Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới nam 2001 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

==============================

VŨ THỊ MƢỜI

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

1
HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

==============================

VŨ THỊ MƢỜI

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG PHÖC

2 - 2012


HÀ NỘI


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

5

MỞ ĐẦU

6

Chương 1: Xây dựng nông thôn mới ở Tỉnh Ninh Bình từ năm 2001 đến năm
2005.

12

1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của Ninh Bình sau khi tái
lập tỉnh năm 1992 ảnh hưởng tới quá trình xây dựng NTM.

12

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

12

1.1.2. Tình hình kinh tế

14


1.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội

17

1.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề xây dựng NTM tại
Ninh Bình.

20

1.2.1. Các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

20

1.2.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (1992 - 2000) 25
1.3. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng NTM (2001 – 2005)

33

1.3.1. Quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về
xây dựng NTM

33

1.3.2. Kết quả bước đầu về xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình

40

CHƯƠNG II: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH
NINH BÌNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010


55

2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM

55

2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng
NTM

59

2.3. Kết quả thực hiện

65


CHƯƠNG III. THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH

90

3.1. Thành tựu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình
Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:

90

3.2. Hạn chế, khó khăn trong quá trình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
tại tỉnh Ninh Bình
99
3.3. Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình.


103

3.3.1. Cần nhận thức xây dựng NTM là sự nghiệp của chính nông dân, vì
nông dân với sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước

103

3.3.2. Biết huy động, tranh thủ các nguồn lực của địa phương đồng thời sử
dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của Nhà nước trong xây dựng NTM.

107

3.3.3. Các cấp ủy, chính quyền phải bám sát đặc điểm, tình hình địa phương
để đề ra các biện pháp, tiêu chí phù hợp đồng thời giải quyết đồng bộ vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

110

3.3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức và trách nhiệm, có
trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn là nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết
quả xây dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình.

113

KẾT LUẬN

116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


118


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HTX

:

Hợp tác xã

NTM

:

Nông thôn mới

3


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay, vấn đề nông nghiệp

nông thôn là một trong những nội dung quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành
quả chung của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Chính vì vậy, Nghị
quyết Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã xác định: “Phát
triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện
kinh tế NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế, xã hội” [22,
tr.63]. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
nhấn mạnh: “Hiện nay và trong nhiều năm tới đây vấn đề nông nghiệp, nông
dân, nông thôn có tầm chiến lược quan trọng” [29, tr.190], “Xây dựng hoàn
chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện
chương trình xây dựng mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống
ấm no, văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cư đô thị hóa.
Phát huy dân chủ, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các tệ nạn xã hội ở
nông thôn” [29, tr.195 – 196].
Mặc dù chủ trương xây dựng và phát triển nông thôn được Đảng ta đưa
ra khá sớm nhưng kết quả thực hiện xây dựng và phát triển NTM trong cả
nước nói chung, của Ninh Bình nói riêng còn tồn tại nhiều vấn đề cần quan
tâm và tập trung giải quyết. Đó là tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng gia tăng
(nhiều thanh niên bỏ nông thôn ra các thành thị tìm kiếm việc làm và sinh
sống dẫn đến tình trạnh ở nông thôn thiếu lao động trầm trọng cho việc phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, thiếu lực lượng thanh niên là thiếu nguồn cơ bản để xây
dựng và phát triển tổ chức cơ sở Đảng); đời sống vật chất, tinh thần của vùng
nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhất là trình độ dân trí còn thấp, khoảng cách
giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng xa. Hơn thế nữa, ở nông thôn còn

4


chứa đựng nhiều tư tưởng bảo thủ, trì trệ, là rào cản khá lớn cho quá trình
thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Ninh Bình là một tỉnh nghèo trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất, hạ tầng còn
thấp kém, nơi đây còn là địa bàn có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi,
thường gặp thiên tai, lũ lụt, gây trở ngại cho đời sống nhân dân cũng như hoạt
động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu nền kinh tế,
nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn, dân cư chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn
(85,6% - số liệu điều tra năm 2002) [14, tr.39]. Vì vậy, giải quyết vấn đề nông
nghiệp, nông thôn lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trên của nông thôn Ninh
Bình, Đảng bộ Ninh Bình đã tập trung lãnh đạo và đề ra nhiều chủ trương,
chính sách, biện pháp để giải quyết vấn đề này, một trong những nhiệm vụ
trọng tâm đó là tập trung xây dựng NTM.
Việc phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan quá trình lãnh
đạo xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình là một vấn đề có ý nghĩa
quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì chỉ có thông
qua phân tích, đánh giá khách quan đặc điểm, tình hình những thuận lợi, khó
khăn, những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình mới có cơ sở khoa học, căn cứ thực tiễn để bước đầu
xác định phương hướng, nhiệm vụ, những giải pháp hữu hiệu, nhằm thực hiện
tốt công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước hiện nay và trong tương lai. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết
thực của vấn đề đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ Tỉnh Ninh Bình lãnh đạo
xây dựng nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn thạc sỹ
khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

5


Trong nhiều năm qua, đã có nhiều học giả, các nhà nghiên cứu công bố

các công trình khoa học liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và công cuộc
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Liên quan đến đề tài đã có một số công
trình sau:
- Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” do tác giả GS. TS
Nguyễn Đình Phan; PGS.TS Trần Minh Đạo; TS Nguyễn Văn Phúc biên
soạn. Trong công trình các nhà nghiên cứu đề cập đến nhiều nội dung song
đáng chú ý nhất là các tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lí luận về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn; các yếu tố tác động đến nông nghiệp, nông
thôn nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng.
- “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”
của tác giả PGS.TS Chu Hữu Quý, PGS.TS Nguyễn Kế Tuấn, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Trong các công trình khoa học này, các nhà nghiên cứu làm rõ các
vấn đề như: Một số vấn đề lí luận về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
theo yêu cầu rút ngắn; nghiên cứu thực trạng thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn; các tác giả cũng đưa ra con đường, bước đi và các giải
pháp chiến lược đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- “Nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam - 20 năm đổi mới và phát
triển” do tác giả Đặng Kim Sơn biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, năm
2007. Cuốn sách đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trước
khi đổi mới; nghiên cứu quá trình đổi mới thể chế, đổi mới chính sách, quá
trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, nông thôn, khái quát
thành tựu và một số vấn đề rút ra từ quá trình đổi mới; những thách thức đối
với phát triển nông nghiệp, nông thôn và một số vấn đề đặt ra trong thời gian
tới.

6



- “Nông nghiệp nông thôn trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”
của TSKH Phan Xuân Dũng, tạp chí Cộng sản, số 82 năm 2005. Trong bài
viết này, tác giả đã đánh giá tổng quan nông nghiệp, nông thôn sau 20 năm
đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng, chỉ ra những khó khăn mà nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam đang gặp phải, kiến nghị một số biện pháp để
nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
- “Xây dựng nông thôn mới vùng chiêm trũng” của tác giả Nhật Tân,
Tạp chí Cộng sản số 23, năm 2007. Trong bài viết tác giả nghiên cứu những
khó khăn, thuận lợi trong quá trình xây dựng NTM ở vùng đồng bằng chiêm
trũng.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên còn có những bài viết, bài
đăng nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí của trung ương và địa phương
cũng đề cập đến nội dung liên quan đến NTM.
Như vậy, vấn đề nông nghiệp, nông thôn từ trước tới nay đã được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ, mục đích, phương pháp khác
nhau, giúp chúng ta nhận thức một cách sâu sắc, phong phú hơn về chủ
trương của Đảng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, nhất là
trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. Tuy nhiên dưới góc độ lịch sử Đảng,
xây dựng NTM ở địa phương thì rất ít có công trình nghiên cứu một cách cụ
thể, hệ thống, nhiều vấn đề cả thực tiễn và lí luận, vấn đề NTM mới chỉ bắt
đầu và còn nhiều bỏ ngỏ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
- Mục đích:
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng NTM
nhằm phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về chủ trương, quá
trình tổ chức thực hiện, những thành tựu và hạn chế, nêu lên những kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện xây dựng NTM tại Ninh Bình.

7



- Nhiệm vụ:
Trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng NTM và vận dụng thực hiện của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng NTM
những năm 2001 đến năm 2010.
Khẳng định những thành tựu bước đầu và một số kinh nghiệm xây
dựng NTM ở tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng: Phân tích vai trò của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá
trình lãnh đạo xây dựng và phát triển NTM.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình xây
dựng nông thôn mới của Ninh Bình từ năm 2001 đến năm 2010.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lí luận: Luận văn đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và vận dụng sáng tạo những quan
điểm của Đảng qua các Văn kiện từ năm 2001 đến năm 2010, từ đó rút ra
những căn cứ khoa học trong nghiên cứu, đánh giá các nội dung của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn kết hợp phương pháp của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp luận lịch sử, phương pháp
logic, phân tích và tổng hợp số liệu khảo sát, so sánh, trừu tượng hóa, khái
quát hóa.
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
- Ý nghĩa lí luận: Luận văn một mặt góp phần làm sáng tỏ, minh chứng
cho những chủ trương đúng đắn, phù hợp của Đảng đối với việc xây dựng
NTM mặt khác làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối xây dựng
và phát triển NTM của Đảng trong thời gian tới.

8



- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn làm cơ sở để vận dụng đẩy mạnh và
nâng cao hiệu quả công cuộc xây dựng NTM của Ninh Bình nói chung và của
đất nước nói riêng.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chương 9 tiết.
Chương 1: Xây dựng nông thôn mới ở Tỉnh Ninh Bình từ năm 2001
đến năm 2005.
Chương 2: Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình từ
năm 2006 đến năm 2010.
Chương 3: Thành tựu và kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.

9


CHƢƠNG 1
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH NINH BÌNH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của Ninh Bình sau khi
tái lập tỉnh năm 1992 ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng NTM.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ninh Bình là một vùng đất được hình thành từ lâu đời, nằm ở phía nam
đồng bằng Sông Hồng, nơi tiếp giáp và ngăn cách với phía bắc miền Trung
bởi dãy núi Tam Điệp đã đi vào lịch sử. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía
Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp
tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa. Ninh Bình nằm chếch theo hướng Tây Bắc Đông Nam trên tọa độ 19055 - 22027 vĩ độ Bắc và 1050 33 - 105010 kinh độ
Đông với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.405,7km2

Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, trên tuyến đường giao thông
xuyên Bắc Nam. Cả hai tuyến đường ô tô và đường sắt đều chạy qua tỉnh lị
Ninh Bình là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hóa giữa hai miền Bắc - Nam.
Ninh Bình có biển, hệ thống sông ngòi, có sông thông ra biển và cảng sông
công suất 2 triệu tấn lưu thông hàng hóa/năm, thuận lợi cho vận tải đường
sông, đường biển đến các địa phương trong nước và quốc tế. Ninh Bình nằm
trong vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Bộ rộng lớn, dồi dào năng
lượng và giàu tiềm năng du lịch, có nhiều khu vực phát triển năng động với
tốc độ tăng trưởng nhanh. Đó là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
Ninh Bình cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng, có khí
hậu mang tính đặc thù của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa đông lạnh
nhưng còn nhiều ảnh hưởng của khí hậu ven biển, vùng núi so với điều kiện
trung bình cùng vĩ tuyến.

10


Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, nhiệt độ trung bình thấp
nhất khoảng 13 - 150C và cao nhất (tháng 7) khoảng 29 - 300C. Tổng số giờ
nắng trung bình trên 1100 giờ. Lượng mưa trung bình trên 1.800mm, nhưng
phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa trên vào mùa hạ, trung bình có
125 - 157 ngày mưa. Mưa thường tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 chiếm
tới 86 - 91%, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa vào mùa
này ít hơn khoảng 10% lượng mưa cả năm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết ở
Ninh Bình thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển. Tuy
nhiên do lượng mưa phân bố không đều thường tập trung vào tháng 8, tháng 9
cùng với địa hình không bằng phẳng nên thường xảy ra hạn hán vào mùa khô
và lũ lụt vào mùa mưa, nhất là các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô.
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình dày đặc, phân bố khá đều trên địa bàn

toàn tỉnh bao gồm nhiều hệ thống sông ngòi lớn nhỏ như: Sông Đáy, sông
Hoàng Long, sông Vạc, sông Khê Đần, sông Thần Phù, sông Bôi, sông Lạng
Phong… có tổng chiều dài trên 1000km, diện tích 2607,9 ha, có giá trị kinh tế
hơn cả là hệ thống sông Đáy, là một nhánh của hệ thống sông Hồng đổ ra biển
Đông, đoạn đi qua Ninh Bình dài 85km, sông rộng và sâu là hệ thống cung
cấp nước tưới chính của tỉnh và vận tải thủy lợi. Ngoài ra sông Đáy còn có
nhiệm vụ phân lũ, thoát lũ sông Hồng khi cần thiết qua đập Đáy.
Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi
có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều nguồn địa lý khác nhau, tạo điều kiện để phát
triển nông nghiệp, du lịch và đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội
thuận lợi và góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn trong thời kì CNH,
HĐH. Hạn chế nổi bật của khí hậu Ninh Bình là vùng bị hạn vào vụ đông
xuân và đầu vụ mùa, thường bị bão, úng, lụt nhiều vào vụ đông xuân và đầu
vụ mùa trở đi. Với điều kiện thời tiết và thủy văn như vậy cần phải tìm ra
những biện pháp hữu hiệu về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp,

11


đồng thời cũng tác động không nhỏ đến xây dựng nông thôn vì nông nghiệp,
nông thôn và nông dân luôn gắn liền với nhau, tác động, bổ sung cho nhau
cùng phát triển.
1.1.2. Tình hình kinh tế
Ninh Bình hiện nay có 86,4% dân số thuộc khu vực nông thôn và
74,2% lao động làm trong các ngành kinh tế nông - lâm - thủy sản (nông
nghiệp là chủ yếu) [14, tr.21]. Sau nhiều năm đổi mới đến nay cơ cấu kinh tế
của tỉnh tuy đã có sự chuyển dịch và có bước phát triển nhất định, làm thay
đổi bộ mặt nông thôn trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội.
Nhưng thực trạng kinh tế cho thấy Ninh Bình vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản
xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, cơ cấu GDP năm 2001 là: Nông - lâm thủy sản là 47,63%; công nghiệp - xây dựng là 23,95% và dịch vụ là 28,42%

[14, tr.21]. Sản xuất nông nghiệp có vị trí trọng yếu trong nền kinh tế, tác
động các mặt đời sống nhân dân nhất là địa bàn nông thôn trên toàn tỉnh.
Trước hết là quỹ đất, toàn tỉnh 67.881 ha đất sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp, trong đó tổng diện tích đất canh tác là 55.566ha, trong tổng diện tích
đất canh tác thì diện tích trồng lúa là 49.209 ha (số liệu 1 – 10 - 2001) [14,
tr.22]. Tuy nhiên với địa hình phức tạp, có nhiều vùng trũng như đã nêu ở
trên, những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư cho công tác tu bổ đê điều,
khoanh vùng, xây dựng hệ thống kênh mương, xây mới và sửa chữa các trạm
bơm nên đã nâng hệ số lần trồng đối với cây lúa từ 1,3 năm 1992 lên 1,7 năm
2001 [15, 23] đó là kết quả đáng khích lệ.
Để khai thác tiềm năng của đất, một trong những giải pháp hàng đầu
cần được quan tâm giải quyết đó là hệ thống thủy lợi bởi vì chính yếu tố này
đã làm thay đổi thực trạng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh: tăng diện
tích, tăng vụ… Những năm vừa qua việc mở rộng diện tích gieo trồng, tăng
vụ ở Ninh Bình đã góp phần tích cực sản xuất đất nông nghiệp phát triển nhất

12


là trong lĩnh vực sản xuất lương thực, góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt
nông thôn trong những năm đổi mới. Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có của Ninh
Bình tuy chưa đủ mạnh để biến tiềm năng thành hiện thực nhưng so với
những năm cao trào của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp thì có bước phát
triển, chuyển biến mạnh mẽ. Các công trình thủy lợi lớn, trung bình đã và
đang được xây dựng, củng cố và hoàn thiện; hệ thống kênh mương tưới tiêu
thủy lợi nội đồng hiện có đã và đang phát huy tác dụng, có thể chủ động, đảm
bảo cho khâu tưới, tiêu nước trên diện rộng.
Nhờ thực hiện vốn đầu tư, trong 10 năm qua (1992 - 2001) cơ sở vật
chất kĩ thuật của ngành nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh được tăng cường.
Công tác thi công các công trình đều đảm bảo tiến độ và chất lượng. Các công

trình hoàn thành đã kịp thời đưa vào khai thác phục vụ sản xuất, trên thực tế
đã phát huy tác dụng tốt
Ngoài cơ sở vật chất và những đầu tư phát triển trong ngành nông
nghiệp thì tiềm năng của các ngành kinh tế khác cũng có vai trò vô cùng to
lớn cho phát triển kinh tế chung, góp phần quan trọng trong xây dựng

NTM

của tỉnh Ninh Bình, đã xây dựng nhiều trạm bơm phân bố đồng đều ở khắp
các địa phương trong tỉnh tùy theo điều kiện địa hình để thiết kế và đặt trạm
cho phù hợp. Mặt khác còn xây dựng các hồ chứa nước lớn nhỏ với chức
năng trữ nước, phục vụ nông nghiệp đồng thời giúp điều hòa môi trường sinh
thái và có thể khai thác phát triển thành các điểm du lịch lý tưởng.
Đầu tư cho sản xuất công nghiệp không những nâng cao năng lực của
nền công nghiệp mà còn tạo tiền đề cho quá trình phát triển của các ngành
kinh tế khác, phát triển sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế phát
triển tương đối toàn diện và chuyển dịch cơ cấu chung của toàn ngành kinh tế
theo hướng giảm tương đối tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ. Đồng thời phát triển sản xuất công nghiệp đã tạo ra hàng

13


vạn chỗ làm việc cho người lao động, giải quyết được một phần tình trạng lao
động dư thừa trong nông nghiệp và nông thôn.
Ngay sau khi Ninh Bình được tái lập, xuất phát từ tiềm năng thế mạnh
của địa phương, tỉnh đã định hướng phát triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn và tiểu thủ công nghiệp của địa phương, trong đó ngành công nghiệp
chế biến là ngành có ảnh hưởng tới sản xuất của ngành nông nghiệp nhiều
nhất. Do được tăng cường đầu tư, năng lực sản xuất tăng đáng kể, nhiều sản

phẩm công nghiệp có mối quan hệ với sản xuất nông nghiệp đã đạt mức khá.
Đồng thời, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng tăng nhanh, đã
thu hút lực lượng lao động khá lớn trong xã hội vào làm việc: khu công
nghiệp thị xã Ninh Bình, cụm công nghiệp Cầu Yên, khu công nghiệp Tam
Điệp, các làng nghề, làng nghề truyền thống ở các địa phương. Lực lương sản
xuất công nghiệp tập trung ở các khu trung tâm, các cụm công nghiệp… nên
có ảnh hưởng và thu hút lao động đều khắp trong tỉnh nhất là vùng ven phụ
cận.
Trong thời kì đổi mới, do được quan tâm đúng mức và đầu tư kịp thời,
nên cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành điện đã được cải thiện đáng kể. Đến nay
về cơ bản lưới điện đã được đầu tư cải tạo và xây dựng, đủ đáp ứng các nhu
cầu kinh tế xã hội của tỉnh nhất là nhu cầu phát triển sản xuất của ngành nông
nghiệp. Theo tổng kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản 1 - 10
- 2001 toàn tỉnh có 127 xã (nông thôn), số xã có trạm biến thế là 84 chiếm
66,1% tổng số xã, với 239 trạm hạ thế điện, bình quân mỗi xã có 2,8 trạm [14,
tr.29]
Với điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật của Ninh Bình cùng với
sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, chú trọng phát triển nông nghiệp đã tạo điều kiện
cho những năm qua tỉnh nhà không ngừng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đời
sống nhân dân được nâng cao đáng kể, khu vực nông thôn thay đổi từng ngày,

14


đó là quá trình đầu tiên trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
mà Nhà nước đang phát động và Ninh Bình là một tỉnh hưởng ứng rất rầm rộ
và có nhiều kết quả tốt.
1.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội
Tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS
từ tháng 12/2002; có 7/8 huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

đúng độ tuổi; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng,
kiên cố; 3 trường mầm non, 106 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia [15, tr.36]. Giáo
dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực và gắn kết chặt chẽ hơn với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được
nâng lên. Số học sinh thi đỗ vào đại học, học sinh giỏi, đạt giải quốc gia, quốc
tế tăng lên. Phong trào xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, khuyến
học, khuyến tài được phát động mạnh mẽ. Quy mô trường lớp ổn định; 97%
học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi, 94% học sinh đi học trung học cơ sở
đúng tuổi. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập được tăng cường;
80% trường, lớp học được kiên cố hóa. Trường đại học Hoa Lư và trường cao
đẳng Y tế Ninh Bình được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Công tác
xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh, đến năm 2010 đã có
61% số trường trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia [72, tr.6].
Hoạt động khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường có bước đổi
mới. Việc nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và
đời sống được đẩy mạnh, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế. Công
tác kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường được thực
hiện thường xuyên. Vệ sinh đô thị, nông thôn được tăng cường, các đơn vị sự
nghiệp môi trường ở các huyện được thành lập và đi vào hoạt động. Các nội

15


dung bảo vệ môi trường được tuyên truyền rộng rãi, bước đầu nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp và nhân dân.
Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; có 49,7% trạm y tế có
bác sỹ. 1622/1622 thôn, bản, phố xây dựng được hương ước, quy ước; có
4.192 gia đình văn hóa, 130 làng văn hoá và 90 cơ quan đạt tiêu chuẩn văn
hoá. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, có 17% dân

số tham gia luyện tập TDTT thường xuyên; 12% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình
thể thao, có 320 câu lạc bộ TDTT hoạt động thường xuyên; tại Đại hội TDTT
toàn quốc lần thứ IV, đoàn vận động viên của Ninh Bình được xếp thứ 24/64
đoàn tham gia [5, tr.205]. Việc thực hiện các chính sách xã hội đã có nhiều cố
gắng, trong 2 năm qua, tỉnh đã đào tạo, truyền nghề cho 58.000 người; giải
quyết việc làm cho 38.625 lượt người, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân mỗi năm được 1,8% [5, tr.206].
Hoạt động văn hóa, thông tin phát triển ngày càng đa dạng, nội dung và
hình thức có nhiều đổi mới góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa,
nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng lối sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều giá trị văn hóa
truyền thống được đề cao và phát huy. Đến nay có 81,5% gia đình, 58,5%
làng, 57% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa [33, tr.41].
Công tác báo chí, phát thanh - truyền hình, văn học nghệ thuật có nhiều
tiến bộ, đã kịp thời tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, biểu dương, cổ vũ các điển hình tiên tiến trong
phong trào thi đua yêu nước, đồng thời ngăn ngừa, khắc phục những lệch lạc,
nhất là những biểu hiện suy thoái, xa rời tôn chỉ, mục đích.
Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực văn hóa - xã hội có ảnh hưởng
sâu sắc đến quá trình thực hiện chính sách tam nông của Đảng và lãnh đạo
xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo, làm cho hiệu quả tuyên truyền, phổ

16


biến các chủ trương, chính sách về xây dựng và phát triển NTM đạt được cao
hơn, người dân nhận thức tốt hơn về ý nghĩa việc thực hiện chủ trương này.
Cùng với những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, Ninh
Bình là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Những di chỉ khảo cổ học cho
thấy các quần cư của người Việt Cổ đã tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Cuộc

sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã đã khiến con người nơi đây vừa
gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn hóa, văn nghệ dân gian dồi
dào và đậm đã bản sắc văn hóa dân tộc.
Ninh Bình - vùng đất chứa đựng bao dấu ấn và sự tích huyền thoại
trong lịch sử phát triển của dân tộc. Vùng “địa linh” này đã tạo nên những
“nhân kiệt” tiêu biểu của quê hương như: Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh,
Hoàng hậu Dương Vân Nga, Quốc sư Nguyễn Minh Không, danh nhân văn
hóa Trương Hán Siêu, Bảng nhãn Vũ Duy Thanh…. Là tỉnh có nhiều núi đá,
có rừng, có biển, nhân dân Ninh Bình đã tạo dựng những làng nghề độc đáo.
Những nghệ nhân dân gian điêu khắc gỗ, đá ở các làng nghề Ninh Bình góp
phần dựng nên những công trình kiến trúc độc đáo như: Nhà thờ đá Phát
Diệm, đền vua Đinh - vua Lê, Đình Trùng Hạ, Đình Trùng Thượng và đặc
biệt đặc sắc và tinh xảo nhất mới đây là xây dựng và phát triển chùa Bái Đính,
một trong những ngôi chùa lớn và đồ sộ nhất Đông Nam Á.
Với những truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, người dân nơi đây đã
hình thành được một bản lĩnh, một trí tuệ và kết tinh tạo thành sức mạnh tinh
thần tiềm ẩn hết sức to lớn không những ở trong lịch sử xa xưa, trong giặc
ngoại xâm mà còn đối với công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất
nước nhất là trong quá trình thực hiện chính sách tam nông và xây dựng NTM
ở Ninh Bình hiện nay. Cũng từ những khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên
và những hậu quả của chiến tranh để lại, người dân Ninh Bình cũng muốn
vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Những khát khao

17


đó trở thành hiện thực khi Ninh Bình quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu xây
dựng NTM của Đảng. Tất cả những chủ trương, chính sách này ngay lập tức
được người dân tin tưởng, ủng hộ và ra sức thực hiện.
Tuy nhiên, Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp,

kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện. Đời sống nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là nhân dân các xã miền núi, miền ven biển,
nhân dân vùng đồng bào dân tộc, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được hết nhu
cầu trong tình hình mới cần được quan tâm đầu tư và xây dựng. Đời sống văn
hóa ở cơ sở chưa đồng đều. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, báo chí
chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống; một số tập tục lạc hậu, mê tín và các
tệ nạn xã hội khác có chiều hướng phát triển. Trong một số bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân còn mang nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ; tình trạng
thiếu việc làm và việc làm hiệu quả thấp còn phổ biến.
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội như trên là một
lí do, một động lực mới cho Ninh Bình xây dựng thành công mô hình NTM,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đặc biệt là cư dân nông
thôn, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo
hướng CNH, HĐH.
1.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo tiền đề xây dựng NTM tại
Ninh Bình.
1.2.1. Các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò rất quan
trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong gần 30 năm
qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình

18


đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà
nước ta luôn có những chính sách hỗ trợ, xây dựng và phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn một cách có hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên trước khi bước vào công cuộc Đổi mới, vấn đề nông nghiệp,
nông thôn chưa được đặt đúng vị trí của nó. Trong một thời gian dài, công
nghiệp nặng luôn được đặt ở vị trí ưu tiên. Mặc dù Đại hội lần thứ IV của
Đảng (tháng 12/1976) xác định rõ hơn vai trò cơ sở của nông nghiệp, song tư
tưởng chủ đạo trong nhiều năm tiếp theo vẫn là nhấn mạnh công nghiệp nặng.
Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982), bước đầu chỉ ra sai lầm thiếu
chuẩn bị đầy đủ những điều kiện, tiền đề cần thiết cho công nghiệp và nhấn
mạnh “Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,
ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành
công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp
lý” [37, tr.66]. Đây là sự điều chỉnh trong quan điểm của Đảng về vị trí của
kinh tế nông nghiệp, song trong chỉ đạo và hoạch định chính sách nông
nghiệp chưa thực sự được coi là mặt trận hàng đầu, không đảm bảo những
điều kiện cần thiết để phát triển, nhất là vật tư, tiền vốn và các chính sách
khuyến khích. Công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời cho nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ.
Với tinh thần đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới tư duy kinh tế, Đại
hội VI của Đảng (tháng 12/1986) chỉ rõ: “Muốn đưa nền kinh tế thoát khỏi
tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân
theo cơ cấu hợp lý” [21, tr.44]. Đại hội nhấn mạnh nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng sản xuất lớn. Việc xây
dựng và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn đều liên quan trực tiếp đến

19


nông nghiệp (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu). Đó
là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong

chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị (khóa VI) ra
nghị quyết 10 - NQ/TW về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp. Quan
điểm cơ bản của Đảng về quản lý nông nghiệp là coi HTX như đơn vị kinh tế
tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, nhận khoán với HTX.
Bộ chính trị chỉ rõ: Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm khắc phục các
nhược điểm, sai lầm trong các chính sách lớn đối với nông nghiệp. Nghị
quyết 10 của của Bộ Chính trị chủ trương sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông
nghiệp theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn
trồng trọt với chăn nuôi; gắn nông - lâm - ngư ngiệp với công nghiệp chế biến
và các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn…Đây chính là bước đột phá
mở đầu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hóa.
Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VI) khẳng định những chuyển biến quan trọng trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, đồng
thời bổ sung làm rõ thêm tư tưởng đổi mới, thể hiện ở ba quan điểm lớn: 1)
Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự góp vốn, góp sức và
quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kĩ thuật,
mức độ tập thể hóa là hợp tác xã; 2) Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất là các
đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất; 3) Gia
đình xã viên đã trở thành đơn vị sản xuất kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận
khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng với hợp tác xã, còn chủ
động phát triển sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức, khuyến khích xã

20


viên làm giàu đồng thời có chính sách, biện pháp cụ thể để giúp các hộ nghèo
có thêm điều kiện để vươn lên làm ăn tốt.

Đại hội VII của Đảng (6/1991) khẳng định: “Phát triển nông - lâm ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông
thôn và xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình
kinh tế - xã hội. Xây dựng phương án tổng thể trên từng vùng, hình thành cơ
cấu kinh tế hợp lý về nông - lâm - ngư - công nghiệp phù hợp với sinh thái
vùng, bảo về tài nguyên, gắn phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp với
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến bằng
công nghệ thích hợp, xây dựng các điểm kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ ở từng
vùng và tiểu vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã
hội ở nông thôn” [22, tr,63].
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong nông nghiệp, nông thôn,
để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn, Hội nghị
lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (tháng 6/1993) ra Nghị
quyết về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Hội nghị
đánh giá trực tiếp thực trạng nông nghiệp, nông thôn, xác định mục tiêu, quan
điểm đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn từ năm 1993 đến năm
2000, đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng NTM theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Hội nghị xác định mục tiêu: Một là: Phát triển nhanh, vững chắc
nông - lâm – ngư, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn,
nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh để thu hút đại bộ phận lao động
dư thừa, tăng năng suất lao động, giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực,
thực phẩm; đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho công nghiệp và tăng nhanh
kim ngạnh xuất khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái. Hai là: Cải thiện một bước
đời sống văn hóa của nông dân, tăng diện giàu và đủ ăn, xóa đói, giảm nghèo.

21


Ba là: Xây dựng NTM. Đồng thời qua đó đề ra phương hướng và giải pháp
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn một cách cụ thể, phù hợp.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII (tháng 6/1993) đã xác định một hệ thống quan điểm đồng bộ về ba vấn đề
lớn: nông nghiệp, nông thôn và nông dân, gắn phát triển sản xuất nông
nghiệp, xây dựng NTM với nâng cao đời sống của nông dân.
Cũng trong giai đoạn này Nhà nước cũng ban hành luật đất xác định
những quan điểm cơ bản của Đảng về vấn đề đất đai. Các hộ tư nhân được
đầu tư phát triển giống cây, khai thác đất trống đồi núi trọc ở các vùng trung
du miền núi, bãi bồi ven biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản, xây dựng các
nông - lâm - ngư trại với quy mô thích hợp. Điều này chứng tỏ rằng, Nhà
nước đã trao thêm cho các tổ chức kinh tế, cá nhân người lao động và hộ nông
dân trách nhiệm và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm - ngư nghiệp, trong đó có mô hình kinh tế phát triển theo xu hướng trang
trại. Cùng với luật đất đai, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được quốc hội
thông qua (tháng 7/1993) có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của các
thành phần kinh tế, nhất là kinh tế hộ gia đình, khuyến khích hộ gia đình sử
dụng có hiệu quả đất đai và đảm bảo công bằng, hợp lý sự đóng góp của hộ
gia đình sử dụng đất nông nghiệp và ngân sách của Nhà nước. Các đạo luật
trên là cơ sở pháp lý rất quan trọng, tạo nền tảng cho kinh tế hộ, kinh tế trang
trại phát triển.
Tháng 7/1994, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII ra Nghị quyết “Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công
nhân trong giai đoạn mới” [24, tr.29]. Nghị quyết xác định ba chủ trương lớn
về phát triển kinh tế công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong năm tới
là: CNH, HĐH và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm - ngư

22


nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển mạnh công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở

cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, trên cơ sở đánh giá
tình hình 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bối cảnh trong nước và quốc tế
đã xác định mục tiêu, nội dung của CNH và quyết tâm đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đại hội cũng xác định rõ các nội
dung và giải pháp lớn để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, xây dựng và phát triển NTM ban đầu là công cuộc xây dựng
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đảng ta có những bước chuyển đổi dần
về nhận thức, tư tưởng và lãnh đạo, chỉ đạo. Từ sau năm 1975 đến nay đã trải
qua nhiều sửa đổi nhưng vẫn thấy rõ được mặt trận nông nghiệp, phát triển
nông thôn, nâng cao mức sống cho nông dân là một trong những mặt trận
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
1.2.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Ninh Bình (1992 - 2000)
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đồng thời thấm nhuần tư
tưởng chỉ đạo của Đảng, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp,
các ngành bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là thực
hiện công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Ngay từ những năm đầu tái lập (1992), Ninh Bình có điều kiện để tập
trung phát triển cho từng vùng, từng địa phương trong tỉnh. Chính vì vậy, sau
những quyết sách hợp lý để xây dựng và phát triển nông thôn đã đưa nông
nghiệp, nông thôn tỉnh nhà có những bước khởi sắc, đời sống nhân dân nâng
cao về mọi mặt, diện mạo các vùng quê Ninh Bình ngày càng thay đổi lớn so
với những năm còn là tỉnh Hà Nam Ninh.
Về phát triển kinh tế nông nghiệp:

23



×