Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận luật kinh tế: Đặc điểm của một bản hợp đồng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.82 KB, 14 trang )

Tiểu luận

Đề tài: Trình bày đặc điểm một bản hợp đồng
kinh tế. Chứng minh những đặc điểm đó qua
một bản hợp đồng cụ thể

Giáo viên hớng dẫn :
Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Mã sinh viên

:

Hà nội, 2003


Phụ lục
A: Lời mở đầu
B: Nội dung
I.Khái niệm hợp đồng kinh tế
a. Khái niệm
b. Nội dung
c. Ký kết hợp đồng kinh tế
d. Thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế
I.



Đặc điểm hợp đồng kinh tế

1. Hợp đồng kinh tế đợc ký kết nhằm mục đích kinh doanh
2. Đặc điểm về chủ thể hợp đồng
3. Đặc điểm về hình thức của hợp đồng
III.Chứng minh những đặc điểm đó qua một bản hợp đồng cụ thể.
a.
b.
c.

C. Kết luận


Lời mở đầu

ở bất kỳ nền kinh tế nào dù theo cơ chế hành chính bao cấp hay theo
cơ chế thị trờng thì pháp luật nói chung và Luật kinh tế nói riêng bao giời
cũng giữ vai trò quan trọng không thể thiếu đợc trong việc điều chỉnh các
quan hệ kinh tế hay nói cách khác Nhà nớc ta sử dụng Luật kinh tế với t
cách là công cụ, là phơng tiện quan trọng để quản lý nền kinh tế quốc dân.
việc ký kết hợp đồng kinh tế của các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò
quan trọng và ảnh hởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. để
nghiên cứu vấn đề này thì ta đi sâu về nghiên cứu đặc điểm của một hợp
đồng kinh tế, và chứng minh nó qua một hợp đồng cụ thể


II.

Khái niệm của hợp đồng kinh tế.


1. Khái niệm và nội dung của hợp đồng kinh tế
a. Khái niệm
Hợp đồng kinh tế có thẻ hiểu dới nghĩa khách quan (tức là dới góc đọ
ý chí Nhà nớc): Hợp đồng kinh tế là tổng hợp các qui phạm pháp luật
do Nhà nớc ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trên
cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Dới nghĩa này hợp đồng kinh tế đợc gọi là một chế định hợp đồng
kinh tế hay pháp luật hợp đồng kinh tế hoặc chế độ pháp lý về hợp
đồng kinh tế. Với t cách là chế định pháp luật, hợp đồng kinh tế bao
gồm các qui định về khái niệm hợp đồng kinh tế; nguyên tắc ký kết
và thực hiện hợp đồng kinh tế; điều kiện chủ thể hợp đồng kinh tế;
thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế; hợp đồng kinh tế vô hiệu; thay đổi,
đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế; quyền và nghĩa vụ của các bên
trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế; trách nhiệm vật chất do vi
phạm hợp đồng kinh tế. Những qui định này đợc ghi nhận chặt chẽ
trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 và trong Nghị định
số 17 HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trởng qui định chi tiế
thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và những văn bản khác.
Theo nghĩa chủ quan tức là theo ý chí của bên ký kết hợp đồng, hơp
đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các
bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ,
nghiên cứu ứng dụng tiện bộ khoa học kỹ thuất và các thoả thuận khác có
mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình (Điều 1 Pháp lệnh hợp
đồng kinh tế)
Theo nghĩa này, hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các chủ thể hợp
đồng kinh tế. Đây là kết qua của sự bày tỏ ý chí của quá trình bàn bạc giữa
các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm làm phát sinh hay chấm dứt quan hệ
bình đẳng giữa họ với nhau. Với cách hiểu này, hợp đồng kinh tế có những



điểm giống hợp đồng dân sự, trong đó điểm giống cơ bản nhất là cả hai hợp
đồng đều là sự thoả thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền
và nghĩa vụ của các bên trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng, các bên cùng
có lợi. Sự giống nhau đó chính là bản chất, là nguyên tắc của hợp đồng nói
chung. Song hợp đồng kinh tế lại khác hợp đồng dân sự bởi hợp đồng kinh
tế đợc sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, là công cụ điều chỉnh quan hệ
kinh doanh bình đẳng mà thôi.
b. Nội dung của hợp đồng kinh tế
Dới góc độ hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận nhằm xác lập quyền và nghĩa
vụ của các bên, thì nội dung hợp đồng là toàn bộ các điều mà các bên đã
thoả thuận thể hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên với nhau. Dới
góc độ hợp đồng kinh tế là một văn bản ghi nhận sự thoả thuận của các bên
về các điều khoản cụ thể sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế: tên, địa chỉ, số tài khoản
và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên ngời đại diện, ngời đứng
tên đăng ký kinh doanh:
Điều khoản này đợc gọi là điều khoản hình thức của hợp đồng. điều khoản
này là điều khoản chủ yếu mà thiếu nó thì văn bản hợp đồng không có giá
trị pháp lý
2. Đối tợng của hợp đồng kinh tế đợc tính bằng số lợng, khối lợng hoặc
giá trị quy ớc đã thoả thuận. Điều khoản này nhằm trả lời cho câu hỏi
cái gì? bao nhiêu? Đúng ra điều khoản về đối tợng hợp đồng kinh tế
chỉ thể hiện dới dạng là hiện vật giá trị nh ( sản phẩm, hàng hoá,) và
nội dung công việc phải giao dịch ( ví dụ nh hoạt động dịch vụ, hoạt
động vận chuyển, xây dựng...). Còn những thoả thuận về số lợng,
khối lợng hay kết quả công việc phải quy định riêng môt điều khoản,
gọi là điều khoản về số lợng, vì vậy không thể coi đối tợng hợp đồng
nh là số lợng sản phẩm hàng hóa và kết quả công việc đợc.

3. Chất lợng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hoá
hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.


Theo quy định về quản lý chất lợng sản phẩm thì hiểu chất lợng sản
phẩm bao gồm các mặt nh phẩm chất, quy cách, chủng loại, bao bì đóng gói
kể cả màu sắc. Nh vậy theo mục này thì chất lợng sản phẩm và chủng loại,
quy cách là khác nhau cần phải sửa đổi.
4. Giá cả: điều khoản này là điều khoản mà các bên thoả thuận về đơn
giá, các phụ phí, tỷ lệ phần trăm hoa hồng. Khi thoả thuận điều khoản
này các bên có thể thoẩ thuận cả khả năng điều chỉnh giá khi có biến
động giá cả của thị trờng.
5. Bảo hành: điều khoản này nhằm xác định trách nhiệm của ngời sản
xuất hoặc ngời bán hàng đố với khả năng sử dụng của sản phẩm, hàng
hóa của mình trong một thời hạn nhất định.
6.

Điều kiện nghiệm thu, giao nhận:
Đây là điều khoản về địa điểm, thời hạn và phơng thức giao nhận sản

phẩm hàng hoá và kết quả công việc.
7. Phơng thức thanh toán:
Các bên thoả thuận về các hình thức và thể thức thanh toán cũng nh
thời hạn thanh toán.
8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế:
9. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế trong đó thời hạn hiệu lực
bao lâu và thời điểm bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hiệu lực hợp
đồng.
10.


Các biện pháp boả đảm thực hiện hợp đồng bao gồm thế chấp tài sản

và bảo lãnh.
11.

Các điều khoản khác
Các điều khoản trên đợc quy định trong Điều 12 Pháp lệnh hợp đồng

kinh tế. Cũng theo Điều 12 này nội dung hợp đồng kinh tế có nhiều loại
khác nhau. Căn cứ vào vai trò, tác dụng của các điều khoản hợp đồng, ngời
ta chia nội dung hợp đồng kinh tế thành các loại sau đây:
Thứ nhất, điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản cơ bản của
một hợp đồng mà khi ký kết hợp đồng bắt buộc các bên phải thoả thuận và


ghi vào trong văn bản hợp đồng, nếu không thoả thuận thì hợp đồng cha
hình thành và mọi thoả thuận khác không có ý nghĩa là hợp đồng. Thông thờng những điều khoản về đối tợng hợp đồng, số lợng, chất lợng, giá cả là
điều khoản chủ yếu. Tuy nhiên, tùy từng loại hợp đồng có các điều khoản
liên quan trực tiếp đến đặc điểm của hợp đồng thì cũng là điều khoản chủ
yếu của hợp đồng kinh tế đó. ví dụ: điều khoản về đặc điểm của hợp đồng
xây dựng, hợp đồng vận tải đợc coi là điều khoản chủ yếu của 2 loại hợp
đồng cụ thể này.
Thứ hai, điều khoản thờng lệ: Là những điều khoản đã đợc pháp luất
ghi nhận mà trong nội dung hợp đồng nếu không ghi vào thì coi nh các bên
mặc nhiên công nhận và phải có trách nhiệm thực hiện các quy định đó nh
đã thoả thuận trong hợp đồng. Ngợc lại nếu các bên thoả thuận thì không đợc trái với các qui định đó. Ví dụ: điều khoản bảo hành hàng hoá, điều
khoản về trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế là các điều
khoản thờng lệ. Với ý nghĩa nh vậy điều khoản thờng lệ không có tác dụng
gì đối với việc hình thành hợp đồng kinh tế. Điều đó có nghĩa là nếu các bên
có thoả thuận hay không thoả thuận các điều khoản này thì hợp đồng vẫn

hình thành khi đã đủ các điều khoản chủ yếu.
Thứ ba, điều khoản tuỳ nghi: Là những điều khoản do các bên tự thoả
thuận với nhau khi cha có qui định của pháp luật hoặc đã có quy định nhng
các bên đợc vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của mình
mà không trái pháp luật. Điều đó có nghĩa là trong một hợp đồng kinh tế
các bên thoả thuận điều khoản về việc chọn một hoặc nhiều cách thức thực
hiện hợp đồng hoặc khuyến khích hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà có thể
đã có hoặc cha có qui định của pháp luật về cách thức đó, ví dụ điều khoản
về bồi thờng vật chất, về áp dụng mức phạt cụ thể khi có vi phạm hợp đồng
kinh tế
c. Ký kết hợp đồng kinh tế


- Nguyên tắc tự nguyện: Việc tham gia hợp đồng hay không là do các
bên toàn quyền định đoạt. Mọi sự ép buộc ký kếthợp đồng kinh tế
giữa bên này với bên kia đều làm cho hợp đồng kinh tế vô hiệu.
Nguyên tắc đó có nghĩa là ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các
đơn vị kinh tế. Không một cơ quan, một đơn vị tổ chức, cá nhân nào
đợc quyền áp đắt ý chí của mình cho đơn vị khi ký kết hợp đồng kinh
tế. Quyền lựa chọn bạn hàng, lựa chọn địa chỉ cung cấp, tiêu thụ sản
phẩm hoặc dịch vụ, quyền hợp đồng hay không ký hợp đồng, quyền
tự do thoả thuận nội dung của hợp đồng
- Nguyên tắc cùng có lợi bình đẳng ngang quyền:
Theo nguyên tắc này, khi ký kết một hợp đồng kinh tế, các chủ thể hợp
đồng đều có vai trò nh nhau trong việc sử dụng quyền và nghĩa vụ mà pháp
luật quy định để thoả thuận những vấn đề mà các bên quan tâm nhằm đạt đợc mục đích cuỗi cùng là thiết lập mối quan hệ hợp dồng kinh tế. Biểu hiện
rõ nét nhất của nguyên tắc này ở chỗ các bên đều có quyền bàn bạc, thể
hiện chí của mình, có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị của
bên kia trong quá trình ký kết hợp đồng kinh tế. Thực hiện nguyên tắc này
không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của các chủ thể

hợp đồng. Bất kể các chủ thể hợp dồng thuộc thành phần kinh tế nào, do
cấp nào quản lý, khi ký kết hợp đồng đều bình đẳng với nhau về quyền và
nghĩa vụ, cùng có lợi trên cơ sở thoả thuận và phải gánh chịu trách nhiệm
vật chất nếu vi phạm hợp đồng đã ký. Không thể có một hợp đồng chỉ mang
lại lợi ích cho một bên hoặc một bên chỉ có quyền mà bên kia chỉ có nghĩa
vụ. Mọi sự áp đặt ý chí của bên này đối với bên kia khi giao kết hợp đồng
mà không có sự chấp nhận của bên kia đều làm cho những thoả thuận khác
không có giá trị.
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm khi tài sản và không trái pháp luật
Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản có nghĩa là nếu có vi phạm hợp đồng,
bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm trả tiền phạt và bồi thờng thiệt
hại ( nếu có thiệt hại xảy ra) cho bên bị vi phạm bằng chính tài sản của


mình mà không phụ thuộc vào cơ quan, tổ chức, cá nhân có lỗi đã gây ra sự
vi phạm đó, trừ các trờng hợp miễn giảm trách nhiệm vật chất. Nguyên tắc
này đợc quy định trong Điều 29 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Điều 21
Nghị định số 17- HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng Bộ trởng nay là
Chính phủ. Qui định này nhằm mục đích xác định rõ chế độ trách nhiệm đối
với các bên trong cùng một quan hệ, tránh các trờng hợp đổ lỗi cho nhau và
cho ngời khác để rũ bỏ trách nhiệm của mình với bên cùng quan hệ .
Nguyên tắc ký kết hợp đồng không trái pháp luật đòi hỏi chủ thể, hình
thức, thủ tục ký kết và nội dung hợp đồng kinh tế của pháp luật phải phù
hợp, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Mọi vấn đề kể trên mà trái
với quy định của pháp luật đều làm cho hợp đồng đó trở thành vô hiệu và có
thể gây thiệt hại về mặt vật chất cho các bên, cho các doanh nghiệp khác và
cho Nhà nớc. Chính vì thế nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với
việc thực hiện hợp đồng kinh tế và việc bảo vệ trật tự kỷ cơng pháp luật,
nâng cáo hiệu lực quản lý của Nhà nớc.
d. Thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế

Có thể chọn một trong hai thủ tục ký kết
- Cách ký kết trực tiếp: là cách ký kết mà theo đó đại diện có thẩm quyền
của các bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, thoả thuận các điều khoản của hợp
đồng và cùng ký vào văn bản hợp đồng tại một địa điểm nhất định. Theo
cách này, hợp đồng đợc hình thành và có giá trị pháp lý từ thời điểm các
bên cùng ký kết vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng đợc ký kết theo cách này
đợc hình thành một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn.
- Cách ký kết gián tiếp: là cách ký kết mà theo đó các bên thoả thuận với
nhau những vấn đề về nội dung hợp đồng bằng cách gửi cho nhau dự thảo
hợp đồng hoặc tài liệu giao dịch có chứa đựng nội dung cần giao dịch., đồng
thời không đảm bảo chắc chắn độ chi tiết của nội dung hợp đồng. Vì vậy để
giảm bớt những hạn chế của cách này, các bên có thể tiến hành ký kết hợp
đồng kinh tế bằng cả hai cách trên.

II. Nội dung của hợp đồng kinh tế


1. Hợp đồng kinh tế đợc ký kết nhằm mục đích kinh doanh
Mục đích này đợc thể hiện ở nội dung công việc mà các bên thoả thuận
nh: Thực hiện hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả
thuận khác có mục đích kinh doanh. Điều đó có nghĩa là hợp đồng kinh tế
phải gắn với quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó ít nhất một bên ký hợp
đồng phải có mục đích kinh doanh, còn bên kia không thể không có mục
đích kinh doanh nhng không có mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinh
hoạt
Đặc điểm này dùng để phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự vì
mục đích chủ yếu của hợp đồng dân sự là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh
hoạt của các bên ký kết hợp đồng
2. Đặc điểm về chủ thể hợp đồng
Theo điều 2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế đợc ký kết

giữa pháp nhân với pháp nhân, hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng
ký kinh doanh theo qui định của pháp luật. Nh vậy, theo qui định này thì
điều kiện để trở thành chủ thể hợp đồng kinh tế là:
- Tổ chức phải là pháp nhân và pháp nhân luôn phải là một bên ký kết,
còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh;
- Cá nhân phải có đăng ký kinh doanh. Cá nhân có đăng ký kinh doanh
đợc hiểu là cá nhân đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo
Thông t hớng dẫn của Toà án nhân dân tối cao số 11 năm 1996 thì cá
nhân có đăng ký kinh doanh chính là doanh nghiệp t nhân. Nhng lu ý
những hợp đồng đợc ký kết giữa hai doanh nghiệp t nhân với nhau
không đợc gọi là hợp đồng kinh tế, vì vậy tranh chấp trong hợp đồng
này đợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
3. Đặc điểm về hình thức của hợp đồng
Theo điều 1 và điều 11 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng phải
đựơc ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. Đây là những văn
bản có chữ ký xác nhận của các bên về nội dung thoả thuân, thể hiện dới


các dạng là công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Việc qui định
ký kết hợp đồng kinh tế bằng văn bản với mục đích sau đây:
- Để ghi nhận một cách đầy đủ, rõ ràng các cam kết của các bên bằng
giấy trắng mực đen. Đây là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành thực
hiện các cam kết trong hợp đồng
- Để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng,
giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm nếu có. Văn bản hợp
đồng kinh tế gồm có các điều khoản hình thức và nội dung. Thông
qua các điều khoản này cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đợc t cách
chủ thể cả các bên, thẩm quyền ký kết hợp đồng của đại diện cải các
bên cũng nh những cam kết về nội dung của hợp đồng có trái với

pháp luật hay không. Từ đó cơ quan có thẩm quyền có khả năng kết
luận tính hợp pháp hay vô hiệu của hợp đồng để xử lý hoặc giải quyết
tranh chấp kinh tế một cách khách quan. Với ý nghĩa này những hợp
đồng đợc ký kết không bằng văn bản thì theo qui định không phải là
hợp đồng kinh tế mà lại là hợp đồng dân sự. Vấn đề này trong thực
tiễn còn nhiều ý kiến khác với qui định trên. Họ cho rằng hợp đồng
này phải là hợp đồng kinh tế vô hiệu, vì nó đợc ký kết trái với pháp
luật
Nh vậy đặc điểm này làm cho hợp đồng kinh tế khác với hợp đồng dân
sự. Theo Bộ luật dân sự thì hợp đồng dân sự không bắt buộc phải ký bằng
văn bản. Tuỳ nội dung của từng quan hệ và ý chí của các bên, hợp đồng dân
sự có thể ký kết bằng văn bản hoặc thoả thuận bằng miệng.

III. Chứng minh những bản đặc điểm đó qua một bản hợp
đồng cụ thể.
Trên đây là một bản hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp đợc ký
kết giữa hai bên: Bên A công ty tu tạo và phát triển nhà và bên B công ty
đầu t xây dựng Hà nội.


1. Đặc điểm về nội dung hợp đồng.
Nội dung công việc mà các bên đã thoả thuận là việc bên B( Công ty Thiết
bị đo lờng kiểm nghiệm MTC) nhận thầu t vấn thiết kế kỹ thuật thi công,
lập dự toán cho bên A( Công ty tu tạo và phát triển nhà ở) Hạng mục hệ
thống cáp truyền hình từ tầng một đến tầng chín cho cả 3 đơn nguyên tại
nhà A6 Giảng Võ Hà Nội. Do đó mục đích chính của hợp đồng này là mục
đích kinh doanh thiết bị đo lờng kiểm nghiệm, hệ thống cáp truyền hình của
công ty thiết bị đo lờng kiểm nghiệm MTC do Giám đốc Nguyễn Xuân
Thắng làm đại diện tham gia ký kết
2. Đặc điểm về chủ thể hợp đồng

chủ thể hợp đồng trên là chủ thể đợc ký giữa pháp nhân với pháp nhân và
pháp nhân tham gia ký kết theo quy định của pháp luật
một bên là công ty tu tạo và phát triển nhà và bên kia là công ty thiếy bị do
lờng kiểm nghiệm MTC nhân danh mình tham gia quan hệ một cách độc
lập, có chức năng kinh doanh.
3. Đặc điểm về hình thức của hợp đồng
hợp đồng kinh tế nói trên là một văn bản Hợp đồng kinh tế số 12/2003/
HĐKT có chữ ký xác nhận của các bên tham gia về nội dung thoả thuận.
Đây là một hợp đồng xây dựng cơ bản.
Về nội dung có các điều khoản trong hợp đồng nh
Tên của các bên tham gia ký kết: Bên A, Bên B..
Điều I: Nội dung của hợp đồng
Điều II. Thời gian thực hiện hợp đồng.
Điều III. Trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Điều IV. Điều khoản về thanh toán.
Điều V. Trách nhiệm chung.
Thông qua các điều khoản ở trên thì cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra
đợc t cách chủ thể của các bên, thẩm quyền ký kết hợp đồng của đại diện
các bên cũng nh những cam kết về nội dung hợp đồng có trái với pháp luật
không.



Tài liệu tham khảo

Giáo trình Luật kinh tế trờng Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội
Luật kinh tế nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Hợp đồng kinh tế giữa công ty tu tạo phát triển nhà và công ty đầu t xây
dựng Hà Nội
Thời báo kinh tế Việt nam



Kết luận
Nền kinh tế Việt nam hiện nay là một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc theo định hớng xã hội
chủ nghĩa
Nhà nớc điều tiết nền kinh tế bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau,
một trong những công cụ không thể thiếu đợc đó là luật. Pháp luật hiện nay
là đã trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trờng văn minh. Do đó
mọi ngời chúng ta phải sống và làm việc theo pháp luật. Đứng trên cơng vị
của các nhà kinh doanh chúng ta phải kinh doanh trong khuôn khổ của pháp
luật.
Mọi hình thức kinh doanh mua bán có hợp đồng đều phải kí kết hợp đồng
đúng theo pháp luật. Đây là một yếu tố quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh
doanh của các bên tham gia mua bán hàng hóa.



×