ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------
PHẠM THỊ Y LANH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------------
PHẠM THỊ Y LANH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành:
Khoa học Môi trường
Mã số:
60440301
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Yêm
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa
bàn tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự hướng dẫn của
PGS.TS. Trần Yêm. Nội dung, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm
về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Phạm Thị Y Lanh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
giảng dạy tận tình của các thầy cô, sự hỗ trợ của cơ quan công tác, sự động viên từ
gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Trần Yêm đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn tôi trong học tập, nghiên cứu khoa học
và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Môi trường,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, thiết
thực cũng như sự nhiệt tình, ân cần dạy bảo trong những năm vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cơ quan công tác (Chi cục Bảo vệ môi trường
tỉnh Nghệ An) đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Phạm Thị Y Lanh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ........................................................................................3
1.1. Khái niệm chung: .................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế: ........................................................................3
1.1.2. Thành phần, tính chất của chất thải rắn y tế: ....................................................4
1.1.2.1. Các nhóm chất thải y tế: ................................................................................. 4
1.1.2.1. Các loại chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế: ................... 5
1.1.3. Đặc điểm về chất thải rắn y tế tại các nguồn phát sinh .....................................6
1.1.3. Tác động của chất thải rắn y tế .........................................................................7
1.1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới đời sống xã hội: ................................... 7
1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường: ........................................ 12
1.2. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam và Nghệ An: ...............13
1.2.1. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam: .................................13
1.2.1.1. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại: .............................................................. 13
1.2.1.2. Đối với chất thải rắn thông thường: ............................................................. 16
1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế bệnh viện tại tỉnh Nghệ An ..........16
1.2.2.1. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại: .............................................................. 17
1.2.2.2. Đối với chất thải rắn thông thường: ............................................................. 19
1.2.3. Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn bệnh viện: ..........20
1.3. Tình hình phát triển hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An: ......20
1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An: ........................................................20
1.3.2. Quy hoạch phát triển hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An: .21
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................................25
2.1.1. Bệnh viện công lập tuyến Trung ương: ...........................................................25
2.1.2. Bệnh viện công lập tuyến tỉnh: .......................................................................25
2.1.3. Bệnh viện công lập tuyến huyện: ....................................................................25
2.1.3.1. Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn: ............................................................. 26
iii
2.1.3.2. Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương: .......................................................... 26
2.2. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................26
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu: ........................................................26
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra thu thập thông tin: ...........................26
2.3.3. Tổng hợp, phân tích số liệu: ............................................................................27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................32
3.1. Kết quả khảo sát, điều tra tại các bệnh viện: ......................................................32
3.1.1. Tình hình hoạt động thực tế của các bệnh viện: .............................................32
3.1.2. Tình hình phát sinh và công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh
viện: ...........................................................................................................................33
3.1.2.1. Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập: .................................................... 33
3.1.2.2. Bệnh viện đa khoa Khu vực Tây Nam: ........................................................ 38
3.1.2.3. Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương: .......................................................... 43
3.1.2.4. Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn: ............................................................. 48
3.1.3. Đánh giá thực trạng chung theo các nhóm tiêu chí: ........................................53
3.1.3.1. Đối với chất thải rắn thông thường: ............................................................. 53
3.1.3.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại: .............................................................. 53
3.2. Tồn tại về môi trường liên quan đến quản lý chất thải y tế: ..............................56
3.2.1. Vấn đề chung: .................................................................................................56
3.2.2. Nguyên nhân: ..................................................................................................57
3.3. Đề xuất giải pháp: ..............................................................................................58
3.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp: ................................................................................58
3.3.1.1. Giải pháp về công nghệ: ............................................................................... 58
3.3.1.2. Mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: ................................................... 59
3.3.1.3. Giải pháp về thu gom, phân loại, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn nguy
hại trong các cơ sở y tế:............................................................................................. 61
3.3.1.4. Giải pháp về kinh phí: .................................................................................. 61
3.3.1.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng: .......................................................................... 63
iv
3.3.1.6. Giải pháp về Tổ chức quản lý: ..................................................................... 64
3.3.2. Các giải pháp đề xuất: .....................................................................................64
3.3.2.1. Giải pháp đối với công tác quản lý, xử lý tại các bệnh viện: ....................... 65
3.3.2.2. Giải pháp đối với công tác xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh: ................ 66
3.3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước: .......................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện ................................................................................. 6
Bảng 1.2. Khối lượng thải phát rắn sinh ở các khoa trong bệnh viện (kg/ngày/người)........................ 6
Bảng 3.1. Thông tin số giường bệnh và nhân viên các bệnh viện ...........................................................32
Bảng 3.2. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập.......................33
Bảng 3.3. Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập...34
Bảng 3.4. Công tác vận chuyển chất thải y tế tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập..............34
Bảng 3.5. Khu vực lưu giữ chất thải y tế tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập ......................35
Bảng 3.6. Công tác xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập ..........................36
Bảng 3.7. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam...........................38
Bảng 3.8. Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam..39
Bảng 3.9. Công tác vận chuyển chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam .................40
Bảng 3.10. Khu vực lưu giữ chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam .......................41
Bảng 3.11. Công tác xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam ...........................42
Bảng 3.12. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương..........................43
Bảng 3.13. Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương .44
Bảng 3.14. Công tác vận chuyển chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương.................45
Bảng 3.15. Khu vực lưu giữ chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương .........................45
Bảng 3.16. Công tác xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương .............................46
Bảng 3.17. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn.............................48
Bảng 3.18. Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn ....49
Bảng 3.19. Công tác vận chuyển chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn ...................50
Bảng 3.20. Khu vực lưu giữ chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn............................50
vi
Bảng 3.21. Công tác xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn ................................51
Bảng 3.22. Điểm đánh gia theo các nhóm tiêu chí......................................................................................54
Bảng 3.23. Tổng mức đầu tư theo giai đoạn.................................................................................................61
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng lò đốt chất thải rắn y tế lây nhiễm ...............10
Hình 3.1. Mô hình xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ không đốt....68
viii
MỞ ĐẦU
Chất thải rắn y tế là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm
sóc, xét nghiệm, nghiên cứu… Chất thải rắn y tế gồm nhiều thành phần, trong đó chất
thải rắn thông thường gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các
buồng bệnh cách ly), chất thải rắn thông thường từ các công việc tại khu vực hành chính
của bệnh viện, lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh không mang hóa chất độc hại và
yếu tố gây bệnh và chất thải rắn y tế nguy hại có mang các yếu tố gây bệnh, các chất độc
hại, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi
trường.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 11 năm 2014, trên địa bàn
toàn tỉnh có 42 bệnh viện đang hoạt động với lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 7.000
kg/ngày trong đó có hơn 1.000 kg chất thải rắn y tế nguy hại. Trong khi chất thải rắn
thông thường được đơn vị vệ sinh thu gom, vận chuyển về xử lý tại các bãi tập kết thì
việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn vốn
cũng như công nghệ đầu tư cho hệ thống xử lý. Cũng theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nghệ
An, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 50% bệnh viện đã được đầu tư hệ thống chất thải y
tế tuy nhiên hiệu quả vận hành chưa cao thể hiện qua việc phát sinh nhiều nội dung đơn
thư, báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành hệ thống
xử lý chất thải rắn.
Do đó, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn
tỉnh Nghệ An” để thực hiện nhằm nắm bắt tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải
rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh và đề xuất nâng cao hiệu quả quản
lý.
Luận văn có mục tiêu chính giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Đánh giá thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn y tế, đặc biệt là chất thải rắn y tế
nguy hại tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phù hợp.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi hi vọng có thể hỗ trợ chính quyền địa phương,
các cơ quan quản lý liên quan như Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các hệ thống
1
khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác
quản lý, xử lý chất thải rắn y tế đặc biệt là chất thải rắn y tế nguy hại nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, tạo điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho cộng đồng dân cư.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm chung:
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế:
Chất thải rắn y tế là vật chất ở thể rắn được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm
chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an
toàn.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y
tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y
tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế,
tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải
chính xác.
Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản
phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi
xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc
tiêu hủy.
3
Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất
khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường. [13]
1.1.2. Thành phần, tính chất của chất thải rắn y tế:
Chất thải rắn y tế là chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế (Bệnh viện, Trung tâm
Y tế, các phòng thí nghiệm, Trạm Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân,…).
1.1.2.1. Các nhóm chất thải y tế:
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất
thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
a. Nhóm thứ 1. Chất thải lây nhiễm gồm các loại:
Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác
sử dụng trong các hoạt động y tế.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người:
rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
b. Nhóm thứ 2. Chất thải hóa học nguy hại gồm các loại:
Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc
gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị
vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc
chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh,
xạ trị).
4
c. Nhóm thứ 3. Chất thải phóng xạ gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí
phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều
trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d. Nhóm thứ 4. Bình chứa áp suất gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí
dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
e. Nhóm thứ 5. Chất thải thông thường gồm chất thải không chứa các yếu tố
lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ như:
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất
thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. [13]
Chất thải rắn y tế nếu thu gom, xử lý không triệt để sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ
con người, gây ô nhiễm môi trường đất và các nguồn nước, môi trường không khí.
Trong phạm vi thực hiện của đề tai này, đối tượng khảo sát và đánh giá hiện
trạng quản lý chất thải rắn y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và không nguy hại
1.1.2.1. Các loại chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế:
Mỗi ngày các cơ sở y tế thải ra một khối lượng không nhỏ chất thải rắn y tế
nguy hại. Thành phần chủ yếu của chúng bao gồm:
- Kim tiêm.
- Bơm kim tiêm.
- Dụng cụ giải phẫu.
- Mô tế bào người hoặc động vật.
- Xương.
- Nội tạng.
5
- Bào thai hoặc các bộ phận của cơ thể.
- Bình, túi hoặc các ống dẫn chứa các chất lỏng từ cơ thể.
- Tất cả các vật dụng bị loại bỏ trong quá trình thăm khám và điều trị chuyên
khoa. [13]
1.1.3. Đặc điểm về chất thải rắn y tế tại các nguồn phát sinh
Theo báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, chuyên đề về Chất
thải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện, lượng chất thải phát sinh tại các
bệnh viện như sau: [2]
Bảng 1.1. Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện
Tổng lượng chất thải
Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ ngày)
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện Trung ương
0,97
0,16
Bệnh viện tỉnh
0,88
0,14
Bệnh viện huyện
0,73
0,11
Trung bình
0,86
0,14
Tuyến bệnh viện
Lượng chất thải phát sinh của các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và
tuyến huyện có hệ số phát thải chất thải rắn y tế dao động khá lớn về tổng lượng thải
cũng như tỷ lệ chất thải nguy hại.
Các khoa trong bệnh viện có khối lượng chất thải phát sinh khác nhau tùy
thuộc vào đặc thù của từng khoa.
Bảng 1.2. Khối lượng thải phát rắn sinh ở các khoa trong bệnh viện
(kg/ngày/người)
Tuyến bệnh viện
Khoa
Bệnh viện TW
Tổng
lượng
Chất
thải y tế
nguy hại
6
Bệnh viện tỉnh
Tổng
lượng
Chất
thải y
tế
Bệnh viện
huyện
Tổng
Chất
lượng
thải y
chất
chất
nguy
chất
tế nguy
thải
thải
hại
thải
hại
Hồi sức cấp cứu
1,08
1,0
1,27
0,31
1,0
0,18
Điều trị hệ nội
0,64
0,45
0,47
0,03
0,45
0,02
Khoa nhi
0,5
0,45
0,41
0,05
0,45
0,02
Khoa điều trị ngoại
1,01
0,73
0,87
0,21
0,73
0,17
Khoa phụ sản
0,82
0,74
0,95
0,22
0,74
0,17
0,66
0,34
0,68
0,1
0,34
0,08
Khoa Mắt - Tai mũi
họng - Răng hàm mặt
1.1.3. Tác động của chất thải rắn y tế
1.1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới đời sống xã hội:
Chất thải rắn y tế là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và
tác động xấu lên sức khoẻ con người. Khi nhu cầu khám chữa bệnh của con người
càng tăng thì chất thải y tế cũng tăng theo. Chất thải y tế thường mang mầm bệnh nếu
không được xử lý có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người xung quanh. Do đó,
chất thải y tế có thể trực tiếp ảnh hưởng tức khắc lên sức khỏe của con người và gây
ra bệnh dịch. Ô nhiễm chất thải rắn sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí,
đất.
Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động xấu đến sức khoẻ của người dân thông
qua đường hô hấp, sinh hoạt. Người dân có thể bị các chứng bệnh như: bệnh dị ứng
tai mũi họng, các loại bệnh ngoài da, các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, tiêu chảy,
dịch tả, thương hàn...
Các tác nhân ô nhiễm trong chất thải rắn đặc biệt là các hoá chất độc hại thâm
nhiễm vào môi trường đất, tồn tại trong đất và đi vào chuỗi thức ăn, qua đó xâm nhập
và tích tụ trong cơ thể người. Ở một liều lượng nhất định, các tác nhân này sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người như gây ung thư, ngộ độc, các bệnh hệ tiêu hoá,
tim mạch...
7
Các tác nhân gây ô nhiễm trong chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn nguy hại
như các chất độc hại, các mầm bệnh... thấm nhiễm vào nguồn nước (nước mặt và
nước ngầm) gây ô nhiễm nguồn nước uống, nước sinh hoạt gây các bệnh đường tiêu
hoá như tiêu chảy, giun sán... mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm gan; ngộ độc thực
phẩm; các bệnh về mắt, da liễu, phụ khoa... Đây được coi là nguy cơ lớn nhất đối với
sức khoẻ người dân
Do nền khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao làm bay hơi nhiều chất độc hại từ chất
thải rắn sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân, đặc biệt là những người
lao động thường xuyên tiếp xúc với các nguồn chất thải, gây các bệnh về đường hô
hấp như viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên.
Trong thành phần chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ và các tác động như:
a. Ảnh hưởng từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Loại chất thải này sẽ tạo nguy cơ gây chấn thương và nhiễm khuẩn. Ước tính
mỗi nǎm toàn thế giới sử dụng 12.000 bơm tiêm, chúng sẽ rất nguy hiểm nếu bị thất
thoát ra ngoài môi trường. Hàng nǎm có khoảng 8 - 16 triệu người viêm gan B, 2,3 4,7 triệu người viêm gan C và 8.000 - 16.000 người nhiễm HIV do tái sử dụng bơm
kim tiêm không tiệt trùng. Các nhân viên y tế, đặc biệt là y tá là những đối tượng có
nguy cơ nhiễm cao nhất, do phải thường xuyên tiếp xúc với những vật sắc nhọn bị
nhiễm máu bệnh nhân gây nên.
b. Ảnh hưởng từ chất thải hóa chất và dược phẩm
Trong thành phần chất thải y tế có rất nhiều hóa chất, dược phẩm quá hạn sử
dụng vì vậy các dược sĩ, bác sĩ gây mê, y tá, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính là những
người trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với chất thải nguy hại này có thể có nguy
cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da do tiếp xúc với các loại hóa chất dạng
chất lỏng bay hơi, dạng phun sương và các dung dịch khác.
c. Ảnh hưởng từ chất thải gây độc gen
Chất thải y tế có khả năng gây độc gen hay đột biến gen. Tuy nhiên, điều này
không dễ dàng nhận thấy trong thời gian ngắn. Chúng gây ảnh hưởng lâu dài đối với
sức khỏe con người. Vì rất khó đánh giá ảnh hưởng của loại độc chất phức tạp này
8
nên mối nguy cơ đối với con người là cực kỳ nguy hiểm. Do đó để phòng tránh mối
đe dọa này các cơ sở y tế cần thay thế hoặc giảm lượng hóa chất độc hại xuống, cung
cấp các phương tiện bảo hộ cho tất cả những người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất,
thiết kế hệ thống thông gió phù hợp, huấn luyện các biện pháp phòng hộ và các trường
hợp cấp cứu cho những người có liên quan.
d. Ảnh hưởng từ chất thải phóng xạ
Chất thải này phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu.
Nó bao gồm chất thải phóng xạ rắn như các vật liệu sử dụng trong xét nghiệm, chẩn
đoán, điều trị (ống tiêm, bơm kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ...),
chất thải phóng xạ lỏng phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như: nước tiểu
của người bệnh, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ.Trong quá trình chẩn
đoán và điều trị nếu không cẩn thận, những người tiếp xúc với chúng có thể bị nhiễm
xạ do tiếp xúc với các chất phóng xạ ion hóa trong các cơ sở điều trị, do hậu quả từ
các thiết bị X-Quang hoạt động không an toàn, do việc chuyên chở các dung dịch xạ
trị không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu.
e. Ảnh hưởng từ chất thải vaccine
Trong rác thải y tế luôn tồn tại nhiều mối đe dọa tiềm ẩn trong đó có các
vaccine còn dư thừa, điều này rất nguy hiểm nếu chúng xâm nhập vào cơ thể. Tháng
6/2000, tại Vladivostok (Liên bang Nga), 06 trẻ em được chẩn đoán bị bệnh đậu mùa
dạng nhẹ sau khi chơi nghịch các ống thủy tinh có chứa vaccine đậu mùa đã hết hạn
trong đống phế thải.
f. Tính nhạy cảm xã hội
Ngoài việc lo ngại đối với những mối nguy cơ tác động lên sức khoẻ, cộng
đồng thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng khi nhìn thấy loại chất thải thuộc
về giải phẫu, các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ như tứ chi, rau thai bào nhi.
Đối với một số nền văn hoá, đặc biệt là ở Châu Á, những niềm tin tôn giáo và đời
sống tâm linh đòi hỏi các phần cơ thể phải được được trả lại cho gia đình người bệnh
trong những chiếc quan tài nhỏ và được mai táng trong nghĩa địa, hoặc được các tổ
chức từ thiện đưa đi chôn cất tại các nghĩa trang riêng.
9
g. Ảnh hưởng của khí thải lò đốt chất thải rắn (ảnh hưởng gián tiếp từ việc chất
thải rắn không được xử lý đúng quy định khi thiêu đốt)
Lò đốt chất thải rắn y tế bị hạn chế và do những bất cập rất phức tạp, khó giải
quyết và gây ảnh hưởng nặng nề đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường cho phát
triển bền vững.
Lò đốt chất thải rắn y tế là nguồn chính tạo ra Dioxin (chất độc hóa học màu
da cam), Furan, thuỷ ngân hữu cơ vào môi trường không khí. Dioxin khó phân hủy,
chu kỳ bán rã từ 25 đến 100 năm, phán tán rộng và thông qua nhiều con đường như
không khí, chuỗi thức ăn, nước uống… để xâm nhập vào con người, gây nhiều bệnh
nguy hiểm:
Othe r Organic
Compounds
Dioxins &
Furans
Acid Gase s
Carbon
M onoxide
Trace M e tals
including
Le ad,
Cadmium,
M e rcury
Particulate
M atte r
Toxic
Incine rator
Ash
Hình 1.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng lò đốt chất thải rắn y tế lây nhiễm
- Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh các thế hệ sau thông qua tác động đến
hệ thống miễn dịch, máu và sinh sản.
- Bệnh bạch huyết mạn tính, ung thư đường hô hấp, ung thư tiền liệt tuyến.
- Giảm khả năng sinh sản của nam giới: giảm số lượng tinh trùng, dị thường
tinh hoàn, giảm hormone sinh dục.
10
- Giảm khả năng sinh sản của nữ giới: rối loạn hoạt động của buồng trứng,
giảm hormone sinh dục nữ.
- Gây ra các bệnh chung cho cả 2 giới như bệnh tiểu đường type 2, các bệnh
về gan, lách, tuỷ xương, hệ miễn dịch.
Hoạt động của lò đốt chất thải rắn y tế thường xuyên bị dân cư xung quanh
kiện tụng, phản đối, không cho tiếp tục sử dụng và đòi bồi thường.
Tại tỉnh Nghệ An, trong thời gian qua đã có nhiều đơn thư khiếu nại, ý kiến
phản ảnh của người dân về việc ô nhiễm môi trường do khí thải lò đốt của không chỉ
bệnh viện Hữu nghị Đa khoa, Bệnh viện thành phố đối với khu vực dân cư xung
quanh mà còn có các bệnh viện khác trên địa bàn toàn tỉnh;
h. Tác động về kinh tế do gia tăng gánh nặng bệnh tật
Tuy chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về ô nhiễm môi trường từ hoạt động y
tế gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho ngưòi dân sống xung quanh và từ đó gây tổn thất
kinh tế cho khám chữa bệnh và các thiệt hại thu nhập do bị bệnh.
Theo các đánh giá về thiệt hại kinh tế trung bình cho mỗi người dân trong một
năm ở vùng chịu tác động của các nguồn gây ô nhiễm cao gấp nhiều lần so với vùng
không chịu tác động.
Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm các
khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do
nghỉ ốm, tổn thốt thời gian của người nhà chăm sóc ngưòi ốm,... tổng chi phí khám
chữa bệnh đưòng hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ việc vì ốm đau đối với ngưòi lớn
và chi phí nghỉ việc để chăm sóc trẻ em cũng như người lớn bị mắc bệnh đường hô
hấp.
Thêm vào đó, bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến
người thân, tạo nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm khi người thân bị ốm. Kéo
theo đó, là những ảnh hưởng tâm lý bất ổn khiến ngưòi ta khó có thể tập trung cho
công việc và học hành khiến hiệu quả năng suốt không cao, thậm chí ở nhiều nghề
nghiệp, sự mất tập trung sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, tính mạng.
11
Bên cạnh việc ước tính các chi phí cho chăm sóc sức khỏe. Môi trường khu
vực bị ô nhiễm khiến "gánh nặng bệnh tật" của cộng đồng tại đó cũng sẽ gia tăng,
điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của chính những người lao động
và của cộng đồng dân cư sống ở các khu vực lân cận
i. Thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường
Chất thải từ hoạt động của các bệnh viện nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm
môi trường nước mặt, nước ngầm, đất, không khí và từ đó gây ra những tổn thất kinh
tế để xử lý khi môi trường bị ô nhiễm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt
Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm.
j. Phát sinh xung đột môi trường
Trong những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng
càng cao thì số các vụ xung đột môi trường càng nhiều. Tại Nghệ An, trong thời gian
qua cũng đã có những vụ kiện tụng của người dân sống xung quanh khu vực bệnh
viện do việc xả thải nước thải và khí thải ra môi trường.
Xung đột giữa các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt do khí thải từ
hoạt động của các lò đốt, với cộng đồng dân cư sống xung quanh do ô nhiễm ảnh
hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của cộng đồng hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động
văn hoá, du lịch và cảnh quan khác. Các xung đột này chủ yếu mang tính tự phát,
nhiều vụ manh động, gây mất trật tự xã hội.
1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường:
a. Tác động đến môi trường đất
Chất thải rắn gồm chất thải y tế, chất thải công nghiệp và chất thải thải sinh
hoạt không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Các nguồn thải này chứa nhiều
các chất gây ô nhiễm về mặt sinh học (chất thải y tế, rác thải sinh hoạt), các yếu tố
hoá học và các hoá chất độc hại (chất tẩy rửa, kim loại nặng...) tích tụ lâu dài trong
đất sẽ gây ô nhiễm môi trường.
b. Tác động đến môi trường nước
Các tác nhân gây ô nhiễm từ chất thải rắn hoà tan hoặc bị cuốn theo nước rỉ rác xâm
nhập vào nguồn nước mặt, nước ngầm, sông hồ ao biển....
12
Nước mưa sẽ kéo theo các chất ô nhiễm gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước biển
ven bờ hoặc ngấm xuống đất gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm.
c. Tác động đến môi trường không khí
Các loại rác nhẹ bay trong không khí như túi nilông, giấy... dễ bị phát tán trong
không khí gây ô nhiễm và làm mất mĩ quan trong khu vực. Các hoá chất bay hơi từ
chất thải rắn… gây ô nhiễm không khí gây ô nhiễm, tạo mùi.
d. Tác động của khí thải đến môi trường
Lò đốt chất thải rắn y tế là nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường
không khí, gồm các thành phần chất hữu cơ khác, kim loại nặng như chì, cadimi…
gây mưa axit, gây hiệu ứng nhà kính, làm ô nhiễm môi trường đất cũng như nước
ngầm do tro lò đốt có chứa kim loại nặng độc hại. [10]
1.2. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam và Nghệ An:
1.2.1. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam:
Vấn đề quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam còn có nhiều bất cập và tổ chức
nhân lực trong quản lý và áp dụng công nghệ xử lý chất thải còn nhiều hạn chế...Việt
Nam đang thiếu và yếu về phương tiện, dụng cụ chuyên dụng cho việc thu gom và xử
lý hiệu quả chất thải. Thực tế, bên cạnh việc thiếu về nhân lực cho quản lý và xử lý
chất thải, thì công nghệ xử lý chất thải rắn còn hết sức lạc hậu, kém chất lượng. Khảo
sát của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ lò đốt có hệ thống xử lý khí rất thấp, dẫn đến tình trạng
xử lý chất thải này lại phát sinh khí độc hại khác làm ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, các cơ sở y tế đang được quy định áp dụng quy trình quản lý,
xử lý chất thải y tế như sau:
1.2.1.1. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại:
a. Áp dụng các mô hình, công nghệ xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại
bao gồm:
- Mô hình 1: Trung tâm xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại tập trung.
- Mô hình 2: Cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y
tế.
- Mô hình 3: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ.
13
Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế và môi
trường để áp dụng một trong các mô hình xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nêu trên.
- Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm tiêu
chuẩn môi trường và đáp ứng các yêu cầu của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
- Các công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại gồm: thiêu đốt trong lò đốt đạt
tiêu chuẩn môi trường, khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm; công nghệ vi sóng và các công
nghệ xử lý khác. Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
b. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất
thải phát sinh.
- Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn
hoặc cho vào túi nilon màu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất
thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng
hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải
thông thường và có thể tái chế.
c. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải lây nhiễm
- Chất thải lây nhiễm có thể xử lý và tiêu hủy bằng một trong các phương pháp
sau: Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave); Khử khuẩn bằng vi sóng; Thiêu đốt; Chôn
lấp hợp vệ sinh (Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh miền núi và
trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố
chôn lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền và được sự chấp thuận của cơ
quan quản lý môi trường tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có
hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức
nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa,
mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên
cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường.
Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp). Trường hợp chất thải
14
lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng và các
công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như
chất thải thông thường.
- Chất thải sắc nhọn có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy như
sau: Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác; Chôn trực
tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: hố có đáy, có thành
và có nắp đậy bằng bê tông.
- Chất thải giải phẫu có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Xử lý và
tiêu hủy giống như các chất thải lây nhiễm đã nêu trên; Bọc trong hai lớp túi màu
vàng, đóng thùng và đưa đi chôn ở nghĩa trang; Chôn trong hố bê tông có đáy và nắp
kín.
d. Phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học
- Các phương pháp chung để xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại: Trả
lại nhà cung cấp theo hợp đồng; Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao; Phá hủy bằng
phương pháp trung hòa hoặc thủy phân kiềm; Trơ hóa trước khi chôn lấp: trộn lẫn
chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong
chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hóa học, 15%
vôi, 15% xi măng, 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì
đem đi chôn.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải dược phẩm, áp dụng một trong các phương pháp
sau: Thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lò đốt; Chôn lấp tại bãi chôn lấp
chất thải nguy hại; Trơ hóa; Chất thải dược phẩm dạng lỏng được pha loãng và thải
vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải gây độc tế bào, áp dụng một trong các phương
pháp tiêu hủy sau: Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng; Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt
độ cao; Sử dụng một số chất oxy hóa như KMnO4, H2SO4 v.v… giáng hóa các chất
gây độc tế bào thành hợp chất không nguy hại; Trơ hóa sau đó chôn lấp tại bãi chôn
lấp chất thải tập trung.
15