Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN vận dụng tư liệu tham khảo làm sáng tỏ, khẳng định kiến thức lịch sử và gây hứng thú cho tiết dạy lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.55 KB, 17 trang )

SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

VẬN DỤNG TƯ LIỆU THAM KHẢO
LÀM SÁNG TỎ, KHẲNG ĐỊNH KIẾN THỨC LỊCH SỬ
VÀ GÂY HỨNG THÚ CHO TIẾT DẠY LỊCH SỬ
I/ Lý do chọn đề tài:
Tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức vô cùng rộng, phong phú & đa dạng, nó có ở các tài
liệu lịch sử sách, báo, tạp chí, sách giáo viên… Tư liệu này có khi là một đoạn tường thuật, mô tả về
một công trình, một trận đánh, một danh nhân, nhân vật lịch sử nào đó, cũng có khi là một câu nói,
lời nhận định của nhân vật , vị lãnh tụ hoặc vị anh hùng nào đó, nhiều khi là một bài phú, bài thơ, bài
hịch hay một chỉ thị, nghị quyết của Đảng…Những tư liệu này là nguồn tri thức trợ giúp đắc lực cho
giáo viên dạy bộ môn lịch sử
Thế nhưng qua thực tế giảng dạy. Tôi nhận thấy một thực trạng: Một số Giáo viên có quan
niệm: Tài liệu tham khảo chỉ là phụ, không quan trọng, không nhất thiết phải đưa vào tiết dạy cho
nên không quan tâm tìm kiếm nguồn tư liệu này, hoặc nếu có sẵn trong sách giáo khoa, hoặc sách
Giáo viên cũng ít khi vận dụng vào bài học. Nhiều Giáo viên cũng rất quan tâm đến tài liệu tham
khảo, nhưng không biết vận dụng như thế nào vào tiết dạy cho phù hợp và hiệu quả, khi sử dụng còn
gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không đem lại hiệu quả cao.
Từ thực tiễn trên, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để vận dụng tốt nguồn tư liệu vô giá
này. Từ thực tế đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp: “ Vận dụng tư liệu tham khảo làm sáng tỏ,
khẳng định kiến thức lịch sử và gây hứng thú cho tiết dạy lịch sử”
II/ Phạm vi đề tài:
Phương pháp vận dụng tư liệu tham khảo để làm sáng tỏ, khẳng định kiến thức lịch sử và gây
hứng thú cho bài học lịch sử ở bậc trung học cơ sở ( từ lớp 6 đến lớp 9 )
III/ Biện pháp thực hiện:
1/ Xác định kiến thức trong chương trình, tìm nguồn tư liệu tham khảo:
Khi dạy chương trình ở một khối lớp Giáo viên đã nắm được khái quát những kiến thức cơ
bản mình phải truyền thụ cho các em ở các chương, bài. Trên cơ sở đó Giáo viên tiến hành tìm
nguồn tư liệu tham khảo để phục vụ cho các bài học. Nguồn tư liệu này có khi đã có sẵn trong sách
giáo khoa hoặc sách Giáo viên, nhưng cũng có tư liệu Giáo Viên phải tìm kiếm ở các sách, báo khác.
Việc này chúng ta nên làm thường xuyên giống như sự cóp nhặt, tích trữ vậy. Bất cứ lúc nào, ở đâu


mà ta bắt gặp nguồn tài liệu tham khảo có lợi cho ta như: câu nói của vị lãnh tụ, một đoạn tường
thuật về cuộc cách mạng, những con số thống kê, một bài ca dao, một câu chuyện...Ta có thể ghi
chép, có thể cắt đoạn văn đó đem về để biến nó thành nguồn tài liệu cho bản thân mình
2/ Phân loại, sắp xếp nguồn tài liệu tham khảo:
Sau khi tìm kiếm nguồn tư liệu, ta tiến hành phân loại, sắp xếp nguồn tài liệu mà ta tìm kiếm
được theo chủ đề.
Ta phân các bài dạy theo chủ đề và các chủ đề đó như: Loại bài khởi nghĩa, chiến tranh cách
mạng, kinh tế, văn hóa....Giáo Viên cần chú ý nguồn thư liệu tham khảo có hai loại :
1


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

Một là dành cho Giáo Viên. Loại này giúp Giáo Viên đọc để hiểu rõ vấn đề hơn, mở rộng
kiến thức hơn hoặc qua tài liệu đó Giáo Viên có thể chắt lọc một số kiến thức cần thiết nhất để cho
tiết dạy sinh động hơn, cụ thể hơn.
Ví dụ ở bài: Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) (lịch sử lớp 8) ở sách giáo viên trang 27 có
2 đoạn tư liệu tham khảo nói về cách mạnh Pháp của Hồ Chí Minh và Lê Nin. Ta phải xác định đây
là tài liệu giúp Giáo Viên hiểu rõ hơn về cách mạng tư sản Pháp. Với thời lượng của một tiết học
Giáo Viên chỉ có thể đem vào bài dạy đoạn tư liệu của Hồ Chí Minh viết về cách mạng tư sản Pháp:
“cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản....ngoài thì áp bức thuộc địa”
để qua đó các em có thể rút ra hạn chế của cách mạng tư sản hoặc ở bài 6 “ Văn hóa cổ đại” (Lịch sử
lớp 6). Chúng ta sẽ sẽ tìm được nhiều đoạn mô tả về các công trình kiến trúc nổi tiếng như: Kim tự
tháp Kêốp, vườn treo Babilon, thành Babilon....Nhưng ta phải xác định được nguồn tư liệu tham
khảo phục vụ được cho tiết dạy đó là : Mô tả về Kim tự tháp Kêốp, các tài liệu còn lại giúp Giáo
Viên mở rộng hiểu biết hơn.
- Hai là nguồn tư liệu Giáo Viên Có thể đem vào bài để phục vụ tiết dạy, dưới nhiều dạng:
Dùng để minh họa, khẳng định làm sáng tỏ một kiến thức lịch sử nào đó, tường thuật một trận đánh,
mô tả một công trình văn hóa....
Tiếp theo ta phân loại nguồn tài liệu theo chủ đề bài học. Mỗi chủ đề được bỏ riêng vào một bì

lớn được ghi tiêu đề ở ngoài: Loại khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng, văn hóa, xã hội, bì tài liệu
dành cho Giáo Viên ....Nếu có máy vi tính thì ta cóp vào đĩa theo từng chủ đề . Làm như thế khi cần
sử dụng, ta tìm sẽ nhanh và tiện sử dụng
3/ Phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo:
a/ Chọn tài liệu thích hợp đưa vào bài dạy:
Tài liệu tham khảo, sưu tầm được phân loại theo chủ đề, tùy từng loại bài ta sử dụng tài liệu
theo chủ đề đã sắp xếp như ở trên. Tài liệu tham khảo khá phong phú, một bài có thể có nhiều tài
liệu, không phải cứ thấy có tài liệu là trích dẫn đưa vào bài, làm như thế là không cần thiết, phản
khoa học và kém hiệu quả. Ta phải chọn tư liệu nào thật hay, thật sinh động, nhằm mục đíchchính,
cơ bản về quy luật lịch sử mình cần truyền thụ để tạo nên nguồn cảm hứng cho học sinh, giúp học
sinh hiểu rõ vấn đề nào đó hơn.
Khi sử dụng một đoạn tư liệu tham khảo đưa vào tiết dạy ta cần chú ý nội dung của tư liệu đó
có đạt được một trong những tiêu chí sau không?
+ Giúp hiểu rõ bản chất một vấn đề nào đó trong bài, hình thành khái niệm
+ Có thể minh họa, củng cố một đơn vị kiến thức trong bài
+ Từ đoạn tư liệu đó giúp học sinh có thể rút ra được nguyên nhân, ý nghĩa, bài học kinh
nghiệm, tính chất, hạn chế....của một sự kiện lịch sử trong bài lịch sử.
+ Tạo biểu tượng, gây cảm xúc, giáo dục tình cảm cho học sinh
Việc chọn tư liệu phù hợp để đưa vào giảng dạy có hiệu quả không phải là việc dễ, điều này
phụ thuộc vào trình độ nhận thức và khả năng sư phạm của người đó.Phải
chọn thật khoa học, thật kĩ, thật trọng tâm, đem lại hiệu quả cả về kiến thức, cả về sự hứng thú, hưng
phấn đối với học sinh
Ví dụ ở bài: “ Chiến tranh thế giớ thứ hai ( 1939 - 1945)”
Ở phần III kết cục chiến tranh. Giáo Viên sử dụng bảng số liệu so sánh giữa hai cuộc chiến
tranh để học sinh tham khảo. Đây là con số thật, hết sức sinh động có tính thuyết phục cao, thu hút
2


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007


được sự chú ý theo dõi của các em. Chỉ cần thấy được những con số này, học sinh có thể rút ra ngay
nhận xét của mình về mức độ tàn phá của chiến tranh
C.T.T.GThứ I C.T.T.G thứ II
1. Những nước tuyên bố tình trạng chiến tranh
33
72
2. Số người bị động viên vào quân đội (Triệu người)
74
110
3. Số người chết (Triệu người)
10
58
4. Số người bị thương, tàn tật (Triệu người)
20
90
5. Thiệt hại về vật chất ( Tỉ đôla)
338
4000
( Tài liệu: góp vào việc giảng dạy lịch sử thế giới cổ trung đại, cận đại của khoa sử trường ĐHSP
Huế - Phạm Hồng Việt )
Hoặc ở bài: “ Văn hóa cổ đại” ( Lịch sử lớp 6)
Trong bài này có nhiều tư liệu tham khảo mô tả về các công trình kiến trúc điêu khắc. Giáo
Viên chỉ nên đưa vào bài dạy đoạn tư liệu mô tả về Kim tự tháp Kêốp: Đây là công trình lớn nhất do
con người xây dựng hiện nay vẫn còn: cao 146,6m tương đương với ngôi nhà 50 tầng, mỗi cạnh dài
230m, diện tích đáy tương đương với 600 mẫu đất, được ghép bởi 2300000 tấm đá mài nhẵn các
mặt, trung bình mỗi tấm nặng 2,5 tấn, trọng lượng của cong trình là 6400000 tấn, được xây dựng
trong suốt 20 năm với sự lao động của 100000 nô lệ.( ở sách tham khảo: 7 kỳ quan thế giới – NXB
trẻ )
Chọn đọan mô tả về Kim tự tháp Kêốp để đưa vào bài là hợp lý nhất, vì đoạn tư liệu này giúp
các em hình dung được sự đồ sộ, độc đáo của các công trình kiến trúc thời cổ đại và sức lao động to

lớn, sự sáng tạo của con người cổ đại. Vừa tạo sự hứng thú, sự thán phục, sự trân trọng của các em
đối với các thành tựu văn hóa của nhân loại
b/ Vận dụng tài liệu tham khảo và tiết học lịch sử một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả
nhất:
Đây là phần khó nhất đối với Giáo viên lịch sử. Việc chọn tài liệu cho tiết dạy đã khó, nhưng
việc vận dụng cho có hiệu quả thực sự là khó hơn nhiều.
Hạn chế, khó khăn, vướng mắc đối với Giáo Viên hiện nay là: ngại vận dụng tài liệu tham
khảo vào tiết dạy vì lo ngại về quỹ thời gian và không biết là đưa vào chổ nào, lúc nào cho hợp lý.
Trừ những đoạn tư liệu đã được trích dẫn thẳng vào bài, ngoài ra Giáo Viên ít chú ý đến tài liệu tham
khảo, ngay cả những tài liệu có trong sách Giáo Viên, khi đã chọn lọc được các tư liệu đạt tiêu chí
như đã nêu trên để vận dụng vào bài học thì đòi hỏi phải được đưa vào áp dụng một cách đúng lúc,
đúng chỗ thì mới kích thích được tư duy và gây hứng thú cho các em.
Ví dụ: Trong bài 5 ( lịch sử lớp 8): “ Công xã Pari 1871” ta có thể chọn tài liệu đưa vào bài
như sau:
Ở phần I : Sự thành lập công xã
Khi giảng về thái độ của “ chính phủ vệ quốc” và nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau
ngày 4.9.1870
Tôi đưa ra đoạn viết của Hồ Chí Minh vào “ Tư bản Pháp khi ấy như nhà cháy hai bên, bên thì
Đức bắt chịu đầu hàng, bên thì cách mệnh nổi trước mắt. Tư bản Pháp thề chịu nhục với Đức chứ
không chịu hòa với cách mệnh” ( Sách Giáo viên lịch sử lớp 8 – trang 42 ) với đoạn tư liệu này giúp
3


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

các em thấy rõ hơn thái độ đầu hàng và khẳng định bản chất phản động của tư sản Pháp. Đoạn tư
liệu gây sự thích thú ở câu từ đơn giản, cách so sánh mộc mạc nhưng lại rất dễ hiểu với các em
Ở phần III: Nội chiến ở Pháp
Khi giảng đến phần quân Vecxai bắt đầu tấn công vào thành phố. Để học sinh thấy rõ tinh
thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ công xã trong cuộc đọ sức với giai cấp tư sản. Tôi đưa

đoạn tường thuật sau vào bài dạy “ ngày 6 tháng 5 năm 1871 Pari đã bị quân thù bao vây chặt, cái
chết đang treo lơ lửng trên đầu các chiến sĩ công xã, chẳng ai nao núng, mọi người tham gia các đơn
vị vũ trang bảo vệ Pari trên các chiến lũy người ta nghe tiếng thì thầm của hai chiến sĩ:
- “Cháu bao nhiêu tuổi
- Thưa ông, cháu 12 tuổi. Còn ông?
- 60
Có tiếng kèn xung phong, hai ông cháu nắm chắc tay súng lao về phía quân thù đang kéo đến”
( Sách Giáo viên lịch sử lớp 8 trang 44 )
Với hai đoạn tư liệu phản ánh hai hình ảnh trái ngược nhau được đưa vào đúng lúc cùng trong
một bài, không những chỉ làm rõ kiến thức, Giáo Viên cần chuyển tải đến các emmà nó còn hình
thành một nhận thức về cách mạng tư sản . Các em nhận thức được vai trò to lớn của quần chúng.
Giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức cách mạng trong các em.
Hoặc khi dạy: “Văn hóa cổ đại” ( lịch sử lớp 6)
Khi dạy về chữ tượng hình. Giáo Viên nên sưu tầm, viết sẵn một số mẫu chữ tượng hình của
người Phương Đông thời cổ đại . ( Viết lên bảng phụ để các em quan sát: chữ tượng hình của Ai
Cập, Trung Quốc,.....
Đây là kiến thức mới lạ đối với các em nên đã thu hút sự chú ý theo dõi và kích thích tính tò
mò, thích khám phá để phát hiện của các em, qua đây cũng hình thành nhận thức trong các em quá
trình sáng tạo chữ viết là rất lâu dài và khó khăn, để các em biết trân trọng đối với thành tựu văn hóa
của người xưa để lại.
Hoặc khi dạy bài “ Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 1946)”
Dạy ở mục V: “Đấu tranh chống quân tưởng và bọn phản cách mạng”
Giảng về chính sách mền dẻo của ta: Hòa với Tưởng, thỏa mãn một số yêu sách về kinh tế,
chính trị của chúng. Tôi đã đưa ra mẫu chuyện: “ lúc bấy giờ chiến sĩ ta thắc mắc về đường lối, chủ
trương của Bác, Bác không giải thích nhiều chỉ hỏi: phân có dơ không? Nhưng dùng bón lúa tốt có
dùng không?” Giáo Viên bình: Ở đây Bác biết Tưởng cũng không tốt gì nhưng dùng nó lúc này là có
lợi cho cách mạng thì ta cứ dùng.
Tiếp đó đưa luôn câu nói Lê Nin “ Nếu có lợi cho cách mạng thì có phải thỏa hiệp với bọn kẻ
cướp chúng ta cũng thỏa hiệp”
Qua câu chuyện và câu nói của Lê Nin gây sự thích thú, sự thỏa mãn trong các em, các em

hiểu ngay về chủ trương của ta trong thời kỳ này, đồng thời qua đây cũng thấy được sự lãnh đạo tài
ba sáng suốt của Hồ Chủ Tịch.
Hoặc khi dạy bài 18 ( lịch sử 9) “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời”
Khi giảng về luận cương chính trị ( 10.1930) của đồng chí Trần Phú, thì tôi đã kể cho học sinh
nghe câu chuyện về đồng chí Trần Phú. Làm phụ bếp cho tên Thanh tra Pháp tại Hà Nội . Đồng chí
Trần Phú đã ngồi dưới hầm đá của ngôi nhà số 90 hàng bông nhuộm của tên thanh tra tài chính phủ
4


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

toàn quyền để soạn thảo bản luận cương chính trị năm 30 . Và tôi nói rằng đồng chí Trần Phú viết
bản luận cương đó nhằm quật đổ kẻ đang ngồi trên đầu mình ( Gây hứng thú học tập lịch sử NXBGD )
câu chuyện, lời khẳng định của Giáo Viên là một điều hết sức thú vị đối với các em, các em thấy
được công lao to lớn và sự mưu trí của đồng chí Trần Phú .
Hay khi dạy về: “ những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ( Thế kỷ XVIII XIX) ( lịch sử 8)
Khi giảng về nhà bác học Niu Tơn tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, tôi đã kể cho học sinh biết
định luật hấp dẫn được Niu Tơn khám phá trong trường hợp : “ nhân có một quả táo rơi trong khi
ông đang trầm ngâm suy nghĩ, tạo sao quả táo đó luôn cứ phải rơi xuống đất theo phương thẳng
đứng, ông tự nghĩ: Tại sao nó không rơi nghiêng hoặc rơi lên phiá trên mà lại luôn luôn rơi về phía
tâm trái đất? Chắc chắn rằng nguyên nhân chính là trái đất đã kéo nó xuống....”
Khi nói về nhà toán học Lô Ba Sép Xki ( người Nga) . Tôi thông báo cho học sinh đoạn kể
sau: “ tháng 2 năm 1826 Lô Ba Sép Xki hoàn thành bản thảo mới của mình, một công trình hoàn
chỉnh đầu tiên trong lịch sử toán về hình học Phi - ơ - cơ - lít
Ngày 12.2.1826 là một ngày đáng ghi nhớ, ngày sinh ra hình học ơ - cơ - lít. Cuối đời khi bị
đau ốm mù lòa, Lô Ba Sep Xki đọc cho học sinh viết cuốn “ Hình học tổng quát” Công việc của cả
một đời vừa kết thúc thì ông cũng qua đời.
Khi nghe được những tư liệu này sẽ gây hứng thú, say mê theo dõi và qua đó các em thấy
được công lao, sự lao động miệt mài của các nhà khoa học để tìm ra chân lý, để lại những thành tựu
khoa học cho nhân loại. Giáo dục lòng biết ơn, sự kính phục và học hỏi ở tinh thần lao động miệt

mài của các nhà khoa học.
Dạy về: “sự ra đời của chủ nghĩa Mác” ( lịch sử 8)
Nói về sự thông minh của mác. Giáo Viên giới thiệu cho học sinh biết đã có lần Vit - Ten Bắc một người trong hội đồng giám khảo thi tốt nghiệp trung học, nhận xét về các Mác: “ không
phải đứng đầu nhưng giỏi nhất, có thiên tài nhất”
Về tình bạn cao đẹp giữa Mác và Ăng Ghen tôi dẫn đoạn viết của Lê Nin: “Những chuyện cổ
tích để lại những tấm gương rất cảm động về tình bạn. Nhưng giai cấp vô sản Châu Âu có thể nói
rằng khoa học của mình là do hai nhà học giả kiêm chiến sĩ ấy sáng tạo ra và những quan hệ cá nhân
giữa hai người đó đã vượt qua mọi chuyện cổ tích” ( Những tư liệu trên được trích từ tài liệu: Góp
vào việc giảng dạy lịch
sử thế giới cổ trung đại, cận đại của khoa sử trường ĐHSP Huế - Phạm Hồng Việt)Với những đoạn
tư liệu này có giá trị gấp nhiều lần so với lời giảng của Giáo viên. Nó đã khẳng định được sự thông
minh của Các Mác, tình bạn cao đẹp của hai người được cả thế giới biết đến.
Dạy về “Quốc tế thứ nhất 1864” ( lịch sử 8)
Để học sinh hiểu về khái niệm quốc tế , tôi đưa định nghĩa “ Quốc tế là gì?” của nguyễn Ái
Quốc ( trong tác phẩm đường cách mệnh): “ Quốc tế nghĩa là người trong
thế giới, bất kỳ nước nào, dân tộc nào, có mục đích như nhau, hợp sức nhau để làm cho đến mục
đích ấy... ở thợ thuyền các nước liên lạc nhau để chống lại tư bản như hội công nhân quốc tế”
Đưa định nghĩa của Nguyễn Ái Quốc giúp học sinh hiểu rất dễ: Quốc tế là tổ chức của công
nhân thế giới, lãnh đạo, đoàn kết công nhân chống tư sản Khi dạy phần: Miền Nam chiến đấu chống
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt’ của Mỹ ( 1961 - 1965) ( lịch sử 9)
5


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

Khi giảng đến quân đội Sài Gòn lập “ấp chiến lược”. tôi đưa đoạn tư liệu: “hàng rào dây thép
gai bao bọc xung quanh để ngăn cản ấp với bên ngoài. Từ lớp rào đầu tiên vào đến giữa ấp còn 5
hàng rào các loại nữa, loại chắn chống xung phong, loại chống chui luồn, loại đơn, loại kép. Trên
dây kẽm gai còn mắc mìn. Sau những lớp rào ấy là một khoảng đất trống hoắc, không một bóng cây.
tiếp đến là hào nước có dòng điện cao thế chạy qua, với đủ mọi thủ đoạn độc ác khác, và trong cùng

là những mái nhà lợp tôn của nhân dân” ( Theo “Út Trung” của nhà văn Chu Lai- Nhà xuất bản Kim
Đồng - Hà Nội 1985). Với đoạn tư liệu này giúp học sinh hiểu rõ, dễ dàng vè hình ảnh ấp chiến lược
của chính quyền Sài Gòn đối với người dân Miền Nam Việt Nam
Giảng về “sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh” ( lịch sử 7). Sau
khi cho học sinh phân tích vạch ra nguyên nhân thất bại. Giáo Viên nhấn mạnh: Nhà Hồ để mất dân
tâm dẫn đến mất nước và dẫn đoạn tư liệu Nguyễn Trãi viết về nhà Hồ cho học sinh nghe “ Chỉ vì
vừa rồi, chính sự nhà Hồ làm lắm điều phiền hà để đến nỗi lòng người ta oán. Người Minh nhân dịp
hở, thừa thế hại dân, lũ ác rắp mưu đen tìm cớ bán nước”
Với đoạn tư liệu này nó khẳng định một lần nữa nguyên nhân nhà Hồ thất bại trong cuộc
kháng chiến chống quân Minh.
Khi giảng về: “ chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong, Đàng ngoài” ( lịch sử
7). để học sinh hiểu rõ lý do vì sao Nguyễn Hoàng lại vào trấn thủ Thuận Hóa.
Tôi đem đoạn tư liệu sau kể cho học sinh nghe: Nguyễn Hoàng sợ trịnh Kiểm sát hại nên đến
hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Trạng Trình). Ông nói: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”
(Có nghĩa là một dãi núi hoành sơn có thể dung thân muôn đời . Hoành Sơn tên nôm là đèo ngang,
nằm giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ) ( Việt sử sứ đàng trong – trang 108)
Khi giảng về quân Mông Cổ ( Sử 7) để giúp học sinh hiểu rõ về quân Mông Cổ, nếu học sinh
chỉ xem tranh ( hình 29, tranh 55, SGK sử 7) thì học sinh không thể nêu nhận xét về quân Mông Cổ
được, Giáo Viên nên nêu cho học sinh tham khảo đoạn trích về quân Mông Cổ “ Về trận đánh, họ lợi
ở dã chiến, không thấy lợi không tiến quân…Trăm quân kị quanh vùng, có thể vạn người, nghìn
quân kị tản ra, coa thể dài đến trăm dặm…Địch phân tất phân, đich hợp tất hợp, cho nên kị đội là ưu
thế của họ hoặc xa, hoặc gần, hoặc nhiều, hoặc ít, hoặc tụ ,hoặc tán, hoặc hiện, hoặc ẩn, đến như rơi
trên trời xuống, đi nhue chớp giật…” ( tư liệu tranh ảnh & bản đồ lịch sử 7, tráng 65, NXBGD)
Đoạn tư liệu này kết hợp với tranh sẽ giúp học sinh hiểu, nêu được nhận xét về quân Mông Cổ
dễ dàng hơn
Hay khi giảng về chiến thắng Vân Đồn diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ( lịch sử
7) giúp học sinh hiểu rõ về chiến thắng & nhân vật Trần Khánh Dư, Tôi đưa đoạn tư liệu vào bài:
Trần Khánh Dư không ngăn nổi thuỷ quân Nguyên, Vua Trần Thánh Tông sai người đến bắt Trần
khánh Dư về chịu tội. Trần Khánh Dư xin với xứ giã: “ Lấy quân pháp mà sử Tôi xin cam chịu tội,
nhưng xin khất vài ngày để mưu lập công rồi về chịu búa rìu cũng chưa muộn” ( trang 100, tư liệu

lịch sử 7- NXBGD)
Trong bài 19, Phần III : Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Để làm sáng tỏ lý do tại sao ta lại
chủ truơng “ Vây thành, diệt viện” Tôi dẫn ý phân tích của Lê Lợi cho học sinh nghe “Đánh thành là
hạ sách, ta đánh vào thành vững hàng tháng, hàng năm không hạ nổi, làm cho quân ta sức kiệt, khí
nản… sao bằng nôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc viện binh bị phá thì
thành tất phải hàng; làm một việc mà được cả hai, đó là kế vẹn toàn vậy”
C/ Sử dụng tư liệu tham khảo tạo biểu tượng gây cảm xúc, giáo dục tình cảm cho học sinh,
cung cấp thêm những kiến thức lý thú:
6


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

Ngoài việc chọn tư liệu tham khảo đưa vào bài khẳng định, làm sáng tỏ một kiến thức lịch sử
thì giáo viên với nghệ thuật sư phạm, sự phong phú về kiến thức, vững tay nghề tùy thời gian cho
phép ở từng bài có thể đọc nhanh các tư liệu tham khảo để gây cảm xúc, tạo biểu tượng, giáo dục
tình cảm cho học sinh, đặc biệt gây hứng thú, sự sinh động cho tiết học
Như dạy bài: “ văn hóa cổ đại” ( lịch sử 6)
Khi nói về Vạn Lý Trường Thành. Giáo Viên có thể đọc bài thơ của Hồ chủ Tịch cho học sinh
nghe:
“ Nghe nói Trường Thành vạn dặm Trường
Chạy từ Đông Hải đến Tân Cương
Hàng bao nhiêu triệu người lao động
Xây đắp Thành này trấn một phương”
Với bài thơ này cho học sinhthấy được sự đồ sộ của công trình, công sức to lớn của người dân
thời cổ đại để tạo dựng nên công trình văn hóa để lại cho nhân loại, nhưng cũng thấy được tội ác của
Tần Thủy Hoàng. Bài thơ tạo sự hứng thú của học sinh và tiết dạy thêm phần sinh động.
Khi giảng về sự thất bại của An Dương Vương ( lịch sử 6). Tôi đọc bài thơ của Tố Hữu cho
học sinh nghe:
“ Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
Nghe bài thơ này học sinh rất thích thú và còn có tác dụng nhắc nhở một bài học của sự mất
cảnh giác của cha con An Dương Vương.
Hoặc dạy bài: “ Công xã Pa Ri” ( lịch sử 8)
phần liên hệ tôi cung cấp thêm một kiến thức rất mới mẽ và hứng thú cho học sinh với một
đoạn tư liệu:
Bài quốc tế ca hiện nay là sáng tác ( Thơ ) của Ô - Gien - Pô - Chi - Ê. Một chiến sĩ dũng cảm
của công xã Pa Ri. Bài thơ đợc sáng tác vào tháng 6.1871, giữa lúc trên đường phố bọn đao phủ của
giai cấp bóc lột đang tắm máu các chiến sĩ công xã. Thơ của Ô - Gien - Pô - Chi - Ê được Pi - E - Đê
- Giây - Te phổ nhạc từ năm 1888. Quốc tế ca được Bác Hồ dịch ra tiếng Việt từ năm 1926 (Tài liệu
góp vào việc giảng dạy lịch sử thế giới cổ trung đại, cận đại )
Khi giảng về nguyên nhân thắng lợi ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
( lịch sử 7)
Nói về tinh thần đoàn kết vua tôi nhà trần để tạo sức mạnh thống nhất chống giặc ngoại xâm.
Tôi kể cho các em nghe câu chuyện : hai vị tướng của nhà Trần là Trần Quốc Tuấn và Trần Quang
Khải có hiềm khích với nhau vì cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu và cha của Trần Quang Khải
là Trần thái Tông ( tức Trần Cảnh ). Là hai anh em ruột. Trần thủ Độ đã bắt Trần Cảnh phải lấy vợ
của Trần liễu ( khi ấy đã có mang
vài tháng ) khi sắp mất Trần Liễu trăng trối cho Trần Quốc Tuấn: Mai sau nếu con không vì ta mà
lấy được thiên hạ thì ta nằm dưới đất không sao nhắm mắt được đâu. Trần Quốc Tuấn làm quốc
công tiết chế nắm binh quyền. Trần Quang Khải làm Thái Sư nắm quyền chính trị. trước đây hai
người rất ghét nhau. Khi có gặc ngoại xâm nếu hai người không đoàn kết việc cứu nước sẽ gặp nhiều
khó khăn. Trần Quốc Tuấn vì nghĩa lớn đã bỏ thù riêng, hai ông rất thân thiết với nhau, cùng đoàn
7


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007


kết chống giặc.( những tư liệu lịch sử Việt Nam ) Với câu chuyện này vừa gây hứng thú cho học
sinh vừa giúp các em hiểu hơn về sức mạnh đoàn kết của vua tôi nhà Trần cũng như sự sáng suốt của
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
III/ Kết Quả
Qua việc lịnh hoạt, chủ động, sáng tạo cộng với nghệ thuật sư phạm trong việc vận dụng tư
liệu tham khảo vào trong bài dạy lịch sử, bản thân tôi thấy rất có hiệu quả.
Vận dụng các tư liệu tham khảo, lời nhận định của lãnh tụ, số liệu, bài thơ, một đoạn tường
thuật, một câu chuyện lịch sử... đã góp phần làm sáng tỏ một vấn đề, một kiến thức lịch sử, khẳng
định sự đúng đắn của kiến thức lịch sử, từ đoạn tư liệu có thể rút ra nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử, bài
học kinh nghiệm, có thể minh họa.... đặc biệt gây sự chú ý, tạo hứng thú học tập của các em, làm tiết
dạy sịnh động hơn.
Nếu Giáo Viên có ý thức vận dụng tư liệu tham khảo thì phải luôn tự tìm tòi, sưu tầm, chọn
lọc... qua đó góp phần làm phong phú kiến thức, nâng cao tay nghề cho người thầy, học sinh thì
được mở mang kiến thức hơn.
Khi dạy lịch sử, có tư liệu lịch sử trích dẫn, minh họa, lời nói của thầy có tính thuyết phuc,
hấp dẫn hơn. Tư liệu tham khảo còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em rất nhiều.
Qua thực nghiệm tôi thấy tiết dạy rất thành công, việc tiếp thu bài của các em đạt 95% trở lên
• Bài học kinh nghiệm
Để có tư liệu phục vụ các tiết dạy lịch sử, Giáo Viên phải có sự đầu tư nghiên cứu chương
trình, phải biết trong từng bài cần có tư liệu nào, phải có sự tìm tòi, quá trình sưu tầm, tìm kiếm, tích
lũy, phải được chọn lọc, sắp xếp theo từng chủ đề như đã được nêu ở phần trên.
Điều quan trọng khi vận dụng tài liệu tham khảo đưa vào bài Giáo Viên phải chú ý: Đưa tư
liệu đó vào bài có tác dụng gì? Ít nhất cũng phải đáp ứng được một trong những mục tiêu khi vận
dụng tư liệu tham khảo như đã nêu ở phần trên và Giáo Viên phải làm chủ được quỹ thời gian. Tránh
sa đà. Đưa nhiều tư liệu vào bài, học sinh nghe thì rất thích nhưng không phục vụ được gì cho nội
dung của bài.
IV/ Kết Luận
Yêu cầu của Giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp, thầy thiết kế, trò thi công. lấy học trò
làm trung tâm hoạt động, Giáo Viên tận dụng mọi phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy
học để phát huy quá trình nhận thức của học sinh một cách tích cực, tự lực, tự giác để tìm đến những

kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất trong bài học.
Ngoài những yêu cầu ở Giáo Viên: Lời nói sinh động, giàu hình ảnh, sử dụng đồ dùng trực
quan....Giáo viên cũng nên tổ chức học sinh làm việc với các tư liệu có trong sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo do giáo Viên sưu tầm.
Qua phân tích, dẫn chứng ở phần trên chúng ta thấy tài liệu tham khảo là một phương tiện rất
quan trọng để tiết dạy thành công. Nếu Giáo Viên biết vận dụng nguồn tư liệu này một cách hợp lý,
khoa học thì Giáo Viên đó đã thổi được cái “thần” vào tiết dạy (người ta thường nói tiết dạy có hồn)
giúp cho tiết dạy sinh động, hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý, say mê của học sinh. Chính câu chuyện,
đoạn tường thuật, nhận định của các vị lãnh tụ.... đã đem lại sự hứng thú cho các em khi học bộ môn
lịch sử.

8


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

Trường THCS Quang Trung
Người thực hiện: Trương Thị Minh Yến
Giáo Viên: Giảng dạy Bộ Môn lịch sử
Năm học: 2006 - 2007

NHẬN XÉT CỦA TỔ HỖ TRỢ SKKN
CỦA TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

XẾP LOẠI CẤP TRƯỜNG:

Đại Hưng Ngày 16 tháng 4 năm 2007

9



SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH NGÀNH GD - ĐT HUYỆN ĐẠI LỘC
Người đề nghị số 1:
Nhận xét:

Xếp loại:

Người đề nghị số 2:
Nhận xét:

Đề nghị xếp loại:

KẾT LUẬN CỦA HĐKH GD - ĐT ĐẠI LỘC
10


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BỘ MÔN LỊCH
SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I/ Lí do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu mới của giáo dục hiện nay, thực hiện có hiệu
quả việc dạy học lịch sử theo chương trình và sách giáo khoa mới. Một yêu cầu được đặt ra cho đội
ngũ giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp truyền thống ( giáo viên
làm trung tâm ) sang hướng mới ( lấy học sinh làm trung tâm ), cụ thể là phương pháp dạy học tích
cực, phắt huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh, theo đúng định hướng đổi mới phương
pháp dạy và học đã được xác định trong NQTƯ khoá VII và được cụ thể hoá ở luật giáo dục: “
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học

sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”. Với phương pháp dạy học tích cực hướng tới hoạt động hoá nhận thức của
người học, phát huy tính tích cực của học sinh, chống thói quen học tập thụ động, nhằm tạo ra những
con người năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề,
Phương pháp dạy học tích cực, sẽ đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện đại, người Thầy giữ vai
trò hướng dẫn, học sinh hoàn toàn chủ động, tự giác trong học tập. Với một bài soạn được thiết kế
theo các hình thức của phương pháp dạy học tích cực, giáo viên điều khiển tiết học rất nhẹ nhàng, lôi
cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu, trao đổi phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức,
đồng thời cũng tự đánh giá được kết quả thu được của bản thân. Trong việc nâng cao chất lượng của
bộ môn lịch sử, theo tinh thần đổi mới giáo dục, việc dạy học tích cực có ý nghĩa rất quan trọng.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học tích cực và bằng kinh nghiệm của bản thân
qua thực tế giảng dạy, xin được nêu một số kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực
trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.
II/ Phạm vi đề tài
Kinh nghiệm về dạy học tích cực trong bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở. Bản thân sẽ đưa ra
ba phương pháp dạy họ đặc trưng nhất, thể hiện rõ về cách dạy theo hướng tích cực.
III/ Thực trạng ban đầu
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp tối ưu trong việc dạy học đối với giáo viên, nó đem
lại hiệu quả giáo dục cao, đáp ứng được hướng đổi mới thể hiện trong việc biên soạn sách giáo khoa.
Nhưng trong thực tiễn dạy học , giáo viên chưa tích cực vận dụng phương pháp này vào giảng dạy vì
một số lí do:
+Một số giáo viên chưa hiểu rõ lí luận và lợi ích của phương pháp này
+Việc lập kế hoạch bài dạy theo phương pháp này khó, đòi hỏi phải có sự đầu tư, tốn nhiều thời
gian.
+Một số còn nhầm lẫn các biện pháp dạy học theo hướng tích cực và phương pháp truyền thống( có
giáo viên cho rằng cứ đặt câu hỏi, gọi học sinh trả lời như sách giáo khoa, như thế là đổi mới, làtích
cực, đừng đọc chép là được…)

11



SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

+Phương pháp dạy học cũ được thực hiện trong thời gian dài nên trở thành thói quen đối với giáo
viên, hơn nữa trong đào tạo họ cũng chưa được cung cấp đầy đủ lí luận về phương pháp dạy học tích
cực, nên việc tiếp cận với việc dạy học mới này còn nhiều ngỡ ngàng, khó khăn.
IV/ NỘI DUNG
1/ Dạy học theo kiểu nêu vấn đề
Trước hết giáo viên phải hiểu được thế nào là dạy học nêu vấn đề. Theo V. Okon: “ Dạy học nêu vấn
đề là toàn bộ các hoạt động như tổ chức các tình huống có vấn đề, biểu đạt ( nêu ra ) các vấn đề ( tập
cho học sinh quen dần để tự làm lấy công việc này ), chú ý giúp đỡ cho học sinh những điều cần
thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng lãnh đạo quá trình hệ thống hoá
và củng cố các kiến thức đã tiếp thu được.(1) ”Hoặc theo T.V.Cudriapsev thì ông cho rằng : “Dạy
học nêu vấn đề là tạo ra trước cho học sinh những tình huống có vấn đề, làm cho các em ý thức
được, thừa nhận và giải quyết những tình huống này trong quá trình hoạt động chung của học sinh và
giáo viên, với tính tự lực của học sinh và sự chỉ đạo của giáo viên.”(2) Ở đây các tác giả đã nhấn
mạnh đến việc tạo ra tình huống có vấn đề, vai trò vị trí của người giáo viên trong hướng dẫn chỉ đạo
học sinh giải quyết tình huống có vấn đề.
Như vậy dạy học nêu vấn đề là cách tổ chức dạy học gồm ba yếu tố cơ bản: Tình huống có vấn đề,
nêu ra vấn đề đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực tự giác
sáng tạo giải quyết vấn đề.
a/ Giáo viên tạo tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là cốt lõi của việc dạy học nêu vấn đề. Theo V.O Kon “Nét bản chất của dạy
học nêu vấn đề không phải là việc đặt ra những câu hỏi mà là tạo những tình huống có vấn đề” cho
nên trong tiết dạy lịch sử, giáo viên phải tạo ra những tình huống có vấn đề đó là: Giáo viên đưa ra
vấn đề có mâu thuẫn, đặt học sinh trước sự cần thiết phải tìm ra cái mới cái chưa biết, nhưng cần
phải biết. Hoặc là giáo viên đưa ra hai vấn đề có chứa đựng mâu thuẫn với nhau, hay tình huống giả
định, nhập vai…để các em suy nghĩ giải quyết. Khi xây dựng tình huống có vấn đề, giáo viên phải
chú ý đến khả năng hiểu biết, trình độ tư duy của học sinh. Tình huống đưa ra phải dựa trên nền tảng

một phần kiến thức các em đã biết, tình huống phải vừa sức học sinh, không quá khó, không quá
phức tạp.
VD: Khi dạy bài 14( LS7), ở TK XVI đế quốc Mông- Nguyên, một đế quốc hùng mạnh nhất thế
giới, nhưng ba lần xâm lược Đại Việt đều thất bại. Tình huống được đặt ra cho học sinh là: Vì sao
quân Mông – Nguyên mạnh nhưng lại bị thất bại ?
Khi dạy bài 5 ( LS 8 ) tình huống được đặt ra cho học sinh là: +Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa 183-1871 ? +Tại sao nói cuộc khởi nghĩa ngày 18- 3 1871 là một cuộc cách mạng vô sản ?
Hoặc ở bài11 ( LS 7 ) có nhiều tình huống được đặt ra cho học sinh như khi Lý Thường Kiệt chủ
động tấn công trước sang đất Tống, ta cho đây là việc làm mang tính tự vệ . Tình huống được đặt ra
là:+Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải xâm lược ? Hoặc: +Vì sao trong thế
thắng mà Lý Thường kiệt lại cử người đến thương lượng, giiảng hoà với địch để kết thúc chiến tranh
? Hay ở bài 10 ( LS 8 ) vấn đề được đặt ra cho các em là: +Vì sao không phải là một mà là nhiều
nước đế quốc cùng tham gia xâu xé Trung Quốc ?
b/ Nêu ra vấn đề, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
Trong bài học lịch sử, giáo viên phải khéo léo đặt ra vấn đề, xây dựng cho được hệ thống câu hỏi
tình huống có vấn đề như: Câu hỏi tái hiện, so sánh, phân tích, khái quát hoá, tìm tòi phát hiện, để
gợi sự hứng thú, tò mò, lắng nghe và tìm cách giải quyết của học sinh. Giáo viên phải nêu được
12


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

“ Vấn đề” trong tình huống có vấn đề, tức là những kiến thức có tính trừu tượng, khái quát nhất
định.Những vấn đề này học sinh chưa biết, nhưng do yêu cầu nhận thức bắt buộc học sinh phải
biết.Giáo viên có thể đặt ra tình huống có vấn đề cơ bản và những tình huống phụ trợ để giải quyết
tình huống có vấn đề cơ bản
c/ Tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động giải quyết vấn đề trong tình huống có vấn đề
Giáo viên có thể nêu những kiến thức ( vấn đề ) ít phức tạp, theo hướng tạo ra những mối quan hệ
giữa cái đã biết với cái chưa biết, để nâng dần năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh, tức là giáo
viên giúp học sinh tìm ra con đường đi đến nhận thức điều chưa biết, dựa trên những kiến thức các
em đẫ biết. Giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh con đường

học sinh tìm tới tri thức mới
VD: Để giải quyết vấn đề: Tại sao nói cuộc tiến công sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là để tự vệ
chứ không phải xâm lược ? Giáo viên phải cung cấp kiến thức bằng những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt
để trên cơ sở cái đã biết học sinh tự lập luận, lí giải, tháo gỡ vấn đề mình chưa biết mà phải biết
Như: +Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương đánh giặc như thế nào?
+Mục tiêu tấn công của quân nhà Lý khi sang đất Tống là gì ?
+Kết quả của cuộc tấn công đó ?
Trên cơ sở những kiến thức được cung cấp đó, học sinh mới nêu lên được: Ta chỉ tán công vào
những nơi Tống tập trung quân lương để chuẩn bị xâm lược Đại Việt, khi hoàn thành mục đích lập
tức rút quân về ngay.
Khi vấn đề lớn, khó, giáo viên phải chia nhỏ vấn đề, tổ chức học sinh thảo luận, tranh luận với nhau,
để bổ sung khẳng định kết quả nhận thức.
VD: Để giải quyết vấn đề: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa ngày 18- 3- 1871 là cuộc cách mạng vô sản?
Đây là vấn đề khó đối với học sinh, để học sinh có thể giải quyết được vấn đề này, giáo viên phải
chia nhỏ vấn đề thành nhiều vấn đề nhỏ, để học sinh dễ nhận thức, trao đổi, sau đó tổng hợp, khái
quát để đi đến kết luận vấn đề.
+Ai là kẻ châm ngòi cho khởi nghĩa ?
+Kết quả của cuộc khởi nghĩa ?
+Thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ai ?
+Lực lượng tham gia cách mạng chính ?
Với những vấn đề nhỏ này giúp học sinh có cơ sở để đi đến kết luận giải quyết vấn đề lớn: Cuộc
khởi nghĩa này có thành phần lãnh đạo là giai cấp vô sản, lực lượng tham gia cách mạng chính là
giai cấp vô sản, kết quả: Lật đổ tư sản, đưa vô sản lên cầm quyền, nên gọi là cách mạng vô sản.
Giáo viên phải tôn trọng ý kiến của học sinh, có khi kiến thức của các em còn thiếu, bị sai, nhưng
giáo viên không được phủ nhận ngay, mà phải giúp các em tìm thấy chỗ sai, chỗ đúng để nâng cao
lòng tự tin của học sinh về khả năng của mình.
2/ Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học để khai thác kiến thức
Thiết bị dạy học là một thành tố không thể thiếu trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh.
Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học là một trong những phương pháp quan trọng để thực hiện dạy học
theo hướng tích cực. Nhưng không phải cứ đem thiết bị đồ dùng vào tiết học là coi như đã dạy theo

hướng tích cực, mà vấn đề ở đây là phải sử dụng nó như thế nào cho có hiệu quả.
Thiết bị đồ dùng ở môn lịch sử rất đa dạng, phong phú: Tranh ảnh, lược đồ, mẫu vật, băng hình, bản
đồ…Thiết bị dạy học ngoài chức năng minh hoạ, nó là một cơ sơ quan trọng của việc nhận thức lịch
sử. Khai thác triệt để thiết bị dạy học sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc cải tiến phương
13


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

pháp soạn giảng, học sinh có điều kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch
sử một cách tốt nhất. Sử dụng đồ dùng trực quan được tiến hành khai thác như sau:
Đối với tranh ảnh lịch sử giáo viên tiến hành khai thác theo các bước như sau:
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai
thác
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh
ảnh
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cho học sinh
Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh, kiến thức từ khai thác tranh ảnh đem lại
VD: Khi dạy bài 29 ( LS 8 ) khai thác H99
-Học sinh quan sát tranh, xác định nội dung tranh: Ảnh chụp người nông dân Việt Nam trong thời kì
Pháp thuộc
-Giáo viên đặt vấn đề: H99 thể hiện hoạt động gì của người nông dân ?
Học sinh: Cuộc sống bị bần cùng hoá của người nông dân.
Với cách khai thác tranh như vậy, giáo viên đã giúp học sinh nắm được nội dung lịch sử thể hiện qua
tranh ảnh, vừa phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy của học sinh vừa có tác dụng
giáo dục tư tưởng rất lớn, học sinh thấy được nỗi cơ cực của người dân mất nước, lòng căm thù thực
dân pháp xâm lược
*Đối với lược đồ, bản đồ
Trên bản đồ lược đồ đã có kí hiệu thích hợp, chú giải cụ thể, giáo viên sẽ hướng dẫn tổ chức học

sinh dựa vào đây để tự khai thác kiến thức, điều này phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục
mới. Giáo viên tơ chức học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ theo các bước sau:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần chú giải ở lược đồ, bản đồ. Nêu nội dung cần tìm hiểu qua
lược đồ, bản đồ.
-Hướng dẫn học sinh kết hợp kênh chữ SGK với lược đồ, bản đồ, trình bày kiến thức được thể hiện
trên bản đồ, lược đồ
-Học sinh bổ sung, giáo viên nhận xét, kết luận vấn đề, hoàn thiện kiến thức
VD: H27: Nguồn lợi của tư pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai ( T56, bài 14, LS 9 )
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên lược đồ, đọc phần chữ nói về nguồn lợi của Pháp ở Việt
nam
Bước 2: Nêu yêu cầu đối với học sinh: Dựa vào lược đồ, hãy cho biết chương trình khai thác Việt
Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào ? Các nguồn lợi tập trung ở
những vùng nào trên đất nước ta ?
Bước 3: Dựa vào lược đồ, phần chú giải, học sinh nêu được các nguồn lợi Pháp tập trung khai thác ở
Việt Nam là: Nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, xuất khẩu, khai thác mỏ. Các nguồn lợi tập trung ở Bắc
kì & Nam kì
Bước 4: Giáo viên bổ sung, kết luận các vấn đề nêu trên

14


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

15


SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

16



SKKN : Trương Thi Minh Yến - Năm học 2006 - 2007

17



×