TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014
Tên công trình: SỰ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: KT03
HÀ NỘI, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2014
Tên công trình: SỰ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành khoa học: KT03
Họ và tên sinh viên (nhóm sinh viên):
Doãn Tâm Long
Nguyễn Văn Dũng Huy
Thẩm Thanh Xuân
Trần Viết Phú
Lớp, Khoa: Kinh Tế Học
đào tạo
Ngành học: Kinh Tế Học
Người hướng dẫn: TS Hoàng Yến
HÀ NỘI, 2014
Năm thứ: 3/4 số năm
Mục lục
Nội dung
Chương 1 : Giới thiệu..............................................................1
Chương 2 : Tổng quan lí thuyết..............................................3
Chương 3 : Việc làm và thu nhập NCT Việt nam................10
Chương 4 : Kết luận và khuyến nghị chính sách..................14
Tài liệu tham khảo...................................................................17
Chương 1:
Giới thiệu
1. Sự cần thiết của đề tài
Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu của xã hội. Tuổi thọ ngày
càng được nâng cao nhờ vào sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, y tế và
các chương trình hỗ trợ cho người cao tuổi. Dân số cao tuổi ( những người
trên 60 tuổi) đang tăng nhanh và chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu dân
số ở Việt nam. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ này sẽ đạt ngưỡng
10% vào năm 2017, đưa nước ta vào giai đoạn “già hóa” dân số. Quá trình già
hóa diễn ra ở nước ta cũng như các nước đang phát triển khác diễn ra nhanh
hơn nhiều những gì các nước phát triển đã trải qua. Không những có ít thời
gian hơn để điều chỉnh, nền kinh tế, cơ cấu chính sách, các chế độ BHXH của
nước ta vẫn còn yếu và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Già hóa là một quá trình liên tục, những người trong cơ cấu “dân số vàng”
hiện nay sẽ già đi và là một phần trong cơ cấu dân số già trong tương lai. Điều
này hàm ý một gánh nặng không nhỏ cho xã hội Việt nam. Thứ nhất, người
già được coi là nhóm dân số dễ bị tổn thương và cần sử dụng nhiều nguồn lực
chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, trợ cấp thu nhập. Thứ hai, tỉ lệ người già
hưởng các chế độ BHXH tăng cao trong khi lực lượng lao động lại thu hẹp
tương đối, điều này gây mất cân đối thu chi cho các quĩ BHXH. Thứ ba, người
già thường phụ thuộc vào trợ cấp của con cháu, xu hướng đang tăng lên của
“tỉ lệ phụ thuộc già” lại gây thêm gánh nặng cho những người đang trong độ
tuổi lao động.
Một trong những giải pháp mà các nước phát triển đã áp dụng là hỗ trợ người
già tham gia lực lượng lao động. Việc làm giúp NCT chủ động trong tài chính,
tăng cường thể chất và tinh thần. Tỉ lệ Người cao tuổi tham gia hoạt động
kinh tế ở nước ta hiện nay khá cao, tuy nhiên các chính sách hỗ trợ của nhà
nước là chưa đầy đủ.
1
Vấn đề việc làm cho người cao tuổi ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Nghiên
cứu này mong muốn góp một phần nhỏ trong việc cung cấp thông tin và phân
tích cần thiết cho các nhà quản lí trong việc xây dựng các chính sách và
chương trình thích hợp cũng như nâng cao nhận thức và sự hỗ trợ của toàn xã
hội.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu các khung lí thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường lao
động của Người cao tuổi, cụ thể hướng tới 2 vấn đề sau:
• Liệu các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người già tham gia lực lượng
lao động có làm giảm cơ hội gia nhập thị trường lao động của người trẻ
hay không ?
• Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định của Người cao tuổi về
việc tham gia / không tham gia lao động.
3. Cấu trúc đề tài
Đề tài bao gồm 4 chương. Sau chương 1 giới thiệu đề tài, chương 2 sẽ
nêu lên khung lí thuyết phục vụ cho nghiên cứu, chương 3 trình bày
thực trạng già hóa, việc làm và thu nhập của Người cao tuổi ở Việt
nam, , chương 4 đưa ra kết luận và một số khuyến nghị chính sách.
Chương 2: Tổng quan lí thuyết
1. Lý thuyết việc làm cố định
( Lump of labor fallacy )
Tuổi thọ con người ngày càng cao, áp lực của già hóa lên hệ thống BHXH,
quỹ lương hưu, hệ thống y tế ngày càng lớn. Các chính sách tăng sự tham gia
của người già vào thị trường lao động được coi là một giải pháp thích hợp
2
nhằm giảm thiểu những áp lực đó. Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng các
chính sách như vậy sẽ làm giảm đi cơ hội gia nhập thị trường lao động của
nhóm dân số trẻ. Luận điểm như vậy được gọi là thuyết việc làm cố định
( lump of labor).
Lý thuyết này khởi nguồn từ Henry Mayhew (1851), cho rằng giảm giờ làm
của công nhân sẽ làm giảm tình trạng thất nghiệp. Kể từ nghiên cứu của
David Schloss ( 1891) , các nhà kinh tế học gọi những lập luận như vậy là
ngụy biện ( fallacy).
Vào những năm 1970s, dựa vào lập luận này mà Pháp và Bỉ đã có những
chính sách giảm tuổi nghỉ hưu với hi vọng cung cấp nhiều việc làm hơn cho
người trẻ.
Thuyết việc làm cố định dựa trên giả định là số công việc trên thị trường là
giới hạn. Samuelson trong cuốn sách giáo khoa “Kinh tế học” nổi tiếng của
mình cho rằng :” Đúng hơn là nền kinh tế có thể điều chỉnh để tạo công ăn
việc làm cho bất cứ ai tham gia lao động. Trong dài hạn khi giá và mức lương
điều chỉnh theo công nghệ và sở thích, theo cung và cầu, thì việc làm sẽ về
với công nhân hoặc công nhân sẽ đến với việc làm”.
Mặc dù vấp phải sự hoài nghi của các nhà kinh tế, lí thuyết này vẫn thường
xuyên được sử dụng như một lập luận để phản đối các chính sách của chính
phủ về giảm giờ làm, giảm người nhập cư, tăng tuổi nghỉ hưu…
Phân tích số liệu thị trường lao động của Vương quốc Anh giai đoạn 19682005, James Banks, Richard Blundell ( 2008) đã chỉ ra sự vận động cùng
chiều của tỉ lệ tham gia lao động giữa người già và người trẻ. Sau khi kiểm
soát sự ảnh hưởng của chu kì kinh doanh đến sự tương quan giữa 2 biến, việc
làm của 2 nhóm tuổi này vẫn có sự tương quan dương với nhau. Nghiên cứu
cho thấy không có một chứng cớ nào khẳng định hiệu ứng lấn át trong dài hạn
giữa 2 nhóm.
3
Một chuỗi bài viết đã nghiên cứu về vấn đề này trên 12 quốc gia. Gruber và
Wise (2010) dựa trên phân tích của từng nước và giữa các nước đã kết luận
không thể khẳng định sự tham gia thị trường lao động của người cao tuổi làm
giảm cơ hội việc làm của nhóm dân số trẻ; chứng cứ còn cho thấy điều ngược
lại, tỉ lệ tham gia lao động của người già càng tăng tương ứng với tỉ lệ việc
làm người trẻ tăng.
Trong một bài viết trên tạp chí The Economist, Bottonwood (2012) đã đưa ra
các lập luận để phản bác Lí thuyết việc làm cố định : Thứ nhất, khi một người
tham gia vào thị trường lao động, họ được trả tiền lương cho công sức họ bỏ
ra. Số tiền đó lại được dùng để mua hàng hóa và dich vụ sản xuất bởi một ai
đó, người già hoặc người trẻ, người nhập cư hay người bản xứ. Điều đó đến
lượt nó lại tạo ra công ăn việc làm. Thứ 2, lượng việc làm không cố định mà
ngày càng đa dạng và phong phú. Đã có thời hầu hết chúng ta đều làm nông
nghiệp. Tiến bộ khoa học kĩ thuật đã tạo ra những nhu cầu và việc làm mà
trước đây chưa từng có, ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển
và chiếm tỉ trọng cao. Thứ 3, Trên thực tế, lao động không thay thế hoàn hảo
cho nhau, lao động trẻ không dễ dàng thay thế cho lao động cao tuổi.
2. Lý thuyết tân cổ điển về cung lao động
( Neoclassical theory of labor supply)
Đây là một trong những lí thuyết được sử dụng để phân tích hành vi tham gia
thị trường lao động. Lý thuyết này dựa trên mô hình một cá nhân tối đa hóa
lợi ích của mình trong việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ ( kí hiệu C ) và tiêu
thụ sự nghỉ ngơi ( kí hiệu L). Hàm lợi ích của cá nhân được thể hiện :
U = f ( C,L)
4
Hàm lợi ích U phụ thuộc vào số hàng hóa dịch vụ mà cá nhân tiêu dùng C
( đơn vị tính bằng vnđ là giá của hàng hóa và dịch vụ) và thời gian nghỉ ngơi
L ( đơn vị thời gian). Đơn vị tính U được giả định là đơn vị lợi ích.
Một thừa nhận hợp lý rằng, lợi ích cá nhân U tăng khi họ tiêu dùng nhiều
hàng hóa và dịch vụ ( C ) hơn hoặc khi họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn
( L).
Tập hợp các giá trị C và L : (C,L) đem lại cho cá nhân lợi ích bằng nhau được
gọi là Đường bàng quan.
Các đường bàng quan khác nhau thể hiện mức lợi ích U khác nhau, các đường
bàng quan dốc xuống dưới, lồi với gốc tọa độ và không cắt nhau, đường bàng
quan cao hơn thể hiện mức lợi ích cao hơn.
Đường bàng quan của các cá nhân có thể khác nhau, phụ thuộc vào sở thích
của họ: thích hàng hóa dịch vụ ( C) hơn hay thích sự nghỉ ngơi ( L) hơn :
5
Mặc dù mọi cá nhân đều thích nhiều hàng hóa và dịch vụ và nhiều thời gian
nghỉ ngơi hơn, nhưng trên thực tế ý muốn của họ bị ràng buộc bơi 2 yếu tố.
Thứ nhất là thời gian, mỗi cá nhân đều chỉ có một lượng thời gian nhất định,
kí hiệu T, thời gian này được phân bổ cho thời gian lao động để kiếm thu
nhập h và thời gian nghỉ ngơi L đã nhắc tới ở trên.
T=h+L
(1)
Thứ 2 là ngân sách để tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ. Bất cứ ai, ngay cả tỉ
phú Bill Gates cũng chỉ có một lượng ngân sách nhất định để chi tiêu. Ngân
sách này đến từ 2 nguồn. Thứ nhất là thu nhập từ lao động của cá nhân được
tính bằng thời gian lao động h nhân với mức lương một giờ w. Thứ hai là các
khoản thu nhập phi lao động V, là thu nhập không đến từ thời gian lao động
ví dụ như các khoản chuyển giao thu nhập, tiền lãi trong hoạt động đầu tư,
tiền trúng xổ số…
6
C = wh + V
(2)
( đẳng thức trên là ràng buộc về ngân sách thể hiện: chi tiêu cho hàng hóa
dich vụ C được tài trợ bởi 2 nguồn thu nhâp đến từ lao động wh và thu nhập
phi lao động V ).
Từ (1) và (2) ta có thể viết lại ràng buộc về ngân sách thành:
C = w(T-L) + V
hay
C = ( wT + V ) – wL.
Thể hiện đẳng thức này lên đồ thị ta có được Đường ràng buộc ngân sách của
cá nhân với độ dốc là (–w).
Đồ thị thể hiện thời gian nghỉ ngơi L trên trục hoành ( L chỉ giới hạn từ 0 đến T
), và hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ C trên trục tung ( C giới hạn từ V là khi cá
nhân không hề lao động và wT + V là khi cá nhân dùng hết quĩ thời gian T của
mình để lao động)
Dễ thấy sau khi có các ràng buộc ( thời gian và ngân sách ) cá nhân chỉ có thể
lựa chọn các tập hợp ( C, L ) nằm ở trên đường ngân sách và nằm bên trong
đường ngân sách.
Kết hợp đường Giới hạn ngân sách và các Đường bàng quan ta có được lựa
chọn tối ưu cho ( C, L) để có được lợi ích U cao nhất. Đó là điểm mà đường
bàng quan tiếp tuyến với đường ngân sách P
7
Tiếp theo, ta nhận thấy điểm E là điểm mà cá nhân dành hết quĩ thời gian T của
mình cho nghỉ ngơi ( L= T), hay có nghĩa là cá nhân không tham gia thị trường
lao động. Ở điểm E này, cá nhân chỉ có thu nhập phi lao động V, khi mà thu
nhập đến từ lao động wh = 0. Điểm E được gọi là endowment point (điểm nghỉ
ngơi ?).
Xét đường bàng quan U 0 đi qua điểm E, hay nói cách khác nếu cá nhân không
lao động thì lợi ích của họ khi đó là U 0. Giả sử ban đầu cá nhân không lao động
và tận hưởng lợi ích U 0.
Giả sử mức lương trên thị trường lao động là w low, khi đó cá nhân có đường
ngân sách GE. Ta nhận thấy mọi điểm trên GE đều có lợi ích nhỏ hơn U 0, cá
nhân khi đó sẽ tối đa hóa lợi ích bằng cách không tham gia lao động.
8
Khi mức lương cao whigh, cá nhân có đường ngân sách HE, các điểm trên đường
HE tương ứng với mức lợi ích lớn hơn U 0, trong đó điểm có lợi ích lớn nhất là
tiếp tuyến với đường bàng quan Y. Với động lực tối đa hóa U của mình, cá
nhân sẽ tham gia vào thị trường lao động với thời gian tương ứng với vị trí
điểm Y.
Như vậy, cá nhân sẽ không tham gia lao động khi lương thấp và lao động khi
lương cao, mức lương vừa đủ để cá nhân chuyển từ nghỉ ngơi sang làm việc
được gọi là wr mức lương kì vọng tối thiểu ( reservation wage). Hàm ý của mức
lương kì vọng tối thiểu w r là cá nhân sẽ làm việc khi mức lương trên thị trường
lao động lớn hơn hoặc bằng w r.
Dễ thấy wr là độ dốc tiếp tuyến của đường U 0 qua điểm E. Như vậy mức lương
kì vọng tối thiểu phụ thuộc vào T, V, và đường U 0.
Quyết đinh tham gia thị trường lao động của một cá nhân phụ thuộc vào T, V,
U0, và mức lương trên thị trường w.
Ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến tham gia thị trường lao động của người cao
tuổi thành 3 nhóm:
- Thị trường lao động: mức lương, điều kiện làm việc…
- Các nguồn thu nhập khác : lương hưu, trợ cấp từ con cái, tiền tiết kiệm…
- Yếu tố cá nhân : sức khỏe, tuổi tác, giáo dục…
Chương 3: Lao động của Người cao tuổi ở Việt nam
Hoạt động lao động, nhu cầu lao động.
9
Nói tới hoạt động của người cao tuổi ở Việt Nam, trước hết là nói tới việc tạo
thu nhập, một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới việc người cao
tuổi ở đâu, độc lập hay hoàn toàn bị phụ thuộc vào gia đình, vào trợ cấp của xã
hội. Thu nhập của người cao tuổi có thể bắt nguồn từ 3 nguồn cơ bản sau đây:
- Từ lao động sản xuất hàng ngày của người cao tuổi;
- Tích lũy từ lao động của người cao tuổi lúc còn trẻ dưới dạng bảo hiểm
hưu trí, tiết kiệm hoặc vật chất khác;
- Từ nguồn trợ cấp của con cái hoặc trợ cấp của Nhà nước (cho các cụ
già cô đơn không nơi nương tựa).
Nhu cầu được làm việc, tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội phù hợp với
sức khỏe và điều kiện của từng người cao tuổi cũng là một yêu cầu của các vị
cao niên. Đến hết tuổi lao động thì hưởng chế độ nghỉ hưu song nhiều người
cao tuổi vẫn có nhu cầu làm việc để có thêm thu nhập, để được sống có ích,
ngoài việc tự mỗi người phấn đấu để có sự cống hiến, nhiều vị cao niên vẫn
muốn được gia đình và xã hội quan tâm giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi.
Một số cơ quan và Nhà nước đã và đang nghiên cứu để sử dụng chất xám, khả
năng của những vị cao niên, nhất là những vị vừa mới rời khỏi dây chuyền sản
xuất và công tác, vẫn còn trí tuệ, kinh nghiệm và sức khỏe nhằm phát huy một
cách phù hợp sự cống hiến của họ. Được làm việc, được cống hiến tạo ra niềm
vui cho cuộc sống, do đó có tác dụng làm cho trí não và thân thể khỏe mạnh.
Đây còn là một quyền của người cao tuổi mà nhiều quốc gia đang quan tâm.
Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi trong độ tuổi từ
60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số người trong độ tuổi
này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình. Họ phải lo cho cuộc
sống của chính họ và con cái. Trong tình hình lao động dưa thừa như hiện nay
và trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đều đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao
thì tìm kiếm được một việc làm thích hợp với người cao tuổi là cực kỳ khó
khăn, đặc biệt là ở thành thị.
Mong muốn có việc làm ở người cao tuổi hiện nay trước hết là do họ không có
nguồn thu nhập, hoặc có nhưng quá ít ỏi, không đủ sống. Muốn xem xét việc
10
làm, thu nhập và đời sống của người cao tuổi, cần đi sâu vào nghiên cứu ở từng
nhóm. Có thể chia làm 2 nhóm như sau:
a. Việc làm, thu nhập và đời sống của người cao tuổi ở nông thôn và
thành thị.
Qua một số cuộc điều tra khảo sát về việc làm của người cao tuổi ở nông thôn
có kết quả như sau:
- Nghỉ trông nom việc nhà, giữ cháu: 31%
- Làm việc thường xuyên như một lao động trong độ tuổi: 15%
- Làm việc khoảng 1/2 thời gian: 14%
- Làm việc một phần thời gian: 39%.
Người về hưu ở nông thôn có vai trò quyết định kinh tế gia đình lớn hơn người
về hưu ở thành thị (44% so với 28%). Người về hưu vẫn còn gánh nặng trong
việc chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già và con nhỏ. Bình quân một người về hưu
còn trực tiếp nuối 0,11 bố mẹ già và 0,76 con còn nhỏ. Gần 40% nam, 35% nữ
trong số người về hưu có đời sống vật chất khá hơn trước. Còn 27,52% nam và
16% nữ đời sống kém hơn so với trước khi về hưu. Riêng các tỉnh ở Nam Trung
Bộ (từ Đà Nẵng tới Ninh Thuận) có 40 - 50% số người về hưu cảm thấy đời
sống của họ khó khăn hơn trước. Đây là nhóm người lương thấp và không kiếm
được việc làm thêm.
Người ở nông thôn có đời sống dễ chịu hơn người về hưu ở thành thị. Nhóm
người về hưu trước đây là lực lượng vũ trang có thu nhập cao nhất và có cuộc
sống vật chất khá hơn cả.
Đa số người về hưu cảm thấy có cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi làm
việc, chỉ có 20% cảm thấy cuộc sống nghèo nàn hơn so với trước.
Đa số người về hưu làm kinh tế gia đình, có 17,65% đi làm thuê cho doanh
nghiệp tư nhân và có 6% làm chủ doanh nghiệp nhỏ. Lĩnh vực hoạt động chủ
yếu của người về hưu là: nông nghiệp 56%, dịch vụ và thương mại 38%, tiểu
chủ công nghiệp 6%.
Trong cơ cấu thu nhập thì trợ cấp hưu chiếm 70%, làm thêm: 16% các khoản
thu nhập khác: 14%.
11
Mặc dù những năm gần đây đời sống người về hưu có được cải thiện so với
trước nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tính chung cả nước có khoảng 20%
người về hưu có mức sống khá trở lên, 60% có mức sống trung bình và 20%
mức sống kém. Khó khăn lớn nhất của người về hưu là thu nhập thấp, sức khỏe
kém và gánh nặng gia đình rất lớn đối với họ.
Nguyện vọng của người về hưu là được tạo việc làm thêm.
b. Thu nhập, đời sống của người già cô đơn không nơi nương tựa.
Người già cô đơn không nơi nương tựa (gọi tắt là người già cô đơn), theo khái
niệm đang được sử dụng là người cao tuổi, hết một phần hay toàn bộ khả năng
lao động, không có nguồn thu nhập ổn định, không có nơi nương tựa như vợ,
chồng, con cái, người thân. Trong điều kiện hiện nay khái niệm này cần phải
được mở rộng hơn, người già cô đơn không nơi nương tựa là người cao tuổi,
mất một phần hoặc toàn bộ khả năng lao động, không có nguồn thu nhập ổn
định, không còn người thân như vợ, chồng, con cháu, chắt… hoặc còn người
thân nhưng vì các lý do khác nhau người thân không có khả năng chăm sóc
nuôi dưỡng, phải sống một mình hoặc dựa vào cộng đồng hoặc các tổ chức xã
hội từ thiện.
Người già cô đơn ở Việt Nam phân bố không đều, vùng đồng bằng sông Hồng
chiếm khoảng từ 0,21 - 0,23% dân số, các tỉnh miền núi phía Bắc 0.07 - 0.09 %,
khu IV cũ 0,32%, duyên Hải miền Trung 0,25%, đồng bằng sông Cửu Long
0,1%, Tây Nguyên 0,007%.
Có khoảng 70% người già cô đơn có hoạt động tạo thu nhập, những hoạt động
tạo thu nhập đó tập trung chủ yếu là làm nông nghiệp, dịch vụ, buôn bán vặt…
Ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động kinh tế, người già cô đơn còn có các khoản
thu nhập khác nhau như: người thân giúp, từ trợ giúp xã hội… Bình quân 1
tháng người già cô đơn thu nhập khoảng 100.000đ. Trong cơ cấu thu nhập: thu
từ người thân và cộng đồng giúp đỡ 25,84%, từ hoạt động kinh tế 23,6% và từ
trợ cấp xã hội 41,08%… Với thu nhập ít ỏi như vậy, người già cô đơn chi tiêu
rất eo hẹp: 1 tháng chi cho ăn hết 130.000 - 150.000 đồng, chi bình quân cho
mặc 1 tháng 10.000 đồng, chi cho khám chữa bệnh hết 22.000 đồng, chỉ còn
12
khoảng 36.000 đồng chi cho tất cả các nhu cầu khác. Do vậy rất nhiều nhu cầu
thiết yếu không có tiền để chi.
Những tổ chức thường xuyên giúp đỡ người già cô đơn là:
- Chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở (xã, phường), chiếm khoảng 50%.
- Bà con hàng xóm khoảng 38%.
- Các tổ chức xã hội khác khoảng 10%.
Những sự giúp đỡ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống người già cô
đơn bởi vì đa số trong số họ không tự lo liệu được cuộc sống (70%) và không
có người chăm sóc khi ốm đau.
Nguyện vọng lớn nhất của người già cô đơn là được xã hội và Nhà nước chăm
sóc đời sống vật chất và chữa bệnh, được sống cùng con cháu, họ hàng hoặc
được sống trong các cơ sở xã hội.
Đi sâu nghiên cứu, chúng ta thấy cả 2 nhóm người cao tuổi đều có nhu cầu làm
việc để tăng thêm thu nhập. Thu nhập của họ đều rất thấp, đời sống hiện tại rất
khó khăn. Khó khăn nhất là nhóm người già cô đơn không nơi nương tựa và
nhóm người cao tuổi ở cuộc sống nông thôn, sản xuất nông nghiệp. Nếu đánh
giá chung về đời sống của người cao tuổi hiện nay thì: số người có mức sống
khá trở lên có khoảng 15%, có mức sống trung bình khoảng 50%, có mức sống
thu nhập và rất thấp là 35%.
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị chính sách.
Để gia tăng lượng người cao tuổi vào lực lượng lao động, thì người cao tuổi cần
có mong muốn tham gia, tức là có cung cho thị trường lao động; còn chủ doanh
nghiệp cũng phải có mong muốn thuê họ, tức là có cầu lao động.
Những yếu tố có thể cản trở người cao tuổi tham gia vào thị trường lao động:
sức khỏe, sự đóng băng nền kinh tế, sự không hài lòng đối với công việc, chủ
lao động không thể và không muốn tạo cơ hội việc làm.
13
Người cao tuổi thường có xu hướng làm các công việc bán thời gian, ngoài lý
do họ muốn giảm bớt công việc khi đã về già thì còn một phần vì họ không thể
kiếm được các công việc toàn thời gian cố định, một phần là do tình trạng ốm
đau bệnh tật. Bởi vậy việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi cũng
rất quan trọng.
Ngành bán lẻ và dịch vụ cung cấp nhiều việc làm linh động nhất, tuy nhiên vấn
đề đặt ra là làm sao để các ngành nghề khác thu hút được lao động cao tuổi
Có sự khác nhau về việc lựa chọn có làm việc tiếp khi đã lớn tuổi hay không
giữa nam và nữ, bởi vậy cần có chính sách thúc đẩy thích hợp cho từng đối
tượng.
Để thúc đẩy người cao tuổi tham gia vào thị trường lao động, cần có sự kết hợp
hài hòa giữa chính phủ, nhà tuyển dụng, người lao động và công đoàn:
Chính phủ:
Có sự đánh giá lại các quy định về công việc linh động, bán thời gian. Có quyền
đề nghị các chủ doanh nghiệp cân nhắc đến sự thay đổi giờ làm việc hoặc mô
hình làm việc có thể bao quát hơn đến tất cả các công nhân, không chỉ đến
những lao động trẻ mà còn đến những người gần đến độ tuổi về hưu.
Đề xuất luật đối xử theo độ tuổi yêu cầu chủ lao động cân nhắc đến những đề
nghị làm việc sau tuổi 65.
Chính phủ nên tính đến việc hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo việc làm cho
những người trên 50 tuổi, những người thất nghiệp ít hơn 6 tháng. Bởi vì có
bằng chứng cho rằng những người cao tuổi mà thất nghiệp lâu hơn 6 tháng thì
sẽ rất khó để khiến họ quay trở lại thị trường lao động.
Các chiến dịch của chính phủ nên nhấn mạnh đến các thuận lợi cho chủ lao
động về sự cải thiện sức khỏe nơi làm việc và các chính sách cơ hội bình đẳng.
Cần thuyết phục nhà tuyển dụng tạo ra các cơ hội nghề nghiệp cho các nhóm
yếu thế, cung cấp các lợi ích sức khỏe cho nhận viên, cải thiện môi trường làm
việc, nâng cao sức khỏe công nhân viên.
Nhà tuyển dụng:
Có sự linh động về thời gian làm việc, mở rộng, cam kết các cơ hội việc làm
cho người cao tuổi.
14
Thiết kế lại việc làm cho phù hợp với lao động lớn tuổi.
Nhà tuyển dụng nên có những nỗ lực thay đổi về trợ cấp cũng như sức khỏe
nghề nhiệp đối với người cao tuổi, cần thúc đẩy sự cân bằng giữa việc làm và
cuộc sống, sức khỏe nghề nghiệp để bớt gánh nặng công việc và vẫn còn hấp
dẫn lao động lớn tuổi. Chủ lao động nên có những nỗ lực chăm sóc sức khỏe
nghề nghiệp, tính đến các vấn đề cá nhân xảy ra với lao động lớn tuổi.
Chủ lao động cần có chính sách quản lý công việc và hiệu suất làm việc phù
hợp, để cho nhà quản lý và chủ lao động có thể ứng phó chủ động, kịp thời các
trường hợp giảm ca hay nghỉ hưu sớm… Để thực thi các quy định rõ ràng theo
độ tuổi, doanh nghiệp cần thay đổi quan điểm đối xử tuổi tác, văn minh nơi
công sở
Cá nhân:
Cam kết tham gia vào thị trường lao động cao tuổi.
Cá nhân cần chắc chắn rằng họ biết được mức tiền lương tương lai và có được
thông tin còn thiếu hay không hiểu rõ từ Phòng việc làm và lương hưu hoặc chủ
doanh nghiệp. Họ cũng cần biết điều gì ảnh hưởng đến sự thay đổi mô hình làm
việc có thể có trong quyền lợi lương hưu sau này.
Cá nhân cũng cần cân nhắc vai trò của các công việc linh động, đặc biệt là công
việc bán thời gian có thể khiến họ có xu hướng lùi lại thời gian nghỉ hưu.
Cá nhân cũng nên chuẩn bị tính đến các cơ hội việc làm linh động về thời gian
mà không thuộc các lĩnh vực truyền thống của họ.
Cá nhân nếu có thể thì nên khuyến khích các chủ doanh nghiệp và công đoàn
để thảo luận và xây dựng các điều khoản về các nhu cầu của lao động lớn tuổi.
Công đoàn:
Công đoàn là 1 địa điểm đáng tin cậy, chỉ ra các lợi ích cũng như cạm bẫy của
những công việc linh động về thời gian cho người cao tuổi, đồng thời mở rộng
các công việc bán thời gian cho những nhóm lao động có chuyên môn.
Bên cạnh các giới hạn luật pháp và quyền lực của chủ lao động, công đoàn có
thể khuyến khích chủ doanh nghiệp đưa ra các cơ hội đào tạo nghề nghiệp còn
các lao động lớn tuổi tiếp cận, tham gia các cơ hội đó.
15
Công đoàn cũng có thể hợp tác với chủ lao động để thiết kế lại việc làm cho
thuận tiện, và chấp nhận sự thay đổi các tiêu chuẩn nghề nghiệp để phù hợp với
các vấn đề chăm sóc và sức khỏe cho lao động lớn tuổi.
Tài liệu tham khảo:
1. United Nations Population Fund, 2012, Ageing in the Twenty-First
Century: A Celebration and A Challenge , UNFPA
2. Giang Thanh Long, 2011, Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt nam,
Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, UNFPA
3. James P. Smith, Malay Majmundar, 2012, Aging in Asia, Finding from
new and emerging data initiatives, The national academy press.
4. Nguyễn Đình Cử, 2006, Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc trưng
người cao tuổi Việt nam, Tạp chí Gia đình và Trẻ em. Số 11, năm 2006.
5. Habtemariam Tesfaghiorghis, William Sermeno, 2004, Projections of the
number of age pensioners and expenditure: 2004-2021, Australian
Population Association.
16
6. Jonathan Gruber, David A. Wise, 2009, Social Security Programs And
Retirement Around The World: The Relationship To Youth Employment,
NBER .
7. Melika Ben Salem, Didier Blanchet, Antoine Bozio, Muriel Roger, 2010,
Labor Force Participation by the Elderly and Employment of the Young
The Case of France, University of Chicago Press.
8. By Alicia H. Munnell, April Yanyuan Wu, 2012, Are Aging Baby
Boomers Squeezing Young Workers Out Of Jobs?, Center for Retirement
Research, Boston College.
9. James Banks, Richard Blundell, Antoine Bozio and Carl Emmerson, 2008,
Releasing Jobs for the Young? Early Retirement and Youth
Unemployment in the United Kingdom, University College London.
10.Alain Jousten, M. Lefèbvre…, 2008, The Effects of Early Retirement on
Youth Unemployment: The Case of Belgium, International Monetary
Fund.
11.Buttonwood, 2012, Keep on trucking, Why the old should not make way
for the young, The Economist magazine.
12.Adriaan Kalwij, Frederic Vermeulen, 2005, Labour Force Participation
of the Elderly in Europe: The Importance of Being Healthy, IZA.
13.Long Thanh Giang, Wade Donald Pfau, 2009, A Gender Perspective on
Elderly Work in Vietnam, Munich Personal RePEc Archive.
14.Steven Haider, David Loughran, 2001, Elderly Labor Supply: Work or
Play?, RAND.
15. Lihua Pang, Alan de Brauw, Scott Rozelle, 2004, Working Until
Dropping: Employment Behavior of the Elderly in Rural China, ISEAS.
16.David Lam, Murray Leibbrandt, Vimal Ranchhod, 2005, Labor Force
Withdrawal of the Elderly in South Africa.
17.Siobhan Austen, Elisa Birch, 2005, The Determinants of Labour Force
Participation by Older Australian Women: A Literature Review, Women
in Social & Economic Research -Curtin University of Technology.
18.Neil Howe,Richard Jackson, 2006, Policies to Promote Labor Force
Participation of Older People, Center for Retirement Research, Boston
College.
19.Wendy Loretto ,Sarah Vickerstaff, Phil White, 2005, Older workers and
options for flexible work, Universities of Edinburgh and Kent.
17
20.Shinya Kajitani, 2004, The reemploynent system for the Japanese elderly
and the elderly working incentive, Osaka University.
WEBSITE:
1.
2.
3.
4.
( Bộ lao động & TBXH )
( Tổng cục dân số và KHH gia đình)
/>( Tổng cục thống kê)
/>( The national academies press)
18
1