Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chính sách sản phẩm và chiến lược marketing của son lipice

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.64 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN
Tên đề tài : Chính sách sản phẩm và chiến lược marketing của
son lipice

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Lan Anh
Lớp
: Đ6KT11
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hường

Hà Nội


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 2
Chương I: Cơ sở lý luận…………………………………………………. 3
I. Sản phẩm theo quan điểm marketing…………………………………. 3
II. Chính sách sản phẩm………………………………………………… 3
1. Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm……………………………… 3
2. Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm………………………… 5
3. Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm…………………… 6
4. Thiết kế và marketing sản phẩm mới…………………………………7
III. Những vấn đề trong hoạt động marketing……………………………10
1. Ba bước cơ bản của marketing mục tiêu……………………………..10
2. Các chiến lược marketing đáp ứng thị trường mục tiêu……………. 10
Chương II: Thực trạng vấn đề về marketing……………………………..12


I. Những yếu tố về sản phẩm…………………………………………….12
1. Nhãn hiệu sản phẩm………………………………………………….12
2. Bao gói sản phẩm…………………………………………………….12
3. Chủng loại và danh mục sản phẩm…………………………………..12
II. Tình trạng marketing hiện nay………………………………………..14
1. Thông tin về thị trường mĩ phẩm Việt Nam………………………….14
2. Ba bước của marketing mục tiêu……………………………………..16
3. Tình hình cạnh tranh………………………………………………….16
III. Phân tích cơ hội và vấn đề……………………………………………17
1. Cơ hội và mối đe dọa………………………………………………..17
2. Những điểm mạnh và điểm yếu……………………………………..18
3. Những vấn đề gặp phải……………………………………………...19
IV. Chiến lược marketing mix…………………………………………...19
1. Sản phẩm…………………………………………………………….19
2. Giá ………………………………………………………………..…19
3. Phân phối…………………………………………………………….20
4. Truyền thông…………………………………………………....…....20
V. Những ưu điểm và hạn chế……………………………………………21
1. Ưu điểm……………………………………………………..………..21
2. Hạn chế…………………………………………………….…………21
Chương III: Các định hướng và giải pháp………………………………...22
KẾT LUẬN……………………………………………………….………22
Phụ lục……………………………………………………………………23

2


LỜI NÓI ĐẦU

Lipice là dòng sản phẩm son dưỡng môi của công ty Rohto Việt Nam. Xuất

hiện trên thị trường từ đầu những năm 2000, Lipice đã khẳng định được tên
tuổi của mình và trở thành người bạn tin cậy của các thiếu nữ. Với hình tượng
trẻ trung, năng động, Lipice mang lại cho người dùng một phong cách tự tin,
quyến rũ mà vẫn hết sức năng động.
Các sản phẩm son dưỡng môi Lipice rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã,
phong cách với những dòng sản phẩm rất đa dạng như Lip on lip, Lipice,
Lipice Skilly, Apo,… Lipice đã chiếm được lòng tin và sự yêu mến của các
bạn nữ từ 15 – 25 tuổi.
Chính vì vậy em làm bài tiểu luận này nhằm giúp cho mọi người hiểu được
vì sao Lipice có thể làm được những điều như thế.

3


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Sản phẩm theo quan điểm marketing
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay
ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý
mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm :
Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng. Sản phẩm theo ý tưởng có
chức năng cơ bản là trả lời câu hỏi: về thực chất, sản phẩm này thỏa mãn
những điểm lợi ích cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và chính
đó là những giá trị ma nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng.
Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực. Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt
trên thực tế của hàng hóa. Những yếu tố đó bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh
chất lượng, các đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và đặc
trưng của bao gói.
Cuối cùng là sản phẩm bổ sung. Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho
việc lắp đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và

điều kiện hình thức tín dụng…
II. Chính sách sản phẩm
1. Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
1.1. Nhãn hiệu sản phẩm và các bộ phận cấu thành
Quyết định về nhãn hiệu cho những sản phẩm cụ thể là một trong những
quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing cho chúng.
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa
chúng, được dùng để xác sản phẩm của một người bán hay một nhóm người
bán và để phân biệt chúng với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
1.2. Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu

4


Quyết định về việc gắn nhãn
Việc gắn nhãn có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối
với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường
qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, đặc biệt là ở
nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việc quản lý chống làm hàng giả.
Quyết định người chủ nhãn hiệu
Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn chính mình là chủ đích thực về nhãn
hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau
nhãn hiệu sản phẩm lại không phải nhãn hiệu của nhà sản xuất.
Quyết định về chất lượng hàng hóa gắn với nhãn hiệu
Chất lượng đó là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà một
số sản phẩm cụ thể với nhãn hiệu nhất định có thể mang lại. Trước khi quyết
định mức độ chất lượng, các nhà sản xuất cần tìm hiểu kĩ khách hàng quan
niệm những yếu tố nào phản ánh chất lượng cho một sản phẩm cụ thể.
Quyết định về tên nhãn hiệu
Khi quyết định đưa ra một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm ra thị trường, gắn

nhãn hiệu cho chúng người sản xuất còn gặp phải vấn đề nên đặt tên cho nhãn
hiệu sản phẩm như thế nào ?
Có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu:
- Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng co đặc
tính khác nhau ít nhiều.
- Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công
ty.
Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của
sản phẩm.
- Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng)
do công ty sản xuất.
Quyết định mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu
Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kì một mưu toan nào hướng
vào việc sử dụng một tên nhãn hiệu đã thành công gắn cho một mặt hàng cải
tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường.
Việc mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu đã thành công có ưu điểm là tiết
kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác
cho sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến. Nhưng nếu như sản phẩm mới không

5


được ưa thích thì có thể làm giảm uy tín của bản thân nhãn hiệu đó cho tất cả
các sản phẩm.
Quyết định quan điểm nhiều nhãn hiệu
- Nhiều nhãn hiệu riêng là quan điểm người bán sử dụng hai hay nhiều
nhãn hiệu cho các mặt hàng hoặc các chủng loại sản phẩm. Mỗi loại sản
phẩm, mỗi chủng loại có tên nhãn hiệu riêng như vậy gọi là sản phẩm đặc
hiệu.
Tuy nhiên, nhiều nhãn hiệu cũng có thể tạo ra sự phân tán nguồn lực và chia

cắt thị trường.
2. Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm
2.1. Quyết định về bao gói
Bao gói là yếu tố rất quan trọng về các phương diện khác nhau.
Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing, bởi vì:
một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng gia
tăng. Hai là, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng
tăng. Ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu. Bốn là,
tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm.
Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho một sản phẩm, nhà quản trị marketing phải
thông qua hàng loạt các quyết định kế tiếp như sau:
- Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào ?
- Nó đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Nó cung cấp
những thông tin gì về sản phẩm?...
- Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc,
nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không? Khi thông qua các
quyết định này phải gắn với các công cụ khác của marketing.
- Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm về kỹ thuật, thử
nghiệm về kinh doanh, thử nghiệm về khả năng chấp nhận của người tiêu
dùng.
- Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi
ích của bản thân công ty.
- Quyết định về các thông tin trên bao gói. Những thông tin chủ yếu được
thể hiện qua bao gói là:
Thông tin về sản phẩm, chỉ rõ đó là hàng gì?
Thông tin về phẩm chất sản phẩm.
Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm.
6



Thông tin về kĩ thuật an toàn khi sử dụng.
Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích
thích tiêu thụ.
Các thông tin do luật quy định.
2.2. Quyết định về dịch vụ khách hàng
Một yếu tố khác cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh là dịch vụ khách hàng. Các
nhà marketing phải quyết định bốn vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
cho khách hàng.
- Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng
công ty có thể cung cấp là gì? Tầm quan trọng tương đối từng yếu tố dịch
vụ đó.
- Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cho
khách hàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh.
- Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay
theo mức giá cả nào?
- Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ: công ty tự tổ chức lực lượng cung
cấp dịch vụ, dịch vụ được cung cấp bởi các trung gian buôn bán, dịch vụ
do tổ chức độc lập bên ngoài công ty cung cấp.
Khi quyết định về dịch vụ, công ty phải căn cứ vào ba yếu tố chính là nhu
cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả năng của công ty.
3. Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm
3.1. Định nghĩa về chủng loại sản phẩm
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau
do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách
hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn
khổ cùng một dãy giá.
3.2. Quyết định về bề rộng của chủng loại sản phẩm
Bề rộng chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành
phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như theo kích cỡ, theo công suất…
Vấn đề đặt ra mà các công ty gặp phải là mở rộng và duy trì bề rộng của

chủng loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đề này công ty có hai
hướng lựa chọn.

7


Một là, phát triển chủng loại. Phát triển chủng loại có thể được thực hiện
bằng các cách thức sau:
- Phát triển hướng xuống dưới
- Phát triển hướng lên trên
- Phát triển theo cả hai hướng
Hai là, bổ sung mặt hàng cho chủng loại sản phẩm. Cách làm này có ý nghĩa
là theo bề rộng mà công ty đã lựa chọn, công ty cố gắng đưa thêm những
mặt hàng mới trong khuôn khổ đó. Việc bổ sung những sản phẩm được đặt ra
xuất phát từ các mục đích sau:
- Mong muốn có thêm lợi nhuận
- Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có
- Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
- Mưu toan mở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ
3.3. Quyết định về danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị
sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục
sản phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ
hài hòa của nó.
- Bề rộng của danh mục sản phẩm là tổng số các chủng loại sản phẩm do
công ty sản xuất
- Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm là tổng số những mặt hàng
thành phần của nó.
- Bề sâu của danh mục sản phẩm là tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể
được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại.

- Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm phản ánh mức độ gần gũi của
sản phẩm thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích
sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh
phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó.
Bốn thông số đặc trưng cho danh mục sản phẩm mở ra cho công ty bốn
hướng chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm.
4. Thiết kế và marketing sản phẩm mới
4.1. Khái quát về sản phẩm mới
Mỗi công ty đều phải quan tâm đến chương trình phát triển sản phẩm mới
nếu muốn tồn tại và phát triển với uy tín ngày càng tăng.
Theo quan điểm marketing, sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về
8


nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ các sản phẩm mới hiện có hoặc những
mới do kết quả nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm của công ty. Nhưng dấu hiệu
quan trọng nhất đánh giá sản phẩm đó là sản phẩm mới hay không phải là sự
thừa nhận của khách hàng.
4.2. Các giai đoạn thiết kế và marketing sản phẩm mới
• Hình thành ý tưởng
Tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm là bước đầu tiên quan trọng để hình
thành phương án sản xuất sản phẩm mới. Việc tìm kiếm này phải được tiến
hành một cách có hệ thống và thường căn cứ vào các nguồn thông tin sau:
- Từ phía khách hàng, qua thăm dò ý kiến của họ, trao đổi với họ, thư từ và
đơn khiếu nại họ gửi đến, các thông tin họ phản ánh trên báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng…
- Từ các nhà khoa học
- Nghiên cứu những sản phẩm thành công hay thất bại của đối thủ cạnh
tranh
- Nhân viên bán hàng và những người của công ty thường tiếp xúc với

khách hàng
- Những người có bằng sáng chế phát minh, các trường đại học, các
chuyên gia công nghệ và quản lý, các nhà nghiên cứu marketing
• Lựa chọn ý tưởng
Mục đích của việc lựa chọn ý tưởng là để cố gắng phát hiện sàng lọc và thải
loại những ý tưởng không phù hợp, kém hấp dẫn, nhằm chọn được những ý
tưởng tốt nhất. Để làm được điều này mỗi ý tưởng về sản phẩm mới cần được
trình bày bằng văn bản trong đó có những nội dung cốt yếu là: mô tả sản
phẩm, thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh, ước tính sơ bộ quy mô thị
trường, mục tiêu chiến lược…
• Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới
Sau khi đã có những ý tưởng được chọn lựa, mỗi ý tưởng phải được xây
dựng thành những dự án lớn.
Sau khi đã có dự án về sản phẩm, cần phải thẩm định từng dự án này. Qua
thẩm định dựa trên ý kiến của khách hàng tiềm năng kết hợp với các phân tích
khác nữa công ty sẽ lựa chọn được một dự án sản phẩm chính thức.

9


• Soạn thảo chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Sau khi dự án sản phẩm mới tốt nhất được thông qua, công ty cần soạn thảo
chiến lược marketing cho nó. Chiến lược marketing cho sản phẩm mới bao
gồm ba phần:
- Phần thứ nhất mô tả quy mô, cấu trúc thị trường và thái độ của khách
hàng trên thị trường mục tiêu, dự kiến xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về
- khối lượng bán, thị phần và lợi nhuận trong những năm trước mắt.
- Phần thứ hai trình bày quan điểm chung về phân phối sản phẩm và dự
đoán chi phí marketing cho năm đầu.
- Phần thứ ba trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ,

lợi nhuận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố marketing-mix.
• Thiết kế sản phẩm mới
Trong giai đoạn thiết kế các dự án sản phẩm phải được thực hiện thành
những sản phẩm hiện thực, chứ không chỉ là những mô tả khái quát như các
bước trên. Để làm việc này, bộ phận nghiên cứu thiết kế sẽ tạo ra một hay
nhiều phương án hay mô hình sản phẩm. Theo dõi và kiểm tra các thông số
kinh tế - kỹ thuật, các khả năng thực hiện vai trò của sản phẩm và từng bộ
phận, chi tiết cấu thành nó. Tạo ra sản phẩm mẫu, thử nghiệm chức năng của
nó trong phòng thí nghiệm, kiểm tra thông qua khách hàng hay người tiêu
dùng để biết ý kiến của họ.
• Thử nghiệm trong điều kiện thị trường
Nếu sản phẩn mới đã qua việc thử nghiệm chức năng và sự kiểm tra của
người tiêu dùng thì công ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử nghiệm trong điều
kiện thị trường. Ở bước này người ta vừa thử nghiệm sản phẩm vừa thử
nghiệm các chương trình marketing. Vì vậy đối tượng được thực hiện có thể
là: vừa là khách hàng, vừa là nhà kinh doanh(buôn bán) và các chuyên gia có
kinh nghiệm. Nhưng mục tiêu theo đuổi trọng yếu trong bước này là để thăm
do khả năng mua và dự báo chung về mức tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu đó
sản phẩm sẽ được bán thử ở trên thị trường.
• Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung sản phẩm mới ra thị
trường
Sau khi thử nghiệm thị trường công ty đã có căn cứ rõ nét hơn để quyết định
có sản xuất đại trà sản phẩm mới hay không. Trong giai đoạn này công ty phải
thông qua bốn quyết định:

10


-


Khi nào thì tung ra sản phẩm mới chính thức vào thị trường?
Sản phẩm mới sẽ được tung gia ở đâu?
Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào
Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ
trợ nào để xúc tiến việc bán?

III. Những vấn đề trong hoạt động marketing
1. Ba bước cơ bản của marketing mục tiêu
Bước 1: Phân đoạn thị trường
Vấn đề trọng tâm của phân đoạn thị trường là phải lựa chọn được các cơ sở
phân đoạn sao cho các đoạn thị trường đã xác định phải hàm chứa được những
đặc điểm của người mua gắn liền với những đòi hỏi riêng về sản phẩm và các
hoạt động marketing khác.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp cần trả lời được hai câu hỏi cơ bản:
- Chọn nhóm khách hàng (đoạn thị trường) nào?
- Chọn bao nhiêu đoạn làm thị trường mục tiêu/thị trường trọng điểm.
Bước 3: Định vị thị trường
Định vị thị trường bao gồm những hoạt động marketing mang tính chất chiến
lược nhằm tìm kiếm, tạo dựng và tuyên truyền những lợi ích đặc biệt mà
doanh nghiệp cung ứng cho thị trường mục tiêu. Định vị tốt thì sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ có được một hình ảnh rõ ràng có giá trị trong tâm trí của
khách hàng mục tiêu.
2. Các chiến lược marketing đáp ứng thị trường mục tiêu
2.1.

Chiến lược marketing không phân biệt

Doanh nghiệp bỏ qua ranh giới của các đoạn thị trường được lựa chọn. Ưu
thế lớn nhất của nó là tiết kiệm chi phí nhờ khai thác được lợi thế quy mô, sản

xuất và phân phối một chủng loại sản phẩm hạn hẹp và đồng nhất. Tuy nhiên,
nó cũng có những hạn chế đáng kể. Thứ nhất, không dễ dàng tạo ra một nhãn
11


hiệu có khả năng thu hút mọi khách hàng ở nhiều đoạn thị trường. Thứ hai,
khi có nhiều doanh nghiệp cùng áp dụng kiểu marketing này sẽ làm cho cạnh
tranh trở lên gay gắt hơn. Thứ ba, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc
đối phó với những rủi ro khi hoàn cảnh hoàn cảnh kinh doanh thay đổi.
2.2.

Chiến lược marketing phân biệt

Doanh nghiệp quyết định tham gia vào nhiều đoạn thị trường và áp dụng
những chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn. Chiến lược này tỏ ra
ưu thế hơn trong việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn đa dạng của thị trường.
Bất lợi phải kể đến của chiến lược này là doanh nghiệp phải đối phó với sự gia
tăng về chi phí bỏ ra trong sản xuất và thương mại.
2.3.

Chiến lược marketing tập trung

Doanh nghiệp sẽ dồn sức tập trung tập trung vào một đoạn thị trường hay
một phần thị trường nhỏ mà doanh nghiệp cho là quan trọng nhất và giành cho
được vị trí vững chắc tren đoạn thị trường đó. Ưu thế của chiến lược
marketing tập trung là doanh nghiệp có thể dễ dàng dành một vị trí vững
mạnh trên thị trường đã chọn. Rủi ro doanh nghiệp có thể gặp là quy mô nhu
cầu ở đoạn thị trường mục tiêu có thể giảm sút lớn.

12



CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VỀ MARKETING
I. Những yếu tố về sản phẩm
1. Nhãn hiệu sản phẩm
Đặc điểm của nhãn hiệu :
“Đôi môi ngọt ngào như kem’’ chính là thông điệp mà Lipice muốn gửi đến
mọi người. Biểu tượng của lipice trẻ trung, tươi mới với sắc hồng chủ đạo thu
hút sự chú ý. Hình ảnh mà Rohto xây dựng cho dòng sản phẩm này là sự tự
tin, năng động, trẻ trung và quyến rũ.
Màu sắc chủ đạo là màu hồng, tiêu biểu cho sự trẻ trung, năng động, duyên
dáng và đáng yêu của người thiếu nữ.
Quyết định trên nhãn hiệu :
Tên nhãn hiệu “Lipice’’ mang lại ý nghĩa rất gần gũi, thân quen, dễ đọc, dễ
nhận biết và dễ nhớ, nó khác biệt hẳn với những tên khác. Mỗi loại sản phẩm
đều có slogan, công dụng riêng.
2. Bao gói sản phẩm
Bao gói chính là công cụ đắc lực của hoạt động marketing
Cũng giống như các sản phẩm khác, sản phẩm lipice cũng có lớp tiếp xúc
sản phẩm, lớp bảo vệ tiếp xúc và lớp bao bì vận chuyển.
Vỏ của sản phẩm được trang trí bắt mắt, hình dáng cách điệu. Bao bì tiếp xúc
trực tiếp với sản phẩm thường có dạng hình trụ thuận lợi cho việc sử dụng và
được làm từ nhựa.
Trên bao bì luôn thể hiện các thông tin về khối lượng tịnh, thành phần, ngày
sản xuất và hạn sử dụng, công dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng…
Dịch vụ khách hàng: Công ty tự tổ chức mạng lưới dịch vụ khách hàng tại
các trung tâm, siêu thị… Cung cấp dịch vụ khuyến mãi trực tiếp, phân tán tại
các điểm khuyến mãi.
3. Chủng loại và danh mục sản phẩm


13


Các loại sản phẩm của lipice được yêu thích cùng với slogan :
Lipice tăng cường dưỡng ẩm cho môi thêm mềm mại, căng mịn cùng hương
thơm tươi mát, ngọt ngào như vườn trái chín thơm lừng.
Lipice sheer Color với sắc hồng tự nhiên tạo nên nét đặc trưng cho riêng
bạn cùng công
thức dưỡng hoàn hảo cho môi xinh càng xinh.
Lipice Sheer Color Orangy trong sắc hồng xinh pha thêm chút cam tự
nhiên cho nét môi thêm xinh tươi cùng hương cam thanh mát.
Lipice Sheer Color Soft Touch dạng gel trong suốt, chạm nhẹ và nâng niu
để bạn thêm yêu làn môi hơn với sắc hồng tự nhên tươi trẻ cùng hương trái
cây chín mọng ngọt ngào.
Miracle Apo Lip Stick cho đôi môi thật nổi bật bởi các hạt Miracle Shine
lấp lánh cùng sắc màu thời trang.
Miracle Apo Lip & Cheek Tint cho bạn kiểu trang điểm kiểu môi xí muội
thời trang cùng đôi má ửng hồng tươi tắn.
Miracle Apo Lip Gloss giúp làn môi trở lên căng mọng, mịn màng đầy
quyến rũ với các hạt nhũ lấp lánh.
Mentholatum Water Lip tối ưu hóa khả năng dưỡng ẩm giúp duy trì sự
mềm mịn cho môi thường xuyên trang điểm.
Mentholatum Water Lip Massage Therapy thúc đẩy quá trình tuần hoàn
máu, loại bỏ tế bào chết trên da, cho môi luôn mềm mượt, hồng hào tự nhiên.
Metholatum Water Lip Bloom Pink & Bloom Orange dưỡng ẩm tối ưu,
cho môi cảm giác tươi mát.
Lipice Baby Lips giúp bạn cảm nhận sức sống căng tràn của đôi môi thuở
bé thơ, giúp nuôi dưỡng sâu và tăng độ đàn hồi cho làn môi.
Lip On Lip Water Color mang đến sắc màu thời trang, trong mỏng mà rạng
rỡ cho đôi môi.


14


Lip On Lip Gloss mượt mà lướt êm cho đôi môi thêm căng mọng, sắc môi
thêm ngọt ngào trong ánh nhũ lấp lánh đầy gợi cảm.
Lip On Lip Venus với sắc màu rực rỡ, lâu phai đầy mê hoặc sẽ đánh thức vẻ
đẹp của Thần Vệ Nữ trong chính bạn.
Lip On Lip Intersive Rouge với sự tinh sảo giữa lối dưỡng chuyên sâu bên
trong và lớp son màu bên ngoài, cho đôi môi đẹp hoàn hảo từ trong ra ngoài.
Lip Pure được đặc chế dành cho môi nhạy cảm với các thành phần hoàn
toàn tự nhiên dùng trong thực phẩm giúp dưỡng ẩm tối ưu và rất an toàn cho
môi.
Oxy Perfect Cool Lip cho bạn cảm giác mát lạnh, giúp đôi môi mềm mại
mà vẫn thể hiện vẻ nam tính, khỏe khoắn.
II. Tình trạng marketing hiện nay
1. Thông tin về thị trường mĩ phẩm Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 30%, thị trường mỹ phẩm
đang càng ngày càng trở nên sôi động và hấp dẫn hơn bao giờ hết, đặc biệt là
thị trường dành cho giới trẻ. Hàng loạt sản phẩm mới của Rohto-Mentholatum
LG Vina, Oriflame, Avon, Thorakao, Mỹ phẩm Sài Gòn… tung ra trong thời
gian gần đây đang khai thác nhu cầu thích làm đẹp nhắm vào nhóm học sinh
trung học, sinh viên và bạn trẻ mới có việc làm.
Kết quả nghiên cứu thị trường về tiêu dùng mỹ phẩm ở độ tuổi dưới 25 của
một công ty nghiên cứu thị trường tại 30 trường phổ thông, cao đẳng, đại học
và các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng và Cần Thơ cho thấy: có 30% số học sinh ở độ tuổi 15 - 16 đã bắt đầu
làm quen với một trong các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như:
sữa rửa mặt, sữa tắm, nước dưỡng cân bằng da, kem dưỡng chống mụn, son
dưỡng môi… Tỷ lệ tiêu dùng này tăng dần và tăng cả số lượng theo độ tuổi.

Đến khoảng 17- 19 tuổi, tỷ lệ có dùng mỹ phẩm là 70%, và trên 19 tuổi thì tỷ
lệ này đã gần 90%; số lượng các loại sử dụng từ 3 món trở lên.
Tại Việt Nam, mỹ phẩm dành riêng cho giới trẻ bắt đầu được chú ý đến từ
cuối năm 2000 với một số loại sản phẩm tạo màu như son dưỡng làm bóng
môi màu nhạt. Đến năm 2001 được lăng xê lên thành các kiểu trang điểm mắt
15


xanh, môi bóng, phủ kim nhũ lấp lánh trên mặt, cổ và tay. Năm 2002, mỹ
phẩm của Rohto - Mentholatum có vẻ thắng thế khi liên tục tung ra những
màu son dưỡng môi hấp dẫn các học sinh và đến 2003 nhãn hiệu Essance
cùng với các các công ty mỹ phẩm trong và ngoài nước liên tục giới thiệu
những nhóm mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da riêng biệt chỉ dành cho giới
trẻ.
Đến tháng 10.2004, thị trường đã có gần 20 nhóm sản phẩm dành cho độ tuổi
này: Essance, Clear+, Visions, LipIce, Tea Tree, Color Trend, Flavor
Savers… Mới đây nhất, mỹ phẩm Sài Gòn cũng vừa đưa ra loại nước hoa
Fantasy dành riêng cho nữ sinh.
Đặc biệt đối với thị trường son môi thì hiện tại các dòng sản phẩm phổ biến là
Lipice, Nivea, Labello, Essance, Avon, Oriflame, … Các hãng này đều nhắm
vào độ tuổi từ 15-25 tuổi và cạnh tranh nhau rất gay gắt. Đây vừa là động lực
để các hãng phát triển nhưng đồng thời cũng mang đến cho họ những áp lực
nặng nề.
2. Ba bước của marketing mục tiêu
• Phân đoạn thị trường
- Địa lí: Nơi đông đúc dân cư, thành thị, nơi có tập trung nhiều bạn trẻ
- Nhân khẩu: Sản phẩm nhắm vào đoạn thị trường là nữ giới trong độ tuổi từ
15 – 25 tuổi, chủ yếu là học sinh, sinh viên, người mới đi làm có mức sống
trung bình trở lên.
Lipice chia những đối tượng này ra thành các đoạn thị trường:

Đối tượng khách hàng này được xác định là có mức sống từ trung bình trở
lên chủ yếu khách hàng mục tiêu của đoạn tị trường này là các bạn nữ độ tuổi
từ 15 đến 19 tuổi.
Những khách hàng có mức sống từ trung bình khá trở lên chủ yếu nhắm
vào các khách hàng ở độ tuổi từ 19 đến 25 tuổi.
- Tâm lí: Nhắm vào những bạn nữ trẻ trung, năng động, có nhiều đam mê,
thích làm đẹp, thích sự duyên dáng,thích giao tiếp, kết bạn,…
- Hành vi: Mua thường xuyên đặc biệt là vào khi thời tiết hanh khô, sử dụng
hàng ngày. Ích lợi mang lại cho khách hàng là chất lượng và kinh tế.
16


• Lựa chọn thị trường mục tiêu
Tập trung vào 1 đoạn thị trường là dành cho nữ giới với độ tuổi từ 15-25
tuổi, năng động,….
Đây là khúc thị trường sôi nổi,nhiều cạnh tranh và luôn đòi hỏi sự mới mẻ.
Khách hàng trong khúc thị trường này dễ bị tác động bởi trào lưu, mốt và bởi
những người nổi tiếng mà họ hâm mộ,… Họ có nhu cầu chăm sóc bản thân
cao và mua sắm các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp một cách thường xuyên.
Trên căn cứ những phân đoạn thị trường đó, Lipice đưa ra các sản phẩm phù
hợp với mỗi đoạn thị trường đó.
Đối với đoạn thị trường cao cấp, hãng tung ra dòng Lip On Lip với 5 loại sản
phẩm
Đối với thị trường bình dân, hãng có các sản phẩm Lipice, Lipice Skilly,
Lipice Sheer Color, I Love Café, Apo, …
• Định vị sản phẩm
Lipice đặt chiến lược cạnh tranh về lợi ích của khách hàng:
- Dù là dòng sản phẩm cao cấp Lip on Lip hay Lipice thông thường, so với
các loại sản phẩm son môi cao cấp hay bình dân của các hãng khác thì những
sản phẩm của Rohto giá không đắt hơn mà chất lượng không hề thua kém.

- Bên cạnh đấy, các chương trình khuyến mãi của Lipice cũng luôn thay đổi,
kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm của mình và giữ được khách hàng
trung thành với nhãn hàng này.
Công cụ để khuếch trương thương hiệu: quảng cáo trên báo, đài phát thanh, ti
vi, mạng internet,…
3. Tình hình cạnh tranh
Đoạn thị trường dành cho khách hàng từ 15-25 tuổi là đoạn thị trường hấp
dẫn thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ của Lipice càng ngày càng
trở nên đông đảo với sự có mặt của các hãng như Essance, LG-vina, Oriflame,
Nivea, Labello,… Các hãng này cạnh tranh nhau về chất lượng, mẫu mã,…
Essance với định hướng mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho người sử dụng,
Oriflame thì lại định hướng về chất lượng cho sản phẩm với chiết xuất từ

17


thiên nhiên, không làm tổn hại môi trường và bảo vệ làn da. Các sản phẩm của
Nivea thì mang lại cho các cô gái một vẻ đẹp tinh khiết,…
Các quảng cáo của Lipice xuất hiện đều đặn trên các báo, ti vi, đài phát thanh
với một sự trẻ trung, tươi mới mà gần gũi, mang đậm phong cách thuần Việt
mà không hề thiếu sự hiện đại đã gây cho khách hàng mục tiêu của doanh
nghiệp những ấn tượng tốt đẹp.
Đối thủ cạnh tranh chính của Rohto trong lĩnh vực chăm sóc môi đó chính là
Nivea, Essance đối với dòng sản phẩm bình dân. Còn với mặt hàng son môi
cao cấp thì có thể kể đến các đối thủ có thương hiệu mạnh như Oriflame hay
Avon.
Song không thể không kể đến sự cạnh tranh gay gắt của dòng mỹ phẩm từ
Trung Quốc. Những dòng sản phẩm này màu sắc tươi tắn, đa dạng mà giá lại
khá rẻ,… Để có thể giữ vững và phát triển được thị trường như hiện nay,
Rohto còn nhiều việc phải làm.

III. Phân tích cơ hội và vấn đề
1. Cơ hội và mối đe dọa
Thị trường mỹ phẩm càng ngày càng phát triển đã mang lại nhiều cơ hội cho
Lipice
-Càng ngày, giới trẻ càng quan tâm đến mỹ phẩm và sử dụng chúng một
cách thường xuyên để mang lại sự tự tin cho bản thân mình. Thị trường càng
ngày càng mở rộng và yêu cầu của người sử dụng càng ngày càng đa dạng
hơn.
-Nền kinh tế phát triển dẫn đến sự sôi động trong thị trường hàng hóa, hệ
thống phân phối của Lipice cũng như các hàng hóa khác phát triển và mở rộng
ra khắp nơi.
-Các cửa hàng lưu niệm, hiệu thuốc,… sẵn sàng tiếp nhận Lipice bởi giá cả
hợp túi tiền người mua và được nhiều người ưa chuộng.
-Tâm lí của giới trẻ thường là : các quyết định chọn mua một loại sản phẩm
nào đó đều bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động tâm lý từ bạn bè, quảng cáo, sách
báo thời trang… Theo trào lưu của cuộc sống, khách hàng trẻ nhanh chóng
thay đổi nhãn hiệu khi có sản phẩm mới hợp với họ. Và trong số các tiêu chí

18


để giới trẻ chọn mua thì màu sắc bắt mắt và mẫu mã bao bì tươi tắn, năng
động được quan tâm nhiều hơn là nội dung sản phẩm bên trong.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng phải chịu không ít những đe dọa:
-Sự mở rộng của thị trường và sự tăng lên về những yêu cầu của khách hàng
cũng mang đến cho doanh nghiệp những thách thức. Doanh nghiệp sẽ vừa
phải tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng cũng đồng thời phải
cân nhắc lại mục tiêu marketing của mình. Khi thị trường mở rộng, doanh
nghiệp rất dễ bị lầm lẫn trong việc phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường
để tập trung vào khách hàng mục tiêu của mình.

-Càng ngày, giới trẻ càng hướng đến những sản phẩm có thương hiệu và uy
tín lâu đời trên thị trường và là hàng cao cấp, tuy nhiên, Lipice chưa làm được
điều này.
-Các hãng thi nhau tung ra những sản phẩm mới với những tính năng mới
như vừa dưỡng môi, vừa mang lại độ bóng, tạo độ hồng cho môi,… Tuy
nhiên, Lipice ít tính năng hơn mà càng ngày các bạn trẻ lại ưa sử dụng hàng
hóa có đa tính năng nhiều hơn.
-Một số đối thủ cạnh tranh tung ra sản phẩm tuy có đắt hơn nhưng chất
lượng hơn.
2. Những điểm mạnh và điểm yếu
Điểm mạnh:
-Trong những năm gần đây, Lipice đã trở thành một thương hiệu gần gũi và
quen thuộc với người tiêu dùng, tạo ra trong giới trẻ một trào lưu sử dụng và
hiệu ứng sử dụng sản phẩm rộng khắp.
-Cách trang trí tại các điểm có bán Lipice được trang trí hấp dẫn và bắt mắt
với màu sắc tươi tắn, bảng quảng cáo, băng rôn,…
-Lipice đã tung ra những khuyến mãi hấp đẫn khách hàng và thay đổi liên
tục hình thức khuyến mãi.
-Giá của Lipice khá cạnh tranh, vừa túi tiền của các bạn trẻ, đặc biệt là các
bạn có mức sống vừa phải.
Điểm yếu:

19


-Trong sản phẩm của Lipice vẫn còn chứa nhiều chì hơn một số các sản
phẩm cùng loại, điều này có thể gây kích ứng khi khách hàng sử dụng.
-Chất lượng sản phẩm của Lipice không trội hơn so với các đối thủ cạnh
tranh và giá bán của sản phẩm chưa phải là rẻ nhất.
3. Những vấn đề gặp phải

-Lipice cần xem xét xem mình có cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm hay không?
-Lipice có cần phải phát triển những tính năng của sản phẩm hay không?
IV. Chiến lược Marketing Mix
1. Sản phẩm
Lipice có nhiều dòng sản phẩm:
- Lipice: Lipice, Lipice Skilly, Lipice Sheer Color, Lipice Aroma, Lipice Bee
- Soft
- Lip on Lip: Lip on Lip Venus, Lip on Lip Water Color, Lip on Lip Gloss,
Lip on Lip Dewy, Lip on Lip Allure P'letto
- I Love Café
- Apo
Sản phẩm Lipice của Rohto lại có ưu thế hơn các sản phẩm cùng loại bởi nó
đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và luôn đặt lợi ích của khách hàng
lên trước nhất.
Điều này được thể hiện trước hết ở sự đa dạng về bao bì, mẫu mã của sản
phẩm. Những thỏi Lipice nhỏ gọn, tiện sử dụng với mẫu mã rất bắt mắt và thu
hút sự chú ý.

2. Giá
Giá của một thỏi Lipice bình thường không đắt hơn so với sản phẩm cùng
loại của các hàng khác. Giá trung bình của một thỏi Lipice là từ 27.000 đến

20


38.000 đồng đối với dòng sản phẩm bình dân và từ 60.000 đến 100.000 đồng
đối với dòng sản phẩm cao cấp. Trong khi đó, giá của một thỏi son của các
hãng khác trung bình từ 39.000 đến 49.000 đồng đối với dòng sản phẩm bình
dân và trên 100.000 đối với dòng sản phẩm cao cấp. Đây là một điểm lợi thế

cạnh tranh rất tốt cho sản phẩm.
3. Phân phối
Công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp: các của hàng bán lẻ,các hiệu
thuốc, các siêu thị,…
4. Truyền thông
- Khuyến mãi: Tích điểm đổi quà, bốc thăm trúng thưởng, dây buộc tóc,
vòng đeo cổ, dây áo, đổi vỏ sản phẩm lấy quà,… Lipice có rất nhiều chương
trình khuyến mãi lớn như : “Môi xinh Lipice - Thật Style ngày hè’’, “NHANH
MẮT BẮT QUÀ LIPICE”, hay “Cùng yêu Lipice, thêm yêu thương’’, “Chào
Lipice”, “Lipice hồng hồng môi”, “Lipice cùng 50 chuyến du lịch đến
Singapore”… và chương trình khuyến mãi đang được thực hiện là “Yêu
Lipice - sống phong cách mới’’.
- Bên cạnh đó, Lipice còn thường xuyên tổ chức tiếp thị tại các siêu thị lớn,
những trung tâm thương mại lớn.
- Quảng cáo:
Mỗi loại sản phẩm Lipice lại có một clip, áp phích quảng cáo và người đại
diện riêng cho mình. Lipice đã từng mời nhiều những người nổi tiếng làm đại
diện như: ca sỹ Thùy Lâm và Linh Chi là 2 đại diện cho Lipice Sheer Color,
Ca sỹ Mỹ Tâm, Tăng Thanh Hà, Trương Chi Trúc Diễm lại là những người
đại diện cho sản phẩm Lip On Lip, Ana đại diện cho dòng Apo…
Gần đây Lipice mời các ca sĩ được các bạn tuổi teen yêu thích như Thanh
Tâm, Mi Du, Minh Hằng và Đông Nhi làm người đại diện. bên cạnh đó còn
hợp tác làm video clip ca nhạc nhằm quảng bá cho các dòng son Lipice: Minh
Hằng với “Sắc môi em hồng’’ và Đông Nhi với “Nhớ mãi nụ cười xinh’’.
Quảng cáo trên báo với mức độ khá dày, tập trung vào các báo dành cho học
sinh, sinh viên như Hoa Học trò, Mực tím, Sinh viên,…
Ngoài ra, Rohto còn thực hiện việc treo banner quảng cáo trên các trang báo
điện tử dành cho giới trẻ và các diễn đàn dành cho tuổi teen.

21



Việc tổ chức quảng trên đài phát thanh được tập trung vào các chương trình
ca nhạc như Làn Sóng Xanh và việc quảng cáo thông qua băng rôn, biển bảng
đã tạọ ra sự thu hút của Lipice đối với khách hang mục tiêu của mình.
- PR: Tổ chức các buổi ra mắt sản phẩm mới, tài trợ cho các chương trình ca
nhạc,…
- Sự kiện: Tổ chức các buổi lễ bốc thăm trúng thưởng và trao thưởng rất
hoành tráng.
V. Những ưu điểm và hạn chế
1. Ưu điểm
Với chiến lược bao phủ thị trường ngay từ khi mới xuất hiện, các sản phẩm
của chăm sóc môi của Lipice đã đạt được những thành công nhất định. Hầu
hết các bạn trẻ đều biết đến sản phẩm Lipice và sắm riêng cho mình một thỏi
Lipice để trong túi.
Các sản phẩm Của Lipice sở dĩ được đón nhận như thế bởi khi xuất hiện,
Lipice đã tạo cho mình một phong cách rất riêng, trẻ trung, sôi nổi. Các sản
phẩm của Lipice đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã và cũng rất hợp
túi tiền người mua.
Ưu điểm của Lipice phải kể đến các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, các
chương trình khuyến mãi liên tục và đội ngũ nhân viên tiếp thị rất hiệu quả.
Thị trường mỹ phẩm dành cho giới trẻ là một thị trường khá nhạy cảm, các
bạn trẻ chạy theo mốt và chịu ảnh hưởng nhiều của Quảng Cáo. Chính vì vậy
mà khi làm truyền thông, một thành công nữa của Lipice còn là ở việc lựa
chọn những người đại diện cho sản phẩm của mình.
2. Hạn chế
Có thể nói rằng con đường thành công của bất cứ hãng nào cũng phải gặp
những khó khăn nhất định.
Hạn chế của Lipice chính là ở việc các sản phẩm của Lipice chưa có nhiều
công dụng như các sản phẩm cùng loại của các hãng khác. Việc nâng cao chất

lượng sản phẩm là hết sức cần thiết để Lipice có thể cạnh tranh được với các
nhãn hiệu mạnh khác.

22


CHƯƠNG III: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Lipice đã trở thành một thương hiệu quen thuộc trong lòng người tiêu dùng.
Chính vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động marketing. Trước hết nên
thiết kế và truyền bá những hình ảnh mới, thu hút và hấp dẫn hơn trên bao bì
sản phẩm nhằm tạo ra sự tươi mới và trẻ trung, tạo ra sự khác biệt về hình ảnh
rõ rệt so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Bên cạnh đó, Lipice cần nâng cao
hơn nữa chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tư vấn, các thắc mắc của
khách hàng...
Lipice cần cố gắng làm giảm hàm lượng chì đến mức tối thiểu trong sản
phẩm để không gây kích ứng khi khách hàng sử dụng.
Lipice cần phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho
chất lượng sản phẩm vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh và làm giảm giá
thành sản phẩm.
Vì các sản phẩm của Lipice chưa có nhiều công dụng như các sản phẩm
cùng loại của các hãng khác nên Lipice cần phải phát triển những tính năng
của sản phẩm hơn nữa.

KẾT LUẬN
Rohto là một thương hiệu quốc tế đã thành công từ khá lâu trên thị trường
Việt Nam. Với dòng sản phẩm Lipice, có thể đánh giá rằng họ đã làm
Marketing hết sức thành công và thu được thắng lợi lớn. Tuy nhiên, các sản
phẩm của Lipice chưa hẳn là có ưu thế trội hơn hẳn các sản phẩm cùng loại
của các đối thủ như Nivea, Essance, Oriflame, … về chất lượng hay giá cả nên

vấn đề đặt ra lúc này cho các nhà quản trị của Rohto là có nên đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hay nên nghiên cứu và sản xuất
ra các loại sản phẩm đa tính năng hơn?

23


Một số sản phẩm của Lipice đang được yêu thích

Lipice Sheer Color

Lipice Miracle

Lipice Baby Lips

Lipice hương trái cây
24


Lip On Lip Water Color

Lipice Sheer Color Soft Touch

Lipice Sheer Color Orangy

25


×