Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình ở trường thcs nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường thcs bàu năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.11 KB, 30 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
Rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình ở trường thcs nhằm
nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường thcs bàu năng
Người thực hiện: Trần Thị Kim Phụng
Lương Thị Mai Linh
Đơn vị công tác: Trường THCS Bàu Năng
1. Lí do chọn đề tài:
- Rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình cho HS nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy, đồng thời phát hiện được năng khiếu của HS. Qua đó đạt
được mục đích giáo dục âm nhạc
2. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu:
- Học sinh trường THSC Bàu Năng
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, dự giờ rút kinh nghiệm, so sánh kết quả,
kiểm tra, đánh giá, thực nghiệm sư phạm…
3. Đề tài đưa ra kinh nghiệm mới:
- Đưa ra một số kinh nghiệm, phương pháp, quy trình để thực hiện, rèn kĩ năng
thể hiện các bài hát hành khúc, trữ tình ở trường THCS theo tinh thần đổi mới môn
học và thực hiện đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
4. Hiệu quả áp dụng:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Học sinh yêu thích và hứng thú đối với môn học này.
- Tiết học nhẹ nhàng, sinh động và đạt chất lượng giảng dạy.
5. Phạm vi áp dụng:
- Áp dụng cho tất cả các khối lớp ở trường THCS Bàu Năng và tất cả học sinh
THCS huyện Dương Minh Châu đối với việc dạy học bộ môn Âm nhạc.

Bàu Năng, ngày tháng năm
2011
Người thực hiện


Trần Thị Kim Phụng
Lương Thị Mai Linh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có
những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung và cả phương pháp về giáo dục. Một
trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học ở trường bậc
THCS. Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn
nói riêng, việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh
việc bồi dưỡng những kiến thức về chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học
sinh là hết sức cần thiết. Bởi vì phương pháp giáo dục hiện nay phải phát huy hết
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Cũng như các môn học khác, bộ
môn Âm nhạc ở trường THCS sẽ đem đến cho các em những lời ca, tiếng hát,
những giai điệu mượt mà để giúp học sinh cảm nhận được những khoái cảm thẩm

Như chúng ta đã biết âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được
trong đời sống của mỗi con người. Vì lẽ đó môn học Âm nhạc đã được ngành giáo
dục đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường THCS. Âm nhạc là môn học
chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẫm mĩ cho học sinh. Cái đẹp trong nghệ
thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình
tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ lam rung động lòng người, hướng
con người tới Chân – Thiện – Mĩ
Trong dạy học âm nhạc, muốn có hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cao, việc rèn
luyện kĩ năng thể hiện bài hát sẽ góp phần đem lại cho học sinh những cảm xúc âm
nhạc mới mẻ, hình thành thị hiếu âm nhạc đúng đắn, lành mạnh. Tuy nhiên người
ta thường căn cứ vào nội dung âm nhạc hoặc hình thức trình diễn một bài hát, có
khi căn cứ vào môi trường và hoàn cảnh sử dụng để phân chia thể loại bài hát. Có
một số thể loại bài hát như: hát ru, hành khúc, bài hát lao động, bài hát sinh hoạt

vui chơi, bài hát trữ tình-tình ca, bài hát nghi lễ-nghi thức… Tùy vào tính chất và
thể loại của từng bài hát mà chúng ta có thể rèn luyện cho học sinh những kĩ năng
cần thiết để các em có thể hát đúng giai điệu lời ca, tiết tấu bài hát, biết cách lấy
hơi, nhã chữ, hát rõ lời và hát có diễn cảm, học sinh có khả năng trình bày bài hát
theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca và hát kết hợp với gõ đệm, đánh nhịp …
để thực hiện đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ giáo dục vừa ban hành.
Xuất phát từ những yêu cầu và điều kiện thực tế nói trên mà chúng tôi đã
chọn cho mình đề tài: “Rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình ở
trường THCS”.
2. Mục đích đề tài:
Từ nhận thức trên chúng tôi đã nghiên cứu, lựa chọn phương pháp thích hợp
trong việc phát triển kĩ năng cho học sinh, giúp các em có những kĩ năng để học tập
tốt bộ môn Âm nhạc (phân môn học hát ) rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành
khúc, trữ tình ở trường THCS. Qua đó phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo,
vận dụng những kĩ năng vào thực tiễn (trong các bài hát trong chương trình học
hoặc trong các buổi biểu diễn ở lớp, trường, trong các hội diễn văn nghệ…). Từ đó
các em yêu thích bộ môn và chất lượng ngày càng được nâng cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát
hành khúc, trữ tình ở trường THCS” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng
thời phát hiện được năng khiếu của HS và tạo được hứng thú cho học sinh khi học
hát.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Nghiên cứu đề tài.
Khi làm đề tài này tôi đã đọc qua các tài liệu có liên quan, giúp tôi có cơ sở
lí luận để phân tích các tài liệu, các dữ kiện có liên quan về việc hướng dẫn học
sinh rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình
4.2. Điều tra.
Dự giờ: Thông qua các tiết dự giờ, để tìm hiểu giáo viên hướng dẫn học

sinh các bài hát thuộc thể loại hành khúc, trữ tình xem tiết học có đạt hiệu quả
không, học sinh có hứng thú khi học hát các bài hát này như thế nào? Từ đó rút ra
kinh nghiệm cho bản thân.
Thực nghiệm: Thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả
của học sinh ở các thời điển trong năm học đã giúp cho chúng tôi có nhận xét phù
hợp khi thực hiện đề tài này.
Kiểm tra đối chiếu so sánh:
. Kiểm tra điều chỉnh, bổ sung.
. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện, so sánh kết quả khi chưa áp dụng
giải pháp và khi áp dụng giải pháp.
5. Giả thiết khoa học:
Bộ môn Âm nhạc là bộ môn mang tính nghệ thuật, vì vậy khi học hát học
sinh phải được nghe, nhìn, cảm nhận và thực hành. Để thực hiện tốt những kĩ năng
thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình đòi hỏi học sinh phải có thời gian rèn luyện,
luyện tập theo các quy trình, phải biết cách lấy hơi, nhã chữ…Nhưng hiện nay học
sinh ở trường THCS Bàu Năng chưa thể hiện chính xác các thể loại bài hát hành
khúc, trữ tình điều này có thể là:
. Học sinh chưa nắm được bài hát đó thuộc thể loại nào.
. Học sinh chưa biết cách trình bày từng thể loại bài hát.
. Học sinh chưa tích cực, hứng thú trong học tập.


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Các văn bản chỉ đạo:
Nghị quyết TW 4 – khóa VII (1-1993) đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học”.
Nghị quyết TW 2 – khóa VIII nhận định: “Phương pháp giáo dục và đào
tạo chưa đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học”.
Nghị quyết TW 2 – khóa VIII (12-1996) khẳng định: “ Phải đổi mới

phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy, sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên
tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định
số16/2006 – QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của bộ trưởng Bộ Giáo Dục và đào tạo
cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, khả năng hợp tác, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đem lại niềm vui, hứng thú học tập và trách
nhiệm học tập cho học sinh”.
1.2. Các quan niệm khác về giáo dục:
Rèn luyện: Là quá trình luyện tập lâu dài, được lập đi lập lại đều đặn
Kĩ năng: Là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một
lĩnh vực nào đó để vận dụng vào thực tiễn.
Rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát: Để hình thành và phát triển năng lực
cảm thụ âm nhạc của học sinh, góp phần đem lại cho học sinh những cảm xúc âm
nhạc mới mẻ, hình thành thị hiếu âm nhạc đúng đắn, lành mạnh. Bên cạnh đó khích
lệ học sinh hăng hái tham gia các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần
phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu từ
đó chất lượng ngày càng được nâng cao.
Để rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình ở trường trung học
cơ sở thì người giáo viên phải dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách
thức truyền đạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh ở từng trường, từng lớp cụ
thể nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
. Hình thức trình bày bài hát.
. Sử dụng cách hát như thế nào.
. Kĩ năng thể hiện bài hát.
. Kết hợp hoạt động khi trình bày bài hát.
2. Cơ sở thực tiễn:

2.1 Thực trạng của vấn đề:
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp chúng tôi
nhận thấy giáo viên âm nhạc luôn có ý thức về yêu cầu giáo dục thẩm mĩ cho học
sinh qua môn học của mình, nhưng những cố gắng của giáo viên chưa đạt hiệu quả
cao vì chưa có sự kết hợp đồng bộ của học sinh. Học hát là một quá trình học tập và
rèn luyện lâu dài, đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng cần thiết khi học hát để
nghe và cảm thụ Âm nhạc, do đó người giáo viên sẽ có những suy nghĩ để cải tiến,
sáng tạo làm cho giờ học thêm sinh động, sôi nổi và hào hứng, đồng thời mang đến
cho học sinh những cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ âm nhạc thực sự, nhưng hiện nay ở
trường Trung học cơ sở Bàu Năng các em học bộ môn Âm nhạc trong phân môn
học hát chưa thật sự sinh động, hấp dẫn còn nhàm chán nên kết quả học tập của các
em chưa cao vì các em chưa nắm bắt cách trình bày bài hát nên chưa gây được sự
hứng thú của các em.
Do những thực trạng trên nên chất lượng học sinh yếu qua khảo sát đầu năm
học 2010 – 2011 như sau:
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2010-2011
TS Giỏi Khá TB Trên
TB
Tỉ lệ
%
Yếu Kém Dưới
TB
Tỉ lệ
%
6A2 35 6 12 14 32 91,4 3 3 8,6
7A4 39 7 15 15 37 94,9 2 2 5,1
8A5 32 6 10 14 30 93,8 2 2 6,2
9A1 33 5 8 17 30 91 3 3 7
TC 139 24 45 60 131 94,2 8 8 5,8
2.2 Sự cần thiết của đề tài:

Cứ tiếp tục tình trạng trên, thì tiết học phân môn học hát sẽ làm cho HS dễ
chán, HS thụ động, chưa phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo và hoạt động tích
cực vì thế thông qua việc rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình ở
trường THCS sẽ giúp học có hứng thú trong học tập, bên cạnh đó các em sẽ vận
dụng những kĩ năng đó vào trong các hoạt động văn nghệ của lớp, trường, trong các
buổi ngoại khóa, những buổi lễ, chào cờ, trong sinh hoạt đội, hoặc đi tham quan,
cắm trại… các em sẽ có đủ sự tự tin và bản lĩnh hòa nhập vào thế giới ca hát hồn
nhiên của tuổi học trò.
3. Nội dung của vấn đề:
3.1 Vấn đề đặt ra khi thực hiện đề tài:
Thực tế cho thấy việc dạy học ở trường Trung học cơ sở trong những năm
qua môn Âm nhạc là môn học rất thích thú đối với học sinh. Thế nhưng làm cách
nào để rèn luyện kĩ năng cho học sinh thể hiện đúng tính chất, thể loại của bài hát
quả là điều không đơn giản. Như chúng ta đã biết trong âm nhạc muốn phân chia
thể loại bài hát (hoặc thể loại âm nhạc), người ta căn cứ vào nội dung âm nhạc hoặc
hình thức trình diễn, hoặc có khi lại căn cứ vào môi trường và hoàn cảnh sử dụng
bài hát. Có nhiều thể loại bài hát nên việc rèn luyện một số kĩ năng đơn giản về
cách thể hiện các thể loại của bài hát là điều hết sức cần thiết. Từ những nhận thức
trên nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ
tình, trong việc giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở.
Để thành công trong việc hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng thể hiện bài hát
hành khúc, trữ tình trong trường THCS giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nắm
được:
. Bài hát mà học sinh trình bày thuộc thể loại nào?
. Khi trình bày bài hát hành khúc hoặc trữ tình thì các em cần thực hiện
những yêu cầu nào?
3.2 Giải pháp thực hiện:
Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật. Vì vậy khi muốn đánh giá về
năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy của giáo viên, không chỉ căn cứ vào việc
truyền thụ kiến thức, kĩ năng đơn thuần của giáo viên mà điều quan trọng hơn là

phải xét sự tác động vào cảm xúc, tình cảm và tâm hồn của học sinh sau mỗi bài
học, tiết học. Muốn vậy người giáo viên phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy
từng phân môn của môn học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Bổ
sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức
truyền đạt sao cho phù hợp với đối tượng học sinh ở từng trường, từng lớp cụ thể.

3.2.1 Khi thực hiện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình thì học
sinh phải nắm được bài hát thuộc thể loại nào và có cấu trúc như thế nào? Các
bài hát nào trong chương trình thuộc thể loại hành khúc, trữ tình?
Đối với thể loại bài hát hành khúc:
Về đặc điểm của các bài hành khúc các em biết được, bài hát hành khúc
thường có cấu trúc vuông vắn, rõ ràng, mạch lạc, thường sử dụng trường độ nốt
móc đơn chấm dôi đi liền với nốt móc kép, tốc độ dao động khoảng từ 100 đến 120
phách/ phút. Bài hành khúc thường viết ở nhịp 2/4 hoặc 4/4 (có cả hành khúc nhịp
6/8). Trong âm nhạc chuyên nghiệp còn có hành khúc tang lễ (tốc độ chậm), hành
khúc mang tính bay lượn (tốc độ nhanh)… Nói tóm lại ca khúc thiếu nhi mang tính
chất (hoặc thể loại) hành khúc là bài hát có nhịp điệu khỏe, lời ca có tính chất kêu
gọi, thôi thúc, tiết tấu phù hợp cho đoàn người đi đều bước.
Qua cấu trúc và đặc điểm trên các em sẽ biết được các bài hát thuộc
thể loại hành khúc đó là:
Ở lớp 6:
. Bài Tiếng chuông và ngọn cờ (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
. Bài Hành khúc tới trường (Nhạc: Pháp, Lời việt: Phan Trần Bảng- Lê Minh
Châu)
Ở lớp 7:
. Bài Chúng em cần hòa bình (Nhạc và lời: Hoàng Long- Hoàng Lân)
Ở lớp 9:
. Bài Nối vòng tay lớn (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn)
Đối với thể loại bài hát trữ tình:
Các em sẽ nắm được những ca khúc thiếu nhi mang tính chất (hoặc thuộc

thể loại) trữ tình được hiểu là bài hát giàu tình cảm, có giai điệu nhẹ nhàng, mượt
mà, êm ái, nội dung thể hiện tình yêu đất nước, tình yêu con người …
Qua những tính chất trên thì các em sẽ nhận biết bài hát thuộc thể loại trữ
tình đó là các bài hát:
Ở lớp 6:
. Bài Niềm vui của em ( Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng )
. Bài Ngày đầu tiên đi học (Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện; Lời: Thơ Viễn
Phương)
Ở lớp 7:
. Bài Mái trường mến yêu (Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng)
. Bài Khúc ca bốn mùa (Nhạc và lời: Nguyễn Hải)
Ở lớp 8:
. Bài Khát vọng mùa xuân (Nhạc: Mô-da; Phỏng dịch lời việt: Tô Hải)
3.2.2 Khi trình bày bài hát hành khúc, trữ tình thì các em cần thực hiện
những yêu cầu nào?
Khi trình bày một bài hát thuộc thể loại hành khúc, trữ tình thì các em phải
ghi nhớ các yêu cầu sau:
+ Hình thức trình bày bài hát.
+ Sử dụng cách hát.
+ Kĩ năng thể hiện bài hát.
+ Kết hợp những hoạt động khi trình bày bài hát.

3.2.2.1 Hình thức trình bày bài hát:
Đối với bài hát hành khúc:
Không nên trình bày bài hành khúc với hình thức đơn ca, song ca hoặc
tam ca. Nên trình bày bằng hình thức tốp ca hoặc đồng ca vì hình thức này dễ thể
hiện tính hành khúc: nhịp điệu khỏe, lời ca có tính kêu gọi, thôi thúc, tiết tấu phù
hợp cho đoàn người đi đều bước.
VD: Bài Hành khúc tới trường ( lớp 6)
Trong tiết ôn tập bài hát, khi cho học sinh trình bày bài hát nên cho

học sinh hát theo nhóm, hoặc theo tổ để thể hiện sự khỏe mạnh của bài hát, hát theo
nhịp đi.
Đối với bài hát trữ tình:
Bài hát trữ tình thường phù hợp với hình thức trình bày đơn ca, song
ca, tam ca, tốp ca. Tính chất nhẹ nhàng, lắng đọng của bài hát trữ tình không thích
hợp với hình thức đồng ca.
VD: Bài Khát vọng mùa xuân (lớp 8) khi trình bày bài hát nên cho học
sinh trình bày theo hình thức đơn ca, song ca vì như thế mới thể hiện được tính chất
mềm mại, nhẹ nhàng của bài hát.
Ngoài ra trong âm nhạc chuyên nghiệp, người ta vẫn có thể dùng dàn
đồng ca hoặc hợp xướng trình bày bài hát trữ tình bởi vì người biểu diễn và người
dàn dựng đều có những kĩ năng âm nhạc rất khéo léo, tinh tế
3.2.2.2 Sử dụng các cách hát:
Đối với bài hát hành khúc:
Bài hành khúc trong chương trình âm nhạc ở trường Trung học cơ sở
thường viết ở hình thức hai đoạn đơn. (Tiếng chuông và ngọn cờ, Chúng em cần
hòa bình, Nối vòng tay lớn) hai đoạn có tính chất âm nhạc tương phản, vì vậy có
thể sử dụng một số cách hát để tạo nên sự tương phản.
Bài hành khúc có thể sử dụng cách hát: hòa giọng, lĩnh xướng, nối tiếp,
đối đáp, hát bè, hát đuổi.
VD: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ sử dụng cách hát đối đáp, lĩnh xướng, hòa
giọng.
Hát lời 1: Hát đối đáp và hòa giọng
+ Nhóm 1: “Trái đất thân yêu . . . giữa trời sao”.
+ Nhóm 2: “Trái đất chính là . . . gia đình của ta” .
+ Nhóm 1 và nhóm 2 hát hòa giọng: “Boong bính boong . . . lá cờ hòa
bình” .
Hát lời 2: Hát lĩnh xướng và hòa giọng
+ Lĩnh xướng 1: “Thế giới quanh em . . . Trái đất đẹp xinh”.
+ Lĩnh xướng 2: “Thế giới muốn hòa bình . . . chung niềm tin”.

+ Tất cả hòa giọng: “ Boong bính boong . . . lá cờ của ta” (tiếng “cờ” và
“của” ngân dài 2 phách ).
VD: Bài Hành khúc tới trường sử dụng cách hát nối tiếp, hát đuổi.

Hát lần 1: Hát nối tiếp.
+ Nhóm 1: “Mặt trời . . . chân trời xa”.
+ Nhóm 2: “Rộn ràng . . . tiếng ca”.
+ Nhóm 3: “Non sông . . .quê hương”.
+ Nhóm 4: “Vui như chim . . . mái trường”.
Hát lần 2: Hát đuổi:
Nhóm 1 và 2 hát trước, nhóm 3 và 4 hát đuổi ( vào chậm hơn 4 nhịp ).
Kết: Nhóm 1 và 2 hát câu “ La la” hai lần, nhóm 3 và 4 hát câu “ La la”
một lần để cùng kết thúc bài hát.
VD: Bài hát Chúng em cần hòa bình sử dụng cách hát lĩnh xướng và hòa
giọng.
Hát lời 1:
+ Lĩnh xướng: “Để loài người…….yêu thương”
+ Hòa giọng: “Chúng em cần …… hành tinh”
Hát lời 2:
+ Lĩnh xướng: “Một nụ cười…….mơ ước”
+ Hòa giọng: “Chúng em cần …… hành tinh”
Đối với bài hát trữ tình:
Tương tự như bài hát hành khúc, bài hát trữ tình trong chương trình âm
nhạc Trung học cơ sở có thể sử dụng nhiều cách hát: hòa giọng, lĩnh xướng, nối
tiếp, đối đáp, hát bè, hát đuổi.
VD: Bài Niềm vui của em sử dụng cách hát nối tiếp và hòa giọng.


Hát lần 1: Hát nối tiếp và hòa giọng
+ Đơn ca 1: “Khi ông mặt trời . . . .hòa vang tiếng hát”.

+ Đơn ca 2: “Hạt sương long lanh ……. Hé môi cười”.
+ Song ca: “Đưa em vào đời đẹp những……những ước mơ”
+ Đơn ca 1: “Khi ông mặt trời đi ngủ . . . rộn vang tiếng hát”.
+ Đơn ca 2: “Niềm tin bao la . . . trong sánh một màu”.
+ Song ca: “Ơi con gà rừng……….vui đong đầy”
Hát lần 2: Giống như lần 1
Kết (cả hai cùng hòa giọng nhắc lại thêm một lần ): “Ơi con gà rừng . .
.đong đầy”.
VD: Bài Ngày đầu tiên đi học sử dụng cách hát đối đáp, hòa giọng.
Hát lần 1: Hát đối đáp
+ Đơn ca 1: “Ngày đầu tiên đi học . . . dỗ dành yêu thương”.
+ Đơn ca 2: “ Ngày đầu tiên đi học . . .sao thiết tha”.
+ Đơn ca 1: “Ngày đầu như thế đó . . . là cô tiên”.
+ Đơn ca 2: “Em bây giời khôn lớn . . . cùng vỗ về”.
Hát lần 2: Hát đối đáp, hòa giọng.
+ Đơn ca 1 : “Ngày đầu tiên đi học . . .dỗ dành yêu thương”.
+ Đơn ca 2: “Ngày đầu tiên . . . sao thiết tha”.
+ Song ca: “Ngày đầu như thế đó cô giáo như mẹ hiền”
+ Đơn ca 1: “Em bây giờ cứ ngỡ cô giáo là cô tiên”.
+ Đơn ca 2: “Em bây giờ khôn lớn bỗng nhớ về ngày xưa”.
+ Song ca: “Ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng vỗ về”.
Kết ( cả hai cùng hòa giọng nhắc lại thêm một lần ): “ Ngày đầu tiên đi học,
mẹ cô cùng vỗ về”.
VD: Bài Mái trường mến yêu sử dụng cách hát lĩnh xướng, đối đáp, hòa
giọng
Hát lần 1:
+ Lĩnh xướng: “Ơi hàng cây…………thiết tha”
+ Song ca: “Khi bình minh………….dịu êm”
+ Tốp ca (4-5 HS): “Như thời gian…… tương lai sáng ngời”
Hát lần 2:

+ Nhóm 1: “Ơi hàng cây…….như nói”
+ Nhóm 2: “Vì hạnh phúc… thiết tha”
+ Nhóm 1: “Khi bình minh…………trên lá”
+ Nhóm 2: “Thầy bước đến ……dịu êm”
+ Tất cả hòa giọng: “Như thời gian……tương lai sáng ngời”
Kết bài ( tất cả hát nhắc lại 1 lần ) “Để dựng xây quê hương tương lai sáng
ngời” (hát chậm dần )
VD: Bài Khát vọng mùa xuân sử dụng cách hát nối tiếp , đối đáp, hòa giọng
Hát lời 1:
+ Đơn ca 1: “Này mùa xuân… cây rừng”
+ Đơn ca 2: “Trở về …… Tưng bừng”
+ Đơn ca 3: “Khao khát… đẹp xinh”
+ Đơn ca 4: “Này thời gian… mong chờ”
Hát lời 2:
+ Song ca 1 ( Đơn ca 1 và đơn ca 2 ): “Dù rằng….đang rơi”
+ Song ca 2 ( Đơn ca 3 và đơn ca 4 ): “Cuộc đời….êm đềm”
+ Tốp ca ( hòa giọng ): “Ta muốn…….bao tình”
3.2.2.3 Kĩ năng thể hiện bài hát:
Đối với bài hát hành khúc:
- Học sinh cần hát rõ lời, gọn tiếng ( hát nẩy ), đây là bước rất quan trọng
khi học sinh trình bày một bài hát. Giáo viên nên nhắc nhở học sinh thường xuyên,
vì thực tế giảng dạy chúng ta thường thấy học sinh hát không rõ lời chữ này dính
liền với với chữ kia.
- Lấy hơi ở đầu câu hát.
- Thể hiện rõ phách mạnh.
- Thể hiện nhịp điệu khỏe mạnh, thôi thúc.
- Thể hiện tính chất âm nhạc, sắc thái của bài hát
VD: Bài Nối vòng tay lớn Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn

Câu hát trong đoạn 1, 1’: “Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà, gặp nhau

mừng như bão cát quay cuồng” có những chổ đảo phách học sinh thể hiện không rõ
phách, vì vậy giáo viên cần cho học sinh thể hiện rõ từng phách, hát gọn tiếng,
không ngân dài, thể hiện rõ móc đơn chấm dôi, đảo phách và những chỗ luyến chữ.
Đoạn 2 viết giọng Mi thứ hòa thanh. (Bậc VII tăng lên nửa cung là nốt Rê chữ
“Ngày”).
VD: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời: Phạm Tuyên
.Yêu cầu học sinh cần hát rõ lời, gọn tiếng. Trước khi hát giáo viên cho học
sinh đọc rõ lời từng câu một, thường khi dạy chúng ta thấy học sinh hát không gọn
tiếng, chữ này đi liền với chữ kia. Bài hát này tiết tấu nhanh đa số là móc đơn.
. Nhắc nhở học sinh lấy hơi ở đấu câu hát như: Lời 1 (trái, một, trái, và, boong,
trong, boong, hãy) hoặc giáo viên đánh dấu kí hiệu vào bảng nhạc để học sinh lấy
hơi
. Khi hát bài này cần cho học sinh hát thể hiện rõ phách mạnh, hát nhấn vào
các chữ ở phách mạnh như:
Lời 1: Trái đất thân yêu lòng chúng em xiết bao tự hào
Một quả cầu đẹp tươi lung linh giữa trời sao
Trái đất chính là nhà và bao gắn bó thiết tha
Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta
Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi
Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời
Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân
Hãy phất cao lên lá cờ hòa bình.
Lời 2: Thế giới quanh em bừng sáng lên mỗi sớm bình minh
Bàn tay em điểm tô cho trái đất đẹp xinh
Thế giới muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh
Cùng hòa chung tiếng hát chúng em có chung niềm tin
Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi
Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời
Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân
Hãy phất cao lên lá cờ của ta.

. Cho học sinh thể hiện sự tính chất âm nhạc khỏe mạnh của bài hát, hát theo
nhịp đi.
VD: Bài Chúng em cần hòa bình Nhạc và lời Hoàng Long- Hoàng Lân

Bài hát này cần cho học sinh lưu ý ở chổ nghịch phách, phách mạnh ngưng
nghỉ
. Hướng dẫn học sinh đọc rõ lời ca (Đọc từng chữ một theo tiết tấu lời
ca)
. Lấy hơi ở đầu câu hát như: (Để, để, để, bạn, chúng,chúng, trên, đấu,
đấu)
. Thể hiện được tính chất âm nhạc mạnh mẽ, khỏe khoắn, tự tin…
Đối với bài hát trữ tình:
- Học sinh hát rõ lời.
- Thể hiện tính chất mượt mà, êm ái, nhẹ nhàng.
- Chủ yếu là kĩ thuật hát liền tiếng (legato)
- Lấy hơi ở đầu câu hát.
- Thể hiện rõ phách mạnh.
- Thể hiện tính chất âm nhạc, sắc thái của bài hát.
VD: Bài hát Khúc ca bốn mùa nhạc và lời: Nguyễn Hải

. Khi hát những bài hát thuộc thể loại trữ tình có tính chất vừa phải thì các em
hát theo thói quen chữ này kéo dài đến chữ kia, không gọn tiếng vì thế khi hướng
dẫn bài hát này giáo viên nên nhắc nhở học sinh và cho các em lưu ý ở nhưng chổ
ngân dài một phách rưỡi hoặc những chổ ngân dài 3 phách như: “cây lúa trổ bông”
“Cây vườn thêm xanh” “mưa về dịu lại” “nắng về sưởi ấm” “bốn mùa”…
. Cho học sinh chú ý khi hát cần lấy hơi ở đầu câu hát như: Hạt nắng, hạt mưa…
(Nếu học sinh có hơi ngắn thì giáo viên có thể hướng dẫn các em lấy hơi ở giữa câu
hát như ở câu 1 các em có thể lấy hơi 2 lần).
. Khi hát bài hát này học sinh cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại của
bài hát và thể hiện được phách mạnh của bài hát.

VD: Bài Khát vọng mùa xuân Nhạc Mô-da. Phỏng dịch lời việt: Tô Hải.

KHÁT VỌNG MÙA XUÂN
Giai điệu bài hát thể hiện nhịp nhàng, vui vẽ. Cuối mỗi câu ngân và nghỉ năm
phách, trong bài hát sử dụng dấu luyến và dấu nối rất nhiều, dấu hóa bất thường ở ô
nhịp thứ 9 chữ “Mùa” ô nhịp thứ 11 chữ “Đẹp”. Đặc biệt trong bài hát có kí hiệu
mới, đó là dấu luyến ở ô nhịp thứ 10. Với kí hiệu này, lời 1 không hát luyến chữ
“Vui lại”, còn lời 2 có hát luyến chữ “Niên”. Khi giảng dạy giáo viên phải thường
xuyên nhắc nhở học sinh, vì thực tế giảng dạy chúng ta thường thấy học sinh hát
ngân dài không đủ phách, thể hiện chưa rõ phách mạnh, không hát luyến và thể
hiện chưa đúng cao độ chữ có dấu hóa bất thường.
3.2.2.3 Kết hợp hoạt động khi trình bày bài hát:
Đối với bài hát hành khúc:
Hát kết hợp gõ đệm: Chủ yếu là gõ đệm theo phách hoặc theo nhịp, không
nên gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Có thể sử dụng cách gõ đệm với hai hoặc nhiều âm
sắc.
VD: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ có thể gõ đệm với nhiều âm sắc.
Đoạn 1: Hát kết hợp gõ theo phách với 1 âm sắc.
Đoạn 2: Hát kết hợp gõ theo phách với nhiều âm sắc.
Kết hợp vận động theo nhạc: Có thể đứng hát kết hợp nhún chân đều đặn
theo nhịp hoặc kết hợp động tác minh họa mạnh mẽ .
Đối với bài hát trữ tình:
Hát kết hợp gõ đệm: Có thể sử dụng cách gõ đệm theo phách, theo
nhịp, theo nhịp phân đôi (gõ phách mạnh và phách mạnh vừa của nhịp 4/4, nhịp
6/8) hoặc gõ đệm với hai âm sắc. Khi gõ đệm cần lưu ý gõ nhịp nhàng hoặc sắp xếp
số lượng học sinh hát nhiều hơn số lượng học sinh gõ đệm, để tiếng gõ không át
tiếng hát. Hạn chế gõ đệm theo tiết tấu lời ca vì sẽ phá vỡ tính chất nhẹ nhàng của
bài hát.
Hát kết hợp vận động theo nhạc: bài hát trữ tình thường phù hợp với các
động tác múa nhẹ nhàng, duyên dáng.

4. Kết quả so sánh:
Đây là bảng thống kê khảo sát chất lượng đầu năm học: 2010- 2011
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2010-2011
TS Giỏi Khá TB Trên
TB
Tỉ lệ
%
Yếu Kém Dưới
TB
Tỉ lệ
%
6A2 35 6 12 14 32 91,4 3 3 8,6
7A4 39 7 15 15 37 94,9 2 2 5,1
8A5 32 6 10 14 30 93,8 2 2 6,2
9A1 33 5 8 17 30 91 3 3 7
TC 139 24 45 60 131 94,2 8 8 5,8
Đề tài đã được định hướng ngay từ đầu năm học 2010-2011 nên việc hướng
dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ tình vào các tiết dạy
phân môn học hát trong thời gian qua đã giúp HS tự mình khám phá hết cái hay,
cái đẹp trong cuộc sống và từ đó năng khiếu của các em cũng dần phát triển. Theo
cách học đó thì học sinh tự mình rèn luyện những kĩ năng áp dụng vào thực tế, qua
đó thực sự kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, vì thế chất lượng
học tập của học sinh cũng được tăng lên qua mỗi thời điểm.
ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN HỌC KÌ I năm học 2010-2011
TS Giỏi Khá TB Trên
TB
Tỉ lệ
%
Yếu Kém Dưới
TB

Tỉ lệ
%
6A2 35 11 14 10 35 100
7A4 39 14 12 13 39 100
8A5 32 10 13 9 32 100
9A1 33 8 11 14 33 100
TC 139 43 50 46 139 100
Qua bảng thống kê ta thấy rằng:
- Về chất lượng: HS ngày càng có tiến bộ, HS khá giỏi ngày càng tăng.
Không có học sinh yếu.
- Về HS: Giúp HS đạt mục tiêu bài học theo đúng chuẩn kiến thức- kĩ năng,
hát đúng giai điệu bài hát, cảm nhận được cái hay cái đẹp qua bài hát, qua đó phát
huy hết tính sáng tạo, năng khiếu của mình. Hăng hái tham thích học tập bộ môn,
tiến bộ trong học tập. Học sinh tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, chân thành
trong học tập. Giúp học sinh biết tự học và biết cách hợp tác trong học tập.
- Về giáo viên: Tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, không đơn điệu nhàm chán,
chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao.
III. KẾT LUẬN
1 . Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình áp dụng việc rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc,
trữ tình cho học sinh, tôi mhận thấy rằng để dạy tốt bộ môn Âm nhạc phân môn học
hát nói riêng và bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở nói chung, người giáo
viên cần có sự nghiên cứu, sáng tạo ở từng bài học, tiết học, tổ chức các hoạt động
cho học sinh phát huy tính tích cực nhằm giúp cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ
năng theo mục tiêu qui định, đồng thời tác động vào tình cảm đem lại niềm vui,
hứng thú cho học sinh, hướng tới việc học tập chủ động, loại bỏ thói quen học tập
thụ động. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng cần phải căn cứ vào những yêu cầu
sau:
+ Căn cứ vào đối tượng học sinh, trình độ, khả năng tiếp thu của học sinh.
+ Căn cứ theo mục tiêu bài học, mục đích học tập của từng bài nhằm truyền thụ

kiến thức hay luyện tập hình thành kĩ năng vận dụng.
+ Phụ thuộc vào phương tiện dạy học vào tình hình cụ thể của từng lớp học.
Qua kết quả học tập của học sinh, giáo viên nắm được tín hiệu phản hồi để
xem xét lại tiến trình và phương pháp giảng dạy của mình để kịp thời điều chỉnh
phù hợp.
2. Hướng phổ biến đề tài:
Qua thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng thể hiện bài hát hành khúc, trữ
tình ở trường THCS” chúng tôi nhận thấy có hiệu quả là phát huy được tính tích
cực, tự giác và ham thích môn học này, từ đó chất lượng ngày càng được nâng cao.
Phong trào ca hát trong trường phát triển mạnh Tôi sẽ phổ biến kinh này cho đồng
nghiệp trong trường và đơn vị bạn.
3. Hướng nghiên cứu tiếp:
Bằng những lí luận và giải pháp cụ thể của đề tài. Bản thân chúng tôi đã
vận dụng có hiệu quả vào việc dạy trong phân môn học hát bộ môn Âm nhạc.
Chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu tiếp các phương pháp dạy các phân môn khác
trong bộ môn Âm nhạc.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, Hội đồng nghiên cứu khoa
học nhà trường, phòng giáo dục huyện Dương Minh Châu đã giúp chúng tôi hoàn
thành nghiên cứu đề tài này.

×