VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN QUỐC TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài
Nghiên cứu mức độ hài lòng trong công việc của sinh viên
Chương trình Cử nhân Quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốc
Dân sau khi ra trường
Giáo viên hướng dẫn
Nhóm nghiên cứu
Thạc sĩ Trịnh Thị Thu Giang
Nguyễn Hoàng Nam – sinh viên K53
Vũ Đình Huy – sinh viên K53
Nguyễn Huy Khôi – sinh viên K53
Nguyễn Nguyễn Vĩnh Trường – sinh viên K53
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Ban lãnh đạo
Viện Đào tạo Quốc tế vì đã tổ chức một hoạt động bổ ích và có ý nghĩa cho sinh
viên nói chung cũng như các thành viên trong nhóm nghiên cứu nói riêng. Ngoài
ra, nhóm nghiên cứu cũng xin dành những lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trịnh Thị
Thu Giang, Trưởng ban Đại học của Viện Đào tạo Quốc tế vì sự giúp đỡ, hướng
dẫn kĩ lưỡng và sát sao cho nhóm nghiên cứu. Và xin cảm ơn các anh chị cựu sinh
viên vì những đóng góp hết sức quan trọng cho đề tài nghiên cứu của nhóm. Cuối
cùng, nhóm nghiên cứu xin cảm ơn các tác giả về các thuyết động lực học về mức
độ hài lòng trong công việc cũng như các báo cáo về thực trạng việc làm của sinh
viên sau khi ra trường của các trường đại học ở nước ngoài (chi tiết xem tại mục
Tham khảo).
Một lần nữa nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, anh/chị cựu
sinh viên IBD cũng như các đơn vị, cá nhân liên quan đã nhiệt tình cung cấp thông
tin để hoàn thành bài nghiên cứu của nhóm.
Trân trọng
Nhóm nghiên cứu.
Trang 2
Danh mục các từ viết tắt
IBD
ISME
International Bachelor Degree – Bằng cử nhân Quốc tế (1)
International School of Management and Economics – Viện Đào
NEU
tạo Quốc tế
National Economics University – Trường Đại học Kinh tế Quốc
IBD@NEU
dân
Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc
SV
dân
Sinh viên
CSV
CTKTT
USD
VND
GDP
KN
QH
CV
DN
CSVC
TGLV
DDLV
CCHT
VHCT
Cựu sinh viên
Chương trình không truyền thống
United States Dollar – Đô La Mỹ
Vietnam Dong – Việt Nam Đồng
Gross Domestic Product – Tống sản phẩm Quốc nội
Kinh nghiệm
Quan hệ
Công việc
Doanh nghiệp
Cơ sở vật chất
Thời gian làm việc
Địa điểm làm việc
Công cụ hỗ trợ
Văn hóa công ty
(1)
Thông thường IBD được hiểu là Chương trình cử nhân Quốc tế
Trang 3
MỤC LỤC
Trang 4
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Trang 5
DANH MỤC BẢNG
Trang 6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, các chương trình du học tại chỗ, liên kết, tiên tiến, chất lượng cao
(trong báo cáo sau đây sẽ quy ước là các chương trình không mang tính truyền
thống, hay chương trình không truyền thống (CTKTT)) đang trở nên phổ biến hơn,
hướng tới việc đào tạo ra một thế hệ sinh viên mới mang đầy đủ các năng lực và
phẩm chất cần thiết. Và trong giai đoạn này, xã hội đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về
‘đầu ra’ của các chương trình này.
Thêm vào đó, ngày này xã hội cũng đặt ra nhiều câu hỏi về định hướng giáo
dục bậc cao; đại học và sau đại học về việc ‘thành công’ và trong giáo dục bậc cao
có dẫn đến thành công trong công việc sau này. Năm 2012, sự kiện “Bộ trưởng
Giao thông vận tải Đinh La Thăng tìm việc cho thủ khoa thất nghiệp” cũng càng
làm xã hội băn khoăn về các yếu tố quyết định đến thành công cũng như mối liên
hệ giữa việc học đại học và việc làm sau này
Một lí do chủ quan khác, nhóm nghiên cứu hiện tại đang là sinh viên năm 3
– chương trình Cử nhân Quốc tế IBD@NEU, một chương trình điển hình ‘ngoài
truyền thống’ và mong muốn xác định về viễn cảnh việc làm sau khi ra trường.
Chính vì các lí do trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu mức
độ hài lòng trong công việc của sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại
Đại học Kinh tế Quốc Dân sau khi ra trường” nhằm trả lời được các nghi vấn
trên.
Trang 7
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích:
-
Giúp 03 đối tượng nghiên cứu:
o Chương trình IBD@NEU: có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện về thực
trạng việc làm của sinh viên sau khi ra trường, từ đó có được những
thay đổi, cập nhật phù hợp không chỉ chương trình học và các hoạt
động định hướng phù hợp về việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.
o Phụ huynh: nắm bắt được thực trạng về khả năng việc làm của con em
đang hoặc sẽ theo học chương trình (IBD@NEU).
o Sinh viên: có được cái nhìn đúng đắn về các khả năng tìm được việc
làm sau khi ra trường, học hỏi được các kỹ năng và phẩm chất cần
thiết cho công việc cũng như chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng
khi tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
-
Có được cái nhìn tổng quan về thực trạng việc làm và các dự định của sinh
viên Chương trình Cử nhân Quốc tế tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
sau khi ra trường.
-
Lí giải khái quát về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc
của các cựu sinh viên.
-
Kiểm chứng mối liên hệ giữa mức độ hài lòng trong công việc và kết quả
học tập cũng như hoạt động tại IBD.
Trang 8
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
-
Sự hài lòng của sinh viên chương trình Cử nhân Quốc tế đã tốt nghiệp:
Khóa 1 (2005 – 2009); Khóa 2 (2006 – 2010); Khóa 3 (2007 – 2011); Khóa 4
(2008 – 2012); Khóa 5 (2009 – 2013)
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung
-
Vị trí công việc của sinh viên hiện tại
o Thu nhập
o Môi trường làm việc
o Cơ hội phát triển
o Các yếu tố khác (đánh giá trong quá trình nghiên cứu thứ cấp)
o Mức độ hài lòng với công việc hiện tại
-
Thành tích sinh viên
o Hạng bằng
o Thành tích hoạt động xã hội và công tác sinh viên
o Các khóa học ngoài chương trình
-
Các yếu tố khác
o
Ảnh hưởng của gia đình đến lựa chọn công việc
o
Kiến thức, kỹ năng – vốn được coi là thế mạnh của chương trình đào
tạo tại IBD@NEU
Phạm vi không gian:
-
Sinh viên IBD từ khóa 1 đến khóa 5 Mùa thu (tốt nghiệp từ 2009 đến
11/2013)
Phạm vi thời gian:
-
Cơ sở lý thuyết: Các nghiên cứu liên quan đến hài lòng của nhân viên từ năm
1950 đến nay (thuyết hài lòng hiện đại)
-
Danh sách sinh viên và địa chỉ liên hệ (từ năm 2009 đến nay)
Trang 9
-
Số liệu thu thập trong quá trình điều tra (đến hết tháng 4 năm 2014)
Trang 10
4. Phương pháp nghiên cứu
Xác định đối tượng, mục tiêu nghiên cứu
Tìm kiếm dữ liệu thứ cấp
về mức độ hài lòng trong
công việc của sinh viên ra
trường
Cơ sở lý thuyết về mức độ hài lòng trong công việc
Tập hợp các yếu tố, xây dựng mô hình nghiên cứu
Lý luận về tính đặc thù của
chương trình đào tạo và
sinh viên IBD
Điều tra sơ bộ với nhóm
nhỏ cựu sinh viên IBD
Thiết kế bảng hỏi
Tiến hành điều tra, thu thập số liệu
Mã hóa số liệu, tập hợp và biểu diễn số liệu (SPSS)
Diễn giải và kết luận về sự hài lòng
Giải thích kết quả
Các giải pháp đề
xuất
Hình 1-Quy trình nghiên cứu về độ hài lòng trong công việc (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Trang 11
5. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn
Tài liệu
Công cụ tìm kiếm
Đánh giá mức độ tin
cậy
Các trường Đại học
của Hoa Kỳ, Anh và
Úc
Báo cáo thực trạng
sinh viên ra trường
Internet
Cao
Tổ chức tâm lí và
phát triển con người
Mô hình về sự hài
lòng của nhân viên
Internet
Trung bình
Các học thuyết về sự
hài lòng
Các báo cáo so sánh
học thuyết và thực tế
Internet
Trung bình
Viện Đào tạo Quốc tế
Danh sách cựu sinh
viên
Tiếp cận trực tiếp
Cao
Bảng 1- Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp
Các báo cáo và nguồn tài liệu trên đều được thu thập dưới dạng file .pdf
(dạng file đọc) để hạn chế tối đa mức độ chỉnh sửa. Từ đó có thể đảm bảo các báo
cáo và nghiên cứu tìm được có mức độ tin cậy và chính xác cáo nhất.
Phương pháp thu thập dữ liệu
-
Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp điều tra tổng thể 325 sinh viên đã
tốt nghiệp từ khóa 1 đến khóa 5 sinh viên IBD
-
Phương pháp thu thập
Thu thập trực tuyến bằng bảng hỏi qua email
Thu thập bằng phỏng vấn qua điện thoại
Trang 12
6.
Kết cấu báo cáo
Đề tài nghiên cứu của nhóm nghiên cứu sẽ được trình bày như sau:
i
Mở đầu:
a
Lời cảm ơn
b
Giới thiệu tổng quan
i Lí do chọn đề tài
ii Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
iii Phạm vi nghiên cứu
iv Phương pháp nghiên cứu
v Phương pháp thu thập số liệu
ii
Nội dung báo cáo
a
Cơ sở lý thuyết về độ hài lòng của sinh viên sau khi ra trường
b
Cách thức xử lí số liệu, lượng hóa mức độ hài lòng của sinh viên
c
Báo cáo kết quả về độ hài lòng của sinh viên sau khi ra trường
d
Mô hình tương quan giữa hai yếu tố công việc hiện tại và thành tích
đại học
iii
Kết luận
iv
Giải pháp và đề xuất nâng cao mức độ hài lòng
v
Tài liệu tham khảo
vi
Phụ lục
Trang 13
BÁO CÁO NỘI DUNG
PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC
Để hiểu rõ về thực trạng công việc của sinh viên IBD sau khi tốt nghiệp, xác
định được các yếu tố mà nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra, trước hết nhóm
nghiên cứu cần đọc và chọn lọc ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến mức độ
hài lòng của sinh viên sau khi ra trường. Từ đó, làm cơ sở xây dựng được mô hình
hoàn chỉnh thực hiện nghiên cứu và kết luận.
1) Phân biệt sự khác nhau giữa “Động lực làm việc” và “Hài lòng trong công
việc”
Đây là hai yếu tố dễ gây hiểu nhầm do có rất nhiều yếu tố trùng lặp ví dụ
như lương, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc. Trong quá trình rà soát các báo
cáo trước đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm
này là một điều rất quan trọng.
Trong nhiều trường hợp, các yếu tố về động lực làm việc và hài lòng trong
công việc có nhiều điểm tương đồng và được nhiều người lầm tưởng là hai khái
niệm tương đương. Song, theo Hersey và Blanchard (1988), động lực và sự hài
lòng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau khi so sánh theo giá trị nhận được và
thang đo hiệu quả công việc. Hai tác giả này chỉ ra rằng động lực chịu ảnh hưởng
nặng nề của việc nhận thức về giá trị nhận được sẽ tăng lên khi hiệu quả công việc
tăng lên, và từ đó ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của người làm việc về giá trị
nhận được. Nói cách khác, động lực là kết quả của “sự hài lòng trong tương lai”
mà con người nghĩ tới, trong khi đó hài lòng lại là kết quả của những gì mà con
người ta đã đạt được, (Carr, 2005). Huselid (1995) cũng nhận định rằng nếu con
người không có động lực, công việc sẽ không đạt hiệu quả cao, song nếu con người
không hài lòng với công việc, họ sẽ bỏ việc (nói cách khác, nhân viên có động lực
thì sẽ hài lòng, nhân viên hài lòng chưa chắc đã có động lực). Các tác giả (Maidani,
Trang 14
1991; Tietjen & Myers, 1998; Robbins, 2001; Parsons & Broadbridge, 2006) cũng
đều ủng hộ quan điểm này.
Từ lập luận trên cùng với phân tích tình hình thất nghiệp của xã hội Việt
Nam tại 04 thành phố lớn (Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải
Phòng), tỉ lệ thất nghiệp ở mức 11,11% (Tổng cục thống kê, 2014), khả năng tìm
kiếm công việc đến thời điểm hiện tại vẫn là một bài toán nan giải và từ đó, nghiên
cứu này tập trung đánh giá vào mức độ hài lòng nhiều hơn là các yếu tố thúc đẩy.
Để xây dựng được mô hình này, nhóm nghiên cứu phát triển theo 03 hướng:
Một là tìm hiểu các nghiên cứu theo trình tự thời gian: học thuyết cổ điển và học
thuyết đương đại. Hai là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đặc biệt trong môi trường
làm việc tại Việt Nam cũng như tính đặc thù của sinh viên IBD. Ba là lí luận dựa
trên những đặc điểm của việc phỏng vấn sơ bộ nhóm sinh viên.
2) Các nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc
Các học thuyết cổ điển (trong thế kỉ 20)
Vào năm 1994, Lawler đã tổng hợp được 04 học thuyết về sự hài lòng trong
công việc:
Thuyết khuynh hướng: Crow and Hartmann (1995) chỉ ra rằng sự hài lòng
trong công việc là hệ quả của rất nhiều yếu tố trong đó đa số các yếu tố
không bị ảnh hưởng bởi người sử dụng lao động. Các tác giả cũng giải thích
thêm việc cải thiện môi trường làm việc cho những nhân viên đang có mức
độ hài lòng thấp là không thể. Staw và Ross (1985) cũng bổ sung rằng sự hài
lòng trong công việc bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, đây là một khía cạnh
của tính cách.
Lí thuyết này loại bỏ mối liên hệ biện chứng giữa sự hài lòng trong công
việc với các yêu tố môi trường. Học thuyết kết luận rằng chỉ có bản chất con
người là yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc, nói cách khác, sự
hài lòng trong công việc là vấn đề tâm lí của bản thân mỗi con người hơn là
tác động môi trường. Có một số cách thức hạn chế để kiểm chứng học thuyết
Trang 15
này là điều tra sâu các cặp sinh đôi của 5 khóa sinh viên IBD để kết luận
rằng đây có phải là lý thuyết đúng đắn.
Trong 324 sinh viên IBD đã tốt nghiệp, có 01 cặp sinh đôi tốt nghiệp khóa 5,
ngoài ra, 322 sinh viên còn lại là các cá thể độc lập, do vậy, để kiểm chứng
học thuyết này gần như là không thể.
Thuyết nhu cầu tương đối: Đây là học thuyết tổng hợp theo Schafer (1953)
cho rằng sự hài lòng trong công việc tỉ lệ theo mức độ hài lòng với các nhu
cầu của cuộc sống. Học thuyết chỉ ra rằng sự hài lòng của con người hoạt
động theo tỉ lệ làm-nhận. Mức độ hài lòng dựa trên nhu cầu của từng người
và những gì họ nhận được, nhận nhiều thì hài lòng nhiều. Học thuyết này
được củng cố vững chắc bởi tháp nhu cầu của Maslow (1943). Maslow chỉ
ra rằng nhu cầu con người là yếu tố chi phối cho sự hài lòng.
Nhìn chung, học thuyết này phù hợp với phần lớn dân số. Tuy nhiên, hoàn
cảnh gia đình của nhóm sinh viên IBD tương đối khác (phần lớn đến từ
nhóm thu nhập trung bình, trung bình – cao). Ví dụ, học phí cho 4 năm học
tại IBD không chuyển tiếp là 13.500 USD, tương đương với khoảng 3.375
USD một năm. Học phí này cao gần gấp đôi mức thu nhập GDP bình quân
đầu người của Việt Nam vào năm 2012 – 2013, ở mức 1.755USD (Tổng cục
thống kê, 2013). Nói cách khác, với mức thu nhập gia đình đủ để trang trải
mức học phí trên, các sinh viên đa phần được hài lòng các mức nhu cầu tối
thiểu. Cũng chính tác giả Maslow trong nghiên cứu của ông vào năm 1943
cũng chỉ ra rằng, hai nhóm yếu tố cơ bản; yếu tố sinh lý (psysiological) và
yếu tố an toàn (safety) là yếu tố ảnh hưởng lớn như một điều kiện cần của
nhu cầu con người. Kết hợp với học thuyết Hai nhân tố của Herzberg
(1959), một khi hai nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn, yếu tố về sự hài lòng
sẽ không còn tác động lớn mà thay vào đó là động lực để có một vị trí xã hội
hoặc phát triển bản thân ổn định hơn.
Trang 16
Thuyết thuận nghịch: Adams (1965) lí luận rằng sự hài lòng của con người,
đặc biệt là với nhân viên được đánh giá bởi nhận thức về sự công bằng.
Thuyết thuận: sự hài lòng của nhân viên được đánh giá bằng nhận thức về
kết quả của một người so sánh với việc người khác đánh giá kết quả của
người đó ra sao. Thuyết nghịch: sự không hài lòng của một người bị ảnh
hưởng bởi việc người khác đánh giá kết quả công việc của họ dưới mức họ
mong muốn. Sự chênh lệch này càng lớn thì sự không hài lòng càng lớn
(Porter, 1961). Hai học thuyết này gần tương đương với học thuyết khuynh
hướng và đánh giá chủ yếu vào nhận thức tương đối của con người. Điều
này sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi qua thời gian, nhận thức của con người thay đổi,
theo cả độ tuổi trưởng thành và độ tuổi gắn bó với công việc, do đó nhóm
nghiên cứu sẽ sử dụng học thuyết này như một sự lí giải đến yếu tố kém hài
lòng của sinh viên nhưng không coi đây là yếu tố quyết định trong mô hình
về sự hài lòng.
Thuyết Hai nhân tố: học thuyết Herzberg (1959 và 1966) về sự hài lòng
trong công việc được đặt ra bởi các yếu tố: giám sát, quan hệ trong công
việc, các yếu tố môi trường làm việc, lương, chính sách công việc, cơ hội
phát triển và mức đảm bảo trong công việc. Đây là nhóm các yếu tố mang
đến sự hài lòng.
Mặt khác, động lực được đánh giá bởi các yếu tố: công nhận, trách nhiệm,
thăng tiến, đạt được chỉ tiêu. Đây là các nhóm yếu tố mà nhóm nghiên cứu
sẽ không đi sâu vào tìm hiểu.
Vào thời điểm Herzberg kiểm nghiệm nghiên cứu và xây dựng học thuyết
của mình, ông đã phỏng vấn 203 kĩ sư và kế toán tại Pittsburgh, bởi kỹ sư và
kế toán viên là nhóm ngành đang nổi và xã hội đang rất cần nhiều, do đó
tính cạnh tranh rất cao. Đối với nhóm sinh viên IBD đã tốt nghiệp, chủ yếu
trong các nhóm ngành liên quan đến quản trị kinh doanh, theo đánh giá của
Trung tâm tìm kiếm nhân lực và giới thiệu việc làm, nhóm sinh viên tốt
nghiệp các nhóm ngành Quản trị kinh doanh đang ở mức dư thừa 11,69%
(2013). Điều này cho thấy yếu tố mức đảm bảo công việc khi điều tra mô
Trang 17
hình của Herzberg và nhóm sinh viên IBD đã ra trường sẽ có một khoảng
cách lớn.
Thêm vào đó, Việt Nam là một trong số ít nước có thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước và tổ chức Nhà nước
đang chiếm vai trò chủ đạo. Quản lí trong môi trường làm việc tại Việt Nam
có ít sự tương tác giữa các cấp so với các nước Châu Á khác (Zhu, Y.,
Warner, M. and Rowley, C, 2007) và do đó, các yếu tố liên quan đến quan
hệ xã hội hoặc chính sách cần đặc biệt coi trọng.
Dựa theo học thuyết trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn ra các nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên IBD khi làm việc bao gồm:
Lương, chính sách việc làm, môi trường làm việc, cơ hội phát triển và
mối quan hệ trong công việc.
Các học thuyết đương đại (từ năm 2000 đến nay)
Công việc gần ngành học
Vào năm 2005, Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ đã xây dựng hoàn chỉnh một
mô hình nhấn mạnh vào việc sự liên quan đến chuyên ngành học ảnh hưởng to lớn
đến sự hài lòng trong công việc theo 03 hướng: kỹ năng sử dụng, con người định
hướng sự nghiệp và con người định hướng lí tưởng trong mô hình sau
Trang 18
Các kỹ năng học
được tại trường
Đại học
Sinh viên định
hướng sự nghiệp
(Careerist)
Kỹ năng trong
hồ sơ xin việc
Công việc gần
với ngành học
Sự hài lòng
trong công việc
Kỹ năng trao đổi
với nhà sử dụng
lao động
Kỹ năng sử dụng
trong công việc
Sinh viên định
hướng lí tưởng
(Idealist)
Hình 2 Mô hình về sự hài lòng trong công việc (nguồn: hiệp hội tâm lí học Hoa Kì, 2010)
Mô hình này mang tính ứng dụng tương đối cao bởi vì nó không chỉ bao
quát khái niệm hài lòng trong quá ngắn hoặc một công việc cụ thể mà còn tính đến
quá trình phát triển lâu dài của sinh viên. Điều tra sơ bộ thông tin các khóa 1, 2 và
4 cho thấy số lượng sinh viên theo học các chương trình sau đại học của IBD khá
nhỏ (chiếm 1%), do đó nhóm nghiên cứu sẽ không đi sâu vào điều tra nhóm đối
tượng này
Hình 3- Tổng quan về việc làm qua các khóa (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Mô hình trên là mô hình cơ bản đánh giá sự quan trọng của vấn đề làm việc
gần chuyên ngành là một yếu tố tích cực tác động trực tiếp đến sự hài lòng trong
công việc. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu cũng quyết định đưa yếu tố công việc
Trang 19
gần ngành học vào trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong
công việc.
3) Lí giải về tính đặc thù của sinh viên IBD
Giả thiết về quyết định ngành học và quyết định công việc
Khác với các sinh viên trong chương trình truyền thống, sinh viên IBD phải
trải qua một chương trình đòi hỏi mức học phí gấp nhiều lần (xấp xỉ 13.500 USD –
xấp xỉ 9 lần bình quân đầu người GDP giai đoạn 2012 – 2013) và do đó, phần lớn
quyết định cuối cùng về việc lựa chọn chương trình học tại IBD phụ thuộc vào phụ
huynh – người trả học phí. Số lượng sinh viên tự đi làm và có khả năng tự trả được
học phí trên là số lương rất nhỏ. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thiết
rằng một bộ phận không nhỏ các quyết định học tập liên quan đến chuyên ngành
và thậm chí là công việc sau này phần lớn chịu ảnh hưởng của phụ huynh sinh
viên.
Về cách thức có được việc làm
Như đã đề cập ở trước, đa số các gia đình của sinh IBD thuộc nhóm thu
nhập trung bình khá. Và các gia đình với sức mạnh tài chính trên thường có xu
hướng có một mạng lưới quan hệ rộng (Geert Hofstede, 2010) – chỉ số cá nhân
(Individualism) của Việt Nam ở vào mức rất thấp 20/100 mô tả rằng phần lớn
người Việt Nam sinh sống nhờ vào quan hệ thân quen. Và nếu xét về nguồn tìm
kiếm công việc không thể phủ nhận rằng, quan hệ là một yếu tố chiếm phần lớn.
Là sinh viên, các mối quan hệ có thể chưa rộng và từ đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục
đặt ra giả thuyết về cách thức có được việc làm: thông qua mối quan hệ của phụ
huynh.
Hình 4- Chỉ số tương tác cá nhân (nguồn: Hofstede, 2010)
Từ giả thiết trên, nhóm nghiên cứu quyết định bổ sung 02 yếu tố vào mô
hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc
Trang 20
Tóm tắt lại những lí thuyết đã phát triển trong báo cáo này: Dựa theo các lí
thuyết cổ điển về sự hài lòng trong công việc, các yếu tố được lựa chọn là lương,
mối quan hệ trong công việc, môi trường làm việc, chính sách cơ quan và cơ hội
phát triển. Dựa vào học thuyết đương đại và giả thiết lập luận về đặc thù của sinh
viên IBD, nhóm nghiên cứu bổ sung 02 yếu tố là liên quan của công việc đến
ngành học và nguồn tìm kiếm việc làm.
Dưới đây là mô hình làm cơ sở cho nghiên cứu này
Lương
Mối quan hệ trong công việc
Môi trường làm việc
Cơ hội phát triển
Sự hài lòng trong công việc
Chính sách của tổ chức
Công việc gần ngành học
Cách thức có được công việc
Hình 5- Mô hình cơ sở nghiên cứu (nguồn: nhóm nghiên cứu, 2014)
Trang 21
4) Định nghĩa của các yếu tố
1) Diễn đàn Dân Kinh Tế (2014) đã định nghĩa về tiền lương chính là “giá cả
sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và
người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị
trường”
2) Theo định nghĩa trong từ điển Oxford Online (2014), thưởng được hiểu là
“một khoản tiền thêm vào tiền lương của một người như một phần thưởng cho hiệu
suất công việc tốt”.
3) Alison Doyle định nghĩa hoa hồng là một khoản tiền được trả cho một nhân
viên sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, thường bán một số tiền nhất định hàng hoá,
dịch vụ. Hoa hồng có thể được trả theo phần trăm của việc bán hoặc là một số tiền
bằng phẳng dựa trên khối lượng bán hàng (2014).
4) Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng của Viện Khoa học Lao Động và Xã hội đã nêu
định nghĩa về chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh (doanh
nghiệp) như sau: “Tiền lương trả cho người lao động phải tương xứng với sự đóng
góp của lao động (hay trả đúng giá trị sức lao động) tùy theo (hay phụ thuộc vào)
năng suất lao động của từng cá nhân (hay thành tích của từng cá nhân). Đây là vấn
đề có tính chất nguyên tắc, là chuẩn mực cao nhất của chính sách tiền lương trong
khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp)”. (Chính sách tiền lương: Thực trạng,
vấn đề và yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2011-2015)
5) Cơ sở vật chất: theo định nghĩa của nhóm nghiên cứu, cơ sở vật chất là đại
điểm, máy móc nhằm tạo nên tự thoải mái, tiện nghi cho người lao động. Ví dụ
như: điều hòa, thang máy, bàn ghế, quạt,v.v.
6) Công cụ hỗ trợ: khác với cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ là những vật dụng
cần thiết cho một hoạt động cụ thể. Ví dụ như: máy chiếu, máy tính, điện thoại,
fax, v.v..
Trang 22
7) Nghiên cứu của Geert Hofstede đã chỉ ra rằng sự khác biệt văn hóa giữa các
quốc gia được đặc biệt tìm thấy ở tầng sâu nhất, mức độ giá trị. Trong khi đó, khác
biệt văn hóa giữa các tổ chức được xác định chủ yếu ở mức độ thực tiễn - thực
hành nhiều hơn các giá trị hữu hình.
Văn hóa công ty có thể được định nghĩa là "các sự sắp xếp các yếu tố tâm lí
phân biệt các thành viên của một tổ chức từ những người khác."
8) Cơ hội đào tạo: Theo định nghĩa của nhóm nghiên cứu, cơ hội đào tạo là khả
năng người lao động được học hỏi, trau dồi những kiến thức mới nhằm phục vụ
cho công việc của họ sau này.
9) Cơ hội thăng tiến là khả năng được đề bạt lên một vị trí cao hơn với mức đãi
ngộ tốt hơn đi kèm với đó là trách nhiệm lớn hơn nếu hiệu quả công việc của người
lao động đạt được một mức đủ yêu cầu cho vị trí cao hơn đó.
10) Cơ hội tích lũy kinh nghiệm: Trải qua một quãng thời gian làm việc, người
lao động có cơ hội tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm cần thiết nhằm phục
vụ cho những công việc trong tương lai của họ.
11) Cơ hội mở rộng mối quan hệ là khả năng được tiếp xúc với những con
người mới, những đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới trong môi trường không chỉ
công việc mà còn là môi trường xã hội.
12) Bảo hiểm: Theo định nghĩa của từ điển Oxford, bảo hiểm là một sự sắp xếp
mà một công ty hoặc nhà nước cam kết cung cấp một đảm bảo về bồi thường thiệt
hại quy định, thiệt hại, bệnh tật hoặc tử vong trong trở lại để thanh toán phí bảo
hiểm quy định.
13) Hợp đồng: “Một thỏa thuận bằng văn bản hoặc nói miệng, đặc biệt là liên
quan đến một việc làm, bán hàng, hoặc người thuê nhà, và có sự ràng buộc bởi
pháp luật” (Từ điển Oxford, 2014).
Trang 23
14) Lương hưu: “Một thanh toán thường xuyên được thực hiện bởi nhà nước
để người dân hoặc cao tuổi nghỉ hưu chính thức và một số góa phụ và người
khuyết tật” (Từ điển Oxford, 2014)
PHẦN 2:
BÁO CÁO SỐ LIỆU THU THẬP
1) Báo cáo mẫu
Tổng quan số liệu thu thập
Theo như đã đề cập đến trong phần mở đầu của nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu chính của đề tài là các cựu sinh viên của Chương trình cử nhân quốc tế
IBD từ khóa 1 đến khóa 5. Trong phần này những yếu tố như giới tính, năm sinh,
thời gian tốt nghiệp, nơi tốt nghiệp, hạng bằng sẽ được báo cáo một cách khái quát
để có một cái nhìn tổng thể về nghiên cứu này.
a)
Theo khóa học
Qua khảo sát, tổng số đã có 325 phiếu hỏi được gửi online và đã có 92 kết
quả thu về sau đó (tính tổng số người trả lời lại theo email và cả số người nhóm
nghiên cứu đã gọi trực tiếp). 20% trong số kết quả trả là cựu sinh viên khóa 1, 12%
là cựu sinh viên khóa 2, 15% là cựu sinh viên khóa 3, 24% là cựu sinh viên khóa 4
và nhiều nhất là cựu sinh viên khóa 5 với tỉ lệ 29%. Sở dĩ tỉ lệ sinh viên ở khóa 5
trả lời lại đông nhất có lẽ do họ là những người mới tốt nghiệp từ chương trình,
hiểu rõ về chương trình nhất nên họ rất hứng thú để đóng góp cho nghiên cứu.
Hình 6- Tỉ lệ sinh viên các khóa trong nghiên cứu (nguồn: nhóm nghiên cứu,2014)
Khóa
Thực tế
Trang 24
Đã thu đc
1
2
3
4
5
Tổng số
76
35
54
57
103
325
15
11
13
22
26
87
Bảng 2- So sánh số lượng mẫu thu được với số lượng sinh viên đã ra trường(nguồn: nhóm
nghiên cứu,2014)
Quan sát bảng trên, có thể thấy số lượng mẫu thu được trong từng nhóm
mấu có tỉ lệ khá tương đồng với số lượng sinh viên đã ra trường trên thực tế. Do
những hạn chế về thời gian và nhân lực cũng như những ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan (như không thể liên lạc, mức độ hợp tác của sinh viên các khóa là khác
nhau, phiếu trả lời không hợp lệ) mà nhóm nghiên cứu đã không thể đảm bảo được
chính xác 100% tỉ lệ giữa các nhóm mẫu. Tuy vậy mức độ tương đồng với số mấu
đã thu thập là có thể chấp nhận được.
b)
Thời gian tốt nghiệp
Thời gian tốt nghiệp của các sinh viên cũng được phân bố cụ thể và khá
đồng đều qua các năm. Trong số 92 cựu sinh viên trả lời thì 17 người trong số đó
(tương đương 18,5% tổng số) là tốt nghiệp năm 2009, 3 cựu sinh viên tốt nghiệp
năm 2010 (tương đương 3,3% tổng số), 10 cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2011
(tương đương 10,9% tổng số), 15 cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2012 (tương đương
16,3% tổng số). Nhiều nhất trong số đó là cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2013 với
28 người chiếm 30,4% tổng số và còn lại là 7 cựu sinh viên tương đương 7,6%
tổng số. Những con số này tương đồng với việc những sinh viên khóa 5 là nhiều
nhất trả lời bảng hỏi nghiên cứu.
Valid
Số
lượng
Phần
trăm
2009
17
18,5
2010
3
3,3
2011
10
10,9
Trang 25