Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN SONY VÀ CÔNG TY SONY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.56 KB, 12 trang )

SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN SONY VÀ CÔNG TY SONY VIỆT
NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Sony:
Năm 1946, Masaru Ibuka và Akio Morita đã kết hợp với
nhau để tạo nên một nhóm nhỏ đầy đam mê và nhiệt huyết với
mong muốn gây dựng lên một “Tokyo Tsushin Kenkyujo”
(Totsuko) - "Viện nghiên cứu viễn thông Tokyo” - Điều mà ngày
nay đã trở thành một tập đoàn toàn cầu trị giá hàng tỉ đô la. Mục
tiêu ban đầu của công ty là thiết kế và sáng tạo ra các sản phẩm
tiên phong để phục vụ cho nhu cầu của con người.
Từ những nỗ lực ban đầu bằng việc tạo ra các sản phẩm như
nồi cơm điện cho đến các sáng tạo tiên tiến hơn như việc chế tạo
chiếc máy thu âm từ đầu tiên của Nhật Bản, sự sáng tạo của công
ty được tiếp nối không ngừng thông qua những sản phẩm nổi tiếng
trên toàn thế giới, được ghi nhận và thừa nhận rộng rãi như một
công ty hàng đầu luôn vì chất lượng và công nghệ tiên phong trong
các sản phẩm của mình. Các mốc sản phẩm quan trọng của công ty
bao gồm : Đài radio sử dụng bóng bán dẫn đầu tiên của Nhật Bản
(năm 1955), Ti vi màu Trinitron (1968), máy nghe nhạc di động
Stereo Walkman (1979), máy quay phim Handycam (1989), Máy
chơi game PlayStation (1994), Đầu đọc đĩa Blu-ray (2003) và máy
chơi game PlayStation 3 (2006).
Tên gọi Sony được tạo ra bằng việc kết hợp hai từ “sonus” và
“sonny”. Từ “sonus” trong tiếng Latin chỉ những gì liên quan đến
âm thanh. Từ “sonny” trong tiếng Anh có nghĩa là một cậu bé năng
động. Bằng cách kết hợp hai từ này, Sony mong muốn mang đến
một đội ngũ những con người luôn tràn trề năng lực và đam mê để
tạo nên những ý tưởng đột phá và những phát kiến cách mạng. Với
viễn cảnh công ty sẽ mở rộng ra phạm vi toàn cầu, vào năm 1968
công ty đã chính thức thông qua tên gọi mới là “Sony
Corporation”.


2. Công ty Sony Việt Nam:


Với tên gọi hoàn chỉnh là Công ty TNHH Sony Electronics
Việt Nam được thành lập từ năm 1994, qua 17 năm có mặt tại Việt
Nam, Sony đã và đang là một thương hiệu được người tiêu dùng
tín nhiệm nhất và là sự lựa chọn hàng đầu khi người dùng Việt có
nhu cầu trang bị các sản phẩm công nghệ hình ảnh, âm thanh, công
nghệ thông tin và kỹ thuật số.Theo công bố vào cuối năm 2010 của
công ty Nielsen về Top 10 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam,
Sony là thương hiệu được yêu thích nhất trong ngành hàng điện tử
gia dụng. Thành công của Sony tại thị trường Việt Nam là bởi
thương hiệu Sony luôn thể hiện được bản sắc riêng một cách mạnh
mẽ và ấn tượng, kết hợp giữa chất lượng sản phẩm-công nghệ hàng
đầu-kiểu dáng thiết kế độc đáo và cách xây dựng thương hiệu sáng
tạo-tôn trọng văn hóa bản địa.
Tiêu chí của Sony Electronics Việt Nam là luôn tiên phong
cung cấp đến khách hàng những sản phẩm công nghệ tiên tiến
nhất, chất lượng cao và đẳng cấp góp phần làm cho cuộc sống
người Việt Nam phong phú hơn và đa dạng hơn trong lĩnh vực giải
trí nghe nhìn. Các sản phẩm chủ yếu của Sony được cung cấp tại
Việt Nam bao gồm tivi BRAVIA, máy tính VAIO, máy chụp ảnh
kỹ thuật số Cyber-shot, máy chụp ảnh chuyên nghiệp Alpha, máy
quay Handycam, máy nghe nhạc Walkman, máy chơi game
PlayStation, dàn âm thanh rạp hát tại nhà, đầu phát đĩa Blu-ray và
DVD, máy chiếu,... và các thiết bị chuyên dụng như hệ thống thiết
bị sản xuất phim và chương trình truyền hình, camera giám sát, hệ
thống hội thảo truyền hình, máy in dùng trong lĩnh vực y tế.
Dưới đây là một điểm mốc quan trọng đánh dấu sự xuất hiện
các sản phẩm của Sony tại Việt Nam:

- Tháng 12-1994, Sony Việt Nam bắt đầu đưa ra thị trường những
sản phẩm đầu tiên là tivi màu và radio cassette.
- Tháng 3-1995, Sony Việt Nam giới thiệu những sản phẩm giải trí
cao cấp như sản xuất dàn âm thanh hifi, đầu video.
- Tháng 7-1998, Sony Việt Nam giới thiệu lần đầu tiên ra thị
trường Việt Nam tivi màu đèn hình phẳng tuyệt đối mang tên
WEGA với công nghệ FD Trinitron.


- Cuối năm 2001, Sony Việt Nam tung ra thị trường một phiên bản
mới của dàn máy nghe nhạc hifi dùng đĩa DVD.
- Tiếp bước Phòng Bảo hành Thiết bị chuyên dụng năm 2000,
Sony Việt Nam chính thức thành lập Phòng Tiếp thị Sản phẩm
Chuyên dụng và Phát thanh- Truyền hình vào tháng 4-2002.
- Năm 2003, Sony đã giới thiệu sản phẩm máy quay kỹ thuật số
Handycam tại thị trường Việt Nam và tháng 8-2003, lần đầu tiên
sản xuất máy quay kỹ thuật số Sony Handycam tại Việt Nam, mở
ra một trào lưu mới - trào lưu chuyển từ máy quay phim, máy chụp
hình truyền thống analog sang sản phẩm kỹ thuật số.
- Vào tháng 10-2005, Sony Việt Nam một lần nữa khẳng định luôn
là người đi trước và đón đầu xu hướng công nghệ bằng việc tung ra
sản phẩm tivi LCD BRAVIA màn hình tinh thể lỏng đầu tiên tại
thị trường Việt Nam. Với tivi LCD BRAVIA, Sony Việt Nam đã
mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ giải trí cao cấp hình ảnh
độ nét cao.
- Tháng 7-2006, Sony trình làng dòng sản phẩm máy chụp ảnh kỹ
thuật số bán chuyên nghiệp mang nhãn hiệu Alpha. Với sự ra mắt
sản phẩm này, Sony đã chính thức bước vào thị trường máy ảnh
chuyên nghiệp tại Việt Nam.
- Năm 2008, Sony giới thiệu đến công chúng Việt Nam qua các

triển lãm những sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất như tivi màn
hình OLED siêu mỏng dày 0,3 mm hay chiếc máy nghe nhạc Rolly
có thể nhảy múa được khi phát ra điệu nhạc.
- Năm 2010, Sony giới thiệu "Thế giới 3D Sony ưu việt cho người
dùng Việt Nam”. Tính đến thời điểm tháng 10/2010, chỉ duy nhất
Sony chính thức mang đến người dùng Việt Nam một thế giới giải
trí 3D toàn diện, cho một trải nghiệm 3D trung thực tột bậc trong
nhiều lĩnh vực như: game 3D, ảnh 3D, phim 3D và truyền hình 3D
sống động ngay tại nhà, với những sản phẩm chất lượng, tinh tế và
đẳng cấp. Điều này cho thấy nỗ lực không ngừng của Sony trong
việc mở rộng các dòng sản phẩm ưu việt phù hợp với nhu cầu đa
dạng và khuynh hướng sống tiện nghi của người dùng Việt Nam.
Điểm khác biệt nổi trội của Sony so với các nhà sản xuất khác
chính là:


- Sony là nhà sản xuất máy quay 3D chuyên dụng, các thiết bị trình
chiếu 3D chuyên nghiệp.
- Sony cũng đi đầu về sản xuất nội dung 3D như phim 3D của hãng
phim Sony Pictures, chương trình ca nhạc 3D của Sony Music, các
cuộc thi đấu thể thao danh tiếng như FIFA World Cup & PGA
Tour Hawaii 2011, hợp tác với truyền hình IMAX/Discovery để
triển khai các kênh truyền hình 3D hoạt động 24/7.
- Và quen thuộc với người dùng Việt Nam, Sony chính là nhà cung
cấp hàng đầu các sản phẩm nghe nhìn tại gia 3D như TV 3D
BRAVIA, máy chiếu 3D, đầu đĩa Blu-ray 3D, máy game PS3, máy
ảnh NEX, máy ảnh Alpha DSLR, Cyber-shot hỗ trợ 3D Panorama
và dàn âm thanh tương thích 3D.
- Năm 2011, Sony giới thiệu đến người dùng Việt Nam trọn bộ
Sony Internet TV ấn tượng về khả năng kết nối mạnh mẽ và những

tính năng thông minh giúp người dùng tha hồ tận hưởng thế giới
online với hình ảnh tuyệt sắc và âm thanh tuyệt đỉnh. Vượt lên
khỏi chuẩn mực của một chiếc TV thông thường, Sony Internet TV
được trang bị từ A đến Z cho những “cuộc phiêu lưu” kỳ thú vào
thế giới online.
Với hệ thống bán lẻ gồm 11 Sony Shop và Sony Center, hơn
160 đại lý chính thức và 70 trạm bảo hành ủy quyền trải rộng trên
khắp cả nước, Sony đang ngày càng hiện diện mạnh mẽ trong cuộc
sống của mọi gia đình Việt Nam, đem đến cho khách hàng cơ hội
thụ hưởng những tuyệt tác về công nghệ hàng đầu trên thế giới.
3. Sản phẩm máy tính xách tay Sony Vaio:
Sony bắt đầu sản xuất máy tính vào những năm 1980 nhưng
sản phẩm này chủ yếu được bán tại thị trường Nhật Bản. Thương
hiệu Vaio chỉ chính thức ra đời năm 1996 với dòng máy tính để
bàn (desktop) PCV, laptop Vaio đầu tiên xuất hiện trên thị trường
vào năm 1998.
Cái tên Vaio mang rất nhiều ý nghĩa. Ban đầu, đây là từ viết
tắt của cụm “Video Audio Integrated Operation” (Hoạt động tương
tác về hình ảnh và âm thanh). Năm 2008 , khi kỷ niệm 10 năm ra
đời và phát triển của hãng, cái tên Vaio được nâng cấp lên thành


“Visual Audio Intelligence Organizer” (Cỗ máy thông minh về
hình ảnh và âm thanh). Bên cạnh đó, việc thiết kế logo Vaio còn là
sự kết hợp mang đặc trưng của nghành khoa học máy tính - “VA”
biểu thị dưới dạng sóng tương tự (analog wave), trong khi “IO” đại
diện cho mã số nhị phân 0,1.
Hiện tại Sony Vaio có 6 dòng sản phẩm: Z, X, Y, C, E và F
với các kiểu dáng thiết kế va các tính năng hỗ trợ chuyên biệt cho
các mục đích và đối tượng sử dụng khác nhau. Thương hiệu Sony

Vaio chủ yếu nhắm đến khách hàng là doanh nhân và tầng lớp có
thu nhập tương đối cao.


CHƯƠNG II
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ VI

1. Tác động của môi trường vĩ mô:
1.1. Yếu tố nền kinh tế:
1.1.1. Thuận lợi:
Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có những bước
phát triển vượt bậc so với trước, thu nhập người tiêu dùng tăng lên
đáng kể, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các mặt hàng chất lượng
cao cũng nhiều hơn với những yêu cầu cao hơn. Nếu trước kia thị
trường máy tính phát triển ồ ạt với nhiều biến động thì từ cuối năm
2010 đến nay đã phát triển chậm lại song cũng bình ổn hơn.
Cuối năm 2011 hứa hẹn là thời điểm cam go, cạnh tranh khốc
liệt nhất trong thị trường máy tính khi HP – thương hiệu chiếm thị
phần cao nhất thế giới (17,5%) tuyên bố rút chân khỏi lĩnh vực sản
xuất laptop, đây là cơ hội để các hãng khác, trong đó có Sony,
vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam chuyển mạnh
sang nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho Sony hợp tác phát
triển dễ dàng hơn.
1.1.2. Khó khăn:
Việt Nam gia nhập WTO cũng mang lại lượng đối thủ cạnh
tranh nhiều hơn cho Sony, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần
của sản phẩm Sony Vaio.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, kéo theo tỷ lệ lạm
phát cao, khiến người dân có xu hướng tiết kiệm hơn, đắn đo hơn

trước khi mua mặt hàng cao cấp như laptop Sony Vaio.
1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật:
1.1.1.Thuận lợi:
Viện nghiên cứu chính sách Legatum ( trụ sở tại London,
Anh) đã bình chọn Việt Nam xếp thứ 9 trong top 10 quốc gia là
điểm đến an toàn nhất Châu Á, với một nền chính trị được đánh


giá là khá ổn định, mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư, trong đó
co tập đoàn Sony.
Bên cạnh đó chính sach mở rộng thị trường cũng tạo điều
kiện để Sony Vaio quảng bá sản phẩm rộng rãi, tiếp cận với nhiều
khách hàng hơn.
Nhà nước cũng ban hành các bộ luật bảo vệ bản quyền,
chống hàng giả, hàng nhái, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
triển sản phẩm, giữ được uy tín và hình ảnh thương hiệu Sony với
khách hàng.
1.1.2.Khó khăn:
Luật thuế còn chưa ổn định, chưa phù hợp với cơ chế thị
trường, thuế quan cao làm cho giá cả tăng lên, khách hàng có nhiều
cân nhắc khi mua sản phẩm.


1.3. Yếu tố văn hoá, xã hội:
1.1.1.Thuận lợi:
Việt Nam có dân số đông, là một thị trường tiêu thụ rộng lớn
mà bất cứ thương hiệu nào cũng muốn nhắm đến. Bên cạnh đó,
trình độ dân trí hiện tại cũng khá cao, nhất là ở khu vực thành thì,
vừa là nguồn cung nhân lực dồi dào cho công ty, vừa là lượng
khách hàng tiềm năng của sản phẩm Sony Vaio.

Lượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng chủ yếu tập trung ở
các thành thị, khu vực đồng bằng. tạo điều kiện vận chuyển dễ
dàng , hạn chế tối đa hư hỏng trong quá trình vận chuyển, phân
phối sản phẩm.
Tâm lý người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ và doanh nhân
luôn thích thể hiện phong cách của mình một cách riêng biệt, nổi
bật, không thích sự trùng lập, điều này phù hợp với tiêu chí sản
xuất và chiêu thị của dòng sản phẩm Sony Vaio với nhiều thiết kế,
màu sắc và công dụng riêng biệt.
Là một quốc gia tự do về tôn giáo, Việt Nam là một thị
trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động marketing, quảng bá
sản phẩm bằng nhiều phương tiện, hình ảnh để thu hút khách hàng.
1.1.3.Khó khăn:
Người Việt xưa nay luôn tôn trọng các giá trị truyền thống,
tính cách trung thực, hoà đồng, nên họ rất khó chấp nhận các mẫu
quảng cáo mang tính giật gân, phi thực tế. Bên cạnh đó, truyền
thống gia đình nhiều thế hệ cũng khiến việc đưa ra quyết định mua
sản phẩm của người tiêu dùng khó khăn hơn.
1.4. Yếu tố công nghệ:
1.1.1.Thuận lợi:
- Các sản phẩm Sony Việt Nam luôn được nhập khẩu nguyên
thành phẩm từ Nhật Bản, với công nghệ hiện đại, tiên tiến, tiêu
chuẩn quốc tế không thua kém dòng sản phẩm Sony tại bất cứ
đâu trên thế giới.
1.1.2. Khó khăn:
- Không thể đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam
do chi phí công nghệ cao, thiếu nhân lực có trình độ cao để vận


hành, do đó không tận dụng được nguồn nhân công dồi dào ở Việt

Nam.
1.5. Yếu tố tự nhiên:
1.1.1. Thuận lợi:
- Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển, thuận lợi
cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, trang thiết bị.
- Hiếm gặp các thiên tai lớn, ít thất thoát, thiệt hại khi tích trữ
hàng hoá.
1.1.2. Khó khăn:
- Đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo các yếu tố về bảo vệ môi
trường, tái sử dụng hoặc cách xử lý khi trở thành rác thải.


2. Tác động của môi trường vi mô:
2.1. Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay trên thị trường máy tính Việt Nam có rất nhiều
chủng loại, đa dạng phong phú cả về thiết kế và tính năng như :
Macbook, HP, Dell, Asus, Lenovo, Toshiba, Acer,…do đó thương
hiệu Sony Vaio có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp.Song do
đường lối định vị thương hiệu, xác định phân khúc thị trường và
khách hàng mục tiêu đúng đắn nên Sony Vaio vẫn có chỗ đứng
khá vững chắc trên thị trường.
2.2. Khách hàng:
Thị phần của Sony khá nhỏ so với các thương hiệu khác
(chiếm 4,5% năm 2008) là do laptop Sony Vaio không trải rộng
trên nhiều phân khúc và không chia nhỏ thành các dòng con, do đó
lượng khách hàng cũng khá khiêm tốn, và có những yêu cầu cao về
sản phẩm. Mặc dù vậy lượng khách hàng này khá ổn định, ít dao
động, và khá dễ tính khi mua laptop Sony Vaio cũng như những
phụ kiện đi kèm. Chính vì chiến lược định vị sản phẩm chính xác
nên Sony Vaio luôn chiếm được lòng tin của khách hàng, xây dựng

thành công hình tượng thương hiệu một dòng máy tính xách tay
cao cấp dành cho doanh nhân.
2.3. Nhà cung cấp:
Cũng như các dòng sản phẩm khác, laptop Sony Vaio được
nhập khẩu từ công ty mẹ là tập đoàn Sony Nhật Bản, là một trong
những tập đoàn lớn mạnh toàn cầu trị giá hàng tỉ đô la. Song do
sản phẩm hoàn toàn nhập khẩu nên chịu sự chi phối về nhiều mặt :
thuế quan, luật xuất nhập khẩu, bị gắn mác hàng ngoại,…
2.4. Sản phẩm thay thế:
Các loại máy tính bảng, điện thoại đa năng với ưu điểm gọn
nhẹ, tiện dụng, dễ dàng mang theo hơn, đang trở thành các mối đe
doạ của laptop nói chung và Sony Vaio nói riêng.


CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH SWOT, MỤC TIÊU MARKETING VÀ
GIẢI PHÁP THỰC THI
1.Phân tích theo mô hình SWOT:
Strengths
- Tập đoàn sony có tiềm lực
lớn về tài chính.
- Sony là một thương hiệu
có uy tín.
- Các sảm phẩm có chất
lượng tốt, thiết kế đẹp dễ gây ấn
tượng với khách hàng.
- Các linh kiện của sony
được sản xuất trong khu vực
Đông Nam Á nên sẽ giảm được
giá thành nhập khẩu, chi phí vận

chuyển.
- Câc dịch vụ hậu mãi của
Sony tốt
Opportunities
- Lượng khách hàng có nhu
cầu về laptop ngày càng tăng.
- Sự phát triển của công
nghệ 3G
- Chính sách mở cửa của
chính phủ.
2.

Weaknesses
- Giá thành của sản phẩm
còn cao.
- Khách hàng mục tiêu chưa
nhiều.

Threats
- Thuế về các sản phẩm điện
tử tăng cao.
- Có nhiều đối thủ cạnh
tranh trong ngành.
- Nền kinh tế bất ổn, lạm
phát tăng cao.

Mục tiêu Marketing:
Sony vừa là một thương hiệu công nghệ với kinh nghiệm sâu
sắc về những khả năng sáng tạo ra nội dung giải trí: phim ảnh, thể



thao, âm nhạc, truyền hình và game vừa là một thương hiệu giải trí
có sự thấu hiểu sâu sắc về công nghệ, không có một tên tuổi nào
trên thế giới có được cả hai điều này. Vì thế, các chiến lược
marketing của Sony nhìn chung đều nhằm mục tiêu truyền đạt điều
đó đến khách hàng với mong muốn được đáp ứng những nhu cầu
của khách hàng một cách tốt nhất.
3.

Giải pháp marketing
Sony là tập đoàn có tiềm lực rất lớn nên có thể tăng việc
quảng cáo sản phẩm thông các đại lý, các cửa hàng liên kết kinh
doanh sản phẩm của Sony trên toàn quốc. Gia tăng các chương
trình khuyến mãi khi mua hàng kèm theo các dịch vụ hậu mãi
nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Mở các lớp học miễn phí về sử
dụng các chương trình, công cụ của sản phẩm Sony, thể hiện sự
quan tâm, chăm sóc khách của Sony là tốt nhất.



×