tình
trạng cung vượt cầu, khắc phục tình trạng khủng hoảng nguyên liệu. Người nuôi

phải tổ chức lại sản xuất theo hướng quản lý cộng đồng thông qua việc thành lập
các hợp tác xã cùng liên kết với nhau trong việc ứng dụng các qui trình nuôi tiên
tiến (GAP, CoC…) để sản phẩm đảm bảo chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu
thị trường với giá thành hợp lý.
- Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL có thế mạnh thủy sản cần liên kết với
nhau xây dựng các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản đòng thời tăng cường
đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lí và đội ngũ kĩ thuật
tăng cường trang thiết bị chế biến thủy sản theo hướng hiện đại để mở rộng thị
trường và góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng CNH – HĐH.

16


2.4 Tổng quan tỉnh Bến Tre
2.4.1 Tổng quan chung về tỉnh Bến Tre:
Điều kiện tự nhiên:
Theo trang thông tin kinh tế xã hội- UBND tỉnh Bến Tre (2008) : Bến Tre
là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ
biển dài 60km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long,
phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Tp. Hồ Chí Minh 85km. có diện
tích tự nhiên là: 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù
lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông
Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82
km). Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9o48' bắc, điểm cực nam nằm
trên vĩ độ 10o20' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106o48' đông, điểm cực
tây nằm trên kinh độ 105o57' đông, dân số 1.369.358 người,với 1 thị xã và 7
huyện, dân tộc kinh.
Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao
thông vận tải cũng như thủy lợi.

Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26ºC - 27ºC. Lượng
mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500mm.

17


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
(Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, 2009)
Tình hình kinh tế xã hội:
Trong tháng 10/2009: Vụ lúa Hè Thu toàn tỉnh gieo trồng được 24.159 ha,
sản lượng thu hoạch ước đạt 96.320 tấn, năng suất bình quân 39,87 tạ/ha, giảm
5,37% so cùng kỳ.
Trong tháng 10, dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại xã Tân Xuân (huyện Ba Tri)
vào ngày 06/9/2009 trên đàn vịt 2 tháng tuổi, 503 con bị bệnh, tất cả được tiêu
hủy và dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, thời tiết đang chuyển sang mùa
lạnh, vệ sinh môi trường kém nên nguy cơ bùng phát dịch trở lại rất cao.
Diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh đạt khoảng 30.272 ha, tiếp tục thu hoạch
một số diện tích nuôi tôm xen rừng, năng suất tăng khá so cùng kỳ. Riêng tôm sú
thâm canh và bán thâm canh đã thu hoạch được khoảng 95% diện tích, năng suất
đạt khá, giá bán tôm nguyên liệu ổn định ở mức khá cao nên người nuôi có lãi.
Diện tích nuôi tôm càng xanh khoảng 2.700 ha, tăng 19,4% so cùng kỳ, tôm nuôi
đang phát triển tốt. Lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh đạt 176,6 triệu con,
nhập tỉnh qua kiểm dịch đạt 350,47 triệu con; giống tôm chân trắng nhập tỉnh qua
kiểm dịch đạt 199,88 triệu con. Nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do giá cá tra
nguyên liệu không ổn định, giá đầu vào tăng cao nên người nuôi không có lãi,
thậm chí lỗ vốn. Hoạt động khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do thời tiết

18



không thuận lợi, mưa bão nhiều, số ngày ra khơi ít nên sản lượng khai thác trong
tháng giảm, ước đạt 9.149 tấn.
Ước giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong tháng 10 đạt
khoảng 289,7 tỷ đồng, luỹ kế 10 tháng là 2.600,7 tỷ đồng, đạt 68,1 % kế hoạch,
tăng 9,4% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 8,8%; kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27,1% so cùng kỳ. Một số mặt hàng tăng khá so
cùng kỳ 2008 như: chỉ xơ dừa tăng 27,9%, cơm dừa nạo sấy tăng 11%, thuốc trị
bệnh tăng 58,2%, giá trị cơ khí tăng 14,9%, thuốc lá bao tăng gần 2 lần,…
Ước tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10 khoảng 15,34 triệu USD, luỹ kế 10
tháng 154,54 triệu USD, đạt 73,6% kế hoạch, giảm 2% so cùng kỳ. Một số mặt
hàng giảm như thủy hải sản các loại giảm 2%, than thiêu kết giảm 13%,… Một
số mặt hàng tăng khá như hàng may mặc tăng 44,7%, chỉ xơ dừa tăng 32,1%,
cơm dừa nạo sấy tăng 11,5%,... Ước nhập khẩu tháng 10 là 3,32 triệu USD, lũy
kế 10 tháng 40,11 triệu USD, đạt 89,1% kế hoạch, tăng 6,9% so cùng kỳ.
Tổng diện tích nuôi thủy sản ước 41.864 ha trong đó, diện tích nước mặn
lợ là 36.154 ha, diện tích nước ngọt là 5.710 ha. Tổng sản lượng thủy sản năm
2007 là 175.757 tấn trong đó sản lượng nuôi đạt 99.531 tấn, sản lượng khai thác
đạt 76.226 tấn cao hơn năm 2006. Tổng giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 4,2 tỷ
đồng chủ yếu từ nuôi trồng (hơn 3 tỷ đồng).
Tính đến cuối năm 2007 tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản toàn tỉnh đã
đăng ký là 3.650 tàu, tăng 110 tàu so với năm 2006, công suất bình quân 85,6
CV/tàu; trong đó số tàu khai thác xa bờ đăng ký là 940 tàu, tăng 68 tàu so với
năm 2006.
2.4.2 Tình hình chung của ngành thuỷ sản tỉnh Bến Tre
Về khai thác:
Tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản đăng ký đến cuối năm 2008 ước đạt
4.100 tàu, tăng 896 tàu so với cùng kỳ năm 2007, công suất bình quân 115
CV/tàu. Trong đó số tàu đăng ký hoạt động khai thác xa bờ là 1.120 tàu, tăng 151
tàu so với cùng kỳ năm 2007. Sản lượng khai thác hàng năm có xu hướng ngày

càng giảm. Đặc biệt, sản lượng khai thác năm 2008 giảm mạnh, chỉ đạt 1.148 tấn,
bằng 89,5% so năm 2007.

19


Nhờ vào Quyết định 289/QĐ-TTg của thủ tường chính phủ mà số tàu
thuyền khai thác thủy sản đã được dăng kí một cách nhanh chóng , bên cạnh đó
còn tiến hành đăng kiểm những phương tiện chưa đăng kí hoặc hết hạn đăng kí.
Nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả khai thác nên ngư dân đã điều
chỉnh các phương thức khai thác như: cải tiến hợp số để tăng lực kéo của máy,
cải tiến ngư cụ, bán sản phẩm trên biển để gảm bớt nhiên liệu.
Về nuôi trồng:
Cùng với kinh tế vườn, nuôi thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của Bến
Tre. Năm 2008, tổng sản lượng nuôi thủy sản đạt 158.995 tấn, giá trị ngoại tệ
xuất khẩu thủy sản 70,098 triệu USD, chiếm 38,1% kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu : Bến Tre có 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn, cả 3
vùng đều có thể nuôi thủy sản với các đối tượng nuôi khác nhau. Tổng diện tích
nuôi thủy sản năm 2008 là 42.106 ha (so kế hoạch đạt 100%), trong đó nuôi tôm
sú 31.462 ha, chiếm 74,72% diện tích nuôi thủy sản trên toàn tỉnh (nuôi tôm sú
thâm canh và bán thâm canh là 5.421 ha, năng suất bình quân 5 tấn/ha mặt nước
nuôi; nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng 25.865 ha, năng suất bình quân 200
kg/ha). Số diện tích còn lại nông dân, các doanh nghiệp nuôi cá tra và các loại cá
khác, tôm càng xanh, các hợp tác xã, tập đoàn tại vùng ven biển Bến Tre thì nuôi
nghêu, sò… Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2008 là 158.995 tấn, đạt 148,6%
so kế hoạch. Với Bến Tre, diện tích tiềm năng phát triển nhuyễn thể khá lớn,
khoảng 15.000 ha đất bãi bồi, cồn nổi. Diện tích đã nuôi và khai thác nghêu năm
2008 là 4.200/7.800 ha đất được nhà nước giao. Sản lượng thu hoạch bình quân
9.000 tấn/năm đối với nghêu thịt, cao điểm lên đến 37.000 tấn/năm; và nghêu

giống là bình quân hơn 400 -500 tấn/năm, cao điểm hơn 1.000 tấn/năm và ngày
càng phát triển với mật độ dày và quy mô rộng hơn.
Nhìn chung diện tích nuôi cá tra, tôm thẻ chân trắng, cua năm nay có tăng
do giá lúc đầu có nhích lên nhưng tôm sú giảm do tiêu thụ không ổn định. Diện
tích nuôi tôm sú một số nơi bỏ trống hoặc chuyển sang làm muối hiệu quả hơn,
đặc biệt các xã Thừa Đức, Thới Thuận huyện Bình Đại đã chuyển sang làm muối
trên 500 ha; các ao nuôi cá tra đã chuyển nhượng hoặc cho các công ty chế biến
thuê để dễ dàng tiêu thụ.
Ở vùng ven biển Thạnh Phú tuy việc nuôi nghêu, khai thác nghêu giống
có bị nạn “nghêu tặc” trộm phá nhưng bước đầu đã khai thác được giá trị khoảng
20


20 tỷ đồng; hiện đang củng cố các Ban quản lý hợp tác xã để việc tổ chức quản
lý, khai thác, ăn chia được tốt hơn. Việc sinh vật 2 mảnh ký sinh bám vào con ốc
gạo ở hợp tác xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách gây thiệt hại rất đáng
kể nhưng vẫn chưa tìm được nguyên nhân và giải pháp để chữa trị. Nạn cào điện
dưới sông, nạn mò bắt cắp, thuốc tôm trong ao vẫn làm cho nhiều người lo sợ
không yên tâm phát triển sản xuất.
Đến nay các hợp tác xã nghêu hoạt động ổn định, công tác quản lý được
thực hiện khá tốt, nguồn giống xuất hiện trong năm khá nhiều, công tác quản lý
giống tự nhiên và san thưa được thực hiện khá tốt.
Năm 2008 toàn tỉnh có 720 ha đã và đang đầu tư nuôi cá tra xuất khẩu, diện
tích đã thả giống là 650ha; sản lượng thu hoạch đến cuối năm ước đạt
100.025tấn; năng suất bình quân đạt 300tấn/ha mặt nước.
Tôm càng xanh phát triển khá mạnh, gồm các mô hình nuôi tôm càng xanh
trong vườn dừa, nuôi tôm càng xanh liền canh liền cư và nuôi luân canh trong
ruộng lúa.Tổng diện tích nuôi tôm càng xanh đã thả giống đạt 2.261ha, sản lượng
ước đạt 1.696 tấn. Hình thức nuôi tôm luân canh 1 vụ tôm sú, 1 vụ tôm càng –
lúa phát triểm mạnh ở huyện Thạnh Phú, đến nay tổng diện tích đã thả giống theo

hình thức này đạt 5.200ha, năng suất đạt 130 kg/ha.
2.4.3 Tình hình chế biến xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bến Tre
Trong năm 2008 các đơn vị CBXK thủy sản trong ngành có được các chỉ
tiêu sau:
Thành phẩm chế biến đạt 26.200 tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2007,
đạt 84% kế hoạch năm;
Kim ngạch xuất khẩu 74,9 triệu USD, tăng 20,9% so với năm 2007, đạt
93,7% kế hoạch năm 2008, chiếm 38,1% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Ngành
thủy sản Bến Tre lấy đối tượng xuất khẩu làm gốc, đồng thời mở rộng đối tượng
tiêu thụ nội địa có giá trị kinh tế cao, có thị trường rộng mở. Hiện nay, tỉnh tập
trung 5 đối tượng nuôi chủ yếu như tôm sú, cá tra, nghêu, tôm chân trắng và tôm
càng xanh. Ngoài ra còn chú ý phát triển một số đối tượng nuôi khác như cá
chẽm, cá mú, cá bống tượng, cá kèo, cá điêu hồng, cá rô phi dòng Gift, cua biển,
sò huyết, baba, cá sấu, nhìn chung tình hình tiêu thụ, chế biến xuất khẩu thuỷ sản
tương đối thuận lợi đã kích thích được nghề nuôi thuỷ sản ở Bến Tre, nhất là tôm
sú và cá da trơn. Tuy nhiên để đạt được chỉ tiêu xuất khẩu thuỷ sản năm 2008 và

21


những năm tới thì hoạt động chế biến thuỷ sản ở Bến Tre cần nỗ lực nhiều hơn
nữa.
Theo tin từ Hiệp Hội thủy sản (VASEP, 2009): xuất khẩu ca tra năm 2008
đạt 928 triệu USD. Mặt hàng tôm đông lạnh được xem là có mức sụt giảm nhiều
nhất, đây là lần đầu tiên xuất khẩu tôm giữ mức tăng trưởng âm. Hiện nay giá
tôm nguyên liệu loại 20 con/kg có giá 117.000 đồng, loại 30 con/kg giá 95.000
đồng, loại 50 con/kg giá 80.000 đồng. Trong khi giá thức ăn nuôi tôm đang đứng
ở mức cao, cùng với những rủi ro về thị trường xuất khẩu, dịch bệnh... đang tạo
sức ép lên người nuôi tôm. Bên cạnh việc thiếu vốn đầu tư cho con tôm, do chậm
tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ khiến diện tích nuôi tôm ở tỉnh Bến

Tre giảm nhiều so với vụ nuôi trước
Trước bối cảnh đó Sở NN-PTNT Bến Tre đã đề ra một số biện pháp sau:
Đó là chính sách trợ giá cho ngư dân; khuyến khích sản xuất trong nước thức ăn,
hóa chất, chế phẩm vi sinh...phục vụ nuôi trồng thủy sản (trừ hóa chất, thức ăn
thủy sản, chế phẩm vi sinh...đã được sản xuất trong nước nhưng do nguyên liệu
nhập ngoại nên giá thành phẩm vẫn cao); tránh bị các doanh nghiệp nước ngoài
ép giá (rất khó); đầu tư chương trình nghiên cứu sản xuất giống cho các doanh
nghiệp, kể cả nông dân, để họ trực tiếp sản xuất con giống (chủ yếu là giống thủy
sản: tôm sú, tôm càng xanh, cá nước ngọt...,mục đích là giảm giá thành nhưng
nông dân không có đủ vốn, phương tiện kỹ thuật, trình độ để sản xuất và kiểm
tra, đánh giá chất lượng con giống. Nếu con giống không tốt thì người nuôi chịu
nhiều rủi ro... ).

22


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Phương pháp luận
3.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
Khái niệm
Xuất khẩu là một hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhằm
đáp ứng và thõa mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính
mình, đồng thời đem lại ngoại tệ cho các nước xuất khẩu, giải quyết việc làm cho
người lao động.
Vai trò của xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế, thông
qua tạo nguồn thu ngoại tệ, đồng thời đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho nước khác.
- Phát triển hoạt động xuất khẩu giúp tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt

động xuất khẩu, thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất, sử dụng năng
lực thừa, tạo việc làm cho người lao động.
- Xuất khẩu còn thúc đẩy viêc phát minh sáng tạo, phát triển và ứng dụng
khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Xuất khẩu góp phần vào sự phân công lao động giữa các nước trên thế
giới, đồng thời giúp tăng cường hợp tác quốc tế.
3.1.2 Một số nguyên tắc ảnh hưởng đến xuất khẩu
- Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị hiếu
tiêu dùng của thị trường.
- Thuế quan: Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu
hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của
thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước.
- Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng hàng hoá hoặc giá trị hàng hoá mà
chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể
nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm.

23


- Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng
thời gian nhất định
3.1.3 Một số khái niệm thường dùng trong chế biến thủy sản
- Raw PTO: tôm sú bỏ đầu lột vỏ 5 đốt từ đốt đầu đến đốt thứ năm, để lại đốt
đuôi, xẻ lưng 3-4 đốt từ đốt thứ hai đến hết đốt thứ 4 hoặc đốt thứ 5.
- Cooked PD: tôm sú bỏ đầu, lột hết vỏ, xẻ lưng 3-4 đốt từ đốt thứ 2 đến hết
đốt thứ 4 hoặc thứ 5, hấp chín.
- Cooked PTO: tôm sú bỏ đầu lột vỏ 5 đốt từ đốt đầu đến đốt thứ năm, để lại
đốt đuôi, xẻ lưng 3-4 đốt từ đốt thứ hai đến hết đốt thứ 4 hoặc đốt thứ 5, hấp
chín.

- Ezpeel: tôm sú, tôm chì bỏ đầu, cát vỏ 5 đốt từ đốt đầu tiên đến đốt thứ năm,
cắt dọc sống lưng.
- PUD: tôm thẻ, tôm chì lặt đầu bỏ vỏ.
- PD: tôm thẻ, tôm chì lặt đầu bỏ vỏ, rút tim.
- Nobashi: tôm sú bỏ đầu, lột vỏ 5 đốt từ đốt thứ nhất đến hết đốt thứ năm, để
lại đốt đuôi, đuôi cắt chữ V, bẻ kiếm, cắt 1/3 kiếm, căt bụng và duỗi dài theo quy
cách hoặc ép nhẹ thẳng thân tôm.
- Tôm tẩm bột: tôm sú bỏ đầu, lột vỏ từ đốt thứ nhất đến hết đốt thứ năm, để
lại đốt đuôi, bẻ kiếm, đuôi cắt chữ V, cắt 1/3 kiếm, cắt bụng và duỗi dài theo qui
cách hoặc ép nhẹ thẳng thân tôm, tẩm bột 3 lớp ( bột khô, bột ướt, bột xù)
- Block: tủ đông tiếp xúc.
- Semi block: tủ đông gió.
- IQF: băng chuyền IQF.
- ISO: tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa. ( International Organization for
Standardization).
- FAO: tổ chức lương nông liên hiệp (Food and Agriculture Organization)
- GAP: sản xuất nông nghiệp bền vững (Good Agriculture Practices)
- HACCP: hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (Hazard
Analysis Critical Control Point).
- GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross domestc product).
- Sản phẩm thủy sản: thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc
trưng.
- Sản phẩm thủy sản chế biến: sản phẩm đã qua hình thức chế biến, như: xử
lý, nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên, có phối
chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác.
24


×