Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thực trạng tiền đái tháo đường và hiệu quả can thiệp có bổ sung metformin ở người có BMI ≥ 23 kgm2 tại thành phố Hải Phòng năm 2012 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 131 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-----------------*-------------------

BỘ Y TẾ

PHAN HƢỚNG DƢƠNG

THỰC TRẠNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CÓ BỔ SUNG
METFORMIN Ở NGƢỜI CÓ BMI ≥ 23 kg/m2
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG NĂM 2012 - 2014

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
-----------------*-------------------

BỘ Y TẾ

PHAN HƢỚNG DƢƠNG

THỰC TRẠNG TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG


VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CÓ BỔ SUNG
METFORMIN Ở NGƢỜI CÓ BMI ≥ 23 kg/m2
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG NĂM 2012 - 2014

Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Trần Hiển
2. PGS.TS. Hoàng Trung Vinh

HÀ NỘI – 2016


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường typ 2 là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế
giới, đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng
quan tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Theo Liên đoàn đái tháo đường thế
giới (IDF), năm 2011 số người bị đái tháo đường trên toàn thế giới là 366 triệu người,
dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 552 triệu người vào năm 2030, tập trung ở các
nước đang phát triển do sự tăng lên nhanh chóng của việc tiêu thụ thực phẩm giầu năng
lượng, của lối sống ít vận động và sự đô thị hóa. Tại các nước này, tỷ lệ người béo phì,
đái tháo đường ngày càng tăng lên, trong khi đó lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa.
Đây thực sự là hồi chuông báo động đối với các nước đang phát triển [117].
Tiền đái tháo đường bao gồm rối loạn glucose máu lúc đói (Fasting plasma
glucose – FPG ) và rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance-IGT) là giai

đoạn trung gian của chuyển hóa bất thường glucose máu giữa bình thường và đái tháo
đường [110]. Giai đoạn tiền đái tháo đường đã xuất hiện kháng insulin, là giai đoạn
khởi đầu trong tiến trình tiến triển thành đái tháo đường typ 2. Nhiều nghiên cứu cho
thấy, ngay giai đoạn tiền đái tháo đường đã xuất hiện nhiều biến chứng của bệnh đái
tháo đường [22].
Người tiền đái tháo đường có nguy cơ bị đái tháo đường typ 2 cao gấp 3-10 lần
người bình thường. Sự phát hiện và can thiệp sớm người tiền đái tháo đường có khả
năng làm giảm hoặc làm chậm lại sự tiến triển thành đái tháo đường, các biến chứng
mạch máu nhỏ và tim mạch [66].
Nhằm ngăn chặn sự gia tăng của bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới, đã có
nhiều nghiên cứu can thiệp phòng, chống bệnh ở những đối tượng có nguy cơ cao bị
đái tháo đường, đặc biệt người thừa cân, béo phì và tiền đái tháo đường. Các biện pháp
can thiệp bao gồm: dinh dưỡng, luyện tập và sử dụng thuốc [6].
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, mô hình bệnh tật đang thay đổi, từ
các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ đái tháo đường cũng đang
gia tăng nhanh chóng [16]. Theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương,


4

trong vòng 10 năm từ năm 2002 đến 2012 tỷ lệ đái tháo đường ở đối tượng 30-64 tuổi
đã tăng 200% từ 2,7% lên 5,4%, tiền đái tháo đường từ 7,3% lên 13,7% [2],[48].
Chúng ta cũng đã có những nghiên cứu can thiệp phòng bệnh bằng thay đổi lối
sống trên những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Từ nhiều
năm nay, Dự án Phòng chống bệnh đái tháo đường quốc gia đã tiến hành sàng lọc phát
hiện sớm đái tháo đường, tiền đái tháo đường và thực hiện công tác tư vấn phòng bệnh
đối tượng tiền đái tháo đường sau sàng lọc tại cộng đồng. Biện pháp can thiệp phòng
bệnh chủ yếu hiện nay là dinh dưỡng và luyện tập không sử dụng thuốc. Tuy nhiên,
hiệu quả công tác tư vấn thay đổi lối sống cho người tiền đái tháo đường chưa đạt hiệu
quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do sự khó khăn

trong việc chấp nhận và duy trì sự thay đổi lối sống của người tiền đái tháo đường.
Do vậy, yêu cầu đặt ra là cần thiết nghiên cứu can thiệp bổ sung thuốc kết hợp
thay đổi lối sống đối với các đối tượng có nguy cơ cao bị đái tháo đường nhằm tăng
cường hiệu quả công tác phòng bệnh, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.
Thuốc được lựa chọn nghiên cứu là metformin. Đây là thuốc duy nhất hiện nay được
Liên đoàn Đái tháo đường thế giới và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo sử
dụng phòng bệnh ở những người thừa cân, béo phì mắc tiền đái tháo đường [69].
Hải Phòng là một thành phố lớn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bệnh béo phì,
đái tháo đường cũng đang gia tăng nhanh chóng. Theo các kết quả điều tra dịch tễ học,
Hải Phòng là một trong những thành phố có tỷ lệ đái tháo đường cao của cả nước [53].
Vì vậy, yêu cầu thực tiễn cần có sự đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố nguy cơ tiền đái tháo đường ở người thừa cân, béo phì cũng như xây dựng kế hoạch
và biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường tại cộng đồng hiệu quả, phù hợp hơn.
Từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiền đái tháo đường ở đối tượng
30 – 59 tuổi có BMI ≥ 23 kg/m2 tại một số phường thành phố Hải Phòng năm
2012.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp có bổ sung metformin vào chế độ dinh dưỡng, tập
luyện ở đối tượng 30 – 59 tuổi có BMI ≥ 23 kg/m2 có tiền đái tháo đường.


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1. 1. TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG VÀ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.1.1. Định nghĩa và chẩn đoán bệnh
Năm 1550 trước Công nguyên, Georg Ebers đã phát hiện ra tình trạng tiểu nhiều
tại Ai Cập. Thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, Aretateus là người đầu tiên dùng từ
“diabetes” (đái tháo) để gọi căn bệnh này. Bệnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc,

Nhật Bản, Ấn Độ từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 6 sau công nguyên với nước tiểu ngọt [101],
[116]. Tại Châu Âu, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã không được biết đến, cho đến khi
Thomas Willis (1621 – 1675) sử dụng từ (Diabetes) để gọi căn bệnh này [101]. Năm
1674, AD. Thomas Willis là người đầu tiên so sánh vị ngọt của đường trong nước tiểu
giống như mật. Từ đó thuật ngữ diabetes mellitus (tiếng latinh, với nghĩa tiếng anh là
ngọt như mật ong) được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay [6].
Đối với tiền đái tháo đường (tiền ĐTĐ), trước đây người ta thường dùng các thuật
ngữ như “Đái tháo đường tiềm tàng”, “Đái tháo đường sinh hóa”, “Đái tháo đường tiền
lâm sàng” để chỉ các trường hợp rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) mà chưa có biểu
hiện lâm sàng [6].
Năm 1979, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nêu khái niệm RLDNG. RLDNG
được WHO và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) xem là giai đoạn tự nhiên của
rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Năm 1999, rối loạn glucose máu lúc đói (RLGMLĐ)
là thuật ngữ mới được giới thiệu. Cả hai trạng thái này đều có tăng glucose máu nhưng
chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường [21]. Năm 2003, ADA đưa ra khái
niệm tiền đái tháo đường (Pre-diabetes) bao gồm RLGMLĐ và RLDNG. Năm 2006,
tình trạng rối loạn glucose máu trên được ADA có sự đồng thuận của WHO đặt tên
chính thức là tiền đái tháo đường (Pre-diabetes) [128].
* Định nghĩa đái tháo đƣờng: Theo Tổ chức Y tế thế giới, đái tháo đường là một rối
loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi tăng glucose máu
mãn cùng với những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein do hậu quả của


6

sự suy giảm bài tiết insulin, hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai [129].
* Định nghĩa tiền đái tháo đƣờng: Tiền đái tháo đường là tình trạng glucose máu cao
hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi làm xét nghiệm
glucose máu lúc đói hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose. Tiền đái tháo đường bao
gồm RLGMLĐ và RLDNG [65].

Rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose là giai đoạn trung gian
của sự bất thường chuyển hóa glucose giữa bình thường và đái tháo đường [110].
* Chẩn đoán và phân loại đái tháo đƣờng, tiền đái tháo đƣờng
Dựa trên khuyến cáo chẩn đoán ĐTĐ của ADA năm 1997 và những báo cáo của
WHO về nguy cơ bệnh lý võng mạc ở nhiều mức glucose máu khác nhau; năm 1999,
WHO đã công bố tiêu chuẩn chẩn đoán mới ĐTĐ dựa vào glucose máu lúc đói và
glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) uống 75 g đường
glucose [129].
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đƣờng và rối loạn glucose máu [129]
Chẩn đoán
Đái tháo đường

Nồng độ glucose huyết tƣơng tĩnh mạch
Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/dl)
Hoặc
Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp ≥ 11,1 mmol/l (200
mg/dl)
Hoặc
Glucose máu thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) và
bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính của tăng glucose máu
như gầy sút cân, khát nước, tiểu nhiều.

Rối loạn
glucose

dung

nạp Glucose máu lúc đói < 7,0 mmol/l (126 mg/dl)

Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp ≥ 7,8 và < 11,1 mmol/l

(140-200 mg/dl)

Rối loạn glucose máu Glucose máu lúc đói: 6,1 – 6,9 mmol/l (100-125 mg/dl)*
lúc đói
và (nếu đo)
Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp: < 7,8 mmol/l (140
mg/dl)
* Năm 2003, ADA khuyến cáo: glucose máu lúc đói từ 5,6 – 6,9 mmol/l


7

* Phân loại bệnh đái tháo đƣờng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh ĐTĐ được phân thành 4 loại sau [129]:
- Đái tháo đường typ 1: do quá trình tự miễn dịch phá hủy tế bào bê ta của tụy
dẫn đến sự thiếu hụt insulin tuyệt đối. Bệnh ĐTĐ type 1 ước tính chiếm khoảng 5-10%
bệnh ĐTĐ.
- Đái tháo đường typ 2: hậu quả kháng insulin hoặc/và suy giảm tăng dần bài tiết
insulin của tuyến tụy. Bệnh ĐTĐ typ 2 ước tính chiếm khoảng 80-90 % bệnh ĐTĐ.
Bệnh ĐTĐ typ 2 là sự tác động giữa yếu tố gen và môi trường sống. Có rất nhiều yếu
tố khác nhau ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh. Phần lớn bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là
bệnh nhân béo phì. Những bệnh nhân không bị béo phì có thể có sự tăng lên tỷ lệ phân
bố mỡ nội tạng tập trung ở vùng bụng.
- Đái tháo đường khác do nhiều nguyên nhân khác nhau : khiếm khuyết gen của
tế bào bê ta hoặc rối loạn quá trình chuyển hóa glucose (thể MODY), đột biến gen ảnh
hưởng đến hoạt động của insulin, bệnh lý tụy, thuốc, hóa chất…
- Đái tháo đường thai kỳ : đái tháo đường được phát hiện khi mang thai.
Do bệnh ĐTĐ typ 2 chiếm tỷ lệ lớn trong số bệnh nhân bị ĐTĐ (80-90%) và
bệnh ĐTĐ typ 2 cũng là bệnh có thể phòng hoặc làm chậm lại sự tiến triển thành bệnh
ở những người có nguy cơ cao bị bệnh. Vì vậy, trong nội dung nghiên cứu của luận văn

này chỉ nghiên cứu về ĐTĐ typ 2 và tiền ĐTĐ là những đối tượng có nguy cơ cao tiến
triển thành ĐTĐ typ 2 trong tương lai.
1.1.2. Tiến triển của tiền đái tháo đƣờng
Bệnh ĐTĐ typ 2 liên quan đến 2 cơ chế bệnh sinh chủ yếu là kháng insulin ở mô
ngoại biên và suy giảm chức năng tế bào bê ta của tiểu đảo Langerhans. Các nghiên
cứu cho thấy bệnh sinh ĐTĐ typ 2 là quá trình suy giảm của tế bào bê ta và tăng lên
của kháng insulin. Hai quá trình này cùng song song tồn tại và ít nhiều có liên quan với
nhau trong quá trình tiến triển thành bệnh ĐTĐ typ 2. Ở những người béo phì sự kháng
insulin nổi trội hơn, còn ở những người gầy thì suy giảm chức năng tế bào bê ta rõ ràng
hơn [33]. Kháng insulin là bất thường đầu tiên dẫn đến tăng insulin sau ăn và insulin
lúc đói như là sự tăng tiết insulin của tế bào bê ta của tuyến tụy để thắng lại sự kháng


8

insulin của ở mức độ mô. Chỉ khi chức năng của tế bào bê ta không thể đáp ứng được
nhu cầu tăng bài tiết insulin, lúc đó glucose máu sẽ tăng, RLDNG và ĐTĐ phát triển
[136]. RLGMLĐ và RLDNG là giai đoạn ban đầu của sự rối loạn glucose máu, trước
khi tiến triển thành bệnh ĐTĐ typ 2 thực sự. Hiện nay, tình trạng rối loạn glucose máu
được coi là tiền đái tháo đường [65].
Bất thường chuyển hóa đầu tiên ở tiền ĐTĐ là tình trạng kháng insulin ở nhiều
mô của cơ thể, cụ thể ở gan, mô mỡ, mô cơ. Tiền ĐTĐ bắt đầu bằng sự tích tụ acid béo
tự do ở mô mỡ cũng như các mô khác (tích tụ mỡ nội tạng). Sự tích lũy mỡ nội tạng sẽ
tăng giải phóng các adipocytokin của mô mỡ, các chất này góp phần tăng đề kháng
insulin [22]. Các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến chức năng tế bào bê ta bao gồm : tăng
glucose máu, tăng a.béo tự do, kháng insulin, tổn thương trục tiết incretin… hậu quả
gây chết tế bào bê ta, mất phase sớm bài tiết insulin và suy giảm đáp ứng tiết insulin
pha muộn của tiểu đảo…[102]. Nghiên cứu UKPDS đã chứng minh rằng, tại thời điểm
chẩn đoán ĐTĐ typ 2, chức năng tiết insulin của tuyến tụy đã suy giảm 50% và sự suy
giảm chức năng tế bào bê ta đã diễn ra trong vòng 10 – 12 năm trước khi xuất hiện

bệnh [124].
Người tiền ĐTĐ có nguy cơ rất cao tiến triển thành ĐTĐ typ 2 trong tương lai
nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời. Ngay tại giai đoạn tiền ĐTĐ, một số
mức độ tăng biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ đã được mô tả [125]. Nghiên
cứu của Phan Long Nhơn, Đặng Xuân Hào và Hoàng Thị Kim Nhung tại Bình Định,
cho thấy trong số đối tượng bị tiền ĐTĐ đã có 30,15% THA, suy tim: 9,52%, bệnh
mạch vành: 1,58% và tai biến mạch máu não: 7,9% [41].
Người tiền ĐTĐ có nguy cơ bị ĐTĐ typ 2 cao gấp 3-10 lần người bình thường.
Sự phát hiện và điều trị sớm người tiền ĐTĐ có khả năng làm giảm hoặc làm chậm lại
sự tiến triển thành ĐTĐ, các biến chứng mạch máu nhỏ và tim mạch [66]. Trong
trường hợp tiền ĐTĐ không được phát hiện và can thiệp, bệnh thường diễn biến đến
ĐTĐ thật sự. Tình trạng bắt đầu bằng tăng glucose máu ở tiền ĐTĐ sẽ diễn biến đồng
thời với tổn thương chức năng tế bào bêta và tăng đề kháng insulin ở mô ngoại biên.
Khi glucose máu được kiểm soát sớm, chức năng tế bào bêta sẽ được bảo vệ [22].


9

Sự tiến triển thành ĐTĐ typ 2 ở người RLDNG từ 6-10% mỗi năm, người bị cả
RLDNG và RLGMLĐ thì tần số mắc bệnh ĐTĐ tích lũy trong 6 năm đến 65% (so với
mức 5% ở người có mức glucose máu bình thường tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu)
[105]. Nghiên cứu the Insulin Resistance Atherosclerosis Study–Hoa Kỳ cho thấy
những bệnh nhân được chẩn đoán RLGMLĐ, RLDNG hoặc hội chứng chuyển hóa thì
tỷ lệ tiến triển thành ĐTĐ là 8-10%/năm, nhưng nếu người bệnh có cả 3 chẩn đoán trên
thì tỷ lệ tiến triển thành ĐTĐ vượt xa 10%/năm [70]. Nghiên cứu tại Thượng Hải
(Trung Quốc) trong thời gian 3 năm, cho thấy những người bị RLDNG và RLGMLĐ
hoặc bị cả hai thì có nguy cơ bị ĐTĐ cao gấp 11,7 lần người có dung nạp glucose bình
thường [93].
1.1.3. Sàng lọc phát hiện bệnh đái tháo đƣờng typ 2 và tiền đái tháo đƣờng:
Bệnh ĐTĐ typ 2 thường tiến triển âm thầm, một giai đoạn dài “không triệu

chứng” hay giai đoạn tiền lâm sàng nên người bệnh không được phát hiện kịp thời.
Ngay tại giai đoạn tiền ĐTĐ bệnh nhân đã có thể có những biến chứng của bệnh. Tỷ lệ
người bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán tại cộng đồng thay đổi giữa các nước từ 20% 80%. Tại Hà Lan khi tiến hành sàng lọc phát hiện bệnh ĐTĐ, kết quả cho thấy tỷ lệ
biến chứng mắt là 7,6%, giảm nhậy cảm bàn chân là 48,1%, microalbumin niệu 17,2%,
nhồi máu cơ tim 13,3%, thiếu máu cơ tim 39,5% và bệnh động mạch ngoại biên là
10,6% trong số bệnh nhân lân đầu tiên phát hiện bị bệnh ĐTĐ. Bệnh lý võng mạc mắt
liên quan đến thời gian bị bệnh ĐTĐ, như vậy có thể ước đoán rằng bệnh ĐTĐ đã xuất
hiện 12 năm trước khi chẩn đoán lâm sàng [90].
Chính vì vậy, IDF đã khuyến cáo tiến hành sàng lọc ngoài cộng đồng những đối
tượng có nguy cơ cao bị ĐTĐ typ 2 nhằm phát hiện những người bị ĐTĐ và những
người tiền ĐTĐ nhằm có các biện pháp quản lý, can thiệp kịp thời ngăn chặn sự xuất
hiện và tiến triển của bệnh, biến chứng của bệnh ĐTĐ [66].
Do sự gia tăng nhanh chóng của bệnh ĐTĐ, Dự án Phòng chống bệnh đái tháo
đường thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia đã được thành lập theo Quyết định số
172/2008/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2008. Một trong những hoạt
động trọng tâm của Dự án Phòng chống đái tháo đường là sàng lọc phát hiện sớm


10

người mắc bệnh ĐTĐ, tiền đái ĐTĐ trên những đối tượng có nguy cơ cao theo khuyến
cáo của IDF và ADA. Các tiêu chuẩn sàng lọc phát hiện sớm ĐTĐ, tiền ĐTĐ bao gồm:
Tất cả các đối tượng ≥ 45 tuổi có thêm ≥ 1 yếu tố nguy cơ sau: Thừa cân, béo phì
(BMI ≥ 23 kg/m2); tăng vòng eo (≥ 90 cm đối với nam, ≥ 80 cm đối với nữ); THA:
huyết áp > 130/80 mmHg; rối loạn chuyển hóa lipid; tiền sử gia đình bị bệnh ĐTĐ; đã
từng được chẩn đoán RLGMLĐ, RLDNG; phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ
hoặc sinh con > 3,6 kg [1].
Hàng năm, Dự án Quốc gia phòng chống đái tháo đường đã tiến hành sàng lọc
trên phạm vi toàn quốc, phát hiện hàng nghìn người bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ.
1.2. THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG

1.2.1. Dịch tễ học tiền đái tháo đƣờng
1.2.1.1. Trên thế giới
Tiền ĐTĐ, giai đoạn đầu tiến triển của bệnh ĐTĐ, đang tăng nhanh trên toàn thế
giới. Tiền ĐTĐ tập trung ở các nước đang phát triển, đặc biệt những nước có tốc độ
phát triển nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc. Do sự tăng lên của việc tiêu thụ thực phẩm
giầu năng lượng, của lối sống ít vận động và quá trình đô thị hóa làm gia tăng số lượng
người tiến triển thành ĐTĐ typ 2 [117].
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2010, ước tính trên toàn thế
giới có khoảng 344 triệu người (chiếm 7,9%) trong lứa tuổi 20-79 tuổi có RLDNG. Sự
bất thường dung nạp glucose thường đi kèm theo béo bụng, tăng huyết áp và rối loạn
mỡ máu hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa. Những người có hội chứng chuyển hóa
có nguy cơ cao bị ĐTĐ và bệnh lý mạch vành [117]. Năm 2011, ước tính trên thế giới
tỷ lệ tiền ĐTĐ là 6,5% lứa tuổi 20 – 79 tuổi, tương ứng 280 triệu người. Tỷ lệ tiền
ĐTĐ sẽ tăng lên 6,7%, tương ứng 398 triệu người vào năm 2030 [89].
Tỷ lệ tiền ĐTĐ tại một số nước châu Phi thay đổi theo sự phát triển của kinh tế.
Ai Cập là nước Bắc Phi có tỷ lệ tiền ĐTĐ ở người trên 20 tuổi là 10%, trong khi đó tỷ
lệ RLDNG ở Cameroon (Tây Phi) ở người lứa tuổi 24-74 tuổi chỉ là 1,8%, còn tại
Nam Phi, tỷ lệ RLDNG là 7% [117].
Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu 2005-2006, tỷ lệ RLGMLĐ là 25,7% và RLDNG là


11

13,8%, tương ứng khoảng 30% người bị tiền ĐTĐ ở lứa tuổi ≥ 20 tuổi [110]. Năm
2008, ước tính có 57 triệu người bị tiền ĐTĐ, nhiều người đã có các biến chứng mạch
máu nhỏ [75], năm 2010, có 79 triệu người lứa tuổi ≥ 20 tuổi bị tiền ĐTĐ [65].
Tại Châu Âu, kết quả của nhiều cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ của các
nước khác nhau, cao nhất là Ba Lan (16,9%), Đan Mạch (15,2%), Thụy Điển (9%),
Phần Lan (8,8%)… thấp nhất là Anh (5,0%), Albani (2,4%) và Ailen (1,9%) [117].
Tại Châu Á, điều tra 6 thành phố lớn của Ấn Độ năm 2001 cho thấy tỷ lệ RLDNG

là 14% [113]. Tại Trung Quốc, điều tra quốc gia năm 2000-2001, tỷ lệ RLDNG là
7,3% [96],[115]. Còn tại Australia (2000), tỷ lệ tiền ĐTĐ ở những người ≥ 25 tuổi là
16% (nam giới là 17% và nữ giới là 15%) [117]. Khu vực Trung Đông, Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất có tỷ lệ RLDNG ở nam là 14,4%, nữ là 13,9%; Iran tỷ lệ
tương ứng ở nam là 8,9% trong khi nữ là 14,9%; O man tỷ lệ ở nữ là 12,9% còn nam là
8,1% [117]. Các nước khu vực Đông Á, tỷ lệ RLDNG tại Nhật Bản ở nam là 12%, nữ
là 16,5%; trong khi tại Hàn Quốc đã trở nên báo động khi tỷ lệ này là 23,9% [117].
Tỷ lệ tiền ĐTĐ tại các nước khu vực Đông Nam Á cũng tương đối cao. Tại
Philippine, năm 2008, tỷ lệ RLDNG là 6,5% và RLGMLĐ là 2,1% [74]. Tỷ lệ ĐTĐ tại
Indonesia năm 2008 là 5,7%, tỷ lệ RLDNG là 10,2% ở lứa tuổi trên 15 tuổi [97].
1.2.1.2. Việt Nam
Năm 2001, lần đầu tiên điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ tại Việt Nam theo quy
chuẩn quốc tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Bệnh viện Nội tiết TW) đã tiến hành
điều tra ĐTĐ tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
Minh ở lứa tuổi từ 30 -64 tuổi. Kết quả, tỷ lệ RLDNG là 5,1% [11]. Năm 2002, Bệnh
viện Nội tiết TW điều tra toàn quốc bệnh ĐTĐ cho thấy tỷ lệ RLDNG và RLGMLĐ
toàn quốc tương ứng là 7,3% và 1,9%; tỷ lệ tương ứng tại khu vực miền núi là 7,1% và
2,2%; khu vực đồng bằng: 7,0% và 1,4%, khu vực trung du và ven biển: 8,3% và 2,4%
và khu vực thành phố là 6,5% và 1,8% [11].
Hoàng Kim Ước, Lê văn Xanh và cs nghiên cứu trên 2,700 người tuổi từ 30-64
tuổi tại tỉnh Kiên Giang năm 2004, kết quả cho thấy tỷ lệ RLGMLĐ là 4,1% và
RLDNG là10,7% [56].


12

Tiêu Văn Linh, Trần Thanh Bình, Võ Việt Dũng nghiên cứu 2543 đối tượng tuổi
từ 30-64 tuổi tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005, kết quả cho thấy tỷ lệ RLDNG là
4,6%, tỷ lệ RLGMLĐ là 2,3%. Tính theo khu vực thì tỷ lệ RLDNG khu vực thành thị
là 5,2%, khu vực nông thôn là 4,3% [37].

Nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên ở 1185 đối tượng 30-75 tuổi có nguy cơ
cao năm 2006, kết quả cho thấy tỷ lệ RLGMLĐ là 16,1%, tỷ lệ RLDNG là 10,4% [57].
Nguyễn Văn Hoàn, Hồ Văn Hiệu và cs nghiên cứu ở đối tượng 30-64 tuổi tại
Nghệ An. Kết quả cho thấy: tỷ lệ tiền ĐTĐ đã tăng từ 13,1% năm 2005 lên 19,3% năm
2010. Có sự khác biệt giữa các khu vực. Trong đó cao nhất là khu đô thị 15,4% năm
2005 và 21,3% năm 2010, tiếp theo là khu vực miền núi: 14,3% (2005) và 18,0%
(2010) và cuối cùng là khu vực đồng bằng: 11,7% (2005) và 17,2% (2010) [29].
Cao Mỹ Phượng, Đinh Thanh Huề và Nguyễn Hải Thủy điều tra 775 đối tượng
dân tộc Khmer tuổi ≥ 45 tuổi tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, kết quả tỷ lệ tiền
ĐTĐ là 17,0% [44].
Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ tại một số
tỉnh/thành phố như sau: Yên Bái là 4,4% [19]; Quảng Bình là 14,8% [3]; Quảng Ngãi
là 21,4%, trong đó khu vực Hải đảo: 17,6%, miền núi: 19,2% và đồng bằng là 22,9%
[52]; thành phố Biên Hòa, Đồng Nai là 9,4% [61]; tỷ lệ RLGMLĐ tại thành phố Hồ
Chí Minh là 9,2% [34]; Thái Bình: tỷ lệ RLDNG: 5,8% và RLGMLĐ: 5,7% [24]; Nam
Định là 23,9%, Thanh Hóa là 11,7%, Phú Thọ là 9,6% và Sơn La: 7,9% [13].
Năm 2012, điều tra toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết TW cho thấy tỷ lệ RLDNG
là 13,7%. Tỷ lệ RLDNG tại các khu vực như sau: miền núi phía Bắc: 10,7%, đồng
bằng sông Hồng: 11,2%, duyên hải miền Trung: 13%, Tây Nguyên: 10,7%, miền Đông
Nam Bộ: 17,5% và đồng bằng sông Cửu Long: 13,6% [48].
Năm 2014, Chu Thị Hà và cs điều tra tỷ lệ ĐTĐ thành phố Hà Nội trên 2402 đối
tượng tuổi từ 30-69 tuổi cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ là 27,4%. Tỷ lệ tiền ĐTĐ khu vực nội
thành và khu vực ngoại thành xấp xỉ nhau tương ứng là 27,7% và 27% [25].
1.2.2. Yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đƣờng
Tiền ĐTĐ là giai đoạn trung gian của sự tiến triển thành bệnh ĐTĐ typ 2. Vì vậy,


13

các yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh ĐTĐ typ 2 cũng là những YTNC làm tăng nguy

cơ mắc tiền ĐTĐ.
ĐTĐ typ 2 là hậu quả của sự tác động qua lại phức tạp giữa yếu tố gen và các yếu
tố lối sống (life-style factors). YTNC của bệnh ĐTĐ typ 2 bao gồm các yếu tố không
thay đổi được và các yếu tố có thể thay đổi được.
Những YTNC không thay đổi được bao gồm: gen, tuổi (tuổi càng cao nguy cơ bị
ĐTĐ càng tăng) và ĐTĐ thai kỳ. Người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ mặc dù sau sinh glucose
máu đã trở về bình thường nhưng người mẹ này vẫn có nguy cơ cao bị ĐTĐ typ 2
trong tương lai [9]. Những YTNC thay đổi được bao gồm: béo phì, ít hoạt động thể
lực, chế độ ăn dư thừa năng lượng, RLGMLĐ, RLDNG…
Bảng 1. 2. Các yếu tố nguy cơ bị đái tháo đƣờng typ 2 (IDF – 2007) [66]
Yếu tố thay đổi đƣợc

Yếu tố không thay đổi đƣợc

-

Thừa cân, béo phì

-

Dân tộc

-

Lối sống tĩnh tại, ít vận động

-

Tiền sử gia đình bị ĐTĐ typ 2


-

Rối loạn glucose máu lúc đói, rối loạn
dung nạp glucose

-

Tuổi

-

Tiền sử ĐTĐ thai kỳ

Hội chứng chuyển hóa:

-

Hội chứng buồng trứng đa nang

-

THA
Giảm HDL-c
Tăng triglycerides
-

Yếu tố dinh dưỡng

-


Viêm nhiễm

1.2.2.1. Yếu tố nguy cơ không thay đổi đƣợc:
 Dân tộc
ĐTĐ typ 2 kết hợp mạnh với yếu tố gen. Hiện tại, chúng ta chưa xác định được hết
những gen có quan hệ với sự liên kết này. Tuy nhiên, tỷ lệ bị bệnh của các nhóm chủng
tộc khác nhau khi tiếp xúc với cùng điều kiện môi trường đã cho thấy mối liên quan
này [66].
Bảng 1.3. Tỷ lệ đái tháo đƣờng trong cộng đồng có lối sống phƣơng tây [66]


14

Dân tộc

Tỷ lệ đái tháo đƣờng

-

Người thổ dân Bắc Mỹ và Australia

-

20-30%

-

Những đảo Thái Bình Dương và người

-


20-30%

Aboriginies ở Australia
-

Ấn Độ và Trung Đông

-

10-20%

-

Châu Âu và Bắc Mỹ

-

5-10%

-

Châu Phi

-

3,1%

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ ĐTĐ cao ở người Mỹ gốc latine và người Mỹ gốc Phi. Điều tra
năm 1991 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở người da trắng là 6%, người Cuba là 9%, người

Mỹ gốc Phi là 10% và gốc Mexico là 13% [117]. Kháng insulin và ĐTĐ typ 2 thường
gặp hơn ở người Mỹ gốc Mexico và người Mỹ gốc Nam Á [99].
Nghiên cứu tại Tây Âu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người da vàng cao hơn
người da trắng từ 2-4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi,
ở người da trắng thường trên 50 tuổi [32].
Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết TW năm 2012 cho thấy tỷ lệ RLDNG ở dân
tộc kinh là 13,1% cao hơn các dân tộc khác là 11,2% có ý nghĩa thống kê với p<0,05
[48]. Nghiên cứu của Lê Quang Tòa, Phạm Hồng Phương và cs cho thấy tỷ lệ tiền
ĐTĐ dân tộc kinh cao hơn dân tộc khác tương ứng là 22,5% và 17,5%. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [53].
 Giới
Nguy cơ mắc tiền ĐTĐ theo giới hiện vẫn còn tranh luận, chưa rõ ràng. Theo các
nghiên cứu ở Mỹ thì tỷ lệ ĐTĐ ở nữ cao hơn nam, ngược lại có nghiên cứu cho rằng sự
khác biệt về giới không có ý nghĩa thống kê hoặc tỷ lệ nam còn cao hơn nữ [18]. Một
số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ RLDNG ở nam và nữ tại một số nước khác nhau: tại phía
bắc Phần Lan: tỷ lệ ở nam là 29% cao hơn ở nữ giới là 27% [111]; Uzbekistan: nam là
5% thấp hơn ở nữ là 6% [98]; Oman: nam là 7,1%, nữ là 5,1% [100]; Ả Rập Xê Út:
nam là 14,4% và nữ là 13,9% [67].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho kết quả khác nhau về tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ theo
giới. Có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nữ cao hơn ở nam [27],[43],


15

nhưng có những nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ [61] hoặc sự khác biệt
giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê [50],[56],[57].
 Tuổi
Khi cơ thể già đi, chức năng nội tiết cũng suy giảm và khả năng tiết insulin của
tụy cũng bị giảm. Khi khả năng tiết insulin của tụy giảm thì nồng độ glucose máu có xu
hướng tăng, đồng thời giảm sự nhạy cảm của tế bào với các kích thích của insulin,

giảm khả năng tiết insulin. Khi tế bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu
cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu sẽ tăng và bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện [54].
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tăng lên đáng kể theo lứa tuổi. Tuổi từ 45 tuổi
trở lên là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh. Chính vì vậy theo khuyến cáo của
IDF, tại Việt Nam, Dự án Phòng chống đái tháo đường đã tiến hành sàng lọc phát hiện
sớm bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ ở những người ≥ 45 tuổi và có thêm 1 yếu tố nguy cơ khác
như: thừa cân, béo phì, tiền sử rối loạn glucose máu, tiền sử gia đình bị ĐTĐ…[2].
Năm 2002, nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết TW cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ tăng
theo nhóm tuổi. Cụ thể tỷ lệ RLDNG ở nhóm tuổi 30-34, 35-39, 40-44, 45-49, 50-54,
55-59 và 60-64 tuổi tương ứng là 3,9%, 6,1%; 7,9%; 7,5%; 10,1%; 11,4% và 12,5%
(p<0,001) [2].
Sau 10 năm (năm 2012), kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết TW vẫn cho
thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ tăng theo nhóm tuổi. Cụ thể tỷ lệ RLDNG ở nhóm tuổi 30-39, 4049, 50-59 và 60-69 tuổi tương ứng là 8,6%, 11,7%; 13,0% và 18,1% (p<0,01) [48].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Tạ Văn Bình và cộng sự tại thành phố
Hà Nội cho thấy tỷ lệ RLDNG tăng theo nhóm tuổi, tỷ lệ RLDNG thấp nhất là 3,8% ở
nhóm tuổi 30-39 tuổi, 3,8% ở nhóm 40-49 tuổi, tiếp theo là 7,8% ở nhóm 50-59 tuổi,
10,9% ở nhóm 60-70 tuổi và cao nhất là 18,7% ở nhóm tuổi > 70 tuổi [31].
Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, tuổi mắc bệnh đang giảm xuống, gặp ở
người trẻ tuổi, thậm chí cả thiếu niên, đặc biệt ở những nước đang phát triển do có sự
mất cân bằng lớn giữa mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể và tiêu thụ năng lượng
[117]. Đây cũng là đặc điểm tình hình mắc bệnh hiện nay tại Việt Nam.
 Tiền sử gia đình bị đái tháo đƣờng


16

Những người có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như bố, mẹ,
anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ cao gấp 4 – 6 lần người bình
thường (gia đình không có ai mắc bệnh ĐTĐ) [2],[54]. Di truyền đóng vai trò quan
trọng trong bệnh ĐTĐ. Khi bố hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì con có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ

là 30%. Khi cả bố và mẹ đều bị bệnh ĐTĐ thì nguy cơ con mắc bệnh là 50%. Sự trùng
hợp bệnh ở những người sinh đôi cùng trứng là 90%. Tuy nhiên không phải tất cả 2
thành viên sinh đôi đồng hợp tử đều mắc bệnh ĐTĐ typ 2 nếu một người mắc bệnh
[109].
Theo nghiên cứu của Đoàn Duy Hậu và Nguyễn Thị Thịnh, người có tiền sử gia
đình có người mắc bệnh ĐTĐ thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 19,5 lần so với người
không có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ [26].
Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết TW năm 2002 cho thấy, nhóm có tiền sử gia
đình mắc bệnh ĐTĐ thì có nguy cơ bị RLDNG gấp 1,65 lần nhóm không có tiền sử gia
đình có người bị bệnh ĐTĐ [2].
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng và cs cho
thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm có tiền sử gia đình bị ĐTĐ là 18,3% cao hơn nhóm không
có tiền sử gia đình bị ĐTĐ là 13,0% (p<0,001) [13].
 Đái tháo đƣờng thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ là người phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ khi đang mang thai. Thể
ĐTĐ này liên quan đến vai trò của kháng thể kháng insulin và sự biến đổi các hormone
hoặc các rối loạn chuyển hóa khi có thai, là nguyên nhân của các biến chứng lúc đẻ,
tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ sau này. Đối với người phụ nữ ĐTĐ thai kỳ,
RLDNG trở về bình thường sau khi sinh, tuy nhiên, những người phụ nữ này vẫn có
nguy cơ cao bị ĐTĐ typ 2 trong cuộc sống sau này [6],[70].
Theo nghiên cứu, 50% phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ trở thành ĐTĐ
typ 2 trong khoảng thời gian từ 5 – 10 năm, 80% trong khoảng thời gian còn lại của
cuộc đời. Vì vậy ĐTĐ thai kỳ là yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ type [9].
Theo ADA, năm 2007, trên thế giới có khoảng 3% - 14% phụ nữ có thai bị ảnh
hưởng bởi bệnh ĐTĐ, trong đó số đái tháo đường thai kỳ là 90% còn 10% là phụ nữ bị


17

bệnh ĐTĐ mang thai. Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 170,000 phụ nữ mắc ĐTĐ thai

kỳ. 30-50% phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ sẽ bị lại khi mang thai sau này. Khoảng 20-50%
phụ nữ ĐTĐ thai kỳ sẽ tiến triển thành ĐTĐ typ 2 trong vòng 5-10 năm [110].
Việt Nam chưa có số liệu toàn quốc, tuy nhiên nghiên cứu tại một số tỉnh/thành
phố như sau: tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì tỷ lệ ĐTĐ thai kỳ là 3,6% [9],[49],
Bệnh viện Bạch Mai là 7,9% [38], Đồng Nai là 8,5% [40], Bệnh viện A Thái Nguyên
là 9,4% [39].
Phạm Thị Lan, Tạ Văn Bình và cs nghiên cứu 1611 phụ nữ mang thai quản lý tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2002 – 2004: tỷ
lệ ĐTĐ thai kỳ là 3,9% [10].
1.2.2.2. Yếu tố nguy cơ thay đổi đƣợc:
 Béo phì
Béo phì là sự thái quá mô mỡ của cơ thể dẫn đến ảnh hưởng bất lợi đối với sức
khỏe. Béo phì được coi như là bệnh lý vì nó có thể gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý và
cuộc sống xã hội của người béo phì. Trên lâm sàng, chỉ số khối cơ thể BMI (Body
Mass Index) đã được sử dụng phổ biến nhất để chẩn đoán béo phì . Theo WHO, người
thừa cân khi có BMI ≥ 25 kg/m2, còn đối với người Châu Á, thừa cân khi BMI ≥ 23
kg/m2 [84],[132].
Bảng 1.4. Phân loại thừa cân, béo phì theo BMI - ngƣời trƣởng thành Châu Á
(WHO 1998) [36]
Phân loại

BMI (kg/m2)

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Gầy

< 18,5

Thấp (nhưng tăng YTNC các bệnh khác)


Bình thường

18,5 – 22,9

Bình thường

Thừa cân

≥ 23

Bắt đầu có nguy cơ

23 – 24,9

Tăng nguy cơ

Béo độ I

25 – 29,9

Tăng nguy cơ trung bình

Béo độ II

≥ 30

Tăng nguy cơ cao

Ở người lớn, béo bụng kết hợp với những biến chứng chuyển hóa và tim mạch.



18

Vòng bụng là chỉ số đơn giản nhất để đánh giá tầm quan trọng của khối mỡ nội tạng
[95]. Béo phì hiện đã trở thành nạn dịch trên toàn thế giới, không chỉ ở các nước phát
triển và các nước đang phát triển mà thậm chí còn ở các nước chậm phát triển.
Béo phì là yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh ĐTĐ typ 2. Các nghiên cứu cho thấy
có mối quan hệ chặt chẽ giữa khối lượng mỡ của cơ thể và nguy cơ bị bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ
béo phì ở người bị ĐTĐ typ 2 thay đổi giữa các khu vực trên thế giới: 60 – 80% ở
Nam Mỹ, Châu Âu đến 100% ở người Da đỏ Pima, các đảo Thái Bình Dương [84].
Nhiều nghiên cứu cho thấy các dạng rối loạn lipid máu khác nhau thường tăng lên
trong béo phì, nhất là các a xít béo tự do. Béo phì, đặc biệt là béo tạng, đóng vai trò
quan trọng trong kháng insulin [95].
Mối liên quan giữa béo phì và ĐTĐ typ 2 ngày càng được hiểu biết hơn nhưng
cũng ngày càng phức tạp hơn. Rõ ràng nhất đó là Hội chứng chuyển hóa bao gồm các
yếu tố đan xen có liên quan tới nhau như: béo phì và rối loạn hoạt động của mô mỡ,
tình trạng kháng insulin, tăng HA, tăng cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDLcholesterol, tăng nồng độ glucose máu (RLDNG hoặc ĐTĐ) [77]. Nguy cơ bị bệnh
tăng khi BMI > 24 kg/m2, còn đối với người Châu Á, nguy cơ bị bệnh xuất hiện ở mức
BMI thấp hơn [84]. Béo trung tâm (béo bụng được đánh giá bằng vòng bụng ≥ 90 cm
đối với nam và ≥ 80 cm đối với nữ) là YTNC mạnh phát triển bệnh. Nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra rằng vòng eo hoặc chỉ số eo/hông có thể là YTNC phát triển thành ĐTĐ hơn
là BMI [79]. Nghiên cứu INTERHEART đã cho thấy béo phì, đặc biệt là béo bụng còn
làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch [82].
Nghiên cứu EPIC Potsdam cho thấy ở lứa tuổi 25 - 40 tuổi cứ tăng 1 đơn vị BMI
thì nguy cơ bị ĐTĐ typ 2 tăng 25% và tỷ lệ còn lớn hơn ở lứa tuổi 40 – 55 tuổi. Điều
này cho thấy béo phì là yếu tố nguy cơ rất mạnh của ĐTĐ typ 2 [84]. Một nghiên cứu
tiến cứu ở các nữ y tá ở Mỹ có BMI từ 23- 24,9 kg/m2 trong vòng 14 năm cho thấy
tăng nguy cơ ĐTĐ typ 2 từ 4-5 lần so với nữ y tá có BMI < 22 kg/m2. Những phụ nữ
có BMI 29 – 30,9 kg/m2 có nguy cơ bị ĐTĐ cao gấp 27,6 lần [84].

Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã cho thấy mối liên quan giữa tiền ĐTĐ và
thừa cân, béo phì. Nghiên cứu tại Kiên Giang cho thấy tỷ lệ RLDNG tăng theo BMI,


19

BMI <23 kg/m2 là 6,3%, BMI từ 23-29,9 kg/m2 là 13,8% và BMI trên 30 là 15,9%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 [56]. Nghiên cứu tại Nghệ An cho thấy tỷ lệ
RLDNG và RLGMLĐ ở nhóm có vòng eo cao là 12,7% và 5,8% cao hơn nhóm vòng
eo bình thường: 8,3% và 4,2% [27].
Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm
BMI<23 kg/m2 là 3,7%, nhóm BMI từ 23 đến <25 kg/m2 là 7,95%, nhóm BMI ≥25
kg/m2 là 11,1% (p<0,001). Tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm tỷ lệ vòng eo/vòng hông to là
7,72% cao hơn nhóm tỷ lệ vòng eo/vòng hông bình thường là 3,65% (p<0,05) [50]
Nghiên cứu của Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Tô Văn Học và cs cho
thấy tỷ lệ rối loạn glucose máu ở người gầy là 6,1%; người bình thường là 9,1%, người
béo phì độ 1là 14,1% và người béo phì độ 2 là 20,7%. Tỷ lệ rối loạn glucose máu
chung ở nhóm có vòng eo cao là 13,2%, nhóm vòng eo bình thường là 8,0% với
p<0,01. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tỷ lệ vòng eo/vòng hông bình thường là 3,7%; tỷ lệ
mắc bệnh ở nhóm tỷ lệ vòng eo/vòng hông cao là 12,0% [57].
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, trong những năm qua tỷ lệ thừa cân
béo phì ngày càng tăng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một điều tra cắt ngang cũng đã
chỉ ra tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) ở người trưởng thành là 33,6% đối với
nữ và 31,6% đối với nam. Tỷ lệ béo phì trẻ em 6-11 tuổi tăng từ 12,2% năm 1997 lên
22,7% năm 2003 [131].
 Lối sống ít vậnđộng
Mức độ vận động đang giảm đi trong những thập kỷ gần đây ở rất nhiều dân tộc,
đây là yếu tố góp phần chủ yếu trong việc gia tăng bệnh béo phì hiện nay trên toàn thế
giới. Các nghiên cứu đều chỉ ra ít vận động là YTNC độc lập của bệnh ĐTĐ ở cả nam
và nữ [103]. Người ít vận động thể lực có nguy cơ bị ĐTĐ cao gấp 2,3 lần so với

người hoạt động thể lực bình thường [65]. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan
béo phì với ít vận động và ăn quá nhiều ở những trẻ em trải qua hàng giờ trong xã hội
hiện đại để xem ti vi và chơi games [96].
Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết TW năm 2002, cho thấy nhóm đối tượng ít
vận động thể lực có nguy cơ bị mắc RLDNG là 1,4 lần so với nhóm hoạt động thể lực


20

nhiều (p<0,001) [2]. Nghiên cứu của Lê Minh Sứ cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở nhóm hoạt
động thể lực nhẹ nhàng, tĩnh tại là 6,08%, nhóm hoạt động thể lực vừa và nặng là
4,38% (p<0,05) [50].
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cs cho thấy tỷ lệ ĐTĐ,
RLDNG liên quan đến tính chất nghề nghiệp, nhóm lao động trí óc, lao động nhẹ có tỷ
lệ mắc bệnh cao hơn nhóm có tính chất lao động nặng và vừa [31]. Nghiên cứu của Lê
Phong cho thấy nhóm không thường xuyên đi bộ có nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 7,5
lần nhóm thường xuyên đi bộ [42].
 Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là tên gọi một loạt những chuyển hóa bất thường kết hợp
với tăng nguy cơ mắc ĐTĐ và các bệnh tim mạch.
Năm 1998, WHO lần đầu tiên đưa ra định nghĩa quốc tế về Hội chứng chuyển
hóa, bao gồm: Giảm dung nạp glucose của ĐTĐ và/hoặc kháng insulin và ít nhất 2 yếu
tố sau: THA, tăng TG, béo trung tâm, microalbumin niệu [7].
Năm 2001, NCEF/ATP III (the National Cholesterol Education Program’s Adult
Treatment Panel III) thêm vào định nghĩa cũ béo trung tâm, bao gồm: ba hoặc nhiều
hơn những yếu tố nguy cơ sau: tăng vòng eo, tăng TG, giảm HDL-c, THA, tăng
glucose máu [118]. Cả hai định nghĩa này đều thống nhất về những thành phần cơ bản,
nhưng khác nhau về xác định yếu tố bất thường cơ bản nhất. WHO xác định là kháng
insulin còn ATP III lại là béo trung tâm.
Năm 2005, IDF phát triển định nghĩa mới thống nhất trên toàn thế giới được xây

dựng dựa trên định nghĩa của WHO và ATP III. Định nghĩa mới này coi cả béo trung
tâm và kháng insulin như là những yếu tố nguyên nhân quan trọng. Định nghĩa mới bao
gồm: béo trung tâm (xác định bởi vòng eo) và thêm vào bất kỳ 2 yếu tố sau: tăng TG,
giảm HDL-c, THA, tăng glucose máu hoặc đã chẩn đoán ĐTĐ [118].
Rối loạn glucose máu lúc đói và rối loạn dung nạp glucose là sự bất thường
chuyển hóa glucose của Hội chứng chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu đã đánh giá sự nhậy
cảm và đặc trưng của Hội chứng chuyển hóa trong việc dự báo sự tiến triển thành ĐTĐ
typ 2 trong tương lai. Một nghiên cứu so sánh Hội chứng chuyển hóa với model dự báo


21

đái tháo đường và thang điểm nguy cơ Framingham đã thấy rằng Hội chứng chuyển
hóa có độ nhạy xấp xỉ 65% trong việc dự đoán sự tiến triển bệnh ĐTĐ trong thời gian
theo dõi trung bình 7 năm [120]. Hội chứng chuyển hóa làm tăng gấp 2-5 lần nguy cơ
bị ĐTĐ typ 2 so với cộng đồng [118]. Tại Hoa Kỳ, theo NCEP có khoảng một nửa
bệnh nhân RLDNG có Hội chứng chuyển hóa [126].
 Tăng huyết áp
THA là một trong những yếu tố quan trọng của Hội chứng chuyển hóa và sự kết
hợp có vẻ như là đa yếu tố với cả béo phì và kháng insulin. Phân tích kết quả của
nghiên cứu NHANES về THA, khoảng 20% hoặc hơn phân nửa của sự THA có thể
góp phần làm tăng BMI trong cộng đồng [82].
Kháng insulin góp phần làm THA trong Hội chứng chuyển hóa thông qua tác
dụng của insulin làm tăng hấp thu muối ở ống thận và hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm
[72]. Ngược lại, hiệu quả dãn mạch bình thường của insulin bị mất trong kháng insulin
và a xít béo cũng có thể góp phần làm co mạch [123]. Do vậy, nhiều nghiên cứu trên
thế giới đã cho thấy nguy cơ bệnh tim mạch tăng gấp đôi so với người không bị tiền
ĐTĐ. Nghiên cứu bệnh ĐTĐ ở các nữ y tá Mỹ cho thấy những người tiến triển thành
ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh tim mạch gấp 3 lần người không bị ĐTĐ trong suốt thời gian
nghiên cứu. Những người có RLGMLĐ tiến triển thành ĐTĐ có nguy cơ tử vong do

bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người bình thường [65]. Nghiên cứu DECODE đã nhận
thấy tỷ lệ nguy cơ cao hơn của bệnh động mạch vành ở những người có tăng glucose
máu sau ăn, thậm chí kể cả glucose máu lúc đói bình thường [135].
Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết TW cho thấy, nhóm có THA có nguy cơ bị
RLDNG gấp 2,46 lần so với nhóm không có THA [1]. Một nghiên cứu tại thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ eo/hông cao và THA là những nguy cơ độc lập của bệnh
ĐTĐ typ 2. So với những người không có béo bụng và THA, nguy cơ bị ĐTĐ ở những
người có béo bụng và THA tăng gấp 6,4 lần đối với nam và 4,1 lần đối với nữ. Điều
này cho thấy chỉ số eo/hông cao và THA là những yếu tố nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ
typ 2 [121].
Một số nghiên cứu khác trong nước cho thấy mối liên quan giữa tiền ĐTĐ và


22

THA: tại Bình Định, trong số những người mới phát hiện tiền ĐTĐ, tỷ lệ THA là
30,15% [41]; nghiên cứu tại tỉnh Quảng Bình năm 2011 cho thấy tỷ lệ tiền ĐTĐ ở
nhóm THA là 9,59% cao hơn nhóm không bị THA là 2,9% (OR: 3,53)[3], nghiên cứu
tại Trà Vinh năm 2006: bệnh nhân THA kèm giảm HDL-c bị tiền ĐTĐ là 24,7% [43],
nghiên cứu tại Nghệ An cho thấy tỷ lệ RLDNG, RLGMLĐ ở nhóm THA là 16,6% và
6,4% cao hơn nhóm không THA: 7,6% và 4,1% [27].
 Rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu kinh điển trong Hội chứng chuyển hóa là tăng TG, giảm HDLc và tăng yếu tố gây xơ vữa mạch LDL-c (nổi trội là phần đậm đặc kích thước nhỏ)
[79]. Trong Hội chứng chuyển hóa, sự tăng lên của việc cung cấp các a xít béo tự do
đến gan và tăng sản xuất apo-B sẽ làm tăng sản xuất VLDL. HDL-c giảm có thể là do
tăng quá trình đào thải, hậu quả của tăng cao TG và cũng có thể là hậu quả của kháng
insulin [64]. LDL-c kích thước đậm đặc là kết quả của việc tăng TG trong thành phần
bao gồm este hóa và không este hóa cholesterol. Kích thước của LDl-c là yếu tố nguy
cơ độc lập của bệnh tim mạch [99].
Tăng lipid máu, đặc biệt các a.béo tự do trong máu ảnh hưởng đến chức năng tế

bào bê ta. Sự thái quá của a xít béo làm suy giảm kích thích bài tiết insulin bởi glucose
của tế bào bê ta và giảm tổng hợp insulin. Sự tích lũy thái quá của lipid trong tế bào bê
ta sẽ gây độc và chết tế bào (lipotoxicity). Các tác động trên cho thấy, béo phì góp
phần làm suy giảm chức năng của tế bào bê ta [33],[84]. Mặt khác, tăng a xít béo tự do
làm tăng kháng insulin ngoài tế bào (chu trình Randle), glucose không đi được vào
trong tế bào, nồng độ glucose máu tăng cao ngoài tế bào [114].
Nghiên cứu tại Bình Định, trong số những người mới phát hiện tiền ĐTĐ, có
17,46% rối loạn chuyển hóa lipid [41]. Nghiên cứu tại Nghệ An năm 2013 cho thấy
83,5% đối tượng tiền ĐTĐ bị RLCHL. Tỷ lệ tăng triglycerid là cao nhất (57,1%), sau
đó là tăng cholesterol toàn phần (49,8%), giảm HDL-c (46,3%) và tăng LDL-c là
b42,9%. RLCHL gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 50-59 tuổi [5].
Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng và cs nghiên cứu tại Cao
Bằng cho thấy tỷ lệ RLDNG ở nhóm đã được chẩn đoán RLCHL là 38,7%, ở nhóm


23

chưa chẩn đoán RLCHL là 30% [14].
 Yếu tố dinh dƣỡng
Còn nhiều bàn luận về chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh
ĐTĐ. Chế độ ăn không cân đối, dư thừa năng lượng, chất béo là nguyên nhân gây gia
tăng bệnh béo phì – YTNC cao của bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ. Tuy nhiên, thực trạng bệnh
ĐTĐ ở Châu Á có những đặc điểm khác với Châu Âu. Đó là bệnh ĐTĐ xuất hiện ở
những người có mức BMI thấp và bệnh ngày càng xuất hiện ở những người trẻ tuổi
hơn so với những người da trắng. Suy dinh dưỡng trong bào thai và thời thơ ấu nhưng
gặp cuộc sống có mức dinh dưỡng dư thừa sau này thì có nguy cơ bị ĐTĐ cao trong
tương lai [130].
Hiện nay đã có những bằng chứng về mối liên quan giữa môi trường bên trong tử
cung, suy dinh dưỡng bào thai và nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ trong cuộc sống sau này
[85]. Đặc trưng này có thể nhận thấy trong các nghiên cứu về ĐTĐ tại Ấn Độ. Ấn Độ

là nước có số dân bị ĐTĐ đứng thứ 2 thế giới [88]. Người phụ nữ nông thôn Ấn Độ có
thân hình nhỏ và được cho là thiếu dinh dưỡng mãn tính do chỉ số khối cơ thể thấp.
Thiếu sắt và thiếu vi chất dinh dưỡng thường gặp trong nhóm này. Trẻ em Ấn Độ là
một trong những nước khi sinh ra nhỏ nhất trên thế giới: 1/3 trẻ sơ sinh có cân nặng
thấp, dưới 2,5 kg. Như vậy có thể thấy, sự suy dinh dưỡng bà mẹ và thai nhi đã góp
phần vào việc gia tăng dịch bệnh ĐTĐ tại Châu Á. Tại Ấn Độ, ĐTĐ được chẩn đoán
sớm hơn ít nhất 10 năm và các đối tượng gầy hơn đáng kể so với những người bị bệnh
như họ tại nước Anh. Người Ấn Độ có chân tay gầy hơn nhưng họ cũng bị béo bụng
với tỷ lệ eo/hông và tỷ lệ nếp cuộn da dưới vai – cơ tam đầu cao hơn những người cũng
bị bệnh như họ tại nước Anh [112].
Tại Việt Nam, với quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm gần
đây (GDP bình quân đầu người tăng gấp 5 lần) đã làm tăng sự tiêu thụ thực phẩm giầu
năng lượng, lối sống ít vận động và hậu quả đó là gia tăng béo phì, tiền ĐTĐ, ĐTĐ.
Điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2009 – 2010 cho thấy khẩu phần ăn đang dần mất
đi sự cân đối và tăng cao mức năng lượng so với khuyến nghị về tiêu thụ lương thực
thực phẩm. Mức năng lượng khẩu phần ăn hầu như không thay đổi nhưng cơ cấu khẩu


24

phần ăn thay đổi với sự gia tăng chất béo, protein, dầu mỡ…[60].
 Các yếu tố nguy cơ khác
Kháng insulin và béo phì được ghi nhận như là tình trạng tiền viêm và làm tăng các
cytokin gây viêm trong tuần hoàn mà có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch trong
cộng đồng. Đó là tăng bài tiết yếu tố hoại tử mô – anpha (TNF-α), IL-6 từ mô mỡ và
tăng sản xuất các chất phản ứng cấp, CRP và fibrinogen tại gan. Những yếu tố gây
viêm này làm giảm tác dụng của insulin lên mô đích và góp phần vào kháng insulin
[84].
Các yếu tố nguy cơ khác mức độ nguy cơ bị bệnh thay đổi và thấp hơn so với các
YTNC cao là gen và yếu tố lối sống. Tuy nhiên các nghiên cứu đều cho thấy, những

người có nhiều YTNC sẽ có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ, tiền ĐTĐ cao hơn những người chỉ
có 1 YTNC. Nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy tiền ĐTĐ kết hợp dương tính và độc lập
với các yếu tố: tăng theo tuổi, BMI và vòng bụng cũng như tiền sử gia đình bị ĐTĐ,
thu nhập cao và ít vận động thể lực [104].
Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết TW cho thấy tuổi trên 45 là yếu tố nguy cơ
mạnh nhất đối với ĐTĐ và tiền ĐTĐ. Các YTNC tiếp theo là BMI ≥ 23 ( OR = 2,47),
vòng eo lớn ( OR = 2,80), THA ( OR = 2,46), tiền sử gia đình bị ĐTĐ ( OR = 1,65), và
cuối cùng là ít hoạt động thể lực (OR =1,42). Khi kết hợp các YTNC lại không tính
tuổi, tỷ lệ RLDNG thấp nhất là 5,2% ở nhóm không có YTNC, tiếp theo là 7,3% ở
nhóm có 1 YTNC, 12,5% ở nhóm 2 YTNC và cao nhất là 21,6% ở nhóm có từ 3
YTNC trở lên [2].
Phạm Thị Hồng Hoa và cs nghiên cứu 1000 đối tượng có ít nhất 2 YTNC bị ĐTĐ
tại Hà Nội, tỷ lệ RLGMLĐ là 4,5%. Tỷ lệ RLGMLĐ ở nhóm đối tượng thừa cân, béo
phì (BMI≥ 23 kg/m2) là 72,1% cao hơn nhóm đối tượng có BMI< 23 là 27,9%. Tỷ lệ
mắc bệnh của người THA là 60,8%, người không THA là 39,2% [28].
1.2.3. KHÁNG INSULIN
Insulin được phát hiện năm 1955, là hormone duy nhất của cơ thể có tác dụng hạ
glucose máu. Insulin do tế bào bê ta của tiểu đảo Langerhans của tuyến tụy tiết ra
[107]. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 là kháng insulin ở mô ngoại biên và sự suy


25

giảm chức năng bài tiết insulin của tế bào bê ta của tiểu đảo tụy. Kháng insulin là sự
giảm khả năng hoạt động sinh học của insulin lên mô đích. Kháng insulin là cơ chế
bệnh sinh quan trọng của bệnh ĐTĐ typ 2, đặc biệt ở những người thừa cân, béo phì.
Kháng insulin ngoại biên xẩy ra tại các mô ngoại biên như mô cơ, mô mỡ [83],[137].
Năm 1985, David Matthews và cộng sự đưa ra mô hình HOMA (Homeostatic
Model Assessment) hay còn gọi là HOMA 1 nghiên cứu chức năng tế bào bê ta và độ
nhậy insulin dựa trên nồng độ glucose và insulin ở trạng thái ổn định [122].

Công thức tính kháng insulin - HOMA IR (Homeostasis model of insulin
resistance) và chức năng tế bào β – HOMA B như sau.
-

Kháng insulin: HOMA-IR = FPI (U/ml) x FPG (mmol/l)/22.5

-

Chức năng tế bào beta: HOMA-%B = 20 x FPI (U/ml)/ [FPG (mmol/l)- 3.5].

Trong đó: FPG là nồng độ glucose máu lúc đói, FPI là nồng độ insulin máu lúc đói.
HOMA 1 đã được sử dụng trong các cuộc điều tra dịch tễ học và nghiên cứu lâm
sàng bệnh đái tháo đường typ 2. Tuy nhiên HOMA 1 chưa tính đến biến thiên, độ nhậy
insulin ở trạng thái glucose máu cao, chưa tính đến các yếu tố sử dụng glucose ở não,
mất glucose ở thận [138],[139].
Những hạn chế của HOMA 1 được khắc phục bởi HOMA 2 (Computer
Homeostatic Model Assessment). HOMA 2 hay phần mềm HOMA2 sau khi hoàn
chỉnh được công bố năm 2004; ngoài việc sử dụng glucose, insulin còn sử dụng Cpeptid để tính toán chức năng tế bào bê ta và độ nhậy insulin. HOMA 2 xác định độ
nhạy insulin và chức năng tế bào bê ta được máy tính mô phỏng theo không gian 3
chiều cho phép sử dụng nồng độ insulin đặc hiệu và C-peptide giúp đánh giá chính
xác, nhanh chóng chức năng tế bào bê ta và độ nhạy insulin, hạn chế sai số của
HOMA1 vì có thể có phản ứng chéo của proinsulin [62],[138].
Nguyễn Thanh Xuân và Hoàng Trung Vinh nghiên cứu trên 34 người trưởng
thành khỏe mạnh thuộc nhóm chứng và 83 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 được chẩn đoán lần
đầu. Tính toán các chỉ số dựa trên mô hình HOMA 2. Kết quả cho thấy: tính theo
insulin thì chỉ số nhậy cảm insulin HOMA-%S nhóm chứng là 162,1 ± 55,4 cao hơn
nhóm bệnh là 74,3 ± 46,7. Chỉ số chức năng tế bào bê ta HOMA-%B tính theo insulin



×