Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ BIẾN HẮC PHỤ, BẠCH PHỤ VÀ BÀO CHẾ CAO PHỤ TỬ Ở QUY MÔ PILOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 142 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI HỖ TRỢ KINH PHÍ NHÀ
NƯỚC THEO NGHỊ ĐỊNH 119/1999/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ
BIẾN HẮC PHỤ, BẠCH PHỤ VÀ BÀO CHẾ CAO
PHỤ TỬ Ở QUY MÔ PILOT
Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Hồng Cường
Đơn vị chủ trì đề tài: Công ty CP TRAPHACO

7410
17/6/2009

Hà Nội - 2009


5

B. BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô đầu, Phụ tử là những vị thuốc quý, được sử dụng khá phổ biến trong
y - dược học cổ truyền phương Đông, nhất là ở Trung Quốc. Những vị thuốc
này được lấy từ củ mẹ (củ cái, Ô đầu) và củ con (củ nhánh, Phụ tử) của một
số loài thuộc chi Aconitum L. (chi Ô đầu). Loài A. carmichaelii Debx. (Xuyên
ô) đã được đưa vào Dược điển Trung Quốc (2005), Dược điển Hàn Quốc
(2002) và trong nhiều tài liệu khác.
Ô đầu và Phụ tử đều rất độc, Ô đầu chỉ dùng ngoài, Phụ tử được y học
cổ truyền dùng trong nhưng nhất thiết phải chế biến nhằm giảm độc tính. Phụ


tử chế có tác dụng bổ dương, bổ hoả để trị dương hư, hoả hư; tác dụng hồi
dương cứu nghịch để trị thoát dương, vong dương. Hải Thượng Lãn Ông coi
vị thuốc Phụ tử là “thánh dược để hồi sinh”. Nhiều công trình nghiên cứu cho
thấy phương pháp chế biến khác nhau thì tác dụng và độc tính khác nhau.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, cây
Ô đầu đã được nhập trồng tại vùng Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Sìn Hồ (tỉnh
Lai Châu) và Quản Bạ, Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Trong chiến tranh biên
giới phía Bắc (1979), cây thuốc này đã bị phá hủy nhiều. Từ năm 1990 trở lại
đây, Ô đầu đã được người dân ở xung quanh thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khôi
phục và phát triển trồng trở lại. Song, phần lớn dược liệu Ô đầu và Phụ tử
được sử dụng ở Việt Nam hiện nay vẫn là do nhập khẩu không chính thức từ
Trung Quốc, không có tiêu chuẩn chất lượng nên không đảm bảo an toàn, gây
tâm lý lo ngại trong giới thầy thuốc và nhân dân.
Nhân dân Sa Pa và một số vùng trồng cây Ô đầu đã thu hoạch Phụ tử
để chế biến làm thuốc theo kinh nghiệm, và coi đây là một vị thuốc quý, sử
dụng để bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực và chữa đau lưng, đau nhức xương,
khớp.... Tuy nhiên, quy trình chế biến không thống nhất và không kiểm tra
độc tính nên sản phẩm không đảm bảo an toàn, thực tế đã có nhiều vụ ngộ độc


6

xảy ra. Các doanh nghiệp dược cũng gặp khó khăn khi đề cập đến việc sản
xuất các thuốc có Phụ tử vì chưa có những công trình nghiên cứu đầy đủ về
chế biến, tác dụng sinh học và độc tính của Phụ tử chế. Hơn nữa, quy trình
chế biến được nêu trong các tài liệu y dược học cổ truyền sử dụng nguyên liệu
là củ tươi ngay sau thu hoạch sẽ khó thực hiện nếu sản xuất ở quy mô lớn.
Vậy, từ nguồn nguyên liệu quý trong nước, nghiên cứu chế biến như
thế nào để có thể áp dụng được ở quy mô công nghiệp, thu được sản phẩm an
toàn, hiệu quả làm nguyên liệu bào chế thuốc nhằm ứng dụng rộng rãi trong

phòng và chữa bệnh là vấn đề cấp thiết cần được giải đáp.
Từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình chế
biến Hắc phụ, Bạch phụ và bào chế cao Phụ tử ở quy mô pilot” được tiến
hành nghiên cứu với 2 mục tiêu sau:
- Xây dựng được quy trình chế biến Hắc phụ, Bạch phụ và bào chế cao
Phụ tử ổn định ở quy mô pilot an toàn làm nguyên liệu sản xuất thuốc.
- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của Hắc phụ, Bạch phụ và cao Phụ
tử.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng quy trình chế biến Hắc phụ, Bạch phụ và bào chế cao Phụ
tử an toàn.
- Nghiên cứu chế biến Hắc phụ, Bạch phụ, bào chế cao Phụ tử.
- Nghiên cứu hàm lượng alcaloid trong các mẫu nghiên cứu.
2. Nghiên cứu tác dụng sinh học:
- Thử độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của Hắc phụ, Bạch
phụ và cao Phụ tử.
- Nghiên cứu tác dụng trên tim cô lập của Hắc phụ, Bạch phụ và
cao Phụ tử.
3. Xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở của Phụ tử, Hắc phụ, Bạch phụ và cao
Phụ tử.


7

Chương I. TỔNG QUAN
1.1. THỰC VẬT HỌC CHI ACONITUM L. VÀ NGUỒN GỐC CÂY Ô
ĐẦU TRỒNG Ở SA PA
1.1.1. Phân loại chi Aconitum L.
Chi Ô đầu (Aconitum L.) là một chi cây thuốc nổi tiếng, lần đầu tiên
được nhà thực vật học Carl Linnaeus xác lập năm 1753. Theo các nhà hệ

thống học thực vật gần đây như Takhtajan (1987), Cronquist (1981), Young
(1982), chi Aconitum L. thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae), bộ Hoàng liên
(Ranunculales), phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae), lớp Mộc lan
(Magnoliopsida), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) [1], [4], [43].
Đề cập về phân loại chi Aconitum L. trên thế giới, dường như đã đạt
được sự đồng thuận trong việc sắp xếp chi này thành 3 phân chi (subgenera)
[41], [81], [130], [142] như sau:
- Phân chi Aconitum L.: Cây thảo, sống hai năm [41], giả một năm [81],
có rễ củ [41], [81]. Đài hoa không hoặc gần như không có móc; lá đài trên
hình mũ, hình thuyền hoặc cong hình lưỡi liềm, hiếm khi hình trụ. Phiến cánh
hoa có mô tiết ở đỉnh hoặc rìa; môi rõ hoặc không; cựa ngắn hoặc dài, hiếm
khi vắng mặt. Lá noãn 3-5(-9) [81].
- Phân chi Lycoctonum (de Candolle) Petermann: Cây thảo, sống lâu
năm, có thân rễ [41], [81]. Đài hoa không có móc; lá đài trên hình trụ hoặc
hình mũ cao, hiếm khi hình thuyền. Phiến cánh hoa có mô tiết ở đỉnh, có cựa
hình túi hoặc uốn cong; môi thường thẳng hoặc rất ngắn. Lá noãn 3(-8) [81].
- Phân chi Gymnaconitum (Stapf) Rapaics: Cây thảo, sống một năm
[41], [81]. Lá chia 3 phần hình chân vịt. Đài hoa có móc, lá đài trên hình
thuyền. Cánh hoa không có cựa; môi rộng, hình quạt, rìa có răng. Lá noãn 613 [81].


8

Gần đây, Kadota (2001) bổ sung thêm phân chi thứ 4 là Tangutica
(W.T.Wang) Kadota và loài mới A. qinghaiense Kadota [74]. Tuy nhiên, sau
đó, một số tác giả khác đã xếp phân chi này là một nhóm (series) thuộc phân
chi Aconitum L. [142].
1.1.2. Tính đa dạng của chi Aconitum L.
Aconitum L. là một chi lớn, những năm gần đây không ngừng được bổ
sung những loài mới [73], [74], [75], [142]. Trong cuốn “Trung Quốc cao

đẳng thực vật đồ giám” (1972) [146], các nhà thực vật học đã mô tả 27 loài có
ở Trung Quốc; Nhưng đến năm 1979, trong “Thực vật chí Trung Quốc” đã
mô tả ở Trung Quốc có tới 162 loài [140]. “Thực vật chí Đài Loan” (1996) đã
đề cập chi Aconitum L. trên toàn thế giới có khoảng 300 loài, trong đó, ở
Trung Quốc có 167 loài [126]. Trong khi đó “Thực vật chí Quảng Tây”
(1991) ghi trên thế giới có 350 loài, Trung Quốc có 170 loài và ở Quảng Tây
chỉ có 2 loài (A. sinomontanum Nakai và A. carmichaelii Debx.) [137]. Năm
2000, “Thực vật chí Vân Nam” lại ghi ở Trung Quốc có 208 loài, ở Vân Nam
có 66 loài và trong đó cũng có loài A. carmichaelii Debx. [147]. Gần đây nhất
(2001), bộ “Thực vật chí Trung Quốc” đã cho biết trên thế giới có 400 loài,
phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc Bán cầu và riêng ở Trung Quốc có tới
211 loài (trong đó có 166 loài đặc hữu) [81]. Nếu kể cả những taxon dưới loài
thì ở Trung Quốc có tới 365 taxon khác nhau [66] và trên thế giới có 845
taxon [67]. Song, loài đặc hữu A. fletcheranum G. Taylor ở Himalaya hiện đã
trở nên hiếm gặp, có nguy cơ bị tuyệt chủng [99].
Tuy nhiên, có một vài loài có thể do tác động của điều kiện môi trường
(khí hậu, thổ nhưỡng…) có đặc điểm hình thái bên ngoài hơi khác nhau,
nhưng qua nghiên cứu về mặt di truyền học, các nhà khoa học đã xếp gộp lại
với nhau. Ví dụ như A. delavayi Franch. và A. stapfianum Hand.-Mazz. [130];
A. noveboracense A. Gray và A. columbianum Nutt. [49]; A. acutiusculum


9

H.R. Fletcher & Lauener và A. acutiusculum var. aureopilosum W.T. Wang
[125].
1.1.3. Nguồn gốc cây Ô đầu trồng ở Sa Pa – Lào Cai hiện nay
Cây Ô đầu trồng ở Việt Nam hiện nay có xuất xứ nhập nội từ hai
nguồn: Nguồn thứ nhất do ngành y tế chính thức nhập giống từ Trung Quốc
[2], được trồng đầu tiên ở Sa Pa từ những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ

trước, còn được trồng ở Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu).
Nguồn thứ hai do cộng đồng người Hoa ở huyện Quản Bạ và Đồng Văn (tỉnh
Hà Giang) tự động nhập giống Ô đầu từ bên kia biên giới về trồng ở vườn gia
đình và nương rẫy [2].
Có tài liệu cho rằng cây Ô đầu Việt Nam mọc hoang ở vùng cao tỉnh
Lào Cai, Hà Giang, Nghĩa Lộ [8], [9], [19]. Tuy nhiên, một số tác giả khác
cho rằng chỉ có ở thung lũng Tà Cố Y thuộc xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang
Chải, tỉnh Nghĩa Lộ (cũ) có cây Ô đầu mọc trong trạng thái hoang dại. Thực
chất những cây này trước đó vốn được nhân dân trồng, khi người dân bỏ đi,
cây trở nên hoang dại hoá [2].
Về tên khoa học của cây Ô đầu ở Việt Nam, theo một số tài liệu hiện
có, cây được ghi nhận bởi hai tên là A. fortunei Hemsl. [2], [3], [8], [10], [11],
[15], [16], [17], [19], [29], [135] và A. carmichaelii Debx. [9], [14], [20],
[25], [28]. Dược điển Việt Nam III nêu cả hai loài trên trong hai chuyên luận
“Ô đầu” (A. fortunei Hemsl.) và “Phụ tử” (A. carmichaelii Debx.) [7], [13].
1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CHI ACONITUM L. VÀ MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH ALCALOID CỦA CHI NÀY
1.2.1. Thành phần hoá học chi Aconitum L.
Đến nay, đã có tới hàng trăm công trình nghiên cứu về thành phần hoá
học của trên 96 loài thuộc chi Aconitum L. [133]. Thành phần hoá học chính


10

trong chi Aconitum L. là alcaloid, flavonoid, polysaccharid, ngoài ra còn có
một số chất thuộc nhóm glycosid, sterol, acid hữu cơ,… [41], [42], [139].
1.2.1.1. Alcaloid
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã xác định được thành phần có hoạt
tính sinh học mạnh nhưng độc tính cao thuộc nhóm alcaloid, trong đó được
quan tâm nhiều nhất là các alcaloid diterpenoid. Một số tác giả đã phân lập

được một số alcaloid thuộc các nhóm khác, đặc biệt là 1-benzyltetrahydroisoquinolin và aporphin là những alcaloid có hoạt tính sinh học
mạnh [41].
a. Alcaloid diterpenoid
Alcaloid diterpenoid là các alcaloid có độc tính cao và đặc trưng của
chi Aconitum L. Căn cứ vào cấu trúc của khung diterpenoid, nhiều tác giả đã
chia các alcaloid này thành 2 khung chính: Khung C19-diterpenoid alcaloid và
C20-diterpenoid alcaloid [32], [38], [41], [149]. Gần đây, một số tác giả bổ
sung thêm 2 khung ít gặp hơn: Khung C18-diterpenoid alcaloid [83], [136]
(gồm 2 nhóm: Lappaconin và Ranaconin [142]) và khung Bisditerpenoid
alcaloid [53], [142]. Cấu trúc chung của khung C18-, C19- và C20-diterpenoid
alcaloid được nêu ở Hình 1.1
12

13

17

14

1

R

2

10

N

3


11
6

H

9

16
15

R

2
3

7

19

18

C18-diterpenoid [83]

13

17
10
11


N

6

H

9

16

11

12

13

16

20
1

15

8

5

4

17


14

1

8

5

4

12

R
7

18

C19-diterpenoid [136]

9

2

N
3

8

5


7

H

4
19

14

10 H

15

6

18

C20-diterpenoid [136]

Hình 1.1. Khung diterpenoid alcaloid Aconitum
Nếu căn cứ vào số liên kết ester vào khung diterpenoid, các alcaloid
này lại được chia thành 3 nhóm [32]:


11

- Nhóm diester alcaloid: Trong phân tử có 2 nhóm ester liên kết vào
khung diterpenoid, nhóm này có độc tính cao và có tác dụng giảm đau mạnh
(aconitin, mesaconitin,...) [32], [115].

- Nhóm monoester alcaloid: Có 1 nhóm ester liên kết vào khung
diterpenoid, có độc tính thấp hơn, có tác dụng giảm đau, chống viêm và
chống động kinh mạnh (benzoylaconin, benzoylmesaconin,...) [32], [115].
- Nhóm alkamin: Không có dây nối ester trong phân tử, độc tính thấp
hơn rõ rệt so với 2 nhóm trên, không ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh
nhưng có tác dụng chống loạn nhịp tim (aconin, mesaconin,...) [32], [115].
+ C19-diterpenoid alcaloid
Các alcaloid C19-diterpenoid được tìm thấy trong nhiều loài Aconitum
spp. Theo Da-Yuan Zhu và cộng sự (1993), đã có trên 250 hợp chất đã được
công bố [133]. Các tác giả đã chia C19-diterpenoid alcaloid thành 4 nhóm
[136], [142]: Nhóm Aconitin (vị trí C7 không có nhóm OR), nhóm
Lycoctonin (vị trí C7 có nhóm OR), nhóm Heteratisin (nhóm Lacton) và nhóm
Pyrodelphinin (nhóm Pyro) (Hình 1.2).
OR

R

OR

OR

N

OR

R

OR

N


OR
H

R

R

Nhóm Aconitin

OR

Nhóm Lycoctonin

O

OR

OR

OR

O
R

R

N

N


OR
R

Nhóm Heteratisin (Lacton)

R

Nhóm Pyrodelphinin (Pyro)

Hình 1.2. Cấu trúc hoá học chung các alcaloid C19-diterpenoid


12

- Nhóm Aconitin
Nhóm này có thể chia thành 5 phân nhóm, các nhóm thế khác nhau sẽ
cho các alcaloid khác nhau [136]. Công thức chung và một số alcaloid điển
hình được trình bày ở Hình 1.3 và Bảng 1.1.
R5
R1

12
17

1

R8

3


R2

N
4

19

H3CO

9

11
6
18

15
8

5
7

2' 3'
1'

R6

14
10


2

16

13

R1'

OCH3

4'

O

R2'

R7

Vr = Veratroyl- (R1’ = R2’ = OCH3)

R4

Ac = Acetyl-

As = Anisoyl- (R1’ = H, R2’ = OCH3) Et = Ethyl-

R3

Bz = Benzoyl- (R1’ = R2’ = H)


Me = Methyl-

Hình 1.3. Alcaloid nhóm Aconitin [38], [61], [136]
Bảng 1.1. Một số alcaloid điển hình nhóm Aconitin
Alcaloid

R1

R2

R3

C(1)

C(3)

C(6)

I. Phân nhóm Aconitin
Aconitin
OCH3 OH OCH3
Mesaconitin
OCH3 OH OCH3
Hypaconitin
OCH3 H
OCH3
II. Phân nhóm Pseudaconitin
Pseudaconitin
OCH3 OH OCH3
Yunaconitin

OCH3 OH OCH3
Indaconitin
OCH3 OH OCH3
Faleoconitin
OCH3 OH OCH3
Ludaconitin
OCH3 OH OCH3
III. Phân nhóm Bikhaconitin
Bikhaconitin
OCH3 H
OCH3
Crassicaulin A
OCH3 H
OCH3
Chasmaconitin
OCH3 H
OCH3
IV. Phân nhóm Neolin
Falconericin
OCH3 H
OCH3
Falconerin
OCH3 OH OCH3
Falconeridin
OCH3 H
OCH3
Neolin
OH
H
OCH3

Senbusin
OH
H
OH
V. Phân nhóm Isotalatizidin
Isotalatizidin
OH
H
H

R4

R5

R6

R7

C(8) C(13) C(14) C(15)

R8
N

OAc OH
OAc OH
OAc OH

OBz
OBz
OBz


OH
OH
OH

Et
Me
Me

OAc
OAc
OAc
OAc
OH

OH
OH
OH
OH
OH

OVr
OAs
OBz
OVr
OBz

H
H
H

H
H

Et
Et
Et
CHO
Et

OAc OH
OAc OH
OAc OH

OVr
OAs
OBz

H
H
H

Et
Et
Et

OAc
OH
OH
OH
OH


H
H
H
H
H

OVr
OVr
OVr
OH
OH

H
H
H
H
OH

Et
Et
Et
Et
Et

OH

H

OH


H

Et


13

- Nhóm Lycoctonin
Cấu trúc hoá học một số chất điển hình được trình bày ở Hình 1.4.
OCH3

Lycoctonin: R=H
Anthranoyllycoctonin: R= -CO-C6H4-o-NH2

H3CO
OCH3

Ajacin: R= -CO-C6H4-o-NHAc

N
H
RO

CO CH2

OH

Lycaconitin: R= CO C6H4 o N


OH

OCH3

CO CH2

Avadharidin:
R= -CO-C6H4-o-NH.CO.(CH2)2.CO.NH2

Hình 1.4. Alcaloid nhóm Lycoctonin [38], [41]
- Nhóm Heteratisin (Lacton) và Pyrodelphinin (Pyro)
Cấu trúc hoá học một số chất điển hình được trình bày ở Hình 1.5 và
Hình 1.6.
OH

O
OMe

OMe

O
N

OCH3
OR

N

OH
HO


H
OR

CH3O

OCH3

Heteratisin: R = H

Falaconitin: R = Vr

Benzoylheteratisin: R = Bz

Mithaconitin: R = Bz

Hình 1.5. Alcaloid nhóm Heteratisin

Hình 1.6. Alcaloid nhóm Pyrodelphinin

(Lacton) [38], [96]

(Pyro) [38], [136]

+ C20-diterpenoid alcaloid
Các alcaloid C20-diterpenoid cũng được tìm thấy trong nhiều loài thuộc
chi Aconitum L. Nhiều tác giả đã chia C20-diterpenoid thành 2 nhóm:
Veatchin và Atisin [41], [97], [149]. Một số tác giả khác chia thành 7 nhóm:
Atisin, Denudatin, Hetidin, Hetisin, Veatchin, Nappelin và Anopterin [142].



14

- Nhóm Veatchin
Cấu trúc hoá học một số chất điển hình được trình bày ở Hình 1.7.

R1
OH
1

R3

2
3
19

12

11

17

20
9
10
5

N

8


14 16
15

6

H

4

13

7

OR2

18

Alcaloid

R3

R1

R2

Norsongorin

H


O

H

Songorin

C2H5 O

H

15-Acetylsongorin

C2H5 O

Ac

Napellin (luciculin) C2H5 H, α-OH

H

12-Acetylnapellin

C2H5 H, α-OAc H

Lucidusculin

C2H5 H, α-OH

Ac


Hình 1.7. Alcaloid nhóm Veatchin [41]
- Nhóm Atisin
Cấu trúc hoá học một số chất điển hình được trình bày ở Hình 1.8.
13
12
20

11

1
2

14
10

N

5

3
4
19

9

H

16

17


15
8

H

N

7
6

HO

CH2

O

OH

Công thức chung [149]

Atisin [96]

OH

N
H

H


18

CH2

R

Kobusin: R=H và
Pseudokobusin: R=OH [149]

Hình 1.8. Alcaloid nhóm Atisin [149]
b. Alcaloid thuộc các nhóm khác
Một số tác giả đã nghiên cứu tác dụng dược lý của các phân đoạn chiết
từ Phụ tử và nhận thấy các phân đoạn này có những tác dụng rất khác nhau:
tác dụng giống aconitin, tác dụng ức chế tim và tác dụng trợ tim. Khi Phụ tử
được chế biến đun sôi với nước thì các alcaloid như aconitin giảm xuống và
phần trung tính, không tan trong cloroform tăng lên, phần này có tác dụng trợ


15

tim. Tiếp tục nghiên cứu theo hướng này, các tác giả đã thu được chất có tác
dụng lên hệ tim mạch từ Phụ tử hấp hơi nước ở 100-1300C trong 40 phút.
Chất này không tan trong ether, cloroform, tan trong nước. Một thử nghiệm
khác cũng phân lập được những chất có hoạt tính lên tim từ cao chiết nước
của Phụ tử [41]. Các chất này không có cấu trúc diterpenoid đặc trưng của các
loài Ô đầu, chúng bao gồm các isoquinolin và các amin.
+ Isoquinolin alcaloid
- Nhóm Higenamin
Higenamin, một alcaloid thuộc nhóm 1-benzyl-tetrahydroisoquinolin
được phân lập từ A. japonicum Thunb. với lượng rất nhỏ (0,00007%) nhưng

có tác dụng cường tim mạnh [41].
N-demethylcolletin và O-methylarmepavin, những alcaloid tương tự
higenamin cũng được phân lập từ phần trên mặt đất của A. wardii H.R.
Fletcher & Lauener var. wardii [41].
Một số chất điển hình thuộc nhóm này được trình bày ở Hình 1.9.

R2O

R1

R2

R3

R4

H

H

H

H

N-demethylcolletin

CH3

H


O-methylarmepavin

CH3

Alcaloid

R1O
NR4

Higenamin

CH3 CH3

CH3 CH3 CH3

R3O

Hình 1.9. Alcaloid nhóm Higenamin [41]
- Nhóm Corydin
Những alcaloid tương tự aporphin được phân lập từ một số loài
Aconitum spp.: isoboldin từ phần trên mặt đất của A. karakolicum Rapaics,
corydin và glaunidin từ phần trên mặt đất của A. wardii H.R. Fletcher &
Lauener var. wardii; magnoflorin từ rễ củ của A. carmichaelii Debx., A.
napellus L. và A. vulparia Reichb. [41]. Một số chất điển hình được trình bày
ở Hình 1.10.


16

H3CO

NR3

HO

H3CO

R1

N+CH3

HO
H3CO

O

H3CO
R2

Alcaloid

R1

Isoboldin
H
Corydin
OCH3
Magnoflorin OH

H3CO


R2

NR3

OH
H
H

NCH3
NCH3
N+(CH3)2

Glaunidin

Hình 1.10. Alcaloid nhóm Corydin [41]
+ Amin
Trong khi nghiên cứu các thành phần có tác dụng lên hệ tim mạch, các
tác giả nhận thấy cao methanol từ Phụ tử A. carmichaelii Debx. sau khi loại
alcaloid bằng cloroform, phân đoạn tan trong nuớc có tác dụng tăng huyết áp
mạnh. Các tác giả đã phân lập được dopamin metoclorid. Một số amin khác
cũng được phân lập từ một số loài Aconitum spp. như: N-methyladrenalin từ
rễ củ A. nasutum Fisch. ex Reichb.; noradrenalin, dopamin và tyramin từ rễ củ
A. napellus L. và A. paniculatum Lam.; N-phenyl-β-naphthylamin từ phần
trên mặt đất của A. karakolicum Rapaics [41]. Một số chất điển hình được
trình bày ở Hình 1.11
CH2CH2NH2

R

OH

OH

OH

Tyramin
NHPh

N-phenyl-β-naphthylamin

Dopamin

R=CH2CH2NH2

Dopamin metoclorid
(corynein clorid)
Noradrenalin

R=CH2CH2N+(CH3)3.ClR=CH(OH)CH2NH2

N-methyladrenalin

R=CH(OH)CH2N(CH3)2

Hình 1.11. Cấu trúc hoá học một số amin [41]


17

c. Hàm lượng alcaloid trong một số loài thuộc chi Aconitum L.
Hàm lượng alcaloid toàn phần, nhóm diester alcaloid cũng như các

alcaloid trong Ô đầu, Phụ tử khác nhau, tuỳ thuộc vào loài, thời kỳ thu hái, bộ
phận dùng cũng như vùng trồng. Đối với cây A. carmichaelii Debx. trồng ở
Hokkaido và Ibaraki (Nhật Bản), vào thời kỳ ra hoa, hàm lượng alcaloid trong
Ô đầu giảm dần, trong khi đó hàm lượng của aconitin và mesaconitin trong
Phụ tử tăng dần [110]. Nhiệt độ môi trường trồng cây cũng ảnh hưởng đến
hàm lượng alcaloid, ở nhiệt độ 150C hàm lượng aconitin tăng cao nhất trong
khi mesaconitin và hypaconitin cho hàm lượng ở 200C cao hơn ở 10 và 150C
[101]. Hàm lượng alcaloid toàn phần trong Phụ tử trồng cao hơn trong Phụ tử
mọc tự nhiên, trong Phụ tử chế Trung Quốc thấp hơn trong Phụ tử chế Nhật
Bản, trong khi đó, hàm lượng hypaconitin trong Phụ tử chế Trung Quốc cao
hơn trong Phụ tử chế Nhật Bản [112]. Hàm lượng alcaloid toàn phần, diester
alcaloid và một số alcaloid chính trong một số loài thuộc chi Aconitum L.
được trình bày ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Hàm lượng alcaloid trong một số loài thuộc chi Aconitum L.
Tài liệu
Tên, bộ
AlcTP Diester
Địa phương
Một số alcaloid chính
tham
phận
(%) alc (%)
khảo
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
A. carmichaelii Debx.

[41],
Hypaconitin (0,179%),
[119],
0,82- 0,07mesaconitin (0,027%),
Trung Quốc
1,56 0,17
deoxyaconitin (0,013%), [139],
Phụ tử
[141]
aconitin (0,003%)
Mesaconitin (0,4%),
Tứ Xuyên
0,77
[41]
hypaconitin, aconitin
Hypaconitin (0,1%),
Shensi
0,32
aconitin, talatisamin,
[41]
Xuyên
chuanwu base A, B
ô
Aconitin, mesaconitin,
Đài Loan
0,58 0,27
[41]
hypaconitin



18

(1)
Ô đầu

Thảo ô

(2)
Nhật Bản
(Hokkaido)
Nhật Bản,
(Honshu)

(3)
1,041,1
1.091.32

Đài Loan

0,41

(4)

0,2

(5)
Mesaconitin, aconitin,
hypaconitin
Mesaconitin, aconitin,
hypaconitin

Aconitin, mesaconitin,
hypaconitin

(6)
[41]
[41]
[41]

A. kusnezoffii Reichb.
Bắc Ô
đầu

0,7Trung Quốc
1,3

Bắc
Thảo ô

Nội Mông
Cổ

0,3

Mesaconitin,
hypaconitin, aconitin,
yunaconitin, jesaconitin
Mesaconitin (0,051%),
aconitin (0,017%),
beiwutin, hypaconitin,
deoxyaconitin


[41]

[41]

A. brachypodum Diels
Củ

Vân Nam

1,25

Bullatin A, neolin,
aconitin

[41]

1,3

Bullatin A và D, neolin,
14-acetylneolin, aconitin

[41]

A. nagarum Stapf
Củ

Vân Nam

A. coreanum (H. Lév.) Rapaics

0,8Quan
Trung Quốc
2,13
Bạch
phụ
Liêu Ninh
0,97
A. episcopale H. Lév.
Củ
Vân Nam
2,2
Thân,
Vân Nam
0,58

A. forrestii Stapf
Củ
Vân Nam
0,42
A. vilmorinianum Kom.
Củ
Vân Nam
0,43
A. pterocaule Koidz. var. pterocaule
Thân rễ Kiangsi

4

[41]
Guanfu base A (0,17%),

guanfu base B, C, D, E

[41]

Delavaconitin (1,54%)

[41]

Delavaconitin (0,43%)

[41]

Foresaconitin (0,2%)

[41]

Vilmorinianin A và B

[41]

Delsolin (0,21%),
avadcharidin, lycoctonin

[41]


19

(1)
(2)

(3)
A. karakolicum Rapaics

Củ

Kungey
(Kirgiz)

1,23

Terskey
(Kirgiz)

1,64

(4)

A. wardii H.R. Fletcher et Lauener
Kazakh
2,52
Talasskiy
4,9
Thân rễ (Kirgiz)
Tyan’ Shan’
3
(Kirgiz)
A. chasmanthum Stapf
Củ
Ấn Độ
4,5


(5)
Karacolin (0,27%),
songorin, napellin,
karakolidin
Songorin (0,49%),
aconitin (0,44%),
sogoramin (0,03%)

(6)

[41]

[41]

[41]
Mesaconitin

[41]

Lappaconitin (1,6%)

[41]
[44]

1.2.1.2. Flavonoid
Các công trình nghiên cứu về flavonoid trong chi Aconitum L. không
nhiều. Các tác giả đã phân lập được một số flavonoid glycosid từ phần trên
mặt đất và hoa của một số loài: A. noveboracense A. Gray và A. columbianum
Nutt. [127], A. chiisanense Nakai [71],


A. paniculatum Lam. [56], A.

napellus L. subsp. neomontanum (Wulfen) Gáyer [57] và một số loài
Aconitum spp. khác [52], [58], [102], [109]. Các flavonoid trên đều là những
dẫn chất của kaempferol và quercetin, một số chất có tác dụng chống oxy hoá
và quét gốc tự do [42].
1.2.1.3. Polysaccharid
Những năm gần đây, một số tác giả đã quan tâm tới nhóm hoạt chất
polysaccharid của Phụ tử. Tomoda và cộng sự (1986) đã phân lập được 4
polysaccharid là aconitan A, B, C, D từ Phụ tử sống A. carmichaelii Debx. có
tác dụng hạ glucose huyết. Cấu trúc của hoạt chất chính aconitan A đã được


20

xác định là α-(1→6)-D-glucopyranose, có trọng lượng phân tử 8700, [α]D =
+1900 [114], [139].
Zhao và cộng sự (2006) cũng phân lập được một polysaccharid tan
trong nuớc từ loài này đặt tên là FPS-1 có tác dụng kích thích miễn dịch. FPS1 có cấu trúc α-(1→6)-D-glucan, có trọng lượng phân tử 14000 [132].
1.2.1.4. Một số thành phần khác
- Glycosid: Fuzinosid (glycerol-2-O-β-D-galactofuranosy 1→3 β-Dgalactofuranosid) có tác dụng cường tim, được phân lập từ cao chiết nước của
Phụ tử (A. carmichaelii Debx.) [143]; yokonosid glucosid [41].
- Acid coumaric glycosid [88]
- Sterol: β-sitosterol, 24-ethylcholesterol [139].
- Acid hữu cơ: acid oleic, acid linoleic, acid palmitic, và acid trans-phydroxycinnamic, acid ferulic, acid aconitic, acid caffeic, acid chronogenic,
acid citric, acid isocitric, acid itaconic, acid malic, acid quinic v.v... [139].
1.2.2. Kiểm định alcaloid của chi Aconitum L.
1.2.2.1. Định tính alcaloid
+ Định tính bằng phản ứng hoá học: Bằng các thuốc thử chung của

alcaloid: TT Mayer, TT Bouchardat, TT Dragendorff [7], [17].
+ Định tính bằng sắc ký lớp mỏng: Định tính alcaloid trong Ô đầu,
Phụ tử và kiểm tra giới hạn aconitin [7], [17].
+ Định tính bằng quang phổ tử ngoại: Dược điển Việt Nam, Trung
Quốc, Hàn Quốc và nhiều tài liệu quy định phương pháp định tính alcaloid
trong Ô đầu, Phụ tử bằng phương pháp quang phổ tử ngoại: Kiềm hoá dược
liệu, chiết xuất alcaloid bằng ether, chiết lại alcaloid bằng dung dịch H2S04
0,5N, quét phổ UV trong khoảng bước sóng 200-300nm. Phổ UV alcaloid
trong Ô đầu và Phụ tử sống cho hấp thụ cực đại ở bước sóng λmax = 231nm
[113], phổ UV alcaloid trong Phụ tử chế cho hấp thụ cực đại ở hai bước sóng
λmax1 = 231nm và λmax2 = 274nm [7], [50], [113].


21

1.2.2.2. Định lượng
a. Định lượng alcaloid toàn phần: Theo phương pháp acid-base [7], [113].
b. Định lượng diester alcaloid: Diester alcaloid là nhóm chất có độc tính cao
nhất của chi Aconitum L., các phương pháp chế biến đều làm giảm đáng kể
hàm lượng diester alcaloid. Nhóm này dễ hoà tan trong ether, vì vậy, trước
đây người ta đã định lượng alcaloid hoà tan trong ether để biểu thị độc tính
của Ô đầu [141]. DĐTQ (2005) quy định giới hạn diester alcaloid trong
Xuyên ô chế, Thảo ô chế được định lượng bằng phương pháp đo độ hấp thụ,
không được vượt quá 0,15% tính theo aconitin [113].
c. Định lượng aconitin và một số alcaloid khác
* Giới hạn aconitin trong Phụ tử chế: Xác định bằng phương pháp sắc
ký lớp mỏng. Giới hạn aconitin trong Phụ tử chế không được vượt quá
0,017% [7], [113]; 0,02% [50].
* Định lượng aconitin và một số thành phần alcaloid khác: Một số
phương pháp đã được xây dựng để định lượng aconitin và các alcaloid trong

Ô đầu, Phụ tử và các sản phẩm như:
- Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [47], [64] [69], [82],
[121], [138].
- Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo (RP-HPLC) [72],
[80].
- Phương pháp điện di mao quản - khối phổ (CE-MS) [55].
- Phương pháp sắc ký khí - khối phổ (GC-MS) [70] …
1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ ĐỘC TÍNH
Phụ tử rất độc nhưng đã được nhân dân chế biến để sử dụng làm thuốc
từ lâu đời. Các nhà khoa học đã công bố nhiều tác dụng của Phụ tử chế có giá
trị để vận dụng điều trị nhiều chứng bệnh và làm sáng tỏ kinh nghiệm chữa
bệnh của nhân dân.


22

1.3.1. Tác dụng lên hệ tim mạch
1.3.1.1. Tác dụng lên lực co bóp cơ tim
Phụ tử chế là vị thuốc “hồi dương cứu nghịch”, được sử dụng để cấp
cứu suy tuần hoàn cấp, suy tim, do đó đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng
cường tim của vị thuốc này [143], [145]. Kết quả nghiên cứu trên thực
nghiệm cho thấy nước sắc Phụ tử có tác dụng tăng lực co cơ tim đối với tim
cô lập bình thường hoặc trên mô hình gây suy tim ở động vật máu lạnh (ếch,
cóc) và động vật máu nóng (chuột cống trắng, thỏ) [18], [68], [139], [141],
[144]. Bằng đường tiêm tĩnh mạch, nước sắc Phụ tử cũng gây tăng biên độ co
của tim ở chó và mèo, đặc biệt ở mèo bị suy tim thì nước sắc Phụ tử có tác
dụng tăng co bóp tim mạnh hơn [141]. Theo một số tác giả, thành phần có
hoạt tính tăng co bóp tim của Phụ tử là phân đoạn hòa tan trong nước [18],
[139]. Kéo dài thời gian sắc không làm giảm tác dụng tăng co bóp tim, mà chỉ
làm giảm hoặc mất tác dụng phụ gây loạn nhịp tim của thuốc. Tác dụng tăng

co bóp tim có thể do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sự kích thích
β-adrenergic [139].
Nước sắc sản phẩm Xuyên ô (A. carmichaelii Debx.) sống và chế, Thảo
ô (A. kusnezoffii Reichb.) chế đều có tác dụng tăng co bóp đối với tim ếch cô
lập. Liều cao gây loạn nhịp tim, ức chế tim [139], [141].
Theo một số tác giả, thành phần có tác dụng tăng co bóp tim của Phụ tử
gồm chủ yếu các chất higenamin (demethylcoclaurin), corynein clorid,
salsolinol, uracil … [94], [139], [143], [144].
Higenamin ở nồng độ 0,001-1µg/ml gây tăng rõ rệt lực co bóp và tăng
cung lượng tim cóc, thỏ, chuột và tim chó cô lập… [41], [139], [148]. Tiêm
tĩnh mạch chó đã được gây mê, higenamin gây tăng lực co bóp tâm thất trái,
giảm sức cản của động mạch não, động mạch vành và động mạch ngoại vi.
Higenamin có tác dụng càng rõ rệt đối với tim suy [139], tăng tưới máu cho
cơ tim thiếu máu [144]. Đối với chó và mèo bị suy tim, higenamin tiêm tĩnh


23

mạch có tác dụng tăng cung lượng tim và khôi phục áp lực của thất trái về gần
mức bình thường. Đối với chó bị sốc do nội độc tố, thuốc này cũng cải thiện
được rõ rệt sự giảm của cung lượng tim và tần số tim v.v… Đối với những tế
bào cơ tim nuôi cấy, higenamin có thể làm tăng biên độ của sự co tế bào và
tăng nhanh tần số co [139]. Tác dụng tăng lực co cơ tim ếch của dạng đồng
phân tả tuyền (-)-higenamin mạnh hơn đồng phân hữu tuyền (+)-higenamin
[41]. Theo một số tác giả, tác dụng của higenamin lên tim thông qua kích
thích thụ thể β-adrenergic, tương tự cơ chế tác dụng của dobutamin, cả hai
đều làm tăng tần số tim, tăng dẫn truyền nhĩ thất, tăng lực co cơ tim. Tuy
nhiên, higenamin còn thông qua kích thích thụ thể β2-adrenergic ở mạch máu
làm giãn mạch và giảm huyết áp nhẹ, còn dobutamin chủ yếu kích thích β1adrenergic [148].
Corynein clorid ở nồng độ 3µg/ml có tác dụng làm tăng tần số và biên

độ co bóp tim chuột lang cô lập [78]. Salsolinol cũng có tác dụng cường tim
thông qua kích thích thụ thể β-adrenergic [144].
Gần đây, Xu và cộng sự (2004) đã phân lập từ Phụ tử (A. carmichaelii
Debx.) ở Tứ Xuyên, Trung Quốc thành phần mới fuzinosid có tác dụng cường
tim rõ rệt khi thử nghiệm trên tim cô lập hay tại chỗ [143].
1.3.1.2. Tác dụng chữa tim thiếu máu, thiếu oxy
Nước sắc và dịch tiêm Phụ tử có tác dụng kéo dài thời gian chịu đựng
thiếu oxy của chuột nhắt trắng, bảo vệ cơ tim thiếu oxy cấp. Đối với chuột
cống trắng ở trạng thái bị kích ứng dưới nước lạnh, nước sắc Phụ tử có tác
dụng bảo vệ cơ tim khỏi bị tổn thương do sự kết tập tiểu cầu khi catecholamin
nội sinh tiết ra nhiều [139].
Guanfu base A có thể nâng cao khả năng chịu đựng sự thiếu dưỡng khí,
kéo dài thời gian sống của động vật thực nghiệm [139].
1.3.1.3. Tác dụng lên nhịp tim
+ Tác dụng gây loạn nhịp


24

Phụ tử sống ở nồng độ 1-10µg/ml có ảnh hưởng đến sự co bóp của tim
chuột lang và nếu tăng nồng độ lên 100µg/ml thì gây loạn nhịp tim trong khi
Phụ tử chế không gây loạn nhịp [41].
Aconitin, mesaconitin [32], [139], beiwutin, hypaconitin [139], 3acetylaconitin [32] đều có thể gây loạn nhịp tim rõ rệt.
+ Tác dụng chống loạn nhịp
Nước sắc Phụ tử uống hoặc tiêm có tác dụng chống thiếu máu cơ tim
cấp và loạn nhịp tim, giảm lượng oxy tiêu hao, tăng lưu lượng máu và lượng
cung cấp oxy. Các tác giả cho rằng nước sắc Phụ tử vừa nâng cao sức làm
việc của tim thiếu máu, vừa có thể tăng nhanh lượng oxy cung cấp cho cơ tim,
từ đó thay đổi sự cân bằng cung cầu oxy của cơ tim và làm giảm hiện tượng
loạn nhịp tim do thiếu máu gây ra [139], [144].

Một số thành phần có tác dụng chống loạn nhịp như: Higenamin [41],
[120], [131], [139], [148], lappaconitin [32], [62], napellin [41], guanfu base
A [118], [139], guanfu base I và G [139]. Các monoester alcaloid như
benzoylaconin,

6-benzoylheteratisin

[32],

14-benzoyltalatisamine,

1-

benzoylnapellin [54] và alcaloid không có nhóm ester (alkamin) như aconin,
heteratisin [32] cũng có tác dụng chống loạn nhịp tim.
1.3.1.4. Tác dụng lên mạch máu
Nước sắc Phụ tử có tác dụng giãn mạch ở chân sau của chó và mèo bị
gây mê, làm tăng lưu lượng máu ở động mạch chân [2], [139]. Tiêm tĩnh
mạch nước sắc Phụ tử cũng có tác dụng tăng lưu lượng máu động mạch vành,
não và động mạch đùi [18], [145], phần hoà tan trong nước tiêm tĩnh mạch
chó gây mê với liều 7,5; 15 và 30mg/kg thì lưu lượng máu động mạch đùi
tăng lần lượt 30; 70 và 129%, tác dụng này có thể duy trì khoảng 10 phút
[144]. Cao chiết cồn và nước sắc Phụ tử đã loại bỏ alcaloid nhóm aconitin
cũng có tác dụng kích thích sự lưu thông máu [89].


25

Yamada và cộng sự (2005) đã nghiên cứu thử nghiệm thuốc có Phụ tử
chế trên lâm sàng đối với các bệnh nhân có hội chứng “hàn” cho thấy ở nhóm

bệnh nhân uống thuốc có Phụ tử chế sau 4 tuần, hội chứng “hàn” được cải
thiện rõ rệt so với nhóm chứng, nồng độ nitrit và nitrat huyết tương cũng tăng
lên. Như vậy, Phụ tử chế có tác dụng làm tăng nồng độ nitrit và nitrat trong cơ
thể, gây giãn mạch và do vậy làm giảm cảm giác lạnh ở ngoại biên [123].
Một số bài thuốc có Phụ tử có tác dụng tăng nhiệt độ của da và làm cho
tuần hoàn da tốt hơn nhờ tác dụng làm giãn các mạch máu. Cho chuột uống
cao methanol Phụ tử (A. yesoense Nakai var. macroyesoense) với liều tương
đương 0,333 gDL/kgTT, sau khoảng 20 phút thấy lưu lượng máu tăng, sau 40
phút tăng nhiều hơn, sau đó giảm dần. Sau khoảng từ 50 – 80 phút, lưu lượng
máu duy trì ở mức ổn định khoảng 4 – 5 ml/phút/100g. Thành phần có tác
dụng này của Phụ tử là alcaloid [149].
Higenamin có tác dụng giãn động mạch chủ chuột cống trắng cô lập
thông qua kích thích thụ thể β2-adrenergic [120], [148]. Higenamin cũng làm
tăng lưu lượng máu mạch vành tới 68% khi tiêm truyền tĩnh mạch chó ở liều
4µg/kg/phút, tăng tiêu thụ oxy cơ tim. Các tác dụng này mạnh hơn so với
dobutamin ở liều 20µg/kg/phút [131].
1.3.1.5. Tác dụng lên huyết áp
Ở liều nhỏ, nước sắc Phụ tử gây tăng huyết áp động vật được gây mê.
Liều cao lúc đầu gây hạ, sau tăng [18], [145]. Nước sắc Phụ tử chế cho thỏ
uống với liều tương đương 5,3 và 10,6 gDL/kgTT có tác dụng hạ huyết áp
[16]. Nước sắc Ô đầu, Phụ tử cũng có tác dụng hạ huyết áp khi tiêm tĩnh
mạch chó và mèo đã gây mê. Tác dụng này nhanh và ngắn, thông qua cơ chế
giãn mạch trong đó có mạch vành [2], [95], [141]. Tác dụng hạ áp này có thể
bị đối kháng bởi atropin và diphenhydramin [139]. Một số tác giả cho rằng
sau khi chế biến, Phụ tử chế không có tác dụng hạ huyết áp. Trong khi một số
tác giả khác thông báo Phụ tử sống có tác dụng hạ huyết áp, Phụ tử hấp hơi


26


nước ở 1200C trong 40 phút, thử với cùng liều lại có tác dụng tăng huyết áp
[144].
Phân đoạn tan trong nước từ cao methanol của Phụ tử sống ở các địa
phương khác nhau tiêm tĩnh mạch chuột cống trắng với liều tương đương
0,1gDL/kg có tác dụng khác nhau lên huyết áp. A. carmichaelii Debx. ở
Hokkaido và Hyogo (Nhật Bản) có tác dụng tăng huyết áp rõ, cũng loài này ở
Fukushima có tác dụng rất yếu, trong khi A. carmichaelii Debx. ở Trung
Quốc và A. japonicum Thunb. ở Niigata (Nhật Bản) không làm thay đổi huyết
áp [78].
Aconitin gây loạn nhịp và tăng huyết áp chó gây mê bằng natri
pentobarbital [139]. Tuy nhiên, theo một số tác giả khác, aconitin và những
chất tương tự tiêm tĩnh mạch mèo ở liều 0,01mg/kg và chuột cống trắng ở liều
0,05mg/kg, ban đầu có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng hạ áp này không bị ức
chế bởi chất chẹn β-adrenergic là propranolol nhưng bị đối kháng bởi atropin
[41].
Songorin tiêm tĩnh mạch mèo gây mê ở liều 10-25mg/kg gây hạ huyết
áp nhẹ và ổn định trong 30-60 phút và làm tăng vừa phải tần số hô hấp [41].
Higenamin gây hạ huyết áp ở chuột cống trắng [148]. Một số tác giả
cho rằng higenamin không ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu nhưng làm giảm
nhẹ huyết áp tâm trương [131].
Lappaconitin và N-desacetyllappaconitin tiêm tĩnh mạch chó ở liều
0,15mg/kg có thể gây hạ huyết áp động mạch và giảm tần số tim, các alcaloid
này có thể được sử dụng để điều trị tăng huyết áp [32].
Lucidusculin chiết từ A. yesoense Nakai var. macroyesoense có tác
dụng chống tăng huyết áp phụ thuộc vào liều dùng [149].
Corynein clorid tiêm tĩnh mạch thỏ và chuột cống trắng ở liều
0,04mg/kg gây tăng huyết áp. Tác dụng này bị đối kháng bởi chất phong bế αadrenergic phentolamin và chất liệt hạch hexamethonium [41], [78].


27


1.3.1.6. Tác dụng lên sự đông máu và kết tập tiểu cầu
Kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn còn chưa thống nhất, có nghiên
cứu thấy rằng Phụ tử có thể thúc đẩy sự kết tập tiểu cầu in vitro, làm tăng
nhanh sự đông máu, nhưng cũng có tác giả cho rằng Phụ tử có thể làm chậm
thời gian hình thành cục nghẽn động mạch [139].
Higenamin ức chế kết tập tiểu cầu do epinephrin, adenosin diphosphat
hoặc collagen gây ra, tác dụng này mạnh nhất đối với kết tập tiểu cầu do
epinephrin [148]. Trên mô hình gây huyết khối cấp ở chuột nhắt trắng và
chuột cống trắng, higenamin cho uống liều 50 và 100 mg/kg làm tăng tỷ lệ
sống sót, ức chế hình thành cục máu đông cấp tính ở chuột nhắt trắng và làm
giảm trọng lượng cục máu đông trong động mạch chuột cống trắng [129],
[148]. Trên mô hình thực nghiệm gây đông máu rải rác trong lòng mạch ở
chuột cống trắng, higenamin cho uống liều 10mg/kg hoặc 50mg/kg cải thiện
sự giảm fibrinogen huyết thanh, sự tăng mức sản phẩm thoái biến
fibrinogen/fibrin và sự kéo dài thời gian prothrombin gây bởi lipopolysacarid.
Sự kéo dài thời gian hoạt hoá thrombin ban đầu và sự giảm lượng tiểu cầu bị
ức chế. Do vậy, higenamin có thể điều trị sự đông máu rải rác trong lòng
mạch [128].
Acid trans-p-hydroxycinnamic, acid ferulic, guanfu base I, H phân lập
từ Aconitum coreanum (Lévl.) Rapaics có tác dụng ức chế sự ngưng tập tiểu
cầu in vitro do adenosin diphosphat gây ra [139].
1.3.2. Tác dụng chống sốc, chống hạ thân nhiệt
Phụ tử chế có hiệu quả phòng và điều trị đối với nhiều loại sốc khác
nhau. Đối với mèo bị sốc do nội độc tố gây ra, cao chiết nước của Phụ tử chế
có thể cải thiện rõ rệt các hiện tượng giảm huyết áp, chậm nhịp tim, lực co
bóp của tim yếu v.v… đồng thời kéo dài thời gian sống của động vật bị sốc.
Higenamin cũng có hiệu quả tương tự [46], [139].



28

Nước sắc và nước ngâm lạnh Phụ tử chế đều có thể ức chế hiện tượng
giảm thân nhiệt dưới điều kiện lạnh ở chuột cống trắng và gà, có khả năng
làm cho nhiệt độ cơ thể trở về bình thường, kéo dài thời gian sống của động
vật và giảm tỉ lệ chết [139], [144], [145]. Higenamin có tác dụng tăng nồng
độ adrenalin ở cơ tim chuột nhắt trắng [139].
1.3.3. Tác dụng chống viêm
Phụ tử có tác dụng chống viêm rõ rệt, có thể ức chế phù bàn chân chuột
cống trắng do lòng trắng trứng, carragenin, formaldehyd v.v… gây ra. Ngoài
ra, Phụ tử còn ức chế hiện tượng tăng tính thấm thành mao mạch do acid
acetic và ức chế sự sưng tấy hạch và viêm khớp. Nước sắc Phụ tử sống hoặc
chế đều có tác dụng ức chế đối với các mô hình viêm cấp tính hay mạn tính ở
chuột cống trắng [139], [141], [144]. Trên mô hình gây viêm loét dạ dày ở
chuột cống trắng, nước sắc Phụ tử có tác dụng làm giảm viêm loét dạ dày
[94]. Cao nước Phụ tử 20% cho uống 2,5ml/100g chuột cống trắng có thể ức
chế viêm khớp [46]. Cao chiết cồn Phụ tử có thể ức chế hiện tượng tăng tính
thấm thành mạch ở da và khoang bụng [139].
Tác dụng chống viêm của Phụ tử sống mạnh hơn nhiều so với Phụ tử
chế: cao methanol của Phụ tử sống có tác dụng chống viêm khi cho chuột
nhắt trắng uống liều tương đương 0,3gDL/kg trong khi Phụ tử chế ở liều 1030gDL/kg mới có tác dụng tương tự [41].
Nhiều tác giả cho rằng thành phần chống viêm của Ô đầu, Phụ tử là
alc.. Tuy nhiên, một số tác giả cho biết cao chiết nước của Phụ tử trồng ở
Nhật Bản không chứa alc. cũng có tác dụng chống viêm rõ [145].
Khi dùng đường uống, alc. toàn phần Xuyên ô ở liều 0,44g/kg làm
giảm viêm bàn chân chuột cống trắng gây bởi carragenin, albumin, histamin,
giảm tính thấm thành mạch, giảm phù nề da chuột cống gây bởi histamin và
dầu bông. Một nghiên cứu khác còn cho thấy trên mô hình gây tràn dịch màng
phổi bằng carragenin, alc. toàn phần Xuyên ô làm giảm thể tích dịch rỉ viêm,



×