Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nghiên cứu bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật phản công nhanh 21 cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.41 KB, 58 trang )

Bộ giáo dục và đạo tạo bộ văn hoá thể thao và du lịch
Trờng đại học thể dục thể thao bắc ninh
**************************
vũ thị thêu
NGHIÊN CứU BàI TậP NHằM NÂNG CAO HIệU QUả CHIếN THUậT
PHảN CễNG NHANH 2:1 cho đội tuyển nam bóng ném trờng đại
học thể dục thể thao bắc ninh
Nghành : Giáo dục thể chất
Mã số : 521.40206
Luận văn cử nhân thể dục thể thao
Hớng dẫn khoa học
TS: Nguyễn Xuân Trãi
Bắc Ninh 2012
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận văn
VŨ THỊ THÊU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TDTT Thể dục thể thao
VĐV Vận động viên
T.S Tiến sỹ
Th.s Thạc sỹ
S Giây
NXB Nhà xuất bản
ĐH TDTTBN ĐH Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh
HLV Huấn luyện viên
NĐC Nhóm đối chứng
NTN Nhóm thực nghiệm
PCN Phản công nhanh
DBLC Dẫn bóng luồn cọc
NBTĐ Ném bóng trúng đích
MTQ Mối tương quan
m mét
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

TDTT là một bộ phận của nền văn hóa xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát
triển toàn diện, có tri thức đạo đức và hoàn thiện thể chất con người. TDTT là
nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Luyện tập TDTT không những tăng cường sức khỏe
phát triển cân đối trí tuệ, nhân cách mà còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con
người.
Những năm gần đây, Đảng và nhà nước rất quan tâm tới sự nghiệp TDTT,
để đáp lại sự quan tâm đó, toàn ngành đã không ngừng củng cố, đổi mới và phát
triển, từng bước đưa nền thể thao Việt Nam lên những đỉnh cao mới.
Ngoài những môn thể thao thế mạnh đã mang lại thứ hạng cao như: Võ,
điền kinh, bắn súng…thì mục tiêu của chúng ta sẽ là giành thứ hạng cao ở các
môn thể thao khác mới đưa vào chương trình thi đấu của các kỳ Seagames.
Trong đó có Bóng ném.
Bóng ném là môn thể thao đồng đội, thi đấu đối kháng trực tiếp, được sử
dụng tối đa là 7 đấu thủ trong thi đấu. Thi đấu bóng ném rất sôi động do lối chơi
nhanh, mạnh cũng như tính chất biến hóa trong các tình huống thi đấu đã tạo
nên sự hấp dẫn cho khan giả. Thi đấu bóng ném khuyến khích sự phát triển toàn
diện, khả năng vận động của con người trong đó đặc biệt là sự khéo léo, khả
năng phản ứng các tình huống bất ngờ, khả năng tư duy một cách nhanh nhất.
Để đạt được trình độ cao trong thi đấu bóng ném các vận động viên phải hoàn
thiện đủ 4 yếu tố: kỹ - chiến thuật, thể lực, và tâm lý. Trong đó yếu tố chiến
thuật chiếm vị trí rất quan trọng. Trong thi đấu bóng ném các loại hình chiến
thuật rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại hình chiến thuật cá nhân, chiến
thuật nhóm, chiến thuật đồng đội …
Phản công nhanh trong bóng ném là dạng chiến thuật nằm trong chiến
thuật tấn công và được các đội sử dụng triệt để trong thi đấu khi có cơ hội. Tính
hiệu quả trong thực hiện chiến thuật phản công nhanh của thi đấu bóng ném là
1
sự ăn ý giữa các vị trí với nhau bằng sự phán đoán nhanh các tình huống diễn
biến trong thi đấu.

Qua quan sát các giải bóng ném trong nước và giải bóng ném truyền
thống của trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi nhận thấy các đội có nhiều cơ
hội nhưng áp dụng chiến thuật phản công nhanh còn hạn chế, chưa chuẩn xác,
dễ bị đối phương cướp bóng nên hiệu quả thi đấu chưa cao. Nguyên nhân là do
kỹ thuật còn yếu, độ nhuần nhuyễn các pha phối hợp còn kém, ngoài ra do hệ
thống bài tập chưa bài bản, các bài tập bổ trợ cho phương pháp huấn luyện chiến
thuật phản công nhanh còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng chiến
thuật phản công nhanh trong thi đấu bóng ném tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chiến thuật phản công
nhanh 2:1 cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá thực trạng công tác huấn luyện chiến
thuật phản công nhanh 2:1 của đội tuyển nam bóng ném Trường Đại Học TDTT
Bắc Ninh. Đề tài lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật phản công
nhanh 2:1 cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh, nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn bóng ném.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài tiến hành giải quyết các mục tiêu
sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện chiến thuật phản
công nhanh 2:1 của đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc
Ninh.
Để giải quyết mục tiêu trên cần tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:
- Đánh giá thực trạng hiệu quả chiến thuật phản công nhanh 2:1 của đội
tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
2
- Thực trạng kế hoạch huấn luyện và việc sử dụng các bài tập chiến thuật
phản công nhanh cho đôi tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
- Lựa chọn các test đánh giá chiến thuật phản công nhanh cho đội tuyển

nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá các bài tập nâng cao hiệu quả chiến
thuật phản công nhanh 2:1 cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học
TDTT Bắc Ninh.
Để giải quyết mục tiêu này cần tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập.
- Cơ sở thực tiễn lựa chọn các bài tập.
- Lựa chọn các bài tập.
- Tổ chức thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn.
• Đối tượng nghiên cứu.
Các bài tập nâng cao hiệu quả chiến thuật phản công nhanh 2:1 cho đội
tuyển nam bóng ném trường đai học TDTT Bắc Ninh.
• Phạm vi nghiên cứu.
- Khách thể đối tượng quan sát nghiên cứu: Nam vận động viên bóng ném
trường đại học TDTT Bắc Ninh.
- Quy mô nghiên cứu:
+ Số lượng mẫu nghiên cứu: 14 nam vận động viên đội tuyển bóng ném
trường đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại trường
đại học TDTT Bắc Ninh.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ
tháng 3/2011 đến tháng 5/2012.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bóng ném là môn thể thao thi đấu đồng đội, có tính chất đối kháng trực
tiếp, các tình huống thi đấu hầu hết được diễn biến mang tính chất luân phiên ở
cả hai phía cầu môn của mỗi đội. Vì vậy nó đòi hỏi tính tiến hoá, tính thay đổi
và sáng tạo cao trong quá trinh thi đấu. Môn bóng ném cũng như tất cả các môn

thể thao khác như; Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, Trong thi đấu để dành
được thắng lợi ngoài những yêu tố như: Thể lực, kỹ thuật, tâm lý, thì một yếu
tố nũa vô cùng quan trọng đối với việc giành thắng lợi hay thất bại của cả đội đó
là chiến thuật. Vì thế chúng ta cần phải hiểu chiến thuật là gì?
Chiến thuật trong thi đấu bóng ném là việc ứng dụng các kỹ thuật, động
tác cùng với việc phối hợp hành động vận động một cách khéo léo, nhanh nhẹn,
chính xác và tư duy sáng tạo nhằm đưa bóng vào gôn của đối phương ghi bàn
thắng cho đội mình trong quá trình thi đấu.
Một trong những chiến thuật mang lại hiệu quả đáng kể trong thi đấu
bóng ném là chiến thuật phản công nhanh. Bởi lẽ một đội sau khi đã kiểm soát
được bóng sẽ bắt đầu tiến hành tấn công. Nhờ những hành động như vậy sẽ
giành được thế chủ động và buộc đối phương phải áp dụng theo kế hoạch chiến
thuật có lợi cho mình. Vì vậy chiến thuật phản công nhanh được coi là chiến
thuật có hiệu quả nhất.
Trong bóng ném có hai chiến thuật cơ bản sau đây:
Chiến thuật cá nhân
Chiến thuật tập thể
1.1.Chiến thuật cá nhân
Là sự thể hiện lựa chọn các thành phần kỹ thuật trong các tình huống thi
đấu bằng hình thức vận động của cầu thủ để đạt được hiệu quả cao.
Chiến thuật cá nhân trong lúc ném bao gồm: Chiến thuật cá nhân có bóng
và chiến thuật cá nhân không bóng.
4
1.1.1. Chiến thuật cá nhân có bóng:
1.1.1.1. Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật nhận bóng: Vận động viên
nhận bóng luôn trong tư thế chuẩn bị và tính toán tới những đường bóng tấn
công tiếp theo. Muốn nhận bóng tốt VĐV phải biết di chyển nhanh chiếm vị trí
thuận lợi nhất để tránh sự cản trở của đối phương.
1.1.1.2. Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật chuyền bóng: Để có hiệu quả
chuyền bóng tốt thì đòi hỏi VĐV phải có khả năng chuyền bóng nhanh, chính

xác, quan sát tinh tế để có thể chuyền bóng an toàn cho đồng đội. Ngoài ra đòi
hỏi phải hiểu ý đồng đội, tính toán tới tốc độ di chuyển của cầu thủ nhận bóng.
1.1.1.3. Chiến thuật cá nhân trong dẫn bóng:
Dẫn bóng sễ làm chậm đường tấn công so với chuyền bóng và là phương
tiện làm chậm nhịp độ trận đấu để đồng đội chuẩn bị các đợt tấn công tiếp theo
khi bị đối phương kẻm chặt.
1.1.1.4. Chiến thuật cá nhân trong kỹ thuật động tác giả:
Động tác giả là thành phần quan trọng của thi đấu nhằm che đậy, động tác
thật, chiến thuật này nhằm làm cho đối phương bị lạc hướng tạo điều kiện thuận
lợi cho đội mình.
1.1.2. Chiến thuật cá nhân không bóng:
1.1.2.1. Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ:
Nhằm cản phá đường chuyền, khả năng nhận bóng, chắn bóng và thực
hiện ném bóng của đối phương. Do vậy đòi hỏi người phòng thủ phải bình tĩnh
có khả năng phán đoán ý đồ của đối phương.
1.1.2.2. Chiến thuật cá nhân trong tấn công không bóng:
Với hoạt động của mình người tấn công không bóng nhằm hai mục đích:
- Bằng các hoạt động di chuyển nhằm tạo nên áp lực mạnh của toàn đội
lên đối phương.
- Bằng hoạt động không bóng của mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho đồng đội cả về không gian, thời gian để có thể nhận bóng và dứt điểm.
5
1.2. Chiến thuật tập thể:
Là sự phối hợp vận động của các thành viên trong đội nhằm thực hiện một
mục đích chiến thuật. Có các dạng tổ chức chiến thuật trong các đội hình tấn
công khu vực sau:
1.2.1. Chiến thuật giữ nguyên các vị trí trong các hoạt động tấn công.
Đòi hỏi VĐV giữ nguyên vị trí của mình được giao và nắm vững thành
thạo những kỹ thuật riêng biệt, phù hợp với vị trí thi đấu.
+ Ưu điểm: Nhanh chóng nâng cao khả năng thi đấu riêng của từng cá

nhân và dễ cho việc chuyên môn hoá vị trí tấn công.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều về thể lực, khả năng thi đấu đa dạng của các
VĐV.
1.2.2. Chiến thuật chuyển đổi đội hình chiến thuật tấn công:
Là sự thay đổi vị trí tấn công của các đấu thủ ở khu vực ném bóng gần
hoặc xa mà không có chuyển đổi vị trí cho nhau.
1.3. Chiến thuật phản công nhanh:
Là chiến thuật tạo nên tình huống ném bóng vào cầu gôn bằng sự nhanh
chóng đưa bóng lên vượt qua được sang phần sân của đối phương trước khi đối
phương hình thành hàng rào phòng thủ (tấn công một nhịp) hoặc đã có người
phòng thủ nhưng không kịp tổ chức được hàng rào phòng thủ (tấn công sau hai
nhịp). Chính vì vậy mà hoạt động tấn công nhanh xảy ra rất nhanh, thường vào
khoảng 5 giây nếu như chỉ sau một nhịp chuyền bóng và chậm nhất là khoảng
10 giây với 2 hoặc 3 nhịp chuyền bóng.
Từ thực tế chúng ta thấy chiến thuật phản công nhanh trong bóng ném là
chiến thuật nhóm, nó rất hay được sử dụng bởi tính bất ngờ và số lượng người
tấn công áp đảo.
Chiến thuật phản công nhanh thường được thực hiện sau những cơ hội cụ
thể sau:
+ Đội nhà đang phòng thủ mà cướp lại được bóng của đối phương do:
- Sự tích cực nhanh chóng tranh cướp bóng của các đấu thủ phòng thủ.
6
- Do đối phương chuyền bóng hỏng.
- Do đối phương chạy bước hoặc dẫm vạch khi nhảy ném cầu gôn.
- Do cướp lại được bóng bật ra từ cầu gôn, thủ gôn và tay chắn.
+ Do thủ môn bắt được quả ném bóng cầu gôn hoặc do sự tích cực của thủ
gôn lượm nhanh được các đường bóng đã đi ra cuối biên.
+ Đội tấn công không ghi được bàn thắng, mất quyền khống chế bóng mà
chưa kịp quay về phòng thủ.
Chiến thuật phản công nhanh thưởng xảy ra rất nhanh chỉ sau một, hai

nhịp chuyền bóng là kết thúc một đợt tấn công. Chính vì vậy, yêu cầu quan
trọng để sử dụng chiến thuật này là kịp thời cơ, tốc độ, ý thức chiến thuật và kỹ
thuật thực hiện. Để thực hiện thành công chiến thuật này các cầu thủ ngoài kỹ
thuật chuyên môn cao còn phải có năng lực phán đoán, kỹ năng phối hợp vận
động tốt. Đặc biệt chú ý đến sự phối hợp ăn ý của đồng đội, biết giải quyết các
nhiệm vụ cá nhân, đồng thời biết điều chỉnh phù hợp các nhiệm vụ chung. Bởi
vậy cần chú ý đến cả chiến thuật cá nhân, chiến thuật nhóm và chiến thuật đồng
đội. Và việc bố trí chiến thuật phản công nhanh là rất cần thiết. Có ba hình thức
chủ yếu để thực hiện chiến thuật phản công nhanh:
Hình thức 1: Phản công nhanh bằng đường chuyền bóng dài:
Đây là hình thức phối hợp giữa các đấu thủ bằng cách chuyền bóng dài.
Có nghĩa là khi đấu thủ đội mình có bóng thì nhanh chóng chuyền dài lên cho
tiền đạo đội mình, dùng tốc độ vượt lên và chiếm vị trí thuận lợi nhất, không bị
đối phương kèm hoặc kèm không chặt. Sau khi tiền đạo có bóng dùng kỹ thuật
cá nhân đột phá hoặc phối hợp với đồng đội ném bóng vào cầu môn đối phương.
Hình thức 2: Phản công nhanh bằng đường chuyền bóng ngắn:
Đây là hình thức phối hợp giữa ba cầu thủ trở lên, bằng nhiều nhịp chuyền
bóng. Hình thức này được sử dụng khi xét thấy không còn cơ hội chuyền dài.
Do vậy, đòi hỏi phải chuyền cho cầu thủ ở vị trí thuận lợi đang ở khu vực giữa
sân, từ đó cầu thủ này có thể chuyền bóng lên cho tiền đạo ở vị trí thuân lợi dẫn
bóng hoặc đột phá ném cầu môn khi có thể.
7
Hình thức 3: Phản công nhanh bằng cách ném thẳng vào gôn đối phương.
Hình thức này ít có cơ hội được sử dụng, hiệu quả thấp. Để thực hiện hình
thức này phải có sự quan sát tốt, có khả năng ném xa tốt, chính xác. Vì chỉ khi
thủ môn đối phương bỏ cầu môn lên quá xa mới có thể ném thẳng vào gôn được.
+ Chiến thuật phản công nhanh 2:1 :
Là nhóm phối hợp tấn công giữa thủ môn với vị trí số 5 và số 7 hoặc số 6
và số 7 chống một phòng thủ.
- Hình thức phản công: Khi thủ môn bắt được bóng của đối phương, vị trí

số 5 và số 7 xuất phát nhanh lên phía trên chiếm khoảng trống ở phía trước mặt
để tạo điều kiện cho thủ môn ném bóng lên. Thủ môn có bóng chuyền cho số 7 ở
1 / 2 sân, số 5 không có bóng chạy chéo sang nhận đường chuyền bóng của đồng
đội. Các số khác như 4, 3, 2 xuất phát sau nhằm bảo vệ chắc chắn khu vực
phòng thủ của gôn nhà, hỗ trợ cho đồng đội khi có VĐV phòng thủ của đối
phương về kịp.
1.4. Cơ sở lý luận trong huấn luyện chiến thuật phản công nhanh:
Để chiến thuật phản công nhanh mang lại hiệu quả cao trong thi đấu đòi
hỏi các VĐV phải có thể lực tốt, khả năng quan sát, phối hợp nhuần nhuyễn các
kỹ thuật, sự sáng tạo, tư duy chiến thuật, tâm lý vững vàng trong thi đấu.
Ngoài những yếu tốt trên, yếu tố quan trọng hơn, cơ bản hơn để thực hiện
thành công là kỹ thuật chuyền bóng và nhận bóng từ đường chuyền dài khi đang
di chuyển trong tốc độ và kỹ năng dứt điểm cầu môn. Vì nếu không có kỹ thuật
hoàn thiện thì chiến thuật này sẽ không bao giờ đem lại hiệu quả được, thậm chí
có tác dụng ngược lại.
Trước khi đi vào ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập chuyên môn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chiến thuật phản công nhanh 2:1, ta có thể hiểu
quá trình huấn luyện phản công nhanh theo quan điểm tâm lý học như sau: Hành
động chiến thuật là sản phẩm của quá trình tâm lý vận động phức tạp. Các quá
trình này có quan hệ với nhau về mặt thời gian nghĩa là chúng diễn ra và kế tiếp
nhau cùng một lúc.
8
Các quá trình tâm lý vận động của một hành vi chiến thuật xảy ra trong ba
giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Nhận thức, phân tích tình huống thi đấu:
Có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết nhiệm vụ chiến thuật, bởi vì
giai đoạn này tạo nên cơ sở cho giai đoạn sau, những sai sót trong giai đoạn đều
có ảnh hưởng tới giai đoạn 2 và 3. Chất lượng nhận thức phụ thuộc vào phạm vi
nhìn, sự tính toán thị giác vận động, chất lượng của quá trình tư duy, kiến thức
và kinh nghiệm, khả năng tập trung và quyết định của VĐV. Tuy nhiên nhận

thức toàn bộ quá trình tư duy, kiến thức và kinh nghiệm, khả năng tập trung và
quyết định của VĐV. Tuy nhiện nhận thức toàn bộ quá trình thi đấu chỉ là một
phần của giai đoạn thứ nhất của hành vi chiến thuật. VĐV cũng phải quan sát có
chủ đích các chi tiết của toàn bộ tình huống tới mức có thể để phân tích và đánh
giá chúng để nhận biết nhiệm vụ cần giải quyết.
- Giai đoạn 2: Giải quyết nhiệm vụ chiến thuật chuyên môn bằng tư duy.
Nhiệm vụ chiến thuật được giải quyết trước hết bằng tư duy, sau đó bằng
vận động. Mục đích là tìm ra cách giải quyết chiến thuật nhiệm vụ chiến thuật
tốt nhất trong thời gian ngắn nhất. Khi giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bằng tư
duy cần thiết phải chú ý đến cả khả năng của đối phương và khả năng của đội
mình. Điều này đòi hỏi VĐV phải có ý thức đối với kiến thức về chiến thuật,
phải có lòng tin về quyết định của mình.
- Giai đoạn 3: Giải quyết nhiệm vụ chiến thuật bằng vận động:
Các hành vi chiến thuật chỉ thể hiện rõ ràng khi giải quyết nhiệm vụ chiến
thuật bằng vận động. Sự giải quyết bằng vận động. Sự giải quyết bằng vận động
là một hành động tổng hợp được ghép lại với nhau. Đó là kết quả của các hoạt
động tư duy phong phú và sáng tạo gắn liền với việc sử dụng tốt các năng lực tổ
chức và kỹ xảo, kỹ thuật, là sản phẩm của nhận thức, là sản phẩm của nhận thức
và các tình huống thi đấu.
Trong quá trình huấn luyện để đạt được hiệu quả cao chiến thuật phản
công nhanh cần phải có các phương pháp huấn luyện khoa học, đó là những bài
9
tập về kỹ thuật, chiến thuật, những bài tập với lượng vận động phù hợp với đặc
điểm tâm lý, sinh lý, giới tính và thời gian trong quá trình huấn luyện. Những
bài tập hài hoà về lượng vận động và quãng nghỉ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
1.5. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
- Về lứa tuổi tương đối đồng nhất, đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này cơ thể
các sinh viên đã phát triển hoàn chỉnh, các bộ phận vẫn tiếp tục lớn lên nhưng
tốc độ lớn chậm dần, chức năng sinh lý tương đối ổn định. Khả năng hoạt động
của các hệ cơ quan trong cơ thể cũng được nâng cao, ở lứa tuổi này sự phát triển

của cơ bắp chủ yếu là theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vẫn phát triển
nhưng ít.
Trình độ kỹ thuật cá nhân: Do đối tượng nghiên cứu là sinh viên chuyên
sâu được lựa chọn vào đội tuyển của trường đều có tố chất vận động nên việc
tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật cũng không quá khó khăn.
- Trình độ tư duy chiến thuật: Ở lứa tuổi này hệ thần kinh vẫn tiếp tục
phát triển. Vì vậy khả năng tư duy, khả năng phân tích tổng hợp và trìu tượng
hoá cũng được phát triển, tạo điều kiện cho việc hình thành phản xạ có điều kiện
tốt và ảnh hưởng tốt đến hiệu quả chiến thuật trong tập luyện và thi đấu.
- Trình độ ứng dụng chiến thuật: Với trình độ tập luyện và khả năng tư
duy chiến thuật như trên thì việc ứng dụng các chiến thuật vào trong thi đấu là
không khó khăn. Nhưng do sự phối hợp trong thi đấu còn chưa được ăn ý nên
việc phát huy khả năng ứng dụng chiến thuật của đối tượng nghiên cứu còn hạn
chế .
10
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
.
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng
các phương pháp sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Đây là phương pháp được sử dụng trong các công trình nghiên cứu khoa
học. Sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm hệ thống hóa
các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận,
xây dựng giả định khoa học, xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm
chứng kết quả trong thực hiện đề tài.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học thu thập thông tin kiến thức qua
hỏi trả lời các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên có kinh nghiệm trực tiếp

giảng dạy vân đông viên. Từ đó lựa chọn và làm sáng tỏ ra định hướng bước đầu
trong việc lựa chọn các bài tập.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành phỏng vấn dưới 2 hình thức:
- Phỏng vấn trực tiếp: Là việc hỏi và trả lời miệng của nhà nghiên cứu với
giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm huấn luyện. Mặt khác giải quyết
những vấn đề mà phỏng vấn gián tiếp không làm được.
- Phỏng vấn bằng phiếu hỏi (phỏng vấn gián tiếp): Sử dụng phương pháp
này chúng tôi thông qua phiếu hỏi cho đối tượng nghiên cứu một hệ thống các
câu hỏi được chuẩn bị sẵn để tìm ra những ý kiến chung nhất về biện pháp huấn
luyện môn bóng ném.
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi trực tiếp quan sát các buổi tập
luyện và thi đấu của đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh,
các trận đấu của giải sinh viên toàn quốc năm 2011, nhằm đánh giá thực trạng sử
11
dụng chiến thuật phản công nhanh của đội tuyển nam bóng ném trường đại học
TDTT Bắc Ninh. Qua đó lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả phản
công nhanh 2:1 cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành kiểm tra đánh giá thành
tích dưới dạng các test đã lựa chọn nhằm xác định các mục tiêu chuẩn và những
test đã cụ thể đánh giá. Gồm những test sau:
- Test ném bóng trúng đích cự ly 4m (lần/giây).
- Test phản công nhanh phối hợp giữa thủ môn với vị trí số 5 hoặc số7
một nhịp (1:0) (s).
- Test phản công nhanh phối hợp giữa thủ môn với vị trí số 5 và số 7 hai
nhịp (2:1) (s).
- Test dẫn bóng tốc độ 30m luồn qua 8 cọc (s).
- Test ném bóng xa (m)
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá, tìm hiểu
tính hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập vào thực tế nhằm nâng cao
chiến thuật phản công nhanh 2:1 cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học
TDTT BắcNinh. Thời gian thực nghiệm từ tháng 10 / 2011 đến tháng 4 / 2012.
Sau khi đã lựa chọn và xác định chúng tôi đã phân nhóm như sau: Chọn 14 vận
động viên nam bóng ném và dùng test kiểm tra để đánh giá trình độ ban đầu
trước khi đưa vào thực nghiệm, chúng tôi phân số vận động viên ra thành 2
nhóm có trình độ tương đương nhau:
+ Nhóm thực nghiệm: Gồm 7 vận động viên tập luyện theo các bài tập và
phương pháp do chúng tôi lựa chọn.
+ Nhóm đối chứng: Gồm 7 vận động viên tập luyện theo các bài tập cũ đã
xây dựng từ trước.
12
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.
Các số liệu thu thập được trong quá trình quan sát được sử lý bằng
phương pháp toán thống kê sau:
-Tính số trung bình cộng.
n
x
X
i

=
- Tính phương sai.
( )
1
1
2
1
2



=


n
xx
n
i
δ
(n

30)
- Độ lệch chuẩn.
2
δδ
=
- Hệ số tương quan.
( )( )
( ) ( )


−−
−−
=
22
yyxx
yyxx
r
ii

ii
- Độ tin cậy.
( ) ( )
tc
2 2
2 2
x y
xy
n
r
x y
x x
n n

=
  
  
− −
  
  
∑ ∑

∑ ∑
∑ ∑
- So sánh 2 số trung bình quan sát.
B
C
A
C
BA

nn
XX
t
22
δδ
+

=
(Với n
A
<30 và n
B
<30)
Trong đó:
2
)()(
2
2
−+
−+−
=
∑ ∑
BA
BBAA
nn
XXXX
δ
2.2. Tổ chức nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, được chia thành 3 giai đoạn cụ thể:
 .Giai đoạn 1: Từ tháng 03/2011 đến tháng 04/2011. Giai đoạn này giải

quyết các nhiệm vụ sau:
- Xác định các vấn đề nghiên cứu.
13
- Thu thập tài liệu nghiên cứu, lựa chọn hướng nghiên cứu.
- Lập đề cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu.
 Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2011 đến tháng 04/2012. Giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện chiến thuật phản công nhanh
2:1 của đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
- Lựa chọn các test đánh giá chiến thuật phản công nhanh cho đội tuyển
nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
- Lập phiếu phỏng vấn.
- Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao chiến thuật phản công nhanh 2:1
cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTD Bắc Ninh.
- Tổ chức thực nghiệm:
+Lấy số liệu lần 1.
+Lấy số liệu lần 2.
- Sử lý số liệu thu được.
 Giai đoạn 3: Từ tháng 04/2012 đến tháng 05/2012. Giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Phân tích kết quả ngiên cứu.
- Viết và hoàn thiện luận văn.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu trước bộ môn và hội đồng khoa học nhà
trường.
14
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện chiến thuật phản công
nhanh 2:1 của đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
3.1.1. Đánh giá thực trạng hiệu quả chiến thuật phản công nhanh 2:1

của đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Để đánh giá một cách khách quan thực trạng hiệu quả chiến thuật phản
công nhanh 2:1 trong thi đấu bóng ném của đội tuyển nam bóng ném trường đại
học TDTT Bắc Ninh chúng tôi đã quan sát thực tế và thu thập số liệu của đội
qua giải bóng ném sinh viên toàn quốc năm 2011, được đánh giá sự thành công
cũng như hiệu quả chiến thuật phản công nhanh 2:1 trong thi đấu bóng ném của
đội tuyển. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Hiệu quả sử dụng chiến thuật phản công nhanh trong thi
đấu bóng ném của các đội trong giải bóng ném sinh viên toàn quốc năm 2011
TT
Tên đội
Số
trận
Số lần thực
hiện
Thành
công
Hiệu
quả
(%)
1 Đại học Quốc Gia Hà Nội 3 62 30 48,38
2 Đại học TDTT Bắc Ninh 3 65 27 41,53
3 Đại học sư phạm TDTT Hà Nội 3 65 30 46,15
4 Đại học Thương mại 3 60 25 41,66

Qua bảng 3.1 cho thấy chiến thuật phản công nhanh 2:1 của đội tuyển
nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh được sử dụng nhiều hơn so với
các đội khác nhưng hiệu quả lại thấp hơn. Cụ thể trong 3 trận đấu đội tuyển nam
bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh thực hiện 65 lần phản công nhanh 2:1
nhưng chỉ thành công 27 lần (41,53 %).

Hiện nay với trình độ ngày càng cao thì việc sử dụng các loại hình chiến
thuật trong các dạng đội hình tấn công được vận dụng một cách triệt để. Trong
mỗi trận đấu việc lựa chọn đội hình chiến thuật là rất quan trọng đối với mỗi
15
đội. Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà đưa ra các loại hình chiến thuật
khác nhau.
Để làm rõ hơn hiệu quả của việc sử dụng các loại hình chiến thuật phản
công nhanh trong thi đấu bóng ném chúng tôi đã tiến hành quan sát và thu thập
số liệu của đội nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh trong giải bóng
ném sinh viên toàn quốc năm 2011. Đội nam bóng ném sử dụng hầu hết các loại
hình chiến thuật tấn công trong các trận đấu, trong đó có chiến thuật phản công
nhanh 2:1.
Để so sánh hiệu quả của việc sử dụng chiến thuật phản công nhanh 2:1
với các loại hình chiến thuật tấn công khác của đội tuyển nam bóng ném trường
đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu của đội qua giải
bóng ném sinh viên toàn quốc năm 2011. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2:
Bảng 3.2: So sánh hiệu quả sử dụng các loại hình chiến thuật phản
công nhanh của đội nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh trong
giải bóng ném sinh viên toàn quốc năm 2011.
Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy đội nam bóng ném trường đại học TDTT
Bắc Ninh sử dụng rất nhiều các loai hình chiến thuật tấn công trong thi đấu.
Nhìn chung chiến thuật phản công nhanh 2:1 được đội nam bóng ném trường đại
học TDTT Bắc Ninh áp dụng nhiều nhưng hiệu quả lại không cao so với các loại
hình chiến thuật khác. Cụ thể trong 3 trận với 18 lần thực hiện thì chỉ thành công
8 lần (44,44%).
TT Loại hình chiến thuật
Số
trận
Số lần
thực hiện

Thành
công
Hiệu quả
(%)
1
Phản công nhanh bằng cách
ném thẳng vào gôn
3 14 7 50,00
2 Phản công nhanh 2:1 3 18 8 14,44
3 Phản công nhanh 3:1 3 16 9 56,25
4 Phản công nhanh 1:0 3 17 8 47,05
16
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng chiến thuật phản công
nhanh 2:1 chưa được tốt, qua quan sát và đánh giá chúng tôi nhận thấy các
nguyên nhân sau làm hạn chế hiệu quả của việc sử dụng chiến thuật.
+ Do kỹ thuật tấn công cá nhân còn thấp.
+ Tính triệt để trong sử dụng chiến thuật chưa tốt .
+ Khả năng ứng dụng chiến thuật chưa hợp lý, ý thức chiến thuật còn hạn
chế, tổ chức phản công nhanh chủ yếu là do tự phát.
+ Do thể lực tâm lý của vận động viên chưa tốt.
3.1.2. Thực trạng kế hoạch huấn luyện và việc sử dụng các bài tập
chiến thuật phản công nhanh cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học
TDTT Bắc Ninh.
Kế hoạch huấn luyện là một nội dung rất quan trọng trong việc huấn luyện
và giảng dạy TDTT. Nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình đào tạo VĐV. Kế hoạch huấn luyện được xây dựng trên sơ sở thống nhất
một cách logic các mục đích, nhiệm vụ của từng giai đoạn huấn luyện.
Chương trình huấn luyện cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT
Bắc Ninh là đối tượng huấn luyện có mục đích nhằm nâng cao hiệu quả tập
luyện, phát triển các tố chất thể lực, nâng cao trình độ về kỹ thuât, chiến thuật,

và nâng cao thành tích trong thi đấu.
Do đặc thù của môn thể thao nên các VĐV được lựa chọn vào đội tuyển là
những VĐV có trình độ chuyên môn tương đối tốt. Đội tuyển nam bóng ném
trường đại học TDTT Bắc Ninh bao gồm những sinh viên học các lớp chuyên
sâu bóng ném hiện đang tham gia vào các khóa học tại trường. Vì vậy các VĐV
tham gia vào đội tuyển ngoài việc tập luyện cho thi đấu còn phải học tập các
môn thể thao khác và học các môn lý thuyết. Do vậy các buổi tập luyện của đội
tuyển hầu hết được huấn luyện vào các tiết học ngoại khóa, các buổi tập luyện
diễn ra 2h / 1 buổi và một tuần tập 2 buổi. Trong khoảng thời gian ít ỏi đó phải
giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau của buổi tập: thể lực, kỹ thuật, chiến
thuật…để đạt đựợc hiệu quả cao nhất trong từng buổi tập là rất khó. Tuy nhiên
17
tùy thuộc vào từng giai đoạn thi đấu mà có thể ưu tiên cho việc huấn luyện thể
lực hay kỹ – chiến thuật nhiều hơn.
Để tìm hiểu thực trạng kế hoạch huấn luyện cho đội tuyển nam bóng ném
trường đại học TDTT Bắc Ninh, đề tài tiến hành khảo sát nội dung chương trình
huấn luyện của đội qua việc phân tích 32 giáo án huấn luyện. Kết quả được trình
bày tại bảng 3.3:
Bảng 3.3: Khảo sát chương trình huấn luyện chuyên môn của đội tuyển nam
bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh (n=32)
Tt Nội dung
Số giáo án Thời lượng
Thời điểm tập
n
Tỷ lệ
(%)
phút
Tỷ lệ
(%)
1 Huấn luyện thể lực 8 25,00 20 16,66 Cuối buổi

2 Huấn luyện kỹ thuật 12 37,05 35 29,16 Giữa buổi
3 Huấn luyện chiến thuật 12 37,05 35 29,16 Giữa buổi
Qua bảng 3.3 cho thấy, chương trình huấn luyện của đội tuyển nam bóng
ném trường đại học TDTT Bắc Ninh như sau:
- Huấn luyện thể lực: 8 giáo án chiếm 25,00%
- Huấn luyện kỹ thuật: 12 giáo án chiếm 37,05%
- Huấn luyện chiến thuật: 12 giáo án chiếm 37,05%
Như vậy việc phân bố chương trình huấn luyện cho đội tuyển nam bóng ném
trường đại học TDTT Bắc Ninh là tương đối hợp lý.
Để đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập chiến thuật phản công
nhanh của đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh, đề tài
tiến hành tổng hợp thông kê các bài tập mà bộ môn đã sử dụng. Tiếp đó tiến
hành thu thập mức độ sử dụng các bài tập trong chiến thuật phản công nhanh
cho đội tuyển nam bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh thông qua việc
phân tích 32 giáo án trong kế hoạch 4 tháng huấn luyện. Kết quả được trình
bầy ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: Thực trạng việc sử dụng các bài tập chiến thuật phản công nhanh
của đội tuyển nam bóng ném trường đại hoc TDTD Bắc Ninh.
18
Nhóm bài
tập
Bài tập
Số lần sử
dụng
Tỷ lệ
(%)
Nhóm bài
tập không
Xuất phát theo tín hiệu 9
38,84

Bài tập phản xạ 8
Di chuyển theo cọc gôn 6
Di chuyển theo hiệu lệnh 9
Bài tập bật cóc 8
Bài tập chạy 30m xuất phát cao 7
Nhóm bài
tập có bóng
Ném bóng trúng đích cự ly 4m 5
34,71
Dẫn bóng tốc độ 30m 5
Vừa dẫn bóng vừa phá bóng của đối phương 5
Chuyền bóng nhóm 4 người hình tứ giác 6
Phản công nhanh phối hợp giữa thủ môn với vị
trí số 5 hoặc số 7 một nhịp (1:0)
5
Phản công nhanh phối hợp giữa thủ môn với vị
trí số 5 và số 7 (2:0)
6
Phản công nhanh phối hợp giữa thủ môn với vị
trí số 5 và số 7 chống một phòng thủ số 6 (2:1)
5
Phản công nhanh phối hợp giữa thủ môn với vị
trí số 5-6-7 chống 2 phòng thủ (3:2)
5
Trò chơi và
thi đấu
Trò chơi bóng chuyền 6 6
30,57
Trò chơi người thừa thứ 3 5
Bài tập thi đấu 4x4 8

Bài tập thi đấu 5x5 8
Bài tập thi đấu 7x7 10
Tổng 19 121
Từ kết quả thu được từ bảng 3.4 cho thấy, đa số các bài tập không bóng
được sử dụng cao hơn (chiếm 38,84%). Các bài tập có bóng được sử dụng ít hơn
(34,71%). Mặt khác việc sử dụng các bài tập trò chơi và thi đấu lại ít được sử
dụng trong giảng dạy (30,57%)
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu đã trình bầy ở bảng 3.4, có thể thấy việc
sử dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu cao chiến thuật phản công nhanh mặc
dù có đa dạng nhưng chưa hợp lý. Còn sử dụng nhiều bài tập không bóng mà ít
sử dụng các bài tập chuyên môn. Chính vì vậy việc lựa chọn được những bài tập
có hiệu quả nhất nhằm nâng cao chiến thuật phản công nhanh cho đội tuyển nam
bóng ném trường đại học TDTT Bắc Ninh là rất cần thiết.
19

×