Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÀI HUỲNH BỬU QUYÊN
MSSV: 4094944

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC
SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN
ĐỊA BÀN TPCT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế ngoại thương
Mã số ngành:KT0924A2

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. VÕ THÀNH DANH

Tháng 05/2014


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đang công tác tại
Sở Giáo dục vào Đào tạo thành phố Cần Thơ đã cung cấp cho em những số
liệu quan trọng liên quan đến đề tài.
Em cũng đặc biệt cảm ơn Ban giám hiệu, thầy (cô) giáo, cán bộ Đoàn
và các em học sinh tại các trường THPT Châu Văn Liêm, Phan Ngọc Hiển,
Bùi Hữu Nghĩa và Lý Tự Trọng đã nhiệt tình hỗ trợ em trong việc thu thập số
liệu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Võ Thành Danh.


Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy, em đã có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình một cách thuận lợi.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù có nhiều cố gắng, song em khó
tránh khỏi thiếu sót, mong thầy chỉ dẫn, góp thêm ý kiến để em có thêm kiến
thức và kinh nghiệm.
Em xin kính chúc thầy luôn được nhiều sức khoẻ, thành công trong
công việc và cuộc sống.
Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện

Tài Huỳnh Bửu Quyên

i


TRANG CAM KẾT


Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiên, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện

Tài Huỳnh Bửu Quyên

ii



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..

iii



MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................ 3
1.3.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
1.3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
1.3.4 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
..................................................................................................................... 5
2.1 Các khái niêm......................................................................................... 5
2.1.1 Lựa chọn ............................................................................................. 5
2.1.2 Hướng nghiệp ...................................................................................... 5
2.1.3 Tư vấn hướng nghiệp ........................................................................... 5
2.1.4 Khái niệm nghề ................................................................................... 6
2.2 Quá trình ra quyết định và quy trình chuyển biến tâm lý của người ra quyết
định .............................................................................................................. 6
2.2.1 Quá trình ra quyết định ........................................................................ 7
2.2.2 Quy trình chuyển biến tâm lý của người ra quyết định ......................... 7
2.3 Quy trình ra quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 ................ 8
2.3.1 Xác định nhu cầu bản thân ................................................................... 9
2.3.2 Tìm kiếm thông tin .............................................................................. 9
2.3.3 Đánh giá thông tin lựa chọn ................................................................. 10
2.3.4 Đưa ra quyết định chọn ngành ............................................................. 10
2.3.5 Mức độ hài lòng sau quá trình ra quyết định ........................................ 11
2.4 Lược khảo tài liệu ................................................................................... 11
2.5 Khung phân tích ..................................................................................... 17

2.6 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................. 17
2.7 Phương pháp phân tích ........................................................................... 19
2.7.1 Thống kê mô tả.................................................................................... 19

iv


2.7.2 Phân tích bảng chéo ............................................................................. 21
.....................................................................................................................
2.7.3 Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...................................... 22
2.7.4 Phân tích nhân tố ................................................................................. 22
Chương 3: DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU ............................................... 25
3.1 Thu thập dữ liệu ..................................................................................... 25
3.2 Mô tả bảng câu hỏi ................................................................................. 26
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................ 28
4.1 Thực trạng công tác hướng nghiệp tại các trường THPT địa bàn TPCT .. 28
4.2 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 ..... 31
4.2.1 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh năm học 2012-2013 ............. 31
4.2.1 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh năm học 2013-2014 ............. 32
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học
sinh lớp 12 ................................................................................................... 36
4.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của ngành nghề sau khi tốt nghiệp trung
học phổ thông .............................................................................................. 36
4.3.2 Những nhân tố tác động đến quyết định ngành nghề của học sinh lớp 12
.............................................................................................................................. 41
4.3.3 Quá trình đánh giá lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 ............... 49
Chương 6:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGÀNH NGHỀ
CHO HỌC SINH THPT TRÊN ĐỊA BÀN TPCT ........................................ 53

5.1 Về việc chọn ngành nghề........................................................................ 53
5.2 Các hoạt động định hướng, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ......... 55
Chương 6: Kết luận và kiến nghị .................................................................. 58
6.1 Kết luận ................................................................................................. 58
6.2 Kiến nghị................................................................................................ 59
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 61
Phụ lục ......................................................................................................... 62

v


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Quá trình ra quyết định ......................................................................7
Hình 2.2 Quy trình chuyển biến tâm lý của người ra quyết định .......................8
Hình 2.3 Quy trình ra quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 ...........9
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của D.W.Chapman .......................................... 12
Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
của học sinh trung học phổ thông ................................................................... 14
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố chọn trường của học sinh lớp 12
THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ................................................................ 16
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của đề tài ......................................................... 18
Hình 4.1 Nhận định về hoạt động hướng nghiệp của học sinh lớp 12 ............. 31
Hình 4.2 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014
tại TPCT .............................................................................................. 33
Hình 4.3 Xu hướng chọn ngành nghề theo giới tính của học sinh lớp 12 năm học
2013-2014 tại TPCT ....................................................................................... 36
Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu mới .................................................................. 49
Hình 4.5 Tỉ lệ học sinh là người ra quyết định chính trong việc chọn ngành nghề
....................................................................................................................... 50

Hình 4.6 Dự định chọn trường dự thi của học sinh lớp 12 .............................. 52

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tỉ lệ học Sinh của từng Quận, Huyện ........................................ 26
Bảng 3.2 Kích cỡ mẫu ................................................................................... 26
Bảng 4.1 Mức độ thường xuyên của hoạt động hướng nghiệp tại các trường .. 29
Bảng 4.2 So sánh hình thức hướng nghiệp giữa các trường ............................ 29
Bảng 4.3 Nhận định về hoạt động hướng nghiệp của học sinh từng trường..... 30
Bảng 4.4 Số học sinh TPCT đăng ký dự thi tuyển sinh năm học 2012-2013 ... 31
Bảng 4.5 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh 12.................................... 33
Bảng 4.6 Xu hướng chọn ngành nghề giữa nam và nữ .................................... 35
Bảng 4.7 Thời điểm định hướng ngành nghề giữa các trường ............................ 36
Bảng 4.8 Dự tính của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT ..................... 37
Bảng 4.9 Phương án ưu tiên của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT ..... 38
Bảng 4.10 Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp tương lai .................................... 39
Bảng 4.11 Định hướng của học sinh nếu không trúng tuyển Đại học .............. 40
Bảng 4.12 Mối liên hệ giữa kết quả học tập của học sinh và định hướng
nếu không trúng tuyển Đại học ....................................................................... 41
Bảng 4.13 Cronbach alpha của các nhóm nhân tố ........................................... 43
Bảng 4.14 Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với quyết định chọn
ngành nghề của học sinh................................................................................. 44
Bảng 4.15 Ma trận nhân tố sau khi xoay ......................................................... 45
Bảng 4.16 Ma trận hệ số điểm các nhân tố ..................................................... 46
Bảng 4.17 Dự định chọn ngành của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 ....... 51

vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



:

Cao đẳng

ĐH

:

Đại học

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

TCCN

:

Trung cấp chuyên nghiệp

THPT


:

Trung học phổ thông

TPCT

:

Thành phố Cần Thơ

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi cá nhân, một trong
những giai đoạn quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai chính là
những năm tháng học Trung học phổ thông (THPT) , hay cụ thể hơn là lớp 12.
Chính thời điểm này, các em phải đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp trước khi
bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Có thể nói việc tìm được cho mình một ngành
nghề hay lĩnh vực yêu thích để theo học vừa tương xứng với năng lực vừa phù
hợp với nhu cầu xã hội là việc không hề dễ dàng với các em. Theo thống kê
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2011, tỷ lệ sinh viên ra
trường làm trái ngành đã học tại các trường đại học (ĐH) lên đến 60%, một
con số đáng để suy ngẫm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lê (người tham
gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước KX-05-09 mang tên "Giáo dục
phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hoá - hiện đại hoá") chia sẻ: "Giáo dục phổ thông nước ta đang
đứng trước những thách thức to lớn và một tình trạng nan giải là: chỉ có một

tỷ lệ thấp số học sinh chấp nhận hoặc có định hướng theo học ở các trường
nghề, còn đa số học sinh muốn thi tuyển vào các trường ĐH chuyên nghiệp dù
bản thân tự đánh giá không có khả năng theo đuổi”. Những sai lầm chủ quan
trong việc lựa chọn ngành học thường bắt đầu từ quan niệm mang nặng tính
thực dụng: ngành này có dễ xin việc làm, có thu nhập cao, có được làm việc ở
thành phố hay không,… Sai lầm có thể đến với người chọn nghề theo truyền
thống gia đình, theo sự thành đạt của người thân, theo sự rủ rê của bạn bè…
mà không quan tâm đến sự phù hợp của nghề đối với năng lực, nguyện vọng
bản thân. Một sai lầm phổ biến nữa là chọn nghề hời hợt theo kiểu "nước đến
chân mới nhảy". Nhiều học sinh đến năm lớp 12 vẫn chưa tìm hiểu và chưa
quyết định chọn nghề. Theo TS Phạm Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ
và tư vấn tâm lý (Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà
Nội): “Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó phát huy năng lực, giảm năng
suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin,

-1-


mất dần động lực làm việc. Lúc ấy, nếu muốn bắt đầu với nghề khác thì phải
chịu tốn kém, mất thời gian học nghề mới… Đối với xã hội, việc có nhiều cá
nhân lựa chọn sai nghề sẽ gây lãng phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại,
năng suất lao động không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho hoạt động của các
doanh nghiệp, tổ chức (có nhiều người bỏ nghề, chuyển nghề)…”
Qua đó có thể thấy rõ hệ lụy của việc không có những định hướng đúng
đắn trước khi rời khỏi ghế nhà trường THPT, những hệ lụy đó không biểu hiện
một cách trực tiếp, ngay tức thì mà nó tác động về lâu dài. Đối với một học
sinh, nếu đã nhận thức được mình chọn sai ngành học (do không phù hợp với
năng lực hay không yêu thích ngành nghề đó,…), thì học sinh đó sẽ phải đứng
trước những lựa chọn: một là, can đảm dừng lại và chọn theo học một ngành
khác; hai là, vẫn học tiếp ngành đó, song song theo học ngành hai mình yêu

thích; ba là, không có can đảm thay đổi, tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn
và khi ra trường vướng vào hệ lụy: thất nghiệp, làm trái ngành,… Với hai lựa
chọn đầu, học sinh đó mặc dù đã tìm ra hướng đi của mình nhưng lại mất một
khoảng thời gian, về mặt kinh tế cả nhà trường và gia đình đều tổn thất khoản
phí không nhỏ. Còn với lựa chọn cuối, hậu quả thường thấy: thất nghiệp trở
thành gánh nặng cho gia đình; nếu làm trái ngành thì chắc chắn hiệu suất làm
việc sẽ không cao, một lần nữa lại gián tiếp tác động đến kinh tế của xã hội.
Học sinh là lực lượng lao động tiềm năng, là những nhân tài tương lai
của đất nước, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hưng thịnh
của một quốc gia. Câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để giúp học sinh có những
định hướng đúng đắn cho tương lai?”; “Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng
thất nghiệp và làm trái ngành, nghề của học sinh, sinh viên?”… Để có lời giải
đáp, ta cần tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành
nghề, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thiết thực phần nào hạn chế được
những tác động xấu về mặt kinh tế cũng như xã hội. Với thực trạng hiện nay
và những nhận định riêng của bản thân, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích
những nhân tố tác động đến việc chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 THPT
tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Cần Thơ” làm luận văn tốt
nghiệp của mình. Hy vọng từ đề tài này có thể đưa những giải pháp thiết thực
-2-


để giúp học sinh phổ thông có cái nhìn rõ ràng, đúng đắn hơn trong quyết định
chọn ngành nghề tương lai,… góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của nước ta nói chung và TPCT nói riêng.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích những nhân tố tác động đến việc chọn ngành nghề của học sinh
12 trên địa bàn TPCT, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể giúp học sinh cuối

cấp có những định hướng thích hợp cho tương lai của mình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
_ Tìm hiểu thực trạng lựa chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 tại các
trường THPT trên địa bàn TPCT.
_ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của
học sinh lớp 12.
_ Đề xuất các giải pháp nhằm định hướng ngành nghề cho học sinh trên
địa bàn TPCT.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Thời gian nghiên cứu
_ Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 2009 đến 2014.
_ Thời gian thu thập số liệu điều tra sơ cấp: tháng 11/2013.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại các trường THPT đại diện trên địa bàn
TPCT. Cụ thể là 4 trường: THPT Châu Văn Liêm, THPT Phan Ngọc Hiển
(quận Ninh Kiều); THPT Lý Tự Trọng, THPT Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình
Thủy).
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung phân tích và đánh giá tác động của những yếu tố
khác nhau đến việc chọn ngành nghề của học sinh 12 tại một số trường THPT
công lập đại diện trên địa bàn TPCT.

-3-


1.3.4 Đối tượng nghiên cứu
Học sinh đang theo học lớp 12 tại các trường THPT công lập trên địa bàn
TPCT năm học 2013 – 2014.


-4-


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1 Lựa chọn
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính
toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số
những điều kiện hay cách thức thể hiện có thể đạt được mục tiêu trong các
điều kiện khan hiếm nguồn lực. (Nguyễn Phương Toàn, 2011)
2.1.2 Hướng nghiệp
Tuỳ thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi
xem xét hoạt động hướng nghiệp có thể có những quan điểm khác nhau về
khái niệm này. Riêng các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan
hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực đối với lao động
và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân bố lực
lượng lao động xã hội...
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện. Thông
qua giáo dục hướng nghiệp, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và đòi
hỏi của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và
sự đào tạo nghề tương ứng, tự sàng lọc những nguồn tư vấn để tự mình tháo
gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được
đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
2.1.3 Tư vấn hướng nghiệp
Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực
chủ quan trong quá trình hướng nghiệp. Nó có lợi cho người đang cần tư vấn
hướng nghiệp và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp
(như phụ huynh, thầy cô, bạn bè…). Như vậy, tư vấn hướng nghiệp là một quá
trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của nhà

trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp học sinh

-5-


tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong
tương lai để đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.
2.1.4 Khái niệm nghề
Theo Nguyễn Hùng (2008, trang 11) thì: “Những chuyên môn có những
đặc điểm chung, gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và
được gọi là nghề. Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần
giống nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người
dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào
những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục
vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người.”
Nói một cách đơn giản hơn, nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động
mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được tri thức, kỹ năng để làm ra
sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã
hội.
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc.
Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu
vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công
nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành
cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần
cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao
phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch
vụ, du lịch tiếp nối ra đời…Bên cạnh sự ra đời và phát triển của khoa học kỹ
thuật, nhiều máy móc đã được ra đời thay thế người lao động nên có một số
ngành nghề thủ công , truyền thống dần dần bị mất đi. Chẳng hạn như, nghề
thêu bằng tay dần dần bị thay thế bởi thêu máy, hay đan lát, dệt,…ngày càng ít

xuất hiện.
2.2 QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH CHUYỂN BIẾN
TÂM LÝ CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

-6-


2.2.1 Quá trình ra quyết định
- Bước đầu tiên là nhận thức nhu cầu, xác định cụ thể vấn đề cần giải quyết
và thứ tự ưu tiên các mục tiêu.
- Bước kế tiếp là tìm kiếm thông tin. Trong bước này việc phân tích tình
huống sẽ cho thấy các khả năng không thể thực hiện hoặc không khả thi và
chỉ giữ lại những khả năng thực hiện được để đánh giá chi tiết.
- Ở giai đoạn đánh giá các chọn lựa, ý kiến của người khác có thể được xem xét.
- Trong bước quyết định, những lợi ích và bất lợi của những hành động phải
được đánh giá kỹ lưỡng và luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng.

Hình 2.1 Quá trình ra quyết định
(Nguồn : Hành vi khách hàng, Nguyễn Quốc Nghi – Lê Quang Viết, 2011)

2.2.2 Quy trình chuyển biến tâm lý của người ra quyết định

-7-


Hình 2.2 Quy trình chuyển biến tâm lí của người ra quyết định
(Nguồn : Hành vi khách hàng, Nguyễn Quốc Nghi – Lê Quang Viết, 2011)

- Nhận thức là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối
tượng, là khả năng tư duy của con người, là một quá trình thông qua đó một

cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức tranh
có ý nghĩa về thế giới.
- Hiểu biết: là sự diễn tả những thay đổi trong hành vi của một người
phát sinh từ kinh nghiệm. Nó giúp con người có khả năng khái quát hoá
về một đối tượng hoặc một hiện tượng nào đó.
- Niềm tin: là nhận thức chủ quan của con người.
- Thái độ: là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng
hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
- Trong quá trình đưa ra một quyết định, người đó thông qua nhận thức
và hiểu biết của cá nhân mà hình thành niềm tin và thái độ để từ đó đi đến
quyết định cuối cùng xác đáng và hợp lý.
2.3 QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA
HỌC SINH LỚP 12
Từ những mô hình đã nêu có thể thấy quá trình ra quyết định chọn
ngành nghề của học sinh cũng trải qua các bước như quy trình sau :

-8-


Hình 2.3 Quy trình ra quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12
2.3.1 Xác định nhu cầu của bản thân
Trong quá trình ra quyết định chọn ngành nhu cầu của bản thân là rất
quan trọng, đó là nền tảng để xác định mục tiêu lựa chọn trong tương lai. Mỗi
người tự đưa ra quyết định cho bản thân xem nhu cầu nào là cần thiết và cấp
bách tại thời điểm ra quyết định. Vào những năm học THPT nói chung và lớp
12 nói riêng, điều quan tâm lớn nhất của học sinh là : Sau khi tốt nghiệp
THPT mình sẽ làm gì ? Công việc nào mình mong muốn trong tương lai?
Mình cần theo học ngành nghề nào để đáp ứng yêu cầu của công việc đó ?
Một số em khá dễ dàng và nhanh chóng vạch ra hướng đi cho bản thân
nhưng ngược lại phần đông học sinh hiện nay lại cảm thấy khó khăn, mơ hồ

trên con đường tìm cho mình câu trả lời phù hợp. Ngoài các yếu tố riêng của
mỗi cá nhân (năng lực, sở thích,..), những yếu tố bên ngoài xuất phát từ gia
đình, bạn bè, xã hội cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làmnảy sinh nhu cầu lựa
chọn ngành nghề của bản thân học sinh.
2.3.2 Tìm kiếm thông tin
Khi học sinh đã xác định được mình nên thi vào nhóm ngành nào hay theo
học một nghề nào không có nghĩa là đã hoàn thành công việc. Học sinh phải tìm
kiếm thông tin cụ thể và chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin mà học sinh
tiếp cận. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các em rất dễ dàng
tiếp cận những thông tin liên quan đến tuyển sinh và đào tạo nghề từ: sách,
báo, tạp chí, truyền hình, internet,… Các nhóm ngành như tiếng Anh, công nghệ
thông tin, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, quản trị kinh doanh, kế
toán, tài chính, ngân hàng… được đào tạo ở rất nhiều trường ĐH, Cao đẳng (CĐ)

-9-


khác nhau. Mức điểm chuẩn, nguồn lực giảng viên, cơ sở vật chất, học phí... ở
từng trường cũng rất phong phú và khác biệt. Bên cạnh đó, những khóa đào tạo ở
các trung tâm dạy nghề từ kỹ thuật viên điện tử, sửa chữa cho đến đầu bếp, pha
chế,… đã và đang đáp ứng nhu cầu của nhiều học sinh sau tốt nghiệp. Vì vậy, tùy
theo hoàn cảnh của mình (tài chính, năng lực học tập, cơ hội việc làm) mỗi cá
nhân sẽ tự cân nhắc để chọn môi trường đào tạo phù hợp nhất.
2.3.3 Đánh giá thông tin và lựa chọn
Nguồn thông tin được tìm thấy rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên,
không phải tất cả các nguồn thông tin đều được tiếp nhận. Qua quá trình
tìm hiểu và chọn lọc, học sinh sẽ đánh giá mức độ quan trọng và tin cậy của
nguồn thông tin. Từ đó, học sinh sẽ lựa chọn ra các tác nhân quan trọng và có
ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi lựa chọn của mình.
2.3.4 Đưa ra quyết định chọn ngành

Điều mà đa số thí sinh ít đặt câu hỏi trước mỗi kỳ thi tuyển sinh là chọn
nghề hay chọn ngành học? Trả lời được câu hỏi này, học sinh sẽ xác định
mình nên đi theo hướng nào. Đào tạo trình độ CĐ giúp sinh viên có kiến thức
chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông
thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đào tạo trình độ ĐH giúp sinh
viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có
khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những vấn đề thuộc
chuyên ngành được đào tạo.
Như vậy, có thể nói giáo dục ĐH sẽ giúp học sinh chuẩn bị cho nghề
nghiệp tương lai nhưng không giới hạn ở một nghề nghiệp cụ thể nào. Bất cứ
ngành học nào cũng có thể giúp bạn chuẩn bị cho một số nghề nghiệp khác
nhau. Ví dụ: tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học có thể làm trợ lý phòng thí
nghiệm, nghiên cứu viên, nhà khoa học, nhân viên xét nghiệm, chuyên viên
quản lý dự án liên quan, nhân viên sản xuất, tiếp thị, bán hàng, nhân viên quản
lý chất lượng hoặc mở công ty tư nhân…; tốt nghiệp ngành công nghệ thông
tin có thể làm chuyên viên kinh doanh, chuyên viên lập trình ứng dụng,
chuyên viên công nghệ thông tin, giáo viên, trưởng/phó phòng đào tạo, kỹ sư
lập trình ứng dụng web, lập trình viên, nhân viên marketing sản phẩm công

- 10 -


nghệ thông tin, nhân viên quản lý mạng - máy chủ, nhân viên quản trị
website…; tốt nghiệp ngành tài nguyên - môi trường có thể làm việc ở các
chức danh như: nhân viên trắc địa bản đồ, địa chính viên, điều tra viên, dự báo
viên, kiểm soát viên khí tượng thủy văn, quan trắc viên tài nguyên và môi
trường. Vì vậy, để tìm ra một ngành phù hợp thì cần nhìn xa trông rộng và
suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn. Tóm lại, để tìm được ngành
học ưng ý nhất thì học sinh sẽ cần phải hiểu bản thân mình cần gì, hiểu được
ngành nghề mình lựa chọn có thật sự phù hợp với khả năng của mình và đó có

thật sự là niềm đam mê và quyết tâm hay không.
2.3.5 Mức độ hài lòng sau quá trình quyết định
Theo một khảo sát gần nhất trong năm 2013 của Trung tâm Hỗ trợ và Tư
vấn tâm lý trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội,
có đến 75,6% sinh viên năm nhất “không thỏa mãn với nghề nghiệp đã chọn”
và 32,4% sinh viên muốn được thi lại vào năm sau. Thực tế trên cho thấy học
sinh cần cân nhắc kỹ trong quá trình lựa chọn để tránh mắc những sai lầm.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xoay quanh phân tích về những
yếu tố tác động trong quá trình chọn ngành nghề, đối tượng chính là học sinh
lớp 12, không đi sâu vào phân tích sau chọn lựa.
2.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
 Theo nghiên cứu của Chapman, D. W .(1981) về việc lựa chọn
trường ĐH của học sinh, tác giả đã đề xuất mô hình:

- 11 -


Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của D.W.Chapman
Nguồn: Chapman, D.W. (1981)

_ Dựa vào kết quả thống kê mô tả, tác giả chỉ ra có 2 nhóm yếu tố ảnh
hưởng nhiều đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh. Thứ nhất là đặc
điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng cụ thể như: các cá nhân có ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường
ĐH và nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với các học sinh.
_ Trong nghiên cứu của mình, những yếu tố D.W.Chapman cho rằng sẽ
có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh:
+ Các yếu tố cố định của trường ĐH như học phí, vị trí địa lý, chính sách
hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá.
+ Nỗ lực giao tiếp của các trường với học sinh: Trong những nỗ lực ấy,

sự cải thiện hình ảnh của trường thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá
hình ảnh đến các học sinh; phát triển các chiến lược thu hút học sinh như giới

- 12 -


thiệu học bổng, học bổng du học hay đăng quảng cáo, lên tạp chí, tivi hoặc
thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao để lôi kéo sự quan tâm của các học
sinh và gia đình của họ. Các tài liệu có sẵn cũng tác động đến quá trình chọn
trường của học sinh. Chọn trường là một quyết định không đầy đủ thông tin
của học sinh. Vì thế, chất lượng thông tin và sự sẵn sàng của thông tin trong
tài liệu có sẵn như website hay các tài liệu in khác sẽ là một hỗ trợ không nhỏ
trong quyết định chọn trường của học sinh.
+ Các cá nhân có ảnh hưởng: học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự
thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và gia đình. Sự ảnh hưởng của các cá
nhân này đến các học sinh có thể thực hiện theo ba cách sau: ý kiến của họ ảnh
hưởng đến mong đợi về một trường ĐH cụ thể đó là như thế nào; họ cũng có
thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham gia dự thi; trong trường hợp
là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường của học sinh.
+ Các yếu tố của đặc điểm cá nhân học sinh là một trong những nhóm
yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân họ. Trong
những yếu tố đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH rõ nhất.
 Trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH
của học sinh THPT”, hai tác giả Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) chỉ ra
mô hình nghiên cứu:

- 13 -



Hình 2.5 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH
của học sinh THPT
Nguồn: Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009)

_ Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước, đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ
bằng định tính rồi nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Thang đo và độ tin
cậy của biến quan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis). Kiểm
định mô hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa từ 5% -10%.
+ Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử dụng để thu thập dữ liệu.
Thang đo Likert với dãy giá từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận
của đối tượng khảo sát. Nguồn cung cấp dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ
liệu sơ cấp. Đối với dữ liệu sơ cấp, bảng câu hỏi được gởi trực tiếp đến đối
tượng phỏng vấn tại 5 trường phổ thông tại các huyện, thành phố tiêu biểu của
tỉnh là huyện Nghĩa Hành, huyện Tư Nghĩa, huyện Sơn Tịnh và thành phố
Quảng Ngãi. Tỷ lệ hồi đáp trực tiếp là 37,8% tương ứng có 227 phản hồi có
giá trị trên số lượng gửi là 600.

- 14 -


_ Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12 năm học 20082009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi phản ánh cho thấy 5 yếu tố bao gồm
yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố đặc điểm cố định của trường
ĐH; yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến
quyết định của học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường ĐH. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối
quan hệ giữa 5 yếu tố trên với quyết định chọn trường ĐH của học sinh THPT
với các giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu đề xuất một số

kiến nghị nhằm giúp đỡ gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục có biện
pháp thiết thực nhằm định hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho
các học sinh THPT lựa chọn trường một cách tốt nhất có thể.
_ Một vài hạn chế: dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng bởi mẫu
chưa mang ý nghĩa tổng quát cao khi chỉ thực hiện tại 5 trường THPT tại
Quảng Ngãi. Mô hình chỉ mới giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ
21,5% khi nhân rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do kích thước mẫu còn
nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp do chỉ lấy mẫu
ở khu vực tỉnh Quảng Ngãi và nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát trong
nghiên cứu này.
 Theo nghiên cứu gần đây nhất về “Khảo sát các yếu tố chọn trường
của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” của tác giả Nguyễn
Phương Toàn (2011), mô hình nghiên cứu được đề xuất:

- 15 -


Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố chọn trường của học sinh lớp 12
THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Nguyễn Phương Toàn (2011)

_ Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu
nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa vào các thủ tục phân tích đa biến; đánh giá độ tin
cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha; thống kê mô tả; phân tích
phương sai Anova để xác định sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá
tầm quan trọng của các yếu tố đến quyết định chọn trường; phân tích hồi quy
và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm đo lường và đánh giá tác động của
các nhân tố đến quyết định chọn trường của học sinh; kiểm định các giả thuyết
theo mô hình nghiên cứu của đề tài.

+ Phương pháp lấy mẫu hai giai đoạn được sử dụng để thu thập dữ liệu.
Thang đo Likert với dãy giá trị từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường cảm nhận
của đối tượng khảo sát. Nguồn cung cấp dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ

- 16 -


×