Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM (P1) TƯƠNG ỚT NHẰMNÂNG CAO THỊ PHẦN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASANTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.36 KB, 17 trang )

[Type the document title]

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, kinh tế thị trường liên tục thay đổi đòi hỏi cuộc sống của người dân
cũng thay đổi theo. Họ như bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và gần như không còn
đủ thời gian lo cho bữa cơm hằng ngày nữa. Cơm hàng cháo chợ làm cho cuộc sống gia
đình không còn được gần gũi như ngày nào. Vậy họ cần phải làm gì? Họ cần phải có bữa
ăn gia đình ấm cúng, hay bữa tiệc gia đình với những thức ăn nhanh do chính tay mình
làm. Vì thế ngày nay, các món ăn chiên như cá viên, bò viên, tôm viên, xúc xích,… được
chế biến sẵn bởi những cơ sở uy tín như Cầu Tre, Vissan,….được người dân chọn làm
bữa ăn cho gia đình, để có thể giải quyết được phần nào thời gian của họ. Còn giới trẻ thì
sao? Họ lại thích được la cà cùng bạn bè, cùng ăn, cùng vui, cùng thưởng thức các món
ăn nhanh. Nắm bắt được thị hiếu này hàng loạt các cửa hàng ăn nhanh ra đời như KFC,
Lotteria, Xiên Que,…đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ.
Để những món ăn nhanh đó ngon hơn, thu hút hơn thì không thể thiếu tương ớt.
Tương ớt đã được Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (tên cũ là Công ty Cổ phần
Thực phẩm Masan – Masan Food) và nhiều công ty khác sản xuất. Ở đây, không thể
không kể đến đối thủ của Masan Consumer chính là Công ty Cổ phần Thực phẩm
Cholimex. Ngày nay, người tiêu dùng có thu nhập ngày càng cao nên họ luôn có đòi hỏi
khắt khe cho sản phẩm của mình lựa chọn, cả về chất lượng, lẫn giá cả, bao bì, mẫu mã,
…đây là bài toán khó cho doanh nghiệp. Để giúp Masan Consumer có thể hoàn thiện sản
phẩm của mình và nâng cao thị phần trong năm 2012, nhóm chúng em chọn đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM (P1) TƯƠNG ỚT NHẰM
NÂNG CAO THỊ PHẦN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012
Kết cấu bài viết gồm:
-

[Type text]

Giới thiệu công ty


Phân tích thực trạng
Giải pháp

Page 1


[Type the document title]
Qua bài viết này, nhóm chúng em kính gửi đến Cô LÂM NGỌC THỦY lời cảm
ơn sâu sắc nhất. Cô đã tận tình cung cấp kiến thức cho chúng em trong quá trình lên lớp
cũng như trong suốt thời gian chúng em viết bài này. Chúng em rất mong nhận được sự
góp ý của Cô để bài viết của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011

[Type text]

Page 2


[Type the document title]
I/ GIỚI THIỆU CÔNG TY:
1) Quá trình hình thành công ty:
- Năm 2003, Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sáp nhập
Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến và Công ty cổ phần
Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt Tiến. Tháng 12 năm 2008, Công ty Cổ phần
Thương mại Masan đổi tên thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan (MASAN
FOOD). Theo Công văn số 73/2011/CV-MSC ngày 7/4/2011 của Công ty Cổ phần Thực
phẩm Masan, Cty Cổ Phần Thực phẩm Masan đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng tiêu
dùng Masan. Địa chỉ Công ty đặt tại Tầng 12, Tòa nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, số
39 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

- Ngày 29/9/2010, vốn điều lệ của công ty là 1.300 tỷ đồng.
2) Chức năng, nhiệm vụ:
a) Chức năng: Masan Consumer sản xuất 3 ngành hàng chính là nước chấm, mì ăn liền và

hạt gia vị. Chiến lược cạnh tranh của công ty trong các ngành hàng này là tạo ra các sản
phẩm có chất lượng vượt trội so với tất cả các sản phẩm khác trên thị trường, đặc biệt là
dòng nước chấm, bao gồm nước mắm, nước tương và tương ớt, đồng thời đầu tư xây
dựng các nhãn hiệu trung và cao cấp để chiếm lĩnh thị phần.
b)

Nhiệm vụ: là đưa công ty trở thành công ty tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, quyết
tâm là biểu tượng của chất lượng và tự hào của người Việt.
3) Chủng loại hàng hóa kinh doanh:
- Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn
nhất Việt Nam. Công ty sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm, bao gồm nước
tương, nước mắm, tương ớt, và mì ăn liền. Hoạt động từ năm 2000, công ty đã phát triển
danh mục sản phẩm, tăng doanh số bán hàng trong nước và mở rộng các kênh phân phối
để thiết lập vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm có thương hiệu ở Việt Nam. Những
[Type text]

Page 3


[Type the document title]
thương hiệu chính của Masan Consumer bao gồm Chin-su (nước tương, nước mắm,
tương ớt), Rồng Việt (tương ớt), Tam Thái Tử (nước tương), Nam Ngư (nước mắm),
Omachi, Oh Ngon và Tiến Vua (mì ăn liền).
- Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng MaSan: sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền,
hạt nêm và các loại thực phẩm đóng gói khác. Để tăng thị phần, Masan Consumer tập
trung quản lý các nhãn hiệu bằng cách phân khúc thị trường mục tiêu với những sản

phẩm riêng biệt tương ứng. Trong mỗi dòng sản phẩm nước chấm, mì ăn liền và hạt gia
vị đều có cả nhãn hiệu cao cấp và nhãn hiệu trung cấp. Tương tự như đối với ngành hàng
nước tương, Masan Food có nhãn hiệu Chin-Su và Tam Thái Tử lần lượt dành riêng cho
hai loại thị trường trên. Theo thống kê của Euromonitor, tại thời điểm tháng 12 năm
2008, Masan Food đang chiếm 62,8% thị phần của ngành hàng nước tương; 19,4% thị
phần của ngành hàng nước mắm, 25,5% thị phần của ngành hàng tương ớt và 9,5% giá trị
thị trường ngành hàng nước dùng/ viên súp, hạt nêm. Mặc dù mới ra đời vào tháng
6/2007, nhưng đến cuối năm 2008 nhãn hiệu mì ăn liền Omachi đã chiếm được thị phần
là 2,1% và thị phần này vẫn tiếp tục được tăng thêm cho đến thời điểm hiện tại.
4) Kết quả kinh doanh trong ba năm qua :
a) Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010: (ĐVT: triệu đồng)

[Type text]

Page 4


[Type the document title]
STT
1

Chỉ tiêu

31/12/2008 31/12/2009

Tài sản ngắn hạn
1.183.317 1.770.212
Tiền và các tài khoản tương
96.975
759.331

Đầu tư ngắn hạn
308.900 480.000
Phải thu ngắn hạn
561.537 273.863
Hàng tồn kho
183.396 199.466
Tài sản ngắn hạn khác
32.509
57.552
Tài sản dài hạn
526.652 655.436
Tài sản cố định
259.928 605.360
Đầu tư dài hạn
71.918
Tài sản dài hạn khác
194.806
50.076
Tổng tài sản (1 + 2)
1.709.969 2.425.648
Nợ phải trả
702.822 1.296.974
Nợ ngắn hạn
667.076 1.190.357
Nợ dài hạn
35.746
106.617
Vốn chủ sở hữu
1.007.147 1.127.514
Vốn chủ sở hữu

1.006.131 1.126.352
Trong đó vốn điều lệ
257.191 630.000
Lợi ích cổ đông thiểu số
1.016
1.162
Tổng nguồn vốn (3 + 4)
1.709.969 2.425.648

b)

2

3
4

31/12/2010
3.372.554
2.299.221
490.000
168.284
290.200
124.849
999.695
932.820
66.875
4.372.249
1.953.994
1.763.162
190.832

2.417.165
2.416.076
1.300.000
1.089
4.372.249

báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010:
STT

CHỈ TIÊU

3

Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu họat động Tài chính
Chi phí họat động Tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý Doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế

4

Chi phí thu TN- Hiện hành
Chi phí thu TN – Hõan lại
Lợi nhuận thuần


1

2

2008

2010

1.922.088
3.957.813 5.586.287
(1.324.167) (2.583.875) (3.194.616)
597.921
1.373.938 2.391.671
134.436
146.010
151.304
(60.820)
(59.390) (107.519)
(150.043)
(636.750) (951.264)
(90.319)
(93.161) (118.108)
431.175
730.646 1.366.083
9.292
14.184
12.027
(5.684)
(22.769

(8.358)
434.783
722.061 1.369.752
(58.930)
4.177
380.030

c) Bảng lưu chuyển tiền tệ năm 2008, 2009, 2010:
[Type text]

2009

Page 5

(73.130
19.721
668.652

(140.637)
23.734
1.252.849

Bả
ng


[Type the document title]

[Type text]


Page 6


[Type the document title]
II/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:
A/ CÔNG TY MASAN CONSUMER:
1) Quy mô :
Masan Consumer cùng các công ty con hiện đang vận hành tổng cộng 23 dây
chuyền sản xuất tại các nhà máy ở Bình Dương, Tân Bình, Phú Quốc và Hải Dương. Bốn
nhà máy này được vận hành theo những quy định về tiêu chuẩn tốt nhất, để sản xuất ra
những sản phẩm có hương vị và chất lượng ổn định giúp củng cố và bảo vệ thương hiệu
công ty. Năng suất tối đa hiện tại của bốn nhà máy là 238 triệu lít nước mắm thương
phẩm, 78 triệu lít nước tương, 12 triệu lít tương ớt và 1.63 tỷ gói mì ăn liền mỗi năm.
Công ty đang sở hữu một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm( MRDMasan Research & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam. Hiện tại, MRD
đang sở hữu trên 10 bí quyết quan trọng nhất của ngành chế biến gia vị thực phẩm và có
khả năng cho ra đời 50- 60 dòng sản phẩm mỗi năm.
2) Vốn:
- Ngày 29-9-2010, Công ty tăng vốn điều lệ lên 1300 tỷ đồng. Chính sách phân bổ nguồn

vốn chặt chẽ là chiến lược quản lý rủi ro và cũng là chiến lược thực thi của công ty.
Trong những năm qua, Masan đã trở thành công ty trong nước thành công nhất trong
khu vực kinh tế tư nhân về mặt huy động vốn dài hạn để hỗ trợ cho sự tăng trưởng cho
chính mình.
- Chỉ trong năm 2010, công ty đã huy động được lượng tiền mặt hơn 220 triệu USD dưới
các hình thức vốn cổ phần và công cụ liên kết với vốn cổ phần từ các nhà đầu tư toàn
cầu có uy tín. Công ty hoạt động dựa trên chính sách cân đối tài chính vững chắc và đòn
bẩy tài chính thấp.
3) Thị phần sản phẩm tương ớt:
- Thị trường tương ớt ở Việt Nam còn rất nhỏ, tốc độ tăng trưởng cũng còn ở mức khiêm
tốn do đó cạnh tranh giữa các nhãn hiệu rất cao. Năm 2008, Euromonitor đánh giá cả thị

trường chỉ khoảng 220,5 tỷ đồng cho ngành hàng này. Tương ớt chủ yếu được người dân
thành thị dùng để chấm. Hiện tại, Masan Food có 2 nhãn hiệu trong ngành hàng này,
Chin-Su và Rồng Việt, chiếm 25.5% tổng sản lượng toàn thị trường tương ớt năm 2008
về giá trị (trong đó, thị phần của sản phẩm Rồng Việt 7,2%)
4) Uy tín thương hiệu:
[Type text]

Page 7


[Type the document title]
- Công ty đã hướng đến việc xây dựng các nhãn hiệu khác nhau cho các phân khúc thị

trường khác nhau. Từ thành công của các thương hiệu sản phẩm hiện tại, Masan có thể
mở rộng thị phần của mình thông qua việc đánh chiếm phân khúc sản phẩm không có
thương hiệu, vốn còn rất nhiều tiềm năng với nhiều nhà sản xuất nhỏ, rời rạc.
- Các thương hiệu của Masan Consumer nằm trong nhóm những thương hiệu thực phẩm
tiêu dùng phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong năm 2008, Nielsen xác định Chin-su, Tam
Thái Tử, Nam Ngư, và Omachi thuộc vào nhóm những thương hiệu được công nhận
rộng rãi nhất tại Việt Nam.
5) Kênh phân phối:
Được xem là lớn nhất và rộng nhất ở Việt Nam, mạng lưới kho vận của Masan
Consumer có thể phân phối sản phẩm đến bất cứ nơi nào tại Việt Nam trong vòng một
ngày. Tính đến ngày 31/12/2010, mạng lưới phân phối này bao gồm 5 trung tâm phân
phối trên khắp Việt Nam, lực lượng bán hàng mạnh với 168 nhà phân phối độc quyền và
1.381 nhân viên bán hàng, giúp công ty đưa sản phẩm đến hơn 141.000 điểm bán hàng
trên toàn quốc
6) Khẩu vị:
Công ty có lợi thế về đội ngũ quản lý cấp cao có nhiều kinh nghiệm trong
ngành thực phẩm. Nhưng cũng có sự cản trở không nhỏ về khẩu vị của người Việt Nam.

Vì khẩu vị của người Việt Nam rất riêng, không giống với các sản phẩm quốc tế, đây là
một thách thức cho công ty. Thị trường vẫn còn chia nhiều phân khúc, tạo cơ hội cho
Masan Consumer nếu nắm bắt kịp thời sự khác biệt này. Hiện tại, công ty chỉ có một sản
phẩm tương ớt Rồng Việt. Đặc biệt vị của tương ớt chưa đa dạng, chỉ có một loại tương
duy nhất dành cho nhiều độ tuổi và cả ba miền, điều đó có thể gây không phù hợp với
khẩu vị ăn của vùng nào cả. Chẳng hạn, miền Trung ăn rất cay, trong khi đó miền Nam
thì ăn không cay bằng nhưng phải hơi ngọt. Vì thế không thể phù hợp được với tất cả
người dân mọi miền đến sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh được.
7) Nguồn nguyên liệu:
Sản lượng và chi phí sản xuất của Masan Consumer phụ thuộc vào tính hiệu
quả và ổn định của nguồn cung nguyên liệu như tỏi, ớt, cà chua, muối, tinh bột,...và các
vật liệu phục vụ cho đóng gói. Giá cả các loại nguyên liệu này bị tác động bởi nhiều điều
kiện khách quan như thời tiết, môi trường, biến động giá cả tiêu dùng, tỉ giá hối đoái
[Type text]

Page 8


[Type the document title]
cùng những chính sách của Chính Phủ về nông nghiệp. Do đó, công ty đã thiết lập được
mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp nguyên liệu đảm bảo về chất lượng và số lượng
với mức giá hợp lý nhất.
8) Giá – sản phẩm:
Sản phẩm của công ty được kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt. Tuy
nhiên gần đây công ty lại đưa ra những lời quảng cáo không thật, làm ảnh hưởng đến uy
tín thương hiệu. Giá cả sản phẩm tương ớt Rồng Việt là khoảng 2280 đồng/100gram. Đây
là sản phẩm mà công ty muốn bán trong thị trường bình dân. Nên giá cả cũng phải chăng,
rẻ hơn nhãn hàng của Cholimex (khoảng 2600 đồng/100gram).
B/ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA MASAN FOOD (CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM CHOLIMEX):

1) Quy mô:

-Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex có tiền thân là Xí nghiệp chế biến Hải sản
& Thực phẩm xuất khẩu là thành viên trong hệ thống Công ty CHOLIMEX chuyên sản
xuất - kinh doanh các mặt hàng thực phẩm để phục vụ các nhu cầu ẩm thực của người
tiêu dùng trong và ngoài nước - được thành lập từ năm 1983. Diện tích nhà xưởng sản
xuất 3 hecta (trong diện tích khuôn viên 5 hecta). Lực lượng lao động trên 800 cán bộ công nhân viên lành nghề cùng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng động nhiều kinh
nghiệm.
-Nhà máy được đầu tư mới 100% với thiết bị hiện đại như băng chuyền cấp đông
IQF, dàn Contact Freezer, dàn Air Blast Freezer, máy dò kim loại, ... của Nhật & Châu
Âu. Các chương trình quản lý chất lượng được áp dụng theo tiêu chuẩn (HACCP, ISO
9001, ...).
-Năng lực sản xuất: 3000 tấn hải sản & thực phẩm đông lạnh/năm, 24.000.000
chai tương ớt, tương cà chua & nước chấm gia vị/năm.

[Type text]

Page 9


[Type the document title]
-Sản phẩm : Ngoài các sản phẩm như thủy hải sản, hàng khô, thực phẩm tinh chế,
thủy sản đông lạnh. Cholimex có dòng thực phẩm chế biến như tương ớt, tương ớt chua
ngọt, tương ớt xí muội, tương cà, nước mắm, nước tương…
2) Vốn:

Công ty Cổ Phần Thực phẩm Cholimex vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCK) cấp giấy chứng nhận chào bán 2,1 triệu cổ phiếu ra công chúng. Cụ thể,
Cholimex sẽ phát hành 2 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:1 với
giá bán 15.000 đồng/cổ phiếu và phát hành 100.000 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên.

Đây là đợt phát hành nhằm tăng vốn điều lệ lên 81 tỷ đồng, giúp Công ty đủ điều kiện
niêm yết. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, chế biến, gia công và mua bán thực
phẩm, thực phẩm đông lạnh, thủy hải sản; mua bán các loại giống, thiết bị, vật tư để nuôi
trồng thủy hải sản…
3) Thị phần của tương ớt:
Cholimex hiện nay là công ty đang dẫn đầu về sản phẩm tương ớt cung cấp cho thị
trường, đang chiếm thị phần khoảng 28% trên thị trường Việt Nam và được người tiêu
dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 11 năm liền từ 1997–2007, Năm
2006 được vào top 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam. Đứng thứ 2 là sản phẩm tương
ớt của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan chiếm khoảng 25,5% (trong đó Rồng việt
chiếm 7,2%)
4) Uy tín thương hiệu:

Qua quá trình hình thành và phát triển, CHOLIMEX đã xây dựng được nhiều đơn
vị thành viên, hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trọng điểm như xuất - nhập khẩu,
sản xuất, chế biến các mặt hàng nông lâm thủy hải sản, thực phẩm,dược liệu, may mặc,
các dịch vụ tư vấn đầu tư, công nghệ, thương mại, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp, xây dựng, địa ốc, nuôi trồng thủy hải sản...
Đến nay, sau gần 30 năm hoạt động, Cholimex đã trở thành một trong những
thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế với các sản phẩm chất lượng,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Là doanh nghiệp luôn đi đầu trong các phong trào
bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, các sản phẩm của Cholimex không sử dụng phẩm màu
[Type text]

Page 10


[Type the document title]
tổng hợp hoặc các chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, đáp ứng được
nhu cầu khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường quốc tế…,…Sản phẩm

công ty sản xuất hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị
phần chiếm lĩnh, CHOLIMEX được xem là thương hiệu thông dụng và gần gũi trong
nước và nước ngoài.
5) Kênh phân phối:
Cách đây 7 tháng, hệ thống phân phối của công ty này dựa vào đại lý. Một chai
tương ớt Cholimex muốn đến tay người tiêu dùng phải mất 1-2 tuần (tính từ ngày sản
phẩm rời xưởng). Trên hành trình đó, chúng phải đi qua các “cửa”: nhà máy – đại lý –
điểm bán lớn – điểm bán nhỏ – người tiêu dùng. Nhưng hiện nay, chỉ trong 2 ngày, sản
phẩm của Cholimex đã có thể đến tay người tiêu dùng với mức giá ổn định trên toàn
quốc, góp phần giúp Công ty mở rộng thị trường.
Để làm được điều này, Cholimex đã chuyển đổi mô hình từ 200 đại lý lớn, nhỏ
thành 60 nhà phân phối để đưa sản phẩm đến 64 tỉnh thành. Khác với đại lý, nhà phân
phối lúc này là một phần trong mắt xích phân phối của Cholimex. Họ bán hàng theo
chính sách giá thống nhất, cũng như sẵn sàng hỗ trợ Cholimex trong đầu tư, nhân lực
quản lý phân phối các cấp bán hàng thấp hơn, xử lý kịp thời khiếu nại từ khách hàng.
Nhà phân phối lúc này chính là một đại diện cho hình ảnh của Cholimex, trong khi đại lý
trước đó thì không làm tốt được vai trò này!”.
Sau khi chuyển đổi, người tiêu dùng vẫn tiếp tục mua hàng với mức giá 10 đồng
(Cholimex không tăng giá dù chi phí đầu vào tăng mạnh), nhưng 3 đồng ấy sẽ thuộc về
Cholimex. Ba đồng ấy đang được Công ty dùng vào việc đầu tư tuyển dụng, đào tạo nhân
viên và các hoạt động mở rộng thị trường khác. Như vậy, việc chuyển đổi mô hình phân
phối không những ít tốn chi phí mà còn tìm lại được khoản chi phí hợp lý bị phân tán
trước kia.
Bên cạnh việc chuyển đổi, Cholimex còn “bắt tay” với Maersk, hãng vận tải nổi
tiếng của Đan Mạch, để vận hành khâu logistic, gồm vận chuyển hàng hóa từ nhà máy
đến kho, từ kho đến kho, quản lý hàng hóa trong kho, vận chuyển hàng từ kho đến nhà
phân phối. Mở rộng thị trường không thể thiếu quy trình logistic chuyên nghiệp.
Cholimex hợp tác với Maersk cũng vì mục đích đó.
6) Khẩu vị:
[Type text]


Page 11


[Type the document title]
Sản phẩm tương ớt của cholimex đa dạng về mẫu mã, số lượng như là tương ớt xí
muội, tương ớt me, tương ớt cà, tương ớt sốt cà,... Để phục vụ thị trường tốt hơn, nhằm
giành lấy thị phần lớn hơn, cuối tháng 4.2009, Cholimex đã phân vùng thị hiếu tiêu dùng.
Nếu trước kia một loại tương ớt phục vụ cho cả 3 miền thì từ nay, ở miền Bắc và miền
Trung, Cholimex cung cấp riêng sản phẩm mang tên Hỏa Diệm Sơn với vị cay nồng hơn.
7) Nguồn nguyên liệu:
Các sản phẩm nông sản Công ty nhập từ các tỉnh phía Bắc, các tỉnh Miền Trung
chủ yếu là ớt, tỏi đặc biệt là các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Việc tìm kiếm
nguồn nguyên liệu và kiểm tra chất lượng của nguyên liệu nhập kho được Công ty thực
hiện theo qui trình rất nghiêm ngặt. Trước tiên, Công ty phải xác định vùng nuôi trồng
và tiến hành khảo sát qui trình sản xuất của các vùng nguyên liệu này, kiểm tra bằng thiết
bị để đảm bảo quá trình sản xuất là an toàn và đảm bảo đúng chất lượng theo yêu cầu.
Sau đó Công ty tiến hành ký hợp đồng dài hạn và thường xuyên kiểm tra quá trình sản
xuất của họ, kiểm tra nguyên liệu đầu vào của các nhà cung cấp, xác định nguồn gốc
giống nuôi. Do đó nguồn nguyên liệu của Công ty luôn ổn định, đảm bảo đáp ứng đủ chất
lượng theo yêu cầu và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Nhưng do Công ty sử dụng chủ yếu nguyên liệu mua ngoài cho nên khi có bất kỳ
sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Khi
mức giá biến động quá lớn thì Công ty sẽ phải điều chỉnh giá bán, tùy theo mức độ phản
ứng của thị trường sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Tỷ trọng chi phí nguyên
liệu trong tổng chi phí của Công ty khá cao: sản phẩm tương gia vị là 83,46%. Vì vậy giá
nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm sản xuất của Công ty, nên
biến động giá nguyên liệu sẽ làm ảnh hưởng đến giá bán của Công ty.
8) Giá – sản phẩm:


Cuối năm 2008, Cholimex đã thực hiện hàng loạt nghiên cứu thị trường về hành vi
tiêu dùng, giá cả và rà soát lại chi phí sản xuất. Cholimex phát hiện, giá đầu vào nguyên
liệu làm tương ớt, gia vị, bao bì tăng cao khiến giá vốn đội lên đến khoảng 40%.Trong
khi đó, tăng giá bán lên mức tương ứng là điều không thể. Cholimex quyết định kích cầu
[Type text]

Page 12


[Type the document title]
tiêu dùng và phát triển thị trường bằng 4 biện pháp: giữ giá kết hợp cải tiến sản phẩm; đa
dạng hóa sản phẩm theo vùng miền; “nông thôn tiến” và tiếp thị trực tiếp.
Trước hết là biện pháp giữ giá kết hợp với cải tiến sản phẩm. Để đảm bảo sản
phẩm có “chất lượng tốt với giá tốt” trong lúc giá nguyên liệu tăng cao, bộ phận nghiên
cứu và phát triển (R&D) của Công ty đã liên tục cải tiến về cấu trúc nguyên vật liệu, công
thức chế biến và chi phí, làm sao để hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng
và hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Cholimex thực hiện “nông thôn tiến” để mở rộng thị trường.
Cholimex bắt đầu với chiến lược sản phẩm, cụ thể là giới thiệu sản phẩm dung tích nhỏ.
Ví dụ, tương ớt Cholimex loại 270 gram với giá 7000 đồng/chai đang được tiêu thụ mạnh
tại khu vực thành thị. Nhưng mức giá này (dù có dung tích lớn tương ứng) sẽ khó được
chấp nhận ở thị trường nông thôn. Vì thế, giữa tháng 4.2009, khi “nông thôn tiến”,
Cholimex đã tung sản phẩm tương ớt chai 130 gram với giá 4.000 đồng/chai để người
tiêu dùng nông thôn bước đầu làm quen với sản phẩm. Tuy nhiên, Cholimex cho biết, về
lâu dài họ vẫn muốn đẩy mạnh sản phẩm dung tích lớn như ở thành thị.
III/ GIẢI PHÁP
1) Tóm tắt thuận lợi và khó khăn của Masan so với đối thủ cạnh tranh Cholimex:
- Thuận lợi:


+ Masan Cusumer có thị trường tiêu thụ sản phẩm hấp dẫn.
+ Thu nhập của người dân đang phát triển. Dẫn đến nhu cầu của người dân
đang tăng về mặt hàng tương ớt nói riêng.
+ Quy mô về vốn, tài chính ổn định.
+ Dây chuyền sản xuất hiện đại.
+ Masan Cusumer là thương hiệu mạnh và có uy tín.
+ Sản phẩm có độ an toàn cao, được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt.
+ Người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng, an toàn thực phẩm hơn.
+ Công ty có kênh phân phối rộng khắp, giao hàng nhanh.
+ Nguồn nguyên liệu ổn định.
- Khó khăn:
+ Vị của sản phẩm tương ớt chưa đáp ứng được khẩu vị của tất cả người dân ở
Thành phố Hồ Chí Minh (về mặt khẩu vị và lứa tuổi).
+ Bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, kích thước không đa dạng.
+Do sự gia nhập nhiều đối thủ cạnh tranh hơn nên người tiêu dùng ngày càng
có nhiều sự lựa chọn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của họ hơn.
[Type text]

Page 13


[Type the document title]
+ Chương trình quảng cáo gần đây thiếu chân thật.
2) Dự báo cho sản phẩm tương ớt cho năm 2012:
Căn cứ theo tầm nhìn: Masan Food trở thành công ty lớn nhất trong ngành thực
phẩm tại Việt Nam với doanh thu 1 tỷ USD và thị phần 10% vào năm 2012. Ba nhóm sản
phẩm của Masan Food gồm (1) nhóm tăng trưởng nhanh (các sản phẩm nước chấm) có
tốc độ tăng trưởng 50%. (2) nhóm tăng trưởng (nhóm thực phẩm tiện dụng như mì ăn liền
và cà ri với tốc độ tăng trưởng từ 30-50% và (3) nhóm sản phẩm mới như dầu ăn, thực
phẩm đông lạnh và snack.

Nhóm chúng em nhìn nhận về sản phẩm này trong năm 2012 như sau: Công ty có
đủ nguồn lực để có thể làm tăng thị phần của nhãn hàng tương ớt nói riêng và các sản
phẩm khác của công ty nói chung. Nhưng để làm được điều đó công ty cần phải tăng
cường nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hơn nữa. Và thị phần của nhãn hàng tương ớt
Rồng Việt này hoàn toàn có thể đạt 10%. Và sau đây là một số giải pháp của nhóm chúng
em dành cho sản phẩm tương ớt Rồng Việt này.
3) Giải pháp:

Sau đây, ta sẽ sử dụng công cụ Marketing gồm: sản phẩm (P1 - Product)- là yếu tố
chính của đề tài, giá cả (P2 - Price), phân phối (P3 – Place), xúc tiến (P4 – Promotion)
nhằm giúp công ty đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và người tiêu dùng có được sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của mình hơn. Từ đó, góp phần làm tăng thị phần của Công ty
tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2012.
- Sản phẩm (P1-Product):
 Tăng cường khâu R&D, nghiên cứu thị trường nhằm cải tiến sản phẩm bằng cách thay
đổi độ cay cho từng loại đáp ứng từng đối tượng vùng miền, địa lý và dạng khách hàng
khác nhau.
 Đưa ra thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Như
có nhiều kích cỡ hơn. Có sản phẩm cỡ lớn để lưu tâm đến khách hàng công nghiệp như
nhà hàng, khách sạn…
 Luôn luôn chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm chất lượng và uy tín cho
sản phẩm.
 Cải tiến bao bì, tăng độ bắt mắt cho sản phẩm.
- Ba công cụ còn lại:
 Tiếp tục cung cấp sản phẩm cho các phân khúc: cao cấp, trung bình, thấp. (P2)
[Type text]

Page 14



[Type the document title]
 Phát triển và khai thác tối đa hệ thống phân phối, đánh bật các đối thủ cạnh tranh tiềm

năng ra khỏi thị trường.(P3)
 Tăng cường tìm các khách hàng công nghiệp. (P3)
 Các chương trình Marketing nhấn mạnh vấn đề an toàn thực phẩm, uy tín chất lượng của

thương hiệu. Tạo những buổi sự kiện dành cho sản phẩm. (P4)
 Tăng cường quảng cáo (P4)
 Hay chiêu thị bằng cách thông qua từ thiện như: cứ mỗi 100 gram tương ớt công ty trích

200 đồng cho quỹ học bỗng, hay quỹ từ thiện. Như thế sản phẩm sẽ đến với người tiêu
dùng nhanh hơn. (P4)

[Type text]

Page 15


[Type the document title]

KẾT LUẬN
Xây dựng chiến lược sản phẩm là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi
doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và an toàn.
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường hiện nay thì việc làm mới mình và nỗ
lực giành được sự hài lòng của khách hàng là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công của
mỗi nhà sản xuất.
Sau khi nghiên cứu những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, cũng như những cơ
hội, nguy cơ mà công ty sẽ đạt được và phải vượt qua. Nhóm chúng em đã đưa ra một số
giải pháp nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn về sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh

hiệu quả trên thị trường, đồng thời tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách
hàng.
Do có những hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên bài
tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót và những suy nghĩ chưa thật đầy đủ về một số
vấn đề của công ty. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để
chúng em có thể rút ra những kinh nghiệm cho công việc sau này!

[Type text]

Page 16


[Type the document title]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[Type text]

Page 17



×