Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Cơ sở văn hóa Việt Nam Văn hóa tinh thần vùng Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.81 KB, 13 trang )

VĂN HÓA TINH THẦN TÂY BẮC
-

1.

2.

3.

Tây Bắc thực ra là tên gọi theo phương vị, lấy Thủ đô Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại là địa
bàn gồm bốn tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái. Khi nói đến vùng văn hóa Tây Bắc
thì phải kể một phần tỉnh Hoà Bình nữa. Năm 1955 đổi thành khu tự trị Tây Bắc, vì tên cũ
Khu Tự trị Thái Mèo không phản ánh hết tên của gần hai chục dân tộc sinh sống ở đây. Chỉ
kể những dân tộc tương đối đông dân ta đã có Thái (với các ngành Đen, Trắng, Đỏ). H'mông
với các ngành Trắng, Xanh, Đen, Hoa, Dao (với các ngành Quấn chẹt, Nga Hoàng, Dao đỏ),
Mường, Khơmú, Laha, Xinhmun, Tày... Ngoài ra, còn có một bộ phận người Kinh vốn là
con cháu nghĩa binh Hoàng Công Chất đã sống lâu đời ở đây, và một bộ phận người Hoa,
vốn là dòng dõi quân Lưu Vĩnh Phúc. Mỗi dân tộc đều có văn hóa mang bản sắc riêng. Quả
là khó khi muốn nói về văn hoá cả vùng với một quần thể cư dân đa dạng như thế. Nhưng
dẫu sao tính chất vùng của văn hóa Tây Bắc vẫn được hiện ra lồ lộ không thể phủ định được.
Văn hóa nhận thức
1.1. Triết lý âm dương
1.1.1.Tư duy lưỡng phân lưỡng cực
1.1.2.Triết lý sống quân bình
1.2. Tam tài – Ngũ hành
1.3. Nhận thức về con người
Văn hóa tổ chức đời sống tập thể
2.1. Cách tổ chức đời sống tập thể
2.2. Tính cộng đồng – Tính tự trị
Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân
3.1. Tín ngưỡng


- Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng “Vạn vật hữu linh”. Do đó, cần phải cư xử với
chúng như trong quan hệ với người. Vì vậy, có hồn tốt, hồn xấu, hồn ác, hồn lành tùy
thuộc vào cách đối xử của người với chúng. Vào hoàn cảnh xã hội cổ truyền thì đây là
cách chiếm lĩnh thiên nhiên và thực tại của đồng bào, với hi vọng có thể nói chuyện", có
thể "thương lượng thậm chí khi cần thì cầu xin chúng. Bằng cách đó, đồng bào thiết lập
được mối quan hệ với mọi vật và với tổ tiên, đặt con người vào tống thể môi trường
không gian và thời gian, tạo nên một cân bằng trong tâm thức. Con người hội tụ vào cuộc
sống hiện hữu của mình các miền thời gian : quá khứ, hiện tại, tương lai; và các chiều
không gian, thiên nhiên, môi trường, con người, xã hội. Đó chính là mối quan hệ đa diện,
đa phương đảm bảo cho tính hợp lí và sự ổn định tất yếu của cuộc sống con người. Thiết
tưởng, với trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì cách nhận thức thế giới theo
phương pháp huyền thoại, tín ngưỡng này không phải không có tác dụng tích cực cho sự
tốn tại của cộng đồng và con người.
3.1.1.Phồn thực:
- Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông
cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai
điều trên, những trí tuệ sắc sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ
đã xây dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây dựng tín


ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Thể hiện qua việc thờ sinh thực khí
và thờ hành vi giao phối.
- Trống đồng chính là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực. cách đánh trống
đồng theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng
và còn được bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo – động
tác giao phối. Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy tại nhiều nơi thuộc Tây Bắc như
Hòa Bình, Yên Bái,… Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại
500 năm tr.CN), trên mặt trống có hình mặt trời với các tia sáng biểu trưng cho sinh
thực khí nam, giữa các tia sáng là hình lá có khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí
nữ. Xung quanh là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp, cũng thường gắn các tượng cóc

– con cóc trong ý thức của người Việt là “cậu ông trời”, mang theo mưa, khiến cho
mùa màng tốt tươi, cũng là một dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực. Thân thạp
khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá
sấu – rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế
giao hoan. Hình chim, thú, cóc,… giao phối tìm thấy ở khắp nơi. Cuối cùng, tiếng
trống đồng rền vang mô phỏng âm thanh của tiếng sấm – cùng mang ý nghĩa trên.
- Ở vùng La Sơn, La Cả (Hà Sơn Bình) trước dây có tục khi rã hội (tan đám), vị bô lão
chủ trì chậm rãi đánh 3 hồi trống, rồi đến 3 hồi chiêng, và trong khoảng thời gian đó,
đèn đuốc được tắt hết, mọi điều cấm kị được lâm thời huỷ bỏ, thanh niên nam nữ được
tự do. ý nghĩa của tục này là ở chỗ sự hợp thân tự nhiên của nam nữ trên đất cỏ được
xem như một hành động mang tính cách ma thuật, có tác dụng kích động nhắc nhở
thiên nhiên, đất trời (giống như việc rắc tro đốt từ các hình sinh thực khí ra ruộng).
- Người Laha cũng nổi tiếng về hội lễ "Mừng mùa măng mọc" với điệu múa thực khí
sinh động, rộn ràng trong tiếng đệm của một đàn ống tre rỗng, gõ trên tấm ván với
những cô gái nhún nhảy múa.
3.1.2.Sùng bái tự nhiên
- Có đủ loại "hồn" và các loại thần sông núi, suối khe, đá, cây, súc vật, các lực lượng
thiên nhiên như sấm, chớp, mưa, gió. Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh
cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối… Những vị
thần trên trời, các ma dưới trần là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người theo quan
niệm vạn vật hữu linh truyền lại từ xa xưa. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội,
những hiện tượng này đã giảm bớt rất nhiều. Cũng như vậy, việc bùa, yểm, chài, điềm
lành, điềm dữ… vẫn còn là nỗi lo lắng trong tâm thức dân gian.
- Những dòng suối còn đóng vai trò quan trọng trong tâm linh con người. Suối được coi
là vật nữ tính : "con suối" (Me nặm). Suối lại là nơi trú ngụ của thần nước, thường ở
những đoạn nước cuốn thành vực (Vắng năm). Hàng năm, khi làm lễ cúng bản (Xên
bản) vào mùa xuân, người ta tổ chức ngay trên bờ vực nước đó. Có một tâm thức tín
ngưỡng với nước là đặc điểm chung của các tộc người làm nông nghiệp. ở người Thái,
tâm thức đó được thể chế hóa bằng hình tượng thần nước dưới dạng thuồng luồng và
bằng các lễ cụ thể. Con suối và cánh đồng, những sản phẩm sáng tạo và chiếm lĩnh

của con người cũng đã đi vào thơ ca, âm nhạc như những hình tượng đẹp của cảm xúc
thẩm mĩ như lời bài dân ca sau :


Đêm trăng sáng
Tâm hồn em như muốn phiêu diêu
Chơi tha thẩn bên bờ cát trắng
Bờ cát trắng lấp lánh ánh trăng
Chờ tiếng sáo anh
Luồn qua sương, luồn qua chân núi
Đến với em trong ánh trăng ngời ngài.
- Bản làng có một thái độ rất kính trọng với rừng. Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà
vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại. Rừng bạt ngàn là nơi con người hái rau
rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng
thì chính rừng, với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói. Luật Thái có hàng chục
điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo
vệ rừng đầu nguồn. Người Thái bảo vệ rừng ban không chỉ vì nó là biểu tượng văn
hóa của quê hương họ, mà còn vì chỉ có ban mới mọc được ở nơi đất cằn nhờ có ban
giữ lại mùn tự trên cao chảy xuống, mà đất cằn tái sinh, mà mùn rác không lấp ruộng,
nghẽn suối, mà nước mưa ngấm vào lòng đất ngăn những cơn lũ ống. Chỉ riêng cách
ứng xử với cây ban cũng đủ thấy đặc trưng văn hóa Thái nói riêng, Tây Bắc nói chung
có một trình độ khoa học thế nào, có tính nhân văn ra sao trong cái nhìn sinh thái học.
Chẳng riêng gì ngời Thái, con người H'mông trên núi cao, người Khơmú, người Dao,
người Kháng, Laha v.v.. ., trong rừng sâu đều tự nguyện tuân theo luật Thái. Điều đó
không đơn thuần vì giai cấp thống trị Tây Bắc trước kia là thuộc tộc Thái, mà điều
quan trọng là ở chỗ, đây cũng là quyền lợi lâu dài của tất cả các dân tộc trong vùng.
(Lễ cúng thần rừng – tài liệu kèm theo)
3.1.3.Sùng bái con người
- Các bộ phận trên cơ thể cũng có hồn. Người Thái có đến 80 hồn (Xam xít khoăn mang
nả, Hả xếp khoăn mang lăng) như hồn tóc, hồn long mày, lông mi, tai, mũi, trán,…

- Cùng với quỷ thần, ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm), những ông, bà, cụ kỵ đã
khuất (pú pầu) cũng phù hộ cho người sống. Người chết không biến mất mà trở về
sống ở bản của tổ tiên. Người Tây Bắc thờ tông tộc, dòng họ và có nơi thờ riêng, có
thể là một cánh rừng cấm, một hòn đá hay một gốc cây. Các họ hàng cùng thờ chung
và liên kết với nhau qua việc thờ chung con ma của dòng họ, còn gia đình quần tụ
nhau qua việc thờ chung ma nhà. Người Tây Bắc cũng có các ông mo làm thầy cúng
và vai trò của những người này khá quan trọng. Mo vừa là thầy cúng vừa là thầy chữa
bệnh như kiểu mỡi của người Mường.
3.2. Phong tục
3.2.1.Hôn nhân
3.2.1.1.
Một số nghi lễ
- Khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai sẽ phải nghỉ chân trên đường, chờ người dẫn
đường của nhà trai về báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ
ra cổng đón. Trong lúc hai bên gặp nhau thường diễn ra cuộc hát đối đáp và mời
nhau uống rượu. Người Dao đỏ còn có quan niệm: Đoàn đưa dâu của nhà gái dù


gần hay xa đều phải nghỉ lại nhà trai một đêm trong gian buồng tạm trú. Nơi ngủ
được làm tạm ở góc đầu đốc nhà chỉ kê vừa một chiếc giường. Lễ vật gồm:
 1 con lợn nhỏ mổ sạch sẽ
 1 ít tiền âm
 1 bát hương.
- Sau đó thầy mo sẽ cúng trình báo tổ tiên nhà trai rồi thay mặt gia chủ mời tổ tiên
về dự và phù hộ cho hai gia đình cùng đôi vợ chồng trẻ.
- Bữa tiệc mở đầu cho lễ cưới họ nhà trai diễn ra vui vẻ, đội kèn nhập mâm đón cô
dâu vào nhà. Theo cách chọn giờ thì khi cô dâu vào nhà chính phải vào lúc từ 2
đến 11 giờ. Đó là khoảng giờ tốt nhất cho cô dâu và chú rể sau này.
3.2.1.2.
Tục cưới vợ sau 3 năm ở rể của dân tộc Thái

- Chàng trai Thái đến tuổi lấy vợ sẽ tự đi tìm người con gái mà mình ưng ý, sau đó
được bố mẹ nhờ một ông mối (Phòlam) đến nhà cô gái. Nếu gia đình cô gái ưng ý,
chàng trai sẽ bắt đầu cuộc đời ở rể.
- Chọn ngày lành tháng tốt, bố mẹ chàng trai chuẩn bị sính lễ để chàng trai đến nhà
cô gái ở rể. Lễ vật gồm: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai
rượu và một cái “Tôống bai”- dụng cụ “đựng vía” được làm bằng một sợi dây mây,
một đầu được cuộn xoắn lại. “Tôống bai”, theo quan niệm của người Thái là để
cho vía chú rể trú ngụ ở đó. Ông mối là người trực tiếp đưa chàng trai đến nhà cô
gái. Sau khi kiểm xong lễ vật, nhà gái đưa lễ vật lên bàn thờ để báo cho tổ tiên biết
nhà đã có chàng rể. Trong thời gian ở rể, chàng trai được đối xử như một thành
viên của gia đình. Công làm việc hàng năm của chàng rể được quy ra bạc trắng
hoặc hiện vật cưới sau này. Tùy từng gia đình mà thời gian ở rể kéo dài vài tháng,
2-3 năm, hoặc thậm chí ở rể luôn nhà gái. Nếu chàng trai ở rể suốt đời, nhà gái
phải chủ động lo việc hôn nhân và phí tổn đám cưới.
- Trong thời gian ở rể chàng trai phải trải qua thử thách và do vậy anh ta phải lao
động chăm chỉ. Được cùng ăn với cả gia đình nhưng chàng trai phải ngủ ở vị trí
dành cho khách (khơi). Nhà sàn của người Thái ngoài các buồng thông thường, ở
hai phía đầu hồi còn có hai phần được sử dụng theo từng mục đích khác nhau. Một
đầu là “khan” được dùng làm bếp núc, là nơi sinh hoạt của phụ nữ. Một đầu là
“khơi” là phần đầu hồi nhà ở phía trước, là nơi dùng để gia đình tiếp khách và nếu
gia đình đang có rể trong thời gian thử thách thì rể sẽ ngủ ở đây.
- Sau thời gian ở rể, được nhà gái chấp nhận, để thành vợ thành chồng thì hai gia
đình thông gia phải làm lễ tăng cẩu (búi tóc), chính thức công nhận đôi uyên ương
là vợ chồng.
3.2.1.3.
Tục ăn hỏi 2 lần của dân tộc Dao Đỏ
- Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô gái nào thì chàng
trai về nói với bố mẹ tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu.
- Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao tặng nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà
gái dù muốn gả con hay không thì lần xin hỏi đầu họ cũng đều từ chối nhận đồng

bạc trắng ấy.


- Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau mà không
thấy nhà gái trả lại đồng bạc trắng thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con cho
nhà mình. Gia đình chàng trai chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật tới nhà cô gái.
- Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện thời gian
nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ
thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức.
- Người Dao đỏ quan niệm, khi người đi lấy chồng không để mặt trời nhìn thấy bởi
sợ mất vía cô dâu, sẽ không gặp may trong cuộc đời sau này. Khi đoàn đưa dâu đến
gần nhà trai sẽ phải nghỉ chân trên đưòng, chờ người dẫn đường của nhà trai về
báo trước. Nhà trai sẽ cử một đoàn kèn, trống và ông chủ lễ ra cổng đón. Trong lúc
hai bên gặp nhau thường diễn ra cuộc hát đối đáp và mời nhau uống rượu.
- Người Dao đỏ còn có quan niệm: Đoàn đưa dâu của nhà gái dù gần hay xa đều
phải nghỉ lại nhà trai một đêm trong gian buồng tạm trú. Nơi ngủ được làm tạm ở
góc đầu đốc nhà chỉ kê vừa một chiếc giường. Lễ vật gồm: 1 con lợn nhỏ mổ sạch
sẽ, 1 ít tiền âm, 1 bát hương.
3.2.1.4.
Tục cưới 2 lần của người Hà Nhì
- Trong quan hệ hôn nhân, người Hà Nhì ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong
kiến. Nam nữ thanh niên được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi cưới.
Người Hà Nhì có 2 hình thức cưới: do bố mẹ đi hỏi và không qua lễ hỏi. Mỗi cặp
vợ chồng đều trải qua hai lần cưới.
- Cưới lần 1: Người con trai rủ vài người bạn đến nhà người yêu hay một nơi nào
đấy đã hẹn sẵn. Khi gặp nhau, người con gái trả lại bạn trai một đồng bạc trắng mà
người làm mối đã đưa sang hôm dạm. Họ đưa nhau về nhà trai chào bố mẹ và cúng
tổ tiên. Hôm đó nhà trai cũng như nhà gái đều làm bữa cơm thân mật mời bà con
hàng xóm mừng hạnh phúc cho hai con. Từ đó, cô dâu ở hẳn bên nhà chồng. Sáng
hôm sau, nhà trai sang nhà gái với lễ vật gồm trai rượu, cơm nếp và một quả trứng

để hỏi về đồ thách cưới trong lễ cưới lần hai.
- Cưới lần thứ 2: Trước kia nghi lễ này khá tốn kém, nhà gái thường đãi khách 1
ngày, nhà trai 2 ngày. Số lượng tiền gạo chi tiêu cho ngày cưới khá lớn. Vì tốn kém
như thế nên người Hà Nhì chỉ tổ chức đám cưới khi gia đình làm ăn khấm khá.
Nhiều người 50, 60 năm sau khi đã có con cháu mới đủ khả năng tổ chức lễ
cưới lần hai. Có người cho đến lúc chết vẫn chưa cưới xong. Với những trường
hợp này lúc chết trước khi làm ma, người ta phải làm lễ cưới tượng trưng với lễ vật
là 1 con gà và 3 gói xôi.
3.2.2.Tang ma
- Tang ma là một nghi lễ thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự tri
ân giữa người sống với người đã mất.
3.2.2.1.
Đám tang truyền thống của dân tộc Mông
- Dựa trên đối tượng và nguyên nhân của người chết mà người Mông có những nghi
lễ tổ chức tang ma khác nhau. Đối với những đứa trẻ chết dưới ba tháng tuổi thì gia
đình không tổ chức lễ tang và khi đưa đi chôn cũng phải đưa qua vách nhà, không


-

-

được đưa qua cửa nhà. Bố mẹ có thương con đến mấy cũng không được khóc sợ
ma nhà, ma cửa biết sẽ quở trách gia đình. Còn những trường hợp chết ngoài nhà
như: do tai nạn, tự tử, ngã sông, ngã suối… thì người Mông kiêng không bao giờ
mang vào trong nhà tổ chức lễ tang. Gia đình sẽ dựng một chiếc lán ở ngoài bãi
làm địa điểm tổ chức lễ tang, vì người Mông quan niệm rằng, những người chết
ngoài nhà, phần lớn là do các loại ma ác làm hại, nên khi mang vào nhà sợ con ma
này lại theo vào nhà để làm hại những người khác trong gia đình. Những người
chết trẻ, chết ngoài nhà, chết do tai nạn đều được coi là những cái chết không bình

thường, bởi vậy mà lễ tang cũng được tổ chức gọn nhẹ hơn các lễ tang của người
chết già.
Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông bao gồm rất nhiều nghi lễ
khác nhau. Khi gia đình có người thân qua đời, việc đầu tiên là con cháu sẽ mang
súng kíp ra ngoài nhà bắn ba phát để báo hiệu với bà con trong bản biết là gia đình
có người qua đời. Con cháu, bà con thôn, bản nghe thấy tiếng súng ở khu vực nào
sẽ đổ về gia đình đó để chia buồn, đồng thời xem có việc gì cùng giúp đỡ. Người
chết được con cháu lau mặt, mũi, chân tay, thay quần áo mới cho sạch sẽ trước khi
về với tổ tiên. Theo tập tục của người Mông, khi rửa mặt xong, nước rửa mặt cho
người chết được đem đổ vào gầm giường nằm của người chết, còn mảnh vải rửa
mặt được đem phơi khô để đốt. Sau khi tắm rửa cho người chết xong, họ dùng một
chiếc ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người con trai trưởng nhanh
chóng đi mời Dở mủ (thầy cúng chỉ đường) về làm lễ "khai kế" đưa đường chỉ lối
cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong
bất cứ đám tang nào của người Mông. Gia đình sẽ chuẩn bị một cây nỏ "nỉnh", một
con dao và một con gà để làm lễ với ý nghĩa con dao là dụng cụ phát đường, cây
nỏ là vũ khí để bảo người chết trên đường đi, con gà là người chỉ đường. Thầy Dờ
mủ làm lễ xong, tiếng trống, tiếng khèn lại tiếp tục thổi các bài khèn "khai kế" (chỉ
đường) để chỉ đường đưa người chết về với tổ tiên.
Trước đây, người Mông thường đưa thi thể người chết lên treo ở gian giữa nhà, hay
còn được gọi là đưa lên ngựa "nỉnh đăng" để thồ linh hồn người chết về với tổ tiên.
Ngày nay, phần lớn các dòng họ đã đưa thi thể người chết vào áo quan. Sau khi
làm lễ nhập quan, họ hàng anh em, con cháu đến làm lễ phúng viếng. Theo lý của
người Mông, khi bố mẹ qua đời, mỗi người con trai, con gái đều phải cho bố mẹ
một bộ quần áo mới, một con lợn làm của cải mang về dưới âm để làm ăn. Người
con trai cả bao giờ cũng là người giao lợn cho bố mẹ đầu tiên, tiếp đó là đến các
con thứ trong gia đình, rồi sau đó đến lễ phúng viếng lần lượt của những người
thân thiết trong gia đình và bà con trong bản. Trong lễ tang của người Mông, ông
cậu và ông anh rể là hai người quan trọng nhất, bởi vậy mà trước khi về chịu tang,
ông cậu và anh rể bao giờ cũng phải thuê một người làm chủ hát "chí sùng sình" để

thay mặt gia đình bên ngoại cùng gia đình tổ chức lễ tang cho người chết theo đúng
truyền thống. Ngoài ra, phái đoàn nhà cậu còn mang theo một con lợn, một thồ
thóc, 10 lít rượu, 3 quả trứng luộc, một cây tiền để làm lễ phúng viếng cho người
chết mang đi. Còn bà con làng xóm mỗi người đều mang sang một thồ thóc, một


chai rượu, một bó hương để làm lễ phúng viếng cho người chết. Tùy thuộc vào
điều kiện kinh tế của gia đình mà họ tổ chức lễ tang cho người chết to hay nhỏ.
- Những lễ tang làm to có mổ trâu thường kéo dài từ 3 - 4 ngày với rất nhiều nghi lễ
khác nhau như: lễ "treo sáng đù" (giao lễ vật), "Nùng chàn gì" (lễ hỏi đáp), "Tiu rìa
kềnh", "Gẩu trùng"… mọi người thổi khèn, đánh trống hát thâu đêm để tiễn biệt
người chết. Đến khi trời gần sáng, con cháu làm lễ đưa người chết ra khỏi nhà và
khiêng ra ngoài bãi làm lễ mổ trâu. Trước khi mang thi thể người chết ra khỏi nhà,
gia đình phải nhờ một người thầy cúng làm lễ đuổi ma ngựa ra khỏi nhà, với ý
nghĩa người chết rồi phải đuổi hồn ra khỏi nhà để sau này con cháu yên ổn làm ăn.
Ngoài thầy cúng, gia đình còn phải nhờ hai người thanh niên cầm cành đào, cành
mận đập xung quanh nhà với ý nghĩa đuổi ma ra khỏi nhà. Thi thể người chết được
khiêng ra ngoài bãi mổ trâu, người con trai cả bao giờ cũng là người dắt trâu ra
giao cho người chết. Trước khi làm lễ, ông chủ ma làm lễ điểm, sau đó ông chủ
ma, lấy một sợi dây lanh buộc vào dây thừng trâu rồi làm lễ giao trâu cho người
chết mang đi. Người cậu hoặc người anh rể sẽ thay mặt cho bên ngoại là người giết
trâu với ý nghĩa người cậu là người đại diện cho bên ngoại nhận lễ vật thay cho
người chết. Trâu giết xong được mọi người mang đi mổ, rồi chế biến thành đồ lễ
chín để thầy cúng làm lễ cúng chín cho người chết và đem chế biến làm các món
ăn trong lễ tang, phần còn lại họ chia thành các miếng nhỏ đem chia cho những gia
đình có lễ vật đến phúng viếng để cảm ơn. Sau bữa cơm trưa, đến khoảng hai ba
giờ, con cháu khiêng người chết đi an táng, sau đó mọi người quay về nhà. Trong
ba ngày đầu vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối, ông chủ ma phải mang cơm, lửa
giao cho người chết ăn với ý nghĩa người mới chết tựa như đứa trẻ chưa biết làm
ăn, nên những ngày đầu con cháu phải mang cơm giao cho người chết. Chôn được

ba ngày, con cháu tập trung mang cuốc, mang xẻng đi sửa sang và rào mộ cho
người chết được mồ yên mả đẹp. Người chết được 12 ngày, con cháu ra mộ đón
linh hồn người chết về thăm lại nhà. Sau một hai năm, con cháu lại tổ chức lễ cúng
"ùa plì" để hồn người chết ra đi được thanh thản, sau một vài năm, gia đình tiếp tục
tổ chức lễ cúng "nhù đăng" (lễ mổ trâu) là lễ cúng cuối cùng trong lễ tang của
người Mông. Sau lễ cúng "nhù đăng", con cháu không tổ chức bất cứ lễ cúng nào
khác. Chỉ đến các ngày lễ tết, con cháu tổ chức lễ cúng thì họ mới gọi linh hồn
người chết về thăm lại nhà.
3.2.3.Lễ tết – Lễ hội
- Do ảnh hưởng của nền văn hóa gốc nông nghiệp, của nghề lúa nước vốn mang tính
thời vụ, các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc thường ăn Tết, chơi hội vào những lúc rảnh
việc đồng áng. Với tâm lí ăn bù, chơi bù quanh năm làm việc vất vả, họ cũng thường
không lao động vào những ngày này. Ngày 25, 26 tháng Chạp, người Mông bắt đầu
nghỉ ngơi chuẩn bị đón Tết. Khi đó, họ niêm phong tất cả các công cụ sản xuất lại, ví
dụ như các lò rèn phải làm lễ đóng lò, cối xay ngô tháo ra, dán một tờ giấy bản lên rồi
làm lễ.
- Cũng như các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam, các phong tục lễ tết – lễ hội của
người Tây Bắc thể hiện nét văn hóa điển hình là tính cộng đồng. Ngày Tết, ngày hội,


-

-

mọi người trong gia đình, trong bản làng thường quây quần lại dọn dẹp, trang trí nhà
cửa, nấu đồ ăn, cúng kiếng và vui chơi. Tết là cuộc đại đoàn viên, của cả gia đình, gia
tiên và gia thần.
Một số dân tộc như Mông, H’mông có hệ lịch riêng, tuy nhiên hiện nay đa số đều ăn
Tết như người Kinh, riêng dân tộc Thái ăn Tết suốt cả mùa nên gọi là “mùa Tết”. Dân
tộc có phong tục ăn Tết giống chúng ta nhất là dân tộc Mường.

Các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc có hệ thống lễ hội rất phong phú, mỗi vùng có lễ
hội riêng của mình. Phần “lễ” mang ý nghĩa tạ ơn và cầu xin cuộc sống an vui, mùa
màng tốt lành. Phần “hội” gồm nhiều hoạt động vui chơi xuất phát từ những ước vọng
của người làm nông như ước vọng cầu mưa, ước vọng phồn thực, ước vọng rèn luyện
sức khỏe,…
3.2.3.1.
Tết của dân tộc Thái
- Mùa Tết của người Thái bắt đầu bằng Tết Soong Sịp (Tết Cơm Mới) – sau khi lúa
ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi cúng lễ. Mọi nhà
đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau Tết Soong Síp là Tết Kim Lao Mao (Tết Uống
Rượu), Tết ông Táo và lớn nhất là Tết Nen-Bươn-Tiền (Tết Nguyên đán). Trong
đêm giao thừa Tết Nen Bươn Tiền, họ ngồi quây quần bên bếp lửa ấm cúng trong
tiếng trống chiên và tiếng hát giao duyên để canh cho nhang khói bàn thờ tổ tiên
luôn cháy và chờ đón giây phút chuyển sang năm mới.
- Tục gọi hồn: Tối 29 hoặc 30, mỗi gia đình thịt hai con gà, một để cúng tổ tiên, một
để gọi hồn cho mọi người trong nhà. Đầu tiên, thầy cúng lấy một cái áo của mỗi
người trong gia đình, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay cầm một cây củi
đang cháy, mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi
một lần nữa. Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi
thành viên gia đình để trừ tà.
- Tục lấy nước cầu may: Việc lấy nước thường được thực hiện lúc 12 giờ đêm giao
thừa và trễ nhất là trước khi gà gáy canh 1. Nếu như lấy nước mà gà đã gáy rồi thì
sẽ không còn ý nghĩa. Nước để lấy là nước suối, và tốt nhất là nước ở đầu nguồn
con suối. Người Thái quan niệm, lấy nước suối ở đầu nguồn về uống và rửa mặt,
trong những giây phút đầu tiên của năm mới thì sẽ được thanh khiết như nguồn
nước suối và cả năm đó họ cùng gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.
- Sáng mùng một người Thái dậy sớm, múc nước luộc bánh chưng cho mỗi người
uống một ít. Các phụ nữ trong nhà hôm mùng 1 tết được đem xôi ra quạt ở giữa
gian cúng ma nhà (bình thường họ không được đến khu vực đó). Sau đó người ta
dọn ra 2 hoặc 3 mâm cúng, mâm đặt trên cao là để cúng tổ tiên nhà chồng, còn

mâm thấp cúng tổ tiên nhà vợ. Cúng xong, tất cả con trai trong nhà lui vào, để cho
phụ nữ ăn trước, và chỉ duy nhất trong năm có mỗi ngày mùng 1 Tết mà thôi. (hàng
ngày, phụ nữ ăn cùng hoặc sau đàn ông).
3.2.3.2.
Tết Nguyên Đán và Hội Cầu Phúc của dân tộc Mông
- Người Mông có một hệ lịch riêng, theo nhận định của các nhà nghiên cứu, có lẽ họ
tiếp thu cách tính lịch của dân tộc Di (Trung Quốc). Theo đó, Tết của họ vào
khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch của Âm Dương hợp lịch mà ngày nay


chúng ta sử dụng. Tuy nhiên, ngày nay đa số các vùng người Mông đều ăn Tết
Nguyên Đán như người Kinh, chỉ trừ một bộ phận nhỏ, chẳng hạn người Mông ở
Mộc Châu vẫn duy trì song song Tết theo hệ lịch riêng của họ.
- Người Mông không đón giao thừa. Đối với họ, tiếng gà gáy đầu tiên của sáng sớm
mồng Một mới là cái mốc đánh dấu một năm mới bắt đầu. Tối hoặc nửa đêm 30,
người ta cúng ma nhà (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà sống (và phải là
gà trống, mà tốt nhất là gà trống tơ). Sau đó mới mang lợn và gà đi giết thịt (nhà
nào giàu có thì thịt một con lợn từ 28, 29 để ăn trước). Thịt xong đem cúng một
mâm thịt chín, rồi ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.
- Các nhóm Mông có phong tục hơi khác nhau nhưng về đại thể đều rất quan trọng
lúc cúng ma nhà bằng lợn và gà sống vào tối 30. Từ mồng 1 trở đi họ mặc quần áo
mới, đi hài đi chơi. Ném papao là một trong những trò chơi ngày Tết mà người
Mông rất thích; ngoài ra còn múa khốn, múa ụ, chơi cầu lông gà, hát ống, hát dân
ca, đua ngựa, bắn nỏ...
- Đặc biệt, nói đến Tết của người Mông không thể không nói đến một lễ hội gọi là
hội Sải Sán hay Gầu Tào (Hội Cầu Phúc). Một gia đình trong làng, nếu hay đau ốm
hay chậm có con thì mồng 2 đi dựng một cây nêu lớn ở bãi cỏ đầu làng. Hội này
tiếng là do một gia đình tổ chức (gia đình đó gọi là chủ nêu) nhưng thật ra đó là
một lễ hội của cộng đồng, thậm chí khi làng này dựng nêu, làng khác cũng đến dự
hội.

- Hội Gầu Tào nhằm tạ ơn tổ tiên về mùa màng, súc vật; cầu cho con cháu đông đàn.
Hội có thể kéo dài 3 ngày nếu 1 năm tổ chức một lần hoặc 9 ngày nếu 3 năm tổ
chức một lần. Đây là lễ hội lớn nhất của người Mông trong năm và nó thể hiện rõ
nhất những đặc trưng văn hoá Mông trong ngày Tết. Trong lễ hội này, sau phần lễ
là hát giao duyên và các trò chơi yêu thích của người Mông như vừa kể trên.
3.2.3.3.
Trò chơi đẩy gậy
- Môn thể thao này phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy gậy đã
góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh
thần. Ở đâu có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì ở đó, môn thể thao này được
phát triển mạnh hơn. Thế hệ đi trước truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật thi đấu
cho các thế hệ sau, để từ đó phát huy môn thể thao truyền thống của dân tộc mình
và đội ngũ kế thừa ở đây ngày càng đông. Không chỉ những thanh niên cường
tráng, khỏe mạnh tìm đến môn thể thao này, mà những người lớn tuổi, người già
cũng háo hức tham gia. Những ai không đủ khả năng thi đấu thì làm cổ động viên,
cổ vũ hết mình để làm tăng thêm tinh thần cho những vận động viên khi có các trận
đấu.
- Để tổ chức thi đấu môn đẩy gậy chỉ cần có gậy thi đấu làm bằng tre già (tre đực)
thẳng hay những thanh gỗ tốt có chiều dài 2m, đường kính từ 4 - 5cm, được sơn 2
màu đỏ và trắng (mỗi màu 1m); đầu và thân gậy phải được bào nhẵn và có đường
kính bằng nhau. Vẽ một vòng tròn có đường kính 5m vạch giới hạn rộng 5cm nằm
trong phạm vi của sân có màu trắng hoặc khác với màu nền sân là trận thi đấu có
thể diễn ra. Sau khi các VĐV đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị thi đấu, trọng tài chính
dùng khẩu lệnh "cầm gậy", các VĐV mới được phép cầm gậy theo quy định của


luật, trọng tài chính một tay cầm chính giữa gậy, khi các VĐV đã ở tư thế sắn sàng,
đúng luật, hô dự lệnh "chuẩn bị", sau đó thổi một hồi còi phát lệnh cho hiệp đấu
bắt đầu, đồng thời buông tay cầm gậy ra. Theo quy định luật chơi, bên nào chân
chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi cuộc thi đẩy

gậy thường diễn ra trong 2 - 3 hiệp. Khi kết thúc trận đấu, trọng tài chính và 2
VĐV mặt hướng về Ban tổ chức trọng tài chính hai tay cầm tay 2 VĐV, giơ tay
VĐV thắng cuộc lên cao, sau đó các VĐV rời sân.
- Đẩy gậy là môn thi cần đến sức khỏe và sự khéo léo của VĐV. Tuy cần nhiều sức
mạnh, nhưng để thắng được đối thủ, người chơi cũng cần có kỹ, chiến thuật, sự
khéo léo, dẻo dai và tâm lý ổn định. Đã có không ít anh chàng "thấp bé nhẹ cân"
mà lại thắng được nhiều đối thủ "to con" hơn mình. Người chơi "cao thủ" là người
luôn giữ được bình tĩnh, ghìm đầu gậy bên phần mình xuống và đẩy đầu gậy của
đối phương lên cao để tạo đà cho mình có cơ hội thắng đối phương. Có những
cuộc đẩy gậy giữa những "cao thủ" ngang tài, ngang sức, giằng co không phân
thắng bại. Lại có những cặp chỉ ngay sau cái phát tay của trọng tài, đấu thủ đã bay
vèo ra khỏi vòng, khiến người xem càng cảm thấy thích thú. Không chỉ những
người trực tiếp tham gia chơi mà ngay chính khán giả cũng có những diễn biến tâm
trạng theo từng hiệp đấu, lúc thì xuýt xoa tiếc rẻ, lúc lại reo lên sảng khoái, xen lẫn
tiếng trống khi đổ dồn dập... Nhưng thắng - thua cũng chỉ là góp vui cho ngày hội.
Sau cuộc đấu, các đối thủ lại khoác tay, cùng nâng chén rượu, tấm tắc khen tài
nhau; nhiều khi nhờ đó mà có thêm bạn.
- Hiện nay, không chỉ dừng lại ở trò chơi, đẩy gậy đã được đưa vào thi đấu mang
tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao. Là một môn thể thao dân tộc được
phát triển rộng rãi trong thời gian gần đây, đẩy gậy chính thức là một trong 40 môn
thể thao nằm trong hệ thống thi đấu và tổ chức của Đại hội TDTT toàn quốc lần VI
năm 2010, đánh dấu một bước ngoặt phát triển cho môn thể thao dân tộc này. Để
duy trì và phát triển phong trào đẩy gậy, ngành TDTT Lào Cai đã bước đầu đưa
môn đẩy gậy vào hệ thống các môn thi đấu thể thao thành tích cao. Cùng đó, cứ hai
năm, giải thể thao các dân tộc thiểu số lại được tổ chức một lần, trong đó đẩy gậy
là môn chủ lực trong chương trình thi đấu. Đó cũng là một dấu mốc mới trong
công tác bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hoá, thể thao, tạo tiền đề cho môn
thể thao này phát triển nhanh hơn, xa hơn.
3.3. Văn hóa giao tiếp
- Cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng, người Thái sống chân thật, giản dị và rất hòa

thuận. Trong gia đình, trong bản không bao giờ thấy người ta to tiếng với nhau. Đặc biệt
không bao giờ trẻ con bị mắng mỏ nặng lời, chứ không nói đến việc bị đánh đòn. Trẻ con
hiểu nhiệm vụ của chúng và rất tự giác thực hiện. Chúng có sai sót gì, người lớn chỉ nhắc
nhẹ. Trẻ em rất ngoan, chúng chơi đùa với nhau rất thân ái. Gặp lúc khó khăn, đói kém
người ta đến họ hàng xin lương thực. Người được hỏi xin sẵn sàng chia sẻ số lương thực
còn lại, dù biết rằng sau đó chính họ cũng sẽ lâm vào cảnh thiếu đói và cũng phải lên
rừng đào củ mài, củ bới thay cơm. Ngay bây giờ, khi nền kinh tế thị trờng đã có tác động


-

vào đời sống cư dân Tây Bắc, thì phong tục này vẫn được thực hiện với tấm lòng vị tha
và tình nghĩa sâu đậm.
Nhân đây cần nói ngay rằng nếp sống hòa thuận, tôn trọng người già, thương yêu con trẻ
và giúp đỡ nhau vô tư là đặc điểm chung của các dân tộc trong vùng Những kì thị dân tộc
không phải không có, nhưng rất hiếm và phần nhiều là cách đánh giá của giới quý tộc
Thái, còn giữa những người lao động thì hầu như không có. Cho nên, khi đói kém, anh
em H'mông ở núi cao xuống, bà con Khơmú, Mảng trong rừng sâu ra, bản Thái sẵn sàng
chia sẻ. Ngược lại, cũng có năm, bản Thái lượt kéo nhau lên núi cao để khi về kĩu kịt
những tặng phẩm của bà con người H'mông. Vào những năm tháng kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, đồng bào Thái lại đợc anh em các dân tộc Nam á giúp đỡ tận tình ở nơi
sơ tán. Nhìn nhận hiện tượng này, các nhà kinh tế học cho rằng đó là hệ quả của một xã
hội chưa biết đến thương nghiệp với vật ngang giá là đồng tiền. Cũng có thể là như vậy.
Nwng nếu tiếp cận từ góc nhìn văn hóa thì cũng phải công nhận đây là một thuần phong
mĩ tục trong quan hệ giữa người các dân tộc với nhau. Nếu không thế thì không thể giải
thích được, vì sao ngày nay trong cơ chế kinh tế thị trường, phong tục truyền thống vẫn
được giữ vững và sẽ không hiểu thế nào được sự tồn tại suốt mấy chục năm của các
"quán tự giác" trên khắp nẻo đường Tây Bắc. Đồng bào treo chuối, mía, trứng, để giá tiền
vào từng loại, khách qua đường tự lấy ăn rồi bỏ tiền vào cái túi vải treo cạnh đó. Khách
có tiền lớn thì có thể đổ tiền trong túi ra, tự lấy tiền thừa rồi bỏ tiền của mình và số tiền

sẵn có của quán hàng trở lại vào túi. Chủ quán không có mặt, nhưng chẳng ai dám cả gan
ăn cắp - kể cả những lái xe người Kinh thích đùa đi qua đường.
3.3.1.Tục kết tồng của dân tộc Tày
- “Tồng” trong tiếng Tày có nghĩa là “hợp nhau”, “giống nhau”. Những chàng trai, cô
gái dân tộc Tày luôn muốn tìm người hợp ý để làm bạn tồng, giống như kết nghĩa anh
em ở người Kinh và các dân tộc khác. Đây là một phong tục mang tính nhân văn trong
cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày.
- Do đặc điểm cư trú trước đây, dân tộc Tày thường sống quy tụ thành chòm xóm nhỏ,
bản làng hẻo lánh giữa các thung lũng, triền đồi. Các thanh niên nam nữ dân tộc Tày
luôn mong muốn tìm bạn để mở rộng giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Khi gặp nhau, qua
nhiều lần tiếp xúc, trò chuyện, qua nhiều ngày tháng đi lại thăm nhà nhau và biết rõ
cha mẹ, gia đình, thấy hợp tính tình nhau thì chàng trai (hoặc cô gái) ngỏ ý đặt vấn đề
kết tồng. Việc kết tồng có thể giữa nam với nam, nữ với nữ, còn nam không kết tồng
với nữ. Dân tộc Tày có thể kết tồng với các dân tộc khác cũng có tục kết tồng như
Nùng, Mông... Làm bạn tồng được với nhau bởi hai người có nhiều lý do tương đồng:
Bạn tồng cùng năm sinh, cùng tên, cùng chí hướng, cùng quê, cùng sở trường, cùng
cảnh ngộ…
- Ông Hà Văn Thuấn, dân tộc Tày, thôn Tân Hợp, xã Tân An (Chiêm Hóa) nói rằng, tục
lệ kết tồng của dân tộc Tày có từ xa xưa, cho đến nay vẫn duy trì. Đây là một phong
tục đẹp, giàu tính nhân ái của dân tộc Tày. Sau khi kết tồng, bạn tồng thể hiện sự thân
thiết, quan tâm giúp đỡ, coi trọng nhau trên cơ sở một quan hệ mới, đôi khi còn gắn
bó, thắm thiết hơn cả họ hàng. Từ thời trẻ, ông cũng kết tồng với một người cùng họ,
cùng tên là Hà Đình Thuấn ở thôn Làng Lạc, xã Xuân Quang. Bây giờ, đôi bạn già đã


bước sang tuổi 68 nhưng vẫn thường xuyên quan tâm đến nhau, đến thăm và động
viên nhau lúc tuổi già. Tình bạn tri kỷ của họ đã được gần 40 năm tuổi.
- Việc kết tồng có sự suy nghĩ chín chắn, lựa chọn kỹ lưỡng lâu ngày để đi đến quyết
định gắn bó với nhau. Mỗi thanh niên, nếu kết bạn tồng thì chỉ với một hoặc hai
người, rất ít người có ba bạn tồng. Những người bạn khác, dù thân thiết đến mấy cũng

chưa gọi là bạn tồng nếu chưa qua một buổi lễ chính thức kết tồng. Việc kết tồng diễn
ra trong một buổi lễ chính thức trang trọng ở gia đình, có sự công nhận của cha mẹ,
ông bà, anh chị em và người thân. Trong buổi lễ có bữa ăn thịnh soạn mừng đôi bạn
tồng và những người chứng kiến.
- Khi chính thức kết tồng, đôi bạn trở nên thân thiết, quý mến nhau. Họ coi nhau như
anh em ruột thịt, đi lại nhà nhau như anh em một nhà, tham gia mọi công việc của nhà
bạn như công việc của nhà mình. Bạn tồng luôn chia sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi
buồn, động viên nhau vươn lên trong cuộc sống. Nếu không may, ông bà, cha mẹ mỗi
bên qua đời, bạn tồng phải sắm lễ vật đến lễ tế và để tang như một người con trong gia
đình thật sự.
- Có thể nói rằng, việc kết tồng của người dân tộc Tày mang ý nghĩa cao đẹp, thể hiện
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với nhau. Cho dù đến đời sau,
mối quan hệ tình cảm thân thiết của những người bạn tồng của thế hệ đi trước vẫn
được lưu giữ trong con cháu với tình cảm gắn bó và bền chặt.
3.4. Nghệ thuật thanh sắc – hình khối
- Văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực văn hóa thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân Tây Bắc có
nhiều nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hóa
vùng. Riêng về lĩnh vực này đã phải cần đến một công trình lớn mới có thể trình bày cho
cặn kẽ được. Cho nên, một vài điều nêu ra đây may mắn lắm cũng chỉ là những nét chấm
phá vào một toàn cảnh lớn lao, hoành tráng và mang đậm tính dân gian. Trong xã hội cổ
truyền Tây Bắc, văn hóa chuyên nghiệp, bác học chưa xuất hiện. ở người Thái tuy đã có
một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ ca nổi tiếng và mặc dầu dân tộc này có chữ viết cổ,
nhưng tác phẩm của họ vẫn lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Mỗi dân
tộc trong vùng đều có một kho vốn sáng tác ngôn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ,
thành ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các áng văn trong lễ
tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám cưới, các thần
thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười v.v... ở một số dân tộc có cả truyện thơ dài hàng
ngàn câu như Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H'mông), Vườn hoa núi Cối
(Mường) v.v... Người Thái còn có cả truyện thơ lịch sử, kể lại quá trình thiên di của họ
vào Tây Bắc như bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy pú Xớc)

hay Lịch sử bản mường (Quán tố mướng) ngay đến lời hát của các Mo-then trong lễ cúng
người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp được diễn tả bằng văn phong trau
chuốt. Bộ phận người Mường Tây Bắc cũng có những thiên sử thi như ở Hòa Bình,
Thanh Hóa. Ngoài ra, do đã tách ra từ mấy thế kỉ và sống giữa những cộng đồng tộc
người khác, nên người Mường Tây Bắc còn có những áng văn hiếm thấy ở các vùng
Mường như "vườn hoa - Núi cối" chẳng hạn. Các truyền thuyết của từng dân tộc, một
mặt khẳng định nguồn gốc của họ với những nhóm đồng tộc cư trú ở các vùng văn hóa


-

-

khác ; mặt khác lại gắn bó với vùng đất và trình diễn lịch sử của họ trên mỗi đất miền
này, và góp phần làm nên dấu hiệu đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc. Có thể gặp
những truyền thuyết như thế trên từng bước chân. Đây là nơi chúa Thái và chúa Xá thì
bắn xem tên ai xuyên vào đá, kia là nơi Nàng Han (một Gianđa Thái) tắm (Suối Nàng
Han). Dãy núi ba chỏm kia là thi hài hóa đá của ba dũng tướng quên mình bảo vệ quê
hương v.v.. .. Và đặc biệt là những truyền thuyết về hoa ban, dân tộc nào cũng có và cũng
thắm đượm tình người. "Xòe" là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng văn
hóa Tây Bắc. Người Thái có Xòe vòng quanh đốm lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham
gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống rộn ràng. Nhưng cũng có Xòe
điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, Quỳnh Nhai lên đến Lai
Châu, Phong Thổ. Tương truyền có đến 32 điệu xòe do các cô thanh nữ múa trong tiếng
tính tang dịu dàng của hai chàng trai. Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xòe điệu nhẹ nhàng,
tinh tế bấy nhiêu. Người H'mông nổi tiếng về các điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của
nam giới. Người Khơmú và Xinhmun lại độc quyền điệu múa lắc mông, lượn eo. Còn
điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người Laha. Và đến với người Mường thì phải được
xem múa bông. Riêng điệu múa Xạp, trừ người H'mông còn dân tộc nào trong vùng cũng
có, mỗi nơi một vẻ riêng. Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc là một nét đặc trưng của

vùng Tây Bắc.
Dường như có một sở thích âm nhạc chung cho hầu hết các dân tộc Tây Bắc, một sở thích
không thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác. Đó là hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng
đồng hay bằng bạc. Nếu sưu tầm và gộp chung lại thì có đến vài chục loai hình thuộc hệ
nhạc cụ này. Nhiều loại đã được cả nước biết đến như Pí pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn
H'mông. Ngoài ra, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng như cây Tính Tảu Thái, đống ôi
Mường, chưn may Khơmú, đàn tròn và đàn ba dây Hà nhì v.v . . . ở nhiều dân tộc khác,
thơ ca Tây Bắc được sáng tác để hát, chứ không phải để đọc. Những truyện thơ, những
áng sử thi được trình diễn bằng cả những liên khúc âm nhạc mà nhiều bài trích ra từ đó
đã được cả nước biết đến như bài "inh lả ơi" chẳng hạn.
Những nét chung của cả vùng không hề làm mất đi tính riêng của văn hóa dân tộc. Thậm
chí, cùng một cốt truyện, ở mỗi dân tộc vẫn có thể tìm thấy cái riêng. Lấy một chuyện bi
tình sử có ở nhiều dân tộc Tây Bắc làm ví dụ : "một đôi trai gái yêu nhau nhưng vì lý do
nào đó họ không lấy được nhau và cùng tự tử chết". Truyền thuyết của các dân tộc khác
nhau, đương nhiên sẽ kết thúc khác nhau. Hẳn là những nét phác họa ở đây nhiều lắm
cũng chỉ là gợi mở về một vùng văn hóa đa dạng và độc đáo hi vọng rằng có thể dẫn dắt
chút ít cho những ai muốn tìm hiểu sâu thêm về vùng văn hóa Tây Bắc.



×