Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Đất đai và sinh kế hộ gia đình tại các vùng ven đô hà nội trường hợp làng ngọc hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261 KB, 41 trang )

Đất đai và sinh kế hộ gia đình
tại các vùng ven đô Hà Nội:
Trường hợp làng Ngọc Hồi

1


MỤC LỤC

2


I.

Giới thiệu

1.1. Đặt vấn đề
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, việc
làm và thu nhập của các hộ gia đình ở hầu hết các quốc gia đang phát triển
(DFID, 1999). Do vậy, đất đai trở thành một tài sản sinh kế quan trọng. Đất và
sinh kế nông thôn luôn là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu và các nhà hoạch định chính sách.
Trong một tài liệu bàn về vai trò của đất đai đối với giảm nghèo, DFID
(1999) cho rằng đất là tài sản sinh kế bởi vì nó cung cấp nơi ở và lương thực mà
các hoạt động sinh kế khác phải nhờ cậy vào đất. Tài liệu này cũng cho rằng đất
đai có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách bền vững thông qua năng
suất và hiệu quả sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Hơn nữa, đất đai còn giúp người nghèo đạt được sự bình đẳng cao hơn và
giảm thiểu tính tổn thương của sinh kế khi họ được đảm bảo quyền sử dụng và
tiếp cận với đất đai. Ngoài ra, đất đai và sự đầu tư của người nông dân vào đất
đai trở thành tài sản có giá trị nhất. Tuy thế, khi thảo luận về vai trò của chính


sách đất đai đối với giảm nghèo, tài liệu này cũng cho rằng việc có đất để canh
tác là một điều kiện cần và không phải là một điều kiện đủ để giảm nghèo.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh luôn
đi cùng với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang
phục vụ công nghiệp, cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà ở (Ramankutty, Foley, &
Olejniczak, 2002). Quá trình này gây ra cả những tác động tích cực và tiêu cực
tới nhiều bên liên quan và do vậy có những quan điểm trái chiều về việc có nên
duy trì đất nông nghiệp hay nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
sang các hoạt động phi nông nghiệp.
Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, nông
3


nghiệp giúp ổn định kinh tế xã hội khi tạo việc làm cho 48,6% dân số hiện nay
(2013), cung cấp lương thực thực phẩm đầy đủ, ổn định giá cả và là ngành
mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu vì là ngành
duy nhất luôn có xuất siêu. Đồng thời, nông nghiệp Việt Nam cũng cung cấp
nguồn nguyên liệu giá rẻ thúc đẩy đầu tư tư nhân vào khu vực phi nông
nghiệp. Trong giai đoạn suy giảm kinh tế, nông nghiệp được cho là khu vực
an toàn giúp nền kinh tế Việt Nam giảm bớt những bất ổn. Tuy nhiên, sự ưu
tiên phát triển công nghiệp đã khiến cho diện tích đất nông nghiệp bị thu
hẹp. Theo báo cáo tổng điều tra đất đai năm 2010, diện tích đất nông nghiệp
cả nước là 26.100.160 ha tăng gấp 1.25 lần so với năm 2000, trong đó diện
tích đất sản xuất nông nghiệp 10.177.893 ha tăng thêm 1.140.393 ha so với
năm 2000. Tuy nhiên đất trồng lúa lại suy giảm đáng kể, trung bình mỗi năm
giảm 34.000 ha và 41/63 tỉnh thành giảm diện tích trồng lúa. Ngược lại, đất
phi nông nghiệp tăng nhanh và tuyến tính trong suốt giai đoạn 2000-2010,
tăng 82.000 ha, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm xấp xỉ 29%, đa số là
đất lúa chuyển đổi. Trong giai đoạn 2011-2013, diện tích đất lúa vẫn tiếp tục

giảm từ 4120,2 nghìn ha năm 2011 xuống còn 4097,1 nghìn ha năm 2013.
Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp là 26.732 nghìn ha
tăng 506 nghìn ha so với năm 2010 nhưng diện tích đất trồng lúa chỉ còn
khoảng 3,81 triệu ha. Tính trung bình, mỗi ha đất nông nghiệp sẽ tạo việc làm
cho khoảng 13 lao động và con số này còn cao hơn nhiều ở Đồng bằng sông
Hồng (15.53) và Hà Nội (20) ) (Huyền Ngân, 2009). Như vậy với tốc độ suy
giảm đất nông nghiệp như hiện nay, sẽ có khoảng 3,64 triệu lao động bị ảnh
hưởng.
Tính riêng cho Hà Nội- một trong những tỉnh thành có diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng nhiều nhất cả nước, giai
đoạn 2000-2010, 11000 ha đất nông nghiệp chủ yếu là đất mùa hàng năm bị
thu hồi để phục vụ cho xây dựng 1736 dự án khiến 150.000 nông dân mất
4


đất. Giai đoạn 2011-2014, Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất 2719 ha đất
trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đăc dụng sang xây dựng công trình và 3457
ha phục vụ cho 1012 dự án đầu tư. Theo quy hoạch giai đoạn 2016-2020,
khoảng 19.039 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang phi nông nghiệp trong
đó có 7442 ha đất trồng lúa.
Với áp lực lớn về đất, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác trên cả
nước đang phải đối mặt với bài toán nan giải về sinh kế của các hộ gia đình
nông thôn. Nhận thấy các nghiên cứu trong thời điểm hiện tại về vấn đề này
còn hạn chế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về đề tài “Đất đai và sinh kế
hộ gia đình tại các vùng ven đô Hà Nội: Trường hợp làng Ngọc Hồi”. Ngọc Hồi
là một làng ngoại thành Hà Nội đã bị thu hồi đa số diện tích đất nông nghiệp
giai đoạn 2003- 2007 để tiến hành xây dựng khu công nghiệp Ngọc Hồi. Liệu
rằng trong thời gian dài, họ đã thích ứng như thế nào sau khi bị thu hồi đất
và đã có được sinh kế bền vững chưa?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính trong nghiên cứu của chúng tôi là xem xét vai trò của đất
đai với lựa chọn sinh kế và qua đó ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập và
chi tiêu của các hộ gia đình tại những vùng ven đô Hà Nội. Các mục tiêu cụ
thể mà nghiên cứu hướng tới là:


Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về mối quan hệ



giữa đất đai và sinh kế hộ gia đình nông thôn.
Phân tích và đánh giá tác động của đất đai đối với sinh kế và phúc lợi của các



hộ gia đình ở làng Ngọc Hồi – Hà Nội.
Kiến nghị chính sách đảm bảo sinh kế bền vững và nâng cao phúc lợi cho các
hộ gia đình vùng ven đô.
1.3. Phương pháp nghiên cứu

5


Tại Việt Nam, do số liệu không đầy đủ, rất ít các công trình nghiên cứu
sử dụng phương pháp định lượng để xem xét ảnh hưởng của đất nông nghiệp
đối với sinh kế các hộ gia đình ở nông thôn. Vì thế chúng tôi đã tiến hành điều
tra 110 hộ gia đình ở làng Ngọc Hồi để thu thập số liệu. Với bộ số liệu có được
và trên cơ sở khung sinh kế bền vững chúng tôi sẽ ước lượng vai trò của đất
nông nghiệp cũng như các nhân tố khác đến thu nhập và chi tiêu của các hộ
gia đình.

Thông qua mô hình này, chúng tôi kì vọng cung cấp một cái nhìn khách
quan về mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sinh kế các hộ gia đình từ đó giúp
các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách hạn chế những tác động
tiêu cực của thu hồi đất đến các hộ gia đình mất đất và hỗ trợ họ có được
chiến lược sinh kế bền vững.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại làng Ngọc Hồi xã Ngọc Hồi, huyện Thanh
Trì, Hà Nội. Tại Ngọc Hồi, một diện tích lớn đất nông nghiệp của người dân
đã bị bắt buộc thu hồi để phục vụ cho xây dựng khu công nghiệp Ngọc Hồi
cũng như xây dựng đường quốc lộ 1A. Quá trình thu hồi đã diễn ra trong giai
đoạn 2003- 2007. Với việc thu hồi đã diễn ra trong thời gian dài, liệu rằng
người dân đã khắc phục được những cú sốc mất đất? Bên cạnh đó chúng tôi
muốn tìm hiểu các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của các hộ
gia đình tại khu vực này, đặc biệt là vai trò của đất nông nghiệp. Cùng với đó,
chúng tôi sẽ đánh giá tính bền vững trong sinh kế của các hộ gia đình tại đây.
1.5. Điểm mới của nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu sơ cấp được nhóm tác giả trực tiếp điều
tra trong năm 2015. Bên cạnh, chúng tôi sẽ nghiên cứu tại một khu vực mà
quá trình thu hồi đất đã diễn ra lâu để tìm hiểu vai trò của đất nông nghiệp
tại những khu vực này và tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của
6


các hộ tại đây để từ đó đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm đạt được
một chiến lược sinh kế bền vững cho người dân mất đất.

7


II. Tổng quan lý thuyết

2.1.

Khung lý thuyết
Để có thể đánh giá một cách toàn diện tác động của việc mất đất đến

sinh kế của người nông dân, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng khung sinh kế
bền vững (sustainable livelihoods framework)-một phương pháp tiếp cận
toàn diện về các vấn đề phát triển thông qua việc nhấn mạnh đến thảo luận
sinh kế của con người. Nó có nguồn gốc từ phân tích của Amartya Sen về các
nhân tố trong mối quan hệ với nạn đói và đói nghèo (1981) và gần đây được
Cục Phát triển Quốc tế Anh (DFIT) thúc đẩy (Diana Carne (ed.) 1998) cũng
như được các học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi
(Anthony Bebbington 1999; Koos Neefjes 2000; Frank Ellis 2000).
Thuật ngữ "sinh kế" được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo
Chambers và Conway "Một sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt
động cần thiết để sinh sống"(Chambers & Conway,1992, p. 6) và họ cũng chỉ
ra rằng "Sinh kế theo nghĩa đơn giản nhất là một phương tiện để kiếm
sống"(Chambers & Conway, 1992, p. 5). Ngoài ra, một sinh kế có thể được
định nghĩa là sự kết hợp của năm loại vốn (tự nhiên, vật chất, con người, tài
chính và vốn xã hội), các hoạt động, và các phương pháp tiếp cận các nguồn
vốn (qua các yếu tố trung gian như các tổ chức và các mối quan hệ xã hội)
mà quyết định đời sống của cá nhân hoặc hộ gia đình (Ellis, 2000).
"Một sinh kế bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi từ áp lực và
những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản của cá nhân hoặc
hộ gia đình trong hiện tại và tương lai, mà không làm xói mòn cơ sở tài
nguyên thiên nhiên "(Vụ Phát triển Quốc tế (DFID), 1999, p. 1). Dựa trên tính
bền vững, Chambers và Conway chia khái niệm này thành phát triển bền
vững môi trường và xã hội. Scoones chỉ ra rằng khái niệm về sinh kế bền
8



vững mở rộng phạm vi của các cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa nghèo
đói và môi trường và những lý thuyết hiện tại đã làm rõ một phần những
mâu thuẫn và mối quan hệ giữa chúng (Scoones, 1998). Bắt đầu từ thời điểm
này, Scoones (1998) đề xuất năm yếu tố cần xem xét trong việc xác định liệu
một sinh kế bền vững hay không. Chúng bao gồm số ngày làm việc, sự giảm
nghèo, sự giàu có và hai yếu tố cuối cùng để đánh giá tính bền vững là sự
thích ứng với sinh kế, tính dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi cơ sở tài
nguyên thiên nhiên.
Ngầm ẩn trong khung sinh kế bền vững là một lý thuyết cho rằng con
người dựa vào năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn để giảm nghèo và đảm
bảo sinh kế của mình, bao gồm: vốn vật chất (physical capital), vốn tài chính
(financial capital), vốn xã hội (social capital), vốn con người (human capital)
và vốn tự nhiên (natural capital), là những loại vốn đóng cả hai vai trò đầu
vào và đầu ra.
Vốn con người
Theo DFID: "Vốn con người đại diện cho các kỹ năng, kiến thức, khả
năng lao động và sức khỏe giúp mọi người theo đuổi những chiến lược sinh
kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của họ. "(DFID, 1999, p. 7). Nói
tóm lại, vốn con người có thể được đo lường bằng mức độ giáo dục và y tế
của cá nhân cũng như dân số (Ellis, 2000). Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con
người được thể hiện ở số lượng và chất lượng lao động trong gia đình. Hơn
nữa, tài sản này cũng thay đổi theo kích thước các hộ gia đình, trình độ kỹ
năng và tình trạng sức khỏe, vvv (DFID, 1999). Trong các nguồn vốn, nguồn
lực con người dường như đóng vai trò quan trọng nhất vì nó thúc đẩy việc sử
dụng có hiệu quả các loại vốn khác. Bất kỳ sự thay đổi nào trong vốn con
người sẽ dẫn đến sự biến đổi của những tài sản khác và do đó phải được coi
như là một yếu tố hỗ trợ cho các vốn sinh kế còn lại (Kollmair & Gamper,
9



2002). Scoones cũng nhấn mạnh rằng con người là một yếu tố rất quan trọng
cho sự thành công trong việc theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau
(Scoones, 1998).
Vốn xã hội
Vốn xã hội được định nghĩa là "các nguồn lực xã hội mà người dân tạo
ra để theo đuổi mục tiêu sinh kế của họ. "(DFID, 1999, p. 9). Ngoài ra, Ellis cho
rằng vốn này đề cập đến các hiệp hội, các tổ chức mà mọi người tham gia và
từ đó họ có thể nhận được sự hỗ trợ cho sinh kế (Ellis,2000).
Vốn xã hội được phát triển thông qua các tổ chức và các mối quan hệ tin
cậy, có trao đổi qua lại (DFID, 1999). Vì vậy, như đã chỉ ra bởi DFID (1999),
bằng nhiều cách vốn xã hội mang lại những hiệu ứng tích cực. Ví dụ, thông
qua các tổ chức, người dân nâng cao niềm tin và khả năng của họ trong việc
hợp tác và mở rộng khả năng tiếp cận với các tổ chức lớn hơn, chẳng hạn
như các tổ chức chính trị hay công dân. Do đó, bằng cách tăng cường hiệu
quả hoạt động của các mối quan hệ kinh tế, vốn xã hội có thể cải thiện thu
nhập và tiết kiệm của người dân. Ngoài ra, là một thành viên của một nhóm
chính thức buộc mọi người phải tuân theo quy định chung. Trong tình huống
nhất định vốn xã hội có thể giúp giảm nhẹ các cú sốc và bù đắp cho sự thiếu
hụt ở các nguồn vốn khác (DFID, 1999). Vì vậy, con người sử dụng các mạng
lưới để giảm nguy cơ, giảm chi phí giao dịch nhờ thu thập được thông tin, từ
đó giảm bớt được các bất lợi do các cú sốc kinh tế gây ra (Frankenberger,
Drinkwater, và Maxwell, 2000). Ngược lại, trong một số trường hợp, vốn xã
hội có thể gây ra tác động tiêu cực. Ví dụ, thành viên chính thức có thể hạn
chế khả năng tiếp cận các cơ hội và nguồn lực của các thành viên không
chính thức (DFID,1999).
Vốn tự nhiên

10



"Vốn tự nhiên là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
giúp con người tạo dựng sinh kế "(DFID, 1999, p. 11).
Trong thực tế, có rất nhiều yếu tố tạo thành vốn tự nhiên, từ hàng hóa
công cộng vô hình như không khí và đa dạng sinh học tới các tài sản hữu hình
như đất, nước, cây cối, vv mà có thể được sử dụng trực tiếp cho sản xuất
(DFID, 1999). Trong ngắn hạn, vốn tự nhiên bao gồm đất, nước và tài nguyên
được khai thác bởi con người để tạo ra một phương tiện sinh sống (Ellis,
2000). Rõ ràng, vốn tự nhiên là quan trọng nhất đối với những người có sinh
kế phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào thiên nhiên như nông nghiệp, lâm
nghiệp, khoáng sản, và du lịch sinh thái (DFID, 1999).
Vốn vật chất
"Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các yếu tố sản xuất cơ bản cần
thiết để hỗ trợ đời sống "(DFID, 1999, p. 13). Do đó, nguồn vốn này gồm một
loạt các thành phần, bao gồm cả phương tiện vận chuyển; nhà ở; nguồn cung
cấp nước và điều kiện vệ sinh; năng lượng sạch và giá cả phải chăng; khả
năng tiếp cận thông tin (DFID, 1999; Kollmair & Gamper, 2002). Ngoài ra,
Ellis (2000) chỉ ra rằng tài sản vật chất bao gồm: vốn được tạo ra bởi quá
trình sản xuất kinh tế. Vì vậy các tòa nhà, hệ thống thủy lợi, đường giao
thông, máy móc, thiết bị, dụng cụ là vốn vật chất. Ngoài ra, nhìn vào vốn vật
chất từ một góc độ kinh tế, nguồn vốn này được ký hiệu là một mặt hàng sản
xuất ngược lại với mặt hàng tiêu dùng.
Vốn vật chất là quan trọng đối với sinh kế vì với cơ sở hạ tầng nghèo nàn
như là đường giao thông, đường sắt, viễn thông, thủy lợi con người phải chịu
mức chi phí cao trong giao thông vận tải, năng suất thấp hơn và khó khăn
trong việc trao đổi hàng hoá. Nếu không tiếp cận được các dịch vụ như nước,
năng lượng và vệ sinh môi trường, sức khỏe con người có thể xấu đi (DFID,
1999; Kollmair & Gamper, 2002). Ở cấp độ hộ gia đình, vốn vật chất, bao gồm
11



thiết bị và công cụ có thể được sử dụng để làm việc hiệu quả hơn (DFID,
1999). Hơn nữa, vốn vật chất của hộ gia đình cũng bao gồm các tài sản khác
như chăn nuôi, xe cộ và nhà ở (Jansen, Pender, Damon, & Schipper, 2006). Các
hộ gia đình nông thôn không có tư liệu sản xuất như trâu, ngựa, máy kéo, và
máy bơm nước sẽ phải sử dụng sức mạnh thể chất của họ, dành nhiều thời
gian vào công việc khó khăn và do đó hoạt động kém hiệu quả.
Vốn tài chính
"Vốn tài chính là các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt
được mục tiêu sinh kế "(DFID, 1999, p 15). Nguồn vốn này bao gồm hai nguồn
chính: nguồn tiền có sẵn và các luồng tiền thường xuyên. Nguồn đầu tiên tồn
tại trong các hình thức tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tài sản lưu động khác
như đồ trang sức và gia súc chăn nuôi. Vốn tài chính cũng có thể thu được
thông qua các tổ chức tín dụng. Nguồn thứ hai là nhận được từ tiền lương
hưu, các khoản chuyển giao từ chính phủ và kiều hối (DFID, 1999; Kollmair &
Gamper, 2002). Theo định nghĩa ngắn gọn bởi Ellis (2000), vốn tài chính liên
quan đến lượng tiền mà hộ gia đình có thể tiếp cận và vốn này hầu hết là các
khoản tiết kiệm, hoặc có thể tiếp cận dưới hình thức các khoản vay.
So với các loại vốn khác, vốn tài chính linh hoạt nhất vì có thể dễ dàng
chuyển đổi thành các vốn khác và hơn nữa, nó có thể được sử dụng để ngay
lập tức có được kết quả sinh kế như mong muốn (Kollmair & Gamper, 2002).
Trong khi vốn tài chính rất quan trọng cho việc thông qua bất kỳ chiến lược
sinh kế (Scoones, 1998), vốn này có vẻ là ít sẵn có cho người nghèo và như
vậy các loại tài sản sinh kế khác quan trọng với họ hơn (DFID, 1999).
Thể chế xã hội
"Thể chế xã hội trong khuôn khổ sinh kế là các các thể chế, chính sách và
luật pháp hình thành sinh kế ". (DFID, 1999, p. 17). Chúng ảnh hưởng đến tất
cả các cấp, từ quốc tế, quốc gia và khu vực đến cộng đồng và hộ gia đình
12



(DFID, 1999; Keeley, 2001; Kollmair & Gamper, 2002). Do đó, ở cấp độ hộ gia
đình, thể chế xã hội xác định khả năng tiếp cận các loại vốn khác nhau, lựa
chọn sinh kế, chuyển đổi giữa các loại tài sản sinh kế, và từ đó ảnh hưởng đến
chiến lược sinh kế (DFID, 1999).
Chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế có thể được định nghĩa là phạm vi và sự kết hợp của
các hoạt động và lựa chọn của người theo đuổi để đạt được mục tiêu sinh kế
của họ (Kollmair & Gamper, 2002). Theo Scoones (1998), chiến lược sinh kế
có thể được xác định ở mức độ khác nhau, từ các cá nhân, hộ gia đình, đến
cấp thôn, cấp độ khu vực và thậm chí cả quốc gia. Ellis (2000) định nghĩa
chiến lược sinh kế của hộ gia đình như là một sự kết hợp của các hoạt động
tạo ra các phương tiện tồn tại cho hộ gia đình.
Đối với nghiên cứu hoặc chính sách công, phân loại các chiến lược sinh
kế có thể hữu ích. Ví dụ, Scoones (1998) phân thành ba loại chiến lược, bao
gồm mở rộng và thâm canh, đa dạng hóa sinh kế, và di cư, do đó có thể áp
dụng để phân tích sinh kế nông thôn trong thực tế. Mức độ tiếp cận và sự kết
hợp các nguồn vốn có thể đem lại một cuộc sống khác nhau, chịu ảnh hưởng
đáng kể của sự lựa chọn về chiến lược sinh kế. Ngoài ra, mặc dù chiến lược
sinh kế khác nhau đòi hỏi các điều kiện khác nhau, nguyên tắc chung là
những người đang dồi dào tài sản có nhiều khả năng lựa chọn sinh kế tốt hơn
(DFID, 1999).
Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế là những kết quả đầu ra của các chiến lược sinh kế, có
thể được đo bằng chỉ số khác nhau, chẳng hạn như thu nhập, tính dễ bị tổn
thương, an ninh lương thực và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên môi
trường (DFID, 1999). Các chỉ số này cho biết một sinh kế bền vững hay không.
Tuy nhiên, Scoones khẳng định rằng năm chỉ số này là khá khác biệt, và có
13



thể được đo bằng cách sử dụng một loạt các tiêu chí, từ định lượng chính xác
đến các biện pháp định tính (Scoones, 1998). Ellis lưu ý rằng "... các thành
phần và mức độ thu nhập cá nhân và hộ gia đình tại một thời điểm nào đó là
kết quả trực tiếp nhất và có thể đo được của quá trình sinh kế. "(Ellis, 2000, p.
10). Hơn nữa, Ellis cho thấy rằng sẽ hữu ích nếu phân chia tổng thu nhập hộ
gia đình thành các loại khác nhau dựa theo nguồn thu nhập hay hoạt động.
Phân tách như vậy cho phép xác định những thuộc tính khác nhau của các
nguồn lực cần thiết để tạo ra nguồn thu nhập khác nhau.
Bối cảnh dễ bị tổn thương
“Bối cảnh dễ bị tổn thương liên quan đến mùa vụ, các xu hướng và các cú
sốc ảnh hưởng đến sinh kế của người dân” (DFID, 1999, p.1). Bối cảnh dễ bị
tổn thương quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tài sản sinh
kế của người dân và cản trở họ có được sinh kế có lợi (DFID, 1999).
Bối cảnh dễ bị tổn thương bao gồm các xu hướng khác nhau (dân số, tài
nguyên, xu hướng kinh tế, chính trị, và công nghệ), những cú sốc (các nguy cơ
tự nhiên, những cú sốc kinh tế, bệnh dịch, chiến tranh, xung đột) và mùa vụ
(giá cả, khí hậu, việc làm theo mùa). Tình trạng dễ bị tổn thương gây ra bởi
nhiều yếu tố, trong đó một số thường gặp có liên quan đến chính sách, thể chế
và thiếu vốn sống, ngoài ra là xu hướng xã hội, những cú sốc hoặc biến động
mùa vụ (DFID, 1999). Cần lưu ý rằng xu hướng như vậy không phải lúc nào
cũng tiêu cực và gây tổn thương. Ví dụ, các xu hướng công nghệ có thể thúc
đẩy năng suất, và biến động giá cả theo mùa có thể dẫn đến kết quả thuận lợi
(DFID, 1999a; Kollmair & Gamper, 2002).
2.2.

Đất đai và sinh kế hộ gia đình các nước đang phát triển
Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan

trọng đối với sinh kế nông thôn, tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại

tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế (Tim Hanstad, Robin
14


Nielsn and Jennifer Brown 2004). Chẳng hạn, đảm bảo quyền sử dụng đất có
thể là một mục tiêu sinh kế. Đất đai cũng là một tài sản tự nhiên mà qua đó
có thể đạt được các mục tiêu sinh kế khác như bình đẳng giới và sử dụng bền
vững các nguồn lực (Paulo Filipe 2005: 2). Ở một số quốc gia, việc thiếu tiếp
cận với đất đai là một hạn chế quan trọng đối với sinh kế của nhiều người và
những người không được đảm bảo quyền sở hữu/sử dụng đất đai thì khi thu
hồi thường bị đền bù không công bằng (DFID 2007: 16). Tuy nhiên, trong khi
thảo luận về vai trò của chính sách đất đai trong xóa đói giảm nghèo, các tài
liệu ghi nhận rằng có đất chỉ là một điều kiện cần, nhưng chưa đủ để giảm
nghèo, cải cách chính sách đất đai phải được đi kèm với cải thiện tiếp cận
dịch vụ (giáo dục, y tế, giao thông vận tải, tài chính, vv), công nghệ và thị
trường. Vì vậy, DFID cho thấy rằng khả năng tiếp cận đất đai là quan trọng
đối với người nghèo nếu họ có thể đóng góp và hưởng lợi từ tăng trưởng
kinh tế (DFID, 2002b).
Do đó rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để điều tra mối quan hệ
giữa sinh kế và đất đai ở nông thôn các nước đang phát triển. Một nghiên
cứu quy mô lớn của nhiều nước châu Phi cho thấy đô thị hóa và chậm phát
triển công nghiệp đã không thể hấp thụ lao động nông thôn dư thừa. Trong
khi đó, mật độ dân số ngày càng tăng trong khu vực nông thôn lại dẫn đến sự
sụt giảm nhanh chóng về quy mô đất nông nghiệp của mỗi hộ, đặt ra những
thách thức nghiêm trọng đối với sinh kế nông thôn ở châu lục này (Bryceson,
1996), E. Soini (2005). Thật không may, do thiếu kỹ năng và hỗ trợ đầy đủ,
không phải tất cả các hộ gia đình đều có thể tiếp cận được các việc làm phi
nông nghiệp. Ngoài ra, do không có các yếu tố hỗ trợ như các khoản tín dụng
và thị trường nên đã hạn chế đáng kể việc nông dân đa dạng hóa và tăng sản
lượng nông nghiệp.

CM Shackleton, SE Shackleton và B. Cousins (2001) đã chỉ ra rằng ở Nam
Phi, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp có lẽ là lớn hơn tổng các nguồn thu
15


nhập khác, bao gồm thu nhập từ việc làm và lương hưu. Một thực tế tương tự
có thể được tìm thấy ở Trung Mỹ, nơi các hộ có ruộng đất nhỏ và người nông
dân không có đất đã trở thành nhóm dễ bị tổn thương nhất trong số người
nghèo nông thôn (Siegel, 2005). Ở Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất, đô thị
hóa đã chiếm đoạt một diện tích đáng kể đất nông nghiệp, cũng như làm tăng
mối quan tâm đặc biệt về an ninh lương thực và sinh kế nông thôn (Chen,
2007). Các hậu quả có vẻ nặng nề hơn ở Ấn Độ bởi vì dân số đông tạo ra áp
lực rất lớn về nguồn cung cấp thực phẩm.
S. Mahapatra (2007) sử dụng các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các
tài liệu xuất bản ở Ấn Độ để kiểm tra ảnh hưởng của việc không có đất đến
lựa chọn sinh kế của nông dân Orrisa, đã cho thấy khoảng một phần ba số hộ
gia đình không có đất đã lựa chọn một chiến lược sinh kế hoàn toàn dựa vào
làm công ăn lương. Vì không có đủ đất để canh tác, nhiều người lao động
nông thôn tại Ấn Độ đành bán sức lao động của họ. Điều này đôi khi có thể
đưa họ vào thế bất lợi do biến động của thị trường lao động. Hơn nữa, sự suy
giảm đất canh tác làm giảm tiêu dùng và thu nhập của hộ gia đình ở khu vực
nông thôn này. Không chỉ ảnh hưởng đến kết quả và chiến lược sinh kế,
không có đất cũng đã trở thành nguyên nhân chính của các cuộc xung đột xã
hội.
Mặt khác, có những lập luận rằng trong những tình huống nhất định,
mức tăng hộ gia đình không có đất hoặc thu hẹp đất đai nên được xem như là
một xu hướng tích cực vì điều này tạo ra cơ hội để đa dạng hóa các chiến
lược sinh kế và giảm thiểu sự phụ thuộc vào đất nông nghiệp (ví dụ như
Davis, 2006; Deshingkar, 2005; Koczberski & Curry, 2005; Rigg, 2006). Khan
hiếm đất đai được coi như là một trong những yếu tố thúc đẩy, khiến các hộ

gia đình nông thôn đa dạng hóa sinh kế của họ. H. Jansen, J. Pender, A.
Damon, W. Wielemaker và R. Schipper (2006) sử dụng mô hình kinh tế lượng
để khảo sát các nhân tố quyết định đến chiến lược sinh kế và đầu ra thu nhập
16


của hộ gia đình trong những vùng sườn đồi của Honduras. Phát hiện của họ cho
thấy đất đai không phải là một ràng buộc chính quyết định thu nhập, và nhiều
đất hơn không dẫn tới thu nhập trên đầu người cao hơn của các hộ gia đình. Hộ
gia đình sở hữa ít đất có khuynh hướng đạt được năng suất cao hơn hoặc tham
gia vào những hoạt động phi nông nghiệp. Winters et al. (2009) đã đưa ra những
bằng chứng kinh tế lượng khác cho thấy hộ gia đình ít đất tham gia nhiều hơn
vào những hoạt động làm công ăn lương và theo cách này họ có thể tăng được
phúc lợi. Vì vậy, các tác giả xác nhận vai trò quan trọng của hoạt động phi nông
nghiệp trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn. Những thảo luận
trên đây hàm ý rằng mất đất hoặc thiếu đất có thể được xem xét như nhân tố tích
cực nhằm đa dạng hóa sinh kế nông thôn.
Ở các nước đang phát triển, nhu cầu về đất đô thị đặc biệt cao để xây
dựng cơ sở hạ tầng công cộng, nhà máy, trung tâm thương mại, nhà ở.
Những yêu cầu này có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể đến sinh kế ven
đô, tốt hơn hoặc tồi tệ hơn (Mattingly, 2009). Đô thị hoá sẽ gây nên sự cạnh
tranh khốc liệt về đất đai và tác động tiêu cực đến sinh kế dựa vào tài nguyên
thiên nhiên. Nhưng mặt khác, đô thị hóa lại mang lại một loạt các cơ hội việc
làm, tiếp cận tốt hơn đến thị trường, mở rộng các dịch vụ và thương mại,
tăng lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Điều này giúp các hộ
gia đình ven đô đa dạng hóa sinh kế và giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên
thiên nhiên. Ở Trung Quốc, một phần lớn giá trị cao trong nông nghiệp xuất
phát từ khu vực đô thị và ven đô. Đô thị hóa đã mở rộng không gian kinh tế
cho khu vực nông thôn, cung cấp một sự đa dạng các lựa chọn sinh kế. Hơn
100 triệu việc làm được tạo ra ở các doanh nghệp, thị trấn và ngôi làng

Trung Quốc(Johnson, 2002). Một nghiên cứu ở Bangladesh(Toufique &
Turton,2002) cho thấy rằng mặc dù một lượng lớn đất nông nghiệp bị thu
hồi, nhưng số lượng việc làm phi nông nghiệp được tạo ra cho nông dân.
Nhiều nông dân không có đất có thể theo đuổi các chiến lược sinh kế mới và
17


vốn con người được coi là lợi thế của cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, các
chương trình nghiên cứu DARE được tiến hành trong sáu quốc gia châu Phi
(Ethiopia, Nigeria, Tanzania, Malawi, Zimbabwe và Nam Phi) trong giai đoạn
1996-1998 cho thấy thu nhập phi nông nghiệp đóng góp 60-80 phần trăm
tổng thu nhập hộ gia đình ở các nước này (Bryceson, 2002).
2.3.

Đất đai và sinh kế nông thôn Việt Nam
Tại Việt Nam, cải cách ruộng đất và quá trình chuyển đổi nền kinh tế xã

hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường đã được thực hiện như một phần
của chính sách đổi mới kinh tế. Kể từ khi luật Đất Đai được ban hành năm
1993, bằng việc cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định và lâu dài, người
nông dân an tâm canh tác. Cùng với việc tự do hóa thị trường nông sản, nông
nghiệp trở thành ngành lao động chính của nhiều hộ gia đình giúp họ xóa đói
giảm nghèo và thậm chí là làm giàu trên mảnh đất của mình.
Sự phát triển kinh tế xã hội và cải cách ruộng đất cũng khiến cho một
lượng lớn đất nông nghiệp bị thu hồi hoặc chuyển đổi giữa các cá nhân. Điều
này tạo nên một bộ phận người nông dân không có đất hoặc thiếu đất sản
xuất. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng dữ liệu mảng của hộ gia đình, từ những
cuộc khảo sát mức sống của các hộ gia đình Việt Nam (VHLSS), Ravallion và
Van de Walle (2008) cung cấp bằng chứng kinh tế để bác bỏ giả thiết rằng sự
gia tăng tình trạng mất đất đã dẫn đến sự gia tăng đói nghèo ở nông thôn

Việt Nam. Ngoài ra, tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ giảm nghèo trong người
không có đất là giống (hoặc thậm chí lớn hơn) những người có đất. Do đó, họ
cho rằng sự gia tăng số hộ gia đình nông thôn không có đất là một yếu tố tích
cực trong quá trình xóa đói giảm nghèo nói chung, vì các hộ nông dân đã tìm
được cơ hội việc làm mới, đặc biệt là những công việc có lương.
Mối quan hệ giữa đất nông nghiệp và đời sống nông thôn đã được đề
cập trong một số nghiên cứu về vai trò của các hoạt động phi nông nghiệp ở
18


nông thôn trong quá trình giảm đói nghèo ở Việt Nam (ví dụ, Phạm, Bùi, &
Đào, 2010; Van de Walle & Cratty, 2004). Cả hai nghiên cứu cung cấp bằng
chứng kinh tế cho các ảnh hưởng tiêu cực của đất nông nghiệp đến vệc tham
gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, có nghĩa là các hộ gia đình có đất
nông nghiệp nhiều hơn có xu hướng ít tham gia tích cực vào các hoạt động
phi nông nghiệp. Van de Walle và Cratty (2004) nhận thấy rằng mặc dù tiếp
cận đất đai có xu hướng tăng đáng kể phúc lợi hộ gia đình, xác suất rơi vào
nghèo đói cũng cao hơn đáng kể ở các hộ gia đình không tham gia vào các
hoạt động phi nông nghiệp tự do. Các tác giả chỉ ra rằng có một mối quan hệ
giữa đa dạng hóa hoạt động phi nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, có thể
dẫn đến một kỳ vọng lớn rằng các ngành phi nông nghiệp mới nổi sẽ là một
động lực xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Vì vậy, việc thúc đẩy các hoạt động
phi nông nghiệp nông thôn là một yếu tố quan trọng trong việc giảm nghèo ở
nông thôn Việt Nam (Pham et al, 2010; Van de Walle & Cratty, 2004).
Nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành ở các vùng ngoại ô của các thành
phố lớn để đưa ra một bức tranh tổng quát về tác động của mất đất đến cuộc
sống người dân, chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Nguyễn Văn
Sửu (2009) đã tiến hành nghiên cứu một làng ven đô Hà Nội và nhận thấy
rằng nhiều hộ gia đình đã được hưởng lợi từ sự gần gũi của họ với các
trường đại học và các đô thị trung tâm. Thu nhập từ cho thuê nhà trọ cho

sinh viên và lao động nhập cư đã nổi lên như là nguồn thu nhập quan trọng
nhất đối với đa số các hộ gia đình. Tuy nhiên, một số hộ gia đình phải đối mặt
với cuộc sống không an toàn vì họ không có phòng cho thuê và nhiều nông
dân không có đất đai đã trở thành thất nghiệp, đặc biệt người già và nông
dân ít được giáo dục. Một nghiên cứu khác cũng ở một huyện ven đô Hà Nội,
sử dụng phương pháp định lượng Tran Quang Tuyen và các cộng sự (2014)
cho thấy mất đất là động lực để người nông dân chuyển sang các hoạt động
phi nông nghiệp đặc biệt là các công việc có lương phi chính thức, và mặc dù
19


tổng thu nhập của các hộ bị giảm nhưng chi tiêu vẫn được đảm bảo do nguồn
tiền đền bù. Những tác động tiêu cực chỉ mang tính tạm thời trong thời gian
ngắn khi người nông dân chưa kịp thích nghi với các cú sốc mất đất. Đặc biệt,
giáo dục và đất( đất nông nghiệp, vị trí nhà ở hay đất dịch vụ) là những nhân
tố quan trọng gia tăng sự giàu có của hộ.
Sử dụng dữ liệu khảo sát định lượng và phương pháp thống kê mô tả,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh và các cộng sự (2013) phát hiện rằng sau 10 năm kể từ
khi bị thu hồi đất ở một số vùng của Hưng Yên, các hộ gia đình mất đất nhiều
hơn có sự thay đổi nghề rõ ràng hơn và có thu nhập cao hơn những hộ bị thu hồi
đất ít hơn. Các kết quả nghiên cứu này hàm ý rằng việc chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp đem lại những tác động tích cực qua việc tạo ra những áp
lực buộc các nông hộ chuyển đổi sinh kế và nhờ vậy có đời sống tốt hơn.
2.4.

Kết luận
Từ những nghiên cứu trên có thể nhận ra rằng vai trò của đất nông

nghiệp đến quá trình xóa đói giảm nghèo ở các quốc gia rất khác nhau. Tại
một số khu vực, mất đất là nguyên nhân gây nên những bất ổn trong đời sống

kinh tế và xã hội. Tuy nhiên những bằng chứng tích cực cũng được ghi nhận,
làm gia tăng phúc lợi của hộ gia đình. Một nhận định chung là vấn đề việc làm
phi nông nghiệp là chìa khóa để giảm thiểu bất lợi cho người nông dân mất
đất sản xuất. Những tác động hỗn hợp cũng đã được tìm thấy ở Việt Nam và
gây nhiều bối rối cho các nhà hoạch định.
III.

Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả sinh kế hộ gia đình tại làng Ngọc Hồi

3.1.

Số liệu và mô tả các biến số:
Chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu từ 110 hộ gia đình tại làng Ngọc

Hồi – xã Ngọc Hồi – huyện Thanh Trì – Hà Nội trong thời gian tháng 3/2015.
20


Trong số các hộ này bao gồm các 61.33% hộ mất đất và 32.67 % hộ không
mất đất được chọn ngẫu nhiên trong làng. Các hộ gia đình đã được phỏng
vấn về các nguồn thu nhập cũng như chi tiêu của hộ. Bên cạnh đó là các
thông số liên quan đến các thành viên trong gia đình, các nguồn vốn tài
chính, vật chất và xã hội như đã được chỉ ra trong khung sinh kế bền vững
nhằm xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả sinh kế hộ gia đình.
Như được chỉ ra trong Deaton (1997), cả thu nhập và tiêu dùng được coi
là thước đo phúc lợi kinh tế của các hộ gia đình. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng
một trong hai chỉ tiêu thu nhập hoặc tiêu dùng như chỉ số phúc lợi cho các hộ
gia đình Việt Nam (Nghiêm, Coelli, & Rao, 2012; Nguyễn, Van den Berg, &

Lensink, 2011; Nguyen, Kant, & MacLaren, 2004; Van de Walle & Cratty, 2004;
Van den Berg & Nguyen, 2011). Theo đó, chúng tôi sử dụng mô hình cho 2
biến phụ thuộc là: thu nhập và tiêu dùng bình quân trên một lao động.
Theo phân tích khung sinh kế bền vững, kết quả sinh kế hộ gia đình chịu
tác động bởi các nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, thể chế và môi trường.
Tuy nhiên trong điều kiện nghiên cứu các quan sát trong cùng một địa điểm
và ở cùng một thời điểm, các biển thể chế và môi trường được đưa ra khỏi
mô hình. Do vậy, kết quả sinh kế sẽ chịu tác động bởi sự lựa chọn sinh kế và
các tài sản sinh kế.
Theo Tran Quang Tuyen và các cộng sự (2014), kết quả sinh kế hiện tại
có thể chịu ảnh hưởng bởi các chiến lược sinh kế trong quá khứ do một số hộ
gia đình đã không thay đổi chiến lược sinh kế của họ sau khi mua lại đất nông
nghiệp và do đó lựa chọn sinh kế hiện tại của họ đã được xác định trước khi
mua lại đất nông nghiệp. Trong trường hợp như vậy, kết quả hiện tại có thể
bị ảnh hưởng bởi quyết định trong quá khứ; hành vi hiện tại có thể được giải
thích bởi quán tính hay thói quen. Nhưng do phạm vi nghiên cứu là thời gian
21


thu hồi đất nông nghiệp đã diễn ra khá lâu cách thời điểm nghiên cứu
khoảng 5 năm nên các biến về chiến lược sinh kế trước mất đất không có tác
động đến kết quả sinh kế hiện tại. Các biến chiến lược sinh kế hiện tại sẽ bao
gồm: việc làm có lương chính thức, việc làm có lương không chính thức, việc
làm phi nông nghiệp tự do; và nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là đầu vào chính trong sản xuất nông nghiệp, kích
thước đất nông nghiệp sở hữu trên mỗi người lớn được dự kiến có liên kết
dương với công việc đồng áng. Trong hầu hết các nghiên cứu về chiến lược
sinh kế nông thôn, đất ở hoặc vị trí của ngôi nhà đã không được coi là một tài
sản quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh của đời sống đô thị, ven đô, một
ngôi nhà cũng như một lô đất ở liên kết chặt chẽ với sự lựa chọn sinh kế của

hộ (Baharoglu & Kessides, 2002; Moser, 1998; Nguyễn, 2009b). Một ngôi nhà
(hoặc một lô đất ở) tại một vị trí đắc địa có thể được sử dụng để mở cửa
hàng hoặc cho thuê, trong khi đó đất ở kích thước lớn có thể được sử dụng để
xây dựng nhà trọ (TD Nguyễn Văn Sửu, 2009). Vì vậy, diện tích đất ở và vị trí
của ngôi nhà (hoặc các lô đất ở) cần được coi là các biến giải thích trong mô
hình của kết quả sinh kế hộ ven đô.
Khi điều tra về nguồn nhân lực, cả quy mô hộ gia đình và tỷ lệ phụ thuộc
được đưa vào mô hình. Hộ quy mô lớn hơn có xu hướng có nhiều lao động gia
đình, trong khi tỷ lệ phụ thuộc thấp có thể tăng khả năng cung cấp lao động.
Kết quả là, cả hai chỉ số này được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn
chiến lược sinh kế của các hộ gia đình. Giới tính và tuổi của chủ hộ được chọn
làm biến giải thích nhưng trình độ giáo dục của chủ hộ không được đưa vào
mô hình. Điều này là do hiện tượng đa cộng tuyến cao tồn tại giữa giáo dục
của chủ hộ gia đình và giáo dục của các thành viên làm việc. Theo dự kiến,
học vấn trung bình của các thành viên hộ gia đình làm việc sẽ có một mối
tương quan dương với sự lựa chọn sinh kế phi nông nghiệp, trong đó hàm ý
rằng những hộ gia đình mà các thành viên làm việc có trình độ học vấn cao
22


hơn có nhiều khả năng tham gia vào các ngành nghề được trả lương tốt hơn
hoặc có lợi nhuận nhiều hơn trong hoạt động phi nông nghiệp tự do. Ngoài
ra, các hộ gia đình với các thành viên làm việc trẻ được kỳ vọng sẽ có nhiều
cơ hội có công ăn việc làm hơn so với các thành viên lớn tuổi.
Mức độ mất đất nông nghiệp là khá khác nhau giữa các hộ gia đình. Một
số bị mất ít, một số bị mất một phần đất đai của họ, trong khi những người
khác bị mất toàn bộ đất đai của họ. Như một hệ quả, mất được đo bằng tỷ lệ
đất nông nghiệp đã bị Nhà nước thu hồi, dự kiến để phản ánh sự ảnh hưởng
của việc mua lại đất nông nghiệp tới các chiến lược hiện tại và từ đó ảnh
hưởng đến thu nhập và tiêu dùng.

Các nguồn vốn sẽ tác động đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế và từ đó
ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của các hộ gia đình.

Bảng 1: Các biến giải thích trong mô hình

Biến giải thích

Định nghĩa

Đo lường

Công việc lương không
chính thức

có hay không các hộ gia
đình theo sinh kế này

=1 nếu có tham gia
chiến lược này

Công việc lương chính
thức

có hay không các hộ gia
đình theo sinh kế này

=1 nếu có tham gia
chiến lược này

Phi nông nghiệp tự do


có hay không các hộ gia
đình theo sinh kế này

=1 nếu có tham gia
chiến lược này

Nông nghiệp

có hay không các hộ gia
đình theo sinh kế này

=1 nếu có tham gia
chiến lược này

Chiến lược sinh kế

Vốn tự nhiên
23


Mất đất nông nghiệp

Tỷ lệ đất nông nghiệp bị
Nhà nước bắt buộc thu
hồi

Tỷ lệ

Đất nông nghiệp trên

mỗi cá nhân trưởng
thành.

Quy mô trang trại thuộc
sở hữu mỗi thành viên từ
15 tuổi trở lên

m2

Quy mô đất ở

Tổng diện tích đất dân cư

m2

Quy mô hộ gia đình

Số lượng thành viên hộ
gia đình

Số

Tỷ lệ phụ thuộc

Số lượng các thành viên
trong gia đình trong độ
tuổi dưới 15 và trên 59,
chia cho tổng số thành
viên trong độ tuổi 15-59


Tỉ số

Số lượng thành viên
nam lao động

Số lượng thành viên nam
giới trưởng thành người
được tuyển dụng trong 12
tháng trước

Số

Giới tính của chủ hộ

Có hay không chủ hộ là
nam giới

Biến giả (=1 nếu là
nam)

Tuổi chủ hộ

Số tuổi của chủ hộ

Số năm

Trình độ của thành viên
lao động

Trung bình năm học chính

thức của các thành viên
lao động trong vòng 12
tháng

Số năm

Độ tuổi thành viên

Trung bình độ tuổi các
thành viên lao động trong
vòng 12 tháng

Số năm

Có hay không hộ gia đình

=1 nếu có tham gia tổ

Vốn con người

Vốn xã hội
Nhóm thành viên

24


tham gia các tổ chức xã
hội

chức xã hội


Tín dụng chính thức

Nhận bất kỳ một khoản
vay từ ngân hàng hoặc tổ
chức tín dụng trong 24
tháng qua

=1 nếu có vay vốn tín
dụng chính thức

Tín dụng không chính
thức

Nhận bất kỳ một khoản
vay từ bạn bè, người thân
hoặc hàng xóm trong 24
tháng qua

=1 nếu có vay vốn tín
dụng phi chính thức

Giá trị của tất cả các tài
sản sản xuất cho mỗi
thành viên làm việc

logarit tự nhiên

Vốn tài chính


Vốn vật chất
Tư liệu sản xuất

Bảng 1. Thống kê mô tả
Tên biến

Trung

Trung vị

Giá trị

Giá trị

Độ lệch

Thu nhập

bình
3.7307

3

lớn nhất
11.5

nhỏ nhất
5

chuẩn

2.2746

bình quân
Tiêu dùng

1.3491

1.2

6.6667

0.1818

0.9289

Công việc
lương chính
thức

0.2277

0

1

0

0.4214

Công việc

lương không

0.6237

1

1

0

0.4868

bình quân
Chiến lược
sinh kế

25


×