Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

SKKN: Cách thức tiếp cận và phương pháp giáo dục HS của GVCN (Giải C tỉnh Tiền Giang năm 20142015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 37 trang )

1

TRƯỜNG THPT THỦ KHOA HUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH THỨC TIẾP CẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

GV TRẦN THỊ YẾN TRINH

TIỀN GIANG, THÁNG 02 NĂM 2015


2

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU

tr.03

B. NỘI DUNG CHÍNH

tr.04

CHƯƠNG I: CÁCH THỨC TIẾP CẬN HỌC SINH

tr.05

I.1. “CHẤT KEO KẾT DÍNH” VÀ “PHẦN TỬ PHÁ HOẠI”



tr.05

I.2. CHI PHỐI “CHẤT KEO KẾT DÍNH”
VÀ KIỂM SOÁT “PHẦN TỬ PHÁ HOẠI

tr.07

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH

tr.14

II.1. KỈ LUẬT HAY BUÔNG THẢ

tr.14

II.2. TRỪNG PHẠT HAY KHUYẾN KHÍCH

tr.16

II.3. TRUYỀN THỐNG HAY HIỆN ĐẠI

tr.19

CHƯƠNG III: CÁC NGUYÊN TẮC VÀNG
TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH

tr.21

C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


tr.25


3

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

Cách ứng xử, giáo dục học sinh của giáo viên đang được dư luận hết
sức quan tâm. Nổi cộm nhất gần đây là việc một giáo viên ở trường THPT
Nguyễn Huệ tỉnh Bình Định đánh học sinh ngay trên bục giảng và bị trò
phản kháng bằng cách đánh trả. Hàng loạt trường hợp khác về nạn bạo hành
thân thể và mắng nhiếc học sinh cũng được các trang mạng đăng tải. Như
vậy, với nhiều giáo viên ở các cấp học, họ vẫn chưa ý thức thật đầy đủ về
phương pháp giáo dục đúng đắn đối với học sinh. Điều đó gây nên những
ảnh hưởng tiêu cực đến cách nhìn của xã hội về ngành giáo dục. Là giáo
viên chủ nhiệm, nguy cơ phạm những sai lầm này càng cao bởi chính giáo
viên chủ nhiệm là người trực tiếp xử lí các trường hợp vi phạm của học sinh.
Làm cách nào để có thể tác động đến học sinh hiệu quả nhất cũng như
phương pháp giáo dục nào phù hợp nhất đối với học sinh trung học phổ
thông luôn là những câu hỏi mà bản thân tôi luôn đặt ra khi làm công tác chủ
nhiệm. Trong thời gian giảng dạy tại trường THPT Thủ Khoa Hn, tơi có
may mắn chủ nhiệm cả những lớp “mũi nhọn” (gồm những học sinh có sức
học khá giỏi, có ý thức kỉ luật) lẫn những lớp “thường” (gồm những học sinh
có sức học trung bình trở xuống, vài em trong số đó có tính cách đặc biệt).
Chính các em đã dạy cho tơi cách trở thành một người thầy thực sự - điều
mà tôi không thể học được từ sách vở. Dưới đây là những kinh nghiệm mà
tơi đã tích lũy được trong q trình cơng tác của mình.



4


5

B. NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG I
CÁCH THỨC TIẾP CẬN HỌC SINH
I.1. “CHẤT KEO KẾT DÍNH” VÀ “PHẦN TỬ PHÁ HOẠI”
Học sinh trong lớp có thể chia làm 3 loại : “chất keo kết dính”, “phần
tử phá hoại” và một loại khác, phổ biến hơn cả, là “thành phần trung lập”.
 “Chất keo kết dính”
“Chất keo kết dính” là những học sinh năng động, có tinh thần tập
thể, có tính kỉ luật cao, hợp tác tốt, giao tiếp tốt, có khả năng lơi kéo những
học sinh khác vào những hoạt động tích cực, thường có nhiều sáng kiến.
Những học sinh này thường chủ động tiếp cận giáo viên và quan tâm những
bạn bè khác. Họ xem việc truyền đạt các thông báo của nhà trường và các
giáo viên đến lớp học và phản ánh tình hình lớp học đến giáo viên là nghĩa
vụ và niềm vui. Họ tự giác xung phong làm những việc vì tập thể như các
phong trào tình nguyện, tự gánh vào mình nhiều nhiệm vụ thậm chí khơng
liên quan đến bản thân mà khơng hề tính tốn. Trong lớp học, họ thường tập
trung nghe giảng và nhiều khi khơng kiềm chế được lịng nhiệt tình nên tự ý
phát biểu trước khi được giáo viên gọi.
 “Phần tử phá hoại”
“Phần tử phá hoại” tuy có một số tố chất tương tự như “chất keo kết
dính” nhưng lại phát huy theo hướng khác. Họ cũng có khả năng giao tiếp
tốt, có thể lơi kéo những học sinh khác. Tuy nhiên, phần lớn họ khơng có
hứng thú trong học tập nên thường biểu hiện ra thành thái độ và những hành
vi vơ kỉ luật. Những học sinh này có xu hướng làm những việc mình thích

hơn là những việc được u cầu. Trong lớp học, họ thường có hai loại biểu
hiện: hoặc là rất uể oải, mất tập trung, suy nghĩ việc riêng và chọc phá
những người khác; hoặc là chỉ chú ý tìm kiếm những chi tiết có thể gây liên


6

tưởng hài hước trong bài học để “phát biểu linh tinh”, gây cười cho những
học sinh khác. Vì những lí do đó, những học sinh này thường khiến giáo
viên phải “đau đầu”, khó quản lí lớp học. Tuy nhiên, ngồi giờ học họ lại tỏ
ra hoạt bát, khôi hài, năng động, hay tìm được niềm vui cho bản thân và
những người “cùng chí hướng với mình”. Đương nhiên, với họ, trách nhiệm
với tập thể là một gánh nặng vì thế họ thường hay trốn tránh những việc như
làm vệ sinh lớp học, lao động và những phong trào mà họ cho là không gây
hứng thú.
 “Thành phần trung lập”
“Thành phần trung lập” chiếm số đông trong lớp học. Đây là những
học sinh khơng có bản sắc cá nhân rõ ràng, thường được đánh giá là “ngoan
ngoãn” bởi họ biết cách tuân theo qui tắc và các yêu cầu. Họ rất ít khi vi
phạm nội quy, không gây rối trong giờ học, biết giơ tay và chờ được gọi
phát biểu, tham gia đầy đủ những hoạt động được yêu cầu dù thích hay
khơng. Tuy nhiên, họ cũng rất dễ bị tác động và hành động, suy nghĩ theo số
đông.
 Thái độ của “thành phần trung lập” quyết định bản sắc lớp
học
“Thành phần trung lập” không phải là nhân tố lôi kéo những thành
viên khác mà ngược lại, họ sẽ ngã theo những ai chi phối được lớp học. Nếu
“chất keo kết dính” chi phối được lớp học, họ sẽ cơ lập những “phần tử phá
hoại”. Lúc đó, hành động gây rối của phần tử phá hoại không được hưởng
ứng, họ nhanh chóng “mất hứng thú” và chịu ngồi im. Ngược lại, nếu phần

tử phá hoại chi phối lớp học, họ sẽ bắt chước theo và nhanh chóng tìm được
“niềm vui” trong những việc làm vơ bổ, cơ lập, thậm chí chế nhạo “chất keo
kết dính”, làm họ hao mịn lịng nhiệt tình theo thời gian.


7

(Thái độ của thành phần trung lập quyết định bản sắc lớp học)
I.2. CHI PHỐI “CHẤT KEO KẾT DÍNH” VÀ KIỂM SOÁT
“PHẦN TỬ PHÁ HOẠI
Tuy rằng thái độ của thành phần trung lập quyết định bản sắc lớp học
nhưng họ lại dễ bị tác động bởi “chất keo kết dính” và “phần tử phá hoại”.
Bởi thế, mấu chốt của vấn đề không phải là tác động vào số đông mà là tác
động vào số-ít-có-thể-gây-ảnh-hưởng.
 Chi phối “chất keo kết dính”
Bước 1: Người chủ động tiếp cận giáo viên chủ nhiệm đầu tiên có
thể là “chất keo kết dính”
Thường những lí do để tiếp cận giáo viên chủ nhiệm của học sinh đầu
năm học là hỏi về các môn học, về các hoạt động của trường hoặc thay mặt
một học sinh khác đề đạt nguyện vọng như đổi chỗ ngồi…. Họ thường đi
thành một nhóm nhưng người đứng ra thay mặt các học sinh khác mới là
người được tập thể nhỏ ấy tín nhiệm. Đừng thờ ơ hoặc trả lời, giải quyết một
cách qua loa với những học sinh ấy. Họ đang mang đến cho người giáo viên
chủ nhiệm một cơ hội để tiếp cận sâu các học sinh của mình.
Bước 2: Thiết lập quan hệ
“Chất keo kết dính” khơng nhất thiết phải là lớp trưởng hoặc thành
viên khác trong ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm có thể bắt đầu thiết lập
quan hệ với “chất keo kết dính” bằng những việc “nhờ vả” nhỏ như xem thời
khóa biểu, hỏi thăm trong tuần có học sinh vắng/ trễ hay khơng…. Nếu
người học sinh ấy nhiệt tình đáp ứng và làm trên mức người giáo viên u

cầu thì đó chính là “chất keo kết dính” cần tìm kiếm. Ví dụ, ngồi cho giáo
viên biết về thời khóa biểu, “chất keo kết dính” thường kèm một số nhận xét
như ngày nào học nhiều, ngày nào học ít, ngày nào phải làm nhiều bài tập,
lớp học gặp khó khăn ở những mơn nào…; ngồi trả lời lớp có vắng hay


8

khơng, “chất keo kết dính” cịn nhớ cả học sinh nào vắng, vắng ngày nào và
thậm chí là lí do vắng. Đó là biểu hiện cho thấy “chất keo kết dính” rất quan
tâm đến học tập và các thành viên khác trong lớp học.
Bước 3: Bộc lộ bản thân và khuyến khích chất keo kết dính tự bộc
lộ
Thái độ chân thành tự bộc lộ của giáo viên chủ nhiệm dễ gây được sự
đồng cảm của không riêng “chất keo kết dính” mà cịn đối với những học
sinh khác. Bộc lộ khơng phải là khoe khoang, đánh bóng về bản thân, cũng
khơng phải “tự khai” những khuyết điểm của mình cho học sinh nghe.
Những điều đó dễ gây tác dụng ngược. Bộc lộ bản thân là chủ động bày tỏ
và bày tỏ một cách chân thành những cảm nhận của bản thân trước những
tình huống xảy ra liên quan đến học sinh lớp mình chủ nhiệm. việc tự bộc lộ
của giáo viên chủ nhiệm khiến “chất keo kết dính” cảm thấy được tin tưởng,
đồng thời, điều đó cũng khơi gợi cảm hứng để “chất keo kết dính” bộc lộ
cảm nhận, suy nghĩ của mình. Quan điểm của “chất keo kết dính” có thể
khơng hồn tồn đồng nhất với giáo viên chủ nhiệm nhưng ít nhiều chịu sự
chi phối và đã được tự điều chỉnh sau khi nghe giáo viên chủ nhiệm bộc lộ.
Tiếng nói mang tính cá nhân ấy rất có thể sẽ trở thành tiếng nói của tập thể
nếu chất keo kết dính chi phối được “thành phần trung lập” trong lớp.
Bước 4: Cần một hay nhiều chất keo kết dính?
Câu trả lời đương nhiên là cần nhiều. Vậy các “chất keo kết dính” ấy
ở đâu ra? “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là kinh nghiệm lâu đời của dân

gian. Thường những ai có tố chất giống nhau sẽ kết bạn với nhau. Người
giáo viên chủ nhiệm có thể tìm kiếm những “chất keo kết dính” khác trong
những bạn bè thân thiết cùng lớp của “chất keo kết dính” đã tìm thấy. Chính
“chất keo kết dính” đầu tiên là chiếc cầu nối người giáo viên chủ nhiệm với
những “chất keo kết dính” khác. Câu chuyện thêm đơng người sẽ thêm phần


9

rơm rả. Trong những câu chuyện ấy, tình hình lớp học cũng sẽ hiện lên sinh
động và khách quan hơn. Q trình này có thể được mở rộng để tạo một hiệu
ứng dây chuyền, khi đó, người giáo viên chủ nhiệm chỉ cần tác động vào
một mắc xích là tác động đến hầu như tồn bộ lớp học.
 Kiểm sốt phần tử phá hoại
Bước 1: Nhận ra phần tử phá hoại từ sớm
Người giáo viên chủ nhiệm có nhiều cách để nhận ra “phần tử phá
hoại” của lớp mình bằng nhiều cách: tự mình quan sát các biểu hiện của học
sinh, thăm dò ý kiến của các giáo viên khác và thơng qua các “chất keo kết
dính” trong lớp.
Bước 2: Hạn chế tầm hoạt động của phần tử phá hoại
Xếp chỗ ngồi cho các phần tử phá hoại ở những vị trí giáo viên bộ
mơn dễ kiểm sốt, xung quanh khơng có những phần tử phá hoại khác, trong
trường hợp cần thiết có thể xếp phần tử phá hoại ngồi biệt lập một nơi sao
cho không thể lôi kéo các thành viên khác trong lớp học.
Bước 3: “Chẩn bệnh” cho phần tử phá hoại
Giáo viên cần xác định được nguyên nhân hình thành những tính cách
đặc biệt của phần tử phá hoại trong lớp học thơng qua lí lịch học sinh (nghề
nghiệp của bố mẹ, bố mẹ còn sống hay đã mất, đang sống cùng ai, …), qua
các học sinh gần nhà (hồn cảnh kinh tế gia đình, tính cách của bố mẹ, anh
chị em, các biến cố gia đình gặp phải…), qua các học sinh đã từng học

chung ở các cấp học trước đó (sức học ở những cấp học trước, từ bao giờ có
những thay đổi hành vi, thái độ theo hướng tiêu cực…), qua trao đổi với phụ
huynh (tính cách, thói quen sinh hoạt, sở thích của học sinh khi ở nhà, kiểm
chứng những thông tin đã thu thập được). Liên hệ những điều tìm hiểu được,
giáo viên chủ nhiệm có thể xác định nguyên nhân dẫn đến việc học sinh trở


10

thành một “phần tử phá hoại” trong lớp học. Có một số nguyên nhân chủ yếu
như sau:


11

Gia đình

Lỗ hổng
khó bù
Lơi kéo
khó cưỡng
Tính cách
hiếu động,
hướng
ngoại*

Hồn cảnh kinh tế khá giả: được nuông chiều về
vật chất, được giáo dục bng thả, thích hưởng thụ,
khơng nhận thấy được mục đích và ích lợi của việc học
tập, thỏa thích làm những việc mình muốn.

Hồn cảnh kinh tế khó khăn: tâm lí tự ti, mặc cảm,
nhận thấy cuộc sống khơng cơng bằng, khó thay đổi
cuộc đời bằng con đường học vấn, bất mãn, ốn hận bố
mẹ, nơn nóng kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu bản thân,
xem việc học tập trong nhà trường là phí hồi thời gian.
Đổ vỡ trong gia đình: bố mẹ li hơn, sống với mẹ/
cha kế, cảm thấy mình là người thừa, uất ức vì cho rằng
mình bị thành kiến, ác cảm, mẹ/cha kế khơng có tư cách
giáo dục.
Xung đột thế hệ: phổ biến trong những gia đình
giáo dục độc tài, có khuynh hướng sử dụng bạo lực hoặc
lời lẽ mắng nhiếc, biểu hiện bằng thái độ bất đồng quan
điểm với bố/ mẹ/ cả bố lẫn mẹ, cảm thấy không được
hiểu, không được quan tâm, bố mẹ quá độc tài dẫn đến
phản ứng tiêu cực như vô lễ, có khuynh hướng làm
ngược lại bất cứ điều gì được yêu cầu, tìm niềm vui ở
bạn bè.
Ghen tị với anh chị em: ghen tị với người giỏi
hơn, nhận được lời khen ngợi nhiều hơn; ln có cảm
giác bị coi thường, bị so sánh với người khác dần dần
biến thành cảm giác tự ti, khơng tin vào chính mình và
phản ứng nóng nảy, tiêu cực.
Thường xuất phát từ một sai lầm nhỏ (một buổi bỏ
học, một lần không hiểu bài) nhưng không kịp khắc
phục nên càng ngày càng trầm trọng, mất căn bản,
khơng cịn hứng thú trong học tập nên chuyển hướng
theo những niềm vui khác.
Phổ biến là những niềm vui từ bạn bè, trò chơi
điện tử, chịu ảnh hưởng tính cách từ bạn bè.
Khơng thể ngồi n, ln muốn cử động chân tay,

chọc phá người khác, khó kiểm sốt cảm xúc, nhanh
hứng thú cũng nhanh nguội tắt.


12

Phần tử phá hoại sở hữu một trong những nguyên nhân ở trên kèm với
tính cách hiếu động, hướng ngoại. Nếu khơng có tính cách đặc biệt này, học
sinh có thể chỉ biểu hiện ra thành thái độ và hành vi chán nản, uể oải, thụ
động trong học tập, tức là chưa trở thành “phần tử phá hoại” theo đúng nghĩa
của nó. Dù là ngun nhân gì, phần tử phá hoại cũng đều có xu hướng muốn
khẳng định mình, biến bản thân thành trung tâm, được mọi người chú ý.
Bước 4: Phần tử phá hoại cần được quan tâm nhiều hơn
Sau khi xác định ngun nhân hình thành tính cách đặc biệt của phần
tử phá hoại, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động tiếp cận, gần gũi, quan tâm,
từ từ điều chỉnh hành vi của các em. Đây là một q trình địi hỏi thời gian,
sự kiên nhẫn, khơng thể nóng vội. Người giáo viên chủ nhiệm phải tạo cho
phần tử phá hoại cảm giác được đồng cảm, được hiểu, thực sự là bạn chứ
không phải kiểu “giáo điều” hay “ban ơn, thương hại”. Đôi khi phần tử phá
hoại cần được đặt ở vai trò trung tâm trong một số hoạt động tập thể nhưng
họ khơng thích làm theo chỉ vẽ của người khác mà muốn mình là người
quyết định. Giáo viên chủ nhiệm nên tham mưu ý kiến của họ trước, nhẹ
nhàng góp ý để loại bỏ những điểm không phù hợp và cho họ đủ không gian
để phát huy.
Chi phối được các “chất keo kết dính” và kiểm sốt được các “phần tử
phá hoại” có nghĩa là người giáo viên kiểm sốt được lớp của mình.


13
CHI PHỐI

“CHẤT KEO KẾT DÍNH”

PHƯƠNG PHÁP
KIỂM SỐT LỚP HỌC

KIỂM SỐT
“PHẦN TỬ PHÁ HOẠI”


14

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH
Để quá trình giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm đạt hiệu quả,
người giáo viên chủ nhiệm phải có quan niệm đúng đắn, rõ ràng và phương
pháp sư phạm hiệu quả. Dẫu biết mỗi học sinh là một cá nhân đặc biệt, có
hồn cảnh, tố chất, khả năng và tính cách riêng, cần có phương pháp tác
động phù hợp nhưng người giáo viên chủ nhiệm không chỉ giáo dục từng cá
nhân theo kiểu bố mẹ dạy con cái mà cịn quản lí một tập thể. Bởi thế, xác
định quan niệm, phương pháp giáo dục nhất quán là việc làm vô cùng cần
thiết. Bản sắc của lớp học phụ thuộc vào quan niệm giáo dục và phương
pháp sư phạm của giáo viên.
II.1. KỈ LUẬT HAY BUÔNG THẢ
 Kỉ luật
Kỉ luật là đề ra và thực thi nghiêm túc các qui định và thỏa thuận. Một
khi vi phạm các qui định và thỏa thuận ấy, học sinh sẽ bị trừng phạt theo
những hình thức phù hợp với mức độ và nội dung vi phạm. Giáo dục kỉ luật
là phương thức giáo dục nghiêm khắc, mang tính yêu cầu cao, khích lệ ít.
Sản phẩm của giáo dục kỉ luật là tạo ra con người của tập thể, biết kiềm chế

những nhu cầu cá nhân và tuân phục tập thể, tổ chức. Hầu hết nhà trường
đều đặt vấn đề kỉ luật lên hàng đầu, xem đó là cơng cụ hữu hiệu để quản lí
học sinh. Mỗi nhà trường đều đặt ra nội qui, qui định về giờ giấc, trang
phục, tác phong – ngôn phong, nhiệm vụ và những điều cấm đối với học
sinh. Ngành giáo dục cũng ban hành điều lệ qui định quyền, nghĩa vụ và
những hành vi học sinh không được làm (Điều lệ trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học, chương V) kèm
theo thơng tư hướng dẫn việc khen thưởng và xử lí kỉ luật đối với học sinh vi
phạm (thông tư số 08/TT Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỉ luật


15

học sinh các trường phổ thông). Để tổ chức thực thi kỉ luật trong nhà trường
có bộ phận giám thị, hội đồng kỉ luật, giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự các
lớp. Việc tuân thủ hay không tuân thủ kỉ luật ở nhà trường là căn cứ để đánh
giá hạnh kiểm của học sinh cuối học kì và cuối năm học.
 Buông thả
Ngược lại với kỉ luật là buông thả. Bng thả có nghĩa là tạo điều kiện
để học sinh phát huy cái tơi cá nhân của mình, khơng gò ép, bắt buộc, xem
mỗi học sinh là một cá nhân đặc biệt cần tôn trọng. Giáo dục buông thả là
phương thức giáo dục dễ dãi, khích lệ nhiều, yêu cầu lại thấp. Trong phương
thức giáo dục này, người giáo viên xem việc khích lệ tinh thần, tình cảm của
học sinh là phương pháp tác động chủ yếu chứ không phải là uốn nắn hành
vi. Sản phẩm của giáo dục buông thả là tạo ra con người của cá nhân, ln
đặt bản thân ở vị trí trung tâm, hành động theo nhu cầu và cảm tính của
chính mình.
 Hệ quả của kỉ luật và buông thả
Kỉ luật quá khắc khe sẽ dẫn đến hai thái cực. Một là học sinh khơng tự
lập, dễ có khuynh hướng phục tùng, tâm lí chờ đợi, sợ phạm sai lầm, mất hết

bản sắc cá nhân. Hai là học sinh bị ức chế, nổi loạn, phản kháng, từ đó hình
thành tính cách hận thù, nóng nảy. Ngược lại, buông thả quá mức sẽ dẫn đến
học sinh vô tổ chức, hành động, suy nghĩ thiếu kiềm chế, thiếu chín chắn, dễ
kích động, vơ ơn.
Phương thức
giáo dục

Phương pháp

Bản chất

Hệ quả

Kỉ luật

Trừng phạt

Bng thả

Khuyến khích

u cầu cao,
khích lệ ít
Yêu cầu thấp,
khích lệ cao

- Không tự lập, phục tùng
- Nổi loạn, phản kháng
Vơ tổ chức, thiếu chín chắn


 Dung hịa
Kỉ luật q khắc khe hoặc bng thả q mức đều có những hệ quả
tiêu cực đối với cơng tác quản lí lớp của giáo viên chủ nhiệm, nhưng quan


16

trọng hơn là với việc hình thành tính cách và nhân cách của học sinh. Bởi
thế, người giáo viên chủ nhiệm cần biết sử dụng có nghệ thuật và dung hịa
hai phương pháp trừng phạt và khuyến khích trong giáo dục học sinh.
II.2. TRỪNG PHẠT HAY KHUYẾN KHÍCH
 Trừng phạt
Trừng phạt, hiểu nơm na, là dùng hình phạt để cho học sinh nhận ra
hậu quả của những việc làm sai trái, từ đó rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh
hành vi để không phải nhận hậu quả tương tự. Trừng phạt chủ yếu không
nhằm giải quyết bản chất vấn đề mà mang tính răn đe. Có hai hình thức
trừng phạt là trừng phạt thể xác và trừng phạt tinh thần.
Trừng phạt thể xác gồm các hình thức như xúc phạm thân thể học sinh
(đánh đập, gây tổn thương về thể xác), đày đọa (phạt đứng, phạt quỳ, úp mặt
vào tường…), lao động phù hợp (vệ sinh lớp học, tưới cây …). Trong đó,
xúc phạm thân thể và một số hình thức đày đọa như như phạt quỳ, úp mặt
vào tường là rất tiêu cực, cần tránh vì khơng chỉ là trừng phạt về thể xác mà
còn tổn thương đến tinh thần của học sinh.
Trừng phạt tinh thần gồm các hình thức như nhục mạ học sinh (chửi
mắng, làm tổn thương lòng tự trọng bằng lời lẽ cay nghiệt, khiến học sinh
mất hết sĩ diện), bắt tự suy ngẫm, nêu ra sai lầm của bản thân và nhận lỗi
trước tập thể. Trong đó, nhục mạ là hình thức rất tiêu cực, cần tránh vì làm
tổn thương sâu sắc đến lịng tự trọng của học sinh, dễ gây tâm lí thù ghét, bất
hợp tác.



17

 Khuyến khích
Trái ngược với phương pháp trừng phạt là khuyến khích. Hiểu nơm
na, khuyến khích có nghĩa là nhận ra ưu điểm của học sinh và kịp thời khích
lệ để học sinh phát huy, tạo động lực tinh thần cho học sinh phấn đấu.
Khuyến khích khơng nhằm uốn nắn hành vi mà định hướng hành vi. Có hai
hình thức khuyến khích chủ yếu là khuyến khích bằng vật chất và khuyến
khích về tinh thần. Khuyến khích bằng vật chất là dùng phần thưởng để
khích lệ những hành động tích cực và thành tích của học sinh. Khuyến khích
về tinh thần là dùng lời lẽ để tuyên dương, bày tỏ sự đánh giá cao của giáo
viên chủ nhiệm đối với những hành động tích cực và thành tích của học sinh
(tuyên dương trước lớp hoặc trao đổi riêng).
 Liều thuốc của trừng phạt và khuyến khích
Trừng phạt bằng những hình thức tiêu cực như xúc phạm thân thể, đày
đọa, nhục mạ… có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tức thời hoặc lâu
dài về sau. Tức thời, những hành động này có thể gây xung đột với học sinh,
học sinh cũng có thể phản kháng bằng hành động đáp trả (dùng bạo lực phản
kháng bạo lực hoặc dùng lời lẽ gay gắt phản kháng bạo lực và lời lẽ nhục mạ
của giáo viên). Khi đó, người giáo viên khơng chỉ khơng thể uốn nắn hành vi
của học sinh mà cịn mất tơn nghiêm và uy tín trước tập thể lớp và đồng
nghiệp. Về lâu dài, có thể hình thành tâm lí thù ghét, ác cảm, bất hợp tác với
giáo viên và tính cách nóng nảy, thích phản kháng. Một hướng khác là hình
thành ở học sinh tâm lí tự ti, tự thấy mình thấp kém, mất hết niềm tin vào
bản thân, ln sợ sệt, đề phịng, sợ trường học.
Tương tự, khuyến khích q đáng dễ khiến học sinh có hai loại phản
ứng và thái độ tiêu cực. Một là, học sinh dễ có xu hướng ảo tưởng về bản
thân, tự thấy mình quá ưu tú, nhận thấy mọi việc quá dễ dàng, ngủ quên trên
“hào quang” mà giáo viên chủ nhiệm tạo ra, khơng cịn động lực phấn đấu.



18

Hai là, học sinh sẽ đề phịng, thậm chí xem thường giáo viên chủ nhiệm vì
sự “tâng bốc” thiếu căn cứ, xa lánh giáo viên chủ nhiệm.

P
H
Ư
Ơ
N
G
P
H
Á
P

Trừng
phạt

Hình
thức

Tích cực

Tiêu cực

Trừng phạt thể
xác


Lao động phù
hợp

Trừng phạt
tinh thần

Tự suy ngẫm,
tự phê bình
Tự nhận thức,
điều chỉnh
hành vi
Vừa phải

Xúc phạm
thân thể, đày
đọa
Nhục mạ

Hệ quả

Hình
thức

Khuyế
n khích

- Dùng phần
thưởng khích
lệ

- Dùng lời lẽ
tuyên dương

Hệ quả

- phản kháng,
thù ghét
- tự ti, sợ hãi
Quá mức

- Có cảm giác - Ảo tưởng về
được khẳng
bản thân
định
- Xem thường
- Tự tin, có
sự tâng bốc
động lực phấn
đấu

 Trừng phạt thích hợp và khuyến khích vừa phải
Khơng trừng phạt sẽ khơng có tính răn đe, khơng khuyến khích thì
khơng tạo được động lực. Vì thế, người giáo viên chủ nhiệm cần biết sử
dụng có hiệu quả hai công cụ này để giáo dục học sinh. Cần biết lựa chọn
những hình thức trừng phạt thích hợp, mang tính sư phạm (lao động phù
hợp, giúp học sinh tự suy ngẫm, tự phê bình trước tập thể) và khuyến khích
đúng lúc, đúng việc, ở mức độ vừa phải để tăng hiệu quả tác động đến học
sinh. Những việc làm đó vừa giúp học sinh tự nhận ra cái sai của bản thân
rồi khắc phục, vừa khiến họ có cảm giác được tơn trọng, được khẳng định.



19

Hành động và cách cư xử chuẩn mực, sư phạm của giáo viên còn là một tấm
gương tốt với học sinh.
II.3. TRUYỀN THỐNG HAY HIỆN ĐẠI
 Truyền thống
Giáo dục theo kiểu truyền thống thiên về kỉ luật với mục tiêu tạo ra
con người biết khắc kỉ, tuân theo chuẩn mực và qui tắc có sẵn, biết kiềm chế
nhu cầu, cảm xúc và kiểm sốt hành vi của bản thân, tơn trọng tập thể. Mặt
trái của kiểu giáo dục này là tạo ra những con người có bản sắc cá nhân mờ
nhạt, thiếu tự tin trong cuộc sống, ít có những đột phá lớn trong suy nghĩ và
hành động.
 Hiện đại
Giáo dục theo kiểu hiện đại, với quan niệm học sinh là trung tâm của
mọi hoạt động, thiên về khuyến khích, khích lệ học sinh tự nhận thức để đi
đến điều chỉnh thái độ và hành vi cho phù hợp. Mục tiêu của giáo dục hiện
đại là tạo ra những cá nhân có ý thức cao độ về bản thân, biết phát huy
những ưu điểm và tiềm năng sẵn có, bản lĩnh, tự tin trong cuộc sống. Mặt
trái của kiểu giáo dục này là tạo ra những con người xem bản thân là trung
tâm, quá đề cao quyền và tự do của cá nhân dẫn đến vô tổ chức.
Giáo dục truyền thống
Giáo dục hiện đại

Cơng cụ
Kỉ luật
Khuyến
khích

Mục tiêu

Tn theo chuẩn
mực, tơn trọng tập
thể
Tự ý thức cao độ,
bản lĩnh, tự tin

Mặt trái
Thiếu tự tin,
ít đột phá
Coi bản thân
là trung tâm,
vơ tổ chức

 Kết hợp truyền thống và hiện đại
Giáo dục theo kiểu truyền thống hay hiện đại đều có những mặt mạnh
lẫn hạn chế của nó. Quá đề cao giáo dục theo kiểu truyền thống sẽ dần triệt


20

tiêu bản sắc cá nhân của học sinh, tạo ra cả một thế hệ có cách suy nghĩ và
hành động giống nhau, khó tìm được những con người dám nghĩ khác, làm
khác, dám đột phá theo hướng tích cực – mà những con người như vậy mới
là động lực cho sự phát triển. Ngược lại, quá tung hô giáo dục theo kiểu hiện
đại nghĩa là đang “lãng mạn hóa” cơng việc giáo dục căn cứ theo mặt bằng
chung của học sinh hiện nay. Bởi thế, người giáo viên chủ nhiệm phải biết
cách kết hợp giữa giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại, bằng những
phương pháp tác động thích hợp, mới mang lại hiệu quả cao.



21

CHƯƠNG III

CÁC NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH
 LN HƯỚNG TỚI QUY ƯỚC CHUNG
Khi xử lí bất kì vấn đề gì liên quan đến học sinh, người giáo viên chủ
nhiệm cần ln hướng tới mục đích tạo ra một quy ước chung cho tất cả
những học sinh khác. Điều này khác biệt với việc chỉ phê phán riêng một
biểu hiện sai trái nào đó của học sinh. Việc chỉ trích cá nhân một học sinh có
thể dẫn đến tâm lí tự ái hoặc bị những học sinh khác chê cười. Ngược lại,
nếu thông qua việc răn đe một học sinh, người giáo viên chủ nhiệm hướng
tới việc giáo dục chung cho cả lớp, cùng cả lớp đạt được một quy ước chung
để khơng có những vi phạm tương tự, các học sinh khác cũng sẽ tự nhận
thức, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
 TÌM SỰ ĐỒNG THUẬN HƠN LÀ PHỤC TÙNG
Đồng thuận và phục tùng tuy đi đến kết quả giống nhau nhưng bản
chất hoàn toàn khác nhau. Đối với những vấn đề liên quan đến tập thể lớp
học, người giáo viên chủ nhiệm cần hướng tới việc tìm được sự đồng thuận
ở học sinh, tức bằng cách định hướng thích hợp, giáo viên chủ nhiệm giúp
học sinh tự tìm ra tiếng nói chung của tập thể và tiếng nói đó phù hợp với
quan điểm của giáo viên chủ nhiệm. Có như vậy, học sinh mới có cảm giác
được tơn trọng, được làm chủ, từ đó cũng tự giác, năng động, tích cực hơn.
Ngược lại, phục tùng sẽ khiến học sinh có cảm giác bị áp chế, từ đó triệt tiêu
lịng nhiệt tình và hứng thú của các em.
 KHÔNG TẠO RA TIỀN LỆ XẤU
Một khi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh đã đạt được những cam
kết và quy ước nhất định, người giáo viên chủ nhiệm cũng cần nghiêm túc
thực hiện những điều đó. Giáo viên chủ nhiệm khơng được phép thiên vị với
bất kì trường hợp nào mà khơng có lí do chính đáng. Đối với những trường



22

hợp có những lí do khách quan bất khả kháng, người giáo viên chủ nhiệm
cũng cần có sự linh động nhưng tuyệt đối phải giải thích cơng khai trước cả
lớp. Cách ứng xử công bằng của giáo viên chủ nhiệm khiến cho học sinh tin
tưởng. Ngược lại, nếu giáo viên chủ nhiệm thiên vị hoặc xử lí khơng nghiêm
túc khơng những làm cho học sinh mất lòng tin mà còn hình thành một tiền
lệ xấu khiến những học sinh khác bắt chước theo. Khi đó, giáo viên chủ
nhiệm sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lí lớp của mình.
 GIÁO DỤC BẰNG HÀNH ĐỘNG
Với học sinh, người giáo viên chủ nhiệm là một tấm gương, vì thế,
muốn tác động tích cực đến học sinh, người giáo viên chủ nhiệm cần phải
gương mẫu. Muốn học sinh nghiêm túc học hành, người giáo viên phải
nghiêm túc trong giảng dạy; muốn học sinh đảm bảo về giờ giấc, người giáo
viên không được đến trễ; muốn học sinh thực hiện đúng trang phục, tác
phong, người giáo viên phải nghiêm chỉnh về trang phục, tác phong; muốn
học sinh lao động tích cực, người giáo viên hãy cùng làm với học sinh….
Giáo dục bằng hành động là một trong những phương pháp mang lại hiệu
quả nhanh nhất và thuyết phục nhất.
 LÔI KÉO BẰNG HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC
Thời hiện đại với sự phát triển của kinh tế và sự bùng nổ của công
nghệ thông tin đang tạo ra nhiều thách thức cho công tác giáo dục. Học sinh
dễ bị thu hút vào các hoạt động thú vị hơn tại trường học ở các tụ điểm giải
trí, các trị chơi điện tử, các trang mạng xã hội … từ đó sao lãng việc học tập
và lười vận động, kĩ năng giao tiếp xã hội kém. Làm thế nào để lôi kéo các
em trở lại trường học là một bài tốn khó đang được đặt ra. Ngoài các hoạt
động, phong trào chung trong nhà trường như lao động vệ sinh trường lớp,
các hoạt động kỉ niệm những ngày lễ lớn của Đoàn Thanh niên, người giáo



23

viên chủ nhiệm cần tạo ra nhiều hoạt động tích cực khác để thu hút học sinh
như các hoạt động ngoại khóa, về nguồn, thi đua trong học tập ….

Lớp 10.1 viếng đền thờ Thủ Khoa Huân (lớp chủ nhiệm NH 2011-2012)

Lớp 10.12 tình nguyện làm vệ sinh phục vụ kì thi HKII (lớp chủ nhiệm NH
2012-2013)


24

Lớp 10.7 thi kéo co (lớp chủ nhiệm NH 2013-2014)


25


×