Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỚT , DẦU NHỚT THẢI - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHỚT THẢI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.83 KB, 14 trang )

Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
CHƯƠNG IV
TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỚT , DẦU NHỚT
THẢI - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHỚT THẢI
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
4.1 Tổng quan về dầu nhớt và dầu nhớt thải và ảnh hưởng cúa chúng đến sức
khoẻ con người và môi trường xung quanh
4.1.1 Dầu nhớt
4.1.1.1 Nguồn gốc và mục đích sử dụng dầu nhớt
Dầu nhớt là một loại hydrocacbon đa vòng, thành phần dầu nhớt gồm có dầu gốc
và các phụ gia (calxium sulphonate). Đây là nguồn nguyên liệu chính dùng để bôi trơn
tất cả các động cơ xe máy, ôtô và các loại xe cơ giới khác. Vì hệ thống bôi trơn giữ vai
trò quan trọng trong sự hoạt động của động cơ, mặc dù các chi tiết máy được lắp ráp
rất kỹ nhưng chúng vẫn có vết gồ ghề trên chi tiết, khi trượt lên nhau sẽ sinh nhiệt, tiêu
hao công và làm mài mòn các chi tiết, do đó các chi tiết phải luôn được bôi trơn bởi
dầu. Mục đích của việc sử dụng dầu nhớt trong việc bôi trơn động cơ là:
- Giảm mài mòn, ma sát - Làm kín lòng xy lanh và piston
- Giảm bớt công suất tiêu hao - Giải nhiệt, làm mát động cơ
- Thu hút tiếng động - Làm sạch động cơ
4.1.1.2 Đặc tính của dầu nhờn (dầu nhớt)
1. Độ nhớt
Là đặc tính quyết định khả năng lưu động của dầu nhớt. Độ nhớt của dầu thay đổi
theo nhiệt độ. Khi ở nhiệt độ cao, độ nhớt giảm và ngược lại. Dầu có độ nhớt thấp dễ
di chuyển hơn so với dầu có độ nhớt cao. Ngoài ra, do trọng lượng của các phân tử cấu
thành nên dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến độ nhớt của nó nên người ta thường gọi
thành dầu nặng hay dầu nhẹ. Dầu nhẹ dùng để chỉ loại có độ nhớt thấp, dầu nặng chỉ
dầu có độ nhớt cao. Trên thực tế, dầu nhẹ dễ bơm và luân chuyển qua động cơ nhanh
hơn. Ngược lại, dầu nặng thường có độ nhớt cao, di chuyển chậm hơn nên có áp suất
cao hơn nhưng lưu lượng dầu qua bơm lại thấp hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 21


Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
2. Độ nhớt quy ước
Là tỷ số thời gian 200cc dầu nhớt chảy qua thiết bị đo so với cùng 1 thể tích nước
cất ở 20
0
C. Đơn vị độ nhớt là Engler (
0
E) hay XăngTuốc (Centistokes). Độ nhớt của
nước cất ở 20
0
C là 1 Xăng tuốc (Cst)
3. Đặc tính chống cacbon hoá
Nhiệt độ thành xy lanh cao nên dầu nhớt dễ bị cháy thành Cacbon. Cacbon này
được tích luỹ làm xét măng bị dính xếp, vách xy lanh bị trầy. Lớp Cacbon bám trên
đỉnh piston và vách buồng nổ sẽ gây kích nổ và giảm khả năng truyền nhiệt của piston.
Bụi than lẫn vào dầu nhớt sẽ làm nghẽn mạch dầu. Do đó dầu nhớt phải có khả năng
chống Cacbon hoá, ngoài ra dầu nhớt không được lẩn axit và nước.
4. Phân loại dầu nhớt: Có 2 cách phân loại: Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt và
phân loại dầu nhờn theo tính năng
 Phân loại dầu nhờn theo độ nhớt:
Ở phương pháp phân loại theo độ nhớt, các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng
cách phân loại của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive Engineers).
Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác
nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là
tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ “W” dùng để chỉ
khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để
xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng
theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động
tốt ở âm 15 độ C.

Các loại dầu động cơ ở các nước Hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa
số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan
trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt
được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên
dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được
các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự
dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 22
Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt
như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động
cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60.
Do đặc tính của dầu đa cấp nên người ta thường gọi nó là “dầu bốn mùa”. Khi có
chữ “W”, khách hàng có thể hiểu nó dùng được cho cả mùa đông và mùa hè.
Ngoài loại đa cấp, nhiều nhà sản xuất cho ra cả loại dầu đơn cấp và chỉ có ký hiệu
như SAE 40, SEA 50. Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy
nông nghiệp, công nghiệp... Tuỳ theo nước sản xuất, loại dầu và độ nhớt của dầu được
quy định như sau:
Các nước Anh, Mỹ
- SAE 20: thật lỏng, dùng pha xăng động cơ 2 thì
- SAE 30:Lỏng dùng đổ vào Catte động cơ mới
- SAE 40: Hơi lỏng dùng cho động cơ cũ
- SAE 50 và 90: Dùng cho cầu xe và hộp số
Theo nước Liên Xô cũ
- Dầu nhờn M - 8bI dùng trong động cơ xăng của xe vận tải, sử dụng cho cả bốn
mùa. Dầu nhớn AC – 10 dùng cho mùa hè, AC – 6 cho mùa đông
- Động cơ Diesel dùng loại dầu nhớt M – 10B2
- Động cơ xăng tốc độ quay lớn dùng dầu nhờn M – 63 10RI cho cả bốn mùa.

 Phân loại dầu nhờn theo tính năng:
Khi phân loại theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu
chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API (American Petroleum Institute).
API phân ra theo cấp S (Service) dùng để dành cho dầu đổ vào động cơ xăng và C
(Commercial) cho các động cơ diesel. Hiện tại, với động cơ xăng, API phân ra nhiều
loại với thứ tự tiến dần từ SA, SB, SC tới mới nhất là SM. Đối với động cơ diesel, API
chia thành CA, CD, CC tới CG, CH và CI. Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt
do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích nghi với
những công nghệ động cơ mới.
4.1.1.3 Những nguyên tắc đúng khi sử dụng dầu nhớt
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 23
Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
Để duy trì động cơ hoạt động tốt luôn luôn, đồng thời gia tăng tuổi thọ cho động
cơ, người sử dụng xe cần phải am tường nguyên tắc “3 đúng” trong việc sử dụng dầu
nhớt bôi trơn động cơ như sau
• Dùng dầu đúng chỉ số: Chúng ta sử dụng loại gì cũng được nhưng dầu nhớt
phải đúng chỉ số theo nhà chế tạo động cơ ấn định. Thông thường các động cơ từ
100 phân khối trở xuống lưu hàng ở Á Châu được nhà chế tạo ấn định dùng dầu
nhớt có chỉ số 30 trong việc bôi trơn, “Chỉ số 30” là độ nhờn của dầu nhớt đó gấp
30 lần độ nhờn của nước cất ở 20
0
C
• Đổ dầu vào catte đúng dung lượng: Dung lượng dầu nhớt trong catte của động
cơ 50 phân khối là từ 0,5 – 0,7 hoặc 0,9 lít (tuỳ theo loại động cơ), chúng ta nên đổ
dầu đúng dung lượng theo nhà chế tạo động cơ ấn định, không nên đổ nhiều hơn
hay ít hơn lượng nhớt quy định, sẽ không tốt cho động cơ lúc hoạt động.
• Thay dầu đúng định kỳ: Định kỳ thay dầu nhớt cho động cơ 2 thì là 3000Km
đường xe chạy, đối với động cơ 4 thì định kỳ thay nhớt chì 2000Km, vì dầu nhớt
trong động cơ 4 thì làm việc nhiều hơn động cơ 2 thì. Nếu trễ định kỳ lâu quá

nhiều mà chúng ta không thay dầu nhớt trong catte, lúc bấy giờ dầu nhớt chỉ còn là
một thứ nước lạnh màu đen, mất hết chất nhờn, không thể làm trơn các chi tiết
động cơ
4.1.2 Tổng quan về dầu nhớt thải (dầu nhớt cặn)
Theo giáo trình Quản Lý Chất Thải Nguy Hại của TS. Lê Thanh Hải kết quả khảo
sát về tình hình sử dụng nhớt trên địa bàn thành phố của Chi cục bảo vệ môi trường
thành phố Hồ Chí Minh, đường đi của dầu nhớt như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 24
Nhà sản xuất dầu nhớt
Công ty kinh doanh
xăngdầu
Cơ sở sửa xe, rửa xe
Xí nghiệp, nhà máy, cơ
sở sản xuất
Phương tiện giao thông
vận tải
Lượng nhớt chưa được
kiểm soát
Lượng nhớt được kiểm
soát
Dùng để quét gỗ chống
mối mọt
Tái chế nhớt, sản xuất
dầu bôi trơn
Thải ra môi trường tự
nhiên
Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
Hình 4.1 Đường đi của dầu nhớt
4.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh:

Dầu nhớt thải có nguồn gốc phát sinh rất rộng lớn từ các khu công nghiệp, khu chế
xuất, các xí nghiệp, cơ sở sản xuất có sử dụng máy móc đều có sử dụng dầu nhớt để
bôi trơn các máy móc. Do đề tài này chỉ nghiên cứu bên lĩnh vực hoạt động giao thông
nên dầu nhớt có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động bảo dưỡng xe ôtô của các
xưởng sửa chữa, từ các cơ sở sửa - rửa xe máy, từ các cây xăng có rửa xe thay nhớt, từ
các điểm rửa xe thay nhớt mà phát sinh ra dầu thải, đây là một loại chất thải nguy hại
điển hình, nằm trong danh mục chất thải nguy hại (ban hành kèm theo Quyết định số
23/2006/QĐ-BTN ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường)
4.1.2.2. Thành phần của dầu nhớt thải
Dầu nhớt thải là dầu sau khi sử dụng xong được thải bỏ, là chất nhờn có màu đen,
quánh lại, không hoà tan trong nước, bền vững và có chứa các chất hoá học độc hại và
các kim loại nặng, nó phân huỷ rất chậm và có ở khắp mọi nơi. Trong suốt quá trình
sử dụng dầu để bôi trơn động cơ xe, chúng sẽ bị nhiễm bụi, kim loại nặng nguy hại do
sự mài mòn chi tiết máy và chứa những chất hoá học độc hại do quá trình cacbon hoá
xảy ra trong lúc vận hành động cơ, chứa nước hay một số hợp chất hoá học khác làm
cho dầu không còn tính tốt nữa. Điều này dẫn đến dầu trở thành phế thải nhưng dầu
thải hoàn toàn 100% có khả năng tái sinh hay tái chế lại sử dụng cho mục đích khác.
SVTH: Nguyễn Thị Trúc Giang Trang 25

×