Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

đảng bộ tỉnh ninh binh lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tu nam 1998 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ THỊ NGỌC THÙY

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2012

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ THỊ NGỌC THÙY

ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC



HÀ NỘI – 2012

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 8
Chƣơng 1. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở TỈNH
NINH BÌNH TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2005 ...............................................................14
1.1. Cơ sở của việc xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Ninh Bình................................14
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .......................................................... 14
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 14
1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................... 15
1.1.1.3 Truyền thống lịch sử văn hoá ............................................................. 18
1.1.2. Lý luận chung về văn hoá.......................................................................... 19
1.1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa .............................. 19
1.1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa ........................................... 20
1.1.2.3. Quan niệm về đời sống văn hóa ......................................................... 22
1.1.3 Thực trạng đời sống văn hoá ở tỉnh Ninh Bình trước năm 1998 ............... 29
1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và quá trình lãnh đạo xây dựng đời
sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1998 – 2005...............................36
1.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đời sống văn hoá ở
nước ta . ............................................................................................................ 36
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng đời sống văn hoá . 47
1.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện xây dựng đời sống văn hoá của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình.......................................................................................................... 53
1.2.4 Kết quả, hạn chế và nguyên nhân. ............................................................ 57
Chƣơng 2: ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở TỈNH NINH BÌNH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ..............................................62

2.1. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng và phát triển đời sống
văn hóa theo quan điểm của Đảng giai đoạn 2006 – 2010. ..........................................62

4


2.1.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng và phát triển đời
sống văn hoá theo quan điểm của Đảng . .............................................................. 62
2.1.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng và phát triển
đời sống văn hoá. .............................................................................................. 74
2.2. Thành công của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng và phát triển đời sống
văn hoá từ năm 2006 đến năm 2010. ................................................................................89
2.2.1 Thành tựu ................................................................................................. 89
2.2.2. Hạn chế ................................................................................................. 104
Chƣơng 3 : Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM................................................................108
3.1. Ý nghĩa .........................................................................................................................108
3.1.1. Xây dựng đời sống văn hóa góp phần ổn định chính trị - xã hội .................. 109
3.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa có vai trò thúc đẩy kinh tế phát triển .......... 111
3.1.3. Xây dựng đời sống văn hóa nhằm giải quyết tốt những vấn đề xã hội, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân........................................................... 114
3.1.4. Xây dựng đời sống văn hóa góp phần xây dựng nông thôn mới. ................. 117
3.2. Những kinh nghiệm từ việc xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình ......120
3.2.1. Tăng cướng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; vận dụng đường lối, chủ trương
của Đảng một cách sáng tạo, phù hợp vào tình hình cụ thể của tỉnh Ninh Bình. ...... 120
3.2.2. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về văn hóa; phát huy vai trò chủ động
và trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng trong xây dựng đời sống
văn hóa. ....................................................................................................................123
3.2.3. Khơi dậy những mặt tích cực của văn hóa truyền thống đi đôi với chống
những hủ tục lạc hậu ....................................................................................... 126
3.2.4. Xây dựng đời sống văn hóa phải là hoạt động tự giác của nhân dân, vì

cuộc sống của nhân dân ................................................................................... 128
KẾT LUẬN.........................................................................................................................133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCH

:

Ban chấp hành

BCHTW

:

Ban chấp hành trung ương

CLB

:

Câu lạc bộ

CNXH

:


Chủ nghĩa xã hội

GĐVH

:

Gia đình văn hóa

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

LVH

:

Làng văn hóa

NQTƯ

:

Nghị quyết trung ương

NSVM

:


Nếp sống văn minh

TDTT

:

Thể dục thể thao

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UBTƯ

:

Ủy ban trung ương

VHTT

:


Văn hóa thông tin

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

6


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình cung cấp
7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, mục tiêu xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập quốc tế được Đảng và Nhà nước hết
sức quan tâm.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo ra nhiều động
lực và điều kiện quan trọng để phát triển đất nước (nhất là trong điều kiện hội nhập
quốc tế như hiện nay). Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường cũng có những tác động
tiêu cực, cản trở sự nghiệp đổi mới. Đó là sự so sánh thiệt hơn về lợi ích kinh tế,
sự xuống cấp về đạo đức, lối sống; xu hướng thị trường hóa, thương mại hóa và
hoạt động văn hóa ở nhiều địa phương khác trong cả nước.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCHTW

khóa VIII đề ra là: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc”. Nghị quyết vạch ra “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá
nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý
thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp,
trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh,
tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là
tổng thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đời
sống vật chất và tinh thần. Theo nghĩa rộng, đời sống văn hóa bao quát mọi mặt
của đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực hoạt động sống của con người và các
dạng thức hoạt động khác nhau. Theo nghĩa hep, đời sống văn hóa là một bộ phận
của đời sống xã hội và thường được biểu hiện là đời sống văn hóa tinh thần. Xuất

8


phát từ các nhu cầu văn hóa của con người, đời sống văn hóa bao gồm toàn bộ
những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sản xuất và hưởng thụ những sản phẩm văn
hóa, thông qua các thiết chế văn hóa và các thể chế văn hóa. Như vậy nói đến đời
sống văn hóa là nói đến những quan hệ tương tác giữa các yếu tố.
Xây dựng đời sống văn hoá là một chủ trương có ý nghĩa chiến lược, được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần
của nhân dân đi đôi với nâng cao mức sống vật chất, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, tạo dựng một lối sống
văn minh lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp. Đồng thời xuất phát từ yêu
cầu của xã hội muốn làm cho văn hoá trở nên trong sạch vững mạnh, tạo ra mảnh
đất thuận lợi để tiến hành kiên quyết và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống

các hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Thấm nhuần đường lối phát triển văn hóa của Đảng, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
đã tiến hành chỉ đạo công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hóa nhằm tạo ra môi
trường văn hóa lành mạnh, đời sống kinh tế phát triển, đảm bảo trật tự an ninh
quốc phòng.
Những kết quả đạt được của Ninh Bình trong việc xây dựng và phát triển
văn hóa, là mục tiêu và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh
Bình trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm 1998-2010.
Bên cạnh nhưng thành tựu đạt được, những đóng góp của công tác xây
dựng và phát triển văn hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội, công tác xây dựng
đời sống văn hóa tỉnh Ninh Bình còn bộc lộ một số hạn chế và gặp không ít
những khó khăn, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng hoạt động của các phong
trào văn hóa trong thời kì đổi mới.
Vì vậy, việc tìm hiểu “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng và phát
triển đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2010” có ý nghĩa về mặt khoa học,
thực tiễn và giáo dục.

9


Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh
đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm 2010” làm luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đời sống văn hóa là một vấn đề đã được nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước
và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ và phạm vi khác nhau
như:
Những tác phẩm viết về văn hóa nói chung: Phạm Văn Đồng (1994): Văn
hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Trần Quốc Vượng (1998): Cơ sở
văn hóa Việt Nam, (Nxb Giáo dục); Lê Thanh (1999): Văn hóa và đời sống, Nxb

Thanh niên, Hà Nội; Đào Duy Anh (2000): Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội. Ở những ấn phẩm này, văn hóa được nhìn nhận dưới góc
độ văn hóa học, đồng thời làm rõ những vấn đề văn hóa chung nhất.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến văn hóa trong tư
tưởng Hồ Chí Minh: Hồng Vinh (2003): Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa (Ban
Tư tưởng Văn hóa Trung ương); Lê Xuân Vũ (2004): Chủ tịch Hồ Chí Minh với
nền văn hóa Việt Nam (Nxb Văn học, Hà Nội). Ở những công trình này, văn hóa
được đề cập dưới nhiều góc độ qua những bài viết khác nhau của nhiều tác giả từ
mối quan hệ giữa văn hóa với con người, văn hóa với sự phát triển chung của xã
hội đến chiến lược phát triển văn hóa.
Những sách báo, tạp chí viết về xây dựng đời sống văn hóa : Viện Văn hóa,
Bộ Văn hóa (1984): Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Nxb Văn hóa, Hà Nội;
Nguyễn Văn Hy (1985): Những vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay,
Nxb Văn hóa, Hà Nội; Phạm Việt Long, Nguyễn Đạo Toàn (1998): Một số giá trị
văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa ở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa
Dân tộc, Hà Nội; GS. TS Hoàng Vinh (1999): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta, Nxb VHTT, Hà Nội; Trung Đông (2002):

10


Để có một phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Văn hóa
nghệ thuật, Viện Văn hóa, Hà Nội; Ngô Tam Hùng (2004): Điển hình xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở, Nxb VHTT, Hà Nội; Văn Đức Thanh (2004): Về Xây dựng
môi trường văn hóa cơ sở (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Tạp chí Cộng sản
(9/2006): Văn hóa gia đình và phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta
hiện nay, số 9- Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương ĐCSVN. Những công
trình này đã phác thảo khá đầy đủ về công tác xây dựng đời sống văn hóa ở nước
ta. Các công trình của nhiều học giả viết về văn hóa trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa của đất nước và những tác động của văn hóa đối với con người và

xã hội như: Trần Văn Bính (1998): Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta
hiện nay (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Đỗ Huy (2002): Nhận diện văn hóa
Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội);
Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003): Về phát triển văn hóa và xây dựng
con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội);
Nguyễn Văn Huyên (2006): Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: Đề cương văn
hóa Việt Nam chặng đường 60 năm (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội);
Tuy nhiên, viết về đời sống văn hoá của tỉnh Ninh Bình một cách toàn diện
và có hệ thống cho đến nay chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào. Về nội dung
này mới chỉ có một số kỷ yếu hội thảo và báo cáo bước đầu tổng kết đời sống văn
hoá. Trong đó đáng chú ý có: Báo cáo sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” tỉnh Ninh Bình 2 năm (1999-2000); Báo cáo tổng kết
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Ninh Bình 20002010; Luận văn “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hoá ở
cơ sở (1998-2007) của Tạ Thị Mỹ Linh. Ở những ấn phẩm này, đã giới thiệu khái
quát về một số giá trị văn hóa tiêu biểu và một số vấn đề trong công tác xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở ở tỉnh Ninh Bình .

11


Mặc dù những vấn đề trên đã đề cập đến lĩnh vực văn hóa nói chung, công
tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng nhưng đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu trực tiếp vấn đề "Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình lãnh đạo xây dựng và phát triển đời sống văn hóa từ năm 1998 đến năm
2010", dưới góc độ Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình trên là những tài liệu quý mà tôi có thể tham khảo
để thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích

Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo, thực hiện đường
lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển đời sống văn hóa của tỉnh trong
những năm 1998 đến 2010, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời
kỳ mới.
* Nhiệm vụ
- Trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương đường lối phát triển văn hóa
của Đảng trong những năm đổi mới và sự vận dụng thực tiễn của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình.
- Nêu bật những thành quả xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Ninh Bình
trong những năm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Làm rõ một số kinh nghiệm về xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Ninh Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình trong việc xây dựng đời sống văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian từ 1998 đến năm 2010.
- Về không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

12


5. Tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu nghiên cứu
- Hồ Chí Minh toàn tập và các văn kiện, Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt
Nam có liên quan đến văn hóa
- Các ấn phẩm, sách báo tạp chí viết về văn hóa nói chung và về tỉnh Ninh
Bình nói riêng.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
* Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng chủ yếu là phương pháp logic và lịch sử. Ngoài ra còn

kết hợp một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích…Các phương
pháp nêu trên được sử dụng thích hợp với từng nội dung của luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
- Hình thành một hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về chủ trương, chính
sách về xây dựng đời sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
- Những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sẽ có ý nghĩa tham khảo trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo góp phần vào xây dựng lịch sử lãnh
đạo tỉnh Ninh Bình trên lĩnh vực văn hóa.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương
- Chƣơng 1: Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh Bình từ
năm 1998 đến năm 2005
- Chƣơng 2: Đẩy mạnh xây dựng và phát triển đời sống văn hóa ở tỉnh Ninh
Bình từ năm 2006 đến năm 2010.
- Chƣơng 3: Ý nghĩa và kinh nghiệm

13


Chƣơng 1
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở TỈNH NINH BÌNH
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Cơ sở của việc xây dựng đời sống văn hoá ở tỉnh Ninh Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ninh Bình là một vùng đất được hình thành từ lâu đời, nằm ở phía nam đồng
bằng Sông Hồng, nơi tiếp giáp và ngăn cách với phía bắc miền Trung bởi dãy núi
Tam Điệp đã đi vào lịch sử. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam với chiều dài 15km, phía

Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định lấy con sông Đáy làm ranh giới với chiều
dài 87km, phía Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ với chiều dài 16,5km, phía Tây Bắc
giáp tỉnh Hòa Bình với chiều dài 66km, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa
với chiều dài 87km. Ninh Bình nằm chếch theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên
tọa độ 19055 - 22027 vĩ độ Bắc và 1050 33 - 105010 kinh độ Đông với tổng diện
tích đất tự nhiên là 1.439km2
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc
Nam. Ninh Bình có biển, hệ thống sông ngòi, có sông thông ra biển và cảng sông
công suất 2 triệu tấn lưu thông hàng hóa/năm, thuận lợi cho vận tải đường sông,
đường biển đến các địa phương trong nước và quốc tế… Đó là tiền đề quan trọng
để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Ninh Bình cũng như các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Hồng, có khí hậu
mang tính đặc thù của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa đông lạnh nhưng còn
nhiều ảnh hưởng của khí hậu ven biển, vùng núi so với điều kiện trung bình cùng
vĩ tuyến. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, nhiệt độ trung bình thấp nhất
khoảng 13 - 150C và cao nhất (tháng 7) khoảng 29 - 300C. Lượng mưa trung bình
trên 1.800mm, nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa trên vào mùa

14


Hạ, trung bình có 125 - 157 ngày mưa. Nhìn chung khí hậu và thời tiết ở Ninh
Bình thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển..
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình dày đặc, phân bố khá đều trên địa bàn toàn
tỉnh bao gồm nhiều hệ thống sông ngòi lớn nhỏ như: Sông Đáy, sông Hoàng Long,
sông Vạc, sông Khê Đần, sông Thần Phù, sông Bôi, sông Lạng Phong… có tổng
chiều dài trên 1000km, diện tích 2607,9 ha. Tuy nhiên địa hình tỉnh Ninh Bình lại
rất đa dạng, vừa có đồi núi và nửa đồi núi, vừa có đồng bằng, vừa có vùng trũng và
đồng bằng ven biển. Do tính đa dạng và phân bố phức tạp của địa hình, thiên nhiên
đã ban tặng cho Ninh Bình nhiều nguồn tài nguyên quý như đá vôi, nước khoáng,

suối nước nóng và rất nhiều các hang động sinh thái như Tam Cốc – Bích Động,
khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An,
suối nước nóng Kênh Gà...
Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có
nguồn gốc tự nhiên từ nhiều nguồn địa lý khác nhau, tạo điều kiện để phát triển
nông nghiệp, du lịch và đó cũng là tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi
cho Ninh Bình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Ninh Bình là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Theo “Ninh Bình toàn tỉnh địa
chí khảo biên” của tác giả Nguyễn Tử Mẫn thì từ cổ xưa vùng đất này thuộc trấn
Nam Giao, nhà Tần thuộc Tượng Quận, nhà Hán gọi nơi đây là Giao Chỉ. Trải qua
nhiều biến đổi về địa danh, đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829) trấn Ninh Bình
chính thức ra đời. Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi trấn Ninh Bình thành
tỉnh Ninh Bình [59, tr.10].
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ hai, ngày
27/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá V đã quyết định hợp
nhất tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam Ninh. Trước khi tái lập

15


tỉnh, Ninh Bình có 6 huyện và một thị trấn trực thuộc tỉnh, đó là các huyện Nho
Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Gia Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và thị trấn Tam Điệp.
Ngày 26/12/1991, kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá VII quyết định tái lập tỉnh Ninh Bình trên cơ sở chia tách tỉnh Hà
Nam Ninh. Tỉnh Ninh Bình chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1992.
Đến nay tỉnh Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện bao gồm: thành
phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp, huyện Yên Khánh, huyện Nho Quan, huyện Gia
Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn [24, tr. 12].
Người dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài trồng lúa người

dân còn trồng nhiều cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây công
nghiệp. Ninh Bình là một trong những tỉnh có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ nổi
tiếng, điển hình nhất là nghề trạm trổ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư), nghề dệt
chiếu cói và các mặt hàng từ cói ở hầu khắp các xã thuộc huyện Kim Sơn và một
số xã thuộc huyện Yên Khánh và Yên Mô…
Tinh thần yêu nước và cần cù lao động là nét nổi bật nhất của người dân
Ninh Bình. Hơn thế con người nơi đây còn đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong
lao động, sản xuất và có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật, vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa phương. Vì vậy, quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có những bước phát
triển nhất định.
Dân cư Ninh Bình phân bố không đều, chủ yếu sống tập trung ở vùng nông
thôn do quá trình định canh, định cư trong lịch sử. Cộng đồng dân tộc sinh sống ở
Ninh Bình chủ yếu là người Kinh, Mường, Thổ…trong đó đông nhất vẫn là người
Kinh chiếm tới 97,9%, dân tộc Mường chiếm 2,1% dân số toàn tỉnh [24, tr. 18]. Về
tôn giáo, đại bộ phận người dân Ninh Bình theo đạo Phật, cũng khá đông người
theo đạo Công giáo, còn số ít theo các tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào.

16


Ngay từ đầu thế kỷ XX, huyện Kim Sơn đã trở thành một trong những trung tâm
Thiên chúa giáo lớn nhất ở nước ta..
Tuy là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp hơn so với những tỉnh khác
trong khu vực đồng bằng sông Hồng, nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1992
đến nay, kinh tế của tỉnh Ninh Bình đã có những khởi sắc, đặc biệt là ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch.
Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá, từ năm 2006 đến 2010 bình quân
đạt 16,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ, trong đó năm 2010: công nghiệp – xây dựng 48,9%, dịch vụ 35,3%,

nông, lâm nghệp và thuỷ sản 15,8% (tương

ứng năm 2005: 38,3%; 32,5%;

29,2%). Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm là 28,4%. Du lịch có bước phát
triển khá, năm 2010 doanh thu du lịch đạt 550 tỷ đồng gấp 8,7 lần so với năm
2005. Giáo dục đào tạo phát triển toàn diện, đời sống nhân dân tiếp tục được cải
thiện nhiều mặt, an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,15%
(theo tiêu chí 2005). Công tác xây dựng Đảng được chú trọng tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. An ninh quốc phòng được giữ
vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, đổi mới phương thức và nâng cao
chất lượng hoạt động. [68, tr. 28]. Hoạt động văn hoá thông tin phát triển ngày
càng đa dạng, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, tiềm lực kinh
tế của Ninh Bình nói chung còn yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao
động thấp, hàng hoá, dịch vụ thiếu sức cạnh tranh. Số người chưa có việc làm vẫn
còn nhiều, nhất là ở khu vực thành thị. Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm
chích, mại dâm…có xu hướng gia tăng. Tiềm lực kinh tế của tỉnh tuy dồi dào
nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và quá trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá. Phát triển ngành du lịch và dịch vụ chưa tương xứng
với tiềm năng của tỉnh.

17


Vì vậy, đến nay tỉnh Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo so với nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Điều đó đặt ra yêu cầu cho lãnh đạo chính quyền các cấp và
nhân dân Ninh Bình cần phải năng động hơn nữa để tìm ra những giải pháp nhằm
từng bước tháo gỡ những khó khăn trên, mà một trong những giải pháp đó chính là
việc đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh. Đây chính là một
nút thắt, một khâu chính yếu nhất để vượt qua khó khăn, vươn lên trong sự nghiệp

xây dựng và phát triển của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
1.1.1.3. Truyền thống lịch sử văn hoá
Cùng với những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, Ninh Bình là
một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Những di chỉ khảo cổ học cho thấy các
quần cư của người Việt Cổ đã tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Cuộc sống sản
xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã đã khiến con người nơi đây vừa gan dạ, vừa
lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn hóa, văn nghệ dân gian dồi dào và đậm đã
bản sắc văn hóa dân tộc.
Ninh Bình - vùng đất chứa đựng bao dấu ấn và sự tích huyền thoại trong lịch
sử phát triển của dân tộc. Vùng “địa linh” này đã tạo nên những “nhân kiệt” tiêu
biểu của quê hương như: Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh, Hoàng hậu Dương Vân
Nga, Quốc sư Nguyễn Minh Không, danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu, Bảng
nhãn Vũ Duy Thanh…. Là tỉnh có nhiều núi đá, có rừng, có biển, nhân dân Ninh
Bình đã tạo dựng những làng nghề độc đáo. Những nghệ nhân dân gian điêu khắc
gỗ, đá ở các làng nghề Ninh Bình góp phần dựng nên những công trình kiến trúc
độc đáo như: Nhà thờ đá Phát Diệm, đền vua Đinh - vua Lê, Đình Trùng Hạ, Đình
Trùng Thượng và đặc biệt đặc sắc và tinh xảo nhất mới đây là xây dựng và phát
triển chùa Bái Đính, một trong những ngôi chùa lớn và đồ sộ nhất Đông Nam Á.
Ninh Bình là một tỉnh có bề dày truyền thống cách mạng, nhiều di tích lịch
sử và danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán tốt đẹp

18


được lưu giữ qua các lễ hội truyền thống, các gia phả của gia đình, dòng họ và
được thể hiện rõ nét trong hương ước, quy ước xây dựng làng xã.
Với những truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, người dân nơi đây đã hình
thành được một bản lĩnh, một trí tuệ và kết tinh tạo thành sức mạnh tinh thần tiềm
ẩn hết sức to lớn không những ở trong lịch sử xa xưa, trong giặc ngoại xâm mà còn
đối với công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước hiện nay.

Truyền thống không thể thay thế được hiện thực nhưng truyền thống sẽ
biến thành sức mạnh vật chất một khi hiểu biết cội nguồn, tự hào về cội nguồn
để vững vàng vươn tới tương lai. Trong dòng chảy không ngừng của thời gian
bất tận, Ninh Bình với bề dày truyền thống và lịch sử đã và sẽ viết nên những
trang sử mới hào hùng, cùng nhân dân cả nước xây dựng một tổ quốc Việt Nam
giàu mạnh, văn minh.
Trong những năm qua, cùng với việc quan tâm xây dựng tỉnh trở thành đơn vị
phát triển toàn diện. Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan ban ngành đoàn thể và nhân
dân Ninh Bình đã luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đời sống văn
hoá, vượt qua những khó khăn bước đầu góp phần tích cực vào thành tựu chung của
công cuộc đổi mới đất nước.
1.1.2. Lý luận chung về văn hoá
1.1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa
Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng: Người ta sinh ra ăn, mặc, ở trước rồi
mới hát, múa, vẽ và bàn triết lý sau. Kinh tế là nền tảng của một xã hội, là hạ tầng
cơ sở. Chính trị, pháp luật, văn hóa là những cái được xây dựng trên nền tảng đó,
là thượng tầng kiến trúc của xã hội.
Những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin là những người thầy, những
lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân đã làm cuộc cách mạng vĩ đại trong thế giới
quan, xây dựng một học thuyết mới về văn hóa. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng:
Văn hóa bao gồm mọi sinh hoạt của con người, nó không chỉ hạn chế trong lĩnh vực

19


tư tưởng, đời sống tinh thần của xã hội. Văn hóa là tất cả những gì con người xây
dựng nên, tất cả những thành tích của loài người về mặt sản xuất, xã hội và tinh
thần.
Lênin đưa ra quan điểm được coi là định nghĩa về văn hóa và xây dựng nền
văn hóa mới: "Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không

phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa ra. Tất cả cái
đó là hoàn toàn nhảm nhí. Nền văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật
của cái vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản,
của xã hội địa chủ, của xã hội quan liêu [47, tr. 17]. Như vậy, nền văn hóa mới
theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có một quá trình lịch sử phát triển lâu
dài, là sự kết tinh những thành tựu văn hóa từ trước đến nay của loài người. Văn
hóa vô sản không đơn thuần là nền văn hóa xuất hiện, hình thành và phát triển khi
giai cấp vô sản giành được chính quyền, mà nó còn là sự tiếp thu có chọn lọc và
phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp theo một định hướng mới về
mặt lý luận và tư tưởng.
Theo Lênin, văn hóa vô sản không thủ tiêu văn hóa dân dộc mà lại đem lại
tính nhân dân mới cho nền văn hóa dân tộc và ngược lại, văn hóa dân tộc không
thủ tiêu văn hóa vô sản mà còn đem lại hình thức cho văn hóa vô sản.
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa là những phác thảo
cơ bản về văn hóa mới mang nội dung và đại diện cho giai cấp công nhân. Nền văn
hóa đó có truyền thống từ lâu đời, là tinh hoa của mỗi dân tộc và toàn nhân loại.
1.1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận
mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt
Nam.

20


Thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa văn hóa thế giới và các
giá trị văn hóa dân tộc, tắm mình trong hoạt động thực tiễn phong phú của nhân
dân, Hồ Chí Minh đã có cách nhìn nhận sâu sắc về văn hóa: "...Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công

cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [49, tr. 431].
Người phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn
hóa với kinh tế, chính trị, xã hội. Người nói: văn hóa là một kiến trúc thượng tầng;
những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được; có
thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. [49, tr. 434] Nhưng mặt
khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh
tế. Người đã khẳng định: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi... phải đem văn
hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Phải xúc tiến công
tác văn hóa, để đào tạo con người mới và cho công cuộc kháng chiến. [85, tr. 5]
Như vậy, văn hóa mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây là văn hóa theo nghĩa rộng.
Đó là sự hiểu biết và trí tuệ của con người và do con người tích lũy được, cùng tâm
hồn cao thượng, đạo lý tốt đẹp trong mối quan hệ của con người với đồng loại, với
xã hội và tự nhiên, được xây dựng bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử; nó làm
nên nền tảng tinh thần của xã hội, giữ vai trò cực kỳ quan trọng, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hồ Chí Minh đã đưa ra chiến lược văn hóa từ khá sớm, năm 1942, khi nói
đến định nghĩa về văn hóa, Người đồng thời nên lên 5 điểm lớn về chiến lược phát
triển văn hóa. Đó là:
"1. Xây dựng tâm lý: lý cách, tinh thần độc lập, tự cường.

21


2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.

5. Xây dựng kinh tế" [49, tr. 431].
Có thể nói, 5 quan .điểm lớn của một chiến lược văn hóa trên mà không thể
xem nhẹ bất cứ một điểm nào. Thể hiện rõ và thực hiện một cách đầy đủ cả năm
quan điểm trên sẽ có một chiến lược phát triển văn hóa trong xã hội mới.
Trong hoạt động thực tiễn, Người luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của
văn hóa, vì vậy, tháng 1/1946, Bác phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa
mới. Tiếp đến tháng 4/1946, Người kí sắc lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận
động đời sống mới. Tháng 3 năm 1947, Người viết tài liệu "Đời sống mới" để hướng
dẫn việc xây dựng đời sống mới trong các giai cấp và tầng lớp nhân dân của xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được
Người nêu ra với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội
dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu.
1.1.2.3. Quan niệm về đời sống văn hóa
* Khái niệm
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là
tổng hợp những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đời
sống vật chất và tinh thần. Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại
như một thực thể sinh học, nhu cầu tinh thần giúp con người tồn tại như một thực
thể xã hội, tức là nhân cách văn hóa. Hai nhu cầu về vật chất và tinh thần xuất hiện
ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người. Khi xã hội phát triển đến mức độ cao,
đạt tới trình độ khác nhau của nền văn minh thì những nhu cầu cũng đạt tới trình độ
tương ứng. Từ hai nhu cầu cơ bản trên của con người đã hình thành nhu cầu văn hóa.

22


Nhu cầu văn hóa là biểu hiện của nhu cầu tinh thần, nhưng nó không đồng
nhất với nhu cầu tinh thần, chỉ có các bộ phận nhu cầu tinh thần hướng tới giá trị
cao cả, và sự đáp ứng các nhu cầu này góp phần phát triển con người theo hướng
nhân bản hóa thì mới xem là nhu cầu văn hóa. Nhu cầu văn hóa không phải là cái

nhất thành bất biến, mà nó có tính năng động và phát triển. Đáp ứng nhu cầu văn
hóa cũng phải năng động và thường xuyên đổi mới chất lượng. Các hoạt động
nhằm vào sự đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người được gọi là hoạt động văn hóa.
Con người là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Các sản
phẩm ấy phối kết hợp với mạng lưới hoạt động văn hóa của con người hình thành
trên môi trường văn hóa. Đó chính là vườn ươm tạo nên nhân cách văn hóa của
con người. Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của chính họ. Phẩm chất văn
hóa được thể hiện ở trình độ ứng xử của con người đối với thiên nhiên, với xã hội
và với chính bản thân con người.
* Vai trò của công tác xây dựng đời sống văn hóa
Xây dựng đời sống văn hóa phải thực hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày
của nhân dân, từng cá nhân thành viên của các cấp các ngành. Vì vậy, hoạt động
xây dựng đời sống văn hóa có hai tác động cơ bản: Một mặt đưa những giá trị văn
hóa cao tới quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng tiếp cận được với những giá
trị đó. Mặt khác cần phải động viên, tổ chức phát động quần chúng tiếp cận đông
đảo tham gia hoạt động sáng tạo, trao đổi văn hóa.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch coi xây dựng đời sống văn hóa là một
trong những trọng tâm công tác của ngành. Đây không chỉ là chủ trương chiến lược
lâu dài mà còn mang tính thời sự cấp bách. Công tác xây dựng đời sống văn hóa
vừa đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động văn hóa theo định hướng chung, vừa biết
khơi dậy những sáng tạo văn hóa ở cơ sở, phát huy truyền thống văn hóa ở địa
phương góp phần làm phong phú nền văn hóa của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống

23


các tệ nạn xã hội, các biểu hiện tiêu cực của xã hội tiến hành đồng thời với công
tác xây dựng đời sống văn hóa.
Xây dựng đời sống văn hóa được coi như bước đi ban đầu của sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Đó là công việc xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa để tiến hành các hoạt
động giáo dục xã hội chủ nghĩa đối với nhân dân lao động, đồng thời tổ chức sự
giao lưu văn hóa giữa họ. Ngoài ra, xây dựng đời sống văn hóa còn là xây dựng
những điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh trong thời gian
rảnh rỗi của nhân dân. Góp phần sáng tạo ra lực lượng sản xuất mới, củng cố quan
hệ sản xuất mới, xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới trong mọi mặt của đời sống vật
chất cũng như tinh thần ở địa phương, là bước đầu xây dựng khắp nơi một cuộc
sống hạnh phúc, trong đó mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người.
Xây dựng đời sống văn hóa nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống
văn minh lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp vừa đậm đà bản sắc dân tộc
vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại. Đồng thời, đó còn là động
lực to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Các hoạt động chủ yếu của công tác xây dựng đời sống văn hóa:
* Hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin, tuyên truyền cổ động là tập trung
phục vụ nhiệm vụ chính trị và những công tác lớn của địa phương, thực hiện phổ
biến rộng rãi trong công chúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
bao gồm các quyết định của cơ quan lãnh đạo địa phương, đồng thời nêu gương
người tốt việc tốt, phê phán các thói hư tật xấu, góp phần tạo dựng nếp sống văn
hóa. Các cơ quan phát thanh, truyền hình và báo chí của địa phương là cơ quan
ngôn luận của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng của nhân dân. Trong
công tác thông tin, cổ động và triển lãm là hình thức giáo dục trực quan nhẹ nhàng

24


mà sâu sắc. Các tổ đội thông tin cổ động cũng là hình thức tổ chức linh hoạt, có thể
đem tiếng nói của Đảng và Nhà nước đến tận những bản làng xa xôi hẻo lánh.
Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, con người dễ dàng tiếp nhận

thông tin từ nhiều luồng khác nhau, nên dễ rơi vào tình trạng lúng túng trước nhiều
nguồn thông tin phong phú và đa dạng. Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động ở
địa phương có nhiệm vụ sàng lọc và định hướng, giúp nhân dân lựa chọn, định
hướng tiếp cận thông tin một cách đúng đắn, nhanh chóng và thuận lợi. Nhờ đó mà
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhân dân. Đồng thời hoạt động
thông tin, tuyên truyền, cổ động còn là một con đường để thực hiện xã hội hóa các
phong trào xây dựng đời sống văn hóa.
* Hoạt động văn nghệ quần chúng
Hoạt động văn nghệ quần chúng là dạng hoạt động văn nghệ không chuyên,
khá hấp dẫn được coi như diện mạo khởi sắc làm nên sức sống của một đơn vị văn
hóa.
Nhiệm vụ của hoạt động văn nghệ quần chúng chủ yếu là phản ánh kịp thời
và sinh động cuộc sống đa dạng của nhân dân địa phương. Từ đó nêu gương người
tốt, việc tốt, phê phán những thói hư tật xấu. Đáp ứng những đòi hỏi về hưởng thụ
nghệ thuật của quần chúng, qua đó bồi dưỡng năng lực nhận thức, xây dựng thị
hiếu thẩm mỹ theo hướng lành mạnh, tiến bộ. Mặt khác, hoạt động văn nghệ quần
chúng đáp ứng nhu cầu sáng tác, biểu diễn của quần chúng, từ đó phát hiện và
nhanh chóng bồi dưỡng các tài năng trẻ trở thành hạt nhân cho phong trào. Có thể
xem văn nghệ quần chúng là vườn ươm nghệ thuật.
*Hoạt động thông tin thư viện, đọc sách, báo
Sách, báo là nguồn tri thức vô tận, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao
trình độ hiểu biết cho nhân dân. Trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách
đóng vai trò rất quan trọng: là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và
tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong mỗi người nguồn tri

25


thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh. Có thể nói sách chính là người
bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người, và đọc sách từ

lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Vì vậy,
hoạt động thông tin thư viện, xây dựng phòng đọc chiếm một vị trí quan trọng
trong hoạt động khai dân trí của cơ quan văn hóa.
Tổ chức hoạt động trung tâm thông tin thư viện và vận động quần chúng đọc
sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Phong trào đọc sách báo phải lấy thư viện,
tủ sách làm cơ sở, ngược lại thư viện phải dựa vào phong trào đọc sách báo của
nhân dân mà duy trì phát triển.
* Hoạt động giáo dục truyền thống và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa
Nhằm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, ngành văn hóa
phải chủ trương xây dựng các nhà bảo tàng, phòng truyền thống ở những nơi có địa
danh văn hóa, lịch sử và cách mạng nổi tiếng trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, ở
tất cả các đơn vị văn hóa có thể xây dựng phòng truyền thống hoặc góc truyền
thống đặt trong cơ quan nhà văn hóa hoặc trụ sở làm việc của các cơ quan. Ngành
văn hóa còn chủ trương bảo tồn những địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, những địa điểm, hiện vật khảo cổ học quan trọng dành cho việc nghiên cứu và
tham quan du lịch.
* Hoạt động xây dựng làng, khu phố, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống
văn hóa
Cơ sở hạ tầng xã hội của văn hóa là gia đình, dòng họ và làng xã. Trong
truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, làng xã có vị trí vô cùng quan trọng: làng
là tế bào, là bộ phận kết nối, hợp thành trong mối quan hệ keo sơn gắn bó giữa cá
nhân - gia đình - họ hàng - làng - nước. Làng là nơi thể hiện rõ nét nhất tinh thần
cộng đồng truyền thống, là nền tảng của lòng yêu nước, của truyền thống đoàn kết
trong lao động sản xuất và chiến đấu, là nơi nuôi dưỡng và phát triển những giá trị

26


×