Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các vấn đề cơ bản trong chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.69 KB, 12 trang )

1. Các vấn đề cơ bản trong chuỗi cung ứng
1.1.
Khái niệm chuỗi cung ứng (SCM)
Chuỗi cung ứng bảo gồm các công ty và hoạt động kinh doanh cần thiết để thiết
kế sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Các hoạt động kinh
doanh tùy thuộc vào chuỗi cung ứng cung cấp cho họ những gì họ cần để tồn tại
và phát triển. Mỗi doanh nghiệp phù hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung ứng và
có vai trò nhất định trong từng chuỗi cung ứng đó.
Tốc độ thay đổi và sự bất ổn về sự tiến triển của thị trường đã khiến các
công ty cần hiểu rõ về chuỗi cung ứng mà họ tham gia và hiểu được vai trò của
họ. Những công ty nào biết tham gia và quản lý chuỗi cung ứng mạnh sẽ có lợi
thế cạnh tranh bền vững trong thị trường của họ.
Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận
chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp hàng và
hiệu quả các nhu cầu thị trường.
1.2.Nguồn gốc của SCM
Quản lý chuỗi cung ứng xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phố biến
trong những năm 90. Trước đó, các công ty sử dụng thuật ngữ như “hậu cần”
(Logistics) và quản lý các hoạt động.
Thực ra việc thực hành quản lý chuỗi cung ứng được soi dẫn bởi những khái niệm
nền tảng vốn không thay đổi từ nhiểu thế kỷ qua. Cách đây hàng trăm năm Nã Phá
Luân đã là một chiến lược gia bậc thầy và là vị tổng tướng lãnh tài ba. Điều này
cho thấy ông đã hiểu rõ về tầm quan trọng của những gì mà ngày nay chúng ta gọi
là chuỗi cung ứng. Nếu binh lính không ăn đủ, quân đội sẽ không thể di chuyển.
Giống như vậy, cũng có một danh ngôn khác “kẻ nghiệp dư nói về chiến lược và
chuyên gia nói về hậu cần”. Người ta có thể thảo luận mọi kiểu chiến lược vĩ đại


và các cuộc diễn tập chớp nhoáng nhưng không ai trong số chúng ta sẽ khả thi nếu
không tìm ra trước hết cách thỏa mãn nhu cầu cung cấp hàng ngày của quân đội.
Chính những hoạt động có vẻ như tủn mủn của các sỹ quan hậu cần và đội ngũ


cung ứng sẽ quyết định thành công của quân đội. Và trong kinh doanh cũng tương
tự như thế.
1.3.Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra
lần đầu vào của doanh ngiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn
nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu,
hàng hóa, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh
cho các doanh nghiệp.
Có không ít những công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược
và giải pháp SCM thích hợp. Ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn thất bại do
đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn
sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc
rối, chồng chéo,..
Ngoài ra SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn
hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt
trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp.
Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với chi
phí nhỏ nhất.
Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa
hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện
cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Tuy nhiên, như không ít các nhà
phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khóa này chỉ phục vụ cho việc nhận


biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất kinh doanh khi chúng tạo ra một
trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.
Trong một công ty sản xuất luân tồn tại 3 yếu tố chính của dây truyền cung ứng:
thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những
thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức
năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị nhân lực, nguyên liệu và

quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phảm cuối cùng, phân phối và một
lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và những nhu cầu của
họ.
Trong dây chuyền cung ứng 3 nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có
giới hạn và thực hiện lên kế hoạch sản xuất – những công việc đòi hỏi tính dữ liệu
chính xác về hoạt động các nhà máy, nhằm cho kế hoặc sản xuất đạt hiệu quả cao
nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường
năng động trong đó sự vật được chuyển hóa liên tục. Đồng thời, thông tin cần được
cập nhập và phố biến tới tất cả các cấp quản lý của công ty để cùng đưa ra các
quyết định nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hóa đối
với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều
kiện cho tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch.
Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số nguyên vật liệu, quản lý nguồn
tài nguyên, lập kế hoặc đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập
được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những
mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ
liệu và nhu cầu thị trường..) để đáp ứng đòi hỏi nhu cầu của khách hàng. Có thể


nói, SCM là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng. Bạn
không thể cải tiến được những gì mà bạn không nhìn thấy.
1.4.Yếu tố dẫn dắt trong chuỗi cung ứng
1.4.1.Sản xuất
Quyết định về chiến lược sản xuất tập trung vào những gì khách hàng muốn và nhu
cầu thị trường. Giai đoạn đầu tiên trong việc phát triển chuỗi cung ứng nhanh nhẹn
đưa vào xem xét những gì và bao nhiêu sản phẩm để sản xuất, và những gì nếu có
các bộ phận, linh kiện nên được sản xuất tại đó hoặc khoán ngoài cho các nhà cung
cấp có khả năng. Những chiến lược quyết định về sản xuất phải tập trung vào năng
lực, chất lượng và khối lượng hàng hóa, hãy ghi nhớ rằng nhu cầu và sự hài lòng

của khách hàng phải được đáp ứng. Mặt khác lập kế hoặc tập trung vào khối lượng
công việc, bảo trì thiết bị và đáp ứng nhu cầu của thị trường ngay lập tức. Chất
lượng kiểm soát và cân bằng khối lượng công việc là những vấn đề cần được xem
xét khi thực hiện những quyết định này.
1.4.2.Hàng tồn kho
Các quyết định chiến lược cũng phải xác định, kiểm kê bao nhiều sản phẩm cần
phải ở trong kho của doanh nghiệp. Một cân bằng mong manh tồn tại giữa hàng tồn
kho quá nhiều và không phải hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là
vấn đề quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả
1.4.3.Vị trí
Địa điểm quyết định phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và xác định sự hài lòng của
khách hàng. Chiến lược quyết định phải tập trung vào các vị trí của các nhà máy
sản xuất, phân phối và các cơ sở còn hàng, đặt chúng trong thời điểm thị trường
phục vụ. Một khi thị trường khách hàng được xác định, cam kết lâu dài phải được


thực hiện để xác định vị trí các cơ sở sản xuất còn hàng càng gần người tiêu dùng
và thực tế. Trong ngành công nghiệp nơi mà các thành phần có trọng lượng nhẹ và
các định hướng cơ sở vật chất nên được đặt gần với người tiêu dùng cuối cùng.
Trong ngành công nghiệp nặng, xem xét cẩn thận phải được thực hiện để xác định
nơi đặt phải gần nguồn nguyên liệu. Các quyết định liên quan đến vị trí cũng nên
đưa vào xem xét thuế vào các vấn đề thuế quan.
1.4.4. Vận chuyển
Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm giữa các
điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển, sự cân nhắc là sự
đáp ứng nhanh và tính hiệu quả được thể hiện qua việc lựa chọn cách thức vận
chuyển. Vì chi phí vận chuyển có thể chiếm tới 1/3 chi phí kinh doanh của mỗi
chuỗi cung ứng, nên các quyết đinh về vận chuyện hết sức quan trọng.
Có các loại hình thức vận chuyển sau đây:
- Tàu biển: Hiệu quả về chi phí nhưng cũng là cách thức vận chuyển chậm nhất.

Phương thức vận chuyển này thường sử dụng cho các vị trí đóng gần đường thủy
như cảng và kênh.
- Xe lửa: Cũng hiệu quả về chi phí nhưng chậm. Cách thức này cũng bị giới hạn vì
sử dụng đường ray.
- Xe tải: là cách thức vận chuyển tương đối nhanh và linh hoạt. Xe tải có thể đi hầu
hết các nơi. Chi phí cho loại hình vận chuyển này rất dao động vì nó phụ thuộc vào
giá xăng cũng như tình trạng đường xá.
- Máy bay là cách vận chuyển rất nhanh. Nhưng lại rất tốn kém và bị hạn chế bởi
số lượng sân bay có hạn


- Vận chuyển điện tử: Là cách vận chuyển rất nhanh và linh hoạt, lại hiệu quả về
chi phí. Tuy nhiên nó chỉ dùng để vận chuyển một số loại sản phẩm nhất định như
năng lượng điện tử, dữ liệu, âm nhạc, hình ảnh…
1.4.5.Thông tin
Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định đến các yếu tố dần dắt của chuỗi cung ứng.
Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. Khi sự
kết nối này là một sự kết nối vững chắc, từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có
các quyết định chính xác cho hoạt động riêng của họ. Đây cũng là tính tối đa hóa
lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng. Hiệu quả của các chuỗi cung ứng yêu cầu lấy
thông tin từ các điểm của sử dụng kết thúc và liên kết các tài nguyên thông tin
trong suốt chuỗi cung ứng cho tốc độ trao đổi. Thúc đẩy sự đổi mới đòi hỏi phải tổ
chức tốt các thông tin. Kết nối máy tính qua mạng Internet, tinh giản các nguồn
thông tin, củng cố kiến thức, quản lý tài khoản, thông số sản phẩm, hệ thống hoạch
định nguồn lực và truyền thông toàn cầu là những thành phần quan trọng của quản
lý chuỗi cung ứng có hiệu quả.
2.Hàng tồn kho: Sản xuất
bao nhiêu và dự trữ bao
nhiêu


1.Sản xuất: cái gì,
bằng cách nào và
khi nào

5.Thông tin
nền tảng để
đưa ra quyết
định

4.Vận chuyển:
Chuyên chở sản
phẩm bằng cách nào
và khi nào

3.Vị trí: Nơi nào tốt
nhất cho hoạt động
nào


1.5.Các thành viên trong chuỗi cung ứng
- Nhà sản xuất:
Là các công ty làm ra sản phẩm bao gồm nhà sản xuất nguyên liệu và nhà sản xuất
thành phẩm
- Nhà phân phối: Là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và
phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng
- Nhà Bán lẻ: Các nhà bán lẻ trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn nhà phân phối
- Khách hàng: Là bất kỳ công ty nào sử dụng sản phẩm
- Nhà cung ứng dịch vụ: Là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà phân
phối, nhà bán lẻ, và khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ phát triển chuyên môn
và các kỹ năng đặc biệt nhằm tập trung vào một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung

ứng cần. Nhờ điều này mà họ có thể thực hiện các dịch vụ hiểu quả hơn và mức giá
tốt hơn là các nhà sản xuất, phân phối hay nhà bán lẻ, khách hàng tự làm.
2. Mô hình tổng quát của hệ thống
2.1 Mô hình đơn giản
Công ty mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của
mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng
Nhà cung cấp

Sản xuất kinh
doanh

Khách hàng

2.2 Mô hình phức tạp
Doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, nhà phân phối. Ngoài
việc tự sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp, bổ
trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà thầu thầu phụ. Hệ thống quản lý chuỗi cung
ứng phải xử lý mua sản phẩm trực tiếp hoặc qua trung gian, làm ra sản phamr và
đưa sản phẩm tới các nhà máy để tiếp tục sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện. Các
công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp tới khách hàng
hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng như các nhà phân phối, các nhà bán lẻ. Các


sản phẩm đó có thể được tiếp tục cung cấp ra thị trường từ địa điểm nhà cung cấp
hoặc nhà thầu phụ.
Vận chuyển trực tiếp

Khách hàng

Nhà cung cấp


Nhà sản xuất

Sản xuất kinh
doanh

Nhà phân
phối

Người bán lại,
người bán lẻ,
nhà phân phối,
OEM

Xí nghiệp anh
chị

Nhà thầu phụ

Trung tâm
phân phối

Vận chuyển trực tiếp
Xí nghiệp
anh chị em

3.Quy trình triển khai hệ thống
3.1. Lập kế hoạch
- Dự đoán nhu cầu là xác định xem người ta sẽ yêu cầu sản phẩm nào, họ sẽ đòi hỏi
sản phẩm này với số lượng bao nhiêu, khi nào họ cần tới chúng. Đây là cơ sở để

công ty lên kế hoạch vê những hoạt động nội bộ của họ và cộng tác với nhau để
đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Định giá sản phẩm:
Theo thời gian, các công ty và toàn bộ dây chuyền sản xuất có thể ảnh hưởng đến
nhu cầu bằng cách sử dụng giá cả. Dù giá cả được sử dụng như thế nào, thì phải
làm gia tăng tối đa doanh thu hoặc lãi gộp.
- Quản lý hàng tồn kho


Quản lý hàng tồn kho là lập ra phương pháp sử dụng để quản lý mức độ hàng tồn
kho đối với các công ty khác nhau trong một chuỗi cung ứng. Mục đích là để giảm
bớt chi phí hàng tồn kho càng nhiều càng tốt, trong khi vẫn duy trì được mức độ
dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi. Quản lý hàng tồn kho lấy đầu vào chủ yếu là các
dự đoán nhu cầu đối với sản phẩm và giá cả của sản phẩm.
3.2.Chọn nguồn
- Thu mua:
Có thể phân công chức năng thu mua thành 5 loại hoạt đông chính là mua, quản lý
tiêu thụ, chọn người bán hàng, đàm phán hợp đồng và quản lý hợp đồng.
- Tín dụng và thu nhập
Thu mua là quá trình tìm nguồn mà công ty sử dụng để có được hàng hóa và dịch
vụ mà họ cần. Nhưng tín dụng và thu nhập là quá trình tìm nguồn mà công ty sử
dụng để có tiền. Hoạt động tín dụng kiểm tra các khách hàng tiềm năng để đảm
bảo rằng công ty chỉ buôn bán với các khách hàng có khả năng thanh toán hóa đơn.
Hoạt động thu nhập là những hoạt động thực sự mang lại tiền mà công ty kiếm
được.
3.3. Sản xuất:
- Thiết kế sản phẩm:
Khi xem xét thiết kế sản phẩm từ quan điểm chuỗi cung ứng thì mục tiêu nhắm đến
là thiêt kế sản phẩm với ít bộ phận hơn, mẫu thiết kế đơn giản và cấu trúc chuẩn từ
các cụm lắp ráp chung. Đó là cách tạo ra các bộ phận từ các nhóm nhỏ gồm các

nhà cung ứng được chọn lọc, Hàng tồn kho có thể được lưu giữ theo những cụm
lắp ráp tại những vị trí thích hợp trong chuỗi cung ứng. Sẽ không cần phải dự trữ
quá nhiều hàng hóa hoàn chỉnh vì nhu cầu của khách hàng sẽ được nhanh chóng
đáp ứng bằng cách lắp ráp các sản phẩm cuối cùng từ cụm lắp ráp khi có đơn đặt
hàng của khách hàng.
- Lên lịch sản xuất:
Lên lịch sản xuất là sử dụng năng lực sẵn có (thiết bị. con người, cơ sở sản xuất) để
thực hiện các việc cần làm. Mục tiêu sử dụng các năng lực có sẵn một cách hiệu


quả, có lợi luận nhất. Hoạt động lên lịch sản xuất là quy trình tìm kiếm sự cân bằng
thích hợp giữa một số tiêu chí cạnh tranh như tỷ lệ hữu dụng cao, mức trữ hàng tồn
kho thấp, dịch vụ khách hàng cao.
- Quản lý cơ sở:
Thường thì sẽ hơi tốn chi phí để đóng cửa một cơ sở hay xây dựng một cái mới. Vì
vậy công ty sẽ phải sống chết với những lý do tạo ra quyết định về nơi đặt cơ sở
của họ. Việc quản lý sao cho cơ sở phát triển liên tục và chọn địa điểm như thế nào
để sử dụng hết năng lực sẵn có. Việc này bao hàm việc quyết định ba khía cạnh là:
Vai trò của từng cơ sở, năng lực phân bổ cho từng cơ sở, và phân bổ thị trường và
nhà cung cấp cho từng cơ sở.
3.4. Giao nhận
- Quản lý đơn hàng:
Quản lý đơn hàng là quá trình theo dõi các thông tin đặt hàng từ khách hàng phản
hồi, thông qua chuỗi cung ứng từ nhà bán lẻ tới các nhà phân phối rồi tới nhà cung
câp dịch vụ. Quá trình này bao gồm việc theo dõi các thông tin về ngày thực hiện
phân phối, việc thay thế sản phẩm và đáp ứng đơn hàng thông qua chuỗi cung ứng
tới khách hàng. Quá trình này chủ yếu là sử dụng điện thoại, chuẩn bị các tài liệu
giấy tờ như đơn đặt hàng, đơn bán hàng, đơn báo thay đổi, phiếu xuất kho, phiếu
đóng gói và hóa đơn thương mại.
- Lên lịch phân phối:

Hoạt động lên lịch phân phối rõ ràng chịu tác động đáng kể bởi những quyết định
liên quan và việc phương thức vận chuyển. Quy trình lên lịch phân phối hoạt động
trong phạm vi các quyết định về vận chuyển. Cho dù sử dụng phương thức phân
phối nào thì cũng chỉ có hai phương pháp phân phối là phân phối trực tiếp và phân
phối theo lộ trình có sẵn.
3.5. Hoàn lại
Đây là việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có vấn đề. Nhưng
dù sao bạn cũng phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm khiếm
khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc
rối đối với sản phẩm đã được bàn giao.


4. Thực trạng ứng dụng SCM tại Dell computers
Dell là tập đoàn lớn thứ hai trên toàn cầu về lính vực thiết kế sản xuất và phân phối
phần cứng máy tính với thị trường toàn cầu là 13.1%, được thanh lập năm 1985.
Chuỗi cung ứng của Dell bao gồm 3 giai đoạn là nhà cung cấp, nhà sản xuất (Dell)
và người tiêu dùng cuối cùng. Như chúng ta đã biết đối với hầu hết doanh nghiệp,
một kho hàng đầy là một sự đảm bảo an toàn nhưng Dell đã thay thế tồn kho bằng
thông tin và điều này giúp công ty trở thành một tổ chức nhanh nhất và siêu hiệu
quả. Cụ thể, Dell sử dụng tốc độ chuỗi cung ứng làm vũ khí cạnh tranh tối thượng
và làm cho các đối thủ không thể theo kịp.
Đối với Dell, điều không tưởng là khi tồn tại một kho hàng năm trên nền nhà nhà
máy, là các chất silica, cacbon, dầu và các loại chất khác chuẩn bị lắp ráp thành
máy tính. Trong khi cái thế giới lý tưởng này, chuỗi cung ứng chỉ là mạng lưới vận
động liên tục trong tồn kho chảy nhẹ nhàng từ nhà sản xuất nguyên liệu thô đến
nhà sản xuất linh kiện, tới nhà máy lắp ráp, tới người tiêu dùng, không ai phải chịu
tồn kho lớn – điều sẽ làm giảm lợi nhuận. Dell đang nỗ lực rất lớn để đạt được điều
này. Công ty này còn gửi một đội ngũ kỹ sư chất lương – những người sẽ làm việc
trực tiếp với các nhà máy linh kiện, giúp họ cải thiện tốc độ lưu chuyển hàng hóa
và khả năng dự báo.

- Đối với phía nhà cung ứng, để thấy được tình trạng khẩn cấp và tốc độ không
ngừng gia tăng trong hệ thống chuỗi cung ứng của Dell. Ta có thể nhìn vào ngay
nhà máy mới nhất của Dell tại Mỹ có tên là TMC. Trong nhà máy TMC, giữa
những tiếng kêu nhè nhẹ của máy khử bụi, sạn là hàng loạt các dây chuyền đang
lắp ráp trên 700 máy tính cá nhân mỗi giờ. Dell dường như tiết kiệm từng phút để
lắp ráp và đưa ra thị trường những sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Các nhà
cung cấp của Dell được tích hợp với tốc độ lắp ráp của TMC. Khi có một đơn đặt
hàng mới đến nhà máy chuyển từ hệ thống Internet hoặc điện thoại, mỗi 20s, TMC
sẽ gửi tin tới các nhà cung cấp chính – người đã trữ các linh kiện đâu đó xung
quanh nhà máy TMC. Nhà cung cấp có 90 phút để vận chuyển linh kiện đến nhà
máy. Họ không được phép chậm trễ và phần còn lại là công việc lắp ráp của Dell.
- Tuy nhiên, không phải là không có nhược điểm với mô hình của Dell
Dell có hàng tồn kho thấp đã làm tăng gánh nặng lên các nhà cung cấp. Có thể nói
tới cái lợi khi trở thành nhà cung ứng của Dell là có những đơn hàng lớn, nhưng


cái giá phải trả là cung ứng phải chịu chi phí tồn kho. Nếu có bất kỳ sự đổ vỡ nào
trong chuỗi cung ứng thì nhà cung ứng mới là người chịu trách nhiệm với đống
hàng tồn kho chứ không phải là Dell.
Về phía khách hàng, Dell làm việc với khách hàng cũng với mục đích hướng tới là
loại bỏ nhược điểm hàng tồn kho. Về bản chất là thay thế tồn kho bằng thông tin.
Công ty này lưu trữ một lượng lớn dữ liệu mà có thể theo dõi thói quen và chu kỳ
mua hàng của khách hàng là các công ty và dự đoán về nhu cầu nâng cấp máy tính
của khách hàng là người tiêu dùng cá nhân. Điều này cho phép dự báo chính xác
tới 75%. Cứ 3 lần mỗi ngày, Dell cập nhập dự báo vê nhu cầu cho các nhà cung
cấp thông tin qua cổng thông tin của mình.
Mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng cho phép thay đổi cầu để phù hợp
với những gì sản xuất có thể cung cấp. Bởi bó cho phép xác định đúng phân khúc
thị trường, phân tích yêu cầu lợi nhuận từng phân đoạn và phát triển dự báo cầu
chính xác hơn. Như vậy Dell đã giảm chi phí trung gian mà nếu không sẽ cộng vào

chi phí của máy tính tới khách hàng. Dell cũng tiết kiệm thời gian xử lý đơn hàng
mà các công ty khác thường phải chịu doanh số bán hàng của họ về hệ thống phân
phối.
Hơn nữa, bằng cách trực tiếp giao dịch với khách hàng, Dell có thể chỉ ra rõ ràng
hơn về xu hướng thị trường. Điều này giúp Dell lên kế hoạch cho tương lai tốt hơn
bên cạnh quản lý chuỗi cung ứng.
Nhưng có nhược điểm trong giao dịch trực tiếp với khách hàng đó là khách hàng
muốn ngắm, thử nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.



×