Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.53 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------

NGUYỄN THỊ QUÝ

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(2009 - 2014)

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
THS TRẦN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

.
X



ý

p ạ H Nộ 2






Lị










e






quý báu.
e



.



e


Thu Hà này.
e







p ạ







H Nộ 2



p

.

e

!
H Nộ


05 ă 2015

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quý




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin
.N
í




ợp

í
õ



.


.

H Nộ

05 ă 2015

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Quý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014) .................................................... 5
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH THÁI BÌNH ..............................................5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 5
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình trước năm 2009 ................ 8
1.2. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM
TRƯỚC NĂM 2009 ................................................................................................17
1.2.1. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới trước Đại hội VI
(1986)........................................................................................................................18
1.2.2. Các quan điểm của Đảng về xây dựng Nông thôn mới từ Đại hội VI
đến 2009 ...................................................................................................................20
1.2.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trước 2009 ........ 26
1.3. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÁI BÌNH
TRƯỚC NĂM 2009 ................................................................................................28
1.4 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2009 - 2014 ....................................................28
Chương

2ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI


BÌNH LÃNH ĐẠO

XÂY

DỰNGNÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014) ................................................... 34
2.1.CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014).........................................................................34
2.2.CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN NÔNG THÔN MỚI GIAI
ĐOẠN 2009 - 2014 .................................................................................................36
2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC BƯỚC ĐẦU TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2014 ..39


Chương 3NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................ 51
3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2009 - 2014...............51
3.1.1. Thuận lợi .......................................................................................... 51
3.1.2. Khó khăn .......................................................................................... 53
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở THÁI BÌNH ...................................................................................55
3.2.1. Phương hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Bình .......... 55
3.2.2. Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới .......................... 56
3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................................................................61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 64


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng

nước và giữ nước nên phần lớn cư dân nước ta sống quần tụ theo từng dòng
họ và theo phạm vi làng xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thôn,
xóm…) đã trở thành nét văn hoá riêng của người Việt Nam từ muôn đời nay.
Đến nay quá trình đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70%
dân số sinh sống và hơn 54% lao động việc làm ở nông thôn.
Nông thôn nước ta luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình
dựng nước và giữ nước. Trong các cuộc chiến tranh chống lại các cuộc xâm
lược ngoại bang, nông thôn là nơi cung cấp người và của để chiến thắng quân
thù. Trong hàng ngàn năm phát triển, nông thôn là nơi hình thành và lưu giữ
những nét bản sắc văn hoá của dân tộc. Ngày nay nông thôn vừa là nơi cung
cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến, nông sản hàng hoá cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh
tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hàng hoá do các nhà máy ở thành
phố sản xuất ra.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, là vựa lúa chính của đồng
bằng Bắc Bộ, có đồng ruộng bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Thái Bình nằm
trong phạm vi ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có đường bờ
biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Thành phố Thái
Bình cách thành phố Hải Phòng 70km và cách thủ đô Hà Nội 110km, là
những thị trường tiêu thụ rộng lớn trong việc hỗ trợ đầu tư kĩ thuật, kinh
nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và thông tin cho tỉnh. Vị trí địa lý
trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Thái Bình phát triển và mở rộng giao
lưu kinh tế trong mọi lĩnh vực với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

1


Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng
là chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, vì trong quá trình này
đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu

nhập cho cư dân ở nông thôn, tạo tiền đề giải quyết hàng loạt các vấn đề
chính trị xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta phát triển văn minh, hiện
đại.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình
lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2009 - 2014)” làm đề tài khoá luận tốt
nghiệp của mình nhằm nhận thức rõ thêm sự phát triển tư duy nhận thức cũng
như sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
(2009 - 2014)” là hoàn toàn mới mẻ, chưa có một công trình nào đi sâu
nghiên cứu đầy đủ và hệ thống.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Đảng bộ địa phương với sự phát triển nông nghiệp, nông dân
và nông thôn có những bài viết tiêu biểu: “X
Bình (2009 - 2012) của Th.s Lê Thị Hồng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số
1 năm 2013 và bài viết “ nh Thái Bình th c hi

ng

nông thôn m ” của Th.s Vũ Thị Quyên trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
tháng 7 năm 2013. Những bài nghiên cứu trên mới chỉ nêu tóm tắt về tình
hình nông nghiệp nông thôn và chỉ ra một số thành tựu cơ bản.
Trên cơ sở kế thừa những tài liệu trên, khóa luận đi sâu vào giải quyết
một cách hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nông
thôn mới từ năm 2009 đến năm 2014.

2


3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong quá trình xây
dựng nông thôn mới từ năm 2009 đến năm 2014 qua đó đánh giá được những
thuận lợi, khó khăn, đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng nông thôn mới
ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ
Khóa luận nghiên cứu:
- Cơ sở Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2009 2014)
- Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2009 - 2014)
- Nhận xét
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009 đến năm 2014
- Không gian nghiên cứu: trên cơ sở cả nước nói chung, tìm hiểu về Thái
Bình nói riêng.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu là các văn kiện Đại hội Đảng và chuyên khảo về
Lịch sử Đảng bộ, các báo cáo tổng kết kinh tế hàng năm của huyện, tỉnh và
các Nghị quyết của Huyện uỷ và Tỉnh uỷ Thái Bình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương, phương pháp sử
dụng trong khoá luận bao gồm các phương pháp: Nghiên cứu chủ nghĩa Mác
– Lênin với tư tưởng Hồ Chí minh, kết hợp phương pháp lịch sử, phương

3


pháp logic, phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích
cùng với phương pháp điền dã.
5. Đóng góp của khoá luận

Khoá luận làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong
quá trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2009 đến năm 2014.
Đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm
trong xây dựng nông thôn mới ở Tỉnh Thái Bình.
Khoá luận đã khai thác, xây dựng được một hệ thống tư liệu có giá trị
góp phần nghiên cứu lịch sử của địa phương.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở để đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đaọ xây dựng nông
thôn mới (2009 - 2014)
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
(2009 – 2014)
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm

4


Chương 1
CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2009 - 2014)
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH THÁI BÌNH
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt
Nam. Tọa độ: 20°18′đến 20°44′độ vĩ bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đông.
Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về
phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam. Thái
Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía Bắc, Hưng Yên ở phía
Tây Bắc, Hải Phòng ở phía Đông Bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía

Tây và Tây Nam. Phía Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch
phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1
- 2 mét trên mực nước biển, thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam. Thái Bình có
bờ biển dài 52 km.
Tỉnh có 4 con sông chảy qua: phía Bắc và Đông Bắc có sông Hóa dài
35 km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài
53 km, phía Tây và Nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà
Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ Tây sang Đông dài
65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt,
Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ
thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù

5


sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến
nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15 - 20 km.
Khí hậu - Thủy văn
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm,
mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước
đến tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy không
rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình:
23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung
bình: 85-90%
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm đón
nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con
sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển

Sông ngòi
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón
nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con
sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác,
do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, người ta đã tạo ra hệ
thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên
tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5 - 6 km/km2. Hướng dòng chảy của các
con sông đa số theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Bắc, Đông Bắc
Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình
Hệ Thống sông ngoài đê: Phía Tây, Tây Nam và phía Nam (đoạn ngã
ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là
nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho Thái Bình. Phía Tây Bắc là sông
Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp nước cho các huyện
Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Phía Đông Bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái
Bình. Sông Trà Lý (một chỉ lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy
6


ra biển, chia đôi Thái Bình thành hai khu: Khu bắc và khu nam. Sông Diêm
Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy (phần
Thụy Anh, phần Thái Ninh cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh
Hệ thống sông trong đê: Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê
chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người
dân.
Ao, hồ, đầm
Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao
nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc
do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen
kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi
đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đăp nền nhà,

tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước
sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng
vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25%
đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn
(khoảng 200-300m2). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải
tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy
trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu
quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú,
tôm rảo..).
Biển
Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của
Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các
eo biển rộng. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Tây Bắc biển Đông, thực ra là phần
lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá
200m.
7


Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích
bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc song - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm
tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.
Tài nguyên thiên nhiên
Khí mỏ: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ
năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên.
Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12
triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn
hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Nước khoáng nóng: Đã thăm dò và phát hiện ở làng Khả xã Duyên Hải
huyện Hưng Hà mỏ nước nóng 57 °C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72 °C ở độ
sâu 178 m có thể sẽ được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa

bệnh, hiện tại có 2 công ty nước khoáng khai thác hoạt động tại làng Khả
(công ty nước khoáng Duyên Hải và Tiên Hải).
Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với
trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh).
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình trước năm 2009
1.1.2.1. Kinh tế
Nhiều năm qua, bên cạnh những thuận lợi, Thái Bình gặp không ít khó
khăn. Trận mưa úng đầu tháng 9/2003 gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông
nghiệp và thuỷ sản (giảm 2% tăng trưởng GDP toàn tỉnh). Dịch cúm gia cầm
năm 2003 bùng phát, giá cả hàng hoá, xăng, dầu, vật tư nguyên liệu cho sản
xuất và tiêu dùng tăng cao… Song với những quyết tâm nỗ lực phấn đấu của
Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh và có những giải pháp hợp lý, nên kinh tế của
tỉnh vẫn từng bước phát triển ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá; đời sống
nhân dân từng bước được cải thiện, các mặt văn hoá, xã hội,... có tiến bộ và
phát triển khá đồng đều.
8


Tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh năm 2005 đạt 6455 tỷ đồng (theo giá so
sánh 1994). So với năm 2004, tăng 7,8%. So với năm 2000, tăng 41,6% gấp 1,8
lần năm 1995, số tuyệt đối GDP của Thái Bình gấp 2,0 lần Ninh Bình, 2,2 lần
Hà Nam, 1,3 lần Bắc Ninh, 1,2 lần Hưng Yên, 1,04 lần Vĩnh Phúc và 1,01 lần
Nam Định.
GDP bình quân 5 năm (2001-2005), tăng 7,21%, so với mục tiêu Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vượt 0,21%. Thời kỳ 1996 - 2000, tăng trưởng
bình quân năm là 4,45%. Riêng năm 2005 dự tính GDP tăng 7,8%, thấp hơn
mức bình quân chung cả nước, (cả nước tăng 8,4%), cao hơn Nam Định (do
bão số 7, tăng trưởng GDP của Nam Định chỉ đạt 7%). Còn các tỉnh xung
quanh đều có mức tăng trưởng trên 10%. Tăng trưởng kinh tế của Thái Bình
thấp hơn các tỉnh trong vùng vì là tỉnh nông nghiệp có cơ cấu khu vực 1 (khu

vực có năng suất thấp và chịu ảnh hưởng nhiều do tác động của thiên nhiên)
chiếm tới 42% tổng GDP.
GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,70 triệu đồng (370 USD), so
với năm 2004 tăng 18%; so với năm 2000 tăng 75,4%. Tuy tăng nhanh qua
các năm, nhưng so với mục tiêu Đại hội XVI tỉnh Đảng bộ đề ra thì chỉ tiêu
này mới đạt 92,5% (mục tiêu 400 USD) và thấp hơn mức bình quân chung
của cả nước (5,70 triệu đồng so với 8,69 triệu đồng).
Cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế của Thái Bình đang có sự chuyển dịch
theo hướng và mục tiêu đã đề ra. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng từ
14,75% năm 2000, tăng lên 22,86% năm 2005, so với mục tiêu đại hội vượt
5,86%. Khu vực dịch vụ tăng từ 31,56% năm 2000 lên 34,87% năm 2005,
chưa đạt được mục tiêu đại hội đề ra (mục tiêu 35%) [13, tr.5].
Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc huy
động GDP vào ngân sách của tỉnh.

9


Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2005 đạt 4821 tỷ đồng (giá cố
định 1994), so với năm 2004 tăng 2,49% và tăng 21,59% so với năm 2000,
bình quân 5 năm tăng 4,0%, vượt mục tiêu đại hội 0,54%. GDP khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2005 đạt 3138 tỷ đồng tăng 1,26% so với
năm 2004 và tăng 17,2% so với năm 2000. Mức tăng bình quân 5 năm là
3,23%.
- Riêng nông nghiệp giá trị sản xuất năm 2005 đạt 4354 tỷ đồng, so với
năm 2004 tăng 1,65%, so với năm 2000 tăng 18,8%, bình quân 5 năm tăng
3,51%. Mức tăng trưởng sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm vừa qua
thấp (trong khi nông nghiệp cả nước tăng bình quân khoảng 4,4%). Nguyên
nhân khách quan do thiên tai xảy ra đối với trồng trọt 2 năm 2001 và 2003;

đối với chăn nuôi gia cầm năm 2003, 2004.
- Sản xuất lương thực từ năm 2001 đến 2005 (trừ năm 2003) đều đạt
trên 1 triệu tấn, giữ vững mục tiêu 1 triệu tấn lương thực đã đề ra. Lương thực
bình quân đầu người từ 595 kg/người năm 2000, tăng lên 611 kg/người năm
2004.
- Giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi năm 2005 (theo giá cố định 1994) đạt
1220 tỷ đồng, tăng 17,53% so với năm 2004 và tăng 62,5% so với năm 2000,
mức tăng bình quân 5 năm là 10,19%. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi
đang có chuyển biến tích cực, trồng trọt giảm từ 75,6% năm 2000 xuống
64,77% năm 2005, chăn nuôi từ 21,3% lên gần 32%. Cơ cấu chăn nuôi đang
chuyển dần sang kinh tế hàng hoá, đàn trâu năm 2005 chỉ bằng 59,7% năm
2000. Chăn nuôi bò thịt tăng nhanh, đàn bò năm 2005 tăng 34% so với năm
2001 và 13,9% so với năm 2004. Số đầu lợn năm 2005 so với năm 2004 tăng
11,72%, so với năm 2000 tăng 64,1%, bình quân 5 năm tăng 10,41%, trong
đó lợn nái gấp 1,4 lần năm 2000, tăng 7,5% so với năm 2004, bình quân 5
10


năm tăng 7,0%; thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 10,8% so với năm 2004 và tăng
gấp 1,5 lần so với năm 2000, bình quân 5 năm tăng 9,45%. Chăn nuôi gia
cầm, thuỷ sản và các con đặc sản cũng được khuyến khích phát triển. Sản
lượng thuỷ sản năm 2005 so với năm 2004 tăng 10,6%. Riêng sản lượng tôm
tăng 10,8%. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2005 so với năm 2004 tăng
11,8%, gấp 1,7 lần năm 2000 và bình quân 5 năm tăng 10,8% năm [13, tr.8].
Những năm qua tỉnh Thái Bình đã chuyển 6000 ha diện tích cấy lúa, làm
muối sang nuôi trồng các cây, con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2005 giá
trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất nông nghiệp của tỉnh đạt 38,32 triệu đồng,
so với năm 2004 tăng 3,67%, so với năm 2000 tăng 18,9%. Toàn tỉnh đã có
140 xã, thị trấn xây dựng được 269 cánh đồng với diện tích 2842 ha, đạt giá
trị sản xuất bình quân 63,4 triệu đồng/ha năm [13, tr.9].

Khó khăn và hạn chế của nông nghiệp là: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển bền vững, khả năng chống đỡ thiên tai còn hạn chế; kinh tế hộ gia
đình, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn còn yếu. Tác động của
công nghiệp vào nông nghiệp và thuỷ sản chưa rõ nét, công nghiệp chế biến
nông, hải sản chậm phát triển. Giá cả vật tư nông nghiệp, phân hoá học, thuốc
trừ sâu, tăng cao hơn hẳn giá nông sản, nên tỷ lệ lãi của người nông dân thấp.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Bình năm 2005 đạt 3317 tỷ đồng
(theo giá cố định 1994), so với năm 2004 tăng 20,83%, so với năm 2000 tăng
gấp 2,3 lần, bình quân 5 năm tăng 17,8%. So với thời kỳ (1996-2000) tăng gấp
2,2 lần; năm 2005 toàn tỉnh có 173 làng nghề đạt tiêu chuẩn 100% số xã có
nghề (năm 2001 có 82 làng nghề) [13, tr.10]. Nghề và làng nghề được mở rộng
và phát triển, đã giải quyết việc làm tại chỗ, giảm hộ thuần nông, tăng thu nhập
cho người lao động và góp phần từng bước đô thị hoá nông thôn. Đồng thời
11


tỉnh có chủ trương phát triển mạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập
trung. Đến nay có 5 khu công nghiệp là Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền
Hải, Cầu Nghìn, Xuân Hoà và phát triển các cụm công nghiệp ở tất cả các
huyện, thành phố.
Thái Bình đã tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công
nghiệp và cụm công nghiệp bằng mọi nguồn vốn huy động được và xây dựng
các khu này để làm nòng cốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đô thị. Từ năm 2001 đến 2005, có
109 dự án hoàn thành, đi vào sản xuất, với số vốn đầu tư 1600 tỷ đồng, tạo
việc làm cho gần 2,5 vạn lao động.
Thái Bình đã tích cực sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị
định 103/CP, đa dạng hoá các loại hình sản xuất công nghiệp. Từ năm 2001

đến năm 2005 đã thành lập 890 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm
hữu hạn, cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp nhà nước [13, tr.14].
Trong sản xuất công nghiệp chú trọng phát triển những ngành nghề sử
dụng nguyên liệu địa phương như: sản phẩm nông sản, thực phẩm, sản phẩm
sành, sứ, thuỷ tinh, dệt, da, may mặc,v.v...
Hạn chế của sản xuất công nghiệp Thái Bình trong thời kỳ này là các cơ
sở sản xuất chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ, tỷ trọng công nghiệp thấp. Lực lượng
lao động kỹ thuật còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp
kỹ thuật cao. Số sản phẩm khẳng định thương hiệu chưa được nhiều. Chưa có
nhà máy lớn, có giá trị sản xuất cao, tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong công
nghiệp…
Lĩnh vực đầu tư
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 2934 tỷ đồng, tăng 14,7% so
với năm 2004, tăng 70,0% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng 11,2%;
cả thời kỳ 2001- 2005 là 11416 tỷ đồng, so với mục tiêu Đại hội XVI, tăng
12


8,6%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP năm 2000 là 17,3%, năm 2005
là 27,6% [13, tr.17].
Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2001- 2005 so với thời kỳ 1996- 2000 tăng gấp
2,6 lần. Vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào các công trình phục vụ nông nghiệp,
làm mới và nâng cấp đường giao thông, cầu, cống, xây dựng cơ sở hạ tầng các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trường học, bệnh viện, công trình văn
hoá, thể thao. Nhiều công trình hạng mục công trình có vốn đầu tư lớn hoàn
thành đưa vào sử dụng đã phát huy tác dụng phục vụ cho sản xuất, đời sống như:
cầu Vô Hối, cầu Trà Lý, hệ thống giao thông nội thị, trung tâm hội nghị tỉnh, nhà
bảo tàng, khu quảng trường, trường Chính trị tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh
viện huyện, chợ Bo,…
Do những năm qua đầu tư xây dựng được chú ý nên đã tạo ra được 7652

tỷ đồng cho tỉnh. Các tầng lớp dân cư cũng đã đầu tư xây dựng và mua sắm
thiết bị với số vốn khá lớn, chiếm khoảng trên 60% tổng số vốn đầu tư toàn xã
hội, làm cho nền kinh tế của tỉnh có nhiều khởi sắc, bộ mặt thành phố và nông
thôn có nhiều thay đổi.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng từ năm 2001 đến 2009 luôn tăng ở mức
khá: năm 2005 tăng 14,7% so với năm 2004 và gấp 1,5 lần so với năm 2000,
bình quân hàng năm tăng 8,8% [13,tr.18].
Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ
Các công trình giao thông vận tải trong những năm qua được đầu tư
đúng mức. Cầu Tân Đệ, quốc lộ 10, các cầu cống, bến phà, bến bãi,... được
hoàn thành, hệ thống giao thông nông thôn tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp.
Đặc biệt các tuyến đường nối các thôn xóm do xã quản lý (có trên 2000 km)
hầu như đã được rải nhựa và bê tông.

13


Về vận tải, đã cổ phần hoá công ty xe khách, giải thể xí nghiệp vận tải
hàng hoá, cho phép thành lập các công ty tư nhân, liên doanh, liên kết với tỉnh
ngoài và có đủ các thành phần kinh tế tham gia vận tải.
Phương tiện vận tải được đầu tư, nâng cấp, vận tải hành khách phần lớn
bằng xe có chất lượng cao, đảm bảo vận chuyển an toàn và đáp ứng đầy đủ
mọi nhu cầu đi lại của nhân dân.
Vận tải hàng hoá, phát triển mạnh cả đường bộ, đường sông, đường
biển. Khối lượng vận tải và doanh thu vận tải những năm qua tăng nhanh.
Năm 2005 vận tải hàng hoá đạt 8 triệu tấn, tăng gấp 3,2 lần so với năm 2000,
khối lượng hành khách vận chuyển đạt 6,7 triệu lượt người. Doanh thu vận tải
hàng hoá và hành khách đạt 540 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2000.
Giá trị sản xuất ngành vận tải năm 2005 tăng gấp 2,7 lần năm 2000, bình
quân hàng năm tăng 21,65%.

Ngành Bưu chính viễn thông: được trang bị máy móc hiện đại, kỹ thuật
tiên tiến. Đến năm 2005, Thái Bình có 1 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện,
thành phố, 40 bưu cục khu vực, có 10 máy vô tuyến điện, 30 tổng đài điện
thoại và 13 máy in cước, 100% số xã có điện thoại, 222 xã có điểm bưu điện
văn hoá. Toàn tỉnh có 77 nghìn máy điện thoại, mật độ điện thoại bình quân
100 người dân đạt 4,5 máy. Hệ thống máy vi tính được trang bị rộng, được
nối mạng intenet cho hầu hết các sở, ban, ngành trong tỉnh. Doanh thu ngành
bưu chính viễn thông, năm 2005 đạt 200 tỷ đồng gấp 3,4 lần năm 2000, giá trị
sản xuất bình quân 5 năm tăng 11%/năm.
Ngành Thương mại, nhiều công ty Nhà nước được cổ phần hoá, tư nhân
hoá và thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn
mới kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Năm 2005 có 265 doanh nghiệp thương mại
(trong đó 260 doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh, chiếm trên 98%)
cùng với gần 40 nghìn hộ kinh doanh cá thể và hệ thống chợ được đầu tư xây
14


dựng, tạo được khí thế sôi động trong hoạt động thương mại. Năm 2005 tổng
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 4160 tỷ đồng, tăng 21,8% so
với năm 2004 và tăng gấp 2 lần so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng
14%. (kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 95% trong tổng mức bán lẻ). Hàng hoá
trên thị trường ngày càng phong phú đa dạng, phương thức mua bán thuận
tiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thời kỳ 2001-2003 giá cả
hàng hoá ổn định, chỉ số giá hàng năm tăng nhẹ, từ năm 2004 do giá xăng,
dầu tăng, thiên tai, dịch bệnh, dịch cúm gia cầm H5N1,v.v... nên giá cả nói
chung tăng cao.
Hoạt động xuất nhập khẩu từ năm 2001 - 2005 được đẩy mạnh. Số
lượng các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu tăng nhanh qua các năm. Đến năm
2005, toàn tỉnh có 54 doanh nghiệp có hàng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu
được mở rộng sang cả châu Âu và châu Mỹ. Tổng trị giá xuất khẩu luôn tăng,

năm 2001 đạt 47 triệu USD, năm 2002 đạt 53 triệu USD, năm 2003 đạt 64
triệu USD, năm 2004 đạt 81,9 triệu USD. Đến năm 2005 đạt 95 triệu USD, so
với năm 2004 tăng 15,8%, so với năm 2000 gấp 2,8 lần, bình quân 5 năm tăng
21,5%/năm, vượt mục tiêu Đại hội XVI là 27% (vượt 20 triệu USD). Tổng
kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2001 - 2005) đạt 341 triệu USD.
Tổng trị giá nhập khẩu năm 2009 đạt 195 triệu USD, tổng trị giá nhập
khẩu 5 năm (2001 - 2005) là 311 triệu USD. Bình quân tăng 12,8%/năm.
Những mặt hàng chủ yếu nhập trong năm qua là nguyên liệu cho sản xuất
công nghiệp như: sắt, thép, bông, men sản xuất gạch, nguyên phụ liệu ngành
dệt, may, hoá chất, chất phụ da, thuốc chữa bệnh và một số hàng phục vụ tiêu
dùng,v.v...
Thu ngân sách nhà nước năm 2005đạt 2902 tỷ đồng, thu trên địa bàn
tỉnh đạt 1202 tỷ đồng, gấp 4,0 lần so với năm 2000. Tổng chi ngân sách địa
phương ước năm 2005 là 1836 tỷ đồng, chi cho phát triển kinh tế 1126 tỷ
15


đồng, tăng 35,9% so với năm 2004. Chi cho tiêu dùng thường xuyên 825 tỷ
đồng tăng 0,5% so với năm 2004. Nguồn vốn tín dụng huy động 2880 tỷ
đồng, gấp 2,3 lần, cho vay đạt 4083 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2003.
Nhìn chung các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định, giá trị sản
xuất năm 2009 đạt 3769 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 11,7% so với năm
2006, tăng 58,5% so với năm 2000, bình quân 5 năm tăng 9,65%/năm, so với
mục tiêu Đại hội XVI chưa đạt, còn thấp hơn 1,35% (mục tiêu đại hội tăng
11%) [13, tr.21 - 23].
1.1.2.2. Dân số và lao động
Dân số
Dân số trung bình của Thái Bình là 1.786 ngàn người, chiếm 0,5% về diện
tích, chiếm 9,85% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,23% của cả
nước.

Mật độ dân số trung bình là 1.196,7 người/km2, gấp 1,32 lần vùng Đồng
bằng sông Hồng (923 người/km2) và 3,6 lần so với cả nước .
Dân số đô thị của tỉnh 146 nghìn người, bình quân tăng 7,02%/năm, tỷ
lệ đô thị hóa mới đạt 7,89%, chỉ bằng 33,3% vùng đồng bằng sông Hồng
(23,8%) và 30% của cả nước (26,3%).
(D

ố 2001: 1.801

2002: 1825

2004: 1843
2007: 1868

2005: 1851

2003:1837
2006 : 1860

)

Điểm dân cư nông thôn trung bình 2000 người/ thôn, phân bố phân tán
chia cắt mạnh với mật độ 0,5 thôn/km2. Mật độ dân cư ở trong các thôn trung
bình 5.403 người/km2 (vượt ngưỡng của đô thị loại V)
Kết quả điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 của Tổng cục Thống kê:
Dân số Thái Bình là 1,786 người đứng thứ 9 cả nước, tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên là 0,83%
16



Lao động
Năm 2007 lao động trong độ tuổi 1.092 nghìn người, Lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế:
- Ngành nông nghiệp: 640,2 nghìn người, ngành công nghiệp 178,7
nghìn người, xây dựng 30,6 nghìn người, công nghiệp và xây dựng chiếm
21%, Dịch vụ 461,5 nghìn chiếm 14,6%
Lao động có trí thức chiếm 6,5%, lao động có nghề chiếm 30%, lao
động phổ thông 63,5%
Tỉnh có hơn 146.000 công nhân viên chức,trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh có 77.000 lao động
Tiềm lực khoa học công nghệ :(7/2007) Toàn tỉnh có trên 30.453 người
có trình độ từ cao đẳng Đại học trở lên (tăng 28% so 2005), Trí thức có trình
độ trên đại hoăc (Thạc sỹ, Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I,II ) là 852 người
(tăng 47% 2005) và 98 tiến sỹ (tăng 237% 2005).
1.2. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM
TRƯỚC NĂM 2009
Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất theo Thông tư số
54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban
nhân dân xã".
"Nông thôn mới là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được
nét đẹp của truyền thống Việt Nam.
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật

17



tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn
mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý
giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ
thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã
hội"[10, tr.2].
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
"Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,
dân chủ,văn minh" [10, tr.3].
1.2.1. Các quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới trước Đại hội
VI (1986)
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng
của vấn đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Đại hội Đảng lần thứ III (năm 1960): Trong bối cảnh đất nước ta
đang tạm bị chia cắt làm hai miền, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
đang ngày càng ác liệt, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã xác định: đưa
miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến
18



lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể…từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế
cân đối và hiện đại. Chủ trương của Đảng là: “…xây dựng một nền kinh tế xã
hội cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công
nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý,
đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ…[16, tr 182 183].
Tiếp theo, Hội nghị Trung ương 5 khoá III (năm 1961) đã ra Nghị
quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp, trong đó nêu lên phương hướng cải
tiến công cụ và cơ giới hoá nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961 - 1965).
Đại hội IV (năm 1976): Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng,
Đảng ta đã chủ trương: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đưa nền
kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa… kết hợp
xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp” [2, tr.68]. Đại hội đã xác định kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 là:
“Tập trung cao độ lực lượng của cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một
bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp… nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu
của cả nước về lương thực, thực phẩm và một phần hàng tiêu dùng thông
thường…”
Đại hội V: Từ thực tiễn 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và những năm sau thống nhất đất nước, Đảng ta ngày càng thấy rõ vai trò của
sản xuất nông nghiệp. Đại hội V đã chỉ rõ: “Trong 5 năm 1981 - 1985 và
những năm 80 cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng
một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công

19


nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông

nghiệp hợp lí”.
Như vậy, từ Đại hội III đến Đại hội IV và Đại hội V của Đảng, chúng
ta có thể khẳng định rằng, tuy chưa đề cập đến cụm từ “Nông thôn mới”
nhưng Đảng ta luôn xác định nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng, là mặt
trận hàng đầu, đồng thời đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối để phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại.
1.2.2. Các quan điểm của Đảng về xây dựng Nông thôn mới từ Đại hội VI
đến 2009
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: Đại hội VI đã đề ra những quan
điểm và chính sách đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế; phấn đấu đưa nông
nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa; thừa
nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ thường xuyên liên tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội; xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới
phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế.
Đại hội chỉ rõ: “… nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những
năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” [17, tr.20].
Từ những tư tưởng chỉ đạo trên và rút kinh nghiệm từ khoán theo Chỉ
thị 100 của Ban Bí thư (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khoá VI)
đã thổi vào nông nghiệp, nông thôn nước ta một luồng gió mới, cuộc sống của
người dân đã được cải thiện nhanh chóng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII:
Đại hội VII đã chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn

20



×