Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Tăng trưởng năng suất, hiệu quả kĩ thuật Phân tích thực nghiệm ngành Dệt – May giai đoạn 2009 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.97 KB, 70 trang )

1

1

MỤC LỤC


2

2

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG


3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Gần đây, “năng suất” là một cụm từ được nhắc đến rất nhiều trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trong các bản tin, thời báo kinh tế. Công bố
của tổ chức năng suất châu Á (APO) năm 2014 cho thấy, năng suất của các
ngành kinh tế nói chung ở Việt Nam hiện tại đang ở mức rất thấp trong khu
vực. Riêng đối với ngành Dệt – May, báo cáo năm 2014 được thực hiện bởi
Tập đoàn FPT cho thấy toàn ngành chỉ đạt được 67% hiệu quả thương mại so
với mức tiềm năng. Cùng với đó, năng suất lao động khu vực sản xuất của
Việt Nam chỉ đạt 2,4; con số này đối với Trung Quốc là 6.9 và với Indonesia


5.2. Mặc dù tăng trưởng toàn ngành đạt 14.5%/ năm, và kim ngạch xuất khẩu
đóng góp 10 – 15% GDP hàng năm nhưng ngành vẫn có rất nhiều bất cập.
Nổi cộm là vấn đề cấu trúc ngành: được cho là có một sự bất hợp lý khi mà có
tới 70% là doanh nghiệp May mặc, trong khi chỉ có 17% doanh nghiệp Dệt,
và 13% doanh nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu phụ trợ như bông sợi, hóa
chất nhuộm vải. Trong chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, công suất toàn bộ
ngành Dệt & phụ trợ chỉ đáp ứng được 30% nguyên vật liệu đầu vào cho
ngành may. Trong bản thân ngành May, 60% các doanh nghiệp sản xuất theo
phương thức gia công đơn giản CMT, mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Các doanh nghiệp Dệt - May thiếu khả năng
cung cấp sản phẩm trọn góp do ít chủ động về nguyên vật liệu, về khả năng
thiết kế, quản trị chất lượng và tiếp cận thị trường. Giá hàng may Việt Nam
thường cao hơn giá sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN từ 10 – 15%,
cao hơn hàng Trung Quốc 20%.
Đứng trước những cơ hội và thách thức cạnh tranh toàn cầu, nâng cao năng
suất và hiệu quả là một đòi hỏi thiết thực và cấp bách đối với ngành Dệt May
Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do như TPP,
FTA EU-Việt Nam,… kỳ vọng sẽ được thông qua trong thời gian tới.


4

Trên lý thuyết, tăng trưởng năng suất được đóng góp bởi nhiều yếu tố như:
hiệu quả quy mô – hiệu quả do sử dụng thêm các yếu tố đầu vào làm tăng
năng suất, hiệu quả kỹ thuật – hiệu quả do sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện
có để tăng năng suất, và đóng góp bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó,
hiệu quả kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và sự cải thiện hiệu quả kỹ thuật sẽ
góp phần làm tăng năng suất. Hiệu quả kỹ thuật cũng là thành phần chịu ảnh
hưởng từ nhiều yếu tố mà có thể dễ dàng tác động để cải thiện nó, qua đó cải
thiện năng suất. Vì vậy, các phân tích về năng suất thường đi kèm với phân

tích hiệu quả kỹ thuật.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về năng suất và hiệu quả kỹ thuật với
nhiều góc độ và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu trước
đây đều tập trung ở các nước phát triển hơn với những điều kiện khác biệt so
với các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong khi đó, các nghiên cứu về
năng suất ở Việt Nam còn mang tính chất liệt kê các yếu tố ảnh hưởng dựa
vào kết quả của các nghiên cứu trước đó mà chưa đưa ra một mô hình lý
thuyết cụ thể, một vài nghiên cứu chỉ xem xét các nhân tố định tính, thiếu
những phân tích định lượng. Đặc biệt đối với ngành Dệt May, hầu hết các bài
phân tích chỉ xem xét đến năng suất lao động trong ngành. Một số nghiên cứu
có một cách tiếp cận khá đầy đủ như nghiên cứu của Tô Trung Thành và cộng
sự (2006) phân tích tăng trưởng năng suất và hiệu quả kĩ thuật cả ngành Dệt –
May giai đoạn 1997 – 2000, Vixathep (2009) phân tích cho giai đoạn 2000 –
2005 và Nguyễn Quang (2013) với đề tài tương tự nhưng sử dụng dữ liệu của
3 năm 2002, 2005 và 2007. Các nghiên cứu trên hầu hết làm việc với bộ dữ
liệu cũ vì vậy không có tính cập nhật, các biến động trong ngành Dệt May
thời gian gần đây chưa được đề cập đến.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Tăng trưởng năng suất, hiệu
quả kĩ thuật: Phân tích thực nghiệm ngành Dệt – May giai đoạn 2009 – 2012”,
góp phần bổ sung các phân tích mang tính cập nhật đồng thời xây dựng các
mô hình định lượng có sự kiểm định độ tin cậy về kết quả, qua đó đề xuất một


5

số khuyến nghị chính sách cần thiết cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt
May cũng như cho chính phủ.
1.2.

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu


Tiếp cận các vấn đề phân tích ở trên, nghiên cứu cố gắng trả lời các câu
hỏi:
(1) Đâu là những nguồn lực của tăng trưởng sản xuất ngành Dệt - May giai
đoạn vừa qua?
(2) Có hay không tồn tại phi hiệu quả kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt
may? Các yếu tố tác động đến phi hiệu quả đó là gì?
(3) Cần giải quyết những gì và tập trung vào đâu để cải thiện năng suất và
hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong ngành?
Với việc trả lời 3 câu hỏi trên, chúng tôi đặt ra một số mục tiêu nghiên
cứu:
(1) Phân tích các nguồn lực của tăng trưởng năng suất và mức độ đóng góp
của chúng.
(2) Nhận diện và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, xác định
mức độ tác động và tầm quan trọng của từng nhân tố.
(3) Đưa ra những khuyến nghị chính sách hợp lý cho doanh nghiệp và
chính phủ.
1.3.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng dựa trên cơ sở
xây dựng các mô hình ước lượng trực tiếp giúp mô tả dạng hàm sản xuất cụ
thể của các doanh nghiệp, từ đó phân tích các đặc trưng của hàm sản xuất và
tính toán các thành phần của tăng trưởng năng suất. Đồng thời, hiệu quả kĩ
thuật của từng doanh nghiệp được đưa vào mô hình hồi quy để phân tích xu
hướng, độ lớn cũng như các nhân tố ảnh hưởng của nó.


6


Các phân tích thống kê mô tả cũng được sử dụng đồng thời để làm rõ đặc
trưng và mối quan hệ giữa các đại lượng cần phân tích.
1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu năng suất và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành
Dệt – May trên phạm vi cả nước. Các phân tích định tính được thực hiện trên bộ dữ liệu gồm gần
6000 doanh nghiệp Dệt May trên cả nước trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2012. Trong mô hình
định lượng, có 950 doanh nghiệp với đầy đủ thông tin và hoạt động trong cả giai đoạn 4 năm trên
được đưa vào nghiên cứu. Các dữ liệu về đặc trưng của từng doanh nghiệp, đặc điểm môi trường
sản xuất kinh doanh cũng là đối tượng nghiên cứu chính trong đề tài.


7

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lý thuyết

1

Khái niệm năng suất và hiệu quả

2.1.1.1. Năng suất
Hiểu theo một cách đơn giản, năng suất là tỷ số giữa kết quả đầu ra (sản
lượng, giá trị gia tăng,.. ) mà một doanh nghiệp sản xuất được từ các đầu vào
(lao động, vốn, công nghệ,…) mà doanh nghiệp sử dụng.

Năng suất = Đầu ra/Đầu vào
Điểm cần lưu ý ở đây là mẫu số “đầu vào”. Trên thực tế, có những trường
hợp người ta nhầm lẫn giữa hai khái niệm năng suất và năng suất lao động, ví
dụ chỉ lấy năng suất lao động để kết luận về năng suất của cả một doanh
nghiệp, một ngành kinh tế, hay một nền kinh tế. Tuy nhiên, lao động chỉ là
một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, cũng như vốn, đất đai,…,
năng suất theo một trong các yếu tố này gọi là năng suất yếu tố, hay năng suất
riêng phần (factor productivity/partial productivity). Năng suất yếu tố, mặc
dù thường được sử dụng, nhưng có thể làm giới hạn hoặc có thể gây đến
nhầm lẫn hoặc sai lệch khi đánh giá trình độ sản xuất của một doanh nghiệp.
Chỉ tiêu về năng suất này thường chỉ sử dụng để nghiên cứu sự khác nhau
trong năng suất lao động qua những thay đổi về chất lượng vốn hoặc các nhân
tố khác,…(Khi xem xét tác động của yếu tố nào thì coi những yếu tố còn lại là
không đổi).
Để đánh giá năng suất một cách toàn diện và đầy đủ, cần sử dụng một chỉ
tiêu khác, đó là năng suất các nhân tố tổng hợp. (total factor productivity).
Chỉ tiêu này cho biết tác động của tất cả các yếu tố khác, ngoài các đầu vào
như lao động, vốn lên sản lượng hay giá trị đầu ra. Năng suất nhân tố tổng
hợp có thể được tạo bởi sự đóng góp của chất lượng lao động, hiệu quả sử
dụng vốn, hay sự tiến bộ về kỹ thuật – công nghệ,…


8

2.1.1.2. Hiệu quả
Trên lý thuyết, ta biết hàm sản xuất Y*it = fit(x,β) biểu diễn sản lượng hàng
hóa dịch vụ tối đa Y* mà doanh nghiệp i có thể sản xuất được từ kết hợp các
đầu vào (vecto x) khác nhau ở một trình độ công nghệ nhất định trong thời kì
t. Trong đó β là các tham số thể hiện mức độ đóng góp của các yếu tố đầu
vào.

Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp thường khó có thể sản xuất một
lượng sản phẩm tối đa các yếu tố phi hiệu quả. Sản lượng thực tế Y it ≤ f(x,β)
= Y*it
Xét một quá trình sản xuất đơn giản, trong đó đầu vào duy nhất X được sử
dụng để sản xuất sản phẩm đầu ra duy nhất Y. Các đường CRS Frontier, VRS
Frontier trên Hình 1 thứ tự thể hiện đường biên sản xuất với hiệu quả không
đổi (f(x,λβ) = λ.f(x,β)) và hiệu quả thay đổi theo quy mô (f(x,λβ) ≠ λ.f(x,β)).
Đường biên sản xuất cho biết mức đầu ra lớn nhất có thể đạt được từ mỗi mức
đầu vào cho trước.
Hình 1: Hiệu quả kỹ thuật thuần túy và hiệu quả quy mô.
Y
CRS Frontier
D

VRS Frontier

B

Y ksdkdgjdg

A

X1

X


9

Với đầu vào X1, doanh nghiệp có thể sản xuất tối ưu tại điểm D nằm trên

đường CRS Frontier, với quy mô tối ưu. Điểm B nằm trên đường biên VRS
Frontier cho biết trạng thái sản xuất đạt hiệu quả kĩ thuật trong khi điểm A
nằm phía dưới đường biên, thể hiện trạng thái sản xuất phi hiệu quả. Doanh
nghiệp sản xuất ở điểm A là phi hiệu quả bởi vì nó không thể sản xuất thêm
đầu ra tại một mức ngang bằng với điểm B mà không đòi hỏi gia tăng thêm
đầu vào. Từ A đến D, hiệu quả kĩ thuật phân tách thành hai phần: Đoạn AB
thể hiện sự cải thiện hiệu quả kĩ thuật thuần túy, trong khi đoạn BD đại diện
cho hiệu quả quy mô.
2.1.1.3. Tăng trưởng năng suất. Chỉ số Năng suất nhân tố tổng hợp.
Trên , chúng ta sử dụng các đường thẳng đi qua gốc tọa độ để đo năng suất
tại một điểm cụ thể. Độ dốc của các đường này là Yi/Xi – chính là năng suất
của doanh nghiệp i. Nếu doanh nghiệp sản xuất ở điểm A mà di chuyển đến
điểm hiệu quả B, độ dốc của đường này sẽ lớn hơn, hàm ý năng suất cao hơn
tại B. Tuy nhiên, nếu di chuyển đến điểm C, đường này sẽ tiếp xúc với đường
biên sản xuất và do đó nó chính là điểm đạt được năng suất cao nhất có thể.
Sự di chuyển như trên là một ví dụ về sự mở rộng quy mô kinh tế. Điểm C là
điểm đạt được hiệu quả quy mô lớn nhất. Bất kỳ một sự mở rộng nào về quy
mô (sự dịch chuyển từ C đến 1 điểm khác) sẽ tạo ra sự suy giảm về năng suất.
Như vậy môt doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả kĩ thuật, nhưng vẫn
có khả năng cải thiện năng suất của mình nhờ khai thác lợi thế về quy mô.

Hình 2: Năng suất, hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả quy mô


10

Y

B
C

A

X

Nếu xem xét đến yếu tố thời gian, có một nhân tố khác tạo ra sự thay đổi
về năng suất, đó là tiến bộ công nghệ. Một sự cải tiến về công nghệ sản xuất
có thể nâng đường biên giới hạn khả năng sản xuất lên phía trên. Trong Hình
3, đường biên sản xuất dịch chyển từ OF trong thời kì s đến OF’ trrong thời
kì t. Với công nghệ ở thời kì t, các doanh nghiệp đều có thể sản xuất được
nhiều đầu ra hơn từ mỗi mức đầu vào tương ứng ở thời kì s.


11

Hình 3: Tiến bộ công nghệ giữa hai thời kì
Y

F’
F

O

X

Tóm lại, khi năng suất của một doanh nghiệp tăng từ năm thứ nhất sang
năm thứ hai, sự cải thiện không nhất thiết chỉ đến từ cải thiện hiệu quả kĩ
thuật, mà cũng có thể nhờ vào tiến bộ về công nghệ, hay khai thác lợi thế quy
mô, hoặc cũng có thể là kết hợp cả 3 nhân tố đó.
Do vậy tăng trưởng năng suất (trong trường hợp này là năng suất nhân tố
tổng hợp) có thể phân tách được thành:

gTFP (TFPC) = TEC + SEC + TC
Với:
(1) TEC: Tiến bộ hiệu quả kĩ thuật, có được do sử dụng hiệu quả hơn các
kỹ thuật và đầu vào hiện có (Catch-up effect)
(2) SEC: Cải thiện hiệu quả do thay đổi quy mô phù hợp (Catch-up effect)
(3) TC: Tiến bộ công nghệ làm cho đường biên sản xuất dịch chuyển lên
trên (Innovation effect)


12

Để đo lường chỉ số Năng suất các nhân tố tổng hợp và ước lượng mức độ
đóng góp của ba thành tố trên, có một số phương pháp có thể xem xét. Một
trong số đó là phương pháp sử dụng chỉ số Divisia với các giả định về hành vi
của doanh nghiệp (tối thiểu hóa chi phí hay tối đa hóa lợi nhuận) và hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp đạt hiệu quả kĩ thuật tối ưu. Các giả định này rõ
ràng không hoàn toàn phù hợp trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là khi các yếu tố
phi hiệu quả được kiểm định là có tồn tại.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số Malmquist TFP - cho phép
phân tích các thành tố của tăng trưởng năng suất một cách đầy đủ hơn.
Chỉ số Malmquist TFP được giới thiệu lần đầu bởi Caves, Christensen &
Diewet (1982), sau đó được phát triển bởi Färe và các cộng sự (1994). Các tác
giả sử dụng các phân tích về hàm khoảng cách đầu vào (hoặc đầu ra) của
Shephard, cho phép tính toán các thành phần của năng suất nhân tố tổng hợp
bao gồm cải thiện hiệu quả kỹ thuật và tiến bộ công nghệ. Đó là cách tính
truyền thống, được biết đến như là một phương pháp phi tham số và đòi hỏi
xây dựng các tính toán về hàm khoảng cách. Tuy nhiên phương pháp này
không cho phép đo lường các sai số và không ước lượng được hàm sản xuất
cụ thể với các tham số có thể ước lượng được. Trong khi đó, chỉ số
Malmquist TFP cũng hoàn toàn có thể tính được theo phương pháp tham số.

Cánh tính này được mô tả và sử dụng trong một số nghiên cứu, điển hình như
Kumbhakar & Lovell (2000), sử dụng kĩ thuật vi phân, Fuentes, Grifell-Tatjé
& Perelman (2001) và Orea (2002), kết hợp kĩ thuật vi phân và phương pháp
ước lượng hàm khoảng cách, phát triển dựa trên cơ sở hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên.
2

Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên
Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Trong đó:


13

là giá trị sản lượng đầu ra của doanh nghiệp thứ i trong thời kỳ t
là vecto các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
vit là sai số ngẫu nhiên, tuân theo quy luật phân phối chuẩn, v ~ N(0,), độc
lập với uit
uit là sai số ngẫu nhiên không âm, đại diện cho các yếu tố phi hiệu quả kỹ
thuật. Nếu u = 0, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nằm trên đường sản
xuất biên, doanh nghiệp có khả năng sản suất được mức sản lượng tối đa dựa
trên các yếu tố sản xuất và kĩ thuật hiện có. Nếu u > 0, hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp nằm dưới đường sản xuất biên, khi đó sản lượng thực tế của
doanh nghiệp (yi) thấp hơn sản lượng tối đa (y*).
Mô hình trên được đưa vào xu hướng thời gian t, tương tác với các biến
đầu vào. Điều này cho phép thực hiện các phân tích tiến bộ công nghệ phi
trung tính. Các thành phần của chỉ số Malmquist TFP được phân tích như sau:
(1) Hiệu quả kĩ thuật (TEit) của doanh nghiệp i trong năm t là tỷ số giữa
sản lượng thực tế và sản lượng tối đa

TEit =
Như vậy, thay đổi hiệu quả kĩ thuật (TEC) giữa hai năm t và s có thể tính
được bằng
TEC = TEit/TEis
(2) Hiệu quả quy mô, đo lường sự thay đổi sản lượng tạo ra bởi thay đổi
kết hợp các đầu vào giữa năm s và năm t, theo Coelli (2005), được tính bằng:
SEC = exp{
Trong đó SFis = là hệ số co giãn của sản lượng y theo đầu vào xn
(3) Tiến bộ công nghệ (TC) của doanh nghiệp i giữa hai thời kì s và t được
tính bằng giá trị trung bình nhân của hai đạo hàm riêng của sản lượng đầu ra
với thời gian tương ứng s và t.


14

TC = exp{
3

Mô hình các nhân tố tác động đến hiệu quả kĩ thuật
Phương trình (1) cho phép ước lượng các giá trị của phi hiệu quả kỹ thuật

đối với từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Phi hiệu quả kỹ thuật này được
giả định là hàm số có dạng

Trong đó:
là các biến giải thích, được lựa chọn dựa vào đặc trưng của bản thân các
doanh nghiệp hay các đặc điểm môi trường có tác động đến mức độ hiệu quả
của doanh nghiệp.
là các tham số cần ước lượng
là sai số ngẫu nhiên trong mô hình

2.2.

Tổng quan nghiên cứu

4

Các nghiên cứu liên quan
Kể từ khi ra đời, phương pháp phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

(SFA) được ứng dụng trong rất nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu
của các học giả trên thế giới. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả bộ số
liệu vĩ mô gồm toàn bộ các ngành kinh tế, hoặc cho bộ số liệu vi mô cấp
doanh nghiệp trong nội bộ các ngành. Không chỉ riêng các ngành sản xuất đặc
thù như sản xuất thực phẩm, may mặc, hóa chất,… SFA còn cho phép phân
tích năng suất và hiệu quả của các ngành dịch vụ như bán lẻ, du lịch, ngân
hàng,…
Đối với ngành Dệt May, có thể kể đến các công trình như Corroration
(1996), Wadud (2001), Mouelhi (2002), Nguyễn Khắc Minh (2012), sử dụng
phân tích biên ngẫu nhiên để phân tách các thành tố của tăng trưởng năng
suất. Sonali (1995), Wadud (2001), Tô Trung Thành (2006), Bhandari (2007),
Vixathep (2009), Lê Việt (2010), Yot (2010), Nguyễn Quang (2010) là các


15

tác giả ứng dụng SFA để đo lường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật trong ngành này. Trong một số công trình, các tác giả kết
hợp sử dụng phương pháp Bao dữ liệu (DEA) và mô hình ước lượng Tobit để
so sánh kết quả thu được với kết quả từ phương pháp SFA. Kiểm nghiệm cho
thấy, không có sự khác biệt nhiều khi sử dụng SFA và sử dụng DEA kết hợp

mô hình Tobit.
Các nghiên cứu trên hầu hết có những giả định như nhau trong hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên. Thứ nhất là hàm sản xuất thay đổi theo quy mô (VRS).
Thứ hai, các doanh nghiệp không nhất thiết phải theo đuổi mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận. Thứ ba là giả định về phân phối hợp lý (appropriate distribution)
của sai số ngẫu nhiên. Các khái niệm về năng suất, hiệu quả kỹ thuật đều
không khác nhau trong các nghiên cứu trên, hầu hết đều sử dụng ý tưởng của
Aigner, Lovel và Schmidt (1977), các phát triển của Färe (1994), Battese &
Coelli (1992, 1995, 2005). Sự khác nhau trong các nghiên cứu thứ nhất đến từ
việc phân tích các thành phần của tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp.
Đóng góp của tiến bộ công nghệ (Technical Progress hay Technical Change)
và thay đổi hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency Change) là phổ biến nhất
và có mặt trong hầu hết các cách phân tích. Ngoài ra, một số tác giả quan tâm
đến thay đổi hiệu quả quy mô (Scale Efficiency Change) và hiệu quả phân bổ
(Allocative Efficiency). Sự khác nhau thứ hai là do việc lựa chọn các nhân tố
khác nhau trong việc giải thích sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật giữa các
doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc về đặc trưng của doanh nghiệp thường được
dùng trong mô hình như số năm hoạt động, quy mô, loại hình doanh nghiệp,
chất lượng vốn, tỷ lệ vay nợ, định hướng xuất khẩu… Ngoài ra, một số tác giả
quan tâm đến sự hỗ trợ của chính phủ, sự liên kết với các tổ chức nước ngoài,
hoạt động nghiên cứu phát triển và cải tiến sản phẩm,…
Dữ liệu và các kết quả phân tích chính của các nghiên cứu trên được trình
bày tóm tắt ở bảng dưới đây. Trong đó, dấu (+) cho biết nhân tố có tác động
tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, dấu (-) thể hiện tác động tiêu cực.


16

Bảng 1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước
Tác giả,

năm công bố

Dữ liệu mẫu

Phương pháp,
kỹ thuật

Sonali, 1995

40 doanh nghiệp
may mặc và 35
doanh nghiệp sản
xuất máy móc nông
nghiệp, Sri Lanka,
1987 – 1992

PP phân tích
hàm sản xuất
biên ngẫu nhiên
(SFA)

Corroraton,
1996

Các doanh nghiệp
Dệt May ở Ba Lan,
1991 - 1993

Wadud, 2001


Các doanh nghiệp
May mặc ở Úc và
Băng-la-đét, 1972 –
1998

Các thành phần
của tăng trưởng
năng suất

Hiệu quả kỹ thuật và
các nhân tố ảnh hưởng

- Hiệu quả trung bình: 54%
- Các nhân tố ảnh hưởng:
• Tiến bộ công nghệ (+)
• Chất lượng lao động (+)
• Số năm hoạt động (+/-)
• Xuất khẩu (+)
• Loại hình SH
• Quy mô
• Tốc độ quay vòng vốn (+)
TFPC = TEC + TC

SFA, DEA

TFPC = TEC
+ TC + SEC

- Hiệu quả trung bình: 81%
- Các nhân tố ảnh hưởng:

• Số năm hoạt động (+),
• Quy mô (+/-),
• Chất lượng vốn (+),


17



Mouelhi &
Mohamed,
2002

388 doanh nghiệp
Da - Dệt - May ở
Tunisian, 1983 –
1994

SFA

Nguyễn Thu
Trang, 2005

140 doanh nghiệp
ngành Dệt May và
Da giầy, Việt Nam,
2000 – 2003

SFA


Tô Trung
Thành & cộng
sự, 2006

207 doanh nghiệp
Dệt May Việt Nam,
1997 – 2000

SFA

TFPC = TEC + TC

Số lượng lao động quản lý
(-),
Loại hình sở hữu

- Hiệu quả trung bình: 63% và có
xu hướng giảm
- Các nhân tố ảnh hưởng
• Biến giả Ngành,
• Xuất khẩu (+)
- Hiệu quả trung bình: 54.78%
- Các nhân tố ảnh hưởng:
• Số năm hoạt động (+),
• Loại hình sở hữu,
• Địa bàn hoạt động,
• Biến giả Ngành.

TFPC = TEC + TC


- Hiệu quả trung bình: 81 - 83%
- Các nhân tố ảnh hưởng
• Số năm hoạt động (+),
Tương tác quy mô với số
năm hoạt động (-),
• Loại hình sở hữu,
• Địa bàn hoạt động,
• Cấu trúc tài sản (+),


18


SFA

Trình độ máy móc (-)

Bhandari &
Maiti, 2007

1748 doanh nghiệp
Dệt – May ở India,
1985 – 2002

Vixathep,
2009

Các doanh nghiệp
SFA, DEA, Mô
Dệt May ở Lào, Việt hình Tobit

Nam, Campuchia,
1985 – 2005

- Hiệu quả trung bình: 81.383.8%
- Các nhân tố ảnh hưởng:
• Số năm hoạt động (+),
• Loại hình SH,
• Chất lượng vốn (+),
• Thu nhập trung bình của
lao động (+)

Lê Việt &
cộng sự, 2010

5204 doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt
Nam, 2002, 2005 &
2007

- Hiệu quả trung bình: 86%
- Các nhân tố ảnh hưởng
• Số năm hoạt động (+),
• Quy mô (+),
• Loại hình,

SFA

- Hiệu quả trung bình: 68 – 84%
- Các nhân tố ảnh hưởng
• Số năm hoạt động (+),

• Quy mô (+/-)
• Biến giả khu vực:
• Biến giả loại hình: DN
ngoài nhà nước hoạt động
hiệu quả hơn


19




Yot & cộng
sự, 2010

178 doanh nghiệp
SFA, DEA, mô
sản xuất ở Thái Lan, hình Probit
2000 – 2008

Nguyễn Khắc
Minh & cộng
sự, 2012

9 ngành công nghiệp SFA
sản xuất ở Việt
Nam, 2003 – 2007

Nguyễn
Quang, 2013


doanh nghiệp Dệt,
Việt Nam,

SFA

Xuất khẩu
Cải tiến sản phẩm (-)
Hỗ trợ chính phủ về vốn
(+), đất đai (+)

- Hiệu quả trung bình: 81 – 90%
- Các nhân tố ảnh hưởng
• Số năm hoạt động (+/-),
• Quy mô (+),
• Loại hình SH,
• Đòn bẩy tài chính(+),
• Tính thanh khoản (+),
• RnD (+/-), Xuất khẩu (+)
• Hỗ trợ của chính phủ (+),
TFPC = TEC + TC

- Hiệu quả trung bình 52.4%
- Các nhân tố ảnh hưởng:
• Số năm hoạt động (+),
• Quy mô (+),
• Địa bàn, Loại hình sỡ hữu
• Cải tiến công nghệ (+),
• Xuất khẩu (-/+),



20



Nhận khoán sản phẩm (+)
Hỗ trợ của chính phủ (+/-)


21

5

Đóng góp của nghiên cứu này
Hầu hết các nghiên cứu về năng suất và hiệu quả kỹ thuật của ngành Dệt

May đều sử dụng số liệu từ trước năm 2007, tức là trước khi Việt Nam gia
nhập tổ chức WTO và kí kết hiệp định thương mại (GATT, GATS, TRIPS) và
một số hiệp định thương mại tự do (ACFTA, VN – EU FTA),... Trong khoảng
7-8 năm trở lại đây, ngành Dệt May có khá nhiều biến động mạnh mẽ và nổi
lên nhiều vấn đề có tính thời sự, liên quan trực tiếp đến năng suất và hiệu quả
hoạt động của ngành. Bằng việc tổng hợp, so sánh kết quả của các nghiên cứu
trước đó và kết hợp với các phân tích thực nghiệm về hiện trạng ngành Dệt
May, nghiên cứu này cố gắng bổ sung các phân tích sử dụng bộ số liệu cập
nhật, đồng thời bổ sung thêm một số biến số giải thích trong mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật. Các biến số này được xây dựng dựa
trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề nội tại trong ngành Dệt May giai đoạn gần đây.


22


PHẦN 3. TỔNG QUAN NGÀNH DỆT – MAY GIAI ĐOẠN 2009 – 2012
3.1.

Tổng quan ngành

6

Vị trí của ngành
Ngành Dệt - May là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong

nền kinh tế quốc dân nước ta. Ngành đang đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam, cung cấp những mặt hàng không thể thiếu trong đời
sống sinh hoạt của con người.
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành Dệt - May giai đoạn trước khi gia
nhập WTO 2001-2007 là 16,9%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành
May mặc rất lớn đạt 20,1%/năm và của ngành Dệt đạt thấp nhất là
14,6%/năm. Giai đoạn 2007 - 2013 khi việc gia nhập tổ chức WTO đã và
đang tác động tới ngành Dệt - May Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng trung
bình là 14,5%/năm, đưa Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng ngành Dệt - May lớn nhất thế giới. Ngành Dệt - May trở thành ngành
kinh tế hàng đầu cả nước với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10-15% GDP
hàng năm và trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, chiếm 18%
tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Việt Nam vào một trong 5 nước xuất khẩu Dệt
- May lớn nhất thế giới.


23

Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2005 – 2013


Nguồn: Bloomberg

Mặc dù là một trong những ngành xuất khẩu đi đầu của Việt Nam nhưng
chuỗi giá trị của ngành Dệt – May vẫn còn nhiều hạn chế. Chuỗi giá trị hiện
tại gồm các khâu: Sản xuất nguyên liệu; sản xuất sản phẩm cuối cùng; nghiên
cứu thiết kế; marketing và phân phối; trong đó khâu sản xuất cuối cùng là
khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất – chỉ chiếm 5-10% tỷ suất lợi nhuận.
Theo thống kế của Hiệp hội Dệt - May Việt Nam, ngành Dệt - May trong
nước có đến 70% doanh nghiệp sản xuất theo hình thức gia công theo hợp
đồng cho các doanh nghiệp nước ngoài, nghĩa là chỉ tham gia vào khâu sản
xuất sản phẩm cuối cùng thuộc ngành May.
Như vậy, ngành Dệt - May Việt Nam vẫn chưa mang lại giá trị gia tăng
cao trong chuỗi giá trị Dệt - May toàn cầu do chủ yếu sản xuất xuất khẩu theo
phương thức gia công CMT. Thêm vào đó, ngành công nghiệp phụ trợ vẫn
chưa phát triển, nguồn nguyên liệu cung ứng chưa chủ động được, khâu
nghiên cứu thiết kế cho lợi nhuận cao kéo theo nâng giá trị gia tăng trong các
mặt hàng Dệt - May xuất khẩu thì lại là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp
Dệt - May Việt Nam. Tất cả những điều này là thách thức lớn trong việc tận
dụng lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do như TPP, FTA được kỳ vọng
sẽ thông qua trong thời gian tới.
7

Cấu trúc ngành
Ngành Dệt – May gồm các phân ngành nhỏ là may, dệt, nhuộm, kéo sợi và

ngành công nghiệp phụ trợ. Trong đó, có tới 70% các doanh nghiệp hoạt động
trong phân ngành May nhưng chỉ có 17% doanh nghiệp Dệt và còn lại 13% là
các doanh nghiệp sợi, nhuộm và sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ. Điều này
thể hiện sự bất ổn lớn trong cấu trúc ngành Dệt May nói chung. Có ba nguyên



24

nhân tạo ra vấn đề này. Thứ nhất , đối với ngành Dệt, việc đầu tư nhà máy in,
nhuộm, dệt vải... không hề đơn giản: không chỉ yêu cầu lượng vốn ban đầu
lớn, các công đoạn in, nhuộm hoàn tất lại liên quan tới vấn đề môi trường, hóa
chất thải ra cần phải có hệ thống xử lý nước thải. Đây là một gánh nặng lớn
với các doanh nghiệp không có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Trong khi đó, đầu tư
vào lĩnh vực may mặc chỉ không tốn quá nhiều chi phí, chỉ cần lực lượng lao
động đông, cơ sở linh hoạt... là đủ. Thứ hai, hoạt động trong ngành may khá
an toàn, vốn đầu tư không nhiều trong khi ngành dệt rủi ro cao hơn, chi phí rất
lớn mà lại không hiệu quả. Chẳng hạn dệt phụ thuộc vào giá bông, mà giá
bông lên xuống rất thất thường, được mùa hay mất mùa, sản xuất ra sợi có
bán được hay không,… Thứ ba, quá trình dệt vải có rất nhiều công đoạn: từ
xe sợi, đến dệt, đến in, nhuộm... gây ra nhiều khó khăn trong việc tính toán và
quản lý, do vậy mà các doanh nghiệp “ngại” không muốn làm. Trong khi may
chỉ có giá vải cộng với chi phí gia công, quản lý,.. là tính được giá thành.

Hình 5: Phân bổ các doanh nghiệp trong ngành Dệt – May

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Sự bất ổn về tỷ trọng các phân ngành như trên gây ra bất ổn về cơ cấu sản
phẩm trong chuỗi giá trị, điều này đến lượt nó tạo ra sự mất cân bằng trong
nội bộ từng ngành.


25

Ngành Dệt hiện tại phụ thuộc gần như chủ yếu vào nguồn nguyên liệu xơ,

sợi nhập khẩu trong khi sợi sản xuất trong nước lại xuất khẩu với số lượng
lớn. Nguyên nhân chủ yếu của điều này là do sợi trong nước sản xuất với số
lượng lớn nhưng chất lượng thấp, chưa đa dạng nên 2/3 số sợi chủ yếu xuất
khẩu. Ngoài ra còn do sợi sản xuất trong nước chưa phù hợp với yêu cầu về
nguyên liệu cho ngành Dệt nội địa. Sản phẩm đầu ra của ngành Dệt chưa đảm
bảo yêu cầu, vấn đề tồn đọng trong ngành còn là khả năng nhuộm để cung cấp
vải hoàn tất cho ngành May. Nhưng khu vực nhuộm chưa phát triển, chưa có
kỹ thuật, công nghệ cao, khả năng nhuộm của các doanh nghiệp trong nước
chưa đáp ứng, đảm bảo phù hợp cho chất lượng vải đầu ra.
Còn với ngành May, do số vải của ngành Dệt trong nước sản xuất ra chất
lượng không đảm bảo, chưa nhiều chủng loại, chưa đáp ứng được nhu cầu của
ngành May để sản xuất các sản phẩm hàng may mặc ngày càng yêu cầu cao
về mẫu mã, chất lượng. Nguyên liệu vải cho ngành May có đến hơn 60% là từ
nhập khẩu. Mặc dù vậy, chất lượng hàng may mặc cao cấp vẫn còn khiêm
tốn, đa phần là số sản phẩm cấp trung và cấp thấp nên tính cạnh tranh sản
phẩm trong nước và nước ngoài chưa cao.
Hình 6: Cơ cấu nguyên vật liệu nhập khẩu (theo giá trị)

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Sự mất cân đối về nguyên phụ liệu đang đẩy không ít doanh nghiệp từ chỗ
sản xuất theo mô hình FOB sang sản xuất gia công toàn bộ làm lợi nhuận
giảm rõ rệt. Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc trong nước vẫn
đang chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công đơn giản CMT. Năm 2010,
tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức CMT vẫn luôn chiếm chủ
yếu khoảng 60%, xuất khẩu theo phương thức FOB chỉ khoảng 38% và chỉ có
2% xuất khẩu theo phương thức ODM.
8

Môi trường kinh doanh



×