Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾNCÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.67 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO THỊ HỒNG NHUNG
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾN
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

CHUYÊN ĐỀ NĂM THỨ 3

An Giang, tháng 7 năm 2011


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾN
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU

CHUYÊN ĐỀ NĂM THỨ 3

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Sinh viên thực hiện: CAO THỊ HỒNG NHUNG
MSSV: DQT083318
Lớp: DH9QT
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Huỳnh Phú Thịnh



An Giang, tháng 7 năm 2011


TÓM TẮT
----o0o---Ngành xuất khẩu cá tra, basa là một trong những ngành chủ lực của Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL), ngành công nghiệp này triển mạnh với tốc độ tăng trưởng
nhanh và đang có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, trước sự tác động của các yếu tố của môi
trường vĩ mô: yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị - pháp luật, công nghệ, tự nhiên,
nhân khẩu học, ngành xuất khẩu này phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức đan
xen nhau. Vì thế đề tài được thực hiện nằm các mục tiêu:
1) Tìm hiểu những yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến ngành xuất khẩu cá
tra, basa ở khu vực ĐBSCL.
2) Nghiên cứu và đánh giá những cơ hội và đe dọa chính mà các yếu tố vĩ mô
tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ở khu vực ĐBSCL.
Đề tài được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức.
Bước 1, nghiên cứu khám phá, các dữ liệu thứ cấp từ các website, Số liệu của chi cục
thủy sản An Giang, cục Thống Kê An Giang, các luận văn, chuyên đề liên quan…để có
cái nhìn sơ lược về vấn đề nghiên cứu, sau đó tiến hành tập hợp, so sánh, phân loại,
sàng lọc các thông tin thu thập được, lập bảng “ danh mục các tác động của môi trường
vĩ mô đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL”. Bước 2, nghiên cứu
chính thức, bước này được thực hiện nhằm sàng lọc lại những thông tin có ý nghĩa, tiến
hành lập bảng “các tác động chính của các yếu tố môi trường vĩ mô lên các doanh
nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL”, đồng thời phân tích được đe dọa và cơ hội mà
các yếu tố vĩ mô tác động lên ngành, từ đó làm cơ sở để dự đoán các tác động này trong
tương lai.
Đề tài được thực hiện, tổng hợp được 15 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, tác động
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL, với mức độ tác động khác nhau.
Qua quá trình sàng lọc, so sánh, đề tài rút ra được 10 yếu tố quan trọng nhất, tác động
chính đến các doanh nghiệp này. Có 5 yếu tố mang đến cơ hội: chính sách hỗ trợ của
nhà nước và hiệp hội và đường lối ngoại giao của Việt Nam tạo điều kiện tốt cho các

doanh nghiệp xuất khẩu và mở rộng thị trường, nhu cầu cá tra thịt trắng tăng do sản
lượng khai thác giảm và xu hướng người Châu Âu thắt chặt chi tiêu, nguồn lao động
cho ngành chế biến dồi dào, tỷ giá hối đoái điều chỉnh theo hướng thúc đẩy xuất khẩu,
thị trường EU rộng lớn, tập trung nhiều nền kinh tế phát triển. Song song đó là 5 yếu tố
mang đến đe dọa : đa dạng về thị hiếu tiêu dùng của các nước thuộc EU, ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng đến giảm chất lượng nguồn nguyên liệu, lãi suất ngân hàng tăng,
chính sách bảo hộ và rào cản về chất lượng sản phẩm của các nước Châu Âu, lạm phát
tăng. Ngoài ra, theo đánh giá và dự báo của các chuyên gia kinh tế, các hiệp hội…thì lãi
suất ngân hàng sẽ giảm vì chính phủ thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất –
xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động dồi dào sẽ đáp ứng được nhu cầu
các công ty chế biến, nhu cầu cá tra nhập khẩu của thị trường Châu Âu vẫn tăng. Tuy
nhiên lạm phát tăng trong năm 2011 là dự báo mà các doanh nghiệp lo ngại, tỷ giá hối
đoái tiếp tục diễn biến theo chiều hướng có lợi cho xuất khẩu nếu các doanh nghiệp xuất
khẩu giao dịch thu ngoại tệ là USD, nhưng đối với các doanh nghiệp thu ngoại tệ là
đồng Euro sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.


Mức độ tác động 10 yếu tố vĩ mô là khác nhau, nhưng thông qua số liệu, thông tin
tổng hợp thì 3 yếu tố là nhu cầu cá tra thịt trắng tăng ở Châu Âu, lạm phát và Chính
sách bảo hộ và rào cản về chất lượng sản phẩm của các nước Châu Âu có tác động
nhiều nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu lĩnh vực này phải chú ý quan tâm.


MỤC LỤC
----o0o----

DANH MỤC HÌNH VÀ DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Cơ sở hình thành đề tài:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông
có diện tích 39.734km². Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Từ năm 1940 nghề nuôi cá nước
ngọt bắt đầu phổ biến và phát triển, trong đó cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá
Basa (Pangasius bocourti) là hai loài thủy sản được nuôi thông dụng nhất đang được
phát triển với tốc độ nhanh tại các tỉnh ĐBSCL 1. Tính đến nay đã có trên 6.000 hécta
nuôi cá tra, basa tập trung với sản lượng đạt gần 1 triệu tấn, với hơn 103 nhà máy chế
biến cá tra, basa. Thấy được những tiềm năng của ngành hàng này Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn (Bộ NN & PTNT) đã đề ra mục tiêu: đến năm 2010, diện tích
nuôi cá tra ĐBSCL sẽ là 8.600 ha, với sản lượng 1.250.000 tấn, chế biến thành phẩm
500.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,3-1,5 tỉ USD, giải quyết việc làm cho 200.000
người. Đến năm 2020, diện tích nuôi cá tra tăng lên 13.000 ha, sản lượng 1.850.000
tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 2,1-2,3 tỉ USD 2 . Để đạt được mục tiêu mà bộ NN &
PTNT đề ra, các doanh nghiệp trong ngành phải liên kết chặt chẽ và nỗ lực không
ngừng. Hiện nay, các doanh nghiệp có những thuận lợi hơn như thị trường xuất khẩu cá
tra, basa Việt Nam đã mở rộng thêm nhiều quốc gia mới, nâng tổng số các thị trường

nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90%
thị trường cá da trơn của thế giới, nhưng song song đó, môi trường kinh doanh, xuất
khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL cũng luôn
biến đổi, các doanh nghiệp này đang đối mặt với nhiều thách thức như lãi suất tiếp tục
tăng, nguyên liệu thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng, các tiêu chuẩn yêu cầu của thị trường
nhập khẩu khó tính như EU, Nhật….Từ những cơ sở trên, có thể chứng minh rằng môi
trường vĩ mô là một hệ thống các yếu tố phức tạp, với mức độ tác động khác nhau lên
các doanh nghiệp. Để thúc đẩy ngành xuất khẩu cá tra, basa - một trong những ngành
hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL nói riêng và đất nước nói chung - thì các doanh
nghiệp phải chủ động nắm bắt được các cơ hội và đón đầu được những thử thách. Để
thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp phải tìm hiểu, xác định được những yếu tố
chính của môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, đề tài “Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL sang thị trường EU” được thực
hiện.
1.2.

Mục tiêu của đề tài:

Việc phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá
tra, basa ở ĐBSCL nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1) Tìm hiểu những yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến ngành xuất khẩu cá
tra, basa ở khu vực ĐBSCL.
1

K.V. 04.08.2010. Hướng đi cho sản phẩm cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long[online/trực tuyến].
Đọc từ: Đọc ngày 16.05.2011.
2
Thời báo kinh tế Sài Gòn. 13.05.2011. Để có thị trường tiêu thụ cá tra bền vững. Đọc từ:
Đọc ngày: 16.05.2011.


SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 1


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

2) Nghiên cứu và đánh giá những cơ hội và đe dọa chính mà các yếu tố vĩ mô
tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ở khu vực ĐBSCL.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

•Phạm vi không gian: đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố vĩ mô tác động đến các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL.
•Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu những yếu tố vĩ mô tác động đến các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường EU.
•Thời gian tiến hành thu dữ liệu: từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài trải qua 2 bước nghiên cứu:
Bước 1: Nghiên cứu khám phá
•Thu thập dữ liệu thứ cấp của môi trường vĩ mô thông qua tham khảo dữ liệu từ

sách, báo, tạp chí chuyên ngành các website, số liệu của cục thủy sản An Giang,
cục thống kê An Giang…để có cái nhìn cơ bản về vấn đề nghiên cứu.
•Tiến hành tập hợp, phân loại, sàng lọc các thông tin thu thập được, lập bảng “
danh mục các tác động của môi trường vĩ mô đến ngành xuất khẩu cá tra, basa ở
ĐBSCL”.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức:
•Sử dụng các thông tin thứ cấp đã thu thập ở bước 1 để chứng minh cho các vấn
đề nói đến trong đề tài.
•Phân tích dữ liệu:
 Phương pháp tổng hợp: dựa vào bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến môi
trường vĩ mô của ngành, tiến hành lập bảng “Danh mục các cơ hội và đe dọa
chủ yếu do môi trường vĩ mô tạo ra” kết hợp cho điểm số đánh giá mức độ
quan trọng của các yếu tố rồi đi đến kết luận về cơ hội và đe dọa từ các con
số đó.
 Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu: thống kê để tìm ra xu hướng tác
động trong tương lai của các yếu tố phân tích.
1.5.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu :

Thành công của ngành chế biến, sản xuất cá tra, basa không chỉ phụ thuộc vào
những yếu tố sẵn có của doanh nghiệp mà còn chịu tác động rất nhiều từ các yếu tố
của môi trường vĩ mô. Vì thế đề tài là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp trong
việc tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố vĩ mô tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra, basa ở ĐBSCL. Đồng thời đề tài cũng xác định những yếu tố vĩ mô tác động
chính đến doanh nghiệp, đó chính là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp xây dựng
chiến lược phù hợp nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua những thách thức trong ngành
xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung


Trang 2


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU
1.6.

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:

Đề tài này được chia làm 6 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu: chương này giới thiệu về đề tài gồm: cơ sở hình thành đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và ý nghĩa thực tiễn của
đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: chương này tập trung tìm hiểu
những lý thuyết liên quan đến bài nghiên cứu và mô hình nghiên cứu sử dụng trong bài
nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: phần này giới thiệu quá trình, các bước, cách thức
thực hiện đề tài một các chi tiết và mô tả lại quy trình thực hiện bài nghiên cứu.
Chương 4: Giới thiệu ngành xuất khẩu cá tra, basa : tóm tắt sơ lược về ngành, tình hình
xuất khẩu cá tra, basa; sơ lược về thị trường EU.
Chương 5: Phân tích môi trường vĩ mô tác động cho ngành: bao gồm các yếu tố kinh tế,
yếu tố tự nhiên, yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố nhân khẩu học, yếu tố công nghệ, yếu tố
chính trị - pháp luật. Xác định những cơ hội và đe dọa đến các doanh nghiệp trong
ngành khi các yếu tố vĩ mô tác động, dự báo xu hướng các tác động đó trong tương lai.
Chương 6: Kết luận: từ việc phân tích ảnh hưởng các yếu tố của môi trường vĩ mô, đưa
ra nhận xét những yếu tố tác động chính và nếu những hạn chế của đề tài.


SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 3


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 . Giới thiệu chương:
Chương 1 đã trình bày cơ sở hình thành đề tài, sơ lược về phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa bài nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Tiếp theo,
chương 2 sẽ xoay quanh nội dung lý thuyết liên quan bài nghiên cứu, kết hợp thông
tin thực tiễn để đưa ra mô hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài.
2.2 . Cơ sở lý thuyết:
2.2.1.

Một số định nghĩa đề cập trong đề tài:

Kim ngạch xuất khẩu: được biểu hiện qua doanh số xuất khẩu sản phẩm trong
một thời kì được xác định.
Sản phẩm thủy sản chế biến: sản phẩm đã qua hình thức chế biến, như: xử lý,
nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên, có phối chế
hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác.
Cá tra (P.hypophthalmus) và cá Basa (Pangasius bocourti) thuộc giống cá da
trơn Pangasius phân bố tập trung ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Cá tra được nuôi

nhiều loại thủy vực như bè, ao ruộng3…
2.2.2. Khát quát về 3 loại môi trường hoạt động của doanh nghiệp:4
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp chia thành 3 cấp độ: môi trường vĩ mô,
môi trường tác nghiệp và hoàn cảnh nội bộ.
Môi trường vĩ mô: gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp không
thể kiểm soát được các tác động của môi trường này.
Môi trường tác nghiệp: bao hàm các yếu tố bên ngoài tổ chức, định hướng sự
cạnh tranh trong ngành.
Hoàn cảnh nội bộ: bao gồm các nguồn lực của tổ chức, còn gọi là môi trường
nội bộ của doanh nghiệp.
2.2.3.

Khái niệm môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, định hình và ảnh
hưởng đến môi trường tác nghiệp cũng như hoàn cảnh nội bộ của tổ chức. Nó tạo ra
cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức.

3

Cẩm Phượng. 2009. Ngành chế biến cá tra, basa vùng đồng bằng sông Cửu Long[online]. Đọc từ:
/>uu_Long. Ngày: 12.06.2011.
4

Huỳnh Phú Thịnh. 2009. Tài liệu giảng dạy Chiến Lược Kinh Doanh. Khoa Kinh Tế - QTKD. Trường
Đại Học An Giang.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 4



Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

Yếu tố kinh tế
Yếu tố chính trị - pháp luật

Môi
trường vĩ


Yếu tố văn hóa – xã hội
Yếu tố nhân khẩu học
Yếu tố tự nhiên
Yếu tố công nghệ
Hình 2.1: Các yếu tố môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp/tổ chức tìm kiếm cơ
hội và nhận biết những đe dọa mà doanh nghiệp gặp phải. Có 6 yếu tố chính thuộc
môi trường vĩ mô là yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - pháp luật, yếu tố văn hóa – xã
hội, yếu tố nhân khẩu học, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ. Mức độ tác động
của các nhóm yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh, giai đoạn hoạt động cụ
thể của doanh nghiệp.
2.2.4. Đặc điểm môi trường vĩ mô 5:
Có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp


nó.

Doanh nghiệp hầu như không thể kiểm soát được mà phải phụ thuộc vào


Mức độ, tính chất tác động của từng yếu tố khác nhau tùy theo ngành và
doanh nghiệp, thậm chí khác nhau đối với các bộ phận của doanh nghiệp.

Sự thay đổi của nó có thể làm thay đổi cục diện môi trường cạnh tranh và
môi trường nội bộ.

Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp
một cách độc lập hoặc liên kết với các yếu tố khác.
2.2.5. Phân tích ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô :
Phân tích môi trường vĩ mô là công việc quan trọng của mọi doanh nghiệp,
thông qua việc phân tích giúp doanh nghiệp tập trung nhận diện và đánh giá tác
động của các yếu tố của môi trường có thể mang lại cơ hội hay đe dọa cho doanh
nghiệp. Việc phân tích này được hiện thông qua phân tích các thành phần trong
từng yếu tố vĩ mô.

5

Huỳnh Phú Thịnh. 2009. Tài liệu đã dẫn

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 5


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô

đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

Việc phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tập trung nhận diện và đánh
giá các xu hướng của các yếu tố môi trường có thể mang đến cơ hội bên cạnh
những đe dọa cho doanh nghiệp (ngành).
2.2.5.1. Yếu tố kinh tế vĩ mô6:
Sự biến động của những yếu tố khác trong môi trường đều ảnh hưởng đến khía
cạnh kinh tế theo 2 hướng đối lập là thuận lợi và khó khăn theo các mức độ khác
nhau. Một số yếu tố kinh tế quan trọng: xu hướng GDP, GNP; tỷ lệ lạm phát; lãi
suất ngân hàng; cán cân thanh toán; tỷ giá hối đoái; tỷ lệ lạm phát; các biến động
của thị trường chứng khoán…
Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội GDP và tổng sản phẩm quốc dân GNP:
số liệu về tốc độ tăng GDP và GNP hàng năm cho ta biết tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Dựa vào đó dự đoán thị trường
từng ngành, đồng thời đo lường sức khỏe nền kinh tế.
Lãi suất và xu hướng của lãi xuất: ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng
và đầu tư.
Cán cân thanh toán: (cán cân thanh toán quốc tế) ghi chép những giao dịch
kinh tế của một nước với phần còn lại của thế giới trong 1 thời kỳ nhất định, thường
là một năm. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực,
tài sản tài chính và một số chuyển khoản. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ
phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản
nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ngoài nước tới người cư
trú trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Xu hướng tỷ giá hối đoái: ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu,
làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lạm phát: ảnh hưởng đến mức độ đầu tư của doanh nghiệp.

Hệ thống thuế và mức thuế: sự thay đổi của thuế làm thay đổi chi phí và/hoặc
thu nhập của doanh nghiệp nên có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp.
Các biến động của thị trường chứng khoán.
Tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ nợ trên thu nhập và khả năng vay tiền của dân cư: làm ảnh
hưởng đến việc chi tiêu của người tiêu dùng, gián tiếp ảnh hưởng lãi suất vay của
các doanh nghiệp.
2.2.5.2. Yếu tố văn hóa và xã hội:
“Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần có mối quan hệ với nhau
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” 7. Ảnh hưởng văn
hóa gồm: văn hóa, nhánh văn hóa và giai tầng xã hội.
Hệ thống này gồm: các loại tri thức (khoa học, kỹ thuật, đạo đức, thẩm mỹ…),
thái độ và hành vi (cách ứng xử của con người trong các mối quan hệ với con người,
6

Huỳnh Phú Thịnh. 2009. Tài liệu đã dẫn.

7

Phạm Thị Thu Phương. 2009. Quản Trị Chiến Lược Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu. TP.Hồ Chí Minh.
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 6


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU


GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

với thiên nhiên, với xã hội), các biểu tượng hay các thành quả do con người sáng tạo
được tích lũy theo thời gian, hệ thống các giá trị văn hóa thứ cấp (tín ngưỡng, phong
tục, tập quán…)8.
Những thay đổi về văn hóa, xã hội có ảnh hưởng đến hầu như tất cả các sản
phẩm và dịch vụ, thị trường, người tiêu thụ.
Các yếu tố văn hóa bao gồm: nền văn hóa, nhánh văn hóa, giai tầng xã hội9.
Nền văn hóa: đặc trưng của văn hóa ảnh hưởng đến các mong muốn và hành
vi của người tiêu dùng.
Nhánh văn hóa: là một bộ phận nhỏ của nền văn hóa. Các tiêu chí để phân
nhánh văn hóa là: dân tộc, tôn giáo, vùng địa lý…Mỗi nhánh văn hóa có những đặc
trưng riêng và trong một số trường hợp các đặc trưng này rất khác biệt với nền văn
hóa mà nhánh văn hóa là thành viên.
Giai tầng xã hội: gồm những thành viên có chung các giá trị, mối quan tâm và
hành vi. Đó là cơ sở giúp doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu và hành vi con người khác
nhau. Các giai tầng xã hội có một nét đặc trưng riêng:


Người cùng một giai tầng có khuynh hướng xử sự giống nhau.



Người chiếm địa vị cao hay thấp hơn trong xã hội tùy thuộc việc họ
thuộc giai tầng nào.



Giai tầng xã hội được xác định dựa vào: nghề nghiệp, thu nhập, tài sản,

học vấn, định hướng giá trị và các đặc trưng khác của giai tầng đó.



Các cá thể có thể chuyển sang giai tầng cao hay thấp hơn.

Ảnh hưởng xã hội10: thể hiện quá trình hoạt động của con người trong cộng
đồng các dân tộc. Các khía cạnh cần phân tích: các nhóm chuẩn mực; vai trò và địa
vị; phong tục, tập quán, truyền thống; quan niệm về đạo đức và thẩm mỹ; lối sống;
nghề nghiệp; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức và học vấn
chung của xã hội; lao động nữ.
Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội thường là hệ quả của các tác động
lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác. Do đó, nó thường xảy ra chậm hơn và phạm vi tác
động rộng, lâu dài, tinh tế và khó nhận biết.
Các nhóm chuẩn mực hay nhóm tham khảo: là nhóm có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến thái độ và hành vi người tiêu dùng.
Vai trò và địa vị: mỗi người có một vai trò và địa vị trong xã hội. Địa vị xã hội
còn ảnh hưởng bởi tầng lớp xã hội và vùng địa lý.
Lối sống: lối sống của một người là cách sống trên đời, thể hiện ra bằng hoạt
động, sự quan tâm và ý kiến của người đó đối với xung quanh.

8

Phạm Thị Thu Phương. 2009. Tài liệu đã dẫn.

9

Huỳnh Phú Thịnh. 2009. Tài liệu đã dẫn.

10


Huỳnh Phú Thịnh. 2009. Tài liệu đã dẫn.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 7


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

Sự khác biệt về văn hóa – xã hội thường xảy ra giữa các quốc gia, thậm chí
giữa các vùng, các miền trong một nước…Do đó, việc tìm hiểu các khác biệt về văn
hóa có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt được hành vi tiêu dùng của khách hàng.
2.2.5.3. Yếu tố nhân khẩu học:
Các khía cạnh chủ yếu cần quan tâm: tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số, kết cấu
và thay đổi của dân số về: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, phân phối thu nhập;
tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng.
2.2.5.4. Yếu tố chính trị và pháp luật:11
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng quan trọng đối với
các hoạt động của doanh nghiệp. Sự lệ thuộc lẫn nhau mỗi lúc một tăng lên ảnh
hưởng của pháp luật và chính trị bao gồm:
Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, những ràng
buộc mà doanh nghiệp phải tuân thủ, là hệ thống pháp lý là công cụ quản lý vĩ mô
của nhà nước, có vai trò bảo vệ quyền lợi của con người, cộng đồng các dân tộc
trong mối quan hệ với xã hội và thiên nhiên thuộc phạm vi quốc gia và quốc tế.
Nghiên cứu kỹ và đầy đủ các văn bản Luật sẽ giúp nhận diện rõ điều luật nào là cơ

hội, điều luật nào thể hiện sự cấm đoán, hạn chế, nguy cơ.
Các yếu tố cần quan tâm: hệ thống văn bản pháp luật đang hoặc có giá trị tại
quốc gia khu vực mà ngành giao dịch, hệ thống luật pháp quốc tế có giá trị tại quốc
gia hay khu vực - nơi đầu tư hoặc có quan hệ mua bán, các tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm, công việc, chất lượng môi trường…
Chính phủ: có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là người kiểm soát, khuyến
khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa là khách hàng quan trọng và là
người cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp.
Chính trị: để dự báo độ an toàn trong hoạt động tại các quốc gia, khu vực…nơi
mà công ty, tổ chức, ngành có mối quan hệ mua – bán hay đầu tư.
Các yếu tố cần quan tâm: thể chế chính trị hiện tại và xu hướng của quốc gia,
khu vực hoặc/ và thế giới, mức độ ổn định hay biến động về chính trị tại một quốc
gia hay một khu vực thị trường cụ thể, (khía cạnh nhạy cảm của yếu tố chính trị, có
thể tạo nên những biến đổi nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế), mục tiêu thể chế
chính trị, thái độ của quốc tế và các quốc gia khu vực đối với quốc gia nơi mà tổ
chức hay công ty đang và sẽ đầu tư hoạt động, những điều kiện nước ngoài đối với
quốc gia sở tại (những hỗ trợ tài chính mang tính chính trị, chính sách cấm vận….).
Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những mầm móng cho sự thay
đổi trong môi trường kinh doanh.

2.2.5.5. Yếu tố tự nhiên:12
11
12

Phạm Thị Thu Phương.2009.Tài liệu đã dẫn.
Huỳnh Phú Thịnh. 2009. Tài liệu đã dẫn.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 8



Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

Yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của con người,
biểu hiện dưới nhiều dạng vật chất khác nhau và ảnh hưởng đến đời sống con người.
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất
đai, sông, biển…điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, là yếu tố
đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế.
2.2.5.6. Yếu tố công nghệ:13
Công nghệ là yếu tố năng động, thay đổi liên tục, mang đến cho doanh nghiệp
nhiều cơ hội và đe dọa. Sự phát triển và đột phá trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật
trên thế giới đã cho ra đời nhiều công nghệ mới nhanh chóng và liên tục. Công nghệ
mới tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên phạm vi
toàn cầu.
Các yếu tố cần quan tâm: công nghệ mà công ty đang sử dụng, tầm quan trọng
của từng loại công nghệ đối với sản phẩm và hoạt động kind doanh, những công
nghệ mới nào mang lại lợi ích hoặc gây hại cho công ty.
Sự xuất hiện của công nghệ mới có thể mang đến những đe dọa cho doanh
nghiệp như:
• Làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế hoặc tạo điều kiện
thuận lợi cho những đối thủ mới xâm nhập, đe dọa các doanh nghiệp đang
hoạt động trong ngành.
• Làm công nghệ hiện tại bị lỗi thời, tạo áp lực buộc các doanh nghiệp đổi mới
công nghệ để tránh bị đào thải.
• Làm vòng đời công nghệ ngắn lại, buộc doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian

khấu hao, làm tăng chi phí.
Bên cạnh đó, công nghệ cũng mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp:
• Có thể sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm.
• Tạo cơ hội phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm.
• Tạo ra thị trường mới với sản phẩm của công ty.

Tác động của yếu tố
chính trị - pháp luật

Tác động của yếu tố
kinh tế
2.3 . Mô hình nghiên cứu:

Tác động của yếu tố
13
tựThịnh.
nhiên
Huỳnh Phú
2009. Tài liệu đã dẫn.
SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Tác động của yếu tố
văn hóa – xã hội

Tác
động
của môi
trường
vĩ mô


Tác động của yếu tố
công nghệ
Trang 9

Tác động của yếu tố
nhân khẩu học


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu
Trong mô hình nghiên cứu trên, đề tài sẽ tiến hành phân tích môi trường vĩ mô thông
qua tác động của 6 nhóm yếu tố là yếu tố kinh tế, yếu tố tự nhiên, yếu tố chính trị - pháp
luật, yếu tố công nghệ, yếu tố nhân khẩu học, yếu tố văn hóa – xã hội. việc phân tích
này nhằm xác định cơ hội và đe dọa mà các yếu tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp, từ
đó đưa ra những yếu tố vĩ mô tác động chính và dự đoán các tác động này trong tương
lai.
2.4 . Tóm tắt chương:
Chương 2 trình bày các lý thuyết xoay quanh đề tài nghiên cứu: các khái niệm trong
bài nghiên cứu, khái quát 3 môi trường doanh nghiệp, trong đó xoáy sâu môi trường vĩ
mô với 6 yếu tố chính: kinh tế (xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội GDP và tổng
sản phẩm quốc dân GNP; lãi suất và xu hướng của lãi xuất; cán cân thanh toán; xu
hướng tỷ giá hối đoái; lạm phát; hệ thống thuế và mức thuế; tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ nợ trên
thu nhập và khả năng vay tiền của dân cư; các biến động của thị trường chứng
khoán…), chính trị - pháp luật (Luật pháp; Chính phủ; Chính trị), tự nhiên, công nghệ,

nhân khẩu học, văn hóa – xã hội. Cuối cùng là mô hình của bài nghiên cứu, nó được xây
dựng trên nền tảng cơ sở lý thuyết. Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của
đề tài.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 10


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Giới thiệu chương:
Chương này trình bày các nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu khám phá và
nghiên cứu chính thức, cách thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích
dữ liệu.

3.2.

Thiết kế nghiên cứu:

1

Nghiên

cứu
khám phá

2

Nghiên
cứu chính
thức

Định tính

Định tính

Thứ cấp

Thu thập dữ liệu từ các báo cáo, thông
tin từ báo, đài, các website…để có cái
nhìn cơ bản về các yếu tố vĩ mô tác
động đến ngành xuất khẩu cá tra,basa .

Thứ cấp

Dựa vào các thông tin từ bước 1, tiến
hành tập hợp, so sánh các tác động của
yếu tố vĩ mô đến ngành và mô tả trên
một bảng để giải quyết các mục tiêu đề
ra trong đề tài.

Bảng 3.1 : Các bước thực hiện nghiên cứu
3.2.1.


Nghiên cứu khám phá:

Mục đích tiến hành nghiên cứu khám phá: tìm hiểu sơ lược các yếu tố vĩ
mô tác động đến ngành sản xuất, chế biến cá tra, basa xuất khẩu. Từ cơ sở các
dữ liệu thu thập được, tiến hành lập bảng “các tác động của các yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa ”.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu thứ cấp về các yếu tố của môi trường vĩ mô như: yếu tố
kinh tế, yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố nhân khẩu học, yếu tố công nghệ, yếu tố
chính trị - pháp luật, yếu tố tự nhiên. Thông qua tìm hiểu:
• Các website: hiệp hội Thủy Sản (www.vasep.com.vn.),
www.fishtenenet.gov.vn, www.afa.vn (hiệp hội thủy sản An Giang),
www.vietlinh.vn, www.tinkinhte.com,..những thông tin có thể thu thập
được bao gồm: thông tin về kinh tế, tình hình chung về ngành chế biến,
xuất khẩu thủy sản, xã hội, môi trường.
• Số liệu của chi cục thủy sản An Giang, cục Thống Kê An Giang: thu thập
những số liệu thống kê về tình hình xuất khẩu, chế biến cá tra basa của
tỉnh.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 11


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh


• Các chuyên đề, khóa luận có nội dung liên quan đề tài. Việc tham khảo
này giúp ích cho việc thu thập các thông tin về các doanh nghiệp trong
ngành.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích dữ liệu của nghiên cứu khám phá
STT

Phương pháp phân tích

Chủ đề phân tích

1

Phương pháp tổng hợp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập, tiến hành tổng hợp,
phân loại.

2

Phương pháp so sánh

Dữ liệu sau khi được tổng hợp, phân loại thì được
tiến hành so sánh để có cái nhìn sơ lược về các yếu
tố vĩ mô tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra, basa.

3.2.2.


Nghiên cứu chính thức:

Mục đích tiến hành nghiên cứu chính thức: sàng lọc lại những thông tin có ý
nghĩa, tiến hành lập bảng “các tác động chính của các yếu tố môi trường vĩ mô lên
ngành xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL”, đồng thời phân tích được đe dọa và cơ hội
mà các yếu tố vĩ mô tác động lên ngành, từ đó làm cơ sở để dự đoán các tác động
này trong tương lai.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Đây là bước nghiên cứu quan trọng nhất trong đề tài nghiên cứu, phương pháp
thu thập dữ liệu của bước này chủ yếu là tổng hợp các dữ liệu thứ cấp ở bước 1, bổ
sung những thông tin cần thiết để làm rõ các tác động của môi trường vĩ mô từ
những nguồn dữ liệu như bước 1 (bước nghiên cứu khám phá).
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Bảng 3.3: Bảng phương pháp phân tích dữ liệu của nghiên cứu chính thức
STT

Phương pháp phân tích

Chủ đề phân tích

1

Phương pháp tổng hợp

2

Phương pháp phân tích bằng Tiến hành cho điểm số đánh giá mức độ quan trọng
trọng số
của các yếu tố, rồi kết luận yếu tố nào tác động chính
đến ngành.


3

Phương pháp thống kê bằng Thống kê lại kết quả phân tích được, tìm ra xu hướng
bảng, biểu
để dự báo cơ hội và đe dọa đến doanh nghiệp xuất

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Tổng hợp các yếu tố tác động đến môi trường vĩ mô
của các doanh nghiệp trong ngành.

Trang 12


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL trong tương lai.

3.3.

Biến, thang đo và cách lập bảng biểu trong các giai đoạn nghiên cứu:
3.3.1.

Biến và thang đo:


Biến chính của đề tài là “tác động của môi trường vĩ mô”, để phân tích được biến
chính thì đề tài phải được thực hiện thông qua việc tổng hợp, đo lường từ 6 thành
phần, mỗi thành phần có các biến quan sát khác nhau. Các biến quan sát và các
thang đo được trình bày cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.4: Biến và thang đo
Tên thành
phần

Các phần tử
quan sát

Các kiểu thang
đo của phần tử

1. Tác động của lãi suất ngân hàng

Định danh mức độ

2. Tác động của xu hướng của tỷ giá hối đoái

Định danh mức độ

3. Tác động của giai đoạn chu kỳ kinh tế

Định danh mức độ

4. Khả năng vay tiền, tiếp cận nguồn vốn

Định danh mức độ


5. Lạm phát

Định danh mức độ

6. Tác động của các luật thuế

Định danh mức độ

7. Tác động của chính sách ưu đãi

Định danh mức độ

8. Tác động của các quy định về ngoại thương

Định danh mức độ

9.Tác động của chính sách quản lý của nhà nước

Định danh mức độ

10. Tác động của nền văn hóa

Định danh mức độ

11. Tác động của nhánh văn hóa

Định danh mức độ

13. Tác động của mối quan tâm và ưu tiên của xã hội


Định danh mức độ

14. Tác động của nghề nghiệp

Định danh mức độ

Công nghệ

15. Tác động của xu hướng công nghệ đảm bảo chất
lượng sản phẩm

Định danh mức độ

Tự nhiên

16. Tác động của ô nhiễm môi trường

Định danh mức độ

Kinh tế

Chính trị
-pháp luật

Văn hóa xã hội

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 13



Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

Nhân khẩu
học

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

17. Tác động của sự thiếu hụt nguyên liệu

Định danh mức độ

18. Tác động của tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số

Định danh mức độ

Khi phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô, dựa vào các thông tin thu thập được,
mức độ tác động của các yếu tố được đánh giá thông qua thang đo định danh mức độ
với thang điểm 4:
1 = rất yếu
2 = tương đối yếu
3 = tương đối mạnh
4 = rất mạnh
Các yếu tố được đánh giá mức độ tác động thông qua 4 thang điểm trên, kết hợp với
điểm số của xác suất thông qua thang đo 3 điểm:
1 = hiếm khi xảy ra
2 = có thể xảy ra
3 = chắc chắn xảy ra.

3.3.2.

Cách lập bảng biểu trong các giai đoạn nghiên cứu:

Giai đoạn 1:


Danh mục các yếu tố do môi trường vĩ mô tạo ra và tầm quan trọng của các yếu
tố:

STT

Yếu tố vĩ mô

Xác suất xảy ra

Mức độ tác động

Tổng điểm

Với: Tổng điểm = Xác suất xảy ra * Mức độ tác động đến ngành khi yếu tố đó xảy ra:




Xác suất xảy ra được cho theo thang điểm :
Trường hợp

Hiếm khi xảy ra


Có thể xảy ra

Chắc chắn xảy ra

Điểm

1

2

3

Mức độ tác động đến ngành khi yếu tố đó xảy ra được cho theo thang điểm :

Trường hợp

Rất yếu

Tương đối yếu

Tương đối
mạnh

Rất mạnh.

Điểm

1

2


3

4

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 14


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

Giai đoạn 2:
Các yếu tố có điểm số cao nhất sẽ được tập hợp bằng “Danh mục các cơ hội và đe
dọa chủ yếu do môi trường vĩ mô tạo ra". Từ đó rút ra kết luận về những cơ hội và đe
dọa của các yếu tố chính tác động đến ngành sản xuất, chế biến cá tra, basa xuất khẩu ở
ĐBSCL.
3.4.

Quy trình nghiên cứu:
Xác định vấn đề nghiên cứu căn cứ vào thông tin
thực tiễn và cơ sở lý thuyết: các yếu tố vĩ mô tác
động đến doanh nghiệp

Bảng “Các tác động
của các yếu tố thuộc

môi trường vĩ mô”

Nghiên cứu
khám phá
Nghiên cứu
chính thức

Soạn
thảo báo
cáo

Bảng “các tác động
chính của các yếu tố
môi trường vĩ mô lên
các doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra, basa sang
thị trường EU”

Kết luận về tác
động của môi
trường vĩ mô

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện qua 5 bước chính: trước tiên đề tài tìm hiểu thông
tin thực tiễn và các cơ sở lý thuyết liên quan về môi trường vĩ mô của doanh nghiệp,
sau đó tiến hành bước nghiên cứu khám phá, tìm hiểu những thông tin có ý nghĩa tổng
hợp thành bảng “Các tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô”, tiếp theo đề tài
xác định những yếu tố tác động chính qua nghiên cứu chính thức. Sau đó tiến hành kết
luận trên cơ sở dữ liệu từ 2 bước nghiên cứu trên, đồng thời kết hợp dự báo ảnh hưởng
các yếu tố vĩ mô chính tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa. Cuối cùng là

soạn thảo báo cáo hoàn chỉnh, trình bày tiến trình, kết quả, kết luận theo trình tự
chuyên đề năm 3.
3.5.

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 được xem là chương quan trọng trong bài nghiên cứu vì nó trình bày rõ
các bước nghiên cứu ( nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức), biến và thang
đo được sử dụng trong đề tài, và đưa ra quy trình nghiên cứu.
Bài nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu
chính thức. Trong bước nghiên cứu khám phá, các dữ liệu thứ cấp được thu thập, sau

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 15


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

đó tiến hành phân tích bằng kỹ thuật tổng hợp thành bảng, so sánh. Bước nghiên cứu
chính thức được thực hiện trên cơ sở thông tin thứ cấp được tổng hợp từ bước nghiên
cứu khám phá, tiến hành phân tích bằng phương pháp quy nạp, thống kê bằng bảng,
biểu.
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích biến chính “ tác động môi trường vĩ mô”,
biến này được cụ thể bằng 6 biến thành phần: kinh tế, văn hóa – xã hội, công nghệ, tự
nhiên, nhân khẩu học, chính trị - pháp luật. Thang đo chủ yếu được sử dụng chính

trong đề tài là thang đo định danh mức độ. Tiếp theo chương 4 sẽ giới thiệu về ngành
xuất khẩu cá tra, basa.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 16


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA
4.1.

Giới thiệu chương:

Chương này trình bày tổng quan về ngành xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL, tình
hình xuất khẩu từ 2009 đến nay, mô tả sơ lược về thị trường EU và đặc điểm của thị
trường này.
4.2.

Tổng quan về ngành sản xuất, chế biến cá tra, basa14

Năm 1940 nghề nuôi cá tra, basa bắt đầu phát triển, đặc biệt là ở các tỉnh ở ĐBSCL
như An Giang, Đồng Tháp. Đa số cá tra được nuôi trong ao, đăng quầng, bãi bồi và
lồng bè; cá basa chủ yếu được nuôi trong các lồng bè ở các con sông lớn thuộc các tỉnh
An Giang, Đồng Tháp, v.v. Mùa sinh sản của cá Basa (từ tháng 1 – 7), cá Tra (từ tháng

2 – 10) và có thể thu hoạch quanh năm. Đến nay cá tra và cá basa đã được nuôi ở hầu
hết các tỉnh, thành trong khu vực, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên
liệu cho chế biến xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá
tra và cá basa. Đặc biệt, từ khi Việt Nam mở rộng xuất khẩu và sản phẩm từ cá tra, cá
basa tìm được thị trường thì ngành chế biến cá tra và basa phát triển mạnh.
Năm 2005, toàn ĐBSCL có 36 nhà máy sản xuất, chế biến cá tra, basa với công suất
thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm, đến năm 2009 thì số lượng nhà máy tăng lên 84 với
công suất khoảng 1 triệu tấn/ năm tập trung hầu hết ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Vĩnh Long, Tiền Giang.
Sản phẩm sản xuất, chế biến từ cá tra, basa phát triển mạnh và có tiềm năng lớn.
Hầu hết các nhà máy đều được đầu tư công nghệ hiện đại, bảo đảm thỏa mãn được các
tiêu chuẩn (ISO, HACCP, code EU, Halal…) của các thị trường khó tính.
Cá tra và basa được chế biến với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và được xuất
khẩu sang nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá
tra, basa sản xuất, chế biến ở ĐBSCL đã có mặt trên 73 nước và vùng lãnh thổ khắp các
châu lục, nổi bật là một số thị trường như: EU, Mỹ, Nga, Canada, Úc, Trung Đông... Cá
Basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm
ngon hơn so với các loài cá catfish khác.
4.3.

Tình hình xuất khẩu cá tra, basa năm 2007 đến nay:

4.3.1. Tình hình xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam từ 2007 đến 2010:
Theo số liệu thống kê của Vasep, tình hình xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam có
nhiều biến động, cụ thể khối lượng xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam tăng vượt bậc,
khối lượng xuất khẩu năm 2008 tăng 65.6 tấn so với năm 2007, năm 2008 đã mở ra một
thời kỳ phát triển mới cho ngành sản xuất và chế biến cá tra, basa xuất khẩu. Nhưng đến
năm 2009, do ảnh hưởng biến động của kinh tế thế giới năm 2008 còn âm ỉ, khối lượng
xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống còn 607.665 tấn cá xuất khẩu, kim ngạch giảm
7.6% so với năm ngoái. So với cùng kỳ năm 2009, xuất cá tra Việt Nam năm 2010 tăng

14

Cẩm Phượng. Không ngày tháng. Ngành chế biến cá tra, basa vùng Đồng bằng sông Cửu Long [online].Đọc
từ:
vietnam.com/Plus.aspx/vi/News/38/0/27/0/527/Nganh_che_bien_ca_tra_basa_vung_Dong_bang_song_Cuu_Long.
Đọc ngày 3/6/2011.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung

Trang 17


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

7,4% về khối lượng và 5,2% về giá trị, đạt 659.400 tấn và 1,427 tỷ USD. Giá trị xuất
khẩu sang một số thị trường chính trong năm 2010 hầu hết giảm, riêng giá trị xuất khẩu
sang Mỹ, Mêhicô, Ôxtrâylia và Trung Quốc lại tăng trưởng khả quan, lần lượt là 30,5%,
19,3%, 16,6% và 21,5% 15.

1,600,000
1,400,000
1,200,000
1,000,000

1,453,098


1,342,916

1,427,494

989,036

800,000

giá trị (triệu USD)

600,000
400,000
200,000

0

2007

2008

2009

2010

Hình 4.1: Tình hình xuất khẩu cá tra, basa từ 2007 đến 2010 (Nguồn
Vasep)
4.3.2.

Tình hình xuất khẩu cá tra, basa ở ĐBSCL từ 2009 đến nay:


Năm 2009, xuất khẩu cá tra đã mở rộng thêm 24 quốc gia mới, nâng tổng số
các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 110 quốc gia vùng lãnh
thổ. EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, với
26/27 quốc gia đã nhập khẩu. Theo bộ NN & PTNT thì cá tra, basa vẫn đang là mặt
hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thuỷ sản, nửa đầu năm
2009 khối lượng xuất khẩu là 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD.
Năm 2010 trị giá xuất khẩu con cá tra, basa (vietnamese pangasius) lên tới
đỉnh điểm gần 1,4 tỷ đô la Mỹ, đủ nói lên tầm vóc và sự đóng góp to lớn của con cá
tra, cá basa của Đồng Bằng Sông Cửu Long đối với ngành thủy sản nước ta.
Đến quí I/2011, Việt Nam đã xuất khẩu được 153.062 tấn cá tra, trị giá 376,4
triệu USD, tăng 5,2% về khối lượng và 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường Mỹ chiếm 14% tỷ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam, đạt 16.966 tấn,
trị giá 55,001 triệu USD, tăng 88% về khối lượng và 94,2% về giá trị so với cùng kỳ
năm ngoái, đồng thời cũng có giá trung bình nhập khẩu cá tra cao nhất trong số các
thị trường chính nhập khẩu cá tra Việt Nam.
4.4.

Sơ lược về thị trường EU:

Thị trường EU là 1 thị trường lớn với hơn 500 triệu khách hàng, tổng diện tích
khoảng 4 triệu km2, sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD/năm. EU hiện có
27 thành viên, là trung tâm hàng đầu thế giới về chính trị, kinh tế, thương mại, tài
chính, khoa học kỹ thuật. GDP của EU đạt trên 16.524 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng
15

Vasep. 2010. Xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2010 [online]. Đọc từ:
/>A067647257826002A7108. Đọc ngày 15.05.2011.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung


Trang 18


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa
ở ĐBSCL sang thị trường EU

GVHD: Th.s Huỳnh Phú Thịnh

GDP thế giới, 25% tổng giá trị thương mại thế giới và 33% luồng đầu tư trực tiếp
toàn cầu. EU là thị trường lớn thứ hai của nước ta sau Mỹ. Quan hệ thương mại giữa
nước ta và EU hiện chiếm đến 75% kim ngạch xuất khập khẩu với khu vực châu Âu.
Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EU đạt 15,2 tỷ USD, giảm
6,67% so với năm 2008. Trong đó xuất khẩu đạt 9,38 tỷ USD (giảm 13,57%) và
nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 5,83 tỷ USD (tăng 7,07%).16
Những đặc điểm chính của thị trường EU:
EU là một trong 3 thị trường sản xuất và xuất nhập khẩu lớn nhất toàn cầu.
Nhu cầu về thủy sản của người tiêu dùng có xu hướng tăng, đặc biệt từ năm
2000 sau khi có cuộc khủng hoảng thực phẩm thịt xảy ra. Nhu cầu thủy sản của thị
trường EU đa dạng vì đây là khối liên minh kinh tế gồm 27 nước, mỗi thành viên
có nhiều dân tộc với nhu cầu sử dụng khác nhau.
Các công cụ, chính sách điều tiết nhập khẩu thực phẩm vào EU vào loại khắt
khe nhất thế giới. EU rất quan tâm đến vấn đề môi trường liên quan đến thực
phẩm; các quốc gia EU khuyến khích nhập khẩu sản phẩm với thân thiện môi
trường; họ kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiên đối với hàng thực phẩm nhập
khẩu không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hệ thống phân phối thủy sản của EU tập trung vào các trung tâm thương mại;
trung tâm bán lẻ; siêu thị và các công ty nhập khẩu. Việc giao dịch buôn bán chủ
yếu thông qua trụ sở chính và văn phòng trung tâm chứ không phải trực tiếp với
các cửa hàng địa phương.

Việc thâm nhập hàng thủy sản vào EU rất khó khăn do rào cản an toàn vệ sinh
thực phẩm. Thủy sản Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng
nhiều tiêu chuẩn: HACCP, ISO9000, tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh
Quốc BRC dành cho thực phẩm, tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế IFS, ISO22000.17
Các nước cạnh tranh xuất khẩu chính của Việt Nam: các đối thủ cạnh tranh
chính của Việt Nam tại thị trường EU là Ecuado, Thái Lan, Achentina, Băngladet.
Với sự công nhận của EU về chất lượng thủy sản của Việt Nam hiện nay, không
những sức cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường này tăng lên mà các thị trường
khác cũng trở nên dễ dàng hơn.
4.5.

Tóm tắt chương:

Ngành sản xuất và chế biến cá tra, basa đã hình thành và phát triển trên nền
tảng của ngành nuôi trồng cá tra, basa từ những năm 1940. Tuy mặt hàng này đã
thâm nhập vào thị trường thế giới trong khoảng thời gian dài nhưng tình hình xuất
khẩu còn nhiều biến động, do ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố vĩ mô. Sản phẩm
chế biến từ cá tra, basa đã đi đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,
đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Hiện các quốc
16

Thương vụ Việt Nam tại EU. Ngày 30.09.2008. Những điều cần biết về thị trường EU [online]. Đọc từ:
Đọc ngày:
25.05.2011.
17

InfoTV. Không ngày tháng. Kim ngạch xuất khẩu vào Châu Âu tăng 15% [online]. Đọc từ:
Đọc ngày: 1.6.2011.

SVTH: Cao Thị Hồng Nhung


Trang 19


×