Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

HÀNH VI TIÊU DÙNG BÚT BI CỦA SINH VIÊN KHÓA 4 KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.33 KB, 23 trang )

Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

HÀNH VI TIÊU DÙNG BÚT BI CỦA SINH VIÊN KHÓA 4
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Long Xuyên, tháng 12 năm 2011

CHƯƠNG 1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ các dữ liệu thu thập được qua quá trình phỏng vấn trực tiếp. Ở chương này
sẽ sử dụng những cộng cụ, phần mềm xử lí những dữ liệu đó. Chủ yếu xoay quanh
các vấn đề như thông tin của mẫu nghiên cứu và mô tả hành vi tiêu dùng bút bi của
sinh viên.
1.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu
Với cỡ mẫu là 80 phỏng vấn trực tiếp thuộc 8 lớp của Khoa Kinh tế_QTKD rất
phù hợp, và số mẫu thu về từ phỏng vấn đạt 100% do đây là cuộc phỏng vấn trực
tiếp. Các sinh viên được phỏng vấn có sự khác biệt về giới tính, về ngành học và về
chi tiêu trong tháng. Sự khác biệt đó được thể hiện cụ thể qua các biểu đồ được tác
giả khảo sát năm 2011 như sau:
o Về giới tính:
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng cộng:

Số lượng (sinh viên)
32
48
80


Bảng : Cơ cấu mẫu theo giới tính

1

Tỷ lệ (%)
40
60
100


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Từ biểu đồ cho ta thấy, trong tổng số 80 đáp viên thì có 48 đáp viên là nữ chiếm
tỷ lệ 60%, còn đáp viên là nam thì có 32 đáp viên chiếm tỷ lệ 40% thấp hơn so với
nữ. Tuy nhiên, sự chệnh lệch giữa nam và nữ không cao nên có thể giúp cho việc
nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến hành vi tiêu dùng bút bi của các sinh viên có
sự cân đối và chính xác hơn.
o Về ngành học: nghiên cứu tất cả các ngành thuộc khoa Kinh tế_QTKD là
ngành Kinh Tế Đối Ngoại, ngành Tài Chính Doanh Nghiệp, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, ngành Tài Chính Ngân Hàng và ngành Kế Toán Doanh Nghiệp.
Ngành học
Quản trị kinh doanh
Kinh tế đối ngoại
Kế toán doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính ngân hàng
Tổng cộng:

Số lượng (sinh viên)

20
10
20
10
20
80

Bảng : Cơ cấu mẫu theo ngành học

2

Tỷ lệ (%)
25
12.5
25
12.5
25
100


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Qua biểu đồ cho thấy, trong tổng số mẫu thì các đáp viên học ngành Kinh Tế Đối
Ngoại và ngành Tài Chính Doanh Nghiệp chiếm tỷ lệ (12.5%) thấp hơn so với các
ngành Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính Ngân Hàng và Kế Toán Doanh Nghiệp.
Điều này cũng không khó hiểu, vì các ngành Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính Ngân
Hàng và Kế Toán Doanh Nghiệp mỗi ngành điều có 2 lớp, còn hai ngành Kinh Tế
Đối Ngoại và ngành Tài Chính Doanh Nghiệp mỗi ngành chỉ có một lớp. Với việc
chọn mẫu và phân bổ số lượng mẫu phỏng vấn từng ngành là rất phù hợp. Từ đó,

giúp cho việc thu thập thông tin giữa các ngành một cách phù hợp hơn, chuẩn xác
hơn.

o Về chi tiêu hàng tháng:
Chi tiêu hàng tháng
Dưới 500.000 đồng
Từ 500.000 – 1.000.000 đồng
Trên 1.000.000 – 1.500.000 đồng
Trên 1.500.000 đồng
Tông cộng:

Số lượng (sinh viên)
12
47
17
4
80

Bảng: Cơ cấu theo chi tiêu hàng tháng

3

Tỷ lệ (%)
15
58.8
21.2
5
100



Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Cơ cấu chi tiêu hàng tháng của các sinh viên được chia thành 4 mốc cụ thể là:
mốc dưới 500.000 đồng, mốc từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng, mốc trên 1.000.000
đồng – 1.500.000 đồng và mốc trên 1.500.000 đồng. Trong đó, sinh viên chi tiêu
hàng tháng nhiều nhất trong mốc từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng (chiếm tỷ lệ
58.8%), tiếp đó là mốc trên 1.000.000 đồng – 1.500.000 đồng (chiếm 21.2%), thứ ba
là mốc dưới 500.000 đồng (chiếm tỷ lệ 15%), và thấp nhất là mốc trên 1.500.000
đồng (chiếm tỷ lệ 5%). Chi tiêu hàng tháng của sinh viên phụ thuộc vào thu nhập của
gia đình, nên qua cơ cấu chi tiêu hàng tháng của sinh viên ta có thể kết luận hầu hết
thu nhập của gia đình các sinh viên thuộc dạng trung bình khá. Nói cách khác, chi
tiêu của sinh viên thuộc dạng trung bình.
Nói chung, cơ cấu của mẫu phỏng vấn rất đa dạng và rất phù hợp. Được chia theo
giới tính, ngành học và chi tiêu hàng tháng. Qua đó, cho thấy được sự khác biệt của
các đối tượng phỏng vấn về các tiêu chí đó. Bên cạnh đó, giúp bám sát được đề tài
nghiên cứu hơn và chính xác hơn.

1.2 Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD của
trường Đại học An Giang
1.2.1

Nhận thức nhu cầu về sản phẩm bút bi

1.2.1.1

Sản phẩm sử dụng thường xuyên nhất

Trước khi mua một loại bút bi nào đó, các sinh viên thường nghĩ nên mua loại
bút bi nào thích hợp, thuộc nhãn hiệu nào… Để biết được phần lớn sinh viên sử dụng

bút bi nào? Việc phân tích dưới đây cho thấy đều đó:
Sản phẩm
Thiên Long TL-027

Số lượng (sinh viên)
58
4

Tỷ lệ (%)
72.5


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
Bến Nghé L-18
Bút bi nước Aihao
Sản phẩm khác
Tổng cộng:

12
3
7
80

15
3.8
8.7
100

Bảng 5: Sản phẩm thường sử dụng nhất


(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Quan sát biểu đồ trên ta thấy, phần lớn sinh viên Khoa Kinh tế_QTKD thích sử
dụng bút bi Thiên Long (chiếm tỉ lệ 72.5%) hơn các loại bút bi khác như Bến Nghé
(chiếm tỉ lệ 15%), bút bi nước Aihao (chiếm tỉ lệ 3.8%), còn một số sử dụng bút bi
khác ngoài các bút bi đã nêu là 8.7%. Bút bi Thiên Long chiếm tỉ lệ cao như vậy thì
cũng dễ hiểu, vì bút bi Thiên Long là loại bút bi tốt cả về chất lượng và hợp cả về giá
cả, còn các loại bút bi còn lại do thiếu sót một số thuộc tính hay chất lượng kém, giá
cả cao nên sinh viên ít tiêu dùng.
1.2.1.2 Thời điểm phát sinh nhu cầu
Trước khi tiến hành mua bút bi, các sinh viên thường nhận thức nhu cầu mua của
mình thường phát sinh tại những thời điểm nào? Sau đây là bảng phân tích về một số
thời điểm mua bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD:
Thời điểm phát sinh nhu cầu
Khi bút hết mực hoặc bị hỏng
Khi gần đến kì thi
Khi xuất hiện loại bút bi mới
Khi vào đầu năm học mới
Thời điểm khác
Tổng cộng:

Số lượng (ý kiến)
64
54
5
17
19
159
5

Tỷ lệ (%)

40.3
34
3
10.7
12
100


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

Bảng 6: Các thời điểm phát sinh nhu cầu

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Tuy có chung một nhu cầu về tiêu dùng bút bi, nhưng các sinh viên lại có các
thời điểm phát sinh nhu cầu là khác nhau. Có một số thời điểm phát sinh nhu cầu bút
bi chủ yếu như khi bút hết mực hoặc bị hỏng, khi gần đến kì thi, khi xuất hiện loại
bút bi mới, khi vào đầu năm học mới hoặc tại một thời điểm phát sinh nhu cầu khác.
Nhưng qua biểu đồ cho chúng ta thấy, thời điểm phát sinh nhu cầu khi bút hết mực
hoặc bị hỏng chiếm tỉ lệ cao (40.3%), tiếp đến là thời điểm khi gần đến kì thi (chiếm
tỉ lệ 34%), còn nhu cầu phát sinh vào thời điểm vào đầu năm học và một số thời
điểm khác cũng chiếm một phần tỉ lệ lần lượt là 10.7% và 12%, thời điểm phát sinh
nhu cầu khi xuất hiện bút bi mới chiếm tỉ lệ thấp nhất (3%). Từ kết quả phân tích
trên có thể nói, đa số sinh viên khi cảm thấy bút bi của mình gần hết mực hay bị
hỏng thì họ sẽ đi mua ngay phòng có việc cần dùng. Bên cạnh đó, khi gần đến kì thi
các sinh viên cũng có lượng nhu cầu mua bút bi nhiều hơn để đề phòng bút hết mực
đột ngột. Còn tại các thời điểm khác sinh viên ít mua, vì ít khi cần thiết.
1.2.1.3 Nguồn thông tin kích thích nhu cầu
Trước khi có nhu cầu mua bút bi, việc không thể không kể đến và có ảnh hưởng
đến việc nhận thức nhu cầu sử dụng bút bi là các nguồn thông tin kích thích nhu cầu.
Các nguồn thông tin kích thích nhu cầu chủ yếu như truyền miệng, Internet, báo chí,

người bán giới thiệu và một số nguồn kích thích khác. Để biết nguồn thông tin nào
kích thích nhu cầu nhiều nhất thì xem bảng cơ cấu và biểu đồ sau đây sẽ hiểu rõ:
Nguồn thông tin
Truyền miệng
Internet
Báo chí
Người bán giới thiệu
Nguồn khác

Số lượng (ý kiến)
30
2
1
4
43
6

Tỷ lệ (%)
37.5
2.5
1.2
5
53.8


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
Tổng cộng:

80


100

Bảng 7: Cơ cấu nguồn thông tin kích thích nhu cầu

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Biểu đồ cho thấy, các nguồn thông tin như từ internet, báo chí, người bán chiếm
một tỉ lệ nhỏ lần lượt là 2.5%, 1.2% và 5%. Còn đa số các nguồn thông tin kích thích
nhu cầu mua là nguồn thông tin qua truyền miệng (chiếm tỉ lệ 37.5%) và một số
nguồn thông tin khác (chiếm tỉ lệ 53.8%). Từ cơ cấu trên ta có thể kết luận là phần
lớn nguồn thông tin kích thích sinh viên mua bút bi là thông qua thông tin truyền
miệng từ các đối tượng khác để hiểu thêm về nhu cầu phát sinh của mình, còn các
nguồn thông tin khác như người bán, báo chí, internet…các nguồn thông tin này ít
phổ biến vì thường bút bi ít khi được quảng cáo qua báo đài.
Tóm lại, quá trình nhận thức nhu cầu của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
rất phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như loại bút bi thường sử
dụng nhất, thời điểm phát sinh nhu cầu, nguồn thông tin kích thích phát sinh nhu
cầu. Các sinh viên đều có tính cách, ngành học, giới tính… khác nhau nên việc lựa
chọn sản phẩm sử dụng, thời điểm phát sinh nhu cầu và nguồn thông tin kích thích
nhu cầu cũng khác nhau.
1.2.2 Tìm kiếm thông tin
Sau khi có nhu cầu về sử dụng bút bi, các sinh viên sẽ bắt đầu tìm kiếm các thông
tin có liên quan đến nhu cầu của mình. Các sinh viên sẽ tìm kiếm thông tin cả bên
trong lẫn bên ngoài cơ thể. Và làm thế nào để biết được nguồn thông tin nào đáng tin
cậy và dễ tìm kiếm nhất. Qua đây là một số nguồn thông tin dễ tìm và đáng tin cậy
nhất: kinh nghiệm bản thân; bạn bè, người thân; người bán giới thiệu; Tivi, báo chí,
radio, internet và một số nguồn khác.
Nguồn thông tin
Kinh nghiệm bản thân
Bạn bè, người thân
Người bán giới thiệu

Tivi, báo chí, radio, internet

Số lượng (ý kiến)
70
42
10
7
7

Tỷ lệ (%)
49
29
7
5


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
Nguồn khác
Tổng cộng:

14
143

10
100

Bảng 8: Nguồn thông tin tìm kiếm

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, các sinh viên tìm kiếm thông tin chủ yếu qua các

nguồn như từ kinh nghiệm bản thân (chiếm tỉ lệ 49%) và từ các thông tin từ bạn bè,
người thân (chiếm tỉ lệ 29%). Các sinh viên ít tìm kiếm thông tin trên Tivi, báo chí,
internet (chiếm tỉ lệ 5%), người bán (chiếm tỉ lệ 7%) và một số nguồn khác (chiếm tỉ
lệ 10%). Điều này cũng dễ hiểu, nhu cầu sử dụng bút bi là một nhu cầu cần thiết và
rất gần gũi với các sinh viên, bút bi không còn là xa lạ nữa. Vì thế, khi lựa chọn bút
bi tiêu dùng thì đa phần các sinh viên dựa vào kinh nghiệm sử dụng từ trước đến giờ
của mình hoặc để chính xác hơn nữa là hỏi những người bạn và người thân đã sử
dụng qua rồi, nên không cần phải bỏ công tìm kiếm từ các nguồn thông tin khó tiếp
cận như Tivi, báo chí, internet, người bán… Dựa vào đặc điểm này, các nhà sản xuất
chỉ việc tung ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lí... phù
hợp nhu cầu mà không cần tốn thêm phần chi phí quảng cáo.
1.2.3 Đánh giá các phương án
Khi có được các thông tin về sản phẩm, các sinh viên tiến hành đưa ra các
phương án để đánh giá và lựa chọn cho mình một phương án tốt nhất. Các sinh viên
sẽ đánh giá về sản phẩm, địa điểm bán, giá cả và chương trình marketing của ba sản
phẩm Thiên Long, Bến Nghé và Aihao.
1.2.3.1 Đánh giá về sản phẩm của sinh viên
Đánh giá của sinh viên về 3 loại sản phẩm bút bi Thiên Long, Bến Nghé và
Aihao được tác giả đưa ra sẵn các thuộc tính của sản phẩm. Từ đó, giúp cho sinh
viên dễ dàng đánh giá hơn. Sau đây là kết quả thu thập được:

8


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
Các tiêu chí
Chất lượng
Màu sắc vỏ
Giá cả
Độ bền

Số điểm tối đa

Thiên Long
4.2
2.3
4.7
3.6
5

Bến Nghé
3.6
2
4.5
3
5

Bút bi nước Aihao
3.2
2.6
3.7
2.5
5

Bảng 9: So sánh giữa 3 nhãn hiệu Thiên Long, Bến Nghé và Bút bi nước Aihao

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)

Các tiêu chí của các nhãn hiệu bút bi Thiên Long, Bến Nghé và Aihao đều được
đánh giá với thang điểm tối đa là 5 điểm và tối thiểu là 1 điểm. Kết quả đánh giá của
các sinh viên đối với các tiêu chí của các nhãn hiệu trên được biểu hiện cụ thể sau:

Tiêu chí chất lượng: Bút bi Thiên Long được sinh viên đánh giá với mức điểm
cao nhất là 4.2, xếp thứ thứ hai là bút bi Bến Nghé với số điểm là 3.6 điểm, và cuối
cùng là bút bi nước Aihao với số điểm là 3.2 điểm. Bút bi Thiên Long được đánh giá
có chất lượng cao hơn so với các nhãn hiệu khác cũng dễ hiểu vì bút bi Thiên Long
là một sản phẩm rất được các sinh viên sử dụng và hiểu được chất lượng mà sản
phẩm nay đem lại so với các sản phẩm khác. Còn bút bi Bến Nghé và bút bi nước
Aihao ít được sử dụng hơn nên được đánh giá về chất lượng thấp hơn.
Tiêu chí màu sắc vỏ: Đa số sinh viên đánh giá cao bút bi nước Aihao vì bút bi
này có màu sắc vỏ đẹp (số điểm đánh giá là 2.6), kế đến là bút bi Thiên Long (có số
điểm đánh giá là 2.4) và cuối cùng là bút bi Bến Nghé (số điểm là 2.0). Đây là một
9


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
đánh giá hợp lí vì bút bi nước Aihao có màu sắc vỏ hòa nguyện giữa xanh-trắng và
đỏ-trắng trông rất bắt mắt và hình ảnh logo rất rõ và rất đẹp giúp người tiêu dung dễ
nhận biết được sản phẩm của Aihao. Còn bút bi Thiên Long và bút bi Bến Nghé chỉ
có vỏ màu trắng trông nên không bắt mắt bằng bút bi nước Aihao.
Tiêu chí giá cả phù hợp: giá cả của 3 nhãn hiệu được đánh gia phù hợp nhất là
bút bi Thiên Long với số điểm là 4.7 điểm, kế đến là bút bi Bến Nghé có số điểm là
4.5 điểm và cuối cùng là bút bi nước Aihao với số điểm là 3.7 điểm. Các sinh viên
đều cho rằng giá bán của bút bi Thiên Long và bút bi Bến Nghé có giá cả tương đối
phù hợp, còn bút bi nước Aihao thì quá đắt.
Tiêu chí độ bền: Bút bi Thiên Long được sinh viên đánh giá với mức điểm cao
nhất là 3.6 điểm, xếp thứ thứ hai là bút bi Bến Nghé với số điểm là 3.0 điểm, và cuối
cùng là bút bi nước Aihao với số điểm là 2.5 điểm. Độ bền của bút bi Thiên Long
được các sinh viên cao hơn bút bi Bến Nghé và Aihao.
1.2.3.2 Đánh giá các tiêu chí về chất lượng
Các sinh viên có mức đánh giá khác nhau về chất lượng một sản phẩm. Có nhiều
tiêu chí để đánh giá chất lượng một sản phẩm. Bài nghiên cứu này chỉ đưa ra một số

tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng của 3 nhãn hiệu Thiên Long, Bến Nghé và
Aihao. Và thu được kết quả như sau:
Các tiêu chí

Số điểm (điểm)
4.8
3.4
4.2
2.5
1.7
5

Nét viết đẹp
Màu sắc vỏ bút
Hình dáng vỏ bút
Mực viết thơm
Tiêu chí khác
Số điểm tối đa

Bảng 10: Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm

10


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Chất lượng của các nhãn hiệu được đánh giá bằng các tiêu chí chủ yếu như nét
viết đẹp, màu sắc vỏ bút, hình dáng vỏ bút và mực viết thơm. Tiêu chí nét viết đẹp
được các sinh viên đánh giá cao nhất (4.8 điểm), kế đến là hình dáng vỏ bút (4.2

điểm), đến màu sắc vỏ bút (3.4 điểm) và cuối cùng là mực viết thơm (2.5 điểm). Kết
quả đánh giá như vậy cũng dễ hiểu, vì đa số sinh viên khi chọn mua một sản phẩm
thì tiêu chí nét viết đẹp và hình dáng vỏ bút là quan trọng nhất, còn màu sắc vỏ bút
và mùi mực viết thì ít khi chú ý đến. Các yếu tố khác chỉ là yếu tố phụ, ít ảnh hưởng
đến quyết định mua sản phẩm của sinh viên.
1.2.3.3

Đánh giá về địa điểm bán hàng

Các sinh viên không chỉ đánh giá về chất lượng của sản phẩm mà còn đánh giá về
địa điểm bán hàng, sự đa dạng về sản phẩm và khả năng cung ứng nơi bán. Thang
điểm đánh giá: (1) Rất không quan tâm, (2) Không quan tâm, (3) Trung hòa, (4)
Quan tâm, (5) Rất quan tâm. Kết quả thu được như sau:
Các tiêu chí
Sự trưng bày tại điểm bán
Sự đa dạng về sản phẩm
Khả năng cung ứng của điểm bán
Tiêu chí khác
Số điểm tối đa

Số điểm (điểm)
2.9
3.8
4.2
1.8
5

Bảng 11: Đánh giá địa điểm bán hàng

11



Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Các sinh viên rất quan tâm đến khả năng cung ứng sản phẩm tại các điểm bán
(4.2), tiếp đến là sự đa dạng về sản phẩm tại điểm bán (3.8) và cuối cùng là sự trình
bày các sản phẩm tại nơi bán (2.9). Điều này rất hiển nhiên vì nơi bán hàng mà
thường xuyên thiếu hàng thì khách hàng sẽ từ từ không đến mua nữa, và sự đa dạng
của sản phẩm cũng có yếu tố ảnh hưởng thu hút khách hàng tại điểm bán, còn sự
trưng bày chỉ tác động nhỏ đến việc thu hút khách hàng.
1.2.3.4 Đánh giá về giá cả của sản phẩm
Khi mua hàng, điều quan tâm nhất của khách hàng ngoài chất lượng và điểm bán
thì yếu tố không thể thiếu để ra quyết định mua của khách hàng là giá cả của sản
phẩm cần mua có phù hợp không. Mỗi người đều có một nhận định khác nhau, giá
cả đối với người này thì hợp lí nhưng đối với người khác lại là đắc. Do đó, bài
nghiên cứu này có đưa ra phần đánh giá về giá cả của từng nhãn hiệu bút bi. Và kết
quả thu được như sau:
Các sản phẩm

Số điểm (điểm)
2.3
1.8
2.5
5

Thiên Long
Bến Nghé
Bút bi nước Aihao
Số điểm tối đa

Bảng 12: Đánh giá về giá cả

12


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Qua biểu đồ cho thấy, bút bi nước Aihao được sinh viên đánh giá là dắt nhất
(2.5), kế đến là bút bi Thiên Long, còn rẻ nhất là bút bi Bến Nghé. Bút bi nước
Aihao vì là mực nước nên khi tinh chi phí sản xuất ra sẽ đắt hơn so với các sản phẩm
bút bi Thiên Long và Bến Nghé, còn bút bi Thiên Long và bút bi Bến Nghé ít chú
trong đến chất lượng kiểu dáng và màu vỏ nên chi phí ít hơn so với bút bi nước
Aihao đó là điều hiển nhiên thôi.
1.2.3.5 Đánh giá về thái độ của nhân viên nơi bán hàng
Thái độ của nhân viên bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng đến việc đánh giá
các phương án. Sau đây là kết quả đánh giá của các sinh viên về nơi bán sản phẩm.
Thang điểm đánh giá: (1) Rất không quan tâm, (2) Không quan tâm, (3) Trung hòa,
(4) Quan tâm, (5) Rất quan tâm.
Các tiêu chí

Số điểm (điểm)
3.9
3.5
4.5
3
4.7
5

Quan tâm khách hàng

Ân cần với khách hàng
Luôn tỏa ra vui vẻ với khách
Thực hiện tư vấn khách hàng
Hiểu biết về sản phẩm
Số điểm tối đa

Bảng 13:Đánh giá thái độ của nhân viên nơi bán hàng

13


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên đòi hỏi người bán phải hiểu biết về
sản phẩm, luôn tỏa ra vui vẻ và luôn quan tâm đến họ, và được các sinh viên đánh
giá cao nhất, còn việc thực hiện tư vấn khách hàng và ân cần với khách hàng thì
tương đối trung hòa.
1.2.3.6 Đánh giá về chiêu thị
Chiêu thị là một chương trình marketing của các công ty, là một công cụ không
thể thiếu trong hoạt động kinh doanh và tác động tích cực đến số lượng sản phẩm
bán ra của công ty. Người tiêu dùng cũng so sánh các chiêu thị giữa các công ty khi
mua sản phẩm. Nhờ vậy mà người tiêu dùng sẽ biết được họ sẽ được gì sau khi mua
sản phẩm. Bài nghiên cứu này có phân tích về việc đánh giá của sinh viên đến hình
thức chiêu thị của sinh viên qua một số hình thức khuyến mãi như giảm giá, tặng
kèm vật phẩm, rút thăm trúng thưởng. Qua điều tra nghiên cứu thu được kết quả sau:
Các hình thức khuyến mãi
Giảm giá
Tặng kèm vật phẩm
Rút thăm trúng thưởng

Hình thức khác
Tổng cộng:

Số lượng (sinh viên)
25
44
8
3
80

Bảng 14: Đánh giá về hình thức khuyến mãi

14

Tỷ lệ (%)
31.2
55
10
3.8
100


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Qua biểu đồ cho thấy, phần lớn sinh viên khi mua sản phẩm bút bi thì họ thích
hình thức khuyến mãi nhiều nhất (đến 55% sinh viên), kế đến là hình thức giảm giá
(đến 31% sinh viên), còn hình thức rút thăm trúng thưởng và các hình thức khác
không được các sinh viên đánh giá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì khi mua một bút bi
thì để bút bi được nhìn cảm thấy bắt mắt thì trên bút bi cần có thêm một món đồ nhỏ

treo vào cây bút thể hiện được phong cách của người sử dụng nó, hoặc làm cho bút
bi dễ thương hơn… và một phần sinh viên cũng thích hình thức giảm giá để mua
được một cây bút với giá rẻ hơn. Còn các hình thức khác thì các sinh viên ít lựa
chọn, chắc có lẽ một phần các loại hình khuyến mãi này ít được thấy để từ đó sinh
viên cảm nhận và đánh giá lựa chọn.
1.2.4 Ra quyết định mua
Đây là một bước không thể thiếu của quá trình mua sản phẩm của khách hàng.
Để đánh giá được các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua bút
bi của sinh viên. Bài nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố tác động đến quá trình
ra quyết định mua bút bi của sinh viên như dựa trên thuộc tính của sản phẩm, địa
điểm mua bút bi, mức giá sẵn lòng mua…
1.2.4.1 Quyết định mua dựa trên thuộc tính của sản phẩm
Khi quyết định mua bút bi thì các sinh viên luôn đặt ra câu hỏi cho bản thân mình
như không biết nên mua loại sản phẩm nào? Để đưa ra đáp án lựa chọn cho mình và
mua loại bút bi mà mình ưa thích thì họ thường dựa trên các thuộc tính sẵn có của
sản phẩm như nét viết đẹp, mùi mực, giá cả và màu sắc vỏ bút. Qua điều tra nghiên
cứu thu thập được kết quả như sau:
Các thuộc tính
Nét viết đẹp
Mùi mực thơm
Giá cả

Số lượng (sinh viên)
46
7
17
15

Tỷ lệ (%)
57.5

8.7
21.3


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
Màu sắc vỏ đẹp
Tổng cộng:

10
80

12.5
100

Bảng 15: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính đến quyết định mua

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Quan sát biểu đồ ta thấy, thuộc tính nét viết đẹp được các sinh viên đánh giá cao
khi ra quyết định mua sản phẩm (đến 57.5% sinh viên), một số sinh viên quan tâm
đến giá cả sản phẩm giá cả sản phẩm (21,3% sinh viên) và màu sắc vỏ (12.5% sinh
viên), một phần ít các sinh viên quan tâm đến mùi mực của bút bi. Điều này cũng
hiển nhiên vì công dụng của bút bi là để viết, mà viết ra nét đẹp là điều quan trọng
nhất, rồi kế đó mới đến giá cả như thế nào. Còn màu sắc vỏ và mùi mực của bút bi
chỉ là yếu tố phụ ít ảnh hưởng đến công dụng của nó.
1.2.4.2 Địa điểm mua bút bi
Địa điểm chọn mua bút bi cũng là một tiêu chí đáng quan tâm. Hiện nay có rất
nhiều địa diểm để mua một cây bút bi mà minh yêu thích như các văn phòng phẩm,
các quầy bán lẻ, siêu thị, các tiệm photo trong trường và một số địa điểm khác. Sau
đây là kết quả thu thập được:
Địa điểm

Văn phòng phẩm
Các quầy bán lẻ
Các tiệm photo trong trường
Siêu thị
Địa điểm khác
Tổng cộng:

Số lượng (sinh viên)
42
5
30
2
1
80

Bảng 16: Quyết định địa điểm mua bút bi

16

Tỷ lệ (%)
52.5
6.3
37.5
2.5
1.2
100


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD


(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Qua biểu đồ ta thấy, có đến 52% các sinh viên lựa chọn các điểm văn phòng
phẩm để mua bút bi, và có khoảng 37.5% các sinh viên mua bút bi tại các tiệm photo
trong trường, các sinh viên ít đến các quầy bán lẻ (6.3% sinh viên) và các siêu thị
(2.5% sinh viên) để mua bút bi. Điều này cũng dễ hiểu, các sinh viên chọn các văn
phòng phẩm để mua bút bi ngoài việc có nhiều loại bút bi để lựa chọn thì bên cạnh
đó còn thuận tiện có thể mua thêm các loại tập sách hay các thứ khác. Một phần sinh
viên thường để dễ dàng hơn thì họ mua tại các nơi photo trong trường để đỡ mất thời
gian nhưng có ít loại bút bi để lựa chọn. Còn phần ít các sinh viên chọn mua bút bi
tại các siêu thị hay các quầy bán lẻ vì có thể là không thuận tiện hoặc là thiếu các
loại bút bi mà họ cần tìm…
1.2.4.3 Mức giá sẵn lòng mua
Để ra quyết định mua sản phẩm ngoài việc chọn lựa các loại bút bi có thuộc tính
mình ưa thích, địa điểm mua thì yếu tố giá cả cũng ảnh hưởng đến quyết định mua
bút bi của sinh viên. Bài nghiên cứu này có khảo sát vấn đề về mức giá chấp nhận để
mua một bút bi của sinh viên đối với từng loại nhãn hiệu. Kết quả thu được như sau:
Sản phẩm
Thiên Long TL-027
Bến Nghé L-18
Bút bi nước Aihao

Mức giá chấp nhận (đồng)
2875
2250
3200

Bảng 17: Mức giá chấp nhận đối với từng nhãn hiệu

17



Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Các sinh viên chấp nhận mua bút bi Thiên Long TL-027 với mức giá là 2875
đồng, kế đó là bút bi Bến Nghé L-18 với mức giá là 2250 đồng, còn bút bi nước
Aihao với mức giá là 3200 đồng. Đây là kết quả mà các sinh viên sau khi dùng các
loại nhãn hiệu đó, biết được chất lượng mà nó đem lại.
1.2.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
Nhận thức nhu cầu có các đối tượng tác động đến nó thì khi ra quyết định mụa
sản phẩm cũng có các đối tượng tác động đến. Nhưng các đối tượng tác đọng đến
quyết định mua có một số đặc điểm khác hơn so với đối tượng tác động đến nhận
thức nhu cầu. Sau đây là kết quả thu được:
Người ảnh hưởng
Bạn bè
Người thân
Người bán
Đối tượng khác
Tổng cộng:

Số lượng (sinh viên)
18
10
14
38
80

Tỷ lệ (%)
22.5
12.5

17.5
47.5
100

Bảng 18: Đối tượng ảnh hưởng đến quyết định mua

18


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Trong các đối tượng tác động đến quyết định mua thì bạn bè tác động đến quyết
định mua bút bi của sinh viên khóa 4 chiếm tỉ lệ 22.5%, còn chịu tác động của người
bán là 17.5%, và chịu tác động của người thân đến quyết định mua là 12.5%, phần
lớn các đối tượng khác lại có tác động nhiều đến quyết định mua của sinh viên khóa
9 hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì bút bi là một loại dụng cụ rất quen thuộc hằng ngày,
và khi quyết định mua thì bạn bè, người thân và người bán hay các đối tượng khác
chỉ tác động ít đến quyết định mua đó, mà quyết định mua chủ yếu là sự cần thiết của
nhu cầu.
1.2.5 Hành vi sau khi mua
Tất cả các khách hàng nói chung, các sinh viên khóa 4 nói riêng thì sau khi mua
sản phẩm đều rơi vào một trong hai trạng thái đó là hài lòng và không hài lòng và tự
đánh giá có nên sử dụng nữa không?... các biểu đồ dưới đây sẽ cho biết những điều
đó.
1.2.5.1 Mức độ hài lòng
Qua nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về sản phẩm mà mình thì kết quả
thu được như sau:
Thái độ
Hài lòng

Không hài lòng
Tổng cộng:

Số lượng (sinh viên)
78
2
80
Bảng 19: Đánh giá mức độ hài lòng

19

Tỷ lệ (%)
97.5
2.5
100


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Qua biểu đồ cho thấy, phần lớn các sinh viên khóa 9 đều hài lòng với nhãn hiệu
mà mình đang dùng (97.5%), chỉ một số ít là không hài lòng (2.5%). Đây là một loại
dụng cụ học tập nên ngoài việc đòi hỏi các thuộc tính mong muốn cũng như đòi hỏi
chất lượng của sản phẩm thì không đòi hỏi gì nữa. Vì thế, nhà sản xuất đáp ứng sản
phẩm đúng chất lượng thì người tiêu dùng sẽ thỏa mãn và không đòi hỏi gi nhiều
hơn.
1.2.5.2 Mức độ trung thành
Lòng trung thành sẽ được đánh giá sau khi mua và sử dụng của sinh viên khóa 4
khoa Kinh tế. Điều này được thể hiện qua câu hỏi: “Bạn có thường thay đổi loại bút
bi mà bạn thường tiêu dùng hay không?”. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó:

Mức độ trung thành
Thay đổi sản phẩm
Không thay đổi sản phẩm
Tổng cộng:

Số lượng (sinh viên)
74
6
80
Bảng 20: Mức độ trung thành

20

Tỷ lệ (%)
92.5
7.5
100


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

(Nguồn: tác giả khảo sát năm 2011)
Qua biểu đồ cho thấy, có đến 92.5% sinh viên không thay đổi nhãn hiệu mà mình
đang sử dụng, còn 7.5% sinh viên sẽ thay đổi. Điều này cũng dẽ hiểu vì như phân
tích ở trên thì đại đa số sinh viên khoa Kinh tế rất hài lòng với sản phẩm mà họ đang
sử dụng. Do đó, họ không thay đổi loại bút bi mà mình đang sử dụng. Tuy nhiên, có
một số ít sinh viên thay đổi loại bút bi mà mình đang sử dụng. Có lẽ vì sản phẩm mà
họ sử dụng không thể hiện được phong cách của họ bây giờ hay là chất lượng đã
không con như trước, hay giá quá cao…từ những yếu tố ảnh hưởng đó họ sẽ chọn
cho mình một nhãn hiệu mới để sử dụng.


21


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD

CHƯƠNG 2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.1 Kết luận
Đề tài “hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_Quản Trị
Kinh Doanh của trường Đại Học An Giang” nhằm mục đích mô tả hành vi tiêu
dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa kinh tế_QTKD mà cụ thể là mô hình ra quyết
định mua bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa kinh tế_QTKD và đề ra các kiến nghị
làm tài liệu tham khảo cho các nhà sản xuất bút bi khắc phục được những điểm yếu,
đồng thời phát huy những điểm mạnh của mình trong hiện tại và cả tương lai.
Quá trình nghiên cứu thông qua 3 bước: nghiên cứu sơ bộ lần 1, nghiên cứu sơ bộ
lần 2 và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 và lần 2 là nghiên cứu định
tính nhằm tìm kiếm thông tin để hoàn chỉnh bảng câu hỏi. Còn nghiên cứu chính
thức là nghiên cứu định lượng bằng việc phỏng vấn trực tiếp để thu thập, xử lí dữ
liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu. Kết quả cụ thể như sau:
o Phần lớn các sinh viên khóa 4 khoa Kinh tế đều thích dùng bút bi Thiên Long
hơn so với các loại bút bi khác.
o Phần đông sinh viên khóa 4 khoa Kinh tế có thời điểm phát sinh nhu cầu mua
bút bi là lúc bút bi bị hỏng hoặc hết mực.
o Kinh nghiệm bản thân là nguồn thông tin chủ yếu giúp sinh viên có được các
thông tin về các loại bút bi khi ra quyết định mua.
o Tiêu chí chất lượng bút bi Thiên Long được sinh viên khóa 9 khoa Kinh tế
đánh giá cao nhất.
o Bút bi nước Aihao được các sinh viên khóa 4 khoa Kinh tế đánh giá là có màu
sắc vỏ đẹp nhất.
o Tiêu chí gía cả phù hợp: được đánh giá theo thứ tự từ cao đến thấp, cao nhất

là Thiên Long.
o Tiêu chí độ bền thì Thiên Long được đánh giá là cao nhất.
Các tiêu chí nét viết đẹp và hình dáng vỏ được sinh viên khóa 4 khoa Kinh tế
đánh giá là cao nhất.
Bút bi nước Aihao được đánh giá là đắt nhất.
Thái độ của nhân viên nơi bán hang: người bán phải hiểu biết về sản phẩm, luôn
tỏ ra vui vẻ và luôn quan tâm đến họ được các sinh viên khóa 4 khoa Kinh tế đánh
giá cao nhất.
Tặng kèm vật phẩm là hình thức khuyến mãi được các sinh viên khóa 4 khoa
Kinh tế chọn nhiều nhất.
Thuộc tính nét viết đẹp của bút bi là thuộc tính mà các sinh viên khóa 4 khoa
Kinh tế quan tâm nhiều nhất khi quyết định mua bút bi.
Đa số các sinh viên khóa 4 khoa Kinh tế mua bút bi tại các văn phòng phẩm và
các tiệm photo trong trường.
22


Hành vi tiêu dùng bút bi của sinh viên khóa 4 Khoa Kinh tế_QTKD
Phần lớn sinh viên đều hài lòng với nhãn hiệu bút bi mà mình đang sử dụng. Và
mức độ trung thành với nhãn hiệu mà mình đang sử dụng là tương đối cao.
2.2 Hạn chế của đề tài
Đề tài nghiên cứu chưa sâu, chưa phân tích kỹ hết tất cả các khía cạnh của vấn đề
nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu chỉ 80 sinh viên của khoa Kinh tế_QTKD nên chưa đủ lớn đại
diện cho người tiêu dùng.
Do lịch trình nghiên cứu được thực hiên trong hè nên trong quá trình thu thập dữ
liệu gặp nhiều khó khăn.
2.3 Kiến nghị
Phần lớn các sinh viên khoa Kinh tế_QTKD cho rằng giá cả của bút bi nước
Aihao là quá đắt. Vì thế, nhà sản xuất bút bi Aihao cần điều chỉnh giá bút bi nước

Aihao sao cho hợp lí.
Đa số sinh viên khoa Kinh tế_QTKD đều thích thuộc tính của bút bi là có nét viết
đẹp. Do đó, các nhà sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng, mà đặc biệt là có nét
viết đẹp để duy trì lòng trung thành của sinh viên đối với sản phẩm bút bi của mình.

23



×