Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Rèn luyện kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học cho học sinh trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.89 KB, 16 trang )

PHẦN I .ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của
con người.Việc học tốt môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu rõ về
cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết
này giáo dục cho học sinh ý thức bảo về tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế của Tổ
quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa
về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận
dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động
nhận thức, học trong hoạt động. Học sinh bằng họat động tự lực, tích cực của mình
mà chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần
hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo.
Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình
học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia
sáng tạo trong quá trình nhận thức.
Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài
tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở
trường phổ thông. Bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch sát với đối tượng.
Qua nghiên cứu bài tập Hoá học bản thân tôi thấy rõ nhiệm vụ của mình trong
giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh.
Người giáo viên dạy Hoá học muốn nắm vững chương trình Hoá học phổ thông,
thì ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy còn cần
nắm vững các bài tập Hoá học của từng chương, hệ thống các bài tập cơ bản nhất
và cách giải tổng quát cho từng dạng bài tập, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng
1


công việc: Luyện tập, kiểm tra, nghiên cứu... nhằm đánh giá trình độ nắm vững


kiến thức của học sinh. Từ đó cần phải sử dụng bài tập ở các mức khác nhau cho
từng đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi, Khá , TB, Yếu.
Bài tập Hoá học rất đa dạng phong phú song với những nhận thức trên, là một
giáo viên giảng dạy tại địa bàn huyện Mường Lát cụ thể là trường THCS Nhi Sơn.
Tôi thấy chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều, một số học sinh vận
dụng kiến thức để giải bài toán Hoá học chưa được thành thạo. Vì vậy muốn nâng
cao chất lượng người giáo viên cần suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy, phân
loại các dạng bài tập Hoá học phù hợp với đặc điểm của học sinh, nhằm phát triển
năng lực tư duy, sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm
tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm
phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm
lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp
học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương. Nên tôi
đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: " Rèn luyện kĩ năng giải bài tập tính theo
phương trình hóa học cho học sinh trường THCS "
2. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
Bắt đầu từ học kì I lớp 9 và kết thúc tới hết chương trình hóa học lớp 9.

2


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
- Cũng như các môn học khác, Hóa học là một trong nững môn học không thể
thiếu trong các trường THCS. Hóa học là môn học thực nghiệm nó phản ánh các
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và vũ trụ, trong đó bài tập Hóa học tính theo
phương trình hóa học là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học.
- Với yêu cầu trên là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học phải xác

định rõ mục tiêu giáo dục đó là chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với
khoa học công nghệ, giúp học sinh làm chủ tri thức, tiếp cận được mũi nhọn khoa
học công nghệ nhằm phát huy năng lực trong xã hội mới
- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì thế cần rèn cho học sinh các kỹ năng
cơ bản giải một số bài tập tính theo phương trình hóa học một cách độc lập và sáng
tạo. Qua đó học sinh tự định hướng để giải bài tập.
- Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng nhận dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến
khó, phát triển dần kỹ năng hiện có của học sinh, nhằm phát huy thêm khả năng tự
học, tự nhận thức và độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời phát huy hoạt động
nhóm.
- Trên cơ sở đó, để kích thích tính tích cực học tập của học sinh trong việc giải
bài tập tính theo phương trình hóa học, bản thân giáo viên cần xác định vai trò của
mình đối với học sinh.
+ Giáo viên cần coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh phát
huy tối đa các năng lực còn tiềm ẩn của học sinh. Hình thành cho học sinh phương
pháp học tập khoa học, năng lực sáng tạo, lòng say mê yêu thích bộ môn.
+ Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu để tìm hướng giải phù hợp.
Qua các bài tập từ dễ đến khó dần tạo ra sự tích cực, tự lực sáng tạo trong học tập

3


của học sinh. Giúp hình thành ở học sinh kỹ năng giải bài tập hóa học tính theo
phương trình hóa học.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
a. Thuận lợi :
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, của ngành cấp trên
trong công tác giảng dạy.
- Tỷ lệ chuyên cần của học sinh cao.

- HS có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập khi đến trường.
- Đa số học sinh ngoan, lễ phếp với thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- HS có ý thức học tập.
- Có sự phối hợp của GVCN và các giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy.
- Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh.
b. Khó khăn :
- Nhìn chung, các em chưa có ý thức cao trong học tập, phần đông các em là con
nhà nông vừa đi học vừa phục giúp gia đình nhất là vào vụ mùa, các em thường hay
không thuộc bài, không làm bài tập, vào lớp học không chú ý nghe giảng bài,
không chuẩn bị bài mới làm ảnh hưởng đến việc học của các em.
- Học sinh chưa phân biệt được rõ các kiến thức cơ bản như: kí hiệu hóa học; hóa
trị; cách viết công thức của một hợp chất; lập phương trình hóa học; các công thức
chuyển đổi giữa số mol; khối lượng và thể tích; . . . cho nên các em không thể vận
dụng để giải một bài tập hóa học đơn giản và từ đó gặp vướng mắc trong việc giải
những bài toán hóa học tổng hợp ở các lớp trên.
- Khả năng tóm tắt đề bài của học sinh chưa cao, các em chưa xác định được đề
bài đã cho biết những đại lượng gì, có liên quan đến công thức nào cần sử dụng
những công thức tính toán nào để tìm ra ẩn mà đề bài yêu cầu. Các em chưa xác
định được hướng giải bài tập cho phù hợp. Mặt khác,các em chưa nắm vững những

4


công thức cơ bản và kỹ năng lập phương trình hóa học nên ảnh hưởng đến khả
năng giải một bài hóa học tính theo phương trình hóa học.
- Những bài tập tính theo phương trình hóa học có rất nhiều dạng, học sinh chưa
nắm rõ nên việc vận dụng công thức để tính toán còn gặp vướng mắc.
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Giáo viên cần trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản về Hóa học. Nếu cần
thiết giáo viên ghi tóm tắt và hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ.

- Giáo viên chú ý chọn các bài tập nâng cao từ dễ đến khó tạo sự tích cực, tính
độc lập, sáng tạo cho học sinh.
- Quan trọng hơn là giáo viên giúp học sinh phân tích, tìm hiểu kỹ đề bài qua đó
định hướng được phương pháp giải.
- Sau đó giáo viên cho thêm bài tập tương tự, mức độ nâng dần lên để hình thành
ở học sinh kỹ năng giải bài tập hóa học.
Mỗi bài tập hóa học có nhiêu cách giải khác nhau nhưng phải thực hiện đủ 4
bước:
+ Tìm hiểu đề bài : Xác định đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm, hiểu ý
nghĩa mở rộng từng đại lượng. Cần tóm tắt đề bài rõ ràng bằng ký hiệu hiệu hóa
học, chuyển đổi đơn vị nếu cần thiết.
+ Xác định hướng giải bài tập : Nhớ lại các khái niệm, các qui tắc, công thức,
… có liên quan. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện đề bài cho và yêu cầu của
bài tập.
+ Trình bày lời giải : Thực hiện các bước giải đã vạch.
+ Kiểm tra kết quả: Xem lại đã trả lời đúng yêu cầu của bài chưa ? Tính toán
có sai sót hay không ?
- Đó là những yêu cầu cơ bản để giải một bài tập hóa học. Nếu học sinh nắm
được kiến thức, kỹ năng cơ bản thì việc giải bài tập theo qui trình trên sẽ mang lại
kết quả cao.
5


- Để “ Rèn luyện kỹ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học” bản
thân tôi không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bộ môn, đặc
biệt quan trọng hơn nữa là luôn luôn dự giờ, trao dồi học hỏi kinh nghiệm với các
đồng nghiệp trong công tác giảng dạy để đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc nâng
cao chất lượng bộ môn Hóa học.
- Sau cùng là thu thập các số liệu cần thiết cho giải pháp khoa học.
- Đối với học sinh, bản thân tôi định hướng như sau:

+ Tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh, phát hiện ra những chỗ hỏng kiến thức của học
sinh mắc phải qua các bài kiểm tra, câu trả lời vấn đáp của học sinh, cách làm bài
trong khi kiểm tra bài cũ.
Chú ý cách học tập của học sinh từ khâu theo dõi bài, ghi chép đến khâu giải bài
tập.
+ Giành nhiều thời gian để hướng dẫn kĩ cho học sinh cách giải bài tập mẫu tính
theo phương trình hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Để giải một bài tập tính theo phương trình hóa học nhất thiết phải thực hiện đủ
4 bước sau:
+ Bước 1: Tìm số mol chất đã cho theo đề bài.
+ Bước 2: Viết phương trình hóa học đúng.
+ Bước 3: Tính số mol chất cần tìm theo phương trình hóa học dựa vào số mol đề
bài đã cho ( áp dụng quy tắc tam suất).
+ Bước 4: Tìm đại lượng mà đề bài yêu cầu tìm ( tìm khối lượng
m = n.M hoặc thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn V = 22,4.n).
- Sau đây là một vài ví dụ tính theo phương trình hóa học:
Ví dụ 1:

Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 42g CaO ?
Giải
- Số mol CaO sinh ra sau phản ứng:
nCaO = 42/56 = 0.75 ( mol )
6


- Phương trình hóa học:

-

CaCO3


CaO + CO2

1 mol

1 mol

?x mol

0,75 mol

1 mol

Số mol CaCO3 theo phương trình hóa học:
n = x = 0,75 (mol)

- Khối lượng CaCO3 cần dùng:
m

=nxM

= 0,75 x 100 = 75 (g)

Ví dụ 2: Tính thể tích khí O2 ( đktc) khi phân hủy 43,4g HgO ?
Giải
- Số mol HgO phân hủy:
nHgO = 43,4/ 217 = 0,2 (mol)
- Phương trình hóa học:
2HgO


2Hg + O2

2mol

2mol

0,2mol

1mol
?xmol

- Số mol khí O2 theo phương trình hóa học:
n

= x = 0.2/ 2 = 0,1 (mol)

- Thể tích khí O2 sinh ra ở đktc:
V = 22,4 x n

= 22,4 x 0,1 = 2,24 (l)

Ví dụ 3: Cho sắt tác dụng với axit clohidric theo phương trình hóa học sau:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
Nếu có 5,6g sắt tham gia phản ứng hãy tìm:
a) Thể tích khí hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn?
b) Khối lượng axit clohidric đã dùng?
c) Khối lượng sắt(II) clorua tạo thành sau phản ứng?
7



Giải
- Số mol sắt tham gia phản ứng:
nFe =5,6/ 56 = 0,1 (mol)
Phương trình hóa học:
Fe

+ 2HCl  FeCl2 + H2 

1mol

2mol

1mol

1mol

0,1mol y mol

z mol

x mol

Số mol H2 theo PTHH:
n

= x = 0,1 (mol)

- Thể tích khí hidro thu được ở đktc:
V = 22,4 x n = 22,4 x 0,1 = 2,24 (l)
- Khối lượng HCl cần dùng:

Số mol HCl theo PTHH:
nHCl = y = 0,1x 2 = 0,2 (mol)
Khối lượng HCl cần dùng:
mHCl = nHCl x MHCl = 0,2 x 36,5 = 7,3 (g)
- Khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng:
Số mol FeCl2 theo PTHH:
n

= z = 0,1 (mol)

Khối lượng FeCl2 tạo thành sau phản ứng:
m = n x M = 0,1 x 127 = 12,7 (g)
Tóm lại để giải bài tập hóa học tính theo phương trình hóa học đòi hỏi học sinh
phải thuộc các kí hiệu hóa học để viết phương trình hóa học, cân bằng đúng
phương trình hóa học và phải nắm vững cách biến đổi các công thức tính toán cơ
bản.
- Tùy dữ kiện đề bài cho mà áp dụng các công thức cho phù hợp.
8


- Sau đây là sơ đồ cho biết sự chuyển đổi giữa lượng chất ( số mol) – khối lượng
chất – thể tích khí ( đktc).
Số mol chất
(n)

Thể tích
Chất khí

n = m/ M ( mol )


V = n x 22.4 ( Lil )

Khối lượng
Chất (m)

m = n x M ( gam )
M là khối lượng mol.

PHÂN DẠNG CÁC LOẠI BÀI TOÁN HOÁ HỌC TÍNH THEO
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
Dạng 1 .Tìm số mol của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong
PTHH.
Ví dụ: Tính số mol Na2O tạo thành nếu có 0,2 mol Na bị đốt cháy
Nghiên cứu đầu bài: Tính số mol Na 2O dựa vào tỷ lệ số mol giữa số mol Na và số
mol Na2O trong PTHH.
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải
Bước 1: Viết PTHH xảy ra

Lời giải
4Na + O2 → 2 Na2O

Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa 4mol

2mol

chất cho và chất tìm

0,1 mol


0,2 mol

Bước 3: Tính n chất cần tìm
Bước 4: trả lời
Có 0,1 mol Na2O
Dạng 2. Tìm số g của chất A theo số mol xác định của 1 chất bất kỳ trong
PTHH
Ví dụ: Tính số g CH4 bị đốt cháy .Biết rằng cần dùng hết 0,5 mol O 2 và sản phẩm
tạo thành là CO2 và H2O ?
Hướng dẫn giải

9


Xác định lời giải

Lời giải

Bước 1: Viết PTHH xảy ra

CH4 +

2O2 → CO2 + 2H2O

Bước 2: Xác định tỷ lệ số mol giữa

1mol

2mol


chất cho và chất tìm

0,25 mol 0,5 mol

Bước 3: Tính n chất cần tìm
Bước 4: Trả lời

m CH4 = 0,25.16 = 4g

Dạng 3. Tìm thể tích khí tham gia hoặc tạo thành
Ví dụ: Tính thể tích khí H2 được tạo thành (ở ĐKTC) khi cho 2,8 g Fe tác dụng với
dd HCl dư ?
Hướng dẫn giải
Xác định lời giải

Lời giải

Bước 1: Hướng dẫn học sinh đổi ra

nFe =

số mol Fe
Bước 2: Tính số mol H2

2,8
= 0,05mol
56

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2


- Viết PTHH
- Tìm số mol H2
Bước 3: Tính thể tích của H2

1mol

1mol

0,05 mol

0,05mol

V H 2 = 0,05.22,4 = 1,12lít

Bước 4: Trả lời

Có 1,12 lít H2 sinh ra
Dạng 4. Bài toán khối lượng chất còn dư
Ví dụ: Người ta cho 4,48 lít H 2 đi qua bột 24g CuO nung nóng. Tính khối lượng
chất rắn thu được sau phản ứng. Biết phản ứng sảy ra hoàn toàn ?
Giải
H2 + CuO → Cu + H2O

PTHH:
4,48

n H 2 = 22,4 =0,2 mol ;

24


n CuO = 80 =0,3 mol

Theo PTHH tỷ lệ phản ứng giữa H2 và CuO là 1: 1.
10


Vậy CuO dư : 0,3 - 0,2 = 0,1 mol

.

Số mol Cu được sinh ra là 0,2 mol
mCuO = 0,1 .80 = 8 g, mCu = 0,2.64 = 12,8 g
Vậy khối lượng chất rắn sau phản ứng là: 8 + 12,8 = 20,8 g
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Hoá học nói chung bài tập Hoá học nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc học tập Hoá học, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời
nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ sung thêm những phần
thiếu sót về lý thuyết và thực hành trong hoá học.
Trong quá trình giảng dạy Môn Hoá học tại trường THCS cũng gặp không ít khó
khăn trong việc giúp các em học sinh làm các dạng bài tập Hoá học, song với lòng
yêu nghề, sự tận tâm công việc cùng với một số kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và
sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Tôi đã luôn biết kết hợp giữa hai mặt: "Lý
luận dạy học Hoá học và thực tiễn đứng lớp của giáo viên". Chính vì vậy không
những từng bước làm cho đề tài hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết, mặt lý luận dạy
học mà làm cho nó có tác dụng trong thực tiễn dạy và học Hoá học ở trường THCS.
Đề tài này được tôi áp dụng trong dạy học tại trường THCS Nhi Sơn tôi thu được
một số kết quả như sau:
Số lượng học sinh hiểu bài thao tác thành thạo các dạng bài tập hoá học ngay tại
lớp chiếm tỷ lệ cao
- Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài. Phát huy

được tính tích cực của học sinh
- Dựa vào sự phân loại bài tập giáo viên có thể dạy nâng cao được nhiều đối
tượng học sinh.
Kết quả cụ thể như sau:
a) Chưa áp dụng giải pháp
Kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm
11


Thời gian
Đầu học kì I

Lớp

TS
HS

Kết quả áp dụng giải pháp
(lần 1)

Trung bình trở lên
Số lượng
Tỉ lệ (%)

9A

24

10


41,67%

9B

26

12

46,15%

Nhận xét: Đa số học sinh còn vướng mắc trong quá trình viết CTHH cho các
hợp chất, chưa vận dụng được cách giải bài toán hóa học tính theo PTHH.
b) Áp dụng giải pháp
Lần 1: Kiểm tra học kỳ I
Thời gian
Trong học kỳ 1

Kết quả áp dụng giải pháp
(lần 1)

Lớp

TS
HS

Trung bình trở lên
Số lượng

Tỉ lệ (%)


9A

24

16

66,67%

9B

26

18

69,23%

Nhận xét: Học sinh đã có tiến triển trong cách viết CTHH và có tiến bộ trong
phần giải bài tập hóa học.
Lần 2: Kiểm tra học kì II
Thời gian
Trong học kỳ II

Lớp

TS

Trung bình trở lên

HS
Số lượng


Tỉ lệ (%)

12


Kết quả áp dụng giải pháp

9A

24

21

87,5%

(lần 2)

9B

26

23

88,46%

Nhận xét: Học sinh nắm vững chắc các bước giải một bài toán hóa học tính theo
PTHH, biết dựa vào các bài toán đã biết cách giải trước đó, linh hoạt biến đổi và
vận dụng các công thức tính toán phù hợp và đã trình bày bài giải hợp lý hơn có hệ
thống và logic, chỉ còn một số ít học sinh quá yếu, kém chưa thực hiện tốt.

Học sinh tích cực tìm hiểu kĩ phương pháp giải, phân loại từng dạng toán, chủ
động lĩnh hội kiến thức, có kĩ năng giải nhanh các bài toán có dạng tương tự, đặt ra
nhiều vấn đề mới, nhiều bài toán mới.
PHẦN III. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
1.Kết luận :
Sau một năm trực tiếp giảng dạy rèn luyện kỹ năng giải bài tập tính theo phương
trình hóa học cho học sinh trường THCS Nhi Sơn, tôi nhận thấy có sự chuyển biến
tích cực trong chất lượng dạy học, trong các hoạt động của Thầy, hoạt động của trò,
sự nhận thức của trò có nhiều chuyển biến, người học chủ động tích cực hơn trong
việc lĩnh hội kiến thức. Chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt :
- Học sinh đã biết tìm hiểu đề bài và đưa ra được hướng giải các bài tập tính theo
phương trình hóa học. Phần nào hình thành được ở học sinh kỹ năng làm bài tập
tính theo phương trình hóa học.
- Học sinh đã nắm lại được những kiến thức cơ bản bộ môn. Củng cố và khắc sâu
những kiến thức đã học một cách có hệ thống.
2.Đề xuất
Qua sáng kiến kinh nghiệm này để nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh
ở những vùng sâu – vùng xa bản thân tôi có những đề xuất sau:

13


- Giáo viên cùng bộ môn giành thời gian để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau, luôn luôn nắm bắt tình hình thực tế học sinh để cùng nhau thảo luận thống
nhất đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhằm nâng
cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học để học sinh
nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học sinh có thái độ học tập đúng
đắn.

Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong
được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của các đồng nghiệp để bản
thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như SKKN này có tác dụng cao
trong việc dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mường Lát, ngày 22 tháng 4 năm 2014
CAM KẾT KHÔNG COPY

Quang Thị Hợi

MỤC LỤC
STT
I
Đặt vấn đề

NỘI DUNG

TRANG
1

14


I.1
I.2
II
II.1

II.2
II.3
II.4
III
III.1
III.2

Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm
Giải quyết vấn đề
Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận – Đề xuất
Kết luận
Đề xuất

1-2
2
2
2-3
3
4-10
10-12
13 - 14
13
13 - 14

NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 8- 9 của Nguyễn Đình Độ, NXB
Đà Nẵng
2, 250 bài toán Hoá học chọn lọc- PGS Đào Hữu Vinh - NXB Giáo dục.

15


3, Bài tập Hoá học nâng cao 8 - 9 - PGS - TS Lê Xuân Trọng - NXBGD
4, Hình thành kỹ năng giải bài tập Hoá học - Cao Thị Tặng
5, Câu hỏi và bài tập Hoá học trắc nghiệm 8 - Ngô Ngọc An
6, Bài tập chọn lọc Hoá học-8 - Đỗ Thị Lâm
7, Rèn luyện kỹ năng giải toán Hoá học - 8 Ngô Ngọc An.
8, Bài tập nâng cao Hoá học - 8 .Nguyễn Xuân Trường
9, Ôn tập Hoá học - 8 - Đỗ Tất Hiển
10, Sách bài tập Hoá học 8 - Lê Xuân Trọng

16



×